Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
Quả đắng ngắt. - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Quả đắng ngắt.

     Tôi vừa bị một quả đắng ngắt. Đúng là: Chó dại có mùa, người dại quanh năm. Quả đắng như sau. Đầu bài là: (đừng quan tâm đến tính hợp lý của các số liệu, số liệu đưa ra chỉ nhằm mô tả sự kiện mà thôi) Có một công trình được hạ vào nền đất sâu dưới nước sâu 9 m. Tải trọng lên móng là 7000 tấn. Diện tích móng nông tròn là 100 m2. Đất bên dưới dầy vô tận, sau khi tính toán cứ cho là có: 5,14 Cu = 3 tấn/m2. Mô đun biến dạng khoảng 30 tấn/m2. Người ta cần kiểm tra khả năng chịu tải của nền đất và tính toán lún của nó. Tôi đã làm như "bình thường" nhưng người ta bẩu là sai và người ta vẫn thi công bình thường.
Có 111 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
thatgia Trong trường hợp này thì thầy không được bình thường như họ nghĩ thôi thế nên họ mới bảo thầy thế. Chắc họ nghĩ thầy là công cụ cho họ hợp lý hoá quá.
thatgia
thanhvu Không phải họ bảo tôi thế mà là tôi tự nhận thấy như thế.
thanhvu
Alegowasea
Thầy nghỉ chơi họ chứ ạ?
Alegowasea
Arthumters Sao lại nghỉ chơi khi họ đã đúng và tôi đã sai. Sau vụ này tôi học thêm được 1 chút. Nếu các bạn cũng muốn học cái bài học mà tôi đã học được này thì nhảy vào làm và phân tích cái bài toán này đi.
Arthumters
RaymondEr Có đẩy nổi, có kể đến OCR của cái dưới đáy -9m không nhỉ
RaymondEr
muadem116 Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx.
Luckyman
muadem116
Cái đè lên cái móng là cái gì thầy? Nó là móng đơn dính liền khối kết cấu nhưng chìm nghỉm đến 9m...
muadem116
puma12 43 Thế mới đáng nói, có lẽ móng cọc đài cao thì còn có giả thiết khác. Đây lại móng đơn.
puma12 43
MichaelKet Cái tải trọng đã tính đến đẩy nổi rồi. Để đơn giản cứ coi như đất là cố kết thường. Để đơn giản hơn nữa thì coi như tính lún theo công thức qua mô đun biến dạng E là hoàn toàn chính xác. Bỏ qua các chi tiết của Cơ học đất đi. Mấu chốt của vấn đề không nằm ở đó.
MichaelKet
Alegowasea Đúng là như vậy đấy.
Alegowasea
Robertol Chắc là móng cho cái phao tải trọng 7000 tấn chăng
Robertol
deptrainhatnha Là cái dàn khoan tự nâng. Nó có 3 cái chân móng nông.
deptrainhatnha
profilmuoinam15 Thế thì cái 7000 tấn này chắc không tác động vào móng Nếu có cái hình vẽ nào nữa đưa ra chi tiết hơn thì chắc sẽ dễ. Chi tiết bác dấu thế thì phân tích kiểu gì
profilmuoinam15
williamcuong Dàn khoan tự nâng thì nó tự điều chỉnh cân bằng được nên lún ko quan trọng chăng?
williamcuong
Robertbura Tải trọng này thực sự có tác động vào móng khi người ta hạ nó xuống. Nó đang được hạ ở Vũng tàu.
Robertbura
kukuca Chúng ta như những kiếm sỹ (mù) nghe gió kiếm là cũng biết là kiếm loại gì mà>! Cứ chém rồi nó sẽ lòi ra>!
kukuca
hoangphunhan Vậy thì nó lún cho nó lún đến khi nào hết lún thì thôi vì tự nâng mà> Cái thiết kế này hình như tôi có nghe qua>
hoangphunhan
ewrewrwewe
Nó kiểu này phải không bác? > >
ewrewrwewe
sukem13579 Em xung phong giải bài toán này bác chấm điểm cho tôi nhé. Nền đất có cường độ là R , mô đum biến dạng là E Căn cứ theo quy phạm Căn cứ theo sách giáo khoa Căn cứ theo người ta nói thế Căn cứ theo dòng màu đỏ phía trên ta có kết luận: đừng quan tâm đến tính hợp lý của cách giải, kết quả đưa ra, mà các con số tính toán chỉ nhằm mô tả ...cách tính mà thôi .
sukem13579
ewrewrwewe
Theo tôi được biết thì người ta đã hạ rồi và không có móng nông 100m2 nào đâu. Ba chân giàn được cắm trực tiếp vào đất sâu khoảng gần 10m, xuyên qua lớp đất yếu. Công thức tính sức chịu tải và độ lún của bác là đúng lý thuyết rồi. Tuy nhiên có thể đã thiên về an toàn khi không xét đến áp lực của 9m nước đóng vai trò giông giống như phụ tải hông. Tôi nghỉ tốt nhất quả này cứ dùng Geoslope hoặc Plaxis phân tích xem với tải trọng bao nhiêu thì nền đất bị trượt. Có khi SCT sẽ lớn hơn chứ không phải bằng 5.14Cu như sách dạy đâu.
ewrewrwewe
Alegowasea Các chân giàn này được coi là móng nông với diện tích là 167 m2. Khi tính toán tôi kiểm tra đã tính đến các kiểu tải hông rồi (kể cả tải hông của nước). Vấn đề ở đây nó lại là ở chỗ khác. Thế mới đau. . Dùng Geoslope và Plaxis để phân tích thì vẫn cứ toi bởi nó không phải là bài toán như dân kết cấu (kể cả dân ĐKT) vẫn nghĩ. Thế mới đắng nhưng mà rất hay vì học được thêm một cái mới Lần sau chúng nó sẽ chết với ông.
Alegowasea
RaymondEr
Hê hê, lâu lắc rùi mới thấy bác Ngọc công nhận là tôi ăn phải quả đắng nhỉ?!! Nói vui thôi bác đừng giận nhé. Để tôi xin thuyết minh tính toán xem ai tính và tính như thế nào mà hay vậy? Hôm trước tôi xuống xem hạ giàn này từ trên bãi xuống xà lan. Công nhận tụi tây nghĩ ra giải pháp trượt rất là hay mà đơn giản, hạ giàn nặng như vậy mà các cọc dưới đường trượt hầu như không phải chịu tải trọng ngang. Báo hại tôi trên đường từ SG xuống VT cứ ngồi lo cọc sẽ bị phá hoại.
RaymondEr
Alvarogime
Cái Quả đắng ngắt của Bác NGOC_IBST có phải là phần tải động ngang cho Offshore chăng ? Tôi gởi mail 2 TC (>2,3MB) và 3 TL (>2,5,6MB) vấn đề tương tợ đến Bác, (và bạn nguyenquocai). Nếu lạc đề, không đúng thì vất đi.> Còn xem thấy gần đúng chủ đề, thì cho biết trong topic nầy, để Ái up lên, các bạn khác cùng xem, tìm phương cách giải quyết lần tới. Có phải vì động nhiều quá (xem TL tiếng Đức), vì thế plaxis, geo, safe thiên về tĩnh không giãi quyết hòan hảo được ? PS: Gió, Sóng, Đất tất cả đều có thể bị động cho cã mô hình- cho nên có lối tính gần đúng như gió động của TCVN229-1999 .
Alvarogime
plantandzombi Có phải bác đã không thống nhất/nhầm lẫn với người ta về việc tính cho giai đoạn nào. 1. Giai đoạn thi công, hay 2. giai đoạn sau khi thi công (chịu tải trọng lâu dài). Thông tin bác đưa ra ít quá, nên giơ tay đủ mỏi mà chẳng biết chém vào đâu, cho dù một tý chút kiểu thầy bói xem voi. Em dự rằng thế này xem có đúng không nhé. 1. Họ có một kết cấu ABC đó, cần nhờ bác tính xem khi khai thác thì nó lún như thế nào, sức chịu tải của nền như thế nào. 2. Bác vận dụng đủ mọi chiêu thức để tính bằng số má. Kết quả là sai, bởi có lẽ bác đã bỏ quên giai đoạn thi công và tác dụng của việc thi công. 3. Ý tưởng (suy đoán mò) của tôi là: vì đất không thể lún mãi mãi, và trong trường hợp này thì chỉ có lún, chứ không có chuyện bị trồi mất ổn định, nên họ sẽ vẫn cho thi công theo triết lý như bác nguyencongoanh có nói: thích lún thì cho lún, lún đến chừng nào ổn định thì thôi. nghĩa là, việc hạ cái gì đó 7000T thực chất họ xem là một giai đoạn cả quá trình thi công, mà tác dụng của nó là làm chặt đất. (Có lẽ bác đã bỏ quên điều này). Công việc thực ra cực kỳ đơn giản: họ chỉ việc đo độ lún, tốc độ lún cho đến khi nó ngừng lún. Lấy các giá trị đo ở trạng thái cuối cùng (+ gần cuối cùng) để đánh giá sức chịu tải của nền đất, cũng như mô đun đàn hồi của đất, và từ đó có thể biết ngay được độ lún đàn hồi của nó khi khai thác là bao nhiêu. Vậy là, với cái việc đo kia cũng thay luôn cho việc khảo sát nền đất. Hơn nữa, nó lại phản ánh chính xác nhất trạng thái của nền đất sau khi thi công. Những số liệu về nền đất được cung cấp trước khi thi công, do vậy, đều chỉ có giá trị cho vui, và chắc chắn là dùng với số liệu này ít có ý nghĩa. Bác đau là bởi vô tình mắc mưu họ, đơn giản là họ không cần bất kể kết quả tính nào của bác, và họ cũng không cần nhìn kết quả tính của bác nhưng lại hoàn toàn có cơ sở để phán là sai.
plantandzombi
Williamon Bác tính đẩy nổi nhưng có tính dung trọng nước muối so với nước ngọt không? 2 thằng này khác nhau nhiều đấy.
Williamon
MichaelKl Cám ơn Bác UMY đã quan tâm. Cái anh dàn khoan này được tính toán kiểm tra nền đất nằm ngay sát bờ để lắp dựng nên vấn đề động ngang chưa được xét đến.
MichaelKl
casinomkw Nếu chú ý kỹ đến số liệu mà tôi đã nêu thì bạn sẽ thấy tải trọng lớn hơn 10 lần cái khả năng chịu tải của nền đất. Vì vậy việc xét đến trong nước có muối hay không thì cũng chẳng ăn thua gì. Ngay cả khi thay toàn bộ nước bằng đất cũng chẳng giải quyết được gì chứ chưa kể là nước có pha cái gì trong đó.
casinomkw
AlbertDOB Đừng vội suy luận theo hướng tiêu cực như vậy bạn. Không đến nỗi tệ thế đâu.
AlbertDOB
mtv_0201
Thông tin hầu như không có, sequence của biện pháp thi công cũng không có, nói chung thì chỉ chém bừa thôi. Nếu pót toàn bộ cái thông tin lên thì chắc tưởng vậy mà không phải vậy
mtv_0201
ArthurGip Thế mới đau. Ban đầu, mặc dù không đầy đủ thông tin cần thiết nhưng tôi đã nghĩ là tôi rất giỏi nên lao vào tính toán ngay theo cái kiểu lâu nay tôi vẫn tính và tôi nghĩ là nó phải đúng trong trường hợp này. Giá như tôi chịu khó nghĩ là tôi vẫn còn dốt thì sẽ từ từ tìm hiểu và sẽ không bị quả đắng.
ArthurGip
test0032
Có thể cái dàn là 7000 tấn nhưng toàn bộ tải cũng chẳng phải 3 cái móng đó chịu thì sao, nếu như người ta gắn mấy cái hộp trong đó rồi rút nước ra, chắc nó sẽ nổi lên chăng! Chứ về logic thì nhìn số liệu in và out như bác Ngọc đưa thì chả cần phải tính, kết luận luôn là nó sập!
test0032
MichaelKl Hì hì. Thế mới chết. Tôi cũng đã nghĩ như vậy. Thế mới hay. Tải trọng thật sự là hơn 7000 tấn tác dụng lên 1 móng đấy. Không cần phải lăn tăn gì về tải trọng nữa. Sắp tới chắc là sẽ có cái hội thảo nho nhỏ ở TP HCM về vấn đề này, các bạn đến tham gia nhé. Phương pháp tính lún ở đây rất đặc biệt. Khà khà.
MichaelKl
Philipboxy Bác làm cái quả hình luôn lên đây để bà con mở rộng tầm mắt cái
Philipboxy
dudung Hình về cái gì ??? Nếu là hình dàn khoan thì xem bài 18 đã nêu lên rồi đó.
dudung
viet toan 12 Suy luận logic đấy. Thực ra người ta chẳng gắn cái hộp nào cả, mà bản thân giàn khoan được thiết kế giỗng như cái tàu có thể tự nổi trên mặt nước. Do đó tải trọng truyền lên các chân giàn là không đáng kế. Tất nhiên đây chỉ là giai đoạn lắp dựng trong bến thôi. Khi giàn hoạt động thực sự ngoài khơi, thân giàn sẽ được nâng lên khỏi mặt nước, lúc đó chắc phải đóng cọc thép làm móng cẩn thận.
viet toan 12
lightzar Ngay trong giai đoạn lắp dựng trong bến, tải trọng thực sự tác dụng lên 1 móng là trên 7000 tấn đấy. Thế mới tởm.
lightzar
sukem13579 Chắc bọn nó tính nhầm thế nào ấy
sukem13579
Winmordbet Chúng nó tính không nhầm đâu. Đã bẩu là đừng có lăn tăn đến cái tải trọng rồi mà.
Winmordbet
trangyu lan Nhầm hay không thì phải xem bảng tính, biện pháp, concept chứ nó đưa mỗi số mà bác khẳng định là không nhầm thì tôi chịu. Tính tôi nó lạ cái (chắc do làm việc với ngoại bang nhiều nên nó thê), phải sờ, và nhìn thì mới cảm nhận được bác ạ Bác có đặt cái load cell để đo mà chứng minh rằng cái 7000 tấn nó tác động lên móng không mà bảo nó không nhầm Có khi nó có tình nhầm để tránh mấy chú Việt Nam bắt chước chứ gì
trangyu lan
hiepsitayto Bản chất vấn đề là bài toán sai thì không lấy được tiền tư vấn thiết kế được nên nó mới đắng Còn tôi nói sai mà tôi dùng cái sai của anh thì tôi chịu trách nhiệm chứ anh có chịu đâu mà trả tiền....cái sai của anh sẽ là cái đúng của tôi Không biết tôi hiểu vậy có đúng ý không Bác NGOC_IBST????
hiepsitayto
CharlesEn Tôi tính vo rồi, nó cũng khoảng như thế. Có thể là tải trọng cúa nó không chính xác nhưng cũng phải cỡ 6, 7 ngàn tấn chứ không thể là 1, 2 nghìn tấn được. Và như vậy thì vấn đề tải trọng không cần quan tâm đến nữa bởi bản chất của vấn đề ở đây se không tháy đổi khi tải trọng lớn hơn 2000 tấn.
CharlesEn
Alewohabee
em không biết gì về cái này nhưng cứ vào chém phát. vì nó tự nâng,đất nền không đủ khả năng chịu lực nên trong quá trình lắp,nâng thì móng lún xuống khi đó ta vừa nâng vừa nối dài 3 chân trụ(cái này bình thường nó nổi nên khi chưa kịp nối thì chỉ cần không nâng nữa là vẫn không sao cả)quá trình nối chân,nâng giàn lên được thực hiện liên tục đến khi theo quan sát thì giàn đã nâng lên trên mặt nước và lún xuống rất chậm.tiếp tục theo dõi và nối chân tiếp khi cần thiết.khi giàn ở trạng thái làm việc ổn định thì chắc chắn móng không còn là móng nông nữa mà trở thành móng sâu rồi
Alewohabee
Happyspringla2007 Cái chính là ở chỗ chúng nó đưa thông tin cho bác đúng để bác tính ra nó thành tầm 7000 tấn
Happyspringla2007
viet toan 12
chú Ngọc đã bảo là bản chất không thay đổi khi tải trọng >2000 tấn.như vậy là nó là 2000 hay 7000 tấn cũng vậy mà bác Oanh
viet toan 12
kukuca Thay đổi chứ bác, 7000 và 2000 khác nhau nhiều lắm
kukuca
Rolandpr Kết quả quan trắc lún thực tế cho thấy tải trọng của nó cũng cỡ khoảng 7000 tấn/móng.
Rolandpr
Marcunst Vậy thì 7000 tấn này đặt trên bùn thì thành ra sau này người ta xây nhà sẽ tiết kiệm nhiều lắm
Marcunst
mucangchai
Em nghĩ có lẽ liên quan đến lực đẩy Archimedes. Móng chỉ lún khi tải trọng lớn hơn lực đẩy. Và cũng liên quan đến hệ thống phao, sàn bên trên (bản chất của tải trọng???) ...có thể chứa nước? Cân bằng bớt tải trọng....
mucangchai
greent Ý này là hay đây. Sau này, khi nhổ cái dàn khoan này mang ra khoài khơi thì cái nền này có thể được xây nhà. Chắc lúc đó người ta sẽ xem xét đến cái ý này đấy. Bây giờ thì chưa.
greent
Happyspringla2007 Ý tôi là áp dụng cái tính toán theo kiểu móng nông ở đây cho khu vực đồng bằng sông cửu long cho cầu, đường, nhà cửa thì ta cứ làm móng nông tất hết có sao đâu thì khi đó sức chịu tải chỉ có 3 tấn mà đỡ được 70 tấn cơ mà Vụ này thì mấy thằng xử lý nền như tôi có mà tèo Mà đặc biệt là không có cơ hội cho bọn nó làm hút chân không giá đến 150$/m2
Happyspringla2007
hoangthienthu Ặc zô. Cái móng của cái dàn khoan này hình như nó có một cái mà các móng nhà thông thường không có đó là có bộ phận tự cân bằng. Thông tin vừa nhận được về lún theo thời gian của móng này là : Sau đặt tải 2 ngày: Độ lún đo được là 6 m. Sau 7 ngày là 8 m Hiện nay độ lún được coi là đã ổn định vì chỉ lún có khoảng .... 10 cm/ ngày. Hì hì. Khối thằng sợ vãi. Liệu còn định áp dụng vào các nhà cửa ở đồng bằng sông Cửu lóng nữa không ????
hoangthienthu
nguyentrungata Vậy thì chẳng có gì mà sợ cả, cứ làm cao lắm nó lún hết tầng 1, thì lại nâng tầng đi, miễn sao nó lún đều như cái dàn khoan kia mà nó không bị lật (chắc là cái bộ phận tự cân bằng, giống cái ngường ta dùng trong con đại bàng đồ chơi phải không bác). Vậy thì quả này nó lún tới 8m thì sức chịu tải của nền đã đạt yêu cầu, chắc đợi nó lún ổn định 2mm trong 15 ngày liên tiếp thì chắc là không có vấn đề gì rồi phải không, trừ khi là making số liệu. Mà cái bài toán này giống bài toán hạ cọc với lực ép không đổi, đến lúc nào đó thì cọc nó cũng phải dừng chuyển vị phải không bác nhẩy
nguyentrungata
Williamon Có cảm giác 3 móng đơn phía dưới 3 cái chân lún thì cứ lún, còn biện pháp của gói này chắc là lún đến đâu nối dài chân đến đó thì phải. Bên trên vẫn cứ nổi được.
Williamon
dolkihote Có chứ, bằng cách thiết kế một rô bốt "khủng long". Nó di chuyển đến đâu thì đất lún xuống đến đó, đến mức mà không thể lún được hơn nữa (trọng lượng của chân nó được thay đổi để phù hợp với trọng lượng mà công trình sẽ dự định xây trên cái vết chân đó. Tốc độ gia cố kiểu này có vẻ nhanh vì chỉ cần có mấy ngày mà độ lún đã tương đối ổn định. Việc lún nhiều sẽ cần phải bù lại vật liệu gì đó nhẹ lên trên hoặc để rỗng. Tất nhiên vật liệu bù lún này cũng được tính toán trong cái trọng lượng của bàn chân siêu voi kia.
dolkihote
noithatchangson Hình như hơi bị đúng!!!
noithatchangson
traiyo1
Bắt đầu thấy hay ho chưa ??? Nó khác hẳn với các quan niệm của dân Kết cấu tính toán và thiết kế lâu nay.
traiyo1
ngoduong89 Cái concept này đã được áp dụng ở thành phố HCM ơ đường Nguyễn Văn Linh. Còn đường này không được xử lý bất cứ thứ gì, cứ đắp lên, cho lún vô tư hàng năm cứ đắp bù thêm. hê hê Và dần dần thấy nó hình như cũng hết lún
ngoduong89
traiyo1 Quả này Kansai Air port của các chú Nhật cũng đang áp dụng, mà nó cũng đang áp dụng tại kho cảng thị vải (hình như IBST có tham gia đấy) hàng năm ra vặn con bù long để kích kết cấu lên đó bác
traiyo1
hoang tuan Phương án này dành cho nhà giàu, chơi không sợ mưa rơi. Đảm bảo là không có tổng mức đầu tư được nêu ra trong bước lập dự án của gói này.
hoang tuan
viet toan 12 Mẹ, giá gấp 10 lần bình thường thì chơi kiểu gì cũng không sợ Chứ mà bóc theo dự toán và định mức thì có mà phơi xương chứ đừng nói là móm
viet toan 12
nguyentrungata Làm cách này là tiết kiệm trước mắt nhất cho việc làm đường. Dưng mà các phương tiện đi lại sẽ hỏng nhanh hơn và thỉnh thoảng thì có tai nạn. Dưng mà cái thiệt hại này thì các cá nhân và xã hội chịu chứ chủ đầu tư không phải chịu. Vả lại làm cách này thì còn có việc đều đều duy tu đường hàng năm.
nguyentrungata
KennethOt Hình như vẫn thế thôi, chỉ có điều đôi khi chúng ta quên mất một cách thích nghi của tự nhiên. Cũng lại như bác có nói: chân lý thực ra là rất đơn giản. Nhớ có lần bác nói là đối với nền đất, một trong những trạng thái phá hoại có thể xem là khi độ lún vượt quá một ngưỡng nào đó. Nôm na là thế. Ngoài 2 trường hợp hay nói là lún và trượt, thì thêm khái niệm về phá hoại đất có vẻ như hơi bị thừa, Vì đất (sau khi phá hoại đi) kiểu gì cũng chỉ là đất mà thôi. Với nền đất mà đảm bảo được rằng không thể bị phá hoại kiểu trượt trồi khi nén sâu, thì chắc chắn rằng nén đến mức nào đó đất đủ chặt, thì tải trọng công trình dù có lớn hơn nhiều so với bình thường cái nền sau khi nén đó cũng chịu được. Tất nhiên là cái trọng đó phải tỷ lệ hợp lý với tiết diện (kiểu móng nông) được chọn để nén (bởi luôn có sự dịch chuyển đất theo phương ngang trong quá trình nó được làm chặt. Việc chọn kích thước tiết diện này ít nhất cũng để đảm bảo rằng cái thỏi đất được nén đó đảm bảo ổn định được trong cả vùng nền. Cái chiêu thức "thích thì chiều" này cũng hay quá đi chứ.
KennethOt
BarbaraEr
Đơn giản một điều là vật thể mất ổn định thì sẽ đạt trạng thái cân bằng mới Đây là bài học đầu tiên cơ bản của môn học gì nhỉ? hình như là môn cơ học lý thuyết thì phải
BarbaraEr
KennethOt
Hì hì. Thực ra thì tôi chẳng dính dáng trách nhiệm quái gì cái vụ này cả. Chẳng qua là thấy hay hay bịa ra và đưa lên để mọi người thảo luận từ đó, may ra làm thay đổi các quan niệm cứng nhắc mà lâu nay vốn đã được đào tạo. Đúng như tnlinh đã nói, cái việc dùng từ "phá hoại" chỉ là một khái niệm để gán cho hiện tượng vượt quá cái ngưỡng nào đấy tự đặt ra mà thôi chứ làm quái gì có cái "không phá hoại" để mà có cái "phá hoại". Dưới góc độ nào đấy thì tất cả đều được coi là phá hoại trong khi ở góc độ khác thì nó lại được coi là không phá hoại. Vậy mà cứ nghe nói thí nghiệm phá hoại là mọi người cứ run bắn cả lên đấy và cứ tưởng rằng sau phá hoại là mọi thứ đều vứt hết đi cả. Thực ra, với trường hợp này thì đúng là nền đã bị lún theo mô hình phá hoại cường độ theo dạng được gọi là phá hoại cắt xuyên, được tính toán theo cái 5,14 Cu. Sau khi phá hoại chán chê rồi thì nó sẽ chán không thèm lún nữa và tạo nên trạng thái cân bằng mới và lúc này nó lại là không phá hoại sau khi đã phá hoại. Cứ ngồi để ý xung quanh thì có vẻ mọi sự việc sự vật đều xảy ra như thế cả. Để nhìn thấy cái quá trình này thì cần ngồi yên và nhắm mắt lại chứ mở mắt ra là khó nhìn thấy lắm.
KennethOt
CharlesEn
Mới đọc món này xong, có vẻ như gọi tên 3 cái chân đế là MÓNG đâm ra hiểu nhầm về thiết kế kiểu nhà cửa, tức là cứ phải diễn bài toán bền bài toán lún,...Có lẽ mấy ông chủ chỉ cần 1 hệ đỡ đảm bảo cân bằng cho thứ phía trên là được, ko quan trọng nó lún bao nhiêu miễn là lún đều!
CharlesEn
noithatap Em cũng thắc mắc cái này khi thí nghiệm bàn nén hiện trường, định nghĩa thế nào về cường độ đất nền (hay trạng thái tới hạn của đất nền để xác định cường độ đất).
noithatap
trannguyen1602 Cái này thì có quy định trong tiêu chuẩn thí nghiệm bàn nén hiện trường. Theo quy định thì hình như nó cũng được coi là phá hoại tương tự như thí nghiệm nén cọc. Tức là quy định theo giá trị độ lún nào đấy. Thử tìm lại xem. tuy nhiên, cái này chỉ đúng cho móng có kích thước và độ sâu đúng bằng bàn nén hiện trường.
trannguyen1602
SpencerJalf
Đây là một số thông tin liên quan đến cái giàn khoan tự nâng này: http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-Do...ao/6966285.epi
SpencerJalf
fordthudo1
Với một cách nhìn khác, đây cũng không phải là quả đắng lắm.
fordthudo1
rtgreter vret ẻ
Nhìn xem Hình trong đấy, thấy 4 cô áo đỏ, 4 cậu áo trắng, một bác áo đen trông đẹp người quá. Không hiểu thấy vị đắng tại đâu ?>
rtgreter vret ẻ
tontai Giật tít câu bài ấy mà.
tontai
profilmuoibay17 Cái này chắc cũng dự tính lún trong giới hạn nào đó để khi bù lún thì tiền bù ít hơn tiền xử lý. Như vậy làm như thế này cũng coi như là phương án xử lý nền thứ 2 so với phương án truyền thống.
profilmuoibay17
duong tang Lúc trước có người bạn hỏi về nếu cọc chịu tải quá sức chịu tải của đất nền thì đất nền sẽ phá hoại và lún đến vô cùng hay sao? Theo cách hiểu của tôi khi đó cọc sẽ lún như khi đóng hay ép cọc, vùng đất dưới mủi cọc và xung quanh mủi cọc sẽ bị phá hoại và cọc lún sâu vào trong đất, lún đến một tầng đất chặt hơn khi đó cọc sẽ giảm lún dần và đi đến ổn định không lún nữa. Như vậy có thể hiểu độ lún của cọc và sức chịu tải của đất nền có quan hệ với nhau. Có thể chỉ dùng một chỉ tiêu độ lún không hay chỉ dùng một chỉ tiêu sức chịu tải của đất nền không thôi được không?? Quan hệ giữa 2 đại lượng này thế nào??
duong tang
opera Cái lực cơ học cũng như cả cái sức chịu tải đều được bịa ra để thuận tiện trong diễn giải và tính toán. Bản chất của tự nhiên trong các trường hợp này là chuyển vị và biến dạng mà thôi. Hoàn toàn có thể thiết kế và tính toán khống chế chỉ theo 1 điều kiện về biến dạng và độ lún mà không cần quan tâm đến sức chịu tải. Tuy nhiên, để có thể làm đwocj việc này thì cần phải thay đổi toàn bộ hệ thống lý thuyết hiện nay cái đã. Cái này thì PHỆT lắm.
opera
noithatap Quả đắng ở đây là vấn đề : 5 ông và 4 bà , chắc bác ngọc là người bị lẻ nên mới đắng
noithatap
muaxanh
Mặc dù sáng mai 6h phải dạy đến nhà gái ăn hỏi, nhưng tôi cũng cố vào bon chen tý. Trong công thức tính cường độ nền 5.14Cu, thì con số 5.14 được đặt ra để khống chế nền ko bị trượt, ko bị đẩy trồi, không bị xuyên. Nhưng khi người ta cho trượt, trồi hoặc xuyên thoải mái thì bài toán này lại trở thành: Móng đặt ở độ sâu h1 hãy xác định thời gian và độ sâu h2 của móng, để nền đất ổn định có cường độ 5.14Cu (Cu này lớn hơn Cu ở độ sâu h1)? Có phải vậy không các bác. Tiện thể tôi hỏi các bác câu "nền đất bị hóa lỏng" phải hiểu ra sao ạ?
muaxanh
KennethOt "nền đất bị hóa lỏng" phải hiểu là cái nền đang bình thường đột nhiên có thằng đến lắc lắc nó rồi thì ăn hỏi. Sau đó thì nền đất bị lắc dữ quá vào hôm cưới thì nền đất chảy ra như nước. Đấy chính là hiện tượng hóa lỏng của nền đất. Chỉ có cát là bị hóa lỏng thôi còn sét thì không, đặc biệt là bùn thì không hóa lỏng được nữa vì nó đã lỏng trước đó mất rồi.
KennethOt
arthomeviet Cháu k phải dân địa chất nên cháu nghĩ cái chữ màu đỏ đúng là "quá đắng" chứ k phải "quả đắng" đâu ạ.
arthomeviet
nguoixau ừ đúng. Đọc hết từ đầu đến đít của cái topic này đi.
nguoixau
Edwandhext Dạ, trước khi commen 1 topic nào đó cháu đều đọc hết ạ. Ý cháu nói là người ta bẩu cụ sai mà người ta vẫn làm thì nó đắng ngắt ấy.
Edwandhext
delta deus Tôi bịa ra để có chuyện mà chém ấy mà. Tìm đọc bài số 64 nhé.
delta deus
controlledpills xem bài #78 Nhìn cái ảnh Avatar thấy "bé nguoilamduong", vừa có duyên, trông nhìn sáng suốt. Đến câu trả #78 được thầy NGOC_IBST cho điễm đúng. Khen: Anh "bé nguoilamduong" thông minh thật đấy. , Thú thật tôi không hiểu gì cả ! Nên Phải khen bạn nầy nhiều nhiều, để mong được nhiều người lầm tưởng là tôi cũng thông minh như vậy mà !!!
controlledpills
Enriquecem Bác khen thế làm tôi thấy xấu hổ quá (kiểu khen "...ểu" ấy mà). Dẫu sao cũng cảm ơn bác đã chỉ bảo.
Enriquecem
kukuca Cái này tôi đã Chém ở trên rồi, ngay đầu tiên. Cái này nó giống cái bộ Jack Up bọn tôi chế để đi khoan biển(nói ngược lại mới đúng chế Jack Up theo cái mô hình này). Mỗi chân có một thiết bị nâng hạ bằng Thuỷ Lực. Nếu ở dưới nước thì hạ chân xuống rồi ép xuống sau đó điều chỉnh cân bằng nhờ thiết bị thuỷ lực ở các chân. Với bọn tôi lún của cái này không đáng lo ngại mà lo nhất là Sóng và Gió đặc biệt là mấy anh Bão trên sông, trên biển. Còn cái của Bác Ngọc nếu lắp ráp trên bờ thì phức tạp hơn nhiều. Tôi chưa làm phát nào trên bờ cả. Mấy cái đồ này đắt tiền lém! Cái mèng mèng có cũng vài Chục ngàn đô, cái lớn lên để cả mấy trăm ngàn. Còn mấy cái giàn cho anh giầu khí thí chẳng dám bàn.
kukuca
Vimcentcow
- tôi thấy bác ngọc chẳng có gì gọi la quả đắng cả, mà thực ra là bác chưa biết mục đích tính của cái móng này, cái này phải trách chủ đầu tư và những đơn vị có liên quan, họ phải có trách nhiệm giải thích cho bác biết. - công thức tính sức chịu tải thì tôi ko bàn đến ở đây, vì tôi nghĩ chắc chắn bác ngọc tính "đúng", tuy nhiên có thể bác đã sai hoặc không hiểu rõ về mục đích tính. - Đúng như anh Hùng đã nói, cái này là "Jackup", thường dùng để làm các giàn khoan dầu tạm thời (thăm dò) ko phải là dàn khoan khai thác, thường chỉ có những nhà thầu xây dựng lớn trên biển (offshore contractor) mới sở hữu nó như Nissconi (Nhật bản), Saipem(Pháp) hay Subsea7(Anh) v..v điều này dễ hiểu khi ở việt nam chưa phổ biến. -Nguyên tắc hoạt động của nó là: sau khi biết tải trọng cần thiết tác dụng lên mỗi chân móng (jackup legs) thường là 3, thì các chân này sẽ đượng một hệ thống thủy lực ấn vào đất nền với lực >= tải trọng tính toán (preload) quá trình này được gọi la quá trình ổn định hệ thống (jackup installation). Cần phải nói thêm rằng ở đầu mũi cua các chân (legs) jackup la một kết cấu dạng đĩa đường kính từ 15-30m chính vì vậy khi ấn các đĩa này vao nền đất thì sức kháng của nền sẽ thường được dùng như cách tính móng nông (tất nhiên tính thế nào và theo tiêu chuẩn nào thì tùy thuộc vào nhà thầu đòi hỏi, thường la SNAME của mĩ hay ISO của châu âu). Cái tính này đối với bác ngọc, hay các bác trên diễn đàn kết cấu tôi thì dễ ợt . không bàn. - Vậy mục đính tính là gì, cái này quan trọng, chính vì cái này mà có thể bác Ngọc đã tự cho tôi là nhận quả đắng . Theo một số dự án tôi làm cho các "offshore contractor" thi họ yêu cầu tính bởi vì: + Khi ấn các chân cua Jackup vào đất nền, thì đương nhiên với điều kiện địa chất địa chất bề mặt sẽ không đủ chịu một tải trọng lớn như vậy. Chân jackup sẽ cắm sâu vào vào nền đất (gây lún) tuy nhiên cái họ quan tâm ko phải là cái lún này mà là lún bao nhiêu thì hệ thống trở nên ổn định và không lún nữa (thường thì <10m). Như các bác biết sức chịu tải sẽ tăng theo chiều sâu, nên đến một độ sâu nhất định nào đấy, hệ thống sẽ không lún nữa và hệ thống sẽ ổn định dưới lực tác dụng trước (preloading).(chú ý la khi hệ thống ổn định dưới preload thì nó được thừa nhận là ổn định cho quá trình làm việc sau này khi mà tải tác dụng có giá trị < preload) + do quá trinh ân chân jackup vào nền đất đòi hỏi lực tác dụng lớn, nên cái nhà thầu quan tâm là có xảy ra sự cố khi ấn chân jackup vao nền đất không? để trả lời điều này, đòi hỏi dự báo: --- Với lực ấn cho trước thì với đọ lún bằng bao nhiêu thì hệ thống trở nên ổn định? --- Trong quá trình ấn (preload) có khi nào xảy ra đâm xuyên (punch though) hay (Squeezing - cái này tôi chịu không biết tiếng việt tôi gòi la gì ) gây mất cân bằng hệ thống hay không? và từ đó đưa cho nhà thầu những chỉ dẫn cần thiết thậm chí có thể bảo họ thay đổi lực ấn (preload) Kết luận: Vậy để tính cái thằng Jackup nay chúng ta cần tính biến thiên sức chịu tải đất nền theo chiều sâu và so sánh nó voi lực Preloading la ok Thận
Vimcentcow
deptrainhatnha
CathieA chuyên gia về mấy cái vụ Jack Up nhỉ? Thỉnh thoảng có tài liệu gì hay ho về cái đó thì cho tôi với nhé.
deptrainhatnha
delta deus Câu này là câu đắt. Giống như đường ảnh hưởng của tải trọng.
delta deus
inetryconydot Cái này không phải là preloading mà là sức chịu tải tăng theo chiều sâu thôi
inetryconydot
thanhthuonghm yes, tôi xin đính chính là: đúng ra thì phải là sức chịu tải theo chiều sâu x kích thước móng để ra phản lực móng theo chiều sâu và sau đấy mới so sánh nó với preloading
thanhthuonghm
EfrainKl Có lẽ các bạn dùng từ Preloading. Còn ý bác Oanh gần giống như "gia tải trước".
EfrainKl
nguoixau ơ đúng đúng, là gia tải trước. hic hic, trình độ tiếng việt của tôi tệ quá, lức nãy tôi nghĩ mãi không ra la từ gì nên mới phải giải thích loàng ngoàng thế. >, thanks
nguoixau
Vincentpype Cái này không gọi là gia tải trước cụ ạ
Vincentpype
dutrieu Bác đang ở mô? Ở bởn à? Đi ngoài ra nước sinh tố mô đó bác?
dutrieu
Williamon ơ thế cho tôi hỏi thế tiếng việt tôi nó gọi là gì hở bác > Tiện thể cho tôi hỏi luôn, "squeezing" với lại "punch through" thì tiếng việt gọi là gì ạ?
Williamon
JacimtoCogy Có lẽ trong cái jack-up này thì gọi là tải trọng ban đầu hợp lý hơn
JacimtoCogy
RaymondEr Chắc bạn không dùng tiếng Việt lâu nên quên thì tôi cũng chưa bàn, nhưng trường hợp này của bạn chẳng ai gọi nó là preloading cả. Preloading tức là gia tải trước, tức chất tải rồi mang cục tải ra, và để kết cấu vào. Còn trường hợp này thì hình như không phải vậy. Squeezing thường được dùng để thể hiện sự áp nước ra khỏi nền (cái này người ta còn gọi nó là consolidation, hay cố kết) còn cái punch through theo tôi nghĩ nó là xuyên qua thôi, chẳng khác nào penetration cả>
RaymondEr
MattieHek Oạch, tôi đang hỏi bác từ chuyên môn tiếng việt là gì cơ, haizzz Gửi các bác nhất la bác hùng tài liệu về Jack up nhé, xem bọn nó có gọi la "preload" hay ko thì mọi người cứ coi tài liệu nhé. Chúc cả nhà vui vẻ và quyết thắng
MattieHek
terrydoa Hê hê, bạn xem kỹ lại đi. Mặc dù nó gọi là preload nhưng chẳng có ý nghĩa gì là preload cả> Chắc có lẽ thằng này có ý nghĩa là chất tải thử thì đúng hơn>
terrydoa
profil7 bác à thằng này nó lam thật đấy không thử đâu ạ. Sức chịu tại 7k tons thi nó cứ tàm 7k5 nó phang thôi ạ, khiếp lắm >
profil7
hiepsitayto Cám ơn bạn CathieA. Tài liệu này hay quá. Chú mày đang ở Pháp à. Bên ấy bắt đầu lạnh chưa ??? Cái từ Preload thì nó có thể áp dụng cho nhiều việc lắm, miễn là cứ ấn một cái gì đó trước khi làm một cái gì đó thì đều có thể gọi là Preload. Với các lĩnh vực khác nhau thì nó sẽ có những cách hiểu khác nhau mà không thể lấy cách hiểu của lĩnh vực này áp đặt cho cách hiểu của lĩnh vực khác được. Vì vậy, cái từ preload ở đây có thể dịch là "ấn xuống trước" cho nó khác với cách hiểu gia tải trước mà lâu nay vẫn dùng cũng được.
hiepsitayto
duancuacuon Cái này dân việt nam thường gọi là thử tải trước khi đưa vào sử dụng đó
duancuacuon
quyetthang122
http://www.youtube.com/watch?v=8MdWD...eature=related Video về quá trình thi công dàn khoan sử dụng kiểu nâng dàn đến khi chán thì thôi: jack-up rig.
quyetthang122
Rolandpr bác lại mò IP của tôi đúng không , vâng tôi đang o bển, công ty độ này ít việc nên tôi lò dò lượn lò chơi, thấy bác hỏi về đúng cái ngày trước tôi tính cho bọn Subsea7 nên mới reg nick để trả lời bác, thỉnh thoảng đọc bài của bác thấy bác nhiệt tình nên cũng muốn đóng góp chút it cho vui thôi. từ giờ có nick rồi thỉnh thoảng có gì anh tôi tôi trao đổi, nhiểu khi đọc nhiều bài thấy ngứa miệng nhưng ko có nick nên lại thôi. Chúc bác vui vẻ
Rolandpr
Robertbura
Thầy Ngọc mà cho cái tên ngay từ đầu thì mất vui nhỉ cám ơn thầy.
Robertbura
MichaelKl Nhạc hay nhỉ.
MichaelKl
Roberter Ô, có nhạc à thầy, tôi đang ở công ty. Lát về bật
Roberter
profilmuoibay17 Có người trồng quả đắng vào đất tốt, mọc lên cây có trái ngọt hay thật. Theo kinh nghiệm bản thân, ai như anh CathieA có thích học lại tiếng Việt cho nhuyễn, thì vào Dđ tham gia thường xuyên hơn. Nhớ cho Tài Liệu nhiều thêm... hay lắm.> Bảo đảm không những từ ngữ kỹ thuật chuyên môn giỏi mà cã những danh từ mới dùng để chém gió của các bạn trẻ cũng thấu đáo luôn.
profilmuoibay17
Robertgomo
Thì ra là nó bơm nước vào và tháo nước ra khỏi cái boong để chất và dỡ tải, bọn tây nó thông minh phết
Robertgomo
nguyentrungata Cái này ở Việt Nam cũng làm rồi mà, Gia tải bằng nước tuy nhiên chưa thấy áp dụng nhiều đâu đó mới có 1 - 2 cái.
nguyentrungata

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Thắc mắc về thống kê số liệu địa chất    (có 25 câu trả lời)
       trọng lượng riêng đẩy nổi    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng đơn và móng băng?    (có 6 câu trả lời)
       Các anh biết nhiều vê địa chất ở Vĩnh Long giúp em với!!!    (có 6 câu trả lời)
       [PA]Xem xét phương án móng    (có 33 câu trả lời)
       Về địa chất nền móng    (có 6 câu trả lời)
       Lót lá cho em nằm    (có 12 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ phương án gia cố nền móng    (có 12 câu trả lời)
       excel đường cong nén lún    (có 10 câu trả lời)
       Bề rộng móng băng?????    (có 11 câu trả lời)
       HỎI VỀ MÓNG GẠCH (gạch đất nung)    (có 11 câu trả lời)
       xin đồ án thiết kế nền móng.    (có 12 câu trả lời)
       Về các tính chất cơ lý của đất    (có 6 câu trả lời)
       Cái này có đúng không?    (có 17 câu trả lời)
       vẽ đường cong nén lún    (có 26 câu trả lời)
       Khi nào sử dụng đệm cát???    (có 7 câu trả lời)
       xin nhờ các bro giúp hướng dẫn chọn kích thước cổ móng    (có 11 câu trả lời)
       Vẽ biểu đồ phân bố ứng suất gây lún    (có 9 câu trả lời)
       khái niệm về độ lún    (có 21 câu trả lời)
       đồ án môn lớn cơ học đất    (có 6 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Móng băng hay móng bè?    (có 46 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Móng gạch cho nhà dân?    (có 52 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp giảm lún cho móng nông ?    (có 68 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       Cách tính toán móng bè cho cột điện?    (có 27 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?    (có 52 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Móng nhà trên nền cát    (có 11 câu trả lời)
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top