Hạ khung tầng nơi nước sâu - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Hạ khung tầng nơi nước sâu
Tưởng đơn giản mà chẳng đơn giản, các bác khi thi công trụ nơi nước sâu thì thường hạ khung tầng bằng biện pháp gì ?
Giả sử tôi có hệ khung 400 tấn với 5 khung tầng như sau:
Có 42 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Khoảng cách giữa các cột nhà thường từ 4-4.5m. Nếu mặt tiền nhà rộng trên 5m thì khi thiết kế nhà nên chia thêm cột để tránh phải làm dầm, cột to thêm tốn thêm tiền.
|
|
|
Biết nhưng không nói.
Cần xem lại cách đặt câu hỏi, vì lời giải của cái giả sử này là rất nhiều công sức tiền của.
|
test1212 |
|
|
Công nhận là rất nhiều công sức, nếu nói cái này mà chi tiết ra thì nó cần mấy chục bản vẽ và hàng loạt bản tính ổn định, đưa lên chủ yếu để thử bàn luận tý, cho hình vào để dễ hình dung thôi bác. Thường khi thi công các sách cũng chỉ tính ra số khung tầng và nói lắp đặt vào khung vây nhưng biện pháp hạ khung đặc biệt với những nơi nước sâu này thì hầu như chẳng thấy ai nói đến cả.
|
delta deus |
|
|
Theo tôi nói chung chung thế này:
Tháo hút nước, hút nước tới đâu lắp tầng khung chống tới đó
- Lắp từng tầng khung chống một.
-Với từng tầng khung chống lắp trực tiếp từng thanh dùng cẩu hoặc ba lăng xích giữ, hàn các gá kê vào cọc ván thép. Hàn, bắt bu lông liên kết các thanh. Ok .
|
hoang tuan |
|
|
Cái này bên tôi thường làm 1 hệ kích treo hạ luôn toàn bộ hệ khung xuống, nêm tầng đầu, đào đất, đổ bê tông bịt đáy sau đó dùng thợ lặn nêm chèn các tầng sau và hút nước, tuy nhiên với tầng khung chống cuối cùng thường chịu lực lớn, bố trí thanh hơi dày nên lại khó khăn trong việc đào, bài toán đặt ra tiếp là hạ toàn bộ khung với cấu tạo đơn giản rồi đào sau đó hút đến đâu lắp các thanh liên kết đến đó, tuy vậy với phản lực theo các trường hợp hút thì lúc đó các khung tầng đơn giản hầu như đều die .
- Trường hợp của bác nói hút đến đâu lắp đến đó thì ở nơi nước sâu, hút thế cọc ván thép không chịu nổi.
|
hoangphunhan |
|
|
Bên bác làm một phát thế thì hệ kích treo cũng hơi khủng nhỉ!
Trường hợp của tôi, đối với tầng khung chống cuối cùng được lắp sau khi các tầng khung chống khác đã được lắp rồi. Tôi hút nước chỉ hút đến cao độ cách tầng khung chống cuối cùng khoảng 0.5m để đủ thao tác thi công cũng như lắp hàn các gá kê. Như thế đảm bảo cọc ván thép sẽ không việc gì.
Tôi thấy hầu hết các đơn vị thi công cầu đều dùng phương pháp lắp trực tiếp từng tầng thế này cho đơn giản, tuy hơi lâu một tí.
|
MattieHek |
|
|
Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển. |
Luckyman
|
|
|
Thi công cái này cũng không khó khăn gì, cứ sheet pile trước rồi thì bơm đến đâu lắp giằng đến đấy là được!
|
Philipboxy |
|
|
Các bác tính sao trong trường hợp, đổ bê tông bịt đáy rồi, lắp tầng một, tầng 2 chưa lắp, hút nước xuống dưới cao độ tầng 2 0.5m thì cường độ thằng cọc ván thép chết ? Cho nên giải pháp ở đây mới đưa ra là lắp hết toàn bộ khung tầng rồi mới hút nước.
|
MattieHek |
|
|
Theo hình vẽ của bạn tầng 2 cách tần 1 khoảng 4m, bây giờ hút nước thêm 0.5m như vậy mực nước cách bên ngoài chênh cao so với mực nước bên trong 4.5m. Mặt khác sau đổ bê tông bịt đáy, cọc ván thép coi như một dầm giản đơn gối đầu tiên đặt tại tần khung chống 1, gối thứ 2 đặt cách mặt bê tông bịt đáy 0.5m. với sơ đồ chịu lực như vậy bạn kiểm toán lại xem, chắc chắn cọc ván thép sẽ không chết vì cường độ.
Giả sử như nó có chết thì bác vẫn có quyền điều chỉnh lại khoảng cách các tầng khung chống để có giải pháp thi công hợp lý nhất mà vẫn đảm bảo khả năng chịu lực của cọc ván thép.
|
Amen1402 |
|
|
Tôi không giỏ tính toán lắm nên ngày xưa có làm một cái khung chống hơi tệ ( cái này Công ty CG1 làm tốt lắm) tuy nhiên về cấu tạo khung chống nói chung là gần giống nhau. Tuy nhiên là tôi thấy rằng đồng chí nào tuyên bố lắp khung chống từ trên xuống dưới được thì nên xem cái hình này.
>
Ngoài ra các đồng chí đã nhìn thấy cái cọc ván thép sau khi bơm nước đối với hố móng sâu khoảng 10m nó hình gì chưa, chờ đến lúc lắp được khung chống thì cọc ván thép đã chia tay xong với bê tông bịt đáy thì khỏi cần hút nước nữa vì lên thượng nguồn đắp đập ngăn nước khả thi hơn.
|
EfrainKl |
|
|
Trông khung chống này mới nhìn có vẽ phức tạp, nhưng nó được cấu tạo từ các thanh nhỏ, nên việc lặp trực tiếp từng thanh không có khó khăn gì.
Mặt khắc tầng khung chống sau sẽ được lắp khi tầng khung chống trước đã được lắp rồi. Đảm bảo cọc ván thép sẽ không bị sao bác ạ.
|
williamcuong |
|
|
Trong trường hợp khó khăn, các tầng khung chống được lắp mà không cần hút nước nhiều.
Đầu tiên các thanh định vị phía trong vòng vây cần hàn sẳn các gá kê (gối kê khung chống) trước khi đóng.
Lắp tầng khung chống 1 thì không cần hút nước, lắp tần khung chống 2 hút nước khoảng 1m, lắp tầng khung chống 2 bằng cách sử dụng các thanh treo để treo lên tầng khung chống 1, sau khi lắp hoàn chỉnh thì cho hạ dần xuống đúng vị trí tầng khung chống 2 đã có các gối kê từ các thanh đị vị chờ sẳn. Lăp dần như vậy cho đến hết.
|
Stephenon |
|
|
-Với cái hình trên, đáy hố móng cách mặt nước 15m, đảm bảo là cái cọc ván thép bay nếu bác hút nước xuống dưới để lắp tầng 2, sâu như vậy người ta cũng chỉ bố trí tầm 5-6 tầng khung chống, giãn đều khoảng cách các tầng thì cũng tầm 3-4m. Ngoài chênh áp lực nước còn áp lực đất chênh lệch nữa.
|
Philipboxy |
|
|
Sâu bao nhiêu là không quan trọng bác ạ, quan trọng là mực nước trong và ngoài nó chênh nhau bao nhiêu, ở đây chỉ chêch khoảng 4m, chênh này thi ăn thua gì. bác kiểm toán lại cường độ xem, lưu ý là lấy sức kháng uống của 1m bề rộng cọc ván thép để tính toán. Về cọc ván thép này tôi tính nhiều và làm ngoài thực tế cũng nhiều rồi!
|
Charlesquew |
|
|
Hố móng sâu 10m thì chênh lệch nước trong ngoài nó là 10m nhé. Ngoài ra còn có áp lực đất do các đồng chí thiết kế nhà tôi thường cho bệ móng vùi xuống đáy sông tương đối sâu.
Tiết lộ cho các đông chí thêm chi tiết tầng khung chống cuối cùng bị biến dạng tương đối nhiều do nguyên nhân áp lực từ cọc ván thép.
|
thanhthuonghm |
|
|
Việc lắp khung giằng chống từ trên xuống là bình thường, vì tôi thấy người ta làm thế mà Còn làm kiểu khác chắc là lại dùng thợ lặn mà lắp từ dưới lên sao ta>, Vụ này thì chưa thấy ai làm bao giờ. Cái việc chênh lệch cột nước có mỗi 10m thì chắc là nó không thể bằng vừa nước vừa đất rồi. Cứ chơi thôi.
Trong mấy cái hình đó đã ở giai đoạn cuối, và chắc là không thể biết được nó lắp tự trên xuống dưới hay từ dưới lên, trừ phi là người làm trực tiếp!
P/S: Theo cái hình đó thì đúng là cái khung hơi to so với yêu cầu rồi Chắc là càng to lấy tiền càng nhiều đây Mọi người ai cũng có lợi hết>
|
StephenDAK |
|
|
Thực ra là có một thiếu sót trong khâu thiết kế nên cái khung hơi nhỏ so với yêu cầu nếu dùng H600 sẽ tốt hơn và hợp lý hơn phương án II550 đã dùng ( Công ty CG1 thiết kế hợp lý hơn bọn tôi).
Tuy nhiên các chiên gia phán là lắp sau khi đóng cọc ván thép thì tôi thua vì tôi và những người làm trực tiếp ở 2 công trình cầu có bệ trụ tương đối to ( có lẽ to nhất vào thời điểm năm 2006) đều lắp bằng cách khác.
|
hoahuongduong |
|
|
Cái bệ trụ tương đối to cũng chỉ là cái bệ trụ và cái hố móng đó cũng chỉ là sâu 10m. Cái việc hạ trước hay sau thì đó là chuyện của anh thi công, nếu anh ấy thích hạ trước thì vẫn làm được phà phà thôi! Với cái hố chỉ có 10m, theo như hình chụp thì mỗi khoang chỉ tầm 2.5m, mà dùng đến H600 (hoặc II550) thì đúng là quá thừa mứa! Với kết cấu tạm thì yêu cầu nó không giống với kết cấu vĩnh cữu!
Không có nghĩa có anh lắp trước rồi thì cứ bắt người ta phải lắp giống tôi mới được. Khi mà lắp trước thì người ta cũng sẽ có biện pháp để bảo vệ cho trường hợp đó. Đấy mới là thi công! Cái chú ý duy nhất trong trường hợp này là chênh lệch cột nước giữa trong và ngoài khi thi công hệ giằng trong trong điều kiện thủy triều thấp nhất và cao nhất (Hmax-Hmin)~3.5m-4.0m tùy từng khu vực. Cái việc nhà thầu chọn cái cách họ đang làm có 2 trường hợp xảy ra
1. Dễ nhất
2. Nhiều tiền nhất
Nhà thầu sẽ cân nhắc làm cái nao thì lợi nhuận nhiều nhất, thông thường thì cái 2 là lợi nhất
Hai cái to nhất trong năm 2006 cho cái bệ trụ đó không có nghĩa là nó to nhất ở VN , trong ngành xây dựng, có những công trình còn sâu hơn thế đấy, mà học vẫn hạ sheet pile trước rồi mới lắp giằng Hì hì!
|
tungch46 |
|
|
Khung chống của bác Lê Minh khủng thật. Dự án trước của em, chiều cao từ mặt trên bê tông bịt đáy đến mực nước cao nhất khoảng 9m cũng chỉ có 1 khung chống trên cùng, do đó thi công cũng đơn giản. tôi có ảnh gửi kèm đây.
>
|
nguoixau |
|
|
Có nhiều lúc cái sự khủng đó nó không phải để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật mà lại là yêu cầu về mặt tài chính thôi
|
Roberter |
|
|
Vụ này có đông người tham gia, vui rồi đây. So với vòng vây của đồng chí lamthanhs thì vòng vây của tôi to hơn một chút. Kích thước của vòng vây là 25.1 x 42.1m nên các thanh khung chống ngoài chịu áp lực của đất và nước còn bị ảnh hưởng đáng kể của tự trọng bản thân ( việc sử dụng thép hình dạng H thay cho 2I giống như ảnh chụp của bạn x642a sẽ hợp lý hơn bởi khả năng chịu lực theo cả 2 phương). Ngoài ra vòng vây còn phải chịu áp lực đất đáng kể do chênh cao giữa mặt đất tự nhiên và đáy bê tông bịt đáy khoảng 6m.
Ở đây có một câu hỏi là nếu các đồng chí định lắp khung chống sau trong quá trình bơm nước thì lắp trước khi đổ bê tông bịt đáy hay sau khi đổ bê tông bịt đáy nhỉ? Vì như tôi đã nói ở trên khi bê tông bịt đáy mà chia tay với cọc ván thép thì hay lắm đấy.
|
phuonganh12 |
|
|
Lắp khung lần lượt như các bác kia nói thì phải đổ bịt đáy trước chứ không hút sao được nước. Vụ này có vẻ 1 số bác chưa gặp mà chỉ suy thực tế ra.
Trường hợp các bác còn phải tính ổn định lật khi đào nữa. Lắp 1 khung nó lật. Các bác phải lắp 2-3 khung nó mới không lật. Hoặc lắp 1 khung nó đạt nhưng hút nước thì thằng cọc ván thép die. Vậy là phải hạ hết rồi nêm chèn sau đó mới đào và bịt đáy. Cầu Rồng và Vĩnh Tuy một số trụ đều phải dùng hệ kích nâng hạ hết toàn bộ.
|
noithatap |
|
|
tôi không phải dân thi công nên món này cũng đọc sách mà suy thôi!
thi công cầu trên sông nước, phải cẩn thận khâu định vị nên tôi nghĩ cần thi công đóng hệ cọc định vị. sau đó thi công hệ khung thép bao. có 2 cái này rồi thì cứ thế mà hạ cọc ván thép. tiếp theo đào đất đến cao độ cần thiết, đổ bê tông bịt đáy. lắp tầng khung chống thứ nhất, hút nước, lắp tiếp tầng khung thứ 2.... nếu mọi sự ngon lành thì đổ bê tông lót, làm cốt thép, đổ bê tông .
|
Edwandhext |
|
|
Bac Lamthanhs nói tới ổn định lật khi đào, lại là một vấn đề khác rồi, vấn đề này liên quan đến chiều sâu cọc ván thép đóng bao nhiêu thì đủ để đảm bảo không lật khi đã lắp tầng khung chống đầu tiên.
Suy luận như bác Ngày Xuân tôi thấy chuẩn đấy!
|
Robertplus |
|
|
Có cách đào hố móng thẳng đứng tại vùng nước sâu mà không cần tường baret và cũng không cần cừ thép gì sất cả. Đó là hô biến nước lân cận hố móng thành nước đá. Trong quá trình thi công thì có thể mang bia để vào dưới hố móng ướp lạnh để khi nào khát thì uống.
|
AlfomzoMl |
|
|
Có cách đào hố móng thẳng đứng tại vùng nước sâu mà không cần tường baret và cũng không cần cừ thép gì sất cả. Đó là dùng phép thuật hô biến nước lân cận hố móng thành nước đá. Trong quá trình thi công đào đất thì có thể mang bia đặt vào dưới hố móng ướp lạnh để khi nào khát thì uống.
Ai có công trình cần áp dụng cách này thì bẩu tớ. Tôi có đồ chơi để làm cái này rồi.
|
StephenDAK |
|
|
Quả này là chưa biết nhưng vẫn cố cãi đây>. Nếu cứ tiếp tục tư duy kiểu này thì phải dùng phương án của bác Ngọc, nếu không thì thi công theo kiểu thủy lợi " dẫn nước đi nơi khác, sau đó chuyển lại">.
Đề nghị đồng chí lamthanhs không tiết lộ thêm.
|
Danielpr |
|
|
Hì hì! Cứ tư duy kiểu tôi làm mà bác mấy cái khác thì đúng là.... Nói như bạn ở trên mà cái hố đó nó rộng 100m có khi phải dùng cái dầm H đến cả mét nhỉ . Có rất nhiều cách để dùng cái H nhỏ để chịu được trong trường hợp cái hố chỉ có 20x42m như trên hình kia trình bày!
Cái việc hạ trước hay sau thì như tôi đã nói, chẳng có gì là không làm được hết. Cứ theo ý kiến của bạn ngayxuan mà mần. Ngoài ra khi làm việc offshore works thì cần chú ý đến cái thủy triều là xong hết thôi.
Phải chính cái người làm cái biện pháp đó thì mới rõ được là ý kiến chủ đạo là gì. Mục đích dễ làm hay để lấy tiền càng nhiều càng tốt . Chứ mỗi ra chụp vài cái hình không thì khó mà rõ được lắm
Khi muốn làm một việc thì có rất nhiều cách, trong đó có cách dễ, khó, ít tiền, nhiều tiền....kết quả vẫn đạt được điều kiện đặt ra là đổ BT bịt đáy, và rồi BT Móng, bệ trụ.....Cái việc làm mà để cho sheet pile nó tách ra khỏi BT bịt đáy thì làm bậy rồi! Nếu bạn nào thích thì cứ đưa tiền ra đây tôi làm đúng cái chỗ anh ngayxuan vừa nói (chắc là không giống với cái các bạn khác đang làm), khả năng là rẻ tiền hơn đấy nhé. Chứ mỗi nói không thì khó nhằn lắm, cứ xì lúa ra thì có ca ve nó múa ngay thôi!
P/S: Ký hợp đồng hẳn hoi, chứ không có nói mồm thì nó mới thấy được bầu trời bao la thế nào
Cái bệnh này đúng là chỉ gặp ở VN!
@anh Ngoc_IBST: Nếu anh cần Nitrogen để dùng cho freezing soil thì tôi biết chỗ bán đấy Thằng này có thể tạo nhiệt độ đến -45 độ C, đến thép thường còn đông thành đá.
|
Alegowasea |
|
|
Chán vừa cùn vừa bậy nên không cần tranh luận với các chuyên gia nữa.
|
con voi con |
|
|
Cũng chả biết nói thế nào hơn nữa, chả nhẽ cho 1 bài tính lên cho các bác :| Cho nên nói là tưởng đơn giản mà chẳng đơn giản mà :|
|
profiltam |
|
|
Chỉ biết mỗi các câu này khi tôi còn làm ở ngành GT
1. Sếp luôn đúng.
2. Sếp sai thì return về "1".
Cũng là đưa thứ ăn vào mồm nhưng có người thì dùng đũa, có người dùng nĩa, có người dùng muỗng....và lại có người dùng tay Thi công cũng thế. Cách nghĩ như trên, trước đây tôi cũng thuộc vào dạng đấy, cách đây khá nhiều năm!
@lamthanhs: Không cần phải đưa bảng tính, cứ đưa yêu cầu và tiền thì khắc sẽ có tính toán bạn ạ! Nói thật cái khung tầng này dễ nhất trong các loại dễ.
|
delta deus |
|
|
theo tôi thì trong kỹ thuật có người này kinh nghiệm hơn người kia, đưa ra phương án này tốt hơn phương án kia là chuyện rất rất bình thường. đến khi nào mà chỉ có phương án tốt nhất mới được đưa vào công trình xây dựng, các phương án khác loại bỏ hết thì chắc cũng còn.... lâu.
tại sao vậy, vì cuộc sống thực tế nó đâu có chỉ là kỹ thuật không đâu ! ngay cả nhiều điều tưởng như hiển nhiên, chân lý mà rồi có được vậy đâu.
vậy nên với mỗi công trình thành công cũng là tốt, cần ghi nhận!
còn lời lãi thì không có lời thì "cạp đất mà ăn à ". rồi thì có lúc ăn chỗ này, có lúc thua chỗ khác...
cái hay của diễn đàn là ta có thể chia sẻ điều tôi đã trải nghiệm. điều này là rất quý! ngay như topic này có thể học được nhiều điều!
dạo này tôi nghe nhiều đến "phản biện xã hội" , nên chăng admin cũng cần có ý kiến phản biện!
|
phuonganh12 |
|
|
thật ra những người chưa từng thi công cầu lớn bệ trụ sâu chắc không thể tưởng tượng ra được áp lực khủng khiếp của nước và đất ngoài hố móng dù tính nó ra rất dể dàng.Chỉ cần một sai sót nhỏ trong thi công đặc biệt là khung chống sẻ xẩy ra hậu quả thế nào.Theo suy nghĩ của tôi thôi nhé tôi nghĩ không ai bơm nước tới đâu hạ vành đai tới đó đâu. hạ vành đại trước còn phải thuê thợ lặn đóng nêm vào khe hở nữa. nước bơm tới vành đai nào lúc ấy còn tha hồ mà hàn chống vào cọc ván thép nữa. theo bài toán mà bác đặt ra tôi nghĩ hạ vành đai bằng thanh bar là tốt nhất ........... nói chung hạ vành đai khéo vành đai trong trụ nước sâu thường gặp rất nhiều vấn đề không xuống, không lên .................
|
tandc128 |
|
|
Thi công như bên bác thì việc rung hạ hệ vòng vây cừ ván đỏi hỏi độ chính xác phải cao nhỉ
|
noithatap |
|
|
Với cừ 24 m thì hạ ván thép ntn cho hợp lý.từng cây một hay sao.cây đầu tiên hạ ở vị trí nào và hợp long ra sao.mong cac bác chỉ giáo.
|
KennethOt |
|
|
Nên dùng cừ 12m. Hai ván cừ có thể hàn đối đầu với nhau được. Cũng có thể dùng mối nối khác. Dùng cái nào nhanh hơn mà rẻ hơn thì còn tùy trường hợp.
|
nguyentrungata |
|
|
Cừ 24 là gép 2 thanh 12 đó.nhưng e hỏi cách đóng ntn để hợp long dc ạ
|
sieunhangiambeo |
|
|
Ép lượt ván thứ nhất: 3 ván đầu dùng đối trọng là cẩu, ván 4 trở đi tự ép.
Dùng cẩu nhấc thanh ván cừ đầu tiên của lượt thứ 2 lên.
Căn chỉnh đúng vào đầu của 1 ván cừ đã đóng. Chỉnh thẳng đứng.
Nối (hàn đối đầu, bản mã, bulon xiết...).
Ép xuống.
Làm tiếp đến khi... hết cừ.
|
sieunhangiambeo |
|
|
Bác nói rõ hơn dc ko ạ.thank
|
trannguyen1602 |
|
|
Bạn tay ngang à? Hay đang chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp hay sao hỏi kỳ vậy? Còn gì nữa để nói đâu !!
|
Alewohabee |
|
|
1 ngày không vào forum mà đọc được nhiều cái bổ ích quá
Xin phép các tiền bối cho tôi góp mặt.
- Tính ổn định khi đào thì tính theo sơ đồ 1 tầng khung chống. Cho các cọc ván thép nó dài bao giờ không lật nữa thì thôi.
- Sau đấy đổ BT bịt đáy, rồi bắt đầu hút nước. Hút đến đâu lắp tầng khung chống tới đó, khoảng cách các tầng khung chống đảm bảo cọc ván thép không die là đươc.
Em đọc sách nên nghĩ theo chiều hướng vậy :P
|
fordthudo1 |
|
|
Lâu lâu lục lại, cho những ai chỉ sách vở và chưa biết hố móng sâu là như thế nào.
|
hoahuongduong |
|