Cách tính toán Momen quán tính? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cách tính toán Momen quán tính?
Tôi đang làm đồ án Cầu Bêtông cốt thép Dự ứng lực chữ I căng trước.
Tuy nhiên tôi đang bí ở chỗ tính Momen quán tính,mặc dù đã mở sức bền coi lại nhưng vẫn kg tính được>
Anh tôi nào biết cách tính thì chỉ tôi với,hoặc có chương trình nào tính được không.
Monh mọi người giúp với.
Có 52 câu trả lời!!
|
|
|
Trong AutoCAD, bạn vẽ mặt cắt dầm bằng polyline rồi dùng lệnh region biến mặt cắt đó thành 1 region. Sau đó dùng lệnh massprop để xem thông tin về region vừa tạo. Trong đó có momen quán tính.
---------------- REGIONS ----------------
Area: 6.0000
Perimeter: 10.0000
Bounding box: X: 1565.5035 -- 1567.5035
Y: 657.1008 -- 660.1008
Centroid: X: 1566.5035
Y: 658.6008
Moments of inertia: X: 2602534.9691
Y: 14723602.1273
Product of inertia: XY: 6190203.3849
Radii of gyration: X: 658.6014
Y: 1566.5037
Principal moments and X-Y directions about centroid:
I: 4.5000 along [1.0000 0.0000]
J: 2.0000 along [0.0000 1.0000]
|
Edwandhext |
|
|
Anh xem lại Giáo trinh cầu BTCT và các sách Ví dụ đều có đủ công thức cho anh dùng đấy. Sách Sức bền vật liệu chỉ cho công thức tính kết cầu làm bằng vật liệu đồng chất và đẳng hướng thôi. Khi tính kết cấu BTCT cung như kết cấu Thép liên hợp bản BTCT thì phải xem công tứhc của các sách về loại kết cấu đó mới cụ thể và đúng. Tất nhiên trên kiến thức nền của SBVL , anh cung có thể suy ra các công thức được. Còn dùng CAD thi tốt về mặt thực dụng cho kỹ sư, mà không tốt về mặt học tập cho sinh viên. Anh nên học cả 2 cách là tốt nhất.
|
thuymo |
|
|
Cảm ơn MAN2,cảm ơn thầy Trung,em làm được trong AutoCAD rồi
|
Roberter |
|
|
Cái mặt cắt chữ I đâu có khó khăn gì. Bạn hãy làm bằng tay đi, để nhớ lại các công thức và bản chất của nó là thế nào. Bạn sẽ hiểu hơn khi trục trung hòa thay đổi lên xuống thế nào mỗi lần căng cáp. Đừng dựa dẫm vào AutoCAD thế, mà trong trường hợp tính toán với kết cấu bê tông, bạn tính đặc trưng hình học phải cẩn thận, như thầy Trung đã nhắc rồi, giả thiết làm việc của vật liệu là khác đấy, không lý tưởng như trong SBVL đâu. Nhớ là: Bê tông (Bê tông cốt thép) khác Thép.
|
opera |
|
|
Cảm ơn các anh chỉ bảo,nhưng cái mặt cắt dầm BTCT chữ I nó méo mó làm sao mừ tính đc,đâu có vuông vắn như dầm thép.Tính momen tĩnh cũng đã phải dời trục búa xua>
Mà nếu tôi quy về mặt cắt tương đương để tính giống dầm thép thì tôi nghĩ nó kg chính xác.
|
SpencerJalf |
|
|
|
ngoìa những cách mà các tiền bối trên đã chỉ dẫn cho cậu rui thì tôi còn bổ sung thêm... trong chương trình midas có thể nhập kích thước dầm I mà cậu mong muốn sau đó chuowng trình tự động tính ra cho cậu ....MOmen quán tính có khó gì đâu....cậu là SV tôi khuyên cậu nên tính tay theo công thức mà hiện nay các cửa hàng đã bán sách ...theo tieuu chuẩn mới....
|
hiepsitayto |
|
|
e ko tinh duoc cho thép hộp chữ nhật! tinh bang autocad không tính được cấu kiện rỗng ruột! a nao biết giúp e với! e cần tính moment quán tính thép hộp 40x60x2 va 40x80x2
|
dolkihote |
|
|
Ở đây ai cũng biết cả, để tôi trả lời cho bạn: xem như có 2 HCN, lấy MMQT hình to trừ MMQT hình bé.
Hình như trong sách SBVL có ví dụ này hoặc tương tự nếu ko bạn có thể tham khảo cách tính MMQT hình vành khăn.
|
test1212 |
|
|
đối với người mới học, nhất là sinh viên nên tính tay. Cái dầm I méo mó mà bạn nói, thông thường được chia nhỏ ra thành nhiều phần (gồm các hình cơ bản là hình chữ nhật và tam giác) tính đúng theo SBVL
|
puma12 43 |
|
|
tham khảo.....hình dưới ...
>
|
Williamon |
|
|
Không biết không có tội >
Tôi xin hướng dẫn tính toán đơn giản như sau:
Hình dưới chia làm 5 phần. Phần thứ 5 rỗng ruột. ok?
Giả sử trục trung hòa cách trục x một đọan x ngang (x_), giờ tôi sẽ tính toán cái x_ như sau:
>
+ Giả sử phần 4 đặc toàn phần bao gồm cả phần 5 nữa:
+ trọng tầm từ phần 1 đến trục x là: x1
+ trọng tầm từ phần 2 đến trục x là: x2
+ trọng tầm từ phần 3 đến trục x là: x3
+ trọng tầm từ phần 4 đến trục x là: x4
+ trọng tầm từ phần 5 đến trục x là: x5
A(i) ;là diện tích của từng phần riêng biệt
A = A1 + A2 + A3 + A4 - A5
Ax = A1x1 + A2x2+A3x3+A4x4-A5x5
x_ = Ax/A
Bước tiếp theo: tính toán cho moment quán tính (moment of inertia hay moment of area) cho từng hình một:
+ Hình chữ nhật: b(h^3)/12
+ Hình tam giác: b(h^3)/36
+ hình tròn: PI(d^4)/64
I(i) là moment quán tính đơn vị (tại trọng tâm của chính nó)
I = I1+I2+I3+I4 - I5
Moment quán tính cho trục xx: Ixx = I + A(x_ - x)^2
Moment quán tính cho trục yy: Iyy = I + A(y_ - y)^2
Moment quán trính cho trục zz: Jz = Ixx + Iyy
Bạn nên làm một bảng excel tính toán sẽ nhanh hơn.
|
xac suat |
|
|
For Viet
Cậu Việt gặp phải toàn các thầy rồi và tôi thấy sự không hài lòng của các thầy đấy. Nhưng đúng là với một vấn đề rất cơ bản với 1 kỹ sư như là tính đặc trưng hình học của các hình cơ bản mà vẫn có sự ngại ngùng và lúng túng thế này thì cũng đáng xem lại thật.
Cứ phải giã thật nhiều bài tập vào các thầy ạ
|
Arshes |
|
|
Tôi thấy mấy trò game các đồng chí nắm tốt lắm, trong Nam không biết chứ ngoài Bắc thì đế chế, lô đề đủ cả, có cái mô men quán tính mà cũng đi hỏi, xấu mặt dân xây dựng quá
|
Robertvove |
|
|
Có người hỏi thì có người nghe, có người nghe thì có người bảo. Vậy xã hội mới có người lãnh đạo chứ >
Các bạn không nên bàn tán nhiều việc này. Bạn ấy lại về đập đầu vào "chăn" bây giờ. >
|
tungch46 |
|
|
Các bác biết thì chỉ cho người khác với chứ. Dù chủ đề này có lâu rồi nhưng cũng xin đóng góp tý ý kiến, có j sai sót thì các bác chỉ bảo tôi để tôi cùng tiến bộ. Cái chữ I đó bạn có thể chia nó ra từng mặt cắt riêng biệt ( đoạn đầu dầm và giữa dầm) và tiến hành quy đổi tiết diện đó về các tiết diện đặc trưng là hình chữ nhật. Cách này quy dổi thì kết quả chinhinhs xác với tiết diện ban đầu. Thế là bác đi tính các đặc trưng hình học thôi. Không biết cách này có được chấp nhận không nữa ? Mong các bác chỉ giáo thêm cho tôi với. THanks và chúc các bác mạnh khỏe, học tập và công tác tốt
|
rtgreter vret ẻ |
|
|
Đúng bạn ạ, cái này là cơ bản rùi >. Chỉ cần chú ý xác định vị trí của trục trung hòa, và khi tính mô men quán tính thì để ý đến phần diện tích thép đã thế chỗ bê tông.
|
lightzar |
|
|
tôi nghĩ chắc đọc đến đây mọi người đã thông thao tính toán mômen quán tính rồi . Một điều nữa là trong cấu kiện BTCT mômen quán tính được tính toán hơi khác SBVL , nghĩa là nó tính kiểu phân vùng kéo và nén , Có nhiều quan niệm tính . Nếu 1 dầm bình thường chịu mômen , thì nó sẽ có công thức phân tích ứng suất , không mấy liên quan nhiều đến Mômen quán tính nhưng thực chất đã tĩnh vào đó , Cũng có quan niệm tính mômen quán tính , tính mômen kháng uốn , và cho ra us pháp , us tiếp --- để từ đó so sánh với us quy định mà mỗi tiêu chuẩn quy định . Cách này hay áp dụng cho cấu kiện UST
|
Happyspringla2007 |
|
|
bác có tài liệu về cái này không , up liên ih. :P
|
muaxanh |
|
|
Exel files cho Sinh Vien
Xem, hoc them va co gan tu lam lai bang tieng Viet.
Sorry, khong dua Files len duoc.
|
nguyentrungata |
|
|
Chào bác
cám ơn bác đã hướng dẫn cho anh tôi còn vấn đề monent kháng uốn W=(bh^2)/6 vậy thì cái hình của bác thì có phải
W=W1+W2+W3+W5-W5
còn thí nữa thì chỉ nốt đi bác
chúc bác may mắn
|
taolaai |
|
|
Không phải tổng là xong đâu
Có cái môment quán tính I rồi thì chỉ cần chia cho chiều cao từ trục X đến trọng tâm vật thể thôi.
Như ở trên: Giả sử trục trung hòa cách trục x một đọan x ngang (x_) thì Moment kháng uấn W = I/x_ còn bác tính tổng vậy thì tôi không thể giải thích nổi nó sẽ ra sao >
|
con voi con |
|
|
cảm ơn bác nhiều nhá có những điều tưởng như rất đơn giản nhưng tôi mất gần tuần nay mới phát hiện ra được may nhờ có bác
bác đang định cư ở mô, cho tôi xin số điện thoại có gì mời bác uống ly cà phê nhé.
|
AlbertgeK |
|
|
Định cư ở Manchester, bác có bên này không tôi mời bác đi sàn
|
hoang tuan |
|
|
Anh ơi cho tôi hỏi công thức tính momen của hình thang là ntn vay? Cảm ơn anh về cách tính.
|
StephenDAK |
|
|
từ ví dụ trên đã quá rõ ràng rồi còn gì, bạn chịu khó động não một tí
|
thietkelogo |
|
|
Bạn biết thì chỉ không thì thôi, tôi có hỏi bạn đâu? Tôi biết thì hỏi làm gì.
|
profiltam |
|
|
Hỏi làm gì? Haha. Không biết thì hỏi làm gì?
|
dudung |
|
|
Xin lỗi, không biết bạn đã học qua cấp 1 chưa? >
|
daohiepukb |
|
|
Sao bạn có thể nói vậy? Dù có giỏi đến cỡ nào thì cũng không nên nói thế? >
Ý của bạn dinhthuanxd là hỏi mômen quán tính (moment of inertia) của cái hình thang thôi mà. Nếu bạn biết thì trả lời, còn không biết hoặc quên cách tính rồi thì thôi, cũng không nên bắt bẻ người ta làm gì?
Vài dòng!!!
|
Stevennefs |
|
|
Nhưng cái đó quá cơ bản bạn à!
|
hiepsitayto |
|
|
Có thể người ta không học ngành cầu mà
Nhón tay giúp đỡ người khác là việc tốt, nên làm
|
truongtiengka |
|
|
Đề nghị loại ông tuntnguyen ra khỏi diễn đàn. Vấn đề là ở chỗ có ai trả lời không mới là quan trọng. Thành viên tích cực tuntnguyen cũng có biết đâu?
|
fordthudo1 |
|
|
ban tham khao cach tinh duoi ......
|
hoangphunhan |
|
|
Bác này carrot thế, tính hình thang thì tách ra tam giác và hình CN, rồi áp dụng như cái ví dụ tổng quát ở trên. Nếu hình thang cân thì xác định trọng tâm theo hình học.
A Big Carrot :|
|
traiyo1 |
|
|
minh là thanh vien moi xin chao moi nguoi. vấn đề momen quan tính đối với dân xây dựng chúng ta như chân với tay rồi các bạn ạ. Cho nên tôt nhất là tự tìm hiểu sẽ nhớ lâu hơn và nắm rõ bản chất hơn.Hỏi cũng được nhưng mau quên lắm với lại không nắm hết toàn bộ nữa.
Tui không biết hỏi ở đâu nên hỏi đại ở đây vậy. Tính momen quán tính trên cad rất tiện nhưng đối với các hình phước tạp hình như tính có chổ không hợp với tính toán theo lý thuyết thì phải.
Vi du nhé tính vách hình L dày 0,2(m) một cạnh rộng 15,6(m) một cạnh rộng 7.8(m)(bên ngoài). Tính momen quán tính đối với trục trọng tâm của nó theo hai phương x va y trong cad khác xa với tính lý thuyêt. Co thầy cô hoặc bạn bè nào có thời gian tìm hiểu vấn đề này thì trả lời giúp tôi nhé
|
hoahuongduong |
|
|
cho hỏi bạn tính bằng phần mềm gì đó
|
Vimcentcow |
|
|
Có thể cho tôi xin bản Xcel của bạn được không vậy
|
hoibmtose005 |
|
|
Có một vấn đề cực kỳ quan trọng này bạn thử kiểm tra lại xem:
Trong CAD bạn định vị hệ tọa độ ở đâu? Theo mặc định hệ tọa độ của CAD là cố định (nếu bạn không thay đổi bằng lệnh UCS) và như thế các moment quán tính đó là đối với hệ trục tọa độ của CAD, không phải với hệ trục quán tính chính trung tâm của tiết diện như trong SBVL, nên kết quả khác nhau là hiển nhiên (do có thêm phần phát sinh do dời trục).
Để chính xác, đầu tiên trong CAD bạn phải dời trục về trục quán tính chính trung tâm của tiết diện đã, rồi mới lấy các thông số.
|
Robertplus |
|
|
Tôi thấy cái mặt cắt chữ I nó có mấy phần vát góc thì mọi người cứ bỏ qua quy về mặt chữ nhật đi, như thế mômen quán tính của nó giảm, thiết kế như thế càng an toàn, hình chữ nhật thì chắc là tính dễ hơn chứ các bác nhỉ
|
Robertvove |
|
|
thì bạn lại chia ra làm 1 hình chữ nhật và 2 hình tam giác! chia sao cho nó ra những hình đã có công thức là được! đúng là bạn không suy nghĩ mà la gì nữa!
|
Haroldser |
|
|
e kém tiếng anh quá , moment quán tình là ở dong I: 4.5000
J: 2.000 àh bác
|
StephenDAK |
|
|
Kém tiếng Anh thì dùng tiếng việt, Gửi các bạn cái Lisp tính đặc trưng tiết diện hình phăng, AP lisp, gõ lệnh TT và làm theo chỉ dẫn>>
|
Robertol |
|
|
Đúng là cách tính bằng autocad này rất là tiện, nhưng sao trên phần kết quả lại có hai phần:
Moments of inertia: X: 2602534.9691
Y: 14723602.1273
và
[B]Principal moments and X-Y directions about centroid:
I: 4.5000 along [1.0000 0.0000]
J: 2.0000 along [0.0000 1.0000].
Vậy chúng khác nhau chỗ nào, anh nào biết có thể giải thích giúp tôi được không.
Cảm ơn nhiều.
|
kiwisoda |
|
|
em nghĩ là một cái nó tính với hệ tọa độ đi qua trọng tâm G, một cái tính với hệ tọa độ tuyệt đối!
|
dutrieu |
|
|
Tôi không nghĩ là vậy, khi tôi dời trọng tâm về trùng với tọa độ của cad, nó vẫn sẽ cho ra hai kết quả khác nhau.
Theo nghĩa tiếng Anh thì một cái là momen quán tính, một cái là momen quán tính chính?? Hông hiểu.>
|
profil7 |
|
|
Cái I và J đều là moment quán tính của tiết diện cả, có cái là nó tính theo cả 2 phương. Nghĩa là I lấy B là phương Y thì J lấy phương B theo phương X>. Các Bạn có thể check thử cái này. Còn cái Mô ment ở trên thì nó tính lấy Tâm theo gốc tọa độ>
|
MrAn12345 |
|
|
Em học Cầu đường bộ - Giao thông! Các bác cao thủ cho tôi hỏi tính Mômen quán tính ly tâm Jxy, Mômen qtính cực Jp của tam giác vuông tại gốc tọa độ O, 1 cạnh góc vuông = b , nằm trên trục Ox, Cạnh còn lại = h, nằm trên trục Oy????? Với h=2b! Chả giấu gì các bác! Tôi theo học Olympic, nghỉ 3 buổi rồi, tuần này mà không có bài thì toi chắc mất! =.=
|
Bernardmt |
|
|
làm ơn cho hỏi dòng số 3,4,5,6 là gì ?
và có lệnh gì tìm trọng tâm xc,yc như trong sức bền vật liệu ko?
|
Williamon |
|
|
Ủa cái dòng Centroid không phải nghĩa là trọng tâm sao >>
|
EfrainKl |
|
|
+ Bạn vào trang 2( chuyên mục nay) bài số 11 có bản Excel tính đó[/I][/B]
|
tieu sao |
|
|
tôi tìm ra, nên kết hợp lệnh UCS, dịch chuyển trục tọa độ để tìm trọng tâm dễ hơn.
|
con voi con |
|