Cầu đúc hẫng ? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cầu đúc hẫng ?
Em đang tìm hiểu về cầu đúc hẫng, có 1 số thắc mắc về phần chia đốt và cáp DUL mong mọi người giải đáp dùm ạ !
1. Khi thiết kế thì dựa vào đâu (Tính toán thế nào, thực hiện trên công cụ ji) để chia đốt đúc và bố trí cáp DUL?
2. Tôi đc biết có 2 cách thực hiện là: tính cáp DUL trước rồi chia đốt và ngược lại chia đốt trước rồi tính cáp, vậy nên dùng cách nào thì hợp lí hơn ạ?
3. Các đốt đúc được chia thường có độ dài min và max là bao nhiêu?
Thank !
Có 29 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Ngày nay xây nhà cấp 4 cũng rất tốn tiền. Nhất là nhà cấp 4 mái thái. Chi phí xây nhà cấp 4 phụ thuộc nhiều vào quy mô mong muốn của gia chủ.
|
|
|
1.khi chia đốt người ta sẽ căn cứ vào khả năng sau :đốt đúc phải đủ lớn đê có thể bố trí xe đúc,nhưng cũng không được quá lớn vì nó liên quan đến vấn đề cấp bê tông,co ngót,từ biến (đốt đúc khối lượng lớn thì sự tỏa nhiệt sẽ kém),ngoài ra còn xét đến vấn đề ván khuôn
2.tôi không biết là bạn chia theo hình thức nào nhưng phải đảm bào điều kiện thi công xong một đốt phải căng xong 2 bó cáp DƯL đối với hộp 2 sườn,còn hộp 3 sườn thì 3 bó....,ngoài ra nên để một số bó dự phòng..
3.theo thực tê hiện nay thì các đốt đúc dao động từ 3-5m
|
Alvarogime |
|
|
Bạn ngochoa.utc nói đúng rồi, tôi chỉ bổ sung tý:
1. Thiết kế tính toán dùng RM, Midas ... là phổ biến !!
2. Thực ra xong 1 đốt, thường căng 2 bó với hộp 2 sườn (hoặc 3 bó với hộp 3 sườn). Tuy nhiên, hiện nay với thiết kế và thi công dầm hộp ở VN tương đối nhiều và quen thuộc, do vậy nhiều trường hợp đã bố trí nhiều hơn (VD: hộp 2 sườn dùng 4 bó cáp ...)
|
JacimtoCogy |
|
|
Trong tính toán của bước thiết kế, sử dụng phần mềm RM, Midas ... đấy mà (chắc do tôi nói ngắn gọn quá nên khó hiểu) ...
|
Robertplus |
|
|
Cảm ơn các bạn đã trả giúp đỡ, cầu trả lời cua các bạn đã giúp đc tôi rùi. Nhân đây tôi cũng hỏi thêm vấn đề về mặt cắt dầm hộp trong cầu dúc hẫng:
- Khi chọn cấu tạo dầm hộp thì các kích thước như chiều dày bản nắp, chiều dày bản đáy, chiều dày sườn dầm, phần cánh hẫng sẽ được lấy theo một tiểu chuẩn nào (Dựa vào đâu chọn như vậy), về độ dày tối thiểu và tối đa ra sao thì hợp lý?
thank!
|
EduardoMn |
|
|
khi chọn các kích thước của mặt cắt của dầm hộp hay cũng như các dầm khác I,T.. thường người ta chọn theo kinh ngiệm thôi,tôi ví dụ khi bạn thiết kế cầu BT với nhịp 33m thì lúc đó nếu bạn dùng dầm chữ I thì nó đã định hình cao 1,65m rộng 0,65.....tương tự cho mặt cắt hộp ,nhưng khi chọn bạn phải để ý một số chi tiết như,khi bạn thiết kế đúc hẫng do các yếu tố chịu lực ở trên đỉnh trụ thì mặt cắt đặc hơn,ngoài ra còn phải đảm bảo đủ độ dày để bố trí cáp DUL....
P/S: bạn có thể tham khảo cuốn CẦU BTCT F2 của GS.NGUYỄN VIẾT TRUNG và PGS.TS NGUYỄN NGỌC LONG ĐHGTVTHN
|
jinchan |
|
|
Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất) |
Luckyman
|
|
|
Đề nghị bạn sin1476 dành thời gian tự tìm lời giải (nghĩ thật kỹ) sau đó mới hỏi nếu không thực hiện được. Bạn cứ hỏi kiểu này thì chỉ là học vẹt mà thôi...
|
Robertgomo |
|
|
Cảm ơn bạn đã góp ý, tôi đang dành thời gian của tôi tìm lời giải bằng cách hỏi những người đã biết, vì thế tôi lên đây hỏi. Nếu theo ý bạn thì tôi ko nên cái gì cũng hỏi phải ko, như vậy ketcau.com còn tác dụng gì nữa, vì bất cứ vấn đề gì cũng gần như đã có trong sách vở, nhưng quyển sách có vấn đề đó là quyển "gì" mà thôi. Sao bạn ko khuyên tôi nên tự tìm hiểu vấn đề ở đâu mà đã vội kết luận chủ quan rằng tôi chưa tìm hiểu và chỉ là học vẹt... Hi vọng bạn nên bình tĩnh hơn trong mọi việc ^^!
|
nguyentrungata |
|
|
Tôi đã tham khảo đc tài liệu của thầy Chu Viết Bình về vấn đề này, trong quyển cầu BTCT tập 2 của thầy Nguyễn Viết Trung cũng có nói đên, mọi thắc mắc đã xong, cảm ơn bạn đã giúp !
|
dutrieu |
|
|
Theo tôi thì mô hình bằng pm gì thì cũng phải dựa trên sự am hiểu kết cấu, còn pm cũng như cái máy tính, máy tốt, nhiều chức năng thì tính nhanh, dễ hơn,
-Để hiểu về kết cấu cầu thi công theo CN đúc hẫng , mời bạn tham khảo sách : CÔNG NGHÊ ĐÚC HẪNG CẦU BTCT - GS NGUYỄN VIẾT TRUNG , ĐH GTVT HN
-Để tham khảo cách tính trên Midas , mời bạn tham khảo sách :Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với Midas/Civil tập 2 của thầy Ngô Đăng Quang ( chương 8 : về cầu đúc hẫng)
Cái gì thật sự khó hay ko hiểu nổi, xin mời bạn post lên cho mọi người cùng suy ngẫm và trao đổi, đó cũng là 1 cách học rất hay
|
truongtiengka |
|
|
1. Có nhiều cái sách vở không ghi ra. Và người cần tìm câu trả lời phải tự ngẫm nghĩ trước đã.
2. Bạn sử dụng thời gian của tôi bằng cách hỏi những người đã biết, có nghĩa là bạn học theo cách của vẹt. Hay hơn là bạn tự học mà hạn chế hỏi đi, thì khi bạn gặp một vấn đề nào đó mới thì chẳng sợ bị phụ thuộc...
3. Sở dĩ tôi "đoán" thế là vì những câu hỏi bạn đang quan tâm rất cơ bản. Và bạn không cần phải sách vở gì cả cũng tự trả lời được (nếu bạn chịu nghĩ).
4. Khi viết cho bạn, tôi viết nghiêm túc và trong trạng thái bình tĩnh hết mức rồi.
|
JacimtoCogy |
|
|
bạn ngochoa.utc kỹ tính thế, người ta hỏi anh dùng phần gì để phân tích thì trả lời Midas hoặc RM là đủ rồi. Còn vấn đề chia đốt là liên quan đến thiết kế chứ ko phải phần mềm tính toán. Phần tính toán cũng chỉ có ý nghĩa rằng cái thiết kế của bạn đảm bảo an toàn và có thể thi công được. Có đầy thứ trong thiết kế - thi công mà phần mềm ko xét được
|
ao anh xa |
|
|
@ngochoa.utc: học trường gt mà hỏi những câu gà quá ,nếu mà năm cuối gặp các thầy khéo ăn bạt tai
|
duong tang |
|
|
uh tôi học năm cuối giao thông,giao thông thì khác gì với trường khác không bạn,tôi hỏi gà chỗ nào bạn,bạn có thể chỉ cho tôi được không?????
|
MichaelKl |
|
|
Chào anh!
Em đã xem tin tức và biết anh hơn tuổi em, tôi h chỉ là sinh viên, có thể vì anh đã đi làm hoặc đang giảng dạy nên nhưng kiến thức tôi hỏi đối với anh có thể hơi ngớ ngẩn, tôi sẽ rút kinh nghiệm ^^!
Nhưng tôi nghĩ học vẹt là hỏi những cái người khác biết thì ko phải (Có câu muốn biết phải hỏi), mà bắt chước người khác nhưng ko hiểu là gì mới là vẹt, mà vì tôi ko muốn là vẹt nên tôi mới hỏi để hiểu. Tôi nghĩ với việc lựa chọn kích thước 1 hầm hộp thì SV như tôi ko thể nào ngồi tự nghĩ ra chọn thế nào là hợp lý được (Chiều dày bản đáy, bản nắp, ...) nếu ko có tài liệu và hướng dẫn của thầy cô.
Nhân đây tôi cũng muốn hỏi thêm anh và mọi người, mong được giúp đỡ ạ.
- Tôi có bài tập về mô hình hóa trụ cầu bằng midas/civil nhưng phải sử dụng phần tử khối ( Bình thường hay dùng phần tử thanh). Tôi gặp khó khăn ở chỗ giải quyết mặt cong ở phần thân trụ, hay giả sử như phải vẽ 1 trụ thân cột có cả Bệ và Mũ chẳng hạn. Thông thường tôi chỉ làm đc cách cắt 1 khối về dạng trụ nhưng như thế thì các đoạn mặt cong 2 bên thân trụ, đoạn vát ở mũ trụ, hay với trụ cột ko biết không biết làm sao mà, mà than,mũ, bệ chỉ là các khối hộp. Khi tôi dùng chức năng Plate wizard thì tôi vẽ được mặt cong hay trụ thân cột nhưng lại ko biết làm sao để phát triển phần tử ra phần Bệ và Mũ trụ. Tôi đã xem qua các tài liệu về mô hình hóa midas nhưng cũng ko thấy nói đến phần này hoặc nói rất qua loa và với kiến thức của tôi cảm thấy mơ hồ chưa hiểu. Ai biết có tài liệu gì hoặc đã làm đc bài toán này thì giúp tôi ạ. Tôi cảm ơn!
P/S: Hi vọng tôi hỏi câu này ko bị cho là ngớ ngẩn . Tôi biết mô hình hóa ko nhất thiết phải giống y xì thực tế nhưng tôi muốn làm càng giống càng tốt ạ!
|
hiepsitayto |
|
|
Cảm ơn anh, tôi nghĩ chắc anh đang giảng dạy ở đâu đó, những câu trả lời của anh khá giống với các thầy dạy em, đều là bắt SV tự tìm hiểu ^^! Tôi sẽ nghiên cứu thêm
P/S: Vẫn mong những chỉ dẫn cụ thể hơn của mọi người ạ !
|
EduardoMn |
|
|
Bài 6 và 11 nói rồi còn gì bạn. Nếu tôi là bạn tôi sẽ hỏi là: tôi đọc những tài liệu này, tiêu chuẩn này .. thấy chỗ này chưa rõ ràng, còn có nhiều bất cập ... mong mọi người thảo luận. Như thế sẽ hay hơn là tôi có cái cầu nhịp 100m, các bác chọn hộ tôi tiết diện.
|
sieunhangiambeo |
|
|
Trí thức gì mà viết văn kiểu gây sự, không văn hóa gì cả >. Đã vài lần như thế rồi.
Tôi cho nghỉ 7 ngày để suy nghỉ cách viết bài lại. Sau đó phải biết sửa đổi lại.
|
Philipboxy |
|
|
Xin lỗi tôi ko hiểu ý anh, bài 6 và 11 là sao ạ, tôi đang hỏi về phần tử khối trong Midas/civil ạ!
|
Alvarogime |
|
|
tôi đã biết cậu là ai rồi,tìm đọc tất cả những bài của cậu gửi lên diễn đàn toàn là bài xin xỏ và phá người khác,chứ chưa thấy cậu có bài góp ý nào về chuyên môn cả,mong cậu rút kinh ngiệm >>>
|
suanhadthouse |
|
|
tôi thấy người ăn bạt tai là ông sin1476 chứ ,tội lười học .
|
tungch46 |
|
|
tham khảo ....
>
>
bạn nên tham khảo thêm và chính trong cuốn Công nghệ đúc hẫng cầu BTCT của thầy TRUNG.....
|
Enriquecem |
|
|
Mọi người cho tôi hỏi cách tính số bó cáp DUL trong cầu đúc hẫng này với ạ ?
|
CharlesEn |
|
|
các anh ( thầy) ơi cho e hỏi
tại sao lúc hợp long thì phải hợp long nhịp biên trước sau đó mới hợp long giữa ?
|
delta deus |
|
|
Ngày trước tôi cũng nghĩ như vậy, nhưng khi ra đi làm thì hoàn toàn không như vậy. Mấy dự án tôi thấy người ta hợp long giữa trước rồi mới hợp long biên (cầu Cái Lớn - Dự án Minh Lương - Thứ Bảy- Hành lang ven biển phía Nam). Bạn thử kiểm tra thông tin này lại nha. Vì tôi hay đi qua sông nên thấy như thế, chứ tôi chưa làm cầu đúc hẫng bao giờ
|
thatgia |
|
|
Bạn muốn biết thì tìm đọc sách:"Cầu đúc hẫng-thiết kế theo tiêu chuẩn 22TCN272-05" của thầy Nguyễn Viết Trung mà đọc,nói rất kỹ về cầu đúc hẫng.Ngày trước tôi đi học thì các thầy dạy,phải hợp long nhịp biên trước(bắt buộc)để tạo đối trọng khi hợp long nhịp giữa,tránh bị lật.Không biết tôi có nhớ sai không.
|
AlbertDOB |
|
|
Hợp long nhịp nào trước cũng được. Mỗi 1 cách thi công sẽ là 1 sơ đồ tính khác nhau. Việc này liên quan đến việc thay đổi bậc tự do của kết cấu. Sơ đồ liên tục, thay đổi bậc tự do dần dần...Thiết kế dựa vào công nghệ và biện pháp thi công. Bạn thay đổi cách thi công sẽ là 1 bài toán khác và nội lực, bố trí thép chịu lực cũng sẽ khác.
|
Happyspringla2007 |
|