Hỏi đáp / Công trình cầu, hầm
Nguyên lý tính toán kết cấu bê tông cốt thép thường và bê tông cốt thépDUL? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Nguyên lý tính toán kết cấu bê tông cốt thép thường và bê tông cốt thépDUL?

     chào các sư huynh ! Nhờ các sư huynh giải đáp hộ: Cho biết sự khác biệt cơ bản của 2 nguyên lý tính toán kết cấu BTCT thường và BTCTDUL ? tôi đọc các tài liệu của thầy Nguyên Viết Trung nhưng vẫn không tìm ra câu trả lời . Mong các sư huynh giúp đỡ !
Có 44 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Top 100 mẫu mặt tiền nhà phố 5m được bình chọn nhiều nhất
Rolandpr
nguyên lý tính toán sự khác nhau giữa về cấu tạo( sự khác biệt về cấu tạo BTCT thường và BTULT về cấu tạo) và nguyên lí sự làm việc của kết cấu( võng.nứt,biến dạng....).
Rolandpr
Roberter
thanhks anh ! nếu như anh nói cụ thẻ hơn thì tốt biết mấy .hihi
Roberter
tungch46 Bạn tính cốt thép DUL và bố trí nó bằng cách nào, nó có khác gì so với tính toán bố trí cốt thép thường ko? đó chính là sự khác nhau cơ bản giữa BTCT thường và BTCT DUL
tungch46
Alvarogime Sách tiếng Việt do thầy Trung viết mà anh chinhuct đọc không hiểu !> Thì tôi cho TL tiếng ngoại, làm sao bạn theo nổi ? Thôi ráng nghe lời giãi thích nầy: 1) Cơ bản dầm trên hai gối chịu tác dụng lực thẳng sẻ sinh ra mô men. 2) mô men tác dụng vào mặt cắt nẩy ra ứng suất ép bên trên, bê tông chịu phần ép nầy. Phía dưới chịu ứng suất kéo, phải dùng các cọng thép chịu đựng. Đó là căn bản của BTCT. 3) mãi đến khoãng 1950 có được các cậu KS thông minh như bạn vậy có ý nghỉ mới để tăng khả năng chịu đựng của dầm BTCT bằng cách: Phía vùng dưới nơi các cọng thép đút vào, nếu trước đó tôi có cách chi ép thằng BT trước đó lại chung chút ít, thì sau đó nó chịu được nhiều ứng suất kéo ra hơn. Từ đó sinh ra cái tên phương pháp DUL, các cọng dây thép đặt thêm hai miếng thép, khi kéo dây căng ra thì miếng thép ép vào BT trước. Đây là phương pháp "mới", cùng tiết diện, vật liệu lại có khả năng chịu lưc cao hơn. Nhưng chế tạo nó khó và đắt tiền hơn. ok ? Hiểu rồi chứ ? nếu vẫn chưa hiểu thì đành chịu vậy .Đổi ngành học kết cấu Gổ cũng được.
Alvarogime
anhtuannguyen0904 Anh Umy cho e xin đóng góp một chút ý kiến. Theo e hiểu thì đối với BTCT và BTCT DUL thì 2 cái này không có gì khác nhau về khả năng chịu lực, việc tạo DUL cho kết cấu BTCT không làm tăng cường độ của vật liệu mà đơn thuần nó chỉ làm tăng khả năng chống nứt của BT.
anhtuannguyen0904
Edwandhext Tại Hải Phòng có công ty xây nhà trọn gói Hải Phòng giá rẻ, xây cẩn thận không nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà rồi. Đau đầu quá.
Luckyman
Edwandhext Thế àh ! tôi học môn nầy cách đây lâu quá, kỹ thuật xưa chắt không còn đúng nữa >. Khoãng 1960-1980, bên tây Âu hay dùng kỹ thuật DUL xây cầu nhiều, thấy mặt cắt cầu mõng hơn vẫn chịu cùng tải trọng. Sau đó thấy kỹ thuật DUL dùng qua xây cất sàn cho nhà cao tầng, phát triển thêm qua Composit (Dầm thép+Sàn BTCT hoặc BTCT-DUL) Tôi chỉ quan sát thấy vậy chứ không vô sâu !> , tôi tính nhiều với thép không có BT Anh doanvanhuycd hoặc Bác nào nắm rỏ, thì làm ơn giải thích thêm cho hiểu. >
Edwandhext
EfrainKl Vâng ạ. E cũng chỉ hiểu được một chút thế này, mong các bác đóng góp thêm ý kiến. Đối với kết cấu BTCT thông thường, cốt thép có khả năng biến dạng khá lớn, trong khi bê tông lại không có khả năng ấy. Khi biến dạng của cốt thép lớn dẫn tới bề rộng vết nứt của bê tông vượt quá giá trị cho phép. Để tăng khả năng chống nứt và biến dạng của bê tông, người ta tạo cho kết cấu 1 lực nén trước --> Kết cấu DUL Việc tạo dự ứng lực phải sử dụng cốt thép cường độ cao, đi đôi với nó là bê tông cường độ cao (tức là không thể sử dụng thép cường độ cao + BT thường). Do đó, nó không làm tăng cường độ của kết cấu được. Còn tính toán đối với 2 loại này, tôi thấy không có gì khác nhau cả.
EfrainKl
Roberter
Vài ý kiến nhỏ: Kết cấu BTCT thường: Trong mặt cắt chịu uốn chỉ 1 phần bê tông chịu nén làm việc, phần chịu kéo là do cốt thường đảm nhận (Bê tông nứt do biến dạng kéo) . Chiều cao chịu nén max = 0.55hc (nếu tôi nhớ không nhầm) nhưng thông thường chiều cao chịu nén thường tương đối nhỏ. Xin nhắc lại chỉ 1 phần bê tông của mặt cắt làm việc Trong kết cấu BTCT DUL: Thành phần lực căng trước làm cho toàn bộ mặt cắt bê tông chịu nén dưới bất cứ tổ hợp tải trọng nào (theo QT79) hoặc chịu kéo tối đa = 0.45 (fck)^0.5 (aashto nếu nhớ ko nhầm). Như vậy với kết cấu BTCT DUL toần bộ mặt cắt bê tông làm việc. Theo ngu ý của tôi sự khác biệt được tao ra là do lực căng trước chứ không phải đặc tính chịu kéo lớn của vật vật liệu thép cường độ cao. Tất nhiên để tao ra được lực căng trước đáng kể thì thép phải có đặc tính cường độ cao. Có thể hình dung như thế này nếu thay thép thường = thép cường độ cao mà không tạo ứng suất trước thì cũng không có nhiều tác dụng đáng kể vì ở biến dạng khoảng 0.0015 thì bê tông vẫn cứ nứt. Để phát huy tác dụng của lực căng trước, vật liệu bê tông cũng thường được thiết kế với cường độ cao hơn đáng kể (40-50 MPa) so với vật liệu BT ở kết cấu BTCT thường (>20Mpa) để có thể tiếp nhận nhiều lực nén từ hệ cáp cường độ cao căng trước. Những keywords để kết cấu BTCT DUL thanh mảnh và có độ vượt nhịp tốt hơn: BT cường độ cao, thép cường độ cao và ứng suất trước làm cho mặt cắt BT chịu nén và dầm được vồng trước có lợi
Roberter
puma12 43 - Cái này chính là do việc tạo DUL đã làm dài giai đoạn đàn hồi ( có thể thấy qua quan hệ momen - độ cong ) vì vậy mà khi thiết kế KCBTDUL người ta thường khống chế ứng suất kéo thớ trên và thớ dưới tương ứng với giai đoạn chế tạo và giai đoạn khai thác --> lực DUL và độ lệch tâm cần thiết . Kết luận : vì giai đoạn đàn hồi trong KCBTDUL dài lên người ta tính toán và bố trí cốt DUL thường trong giai đoạn đàn hồi sau đó kiểm toán lại sức kháng mặt cắt khi mặt cắt đã nứt , nếu t/m --> ok .Vậy nói đến đây ta thấy sự khác nhau cơ bản giữa việc tính toán bố trí cốt DUL trong KCBTDUL và tính toán bố trí cốt thép thường trong BTCT thông thường rùi.
puma12 43
hoangphunhan
Góp ý 1 chút. Về cơ bản thì quá trình chịu lực của 2 loại này cũng là như nhau thôi. Theo như nguyên tắc lực thì BTCT DUL chính là tác dụng 1 lực ngược với các tải trọng tác dụng với các tải trọng thôi, thế thì cứ coi như nó là 1 lực tác dụng lên kết cấu và tính toán bình thường, nói chung là không làm thay đổi gì bản chất của BTCT cả. Mọi người góp ý.
hoangphunhan
Robertgomo
manhdhxdhm: Ok bạn quan niệm DUL như 1 lực tác dụng lên hệ, và tính toán như bình thường, bạn giải thích chữ "bình thường" được không và bạn mô tả lực tác dụng của DUL thế nào vì có nhiều phương pháp DUL. Bonded: căng trước, căng sau, đường cáp gấp khúc, parapol trơn, unbonded: DUL ngoài ..., tất nhiên bạn có thể nói phần mềm có thể mô tả được nhưng trường hợp bạn chỉ có trong tay SAP 2000 phiên bản cũ chưa có mô tả tác dụng của DUL
Robertgomo
muaxanh Đúng là ko tăng cường độ như bạn nói. Nhưng là thay đổi về trạng thái làm việc. Ở BTCT thường thì với dầm giản đơn chịu tải trọng bên trên cùng tải trọng bản thân sẽ có ứng suất nén thớ trên và kéo thớ dưới, nên thớ dưới phải bố trí cốt thép chịu kéo. Còn BTCT DUL thì lực căng kéo của cáp DUL giứp tạo ta mô men âm nên thớ dưới sẽ phát sinh ứng suất nén, khi đó Bê tông sẽ làm chịu nén tốt hơn kéo rất nhiều, tăng khả năng chống nứt. VÌ vậy kết cấu BTCT DUL có thể gọn nhẹ tiết kiệm hơn.
muaxanh
kiwisoda
Theo tôi thì, đọc một lần chưa hiểu đọc 2 lần, chưa hiểu nữa đọc lần 3....Rồi trà đá với bạn bè cũng đem ra bàn thảo...Cứ vậy sẽ ngấm dần vào người. Cứ qua mấy lần đồ án, thi trả bài là hiểu thôi mà
kiwisoda
hiepsitayto Cái này chắc do cáp dự ứng lực hoặc PC bar nó có cường độ lớn hơn cường độ thép thường phải không bác!
hiepsitayto
AnthonyGape Nhớ lại cái thuở tôi đi học thì lớn hơn. Bây giờ còn lớn hơn không ? Chỉ nhớ tính tay DUL rất khó hơn BTCT, và cách thực hiện có nhiều Phương pháp khác nhau. Phải xem lại sách vở TL mới chắc được. >
AnthonyGape
Freddievaw
Trăm hay không bằng tay quen thôi mà bác. Nghề tôi thì 90% là dự ứng lực. Nguyên tắc cơ bản là tạo ra lực nén trong bê tông và....duy trì được lực nén đó. Ở tôi thì chủ yếu dùng dự ứng lực trong, dự ứng lực ngoài ít dùng vì mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng khâu bảo dưỡng thường xuyên rất quan trọng...vu vơ nó tụt neo, đứt cáp thì tèo. Bạn nào mới tìm hiểu món này thì không nên làm ngay bài toán khó. Cứ làm 1 dầm giản đơn, chất tải lên, thấy thớ dưới tôi nó chịu kéo. Bê tông 35Mpa thì kéo 3.5Mpa là nứt thớ dưới rồi. Khi bê tông nứt thì coi như ứng suất kéo trong cốt thép tăng vọt lên tầm 240 Mpa (0.6fy >) ). Lúc đó bạn sẽ thấy là nếu chất thêm tải thì phải tăng cốt thép, tăng thép ko đủ thì phải tăng chiều cao dầm. Tăng chiều cao dầm lại thành ra tăng tự trọng bản thân....kết cấu đỡ như mố trụ, móng cọc cũng to oạch ra.... Thế là người ta nghĩ đến chuyện dự ứng lực .... Ngoài ra với kết cấu dầm nhịp lớn, tầm 25m trở lên là người ta nghiêng về phía dùng dự ứng lực rồi. Giả sử có cầu cần vượt qua khẩu đổ 100m....mà muốn làm bằng bê tông cốt thép thì gần như 99% là dùng dự ứng lực. fy của thép thường tầm 400Mpa, còn của thép dự ứng lực vào đầu 1680Mpa, gấp hơn 4 lần. Ngoài chuyện tăng hơn về fy, dự ứng lực còn chủ động tạo ra ứng suất nén trong bê tông....còn thép thường thì chỉ chịu kéo, bê tông nứt là chịu kéo.... Nếu bố trí dự ứng lực để đảm bảo được bê tông lúc nào cũng nén...trong mọi trường hợp, thì gọi là dự ứng lực toàn phần. Nếu không được vậy, có lúc bê tông chịu kéo, thì gọi là dự ứng lực bán phần hoặc không toàn phần. Nói chung, đã dùng dự ứng lực thì chỉ nên hạn chế ứng suất trong bê tông kéo max là 3Mpa....để tôi nó không nứt. Đã dự ứng lực mà nứt thì ...he he, hơi xấu. Ngoài ra trong dự ứng lực, ngoài chuyện mất mát ứng suất (có thể mất mát 30%) thì cũng cần quan tâm đến các điểm chuyển hướng của cáp, các điểm couple nối cáp, các điểm neo chủ động để kéo căng cáp. Tại các vùng đặc biệt, thuật ngữ gọi vùng D, ứng suất biến đổi phức tạp, không đơn thuần là nén theo phương cáp dự ứng lực mà xuất hiện kéo trong mặt phẳng vuông góc với cáp, cần bố trí cốt thép chịu ứng suất này (brusting force thì phải....).
Freddievaw
tandc128 Em tưởng kết cấu nào cũng thế thôi nó phải thỏa mãn các điều kiện ULS (cường độ) và SLS (làm việc bình thường). Về mặt cường độ thì thằng dự ứng lực phương pháp tính của nó chẳng khác BTCT thường là mấy, có chăng là cái tổn hao ứng suất căng trước do các loại nguyên nhân chắc ai học qua cũng biết (loss of prestress). Và theo tôi quan sát thấy thì cái kết cấu DUL nó có thể giảm được độ võng, mở rộng vết nứt chứ về mặt cường độ thì chủ yếu chỉ phụ thuộc giới hạn chảy của thép và cấp của BT. Cứ nhìn vào cái công thức tính toán thì thấy thôi (còn vấn đề phân bố ứng suất phức tạp trên mặt cắt....hay cốt thép thường.... thì đã có các hệ số thực nghiệm trong đấy rồi). Cái in đậm thì tôi nghĩ kết cấu nào chịu nén đều xuất hiện cái ứng xuất này, không nhất thiết phải là kết cấu DUL, thông thường nhất người ta hay dùng cốt đai (stirrup để làm cái việc gia cường này). Nên làm mọi việc đơn giản để người đọc đừng nghĩ tính toán DUL là cái gì đó lớn lao và cao siêu thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều Đã dự ứng lực rồi mà nứt thì e là không còn hơi xấu nữa mà là rất xấu và rất nguy hiểm Có khi một số cáp bị đứt trong lúc căng cũng nên
tandc128
tontai anh làm dự ứng lực nhiều rồi chắc kinh nghiệm nhiều lắm.cho tôi hỏi anh đã bao h làm sàn không dầm console 5-6m chưa ạ?khi tính võng cho sàn anh có kể đến co ngót,từ biến và vết nứt ko?
tontai
trannguyen1602
2 nguyenle: Tôi dân cầu, không phải xây dựng dân dụng nên chưa làm cái sàn không dầm nào cả. Tôi có cô bạn bên Fressinet Việt Nam, chuyên làm dự ứng lực sàn nhà, bạn cần thì tôi giới thiệu sang. Tuy nhiên, trong ngành tôi thì cánh hẫng 5-6m....thì còn tùy xem nó đỡ trên nó cái gì để chọn lựa xem có dự ứng lực hay không. 90% thì có dùng dưl. Với kết cấu giản đơn như cánh hẫng console thì với co ngót, từ biến sẽ không phát sinh nội lực thêm mà chỉ phát sinh thêm biến dạng. Mặc dù co ngót và từ biến hay đi cùng nhau nhưng có lẽ trong biến dạng, chỉ nên tập trung vào từ biến. Giá trị biến dạng này hoàn toàn tính được theo một số tiêu chuẩn như CEB 90. Thậm chí tính tay cho kết cấu đơn giản console cũng được (tôi nói thế thôi, chứ máy tính nó làm nhanh hơn tôi ). Riêng vết nứt, như tôi nói ở trên, đã có dưl mà để nứt thì hơi...cá xấu. Còn nếu bất khả kháng mà để nứt thì phải tính toán kiểm soát bề rộng vết nứt. Cái này khi tính toán thì kiểm soát thông qua ứng suất trong cốt thép....Hehe, tôi ghét nứt, nên thường cố gắng để bê tông không chịu kéo, nếu có chịu kéo thì cũng cố gắng hạn chế tôi nó dưới mô đun nứt của bê tông. Giá trị này vào khoảng 10% cường độ bê tông, ví như bê tông 40Mpa thì tôi nó vào khoảng 4MPa. Tính sao cho nó vào 2MPa thì ...yên tâm rùi .
trannguyen1602
Robertol cám ơn anh.em thì đang thiết kế một cái sàn ult có console 6m dày 400mm(em dùng eurocode) độ võng đàn hồi do tĩnh tải gây ra là 17mm,nhưng khi kể đến co ngót và từ biến(tính với trường hợp ko nứt) thì nó lên đến 43mm lớn hơn nhiều so với độ võng cho phép l/250.đấy là chỉ mới xét tĩnh tãi thôi
Robertol
hoangthienthu Híc, phải nói thật là tôi cũng không biết trả lời bác này thế nào. Mỗi năm có cả nghìn cái cầu xây mới, cả triệu m2 sàn dự ứng lực làm mới cũng nên . Từ đông sang tây, từ bắc chí nam cũng làm btct dưl thế nên món này không thể bảo là lớn lao cao siêu. Là anh kỹ sư, theo tôi thì nên đi vào chi tiết, không nên có tâm lý chủ quan...học qua là biết, nhìn qua là hiểu. Có thể với người thông minh thì là như vậy, nhưng tôi cũng phải đọc, phải học đi học lại mới ngấm được chút. Và có lẽ cái sự học nó còn dài vì với mỗi cái mới, ta lại phải rất cẩn thận. Tôi kể chuyện vui thế này, tôi có lần tính cho 1 cấu kiện đầu dầm có cắt khấc (vùng D), chỗ đó có 2 neo chủ động cáp dưl. Tính xong, bố trí thép....ra công trường mấy ông thi công cứ méo mặt. Mặc dù vẫn đổ được bê tông, vẫn đầm được nhưng hơi bị....mệt >). Không biết bác nào còn nhớ mấy vụ nứt đầu dầm cắt khấc dầm super-T mà sau đó phải nhờ đến mấy thầy GS TS giúp xử lý. Bác nào còn nhớ vụ dự ứng lực ngoài bị rỉ.... Thành thật mà nói, tôi là kỹ sư, nhiều khi tâm sự với anh tôi cho vui vậy thôi, và cũng mong anh tôi hiểu và yêu quý cái nghề kỹ sư đấy mà dành thêm nhiều tâm huyết cho nó.
hoangthienthu
ao anh xa
Khi thiết kế dầm DUL cũng cần chú ý: ứng suất kéo xuất hiện có thể do bố trí không đủ lực căng trước cần thiết nhưng cũng có thể do thiết kế lực căng trước quá lớn gây nên hiện tượng mô men uốn do DUL lớn hơn mô men uốn do tĩnh tải, trong trường hợp dầm giản đơn bị nứt thớ trên trong khu vực giữa dầm.
ao anh xa
Arthumters Đúng là tôi có thấy cái chuyện này xảy ra nhưng dốt nên không hiểu lắm. Cái vụ đó xảy ra tại chung cư Thái Bình, TP HCM gây không chỉ nứt sàn mà còn nứt luôn cả cột tầng hầm khi kéo căng cái sàn tầng trệt. Chỉ biết là cần phải tính toán hợp lý giữa số lượng thép và lực kéo căng nhưng không biết thế nào là hợp lý cả.
Arthumters
MichelPurn vậy nên người ta mới thường bố trí cáp sao cân bằng với 60-80% tĩnh tải,nói chung chỉ cần kiểm tra ứng suất kéo trong bê tông giai đoạn căng cáp thỏa là dc
MichelPurn
trannguyen1602 Tôi hiểu ý bạn rồi, nếu ứng suất bê tông vượt quá fr, bê tông nứt thì bạn cần dùng mô men quán tính nứt để tính độ võng. Bạn cần cẩn thận, có thể xem lại việc chọn thông số hình học và bố trí cáp dưl. Độ võng do selfweight âm (đi xuống) còn dưl dương (đi lên) nên tổng hợp lại có thể nó vẫn đi lên đấy. Khi đó thì thêm từ biến vào lại càng lên tợn hơn.
trannguyen1602
RaymondEr vì khi thiết kế tôi đã hạn chế ứng suất trong bê tông < fctm nên có thể tính với trường hợp ko nứt(em tính hoàn toàn bằng phần mềm safe v12).tác dụng của cáp trong việc hạn chế võng cho console tôi thấy ko nhiều lắm.console của tôi theo 2 phương (1 phương 5m,1 phương 6 m)nên chỗ góc cột biên nó võng dữ wá.
RaymondEr
dolkihote
Hehe, tôi tư vấn vậy thôi, chứ tôi cũng không có cơ sở nào chi tiết hơn .
dolkihote
xac suat
Khi có công việc thực tế đang cần giải quyết thì các bạn nên gặp trực tiếp sẽ giải quyết được công việc hiệu quả hơn.
xac suat
thietkelogo Tăng bề dày sàn mác bê tông thôi anh.Mà độ võng do co ngót và từ biến sao lớn vậy, bt tính sàn thì ko kể đến độ võng do co ngót này
thietkelogo
ngoctrinh tăng dày bao nhiêu đây bạn, sàn mà dày wá thì cái cột cũng phải to,chưa kể đến nhiều chuyện khác.tiêu chuẩn việt nam khi tính võng thì chẳng đề cập gì đến co ngót với từ biến.còn bình thường thì tôi thấy chả mấy khi tính võng 1 cách đàng hoàng,toàn tính với độ võng đàn hồi chẳng kể đến nứt,co ngót với từ bến. bạn nên đọc các tiêu chuẩn nước ngoài,người ta có quy định cụ thể đấy.
ngoctrinh
profilmuoibay17 Cái này nó có lý do của nó đấy. Sau khi căng cáp xong xuôi và nhồi nhét bê tông vào ông gen để đảm bảo rằng thép dự ứng lực không bị dịch chuyển trong lòng bê tông khi chịu tải. Như vậy, sau giai đoạn này thì phần sức kháng còn lại cáp dự ứng lực làm việc với tải trọng chất thêm sau đó (ví dụ như hoạt tải) chẳng khác gì cốt thép thường. Và các tính toán tiếp theo có thể dùng mặt cắt nguyên (không nứt, vì đối với DƯL), đặc biệt là dùng cách tính tuyến tính cũng đủ độ chính xác cần thiết. Lại nhờ chính điều này, nên các dầm dự ứng lực không cho nứt cho công trình cầu chẳng hạn (như bác ngayxuan nói là dự ứng lực toàn phần), thì việc tính toán độ võng bằng tay khá chính xác khi đo võng do hoạt tải ngoài thực tế. (Ở đây cần bàn thêm một chút về việc lựa chọn thông số tính toán, nếu muốn có từ "khá chính xác"). Nếu hoạt tải của bạn lớn, thì võng do hoạt tải lớn và sẽ chiếm phần chính trong võng. Nếu đối với dầm/bản cốt thép thường và bạn tính võng lại sử dụng mặt cắt nguyên thì sự chênh lệch võng so với trường hợp dùng DUL sẽ chẳng khác gì mấy. (bởi bạn đã không sử dụng mặt cắt có xét tới trạng thái nứt -> không chính xác cho cấu kiện bê tông cốt thép thường bị nứt). Để tính võng chính xác cho cấu kiện bê tông cốt thép thường bị nứt thì cần xét tới cái gọi là tension stiffening effect. Cách đơn giản nhất là khi tính ở trạng thái giới hạn sử dụng chẳng hạn (có nứt), thì dùng một độ cứng mặt cắt trung bình được qui đổi từ mặt cắt bị nứt - trạng thái 2, và mặt cắt không nứt - trạng thái 1 (thông qua một hệ số nào đó, cái này được trình bày trong qui trình rồi). Trong các chương trình tính toán thông thường, có thể họ sẽ không làm đúng điều này, bởi phần lớn dùng phần tử tuyến tính và không xét tới cái nứt kia -> Nếu phần mềm ko có tính năng đó thì tính tay cho chuẩn.
profilmuoibay17
RaymondEr phần mềm safe v12 nó có kể đến ảnh hưởng của nứt bác ạ,nó có thể tính ra bề rộng và vị trí khe nứt nữa.dĩ nhiên thuật toán cụ thể thì nó ko nêu ra nhưng nó có ví dụ so sánh với cách tính trong Example 8.4, Concrete Structures, Stresses and Deformations, Third Edition, A Ghali, R Favre and M Elbadry,em gửi lên đây luôn. em nghĩ việc tính tay đối với một hệ kết cấu tương đối phức tạp thì rất khó mà chính xác dc
RaymondEr
con voi con Có thuật toán gì đâu, chắc để tính bề rộng vết nứt thì nó dựa vào biến dạng của cốt thép thôi mà. Nó sẽ làm theo các tiêu chuẩn tính toán thôi (và riêng về tính nứt thì tôi lại thấy tiêu chuẩn là ổn).
con voi con
Arthumters Tôi vừa đọc cái trang trong cuốn sách đó thì hiểu rằng, việc so sánh ở đây là so 2 kết quả tính chứ không phải là so giữa cách tính của Safe 12 với kết quả thí nghiệm. Về cách tính thì xem ra có vẻ giống nhau. Nôm na là, thằng Safe có thể đã dùng chính xác cách tính của cuốn sách đó, và giờ thì so lại kết quả với nhau mà thôi. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, riêng với ví dụ tính ở trên, thì kết quả tính của cuốn sách có vẻ khá tin cậy. Tôi đã kiểm tra sơ bộ và theo cách tính của tôi thì sát hơn với kết quả tính của cuốn sách đó.
Arthumters
Stevennefs Kết cấu BTCT thương: Cốt thép thường chịu lực chính Kết cấu BTCT DƯL: Cốt thép dự ứng lực chịu lực chính
Stevennefs
ewrewrwewe Theo quan điểm của tôi trong kết cấu DUL thành phần Dự ứng lực (tạo ứng suất trước) quan trọng hơn yếu tố chịu lực của thép cường độ cao
ewrewrwewe
RaymondEr Đúng, về câu chữ, bạn nói chuẩn hơn tôi. Theo tôi, nếu cốt thép DUL mà không được tạo DUL thì còn gọi là cốt thép DƯL nữa không.
RaymondEr
dudung
Trước đây tôi cứ nghĩ DƯL là độc quyền của mấy ông giao thông và các hãng nước ngoài như VSL và Freyssinet, nhưng sáng nay mới ngã ngửa ra vì nhìn thấy mấy ông tư nhân đang vào cáp để làm sàn cho khách sạn gần văn phòng tôi ở.
dudung
Winmordbet ý thứ nhất có cần xem lại không bác, tôi thấy cánh hẫng CR&SH không gây ra nội lực thứ cấp chứ sơ cấp vẫn có. ý thứ 2: tôi thấy đối với kết cấu BTCT DUL toàn phần mà xuất hiện kéo 2MPa nhìn xấu lắm. Giới hạn ứng suất kéo trong bê tông của các quy trình TK cầu theo tôi chỉ là danh định thôi, vì bê tông là vật liệu kém đồng nhất - lỡ nứt đúng cốt liệu thô thì ...
Winmordbet
Danielpr
xac dinh ung suat keo nen tai mot diem bat ki ta lam ntn a
Danielpr
AlbertDOB
xac dinh ung suat keo nen tai mot diem ta lam ntn a.
AlbertDOB
Vimcentcow hôm nay tôi mới đọc bài này của BBaron. theo tôi nhớ thì từ biến creep là quá trình tăng biến dạng theo thời gian. với kết cấu tĩnh định cánh hẫng thì số liên kết đã đủ, dù có chuyển vị phát sinh nhưng không bị cản trở thì không phát sinh thêm nội lực. tuy nhiên một số phần mềm tính toán có đưa primary force vào tương ứng với primary strain, nhưng sau đó thì không tính cộng cái này vào tổng hợp lực cuối cùng.
Vimcentcow
profillinkmuoihai12 anh có file thuyết minh tính toán cầu giao thông DUL trên tràn không ạ? tôi học bên thủy lợi mà phải thiết kế cầu GT DUL, tôi nản quá, chẳng biết không biết làm sao mà cả
profillinkmuoihai12

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Sử dụng Xi măng PC40 và PCB40    (có 15 câu trả lời)
       Cách tính toán toán dao động tự do cầu dây văng trên Midas    (có 17 câu trả lời)
       Midas cầu dây văng?    (có 11 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ hỏi về Dầm DƯL căng trước và căng sau    (có 6 câu trả lời)
       Cắt khấc dầm super T?    (có 19 câu trả lời)
       Các tải trọng đặc biệt    (có 5 câu trả lời)
       Tiếng kêu lạ trên cầu vượt bằng thép    (có 11 câu trả lời)
       Cần sự giúp đỡ về tính ổn định của cầu    (có 11 câu trả lời)
       tính toán khả năng chịu lực cầu tre    (có 7 câu trả lời)
       So sánh các phương án cầu?    (có 17 câu trả lời)
       Sử dụng bê tông cường độ cao trong xây dựng cầu!    (có 6 câu trả lời)
       Tường chắn đất có cốt - Mechanically stabilized earth walls (MSE)    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán toán xoắn của cầu dầm hộp thép liên hợp    (có 6 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi ĐCNL Cầu Dây Văng?    (có 6 câu trả lời)
       So sánh 2 phương án cầu dây văng không có nhịp dẫn và cầu dây văng có nhịp dẫn    (có 7 câu trả lời)
       Phần mềm cho kỹ sư cầu đường    (có 5 câu trả lời)
       Cầu cạn vành đai 3?    (có 5 câu trả lời)
       tính toán thanh chống khi thi công ván khuôn đáy bệ móng trụ cầu    (có 6 câu trả lời)
       Cách tính toán toán cầu dầm bản rổng    (có 9 câu trả lời)
       Cầu bê tông cốt thép?    (có 8 câu trả lời)
       Cách tính toán cọc KN theo AASHTO LRFD 2007    (có 7 câu trả lời)
       Gối cầu của cầu dầm thép?    (có 9 câu trả lời)
       Đà giáo - trụ tạm?    (có 11 câu trả lời)
       Bản bê tông trên bản mặt cầu    (có 6 câu trả lời)
       Phần mềm Midas 2011    (có 21 câu trả lời)
       Cầu giàn thép Warren    (có 5 câu trả lời)
       Khe co giãn ray?    (có 25 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi tĩnh không thông thuyền    (có 6 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK bản mặt cầu?    (có 12 câu trả lời)
       Cột tròn chịu nén lệch tâm.    (có 12 câu trả lời)
       Tài liệu cầu Hàm Rồng?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi trình tự thi công chân khay ạ!    (có 5 câu trả lời)
       Việc phân chia các đốt đúc của dầm Đúc hẫng.    (có 7 câu trả lời)
       Khống chế cao độ bản mặt cầu ?    (có 5 câu trả lời)
       Tài liệu thiết kế về dầm bản lỗ kiểu rỗng?    (có 22 câu trả lời)
       Chiều dài căng cáp 2 đầu cho kết cấu    (có 18 câu trả lời)
       Tài liệu về cầu bính?    (có 23 câu trả lời)
       Cầu vượt Nút Giao thông Cầu Giấy    (có 6 câu trả lời)
       Bảng tính dầm Super T sd bê tông cường độ cao!    (có 5 câu trả lời)
       Nứt bề mặt (mặt trên xà mũ trụ)    (có 6 câu trả lời)
       Mô hình tháp xiên trong RM?    (có 12 câu trả lời)
       Cầu dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép    (có 10 câu trả lời)
       Kiểm định cầu cũ    (có 14 câu trả lời)
       Đất đắp sau mố cầu?    (có 20 câu trả lời)
       Cách tính toán Momen quán tính?    (có 52 câu trả lời)
       Tài liệu biện pháp tổ chức thi công trụ cầu?    (có 13 câu trả lời)
       Lập dự án xây dựng cầu bê tông cốt thép giản đơn    (có 8 câu trả lời)
       Hệ số phân bố ngang cầu bản mố nhẹ đúc liền khối    (có 8 câu trả lời)
       Bố trí cọc vuông cho mố cầu chéo    (có 8 câu trả lời)
       Cầu đúc hẫng ?    (có 29 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top