Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
|
- Nếu không có thời gian trông coi giám sát thì Xây nhà trọn gói là lựa chọn có vẻ ổn nhất. Công ty nào xây nhà uy tín ở Hải Phòng nhỉ?
|
|
**
ảnh hưởng của hoạt động khai thác nước ngầm tới điều kiện địa chất công trình. - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
ảnh hưởng của hoạt động khai thác nước ngầm tới điều kiện địa chất công trình.
Chào các bạn!
Tôi muốn hỏi là: Khi khai thác nước ngầm thì nó ảnh hưởng thế nào tới điều kiện địa chất công trình.
Có 6 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Phần lớn các shop đều thuê kiến trúc sư thiết kế và thi công shop mỹ phẩm . Không nên mua đồ chắp vá sẽ khiến khách hàng thiếu tin tưởng!!
|
|
|
Bác Ngọc đâu rồi? Trả lời giùm chúng cháu câu này đi
|
JacimtoCogy |
|
|
Nó sẽ có khả năng gây ra sụp lún đất đai, công trình bên trên (do hạ mực nước ngầm nên làm tăng ứng suất hiệu quả của bản thân đất).
Tôi nghĩ ý đó ảnh hưởng về công trình.
Còn các ảnh hưởng khác về môi trường, thủy văn, sinh thái,..
MỜi các pro khác chém tiếp..
P/S: Tôi thấy bác Ngọc đang online đó anh Sơn ui...hehe
|
checkerso1 |
|
|
Ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm:
1. Làm cho cao độ mực nước ngầm hạ xuống nếu không có nguồn cấp nước bù lại vào đất.
2. Do cao độ mực nước ngầm hạ xuống nên việc khai thác nước ngầm ngày càng khó khăn hơn. Khi khó quá thì phải lấy nước chỗ khác. Ví dụ Hà nội phải lấy nước từ thượng nguồn sông Đà.
3. Khi hạ mực nước ngầm, nước trong đất ở những cao độ vốn dưới mục nước ngầm nay trở thành trên mực nước ngầm sẽ chảy ra một cách ào ạt tạo nên các khoảng trống để các hạt đất ngày càng gần gũi nhau hơn dẫn đến thể tích đất bị co lại dẫn đến lún. Hà nội và TP Hồ chí Minh đang lún lớn với tốc độ trung bình vài cm 1 năm. Đây là lý do tốt để có thể đổ vạ cho việc hạ mực nước ngầm khi các công trình của chúng ta bị lún. Ví dụ các hố tử thần ở TP HCM và HN có thể lấy lý do này để trốn tránh trách nhiệm (Không phải cháu)
4. Do nền đột nhiên bị lún nên sức kháng ma sát của các cọc tại các công trình sẽ bị mất và phát sinh ma sát âm. Lúc đó sức chịu tải của các cọc sẽ giảm rất lớn nhất là đối với các cọc có mũi đặt vào lớp đá cuội sỏi cứng. Nếu có công trình nào bị đổ sập do thiếu cọc khi thiết kế, xin cứ lấy lý do này để chạy tội. (Cũng không phải cháu).
Với các nội dung đã nêu ở 3 và 4, tất cả các sự cố nền móng xảy ra đều có thể quy trách nhiệm cho những người dùng nước máy hàng ngày. Xong. Vui vẻ. Vỗ tay.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Nói theo kiểu các thầy địa chất công trình, điều kiện đcct nó gồm rất nhiều thứ (tính chất đất đá, nước dưới đất, cấu trúc đất đá, môi trường, các hiện tượng xảy ra...), nên việc khai thác nước ngầm có thể có những ảnh hưởng sau:
- Gây hạ thấp mực nước ngầm (đương nhiên), sự hạ thấp này chính là căn nguyên các ảnh hưởng khác. Tuy nhiên, hạ thấp chỉ xảy cục bộ nếu khai thác hợp lý, khi đó khai thác chỉ tạo ra phễu hạ thấp mực nước quanh giếng. Thường phễu này phát triển to ra khi khai thác vượt quá sự bổ cập cho nước dưới đất. Khi khai thác nhiều nơi, các phễu này giao nhau sẽ gây hạ thấp trên vùng rộng lớn.
- Việc hạ thấp này đương nhiên làm đất nền giảm độ ẩm, đất thay đổi trạng thái, các chỉ tiêu cơ lý của đất ở phạm vi phễu hạ thấp mực nước sẽ thay đổi.
- Khi khai thác, tạo ra dòng thấm về tâm phễu (giếng khai thác), khi dòng thấm này có áp lực thấm đủ lớn để lôi cuốn các hạt vật liệu mịn trong đất khỏi vị trí nó vẫn đứng đi chỗ khác, làm đất rỗng dần ra (có lẽ giống bác Ngọc nói, nhưng xin đính chính là sự moi và lôi đi này chỉ xảy ra khi các hạt đất mịn đó nằm trong phạm vi dòng thấm và phải có miền thoát (để các hạt mịn bị lôi đi tìm tới và trú chân), hiện tượng này gọi là xói ngầm, thường chỉ xảy ra với đất cát, cát pha. Nếu khai thác hút đều đều và có hệ thống chèn lọc đảm bảo thì đất cũng khó có thể chuồn đi đâu được nên rất hiếm xảy ra. Cái sự moi rỗng và gây sụt sập chủ yếu xảy ra khi bọn xây dựng nó hút nước để thi công hố đào, tầng hầm, thường hút nhanh, nhiều, mạnh và không có biện pháp bảo vệ nên xảy ra xói ngầm, kèm theo hiện tượng đất chảy.
- Gây lún mặt đất, lún này là lún tổng thể mặt đất trong phạm vi ảnh hưởng của khu vực khai thác nước ngầm, đó chính là phạm vi của cái phễu hoặc các phễu hạ thấp nói trên. Cái này do sự thay đổi áp lực hữu hiệu, đã có topic bàn rồi. Kèm theo cái lún mà nó đẻ ra cái ma sát âm như bác Ngọc nói.
- Gây sụt sập nền đất, cái này cũng lại liên quan tới ứng suất hiệu quả, mực nước ngầm hạ, làm us hiệu quả tăng, khi us này vượt quá độ bền của đất thì đất sụt. Ảnh hưởng này còn hay xảy ra với việc khai thác nước trong các hang các tơ, dẫn đến sập hang rất nguy hiểm.
- Gây ô nhiễm nước dưới đất do đẩy nhanh quá trình thấm nước mặt xuống nước ngầm đồng nghĩa với lôi cả chất ô nhiễm xuống một cách nhanh chóng hơn, thành phần khoáng hóa của nước cũng thay đổi.
- Gây xâm nhập mặn ở những vùng ven biển, khi hạ thấp mực nước, chủ yếu là về môi trường nước dưới đất, tuy nhiên, sự xâm nhập này cũng có ảnh hưởng tới công trình như gây sự ăn mòn công trình, bản thân đất cũng thay đổi tính chất khi nhiễm mặn.
- Gây khô, thậm chí cả co ngót lớp đất trên mặt (do đới mao dẫn tụt xuống), chủ yếu ảnh hưởng tới sinh thái. Tuy nhiên công trình móng nông mà nằm trên lớp này chắc chắn cũng bị ảnh hưởng.
- Đối với xây dựng công trình, ngoài ma sát âm, có thể còn vấn đề về thay đổi điều kiện đẩy nổi đối với các kết cấu ngầm.
có vẻ hơi dài nhỉ>, nhưng chắc vẫn còn nữa, các bác bổ sung tiếp!
|
DonaldMi |
|
|
bác wasabi pro thật ! nhờ bác mà e ngộ dc tí xíu về nước dưới đất ! chắc bác cũng pro mấy cái môn về nước dưới đất nhỉ ?
|
kiwisoda |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
Mọi người làm ơn cho hỏi địa chất-phương án móng nhà ở Xa La - Hà Đông
(có 7 câu trả lời)
|
Xử lý địa chất
(có 7 câu trả lời)
|
C và Phi
(có 7 câu trả lời)
|
Thiết bị mới đo độ chặt của đất nền
(có 6 câu trả lời)
|
Đánh giá tính tan rã của đất
(có 7 câu trả lời)
|
Luận chứng giải pháp móng trong xây dựng dân dụng
(có 7 câu trả lời)
|
Thí nghiệm cắt trong hố khoan - bst
(có 7 câu trả lời)
|
Khảo sát Địa Chất?
(có 7 câu trả lời)
|
Nâng Cao Chất Lượng Khảo sát ĐCCT
(có 32 câu trả lời)
|
Cho em hỏi chút.......
(có 53 câu trả lời)
|
Kết quả nén cố kết sau khi xử lý nền!!! Ý kiến và suy ngẫm
(có 32 câu trả lời)
|
bùn sét là đất rời hay đất dính ạ?
(có 6 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ cho biết thí nghiệm hiện trường PBT là gì?
(có 32 câu trả lời)
|
Nên chọn phương pháp khoan nào?
(có 13 câu trả lời)
|
Chiều sâu chôn móng khác nhau
(có 22 câu trả lời)
|
Giúp lựa chọn phương án móng
(có 9 câu trả lời)
|
Cho em hỏi chủt về các khái niệm?
(có 14 câu trả lời)
|
xin hỏi cách gia công mẫu nén nở hông cho đất xen kẹp
(có 27 câu trả lời)
|
Khảo sát địa chất để tính móng - Giám sát thế nào
(có 15 câu trả lời)
|
Quan hệ giữa giá trị Pc và các thông số kháng cắt
(có 12 câu trả lời)
|
Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?
(có 11 câu trả lời)
|
công thức địa chất???
(có 9 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?
(có 9 câu trả lời)
|
Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?
(có 11 câu trả lời)
|
Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!
(có 13 câu trả lời)
|
Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?
(có 18 câu trả lời)
|
Phòng Las?
(có 17 câu trả lời)
|
Đơn giá khoan khảo sát!
(có 9 câu trả lời)
|
Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT
(có 29 câu trả lời)
|
Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"
(có 7 câu trả lời)
|
Robertson Soil Classification Charts
(có 9 câu trả lời)
|
Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.
(có 31 câu trả lời)
|
Thí nghiệm mẫu đât?
(có 37 câu trả lời)
|
Đất không thuận lợi cho việc XD
(có 50 câu trả lời)
|
Góc ma sát trong của đất?
(có 93 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05
(có 5 câu trả lời)
|
Các điều kiện địa chất công trình ?
(có 20 câu trả lời)
|
Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định
(có 26 câu trả lời)
|
từ điển địa chất!
(có 30 câu trả lời)
|
TK Cải tạo mở rộng móng cọc?
(có 12 câu trả lời)
|
Địa kỹ thuật
(có 15 câu trả lời)
|
Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?
(có 10 câu trả lời)
|
Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm
(có 15 câu trả lời)
|
Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT
(có 12 câu trả lời)
|
Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương
(có 82 câu trả lời)
|
TN Đất sai hết cả ???
(có 71 câu trả lời)
|
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
(có 16 câu trả lời)
|
Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?
(có 29 câu trả lời)
|
Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?
(có 55 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng?
(có 28 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|