Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
Độ ẩm của đất trong phòng TN với độ ẩm ở trạng thái tự nhiên? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Độ ẩm của đất trong phòng TN với độ ẩm ở trạng thái tự nhiên?

     Em là sinh viên XD đang học thực tập địa cơ mà tìm tài liệu nhưng đọc hoài mà không biết là như thế nào Đề: Độ ẩm giới hạn nhão,dẻo của mẫu đất trong thí nghiệm có tương ứng với độ ẩm giới hạn nhão,dẻo của đất ở trạng thái tự nhiên không? Mong các bác ai biết thì giúp dùm tôi với thank nhiều
Có 59 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
SpencerJalf
Bạn tìm mua cuốn "Giáo trình đất đá xây dựng" của PGS.TS Đỗ Minh Toàn (sách này của trường Mỏ in, ko biết trong đấy có mua được ko) + quyển hướng dẫn thí nghiệm đất đá xây dựng (cũng của thầy Toàn) =)) 2 quyển này viết khá chi tiết về các tính chất của đất + thí nghiệm đất trong phòng. Độ ẩm giới hạn chảy (ko biết có phải là cái độ ẩm giới hạn nhão mà bạn nói ko >) là độ ẩm mà vượt quá nó một lượng không đáng kể, đất có kết cấu bị phá hoại chuyển từ trạng thái dẻo sang trạng thái chảy và trở thành chảy nhớt. Độ ẩm giới hạn dẻo là độ ẩm mà vượt quá nó một lượng không đáng kể, đất có kết cấu bị phá hoại chuyển từ trạng thái nửa cứng sang trạng thái dẻo.
SpencerJalf
opera
Đương nhiên là bằng nhau rồi, vì độ ẩm này là chế bị.
opera
taolaai uhm,cám ơn bạn đã quan tâm và trả lời cho tôi biết nhưng mà tôi không hỏi định nghĩa mà tôi đang quan tâm là 2 cái đóa có giống nhau không ?(là trong thí nghiệm và thực tế) nếu có giống nhau thì bạn dẫn chứng hoặc có gì đó cho tôi biết để tôi hiểu rõ hơn
taolaai
EduardoMn bạn có thể dẫn chứng hay chứng minh cụ thể cho tôi biết được không vậy (nếu nó bằng nhau hay tương ứng)
EduardoMn
cameralenguyen Thì từ đĩnh nghĩa là rõ ràng thôi^^ nó là độ ẩm chế bị như thầy Hướng đã trả lời bạn đấy!
cameralenguyen
EfrainKl Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx.
Luckyman
EfrainKl Nhưng mà là sao tôi vẫn chưa hiểu,độ ẩm chế bị là độ ẩm như thế nào?????
EfrainKl
anhtuannguyen0904 Độ ẩm chế bị như trong đĩnh nghĩa tôi có tô đậm, tức là thí nghiệm trên đất có kết cấu bị phá hoại (khi làm tn xác định độ ẩm gh chảy, độ ẩm gh dẻo phải tiến hành nhào, lăn, vê đất...). Nó phân biệt với độ ẩm tự nhiên của đất (hay vẫn gọi tắt là độ ẩm của đất).
anhtuannguyen0904
KennethOt cái này chắc người ta muốn nói đến sự khác nhau giữa độ ẩm thật và độ ẩm được đo quá. Nếu vậy thì chắc chắc là khác nhau.
KennethOt
profilmuoibay17 Có bác nào giải thích giúp tôi phần in đậm ở trên không với? Tôi không hiêu câu "Độ ẩm giới hạn nhão, dẻo của đất ở trạng thái tự nhiên" Thanks
profilmuoibay17
thanhthuonghm
Thế này nhé! trong đất có hai trạng thái độ ẩm được gọi là độ ẩm giới hạn của đất là giới hạn chảy (WL) hay nhão và độ ẩm giới hạn dẻo Wp hai độ ẩm này là bản chất của đất và được xác định bằng thí nghiệm trong phòng, giả thiết bạn làm theo phương pháp casangrande thì bạn lấy đất dưới rây 4.75mm còn nếu bạn làm theo chùy vaxiliev thì bạn lấy dưới rây 1mm ( tuy nhiên trong tiêu chuẩn đã có phương pháp hiệu chỉnh với toàn mẫu nếu có hạn lớn hơn 1) vậy kết luận là như thế này : độ ẩm giới hạn trong phong thí nghiệm xác định ra gần đúng với độ ẩm giới hạn thực tế ngoài tự nhiên ( VD trong phòng xác định Wl=42.3%, Wp=27.5% thì chắc thực tế chỉ xoay quanh các giá trị này mà thôi chứ không thể sai lớn hơn được)
thanhthuonghm
Amen1402
Mà tôi cũng chẳng hiểu bạn hỏi để sử dụng vào mục đích gì thấy nó cứ thế nào ý ( nếu mà sai số lớn giữa thằng thực tế và trong phòng thì người ta đưa khái niệm độ sệt Is để phân loại trạng thái của đất làm khỉ gì )
Amen1402
quyetthang122 Bác cho tôi hỏi không biết làm sao mà để xác định được các giới hạn này của đất ở trạng thái tự nhiên?
quyetthang122
deptrainhatnha
Bạn có biết dụng cu xuyên tay của nga không thời xưa người ta đã xác định độ sệt của đất tại hiện trường như thế đấy đi sâu hơn khi người ta công nhận phép thử giới hạn chảy của đất theo xuyên anh hay theo vaxiliev người ta dựa vào cường độ kháng nén hay kháng xuyên ( quy ước) để đưa ra phương pháp xác định. Ở đây tôi có thể hiểu ý của bạn tạo chủ đề muốn hỏi có sự khác nhau không là do khi làm trong phòng người ta đã phá vỡ kết cấu của đất và loại bỏ cỡ hạt lớn dẫn tới kết quả sẽ có sai so với thực tế ( hiểu 1 cách logic)
deptrainhatnha
con voi con Em thấy câu hỏi ban đầu hơi có vấn đề, vì quả thực e cũng ko hiểu rõ độ ẩm giới hạn chảy, dẻo ở tt tự nhiên là ntn?! Bạn toduongphong xem lại câu hỏi xem? Vì độ ẩm gh chảy, độ ẩm gh dẻo của đất cta xác định được từ thí nghiệm trong phòng khi kết cấu đất đã bị phá hoại, và mục đích của tn xđ gh chảy, dẻo là để tính ra chỉ số dẻo, độ sệt, từ đó xđ trạng thái của đất =) phân loại, gọi tên đất. Hay nói nôm na là so sánh độ ẩm tự nhiên với các độ ẩm gh thì sẽ cho ta một ý niệm gần đúng về trạng thái của nó. Mong các bác chỉ giáo thêm!
con voi con
thanhvu
thế mới có chuyện để chém gió. Tức là thế này nếu bạn lấy cùng một mẫu đất làm theo 3 tiêu chuẩn ASTM, BS và tiêu chuẩn viết nam ( tương ứng với 3 phương pháp casangrande, vaxiliev và xuyên côn ) thì 3 kết quả ấy sẽ khác nhau ( bản thân tôi chỉ so sánh được giữa casan và vaxiliev) thấy nó lệch nhau từ 4-5% ( công thức quy đổi trong tiêu chuẩn VN từ vaxi sang casan bị sai nhé) và từ đó mới thấy là kết quả không đại diện cho mẫu ở tự nhiên( hiện trường) thế nên bạn hỏi chắc là ý như thế ý mà
thanhvu
tungch46
Các loại xuyên như vaxiliev và xuyên anh thì tôi mới chỉ nhìn thấy chứa không biết sử dụng thế nào. Còn như bác giải thích thì tôi hiều là các độ ẩm giới hạn này nếu xác định ở hiện trường thì là gián tiếp thông qua các thông số về cường độ kháng nén, hay khác xuyên. Mà đã gián tiếp như vậy (thông qua các hệ số kinh nghiệm) thì đương nhiên khác trong phòng rồi. Theo tôi hiểu nó là thế, mong bác chỉ dạy thêm.
tungch46
trangyu lan bạn hiểu nhầm ý rồi. Ngày cả trong phòng người ta cũng phải dùng đến khái niệm đấy
trangyu lan
mtv_0201 Để trả lời câu hỏi này và giải thích được tại sao thì cần trả lời được 2 cấu hỏi khác trước đã: 1. Độ ẩm giới hạn nhão và dẻo của đất là cái gì và người ta nghịch ngợm kiểu gì để có được giá trị của nó. 2. Các yếu tố của đất quyết định đến các giá trị độ ẩm giới hạn nhão và dẻo có khác nhau không khi so sánh nó lúc ở trong phòng có máy lạnh với lúc nó đang ở lang thang ngoài đường ????
mtv_0201
quyetthang122
Khái niệm về các giới hạn nhão, dẻo đó ở trong phòng rõ rồi mà bác. Ý tôi là như cách xác định nó của đất tự nhiên như bác nói thì đương nhiên khác kết quả trong phòng rồi. Mà kết quả trong phòng theo các phương pháp khác nhau cũng ra kết quả khác nhau. Vậy tôi trả lời đề thi của ban chủ topic là khác nhau. Còn tại sao thì theo như bác phandungdkt giải thích.
quyetthang122
tandc128 Có chắc không. Bạn chưa hiểu hết ý của thằng cha phandungdkt. Hắn quậy đấy.
tandc128
profilmuoisau16 Đó là tôi trả lời dựa theo những gì tôi được học từ bác phandungdkt. Còn sai đúng thế nào nhờ các thầy chấm bài xong mới bít. Tôi mù mờ, lơ tơ mơ lắm bác ạ
profilmuoisau16
test0032
Mà rồi có hiểu cũng không biết dùng vào việc gì "đâu cái điền quá"
test0032
casinomkw
Có cách xác định giới hạn nhão, dẻo tự nhiên hay vậy mà sao người ta không mấy khi sử dụng, mà lại phải mất công mang đất về phòng thí nghiệm rồi "nghịch ngợm" cho ra các giới hạn đó cho nó mệt nhỉ các bác. Đã thế lại còn không giống tự nhiên nữa chứ
casinomkw
con voi con
ac ac tôi cũng không hiểu lắm ý của thầy tôi ra đề,nhưng tôi cũng hiểu được chút chút khi các pác trả lời thank nhiều
con voi con
KennethOt
he he có nhiều cái nó nằm dưới âm phủ sâu quá không độn thổ xuống làm được mà có nhiều cái nên về phòng làm chứ 1 phòng hiện trường không làm được hết các chỉ tiêu nên mới có câu hỏi xác định ở hiện trường ba cái chỉ tiêu ấy làm gì mà biết chết liền
KennethOt
MattieHek Thầy bạn chắc còn trẻ lắm nhỉ>>>
MattieHek
mtv_0201 Tôi nghĩ là đề thi ra có "vấn đề" thật! Chỉ có 1 điều là liên quan đến cỡ hạt phải rây trước khi tiến hành chế bị nước, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau thôi (nhưng có trường hợp lọt rây hết, nhất là đất loại sét trầm tích). Tôi hỏi bạn học ngành Địa chất công trình hay XD?
mtv_0201
EduardoMn Vấn đề bác nêu vượt qua tầm hiểu biết của 1 phần lớn sinh viên nên cũng khó. Bản thân môi trường đất đá là không đồng nhất, do đó độ ẩm (chung chung) sẽ khác nhau theo độ sâu và theo diện (cứ cho là trong 1 lớp hay đơn nguyên đi), sự thay đổi đó phụ thuộc nhiều yếu tố như kích cỡ hạt, thành phần khoáng vật, độ chặt của đất đá, chiều sâu mực nước dưới đất,... Do đó mới đẻ ra môn xử lý thống kê trong ĐCCT . Nếu bới ra thì còn lằng nhằng lắm...
EduardoMn
nguyentrungata
theo ý kiến của tôi ai cũng hiểu là độ ẩm giới hạn chảy và độ ẩm giơi hạn dẻo là bản chất của đất ( nên nó không đổi khi so sánh trong máy lạnh với ngoài đường) và ở đây tôi lại hiểu theo ý của ngwowif hỏi không phải là đại diện cho nền đất ( vì theo tiêu chuẩn thống kê của việt nam với các chỉ tiêu khác cũng cần 6 mẫu cơ mà) mà ở đây người thầy ra đề theo kiểu tôi có 1 nền đất rộng 1mx1m sâu 1m đồng nhất và khi anh lấy mẫu ở độ sâu 0.5m về làm chảy dẻo thì kết quả nó có sai lệch so với thực tế ở công trường hay không? Câu này theo tôi nên hỏi trong giờ thực tập thí nghiệm cơ học đất thì hợp lí nhất thầy hướng nhỉ?
nguyentrungata
delta deus Cái giới hạn dẻo và chảy theo thực tế ở hiện trường là cái gì ??? Có cách nào xác định trực tiếp ở hiện trường không ???
delta deus
taolaai Thế tôi mới hỏi lại chủ topic thầy bạn chắc trẻ nhỉ? và theo thầy ngọc tại sao người ta lại quy ước độ ẩm mà khi xuyên vào xmm trong t thời gian được coi là độ ẩm giới hạn chảy ( tôi nhớ không nhầm người ta quy ước là cường độ kháng xuyên đạt bao nhiêu kG/cm2 thì coi là giới hạn chảy) vậy suy ra có cách xác định giới hạn chảy tại hiện trường chứ - Giới hạn chảy dẻo phụ thuộc vào tính dẻo : suy ra phụ thuộc vào thành phần hạt, thành phần khoáng vật... nên với tiêu chuẩn xác định giới hạn chảy và dẻo hiện nay suy ra nó không đúng với thwcj tế tại twj nhiên ( nếu đất có hạt lớn hơn 1 và lớn hơn 5 tôi nói cho chắc vì có mấy cách làm chảy dẻo mờ)
taolaai
chongthambamien.vn
Tổi tưởng làm cái giới hạn chảy dẻo này chỉ làm đối với hạt lọt qua sàng số 200 thôi chứ, vậy thì nó phụ thuộc vào cái thành phần hạt lọt qua sàng 200 này thôi mờ. Nhỡ có thằng nào lớn hơn mắt sàng 200 thì đâu có làm được cái chảy dẻo này đâu nhỉ??? Hay là tôi nhầm chăng??? Và đương nhiên cái thành phần này trong tự nhiên hay trong phòng cũng chỉ là một thôi làm sao khác nhau được đâu nhỉ???
chongthambamien.vn
plantandzombi
Giới hạn chảy dẻo có được từ thí nghiệm hiện trường có khác với giới hạn chảy dẻo của đất ở trạng thái tự nhiện không các bác? Tôi không hiểu lắm, nhờ các bác giúp với.
plantandzombi
Danielpr Em tưởng là có công thức qui đổi cho mẫu có cỡ hạt lớn hơn hạt dùng làm giới hạn chảy chứ ạ
Danielpr
Bernardmt
vấn đề là câu hỏi ngắn quá, chưa biết chắc họ muốn hỏi ý gì bây giờ đoán ý ông ra câu hỏi nhé: nếu ý ông ấy muốn hỏi sự sai lệch giữa kết quả thí nghiệm của 1 mẫu trong phòng và của cả lớp hiện trường thì sẽ như bác phantuhuong bẩu. nếu ý ông ấy muốn hỏi sự tồn tại của các hạt to lổn nhổn trong đất có ảnh hưởng tới kết quả thí nghiệm chảy, dẻo ko thì sẽ như bác nguyencongoanh bẩu. còn nữa, lưu ý là cái khái niệm giới hạn chảy dẻo này nó thường đi kèm luôn với phương pháp (cách + thiết bị) thí nghiệm, bởi vậy nếu có thằng nào nó hứng lên, nó chấp nhận cho cả các hạt trên cả cỡ sàng 200 vào thí nghiệm thì kết quả chắc sẽ khác với tiêu chuẩn. nói chung nhà cháu vẫn chưa hiểu ý người hỏi
Bernardmt
con voi con Cái làm ở hiện trường này là người ta làm hàm tương quan so sánh với cái anh thí nghiệm trong phòng mà thôi. Bản chất vẫn là dựa vào cái anh trong phòng làm gốc mà không phải là tham số độc lập.
con voi con
phuonganh12
em xin dừng ở đây và về với vợ và con. Chúc cả nhà những ngày cuối tuần vui vẻ ( trừ những ai đang ở công trường )
phuonganh12
Alewohabee Đề bài như thế mới hay. Người tra lời phải phân tích tất cả các trường hợp có thể xảy ra của đề bài, nghĩa là phải tự đặt ra các vấn đề nhỏ để tự giải quyết.
Alewohabee
test0032 Không bít là thầy tôi ra đề có hay ko nhưng mù thấy và đọc vô cái đề là thấy mệt òy,1 cấu ngắn thôi nhưng lại nhiều ý nghĩa,đúng là nhỏ mà có võ >
test0032
MichaelKet Đi học mà mệt thì sau này sẽ nhàn hơn. Đi học nhàn thì sau này sẽ mệt. Cái này giống như câu khẩu hiệu: Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu.
MichaelKet
dacbiet Nếu theo như hình vẽ này thì nó không còn bằng nhau nữa mà thể tích nó sẽ giảm ko bít là co phải vậy không z bác NGOC_IBST Giới hạn chảy LL là độ ẩm mà ở đó, đất chuyển từ trạng thái dẻo sang trạng thái chảy. Khi đất ở trạng thái dẻo, thể tích đất sẽ giảm tương ứng với việc giảm độ ẩm và tuân theo quan hệ tuyến tính. Giới hạn dẻo PL là độ ẩm mà ở đó, đất chuyển từ trạng thái dẻo sang trạng thái "nửa rắn". Khi đất ở trạng thái "nửa rắn", thể tích đất vẫn giảm tương ứng với việc giảm độ ẩm nhưng không còn tuân theo quan hệ tuyến tính nữa.
dacbiet
dutrieu Cẩn thận đấy. Có khi thằng cha này mắc phải cái bệnh của dân Cơ học đất rồi. Không hiểu là hắn lảm nhảm cái gì nữa. Sắp đi nhặt lá rụng ven đường chưa ????
dutrieu
Robertplus
đúng là đá ống bơ thật he he. CHốt lại là các độ ẩm giới hạn hay còn gọi là giới hạn antterbeg( không biết có viết sai tên không nwax ) phụ thuộc vào thành phần hạt và thành phần khoáng vật của đất mà không phụ thuộc vào các cái gọi là trạng thái hay thể tích của đất nữa.
Robertplus
moaza12vs
Túm lại, bó lại......nếu xét ở mức vĩ mô, thì là không. Còn nếu xét theo vi mô thì là có. Tùy bạn chọn.
moaza12vs
Alegowasea
đất đều nhau thì giới hạn dẻo ngoài hiện trường và trong phòng bằng nhau?
Alegowasea
EfrainKl Vì là không biết đất có đồng nhất hay không nên mới bàn luận sôi nổi vậy, bạn à.
EfrainKl
nongdan Đất mà đồng nhất thì khối thằng về đuổi gà cho vợ.
nongdan
trangyu lan nghe nhiều mà chẳng hiểu bao nhiu
trangyu lan
hoibmtose005 Ra vườn đào cục đất rồi chia làm 2 phần giống nhau. Một phần nghịch ngoài hiện trường, một phần mang về phòng thí nghiệm đập hoặc xuyên gì đó với lăn hình con giun đất. Rồi sau đó so sánh kết quả xem sao? Mà nói túm lại chẳng tôi chẳng hiểu mô tê gì cả
hoibmtose005
ao anh xa Câu hỏi này bây giờ mới nghe được. Có lẽ nhầm đề chăng, liệu có phải câu hỏi này. Đánh giá trạng thái của đất theo độ sệt có phản ánh đúng trạng thái tự nhiên của đất không?
ao anh xa
DonaldMi Tùy thôi bác Ngọc ạ, nếu xem xét chi li ra thì đúng là không bao giờ đồng nhất được. Nhưng người ta vẫn đưa ra "mẫu đại diện" đó thôi. Ý e nói là theo cái này đó.
DonaldMi
truongtiengka
Câu hỏi của bạn Phong giống như câu hỏi :"Cô gái kia ở nhà có dịu dàng như ở ngoài đường hay không". Cho nên, đề của bạn Phong hỏi là câu đố thì đúng hơn. Vì nó là vô nghĩa. Trước hết đừng gọi là giới hạn "nhão" như các thầy trường Mỏ nữa, vì TCVN đã viết là "chảy" và thế giới cũng viết là chảy. 1. Đất lấy làm thí nghiệm giới hạn chảy, dẻo được lựa chọn từ đất tự nhiên (xem TCVN) đã được loại bỏ những gì không phù hợp đây là điểm khác biệt đầu tiên so với đất tự nhiên. 2. Giá trị độ ẩm của đất ở tự nhiên chỉ có thể biết được bằng thí nghiệm. Như vậy điều thứ hai có thể khẳng định là độ ẩm tự nhiên của đất được xác định bằng thí nghiệm tại hiện trường hay trong phòng, tuy nhiên vẫn phải qua khâu lấy mẫu. 3. Giới hạn chảy và dẻo là hai đặc tính của đất dính cũng giống như nhiệt độ nóng chảy của thép, biết nhiệt độ này người ta không dùng thép làm vỏ tàu vũ trụ được. Hay đặc tính của nước là sôi ở 100 độ C, thò tay vào thì bị bỏng. Giới hạn chảy, dẻo dùng cho phân loại đất. Với ba giá trị: Độ ẩm tự nhiên, chảy, dẻo mà người ta đưa ra khái niệm tính dẻo của đất hay độ sệt của đất để đánh giá (dự đoán) đặc tính cơ học của nó còn thật hay không thì còn phải xem đã. Đối với 1 loại đất dính, hai giá trị giới hạn chảy dẻo là cố định không phụ thuộc vào đất phá hoại hay không phá hoại hoặc bảo quản mẫu, còn độ ẩm tự nhiên phụ thuộc vào cách bảo quản mẫu mà đưa đến kết quả sai. Mà sai cái này thì kéo theo cái khác.
truongtiengka
MichaelKet Theo tôi nghĩ chắc thầy giáo của bạn này muốn hỏi bạn ấy theo hướng hiệu chỉnh kết quả thí nghiệm xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo khi phần hạt lớn hơn 1mm nhiều hơn 10% theo TCVN 4197 - 1995 cô ạ. Nếu là tôi thì tôi sẽ hỏi ngược lại thầy ngay là mẫu đất trong phòng có thực sự đại diện cho toàn bộ lớp đất ngoài hiện trường không. Câu trả lời lúc đó sẽ dễ hơn nhiều.
MichaelKet
plantandzombi
Topic này thế mà lại vui nhỉ. Không biết thầy giáo của bạn chủ top đã trả bài cho SV chưa. Tò mò quá, không biết thầy nói sao????
plantandzombi
profiltam Thầy bẩu: tao cóc biết.
profiltam
thanhthuonghm cái này bác ngọc nói rồi mà
thanhthuonghm
nguyentrungata
Các định nghĩa về các loại độ ẩm giới hạn của đất thì co trong rất nhiều sách rồi không lên bàn đến nữa làm gì??Còn để trả lời cầu hỏi độ ẩm giới hạn trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa có giống nhau hay không thì ý kiến của tôi như sau: 1.Độ ẩm giới hạn trong phòng thí nghiệm và độ ẩm giới hạn của đất ngoài tự nhiên thì đương nhiên là giống nhau rồi(Bằng nhau về số học nhé)!Lý do như sau!Cùng một loại đất người ta muốn tìm cái độ ẩm giới hạn là ngươi ta đưa ra phương pháp cho nước vào trong đất là xem phản ứng của đất như thế nào????khi lượng nước ở trong đất nó vượt một ngưỡng nào đó thì gọi là giới hạn???Từ cái khả nằng chịu được lượng nước như thế nào mà chúng ta đánh giá các khả năng khác của đất đấy???Vì vậy tôi làm trong phòng thí nghiệm ra cái ngường(Giới hạn của đất như thế nào???)Thì trong tự nhiên khi cùng loại đất đấy nó bị ngậm thêm nước vào thì nó cũng phản ứng như thế nào???Đó là điều mà dân XD chúng ta mong muốn!Thiển ý của tôi???Xin ý kiến của bác Nguyễn Ngọc Ngạn(Bác Ngoc_IBST)????
nguyentrungata

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Thí nghiệm địa kỹ thuật?    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán móng trong báo cáo khảo sát địa chất CT?    (có 13 câu trả lời)
       CPT và c,phi của đất?    (có 38 câu trả lời)
       Khối lượng thể tích của đất cát?    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính toán môdun E từ thí nghiệm CPT và cắt cánh?    (có 7 câu trả lời)
       CK0 triaxial stress path test!    (có 18 câu trả lời)
       Ý nghĩa của các hệ số áp lực đất ???    (có 18 câu trả lời)
       Xử lý số liệu cắt cánh?    (có 39 câu trả lời)
       Giải phương trình bằng phương pháp lặp?    (có 23 câu trả lời)
       Anh em có máy khoan địa chất lưu ý    (có 20 câu trả lời)
       Cách chế độ ẩm khi đầm chặt tiêu chuẩn?    (có 13 câu trả lời)
       Áp lực cố kết và áp lực NLR thặng dư?    (có 50 câu trả lời)
       Cơ học đá?    (có 21 câu trả lời)
       Học địa chất CT chuyển sang học XDDD?    (có 41 câu trả lời)
       Hệ số cố kết Cv?    (có 17 câu trả lời)
       Đất nguyên thổ, hoàng thổ...    (có 7 câu trả lời)
       Đặc Điểm địa chất thủy văn Tỉnh Hà Tây và đặc điểm trầm tích đệ tứ Tỉnh Hà Tây.    (có 6 câu trả lời)
       Quy trình thực hiện công tác khảo sát Địa chất công trình trong XD!    (có 66 câu trả lời)
       Thí nghiệm cắt trong hồ sơ địa chất?    (có 18 câu trả lời)
       Đánh giá các phương pháp tính SCT cọc?    (có 30 câu trả lời)
       Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?    (có 11 câu trả lời)
       công thức địa chất???    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT    (có 29 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Đất không thuận lợi cho việc XD    (có 50 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Địa kỹ thuật    (có 15 câu trả lời)
       Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?    (có 10 câu trả lời)
       Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT    (có 12 câu trả lời)
       Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương    (có 82 câu trả lời)
       TN Đất sai hết cả ???    (có 71 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT    (có 16 câu trả lời)
       Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?    (có 29 câu trả lời)
       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top