Đánh giá các phương pháp tính SCT cọc? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Đánh giá các phương pháp tính SCT cọc?
Mời các bác cho quan điểm :
Nếu các kq thí nghiệm là làm đúng quy trình TN, độ tin cậy cao thì tính sức chịu tải cọc theo cách TN nào cho kết quả sát thực nhất?
Có thể kể 3 cách tính thông dụng nhất :
- tính theo SPT;
- tính theo xuyên tĩnh;
- tính theo chỉ tiêu cơ lí;
-...( có thể kể thêm)
Cách nào đây? Mời các bác bình luận ah!
Có 30 câu trả lời!!
|
|
|
Em khoái tính theo SPT bác à! Cái này bọn Tây nó ưa làm lắm. VN bây giờ cũng làm nhiều về cái này rồi! >
|
hyutars |
|
|
Hì, "cảm tính" thì tôi cứ chọn anh chỉ tiêu cơ lí . Nên nhớ, là kết quả TN làm chuẩn đét nhá ko bớt xén quy trình, có giám sát xịn đứng siem, % ko cắt kiếc gì hết!
|
terrydoa |
|
|
thưa bác tôi thấy trong các giáo trìh nền móng và tiêu chuẩn tính SCT cọc ( theo SPT) ngta lấy chỉ số N60 ( đã hiệu chỉnh về 60% năng lựong hữu ích) tính toán. mà trong thí ngiệm ngta chỉ cho số liệu N
Cách chuyển đổi qua là :
N60 = Ce. N
em thắc mắc ko biết Ce này xác đính chính xác cụ thể như thế nào ? trong tài liệu chỉ để Ce = Eh/ 60 mà Eh = 30 - 60 ( cái này chung chung quá, nếu chọn đại trong khoảng này là thay đổi rất lớn)
|
puma12 43 |
|
|
ko có bác nào trả lời giúp tôi ạ?
|
sieunhangiambeo |
|
|
Cứ bình tĩnh nào! Giải thích ngay đây
Đây là các công thức hiệu chỉnh:
>
>
Còn đây là Eh của một số loại búa.
>
Tự nghiên cứu nhé!>
|
trangyu lan |
|
|
Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo. |
Luckyman
|
|
|
cám ơn bac nhiều!!!
|
53caugiay |
|
|
ah!!thưa bác Hùng ở việt nam thưong thì ngừoi ta thừong dùng máy khoan nào vậy bác? chứ thấy nhìu loại quá tôi ko biết chọn cái nào tính cả!!!
|
arthomeviet |
|
|
Ở Việt Nam hiện có 3 dòng máy khoan:
1. Chiếm số lượng nhiều và đông đảo nhất là của anh Hồ Cẩm Đào.
2. CHiếm số lượng nhiều thứ 2 và xếp vào đồ cổ là của anh CCCP.
3. Hiện nay bắt đầu xuất hiện một số máy khoan mới của tư bản Nhật, Mỹ... (anh này giá thành cao lắm nghe nói tiền tỷ tuy nhiên bù lại công nhân ít). Hôm nay vừa nghe bên chỗ anh FECON chém gió đang nhập 1 con loại này. Không hiểu về VN chưa.
|
moaza12vs |
|
|
Theo tôi thì tính SCT của cọc theo xuyên tĩnh là ổn nhất, không phụ thuộc vào loại đất đá. Nếu theo SPT thì chỉ phù hợp với đất rời, còn với đất dính thì cẩn thận, đi tù như chơi! VN chưa dùng N60 (đang quá trình ng/c)
Còn tính theo chỉ tiêu VL là kém chính xác nhất, SCT của cọc thường cao hơn thực tế.
bán buôn
|
sukem13579 |
|
|
Cái việc dự tính sức chịu tải của cọc theo các tham số xác định từ thí nghiệm CPT cho kết quả hợp lý thì đã được nhiều nghiên cứu khoa học cho kết luận như vậy. Sở dĩ, kết quả này hợp lý là bởi sự làm việc của cọc nó gần giống với cái thí nghiệm xuyên tĩnh nhất.
Cái việc tính toán SCT của cọc theo VL là bài toán cơ học vật liệu, không thể bỏ qua được. Có rất nhiều trường hợp sức chịu tải của cọc lại phải xác định theo VL cọc mà chắc là nhiều người chưa chú ý đến. Này nhé, với cọc BTCT đóng vào đá, sức chịu tải của cọc theo nền đất rất cao, lúc này sức chịu tải của vật liệu sẽ nhỏ hơn nhiều thì chẳng xác định theo nó thì xác định theo cái nào. Rất nhiều dự án nhà máy XM ở ta, sức chịu tải của cọc lại đa phần xác định theo điều kiện VL đấy. Lại nữa, đột nhiên người ta thấy rằng việc sử dụng VL cọc quá cứng là không tiết kiệm, là thừa, người ta hạ sức chịu tải của cọc theo VL xuống thì phải sử dụng nó thôi. Đây không phải là tưởng tượng mà thực tế đã xảy ra. Các cọc xi măng cát có cốt thép cường độ thấp hơn BT nhưng lại đủ lớn để làm cọc. Lúc này, sức chịu tải của nó lại thường được xác định theo vật liệu. Lại nữa cho nó máu, với các cọc nhỏ, đường kính cỡ 10 cm thì sức chịu tải của nó lại lấy theo VL cọc dù cho nó là cọc BTCT bởi khả năng chịu tải của cọc theo nền đất đã tăng lên do hiệu ứng cọc nhỏ.
|
hoangphunhan |
|
|
Cái này chắc là thầy muốn nói đến chỉ tiêu cơ lý? (chữ CL chứ ko phải VL)
|
noithatap |
|
|
Xin lỗi các bác là viết không rõ nghĩa, VL là vật lý ! Theo 20TCN 21-86, sức chịu tải của cọc tính theo chủ yếu là chỉ tiêu vật lý (độ sệt đối với đất dính), mặc định chặt vừa với đất cát (không đề đất cát có kết cấu xốp). Đó không phải là chỉ tiêu cơ học nên tôi viết rạch ròi vật lý, cơ học như vậy.
Mời các bác xem thêm ở đây:
bán buôn
|
muaxanh |
|
|
Bác nói đúng tính theo độ sệt kết quả không tin cậy mà tính theo thằng này chỉ được 30 mấy mét là hết vì nếu e không lầm thì kết quả này lấy theo phương pháp thống kê từ những mẫu đất đã thí nghiệm bên LIÊN XÔ gì đấy,nói sai mấy bác chém nhẹ e tí.
|
profil7 |
|
|
Tiêu chuẩn của tôi được dịch ra từ Nga nên hạn chế về điều kiện biên (độ sâu chẳng hạn). Đó chính là hạn chế lớn nhất của các nhà khoa học VN, chủ yếu là dịch từ Tây và ít cập nhật trong đk VN.
sen hồ tây
|
Rolandpr |
|
|
Hiện nay tiêu chuẩn thiết kế cọc của VN không chỉ lấy theo Nga mà còn có nhiều phần của phương Tây nữa. Phần tính toán sức chịu tait của cọc thì có đầy đủ các cách tính của Phương Tây và phần tính sức chịu tải cảu cọc theo độ sệt B chỉ là một phần nhỏ rong tiêu chuẩn mà thôi.
Vì vậy, cái mà anh PhanTuHuong nói đó là hạn chế thì không phải vậy. Chắc lâu rồi anh không đọc tiêu chuẩn thiết kế cọc của VN.
|
chongthambamien.vn |
|
|
Phương pháp xác định sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cơ lý của đất nền là theo tiêu chuẩn Liên xô cũ.Hình như là kém chính xác nhất trong 3 phương pháp nêu trên nên chỉ được tính cho công trình nhỏ thì phải.còn tính theo SPT và xuyên tĩnh cái nào chính xác hơn phụ thuộc loại đất.Các bác chỉ bảo thêm tôi đang học nền móng.
|
Roberter |
|
|
Có một điều là: Nếu có cái gì đó mà kém chính xác nhất trong tất cả các trường hợp thì người ta đã vứt nó đi rồi. Nếu đã biết được cái nào đó luôn chính xác nhất thì người ta vứt béng tất cả những cái còn lại đi rồi. Vậy thì tại sao các phương pháp khác vẫn còn tồn tại ở đấy. Nhiều phương pháp cùng tồn tại là bởi mỗi phương pháp đều có cái đúng riêng của nó mà các phương pháp khác không thể phủ định nó được trong tất cả các trường hợp.
Mỗi phương pháp tính SCT của cọc đều có những miền áp dụng tốt của nó. Với mỗi người thì thường áp dụng trong một miền nhỏ nào đấy mà chắc chắn là không thể biết hết tất cả các miền áp dụng khác được. Vì vậy, có lẽ không nên dựa vào các kết quả của một miền nhỏ mà ta đã có kinh nghiệm để đánh giá một phương pháp theo kiểu tổng quát được. Cũng có những điều kiện địa chất khác thì áp dụng cái cách tính sức chịu tải của Nga cho kết quả tốt hơn các phương pháp khác (Tôi vừa làm 1 cái ở DEVNIA, Bungary thì thấy như thế).
Hình như còn có cách xác định sức chịu tải của cọc theo sức kháng cắt Cu và tô của đất nền nữa đấy.
|
Vincentpype |
|
|
vậy thì tốt hơn hết là tùy vào ĐCCT mà ta chọn phương pháp tính cho phù hợp phải không bác.Sau đó tính lại bằng các phương pháp khác xem có chênh lệch nhau nhiều không.Mà tôi muốn hỏi là người ta thường lấy giá trị trung bình hay giá trị an toàn của các phương pháp nêu trên?
|
delta deus |
|
|
Tính kiểu quái gì thì cũng đều là dự tính. Cái khẳng định cuối cùng lại là thí nghiệm nén tĩnh. Bạn nên tính hết các phương pháp rồi so sánh với kết quả nén tĩnh để xem kết cách tính nào phù hợp cho từng trường hợp địa chất và cọc khác nhau. Sau đó tham khảo các ý kiến của các người có kinh nghiệm để từ đó có kinh nghiệm riêng thật sự của tôi. Chớ nên copy ngay lập tức kinh nghiệm của người khác. Đảm bảo cứ theo cách này thì đến khi gần chết thế nào cũng trở thành chuyên gia cứng về khoản này. Lúc đó tha hồ mà đi các nơi chém gió.
|
thatgia |
|
|
Hihi, Các chú cứ cố gắng học hỏi, rút kinh nghiệm ... đến khi "chém" được như bác Ngọc là xuất sắc lắm rồi.
|
Winmordbet |
|
|
Chà, thường thì khi thiết kế thì nào đã biết kếy quả nén tĩnh nó thế nào đâu bác? Nên khi thiết kế thì ta nên tính sức chịu tải của cọc như thế nào ạ? Tính thử 2-3 phương pháp rồi chọn cái min để thiết kế? Đây là cách an toàn nhưng về sức cạnh tranh thì sẽ thua với các bác của cty khác (các bác khác đưa ra cách tính có SCT lớn hơn -> ít cọc -> giá thành rẻ -> nhận thầu)
Vậy anh tôi tôi nên làm như thế nào để có thể cạnh tranh được trong thị trường hiện nay. Nếu các bác có kinh nghiệm xin cho tôi 1 lời khuyên
|
ewrewrwewe |
|
|
Cho tôi hỏi chút: Khi tôi tính theo các phương pháp thì thiên về an toàn người ta chọn sct min để tính toán. Nhưng như vậy có phải là lãng phí ko a? Cho tôi hỏi là kết quả nén tĩnh thì ra sát với trường hợp nào hơn :tính toán theo các chỉ tiêu cơ lý của đất nền và spt nhật bản?
E cảm ơn các anh!
|
Robertgomo |
|
|
Nếu biết trước là nó sát với cái nào thì người ta đã vứt béng cái kia đi mất rồi.
|
noithatap |
|
|
Bởi vì sao tôi hỏi vậy là vì tôi thấy tính toán theo pp spt nhật bản ra thưởng nhỏ hơn pp kia rất nhiều.Em có tham khảo một số công trình khác thì kqua nén tĩnh gần với pp cơ lý đất nền hơn. Nên tôi muốn tham khảo ý kiến của các anh.
|
RobbertooWig |
|
|
Lúc thì nó đúng với cách này, lúc khác nó hứng lên thì nó lại đúng với cách tính khác.
Chẳng biết đâu mà lần cả => vì thế dù cho đã tính toán rất nhiều, có kinh nghiệm đầy tôi nhưng lại vẫn phải thí nghiệm nén tĩnh.
|
terrydoa |
|
|
Bác Ngọc ơi, cái này cháu nghĩ nó có phụ thuộc vào các chỉ số lấy từ phương pháp thí nghiệm nào, mức độ tin cậy của thí nghiệm ? cọc là loại nào và đất nền tương ứng với cọc là loại nào chứ bác nhỉ ? hay là nó cứ không có quy luật mà tôi cứ phải tính hết và chọn cái an toàn nhất ạ ?
|
profil7 |
|
|
Dạ vâng tôi cảm ơn thầy!
Thầy cho tôi hỏi là khi tính toán đài 2 cột thì lúc tính thép theo một phuơng thì như đài 1 cột còn theo phuơng kia điểm ngàm tôi lấy mômen với điểm nào thì là hợp lý nhất ạ?
|
con voi con |
|