Áp lực cố kết và áp lực NLR thặng dư? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Áp lực cố kết và áp lực NLR thặng dư?
Số là nhà tôi có làm cái thí nghiệm cố kết (Oedometer) mà có đo thêm áp lực nước lỗ rỗng. Thí nghiệm xong thì tôi mò xem áp lực nước lỗ rỗng thặng dư nó tăng thế nào so với áp lực cố kết thì được cái biểu đồ đính kèm dưới đây. Trước giờ tôi cứ nghĩ là khi mới chất tải, áp lực chất lên bao nhiêu áp lực nước lỗ rỗng thặng dư tăng lên bấy nhiêu rồi sau đó nó tiêu tán. Nhưng theo kết quả thí nghiệm thì lại ko phải vậy. Các bác xem giúp tôi xem tôi sai ở chỗ nào ạ.
Mà bác nào chỉ giúp tôi cách tính độ lún từ U% với ạ.
Cám ơn các bác nhiều
>
Có 50 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Đo ở đâu thế, vị trí nào trong mẫu?
|
noithatchangson |
|
|
Đo ở đáy mẫu bác ạ. Mẫu có bão hòa đạt B = 0.95 rồi mới cố kết
|
thietkelogo |
|
|
Tưởng đo ở giữa mẫu chứ đo ở đáy mẫu thì chắc nó cũng giống ở đỉnh mẫu nhỉ?
|
hoibmtose005 |
|
|
Em chưa có công nghệ nào để đo được ở giữa mẫu bác ạ. Theo tôi nghĩ nếu thấm 2 chiều thì chắc đỉnh mẫu và đáy mẫu bằng nhau. Nhưng nếu thấm 1 chiều thì sẽ khác chăng?
|
Winmordbet |
|
|
Cái này còn chưa hẳn Cứ nghiên cứu kỹ thì thấy nó không phải thế Ngoài ra nó còn phụ thuộc hệ số thấm của đất cũng như trạng thái của đất nữa. Xem thử xem nước nó có thấm xung quanh mẫu từ đáy lên đỉnh không nhé! Do đó đo ở đáy mẫu chưa hẳn đã phản ánh đúng, cứ thử đo ở giữa mẫu xem (giống cái piez. đấy thôi)
|
Vimcentcow |
|
|
|
Cam đang học cơ đất nên rất thích những Topic thế này, đặc biệt ở đâu có anh Oanh là ở đó rất vui
Mẫu của chủ Topic là gì vậy ?
Theo tôi đọc sách thì biết được, cái mà chủ Topic hay nghĩ từ ngày xưa chỉ đúng khi hệ số B, Skempton bằng 1.
Ngoài hình vẽ mà chủ Tóp vẽ, cũng nên vẽ thêm cái tỉ số B = Delta(u)/Delta(xíchma v) thì có kết quả dễ nhìn hơn.
Em đọc 1 số bài báo nói, nếu B >=0.95 thì có thể coi cái lí thuyết Terzaghi là chấp nhận được, hay chính là cách hiểu của chủ Top ngày xưa nghĩ vậy.
Cái anh Oanh đề xuất đo áp lực lỗ rỗng (u) bằng Piozemeter tôi chỉ thấy trong sách nói là đo ở hiện trường, không thấy các cụ khuyên là đo trong phòng thí nghiệm. Chắc là nó to quá chằng
Thưa các bạn, tôi muốn hỏi chủ Tóp, không biết làm sao mà để tôi đo được độ bão hòa là 95% nhỉ ?
Có gì không phải, mong mọi người bàn tiếp,
Thân Chào
|
Robertol |
|
|
@ Bác Oanh: Có thể tôi nhầm chỗ thấm 1 chiều hay hai chiều, mà áp lực ở đây phụ thuộc vào vị trí. Ứng suất ở đỉnh mẫu khác đáy mẫu chăng? Trạng thái của đất thì thuộc OC nhẹ (Đất ở Cái Mép, cố kết ở sigmavo).Vụ nước thấm xung quanh mẫu từ đáy lên đỉnh thì gần như là ko có vì quá trình ráp mẫu rất cẩn thận. Thừa nhận là đo ở đáy mẫu chưa phản ánh đúng nhưng áp lực nước chỉ bằng khoảng 60% tải thì có vẻ hơi bị ít? Còn vụ đo được ở giữa mẫu cho Oedometer thì thực sự là hiện tại tôi chưa biết cách làm, bác chỉ giáo tôi với.
@ Camclay:
- Mẫu là đất sét yếu
- Đúng như bạn nói thì cái tôi vẫn nghĩ thì chỉ đúng khi B =1, nhưng với thực nghiệm thì người ta có thể chấp nhận với B = 0.95.
- Vụ đo B thì theo công thức tính B của bạn ở trên là ra thôi. Với điều kiện thiết bị bạn có thể đo được áp lực buồng và áp lực back. Tương tự quá trình bão hòa của thí nghiệm 3 trục có đo áp lực back.
|
viet toan 12 |
|
|
Xem thêm trang 124 và 125 của "Soil Mechanics in Engineering Practice
Bởi Karl Terzaghi,Ralph Brazelton Peck,Gholamreza Mesri" thì thấy họ recommend đo cái pore water pressure gần tâm mẫu. Nếu thế thì chắc có cái gì đó lắp vào đấy để đo được.
P/S: Cái việc so sánh giống piez. trên kia chỉ là so sánh về nguyên lý thôi nhé.
|
checkerso1 |
|
|
Mấy ông ấy recommend là nên đo gần tâm mẫu thì mới chính xác nhưng ngay sau đó lại có câu là trong thí nghiệm thì thường chỉ đo được ở biên của mẫu do đó cần quan tâm đến tốc độ biến dạng đủ nhỏ để có uniform deformation mà bác. Nếu có cái thiết bị đo áp lực nước trong mẫu cố kết hoặc 3 trục thì chắc nhiều nơi họ cũng làm rùi bác nhỉ.
Có phải ý bác là cái kết quả deltau = delta sigma ở t = 0 ở trên tôi muốn nói chỉ là nguyên lý?
|
KennethOt |
|
|
Y của anh Oanh là nói về cách đo u ở giừa mẫu trong phòng, tương tự như Pioezometer ngoài hiện trường, có phải không ta ?
Nếu được, thì anh đo cả trên và dưới, cộng vào chia đôi thì sẽ ra thằng giữa,
Thân
|
test0032 |
|
|
Để đo được cả đỉnh mẫu và đáy mẫu thì thiết bị của tôi cũng chưa được. Tôi có đọc lại sách thì họ có nói là áp lực nước lỗ rỗng dư ban đầu, thời điểm ngay sau khi chất tải thì không đổi theo độ sâu của 1 lớp đất đang xét. Mà cái tôi vẽ ở bài #1 thì áp lực nước lỗ rỗng dư ngay sau khi chất tải do đó nó sẽ ko phụ thuộc vào vị trí đặt thiết bị đo áp lực nước.
|
taolaai |
|
|
Tôi cũng không có nhiều kinh nghiệm gì lắm, chỉ đọc sách thế nào, thì viết vậy thôi. Chưa kể tới việc đọc nhanh, hiểu sai
Cái ý của bạn đưa ra có lẽ rất thuyết phục với loại đất có độ thấm cao.
Còn sét hay loại đất yếu thì e rằng khó thuyết phục.
Tôi có đọc 1 số bài báo, cộng với 1 số sách đáng tin cậy, họ bảo thế này: Họ có lắp đặt 1 loại hệ thống (theo khoảng cách) để đo áp lực lỗ rỗng (cho cả trong phòng và hiện trường). Thì thấy các giá trị không giống nhau ở các vị trí khác nhau, etc..
Túm lại, thôi không làm rối vẫn đề nữa, tôi chỉ cung cấp thông tin thêm cho bạn thôi.
Còn việc tính toán của bạn mà không gây hậu quả nghiêm trọng thì bạn cứ làm như bạn giả thiết đi. Miễn là có ai hỏi, nên đưa ra được lí do để giải thích cái giả thiết của tôi là hợp lí, thì OK thôi.
Cơ học đất mà, ai biết nhiều, đọc nhiều, có nhiều ví dụ cụ thể, hay kinh nghiệm thì sẽ tự tin hơn để chém.
Nếu đi làm: Thì cứ đưa tiêu chuẩn, còn không thì sách, cuối cùng là báo
Nếu đi học: Thì đưa các bài báo, còn không thì sách, cuối cùng là tiêu chuẩn.
....để mà chém.
Thân chào
|
MaroldPl |
|
|
Đương nhiên là có ai hiểu được hết tất cả đâu, tôi đưa lên đây là muốn hỏi ý kiến tất cả mọi người mà.
Tôi ko biết bạn nói đất có độ ẩm cao là bao nhiêu, còn đất tôi thí nghiệm có độ ẩm khoảng 70 - 100%. Phân loại trạng thái có lẽ vào loại chảy đến dẻo chảy, có mẫu ở sâu hơn thì khoảng dẻo mềm.
Hình dưới đây tôi lấy từ cuốn sách của Terzaghi et al bác Oanh nói ở trên. Theo hình thì với thời gian tức thì sau khi chất tải áp lực nước lỗ rỗng bằng nhau theo độ sâu. Sau đó tiêu tán theo thời gian thì sẽ phụ thuộc vào từng vị trí. Và áp lực nước lỗ rỗng dư đúng bằng lượng tải tác dụng lên mẫu là 55kPa
>
|
muaxanh |
|
|
Nếu là lý thuyết sẽ có công thức.
Cái này là thoát nước 1 hướng, phía trên.
Nếu thoát nước 2 hướng, phía trên và đáy thì đồ thị- phương trình nó sẽ khác .
Ở đỉnh và đáy, áp lực lỗ rỗng thặng dư sẽ =0, và đạt cực đại ở giữa, giống bụng của mấy bác làm quan to ấy
|
puma12 43 |
|
|
Gớm đề nghị các bác nếu cái gì là thông ước quốc tế thì viết hoa không thì viết thường nhé luc đầu tôi tưởng NLR là chỉ số gì tương tự như OCR hóa ra là nước lỗ rỗng
|
muadem116 |
|
|
Cái màu đỏ cần xem xét lại.
Khi đất bão hòa 100 % thì có thể, ấn đến đâu nước nó phòi ra đến đó, deta(u)= deta(sigma tổng); delata(u) - áp lực NLR.
Còn khi chưa bão hòa ( tức là nhỏ hơn 100%) nó phải tăng khác đấy; tức là đất cấu tạo từ: cốt đất, nước, và không khí (lỗ rỗng không chứa nước). Bỏ qua không khí, khi chất tải thì trong đất tăng thêm 1 lượng là ứng suất tổng deta sigma, cái này sẽ phân vào 2 thành phần là cố đất và sự tăng áp lực lỗ rống. Đến đây, thì bạn sẽ hiểu là vì sao khi chất tải áp lực lỗ rỗng không tăng đúng bằng giá trị tải ngoài. Cái độ hụt giữa giá trị tải ngoài và áp lực lỗ rỗng, nó chính là cái tăng của ứng suất hữu hiệu : delta sigma phẩy; thằng cốt đất nó cũng bị đè nén- ức hiếp , phòi cả ra nước .
Cái độ bão hòa là 1 thông số quan trọng trong việc phân bố ứng suất này. Những lý thuyết này có nhiều cái khác nhau, từ những năm 1950 rồi. Nhưng trong sách cơ đất của Việt nam thì tôi ít thấy lắm.
Cũng cần cập nhật thêm cái mới.
P/s: xem kỹ cái hình của bạn volcano5683 thì 2 cái deta u và áp lực cố kết cũng nỏ bằng nhau . Bạn đo không sai đâu, miễn là vị trí đó ...nằm trong mẫu. Bởi vì deta(sigma tổng) là khác nhau tại các vị trí, nên deta(u) cũng khác nhau . Có thể mẫu nó ngắn thì chênh lệch không lớn, nhưng nếu tính Cho cả nền đất dày hàng chục m, thì lại là chuyện khác.
|
Alegowasea |
|
|
Tôi có biết gì đâu mà vẫn chém phà phà đấy .
|
Stevennefs |
|
|
Từ những bộ phim truyện chưởng, từ những buổi nói chuyện với võ sư, từ các buổi học trên lớp, etc.. cho thấy rằng:
Càng biết nhiều thì thường tỏ ra là tôi biết ít, hoặc thậm chí là không biết . Và thực tế thì họ rất là nguy hiểm >>>
Bác là 1 ví dụ điển hình, phỏng ?
|
RaymondEr |
|
|
Tôi nói thật thì không tin.
Một câu khẩu quyết cũ của các bác trên này: nói không biết, biết không nói
P/s:Sáng mai sẽ xóa mấy bài Spam này. Nếu tôi dậy sớm .
|
hyutars |
|
|
Cái phân màu đỏ ở trên tôi lấy của ông Terzaghi trong sách của ông ấy theo cái hình kèm đó bác ạ.
Đúng là độ bão hòa ảnh hưởng như bác nói. Nhưng ở đây tôi đã bão hòa với B>= 0.95 thì có thể coi như bão hòa hoàn toàn, nên chắc nó tuân theo được cái lý thuyết của Terzaghi đó.
Nếu bác nhìn kỹ biểu đồ tôi vẽ thì áp lực nước lỗ rỗn chỉ bằng khoảng 60% áp lực cố kết. Điều đó liệu có bình thường với bề dày mẫu nhỉ (2.5cm)? Tôi có kiểm tra với các thí nghiệm 3 trục thì áp lực nước lỗ rỗng đo ở đáy mẫu thường lớn hơn 85% áp lực cố kết. Nếu khi bác đi giám sát mà đo áp lực nước lỗ rỗng chỉ bẳng khoảng 60% tải thì bác nghĩ đến điều gì trước tiên ạ>>
|
casinomkw |
|
|
bác huyhiep bác ý chỉ nhìn biểu đồ chứ không đọc
câu hỏi màu đỏ: nếu là tôi thường nghĩ ngay đến việc đo chưa đúng hoặc đất chưa thực sự bão hòa như tôi tưởng
tôi nghĩ là sẽ có đầu đo kiểu piezometer, bằng đá thấm nhỏ nhỏ như cái bông ngoáy tai để cắm vào giữa mẫu như bác nguyencongoanh nói, nhưng trước khi đầu tư nó thì nên kiểm tra lại phép đo hiện tại đã.
|
RobertDum |
|
|
-Bạn còn băn khoăn kết quả đo có chính xác hay không chứ gì ?
-Đầu tiên phải có 1 lý thuyết để nắm vững cái tăng NLR như thế nào ?
Phần đo - thí nghiệm là phần so sánh thí nghiêm và thực hành. Lưu ý là cái lý thuyết cũng rút được từ rất nhiều thí nghiệm khác nhau .
Xét chi ly ra, tôi đã từng giải 1 bài toán lý thuyết chỉ ra rằng, với độ bão hòa là 97% thì khi nén tức thời, độ tăng NLR chỉ là 73 % áp lực cố kết- còn phần đo, thí nghiệm thì tôi chưa làm, chỉ đọc của người khác và của bạn thôi ; thực ra không bao giờ tồn tại đất có độ bão hòa 100 % .
Nên cái lý thuyết kia, theo tôi rất quan trọng; mà khoản này cậu phải tự chọn lấy; vì tôi không rõ phòng thí nghiệm của cậu có nồi, niêu, xong, chảo gì để mà tìm cái lý thuyết phù hợp với điều kiện thí nghiệm.
Hoặc cách giải quyết thứ 2: sắm các dụng cụ thí nghiệm phù hợp với điều kiện ra đời của công thức lý thuyết
Lưu ý rằng với đất mà độ bão hòa <100% thì khi cố kết tùy theo giai đoạn, nước lỗ rỗng lúc tăng- lúc giảm chứ không chỉ tăng không
Những cái tôi nói ở trên là bỏ qua điều kiện đo sai hoặc dụng cụ thí nghiệm hỏng . Và 1 điều là nó sặc mùi lý thuyết, chả có tý thực hành nào.
to wasabi: cái tôi viết ra chỉ là cái chung chung thôi; còn biểu đồ thì nhòm nó qua qua; vì thấy là NLR chỉ tăng chứ không có giảm, nên tôi đoán rằng đây là giai đoạn đầu, theo thời gian thì nó sẽ phải có 1 đoạn ...mỏi chứ; thép còn có giai đoạn mỏi huống hồ gì đây là nước phải không bác .
Quên hỏi bạn chủ thớt, bạn thí nghiệm như thế nào mà thấy cái áp suất cố kết- tải ngoài tăng liên tục thế, không thấy kết quả NLR theo thời gian. Cái màu đỏ ấy: thằng thí nghiệm và thằng giám sát đều là bạn hả . Nếu thế thì cần gì hỏi ai nữa
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Bác có thể cho tôi tham khảo bài toán lý thuyết bác đã giải không?
Số liệu tôi plot ở trên đúng giai đoạn đầu sau khi chất tải ứng với các cấp áp lực cố kết khác nhau chứ ko phải phải là cấp tải tăng liên tục. Còn sau đó nó sẽ tiêu tán theo thời gian. Tôi gửi thêm một đồ thị áp lực nước lỗ rỗng theo thời gian để các bác tham khảo.
Trong biểu đồ này thì theo các bác chỗ nào là điểm bắt đầu giai đoạn lún cố kết?
>
Thằng làm cũng là thằng giám sát, chính là em. Nhưng làm xong có chỗ ko hiểu nên phải đi hỏi các cao nhân ạ.
|
ClintomEa |
|
|
Đồ thị đẹp quá
Vậy bạn định nghĩa thế nào là quá trình cố kết, nó xảy ra từ lúc nào ?
|
moaza12vs |
|
|
Em cũng nghĩ là sẽ có kiểu đầu đo piezometer như bác nói nhưng chưa biết khi nào vì hình như trên thế giới họ cũng ko có. Thay vào đó họ thường dùng thiết bị kích thước lớn hơn rất nhiều để có thể đặt piezo và các thứ khác vào trong đó. Ở VN thì tôi nghĩ các trường ĐH và viện nghiên cứu cũng chưa có cả 2 loại này huống chi phòng TN cỏn con chỗ em
|
casinomkw |
|
|
Điểm được coi là bắt đầu lún cố kết là tại đỉnh nhưng thực chất thì điểm bắt đầu lún cố kết từ điểm không, khi bắt đầu gia tải..
|
RobertDum |
|
|
Giai đoạn đầu áp lực NLR tăng vì nước chưa thoát ra ngoài- mà định nghĩa cố kết là quá trình thoát nước và giảm áp lực NLR từ từ theo thời gian
Chắc cái định nghĩa kia dành cho đất bão hòa 100% thôi .
Thằng này bất lực, ấn 1 phát có gì phòi ra hết ngay
Còn các thằng khác được 15,20, 30 phút hoặc ...mấy năm bắt đầu nước mới ra
|
Bernardmt |
|
|
Em ko hiểu chỗ thực chất của bác nói đến ạ
|
delta deus |
|
|
Bài của tôi thì tôi làm xong và vứt đi rồi .
Còn lý thuyết thì tôi có tham khảo cái bài báo sau đây:
http://tracuuxaydung.com/upload/file...inh_ap_luc.pdf
Bạn tự tìm hiểu xem nhé.
Trong đó có nói là trong giai đoạn đầu uo không bằng sigma trong mọi trường hợp đó.
|
phuonganh12 |
|
|
Từ 0 đến đỉnh là giai đoạn cân bằng do có sự nén của nước lỗ rỗng, và khí và....sau khi đạt đỉnh là trạng thái tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng. Theo định nghĩa về cố kết thì đoạn nào áp lực nước lỗ rỗng thặng giảm thì được gọi là cố kết.
Ngoài ra mặc dù được nén trong hộp nén nhưng thành phần áp suất lệch vẫn tồn tại, và cái áp suất lệch này cũng có ảnh hường đến phân bố áp lực nước lỗ rỗng thặng dư trong mẫu.
Về cái thí nghiệm này thì thế giới người ta quần nát rồi, và người ta đã đẻ ra lý thuyết này nọ thì chắc khó mà sai được. Do đó bạn chủ topic xem lại cái quả thí nghiệm có chuẩn chưa nhé.
P/S: Một số thí nghiệm tiêu tán cũng cho thấy hiện tượng này do mũi chưa được bão hòa hoàn toàn
|
profilmuoibon14 |
|
|
Giai đoạn tăng áp lực NLR chính là giai đoạn mà đuổi khí đi và toàn bộ lỗ rỗng trong đất được nhét đầy nước; sau khi lỗ rỗng và khí đi rồi đến lượt nước cũng đi nốt, từ từ mà đi , từ từ mà đi thì áp lực NLR từ từ mà giảm.
|
terrydoa |
|
|
Nếu cho rằng cứ khi nào có nước thoát ra thì là bắt đầu quá trình cố kết thì ngay khi đặt tải là đã có nước thoát ra. Cái sự nước thát ra này khó quan sát được qua cái kết quả quan trắc áp lực nước lỗ rỗng bởi lúc này tải vẫn tăng lên làm cho áp lực nước lỗ rỗng tăng lên lớn hơn nhiều cái áp lực nước lỗ rỗng giảm đi do thoát nước. Chẳng có cơ sơ nào khẳng định rằng cứ khi nào đang tăng áp lực nước lố rỗng thì sẽ không xảy ra hiện tượng thoát nước lỗ rỗng cả. Tuy nhiên, nếu quá quan tâm đến vấn đề này thì sẽ dẫn đến làm bài toán quá phức tạp nên người ta coi cái hiện tượng cố kết, tiêu tán chỉ xảy ra khi thấy nó giảm áp lực nước lỗ rỗng.
Hình vẽ dưới đây minh họa cho ý ở trên.
Cái đường đỏ là đường cho thấy bắt đầu quan sát được hiện tượng tiêu tán từ đỉnh của nó. Đột nhiên, có thằng nó hứng lên, nó lại cứ tiếp tục tăng tải mà không dừng lại như đường xanh. Cái gì cho phép nói rằng, nếu tiếp tục tăng tải từ đỉnh của thằng đỏ thì lập tức làm cho hiện tượng thoát nước nó giật tôi đó tịt thoát nước. Thực ra thì trong quá trình tăng tải từ đỉnh thằng đỏ theo đường xanh thì hiện tượng thoát nước nó vẫn tự nhiên ồ ồ thực hiện mà hoàn toàn không chịu nhịn lại. Ta không thấy được nó là bởi cái sự tăng lớn nhiều hơn cái sự tiêu tán giảm. Và đây chính cũng là một trong các lý do làm cho cái áp lực nước lỗ rỗng đỉnh bé hơn cái tải ta đặt lên mẫu.
>
|
kukuca |
|
|
thế giới có rồi, chắc ko nhiều và chỉ ở mục đích nghiên cứu thôi, ví dụ Đo u ở đáy mẫu viện trường còn chả có điều kiện làm, chứng tỏ phòng TN chỗ volcano5683 là cũng ác phết nhỉ
còn về cái chuyện u tăng ban đầu, có thể còn 1 lý do nữa là khi gia tải trên đỉnh mẫu, ứng suất ko thể ngay lập tức truyền đều toàn mẫu, tôi nghĩ kiểu gì cũng bị trễ. Các bác quan điểm về cái này thế nào.
|
checkerso1 |
|
|
Cám ơn bác, tôi đã hiểu>>>
|
tandc128 |
|
|
Thời gian này tôi nghĩ là chuyện đo u ở đáy mẫu cũng không khó lắm, và chắc một số trường, viện có thiết bị từ lâu rồi ấy chứ
Em thì nghĩ chuyện trễ ứng suất trong trường hợp này không đáng kể, mẫu có 2.5cm thôi mà. Cái chính như bác Oanh với bác Ngọc nói là áp lực nước tăng lên để cân bằng với tải trọng tác dụng, và một phần nào đó là xua đuổi các thằng khí còn trong mẫu.
|
hoangphunhan |
|
|
Bài toán cơ bản của cơ đất chỉ ra rằng là độ lớn của ứng suất tăng thêm
( deltasigma)...nhỏ dần theo chiều sâu, dưới tác dụng của tải trọng ngoài.
Nên mẫu ngắn hay dài, có khí hay không vẫn có giá trị sigma tổng khác nhau tại các vị trí. Delta(u) lại phụ thuộc vào cái giá trị này, nên sự gia tăng NLR ban đầu tại các vị trí trong mẫu cơ bản là khác nhau.
|
terrydoa |
|
|
Dạ, điều bác nói thì hiển nhiên là đúng rùi. Tôi có cảm nhận bác là giảng viên thì phải. Bác cho tôi hỏi với tải là 100 kPa đặt lên nền đất yếu thì tại độ sâu 2.5cm, bề rộng 6.54cm thì tải nó là bao nhiêu ạ. Tính theo bài toán Businet gì đó tôi ko nhớ rõ tên
|
phuonganh12 |
|
|
Bài toán này khó quá???? Độ sâu lẻ quá. Nếu độ sâu chẵn chẵn một chút thì may ra tính được.
|
thuymo |
|
|
Làm giảng viên à: đói lắm- chịu thôi.
Có lời giải lý thuyết rồi, tôi có thể tính cho chiều dài mẫu 2,5 mm; nhưng cậu phải làm thí nghiệm để kiểm tra đấy nhé.
P/s: người ta tính cho cả công trình với độ sau vài chục mét chứ tính mấy cái mẫu này ăn nhằm gì.
|
noithatchangson |
|
|
Thì chính vì cái màu đỏ đó nên tôi mới cho rằng có thể bỏ qua với bề dày "mỏng dính" của cái mẫu thí nghiệm đó ạ. Thế bác tính giúp tôi xem nó giảm bao nhiêu % ạ. Tôi ngu cái khoan tính tính toán toán lắm nên cứ coi như nó ko đổi
|
RobertDum |
|
|
Muốn nó đổi cũng không đổi được.
|
Rolandpr |
|
|
Nếu cậu đã như vây rồi thì tôi có dạy cũng chẳng dạy nổi.
Mà tôi chỉ là đầy tôi thôi, không quen làm thầy .
Với lại không thể viết hết lên đây được, dài lắm.
P/s: ứng suất tăng thêm thì tính như cơ học cổ điển- nó viết rành rành ra là thay đổi theo chiều sâu, có cả đồ thị mô tả trong đó, hệ số tăng NLR thì tính như tài liêu tôi đưa hoặc kiếm thêm cái khác đơn giản hơn mà làm. Tôi chả có gì giấu cả- viết và giải thích đến mức không thể giải thích được nữa , có chăng là cậu không tự làm thôi. Biết trách ai đây ?
|
truongtiengka |
|
|
Đây là kết quả người ta tính cho cả con đập trong trường hợp không xử lý nền đất.
Với áp lực ngoài là 200 kPa; bạn tự qui đổi ra nó tương đương với cái đập cao bao nhiêu mét:
>
Với công trình lớn, thì nhất thiết phải có lời giải toán học để quyết định có gia tải trước hay không; và chọn được phương án nào để tối ưu về thời gian.
Đây là luận án của 1 chú da đen, châu Phi đó
Đơn vị thời gian trục hoành là ngày. Điểm tính toán là điểm nằm dưới thân đập 3m, lớp đất yếu dày 6m; dĩ nhiên có thể thay đổi cái h để có được lời giải ở độ sâu bất kỳ.
Bài toán giả định cho 3 trường hợp hệ số cố kết cv khác nhau. Đồ thị nó giông giống với cái mà bạn đưa ra; như vậy đồ thí nghiệm của bạn không lởm đâu nhé . Vẫn xài được ối việc.
P/s: ở trên là lời giải bằng giải tích, dĩ nhiên còn có các lời giải trên phần mềm đkt. Nhưng chắc cũng chả cần vì đồ thị giải tích nó đẹp thế kia cơ mà .
|
test0032 |
|
|
Đây là kết quả đo được áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình cố kết, kết quả cho thấy nó bằng khoảng 10 đến 30% sự gia tăng áp lực nén (Umax/deltaP) - (TN năm 2005)
|
profilmuoisau16 |
|
|
Cái thí nghiệm này có độ bão hòa Sr, hệ số lỗ lỗng n, hệ số thấm là bao nhiêu hả chị ?
|
Amen1402 |
|
|
Cám ơn bác có cái đồ thị rất hay. Dựa vào những gì nhìn thấy thì tôi ảnh hưởng của Cv đến sự gia tăng áp lực nước lỗ rỗng là khá lớn. Còn anh hưởng của vị trí trong đất thì đương nhiên phải tính đến trong công trình thực tế, nhưng với mẫu thí nghiệm Oedometer thì tôi vẫn cho là ko đáng kể (trừ trường hợp Cv rất lớn)
|
profilmuoibon14 |
|
|
Bác cho tôi với, đây là kết quả thí thí nghiệm nén cố kết 1 trục (Odeometer) hay là từ giai đoạn cố kết từ thí nghiệm CU ạ?
Ko biết tôi có nhìn nhầm ko nữa, nhưng từ đồ thị này thì tôi thấy Umax/delP khoảng 10-20%. Ko biết từ loại đất gì, tôi có cảm giác là giá trị này hơi bị nhỏ
|
kukuca |
|
|
He he, cái này thì đúng rồi; cậu hiểu bài đấy; mấy cái trước tôi viết theo lý thuyết; nhưng khi áp dụng thí nghiệm loại này; cái quan trọng nhất chính là cái tỷ số giữa u và tải ngoài; trong tính toán nó qui về deta (u) và delta(sigma). Như cái hình ban đầu của cậu ấy; ra được 1 hằng số thế là ngon lắm rồi. Cái sau này là chứng minh giữa lý thuyết và thí nghiệm; 2 cái hệ số đó mà gần bằng nhau thì yên tâm mà chọn nó để tính bài toán lớn.
Nghĩa là khi thí nghiệm chọn 1 vị trí trong mẫu để dễ đo và có kết quả thôi.
Cv rất lớn cũng chỉ cần ra cái hệ số đó.
Cái hệ số đó tăng theo chiều sâu là không đáng kể; nhất là với cái mẫu nhỏ như thế này.
|
deptrainhatnha |
|