Cách gọi tên lớp đất tổng hợp theo TCVN - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cách gọi tên lớp đất tổng hợp theo TCVN
Hiện tại tôi thấy trong ĐCCT nhiều người còn tranh cãi vẫn đề gọi tên lớp đất được tổng hợp theo TCVN. Khi lớp đất được tổng hợp từ các mẫu đất có 2 trạng thái cận nhau (VD dẻo mềm và dẻo cứng) thì có 2 quan điểm gọi tên lớp:
1) Gọi tên lớp đất với trạng thái từ đến (VD từ dẻo mềm đến dẻo cứng).
2) Tổng hợp lớp ra trạng thái như thế nào thì gọi như thế không có từ đến (VD tổng hợp ra dẻo mềm thị gọi theo dẻo mềm, tổng hợp ra dẻo cứng thì gọi theo dẻo cứng).
Theo tôi gọi theo cách thứ 2 là đúng vì khi tổng hợp lớp theo TCVN thì phải gọi tên lớp đất theo chỉ tiêu đã tổng hợp. Khi đó chỉ có 1 trạng thái (hoặc trạng thái này hoặc trạng thái kia tùy thuộc chỉ tiêu từng mẫu đất) và ta gọi tên lớp đất theo trạng thái này.
Vậy mọi người cho ý kiến về vấn đề này nhé!
Có 33 câu trả lời!!
|
|
|
tôi có ý kiến
Trước cần phân biệt cách gọi tên và mô tả. Ở đây cái mà bạn đang nói là mô tả lớp đất, cụ thể là trạng thái. Tuy nhiên việc mô tả này nó phụ thuộc vào kết quả thí nghiệm và theo dõi tại hiện trường. Việc mô tả sẽ tùy thuộc vào cái mô tả này nằm ở chỗ nào trong báo cáo:
- ở hình trụ lỗ khoan: tốt nhất mô tả chi tiết xem trạng thái của nó biến đổi như thế nào.
- ở mặt cắt địa chất: cũng nên như ở hình trụ lỗ khoan.
- ở báo cáo: tất nhiên là phải chi tiết rồi, cần mô tả cụ thể sự thay đổi trạng thái, thậm chí cần nêu rõ chiều sâu nào nào thì trạng thái chuyển từ dẻo mềm sang dẻo cứng (ví dụ thế), hoặc có những chỗ nào bất bình thường so với toàn lớp.
- ở bản kết quả chỉ tiêu mẫu: nếu là bản liệt kê tất cả các mẫu, thì mô tả trạng thái theo từng mẫu. Nếu là bản tổng hợp chỉ có số liệu chỉ tiêu trung bình hoặc tiêu chuẩn của cả lớp thì có thể mô tả theo số liệu tổng hợp, nghĩa là theo như cách 2 mà bạn nói.
Trong báo cáo, tôi cho rằng cái việc mô tả trạng thái này nó cũng như mô tả màu sắc vậy. VD như lớp đất có màu đỏ, màu vàng. Nếu lấy trung bình sẽ là màu da cam , vậy có nên báo cáo lớp đất có mầu cam???
|
MrAn12345 |
|
|
Xin trả lời bạn như sau:
1. Cách 1 của bạn chỉ dùng cho công tác khảo sát tại hiện trường, vì chỉ dựa vào cảm quan của anh KỸ THUẬT VIÊN hoặc thông qua thí nghiệm SPT và một vài thí nghiệm hiện trường khác nên được phép mô tả hai trạng thái liền kề nhau.
2. Khi tổng hợp lớp thì phải tổng hợp các mẫu có cùng tính chất, thành phần, trạng thái kết hợp với các thí nghiệm hiện trường để đánh giá xem trạng thái của lớp đất như thế nào thì phù hợp tất cả các yếu tố trên. Không ai tổng hợp như bạn nói cả dẻo mềm + dẻo cứng bởi vì: Khi tổng hợp lẫn lộn như thế sẽ dẫn đến đáng nhẽ phải ra dẻo mềm thì lại trở thành dẻo cứng....=> Cách giải quyết loại trừ các mẫu đó.
|
Alewohabee |
|
|
Em có ý kiến thế này:
- Cái việc phân chia ra trạng thái đất theo cái độ sệt, cái 0 - 0.25-0.5 ... đó là trên lý thuyết, tuy nhiên không phải ngoài thực tế lúc nào cái lớp đất nó cũng phải nằm giữa hoặc hẳn là trong cái khoảng đó. Một lớp đất cũng có thể có nhiều mẫu mà nó cứ ra độ sệt lang thang trong cái khoảng 0.55, 0.57, 0.44, 0.46 (chênh lệch giữa các độ sệt là không nhiều)....mà trong đó màu sắc, thành phần hạt, độ ẩm...khá tương đồng nhau. Vậy Không thể tách bạch ra thành không tổng hợp dẻo mềm + dẻo cứng được. Trong trường hợp này vẫn được tổng hợp vào. Tuy nhiên khi tổng hợp vào, được giá trị của lớp như nào thì tên lớp gọi như thế, và tôi có mô tả chi tiết vào: ví dụ ra độ sệt là dẻo cứng thì tôi gọi là dẻo cứng thêm chữ đôi chỗ trạng thái dẻo mềm vào hoặc ngược lại (nếu trong quá trình làm ở hiện trường mà có thể chi tiết để biết được độ sâu nó biến đổi thế nào thì càng tốt như bác wasabi nói, nhưng theo tôi ở ngoài hiện trường, mô tả = kinh nghiệm + SPT thì khó phân biệt chính xác ở những điểm ranh này lắm). Chứ nếu cứ cứng nhắc dẻo cứng phải cùng với dẻo cứng, dẻo mềm với dẻo mềm thì đôi khi gặp những lớp đó cũng căng!
|
phuonganh12 |
|
|
không nên cứng nhắc và máy móc như thế. Khi bạn congtuTVB đã đưa ra câu hỏi xem theo cách nào, thì chứng tỏ đã có người làm cách nọ người theo cách kia rồi. Vậy nên đừng khẳng định như đinh đóng cột là ko ai làm như thế cả.
Các bạn thử xem trường hợp lớp có n mẫu, kết quả thí nghiệm cho thấy một nửa là dẻo cứng, một nửa là dẻo mềm, các giá trị chỉ tiêu phân bố phân tán không quy luật (nghĩa là đủ điều kiện phân thành 1 lớp độc lập) nhưng độ sệt trung bình là 0.49. Vậy thì nên mô tả thế nào để người thiết kế có feeling thật hơn về lớp đất để lựa chọn thông số tính toán cho thích hợp. Nếu nói là dẻo cứng thì sẽ không thiên về an toàn, phỏng ạ? Giả sử có làm TN thêm một mẫu nữa, rất có thể giá trị độ sệt TB sẽ thành 0,51. Trường hợp này tôi sẽ mô tả trạng thái là dẻo cứng đến dẻo mềm. Ý các bạn thế nào?
|
StevenKl |
|
|
@Trình: tôi cũng đồng quan điểm với bạn.
Tôi muốn nói thêm là riêng cái việc mô tả chi tiết trong báo cáo xem sự thay đổi trạng thái của lớp thì ko cần thiết phải dựa vào hiện trường, mà có thể dựa vào kết quả thí nghiệm, sắp xếp kq thí nghiệm các mẫu theo chiều sâu là mô tả được ngay.
Mà tôi nói thật, với cái biểu tổng hợp mà đưa các giá trị tiêu chuẩn của các lớp (ko có chỉ tiêu của từng mẫu) thì việc mô tả trạng thái không thật sự cần thiết. Người thiết kế nhìn vào các con số là biết trạng thái chung của nó rồi.
|
inetryconydot |
|
|
Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà |
Luckyman
|
|
|
Theo tôi nên kết hợp 2 ý kiến của Khánh Trình và wasabi. Tức là đối với trường hợp tổng hợp các mẫu đất có tính chất tương đồng, ranh giới trạng thái gần nhau thì khi kết quả tổng hợp ra như thế nào thì sẽ gọi lớp đất theo như thế. Tuy nhiên, theo tôi thì việc gọi tên lớp đất phải thống nhất giữa hình trụ, mặt cắt, thuyết minh (cùng 1 lớp đất không thể có tên gọi khac nhau), còn trong thuyết minh của lớp có thể mỗ tả chi tiết hơn như wasabi đã nói.
|
AlfomzoMl |
|
|
Choài! Theo tiêu chuẩn VN mờ! Đã theo tiêu chuẩn thì phải máy móc!
Việc mô tả chi tiết như bạn nói không thể áp dụng cho việc tổng hợp kết quả thí nghiệm được. Nếu thế việc gì phải quan tâm đến việc phân khoảng độ sệt làm gì?
Nếu thí nghiệm 1/2 số mẫu là nửa cứng, 1/2 số mẫu nửa mềm thì nên tách nó ra.
|
Charlesquew |
|
|
ơ thế có quy định trong TC à, thế mà tôi ko biết. GeoPro6 chỉ giúp xem tiêu chuẩn Vn quy định ở chỗ nào?
trường hợp nửa số mẫu nửa dẻo cứng, nửa dẻo mềm, số liệu lại ko theo quy luật thì có tách vào mắt, chắc lúc đó phải vẽ mặt cắt thành nhiều thấu kính hình quả trứng
Việc phân khoảng độ sệt và mô tả theo khoảng này hoàn toàn mang tính tham khảo, cái gọi cứng - mềm - nhão không có trong công thức tính toán nào cả.
|
Robertgomo |
|
|
Wasabi nói chuẩn đấy! Không cần đến số mẫu nửa dẻo cứng, nửa dẻo mềm, số liệu ko theo quy luật (kiểu xen kẹp), chỉ cần 2 lỗ khoan mà lỗ 1 có 1/2 dẻo cứng nằm trên, 1/2 dẻo mềm nằm dưới còn lỗ 2 thì ngược lại 1/2 dẻo mềm nằm trên, 1/2 dẻo cứng nằm dưới thì phân chia lớp đã khó chịu lắm rồi.
Thực ra vấn đề tôi nêu ra ở đây là trường hợp ta phải ghép mẫu thì khi đó nên gọi tên lớp thế nào cho nó đúng (theo TCVN).
|
Charlesquew |
|
|
Em xin có ý kiến về cái màu đỏ:
- Tên gọi của lớp thì phải giống nhau ở mặt cắt + thuyết minh + Bảng tổng hợp. Nhưng mà tên lớp trong các hình trụ lại giống hệt nhau nữa thì chưa hẳn đã đúng. Bởi vì đối với những lớp có tính đồng nhất không cao, thì mô tả cho Lớp là phải đặc trưng cho lớp (đặc trưng cho tất cả các trụ) Còn mô tả cho trụ thì là đặc trưng cho riêng lớp đó ở trụ đó (nó có một vài cái nho nhỏ khác với các trụ khác).
|
greent |
|
|
Việc mô tả cho trụ theo đặc trưng cho riêng lớp đó ở trụ đó là bạn làm theo tiêu chuẩn nước ngoài rồi.
Tôi cũng đã nói trong thuyết minh của lớp có thể mỗ tả chi tiết hơn, thậm chí nói rõ sự biến đổi hay khác biệt ở trụ nào, độ sâu nào, biến đổi như thế nào.
Còn việc gọi tên lớp đất phải thống nhất giữa hình trụ, mặt cắt, thuyết minh.
|
Alegowasea |
|
|
Choài! Tuần rồi bận quá nay mới vào làm thêm mấy nhát đao được >>>
Các bác check lại mục 2.5 trong TCXD 74-1987. Trong đó có quy định độ chênh lệch tối đa của các chỉ tiêu khi đi tổng hợp. Nếu vượt quá độ chênh đó thì phải tách thành lớp mới.
Để tiện tôi xin cá trích luôn cho các bác đỡ phải giở sách:
"Khi đặc trưng của đất trong một đơn nguyên địa chất công trình thay đổi một cách có quy luật theo diện hoặc theo chiểu sâu thì không cần phân chia tiếp nếu như hệ số biến đổi của các đặc trưng thay đổi có quy luật ấy không vượt quá các trị số sau:
+ Đối với độ ẩm & hệ số rỗng: 0.15
+ Đối với mođun biến dạng, sức chống cắt (cùng một trị số áp lực pháp tuyến) và cường độ kháng nén tức thời khi nén 1 trục của đá: 0.3.
Nếu như hệ số biến đổi vượt quá các trị số đã nêu ở trên thì phải tiếp tục phân chia đơn nguyên địa chất công trình sao cho những đơn nguyên địa chất công trình mới được phân chia ra có hệ số biến đổi không vượt quá các trị số đã nêu ở trên. "
|
terrydoa |
|
|
cái này thì tôi biết rồi, còn biết rất rõ - một phần môn học của thầy Vu, thầy Hướng . Tiếc là nó không có gì quy định cho việc tách trong trường hợp ví dụ của tôi bởi 1 hoặc nhiều trong các lý do:
- cái TC này áp dụng trong việc thống kê khi số mẫu lớn hơn bằng 6, giả sử lớp có 4 mẫu thì cái quy định về hệ số biến đổi ko giúp được gì (thực ra có đâu mà giúp).
- ví dụ của tôi là hệ số biến đổi của tất cả các chỉ tiêu đều trong giới hạn quy định của tiêu chuẩn. Độ ẩm (TN, chảy, dẻo), e đều có chỉ số v < 0.15
- vì tôi biết quy định này, nên ở ví dụ tôi còn nói rõ là các chỉ tiêu phân tán không quy luật (ko theo diện, ko theo chiều sâu), nghĩa là thậm cả khi hệ số biến đổi lớn hơn mà các giá trị phân tán thì cũng chịu không tác được lớp, chắc chỉ còn cách vẽ thấu kính khoanh quanh vị trí mẫu thôi.
vì vậy bây giờ tôi tha thiết đề nghị bạn Hunggeopro đọc kỹ lại tiêu chuẩn trước khi chém>
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Những gì cần nói tôi đã nói rồi, nhưng cái màu đỏ thì nhất định tôi không đồng ý với bác, hoặc là bác chưa hiểu ý tôi ^^
Cái vấn đề này thật ra rất đơn giản, nên thôi tôi không tranh luận thêm nữa!
|
ngoctrinh |
|
|
He! He! Hiện tại việc tranh luận đang phần tán này. 1 lớp là wasabi vs HungGeo, 1 lớp là Khánh Trình vs TVB.
Thực ra vấn đề ở đây tôi muốn nói là: Nếu phải ghép 2 mẫu đất có 2 trạng thái khác nhau (băt buộc đi cho wasabi vs Geo đỡ tranh luận) thì tên lớp sẽ gọi theo trạng thái của chỉ tiêu tổng hợp (của 2 mẫu) hay theo trạng thái của cả 2 mẫu (từ ... đến...).
Theo tôi là phải gọi theo tên tổng hợp ra.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Heee! Vậy mời bác Wasabi nên xuống phòng thí nghiệm làm thử sẽ thấy điều IN TRONG SÁCH và cái thí nghiệm nó đi với nhau đấy ạ! Trừ một số trường hợp quá đặc biệt thôi.
Oh! Mà lạ nhỉ? Thấu kính sao không là lớp?
|
williamcuong |
|
|
Nếu mọi thứ cứ rõ ràng cứng ra cứng, mềm ra mềm thì nói làm gì. Cái ranh giới cứng hay mềm là do người ta vạch ra, chứ sự biến đổi trạng thái từ này sang nọ thì là quyền của đất, của tự nhiên, phỏng ạ?
Những điều tôi nói cũng là từ những gì tôi thấy, từ cả sách và phòng thí nghiệm, nhưng hơn hết là tôi phát biểu từ suy xét mà tôi cho là hợp lý. Tôi cũng có vài năm KN ôm ấp với phòng TN, nhưng tôi ko bao giờ lấy KN ra làm chân lý cả vì tôi cho là KN của tôi luôn ít ỏi và ko đủ>.
màu xanh: bạn pro6 không việc gì phải dùng câu hỏi cảm thán như thế. Thấu kính tất nhiên cũng là 1 lớp, nhưng là lớp đặc biệt, nó chỉ phân bố cục bộ chứ ko phải là trên toàn diện nghiên cứu. (Kể ra phải nhắc lại khái niệm cơ bản này rất chi là buồn cười, nhưng Pro nhắc trước nên tôi vào hùa theo thôi. hihi). Nếu không muốn lằng nhằng thì đúng là cứ phân thành nhiều lớp dạng thấu kính từ đầu chí cuối. Mặt cắt sẽ có dạng da báo hay da hổ, thậm chí có thể khỏi cần bảng tổng hợp luôn.
Việc của anh đcct là phải tổng hợp được mặt cắt sao phản ánh gần thực tế nhất nhưng cũng phải đảm bảo sự đơn giản cho tính toán thiết kế, việc vẽ nhiều lớp thấu kính sẽ làm phức tạp cho tính toán (xin lỗi các bác là wasabi phải nhắc lại điều cơ bản này>).
màu đỏ: bắt đầu có sự loanh quanh rồi, chính vì một số trường hợp đặc biệt nên bạn chủ thớt mới đặt ra câu hỏi. Ít nhiều thì nó cũng tồn tại, phỏng ạ? Đừng bảo nó ít xảy ra hay tôi ít gặp mà phủ nhận sạch trơn.
Còn KN ngồi tổng hợp chỉ tiêu TN của tôi đây này: tôi thấy rất nhiều trường hợp kết quả TN có tên gọi và mô tả đất nó nằm vào cái ranh giới. VD, chỉ số dẻo nó cứ ở lân cận 17, độ sệt thì cứ ở lân cận 0.75. (ko phải là kết quả cộng trung bình nhiều mẫu đâu nhé, mà bản thân từng mẫu có giá trị thế rồi). Mặc dù tôi mô tả trực tiếp còn phân định được rõ ràng hơn, thế mới chuối.
Một trong các lý do dẫn đến hiện tượng trên là: đôi khi ko có số liệu tn thực hoặc số liệu đã bị xào nấu thể theo ý muốn chủ quan của người xuất số liệu, rất có thể đất dẻo mềm nhưng bác đó muốn an toàn thì cố ép nó thành gần với dẻo chảy, để tên gọi vẫn sát với mô tả thực tế nhưng trạng thái thì thiên về an toàn hơn. Đây là cách làm ca ba nhá, tuy nhiên ko ít chỗ làm thế đâu nhé. Đấy là theo kinh nghiệm ít ỏi của tớ, cũng có thể những chỗ khác không thế, hy vọng thế. Nếu tôi can thiệp được vào kết quả, thì tất nhiên tôi sẽ báo cáo đúng thực tế như đất vốn có. Tuy nhiên, nếu buộc phải báo cáo theo số liệu TN (có thể mô tả tôi ko chính xác lắm chứ) thì tôi sẽ làm như cách tôi đã nói ở tham luận phía trên.
|
opera |
|
|
Oài! Nói đến đây thì hết muốn trình bày! Ở đây, tôi không muốn viện cớ này nọ, vì nó ghi như thế rồi thì cứ thế mà làm (tất nhiên không phải là ép buộc)! Còn trong trường hợp không thể giải quyết được hay người làm LƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC để làm cho nó đúng thì cũng đành chịu.
Phần màu đỏ: tôi không đồng ý vì đây là 1 quá trình liên tục khâu nào cũng phải yêu cầu chuẩn chỉnh. Nói như bác thì mới có khâu thí nghiệm, Nhỡ Ông kỹ thuật khoan thấy địa tầng chỗ này NGON, khoan được sâu, cố tình mô tả nó từ dẻo cứng - nửa cứng ==> dẻo mềm - dẻo chảy; rồi đến anh thí nghiệm như bác QUÁ SA BÌ nói lại cố tình ép thành dẻo chảy cho nó an toàn, thì cái thằng thiết kế nó vỡ đồ án khi thi công là cái chắc. Nhưng vỡ đồ án thì là chuyện chưa lớn mà cái lớn là LÃNG PHÍ.
|
dacbiet |
|
|
Không biết vấn đề về gọi tên đất đã có ở mục nào chưa tôi post tạm vào đây vậy.
- Tôi đọc một báo cáo ( đã viết từ lâu của trường đại học bách khoa hà nội, đánh trên máy chữ về thống kê về giới hạn chảy và dẻo từ đó KL : có thể gọi tên đất theo chỉ số dẻo)
- Tiêu chuẩn Việt nam gọi tên đất theo chỉ số dẻo
- Kĩ sư hiện trường khi mô tả cắt ranh giới các lớp đất theo thành phần hạt
Vậy theo các bác nên gọi tên lớp theo thành phần ( %hạt sét >30 : đất sét, 10<% hạt sét<30 gọi là sét pha....)hay gọi theo chỉ số dẻo
( tôi thiên về theo hàm lượng hạt sét hơn dù tôi chưa tìm thấy tiêu chuẩn này mà chỉ gọi theo trong giáo trình bởi tôi thấy nó phù hợp hơn với việc phân định ranh giới tại hiện trường và nhiều loại sét ở HN hàm lượng hạt sét >40% mà chỉ số dẻo chỉ loanh quanh 16-<17 mà thôi, trong khi đất sườn,tàn tích thì chỉ số dẻo >20)
Xin các bác cho ý kiến
|
noithatap |
|
|
đây cũng là thắc mắc tương tự như cái thắc mắc ở trên. Trường hợp này tôi chưa đọc được quy định nào buộc gọi tên lớp theo hạt hay chảy dẻo cả. Nên khi kết quả chỉ số dẻo ko hợp lòng với kq tp hạt, thì tôi gọi theo tp hạt.
cái báo cáo của phandungdkt nói tôi đoán là báo cáo nghiên cứu, rằng thì là mà gọi tên đất theo chỉ số dẻo cũng được, nó dựa trên so sánh với nhiều kq tp hạt của nhiều mẫu để thấy sự thống nhất. Nghĩa là gọi theo tp hạt vẫn là chuẩn nhất.
|
Bernardmt |
|
|
Đồng ý với bác Wasabi vì nếu kĩ sư hiện trường cắt lớp theo thành phần hạt, kĩ sư tổng hợp cắt lớp theo chỉ số dẻo thì có mà vẽ mặt cắt bằng niềm tin.
|
tieu sao |
|
|
Thực ra mà nói vấn đề chia lớp các bác trao đổi ở trên theo quan điểm của tôi mỗi người đều có ý đúng
1. Tùy theo bài toán tôi cần thực hiện mà chi, hay gộp lớp :
VD : tôi làm nhà cao tầng thì dẻo mềm hay dẻo chảy tôi ghép lại làm một cũng được
nhưng khi làm nền đường hay sân bay theo quan điểm của tôi phân ra càng chi tiết ( nếu có thể càng tốt) để phục vụ cho bài toán xử lí nền đất yếu
cụ thể : tôi gặp một nền địa chất ở sân bay : nền có nguồn gốc : nhiễm mặn, cửa sông, bồi sông... các chỉ tiêu lộn xộn đến mức nếu chia chi tiết ra thì cái mặt cắt như cái tổ ong. Lúc đầu tôi muốn chia kĩ để phục vụ xử lí nhưng khi TK muốn xử lí bằng cọc xi măng đất thì việc chia như thế là vô nghĩa.
Vài lời trao đổi với các bác ( tôi thấy bác nào cũng có ý đúng, nhưng địa chất mà tính bất đồng nhất cao nên tôi thấy như thầy bói sờ voi)
|
GeraldKr |
|
|
>>>
EM nghĩ là tôi trả lời rất đúng câu hỏi của CHỦ THỚT! Bác kiểm tra lại dùm >. Chúng ta nên hiểu giữa mô tả hiện trường và mô tả khi hoàn thiện hồ sơ (bao gồm cả việc tổng hợp kết quả thí nghiệm) là hai vấn đề khác nhau.
Về hiện trường có thể như vậy, nhưng trong hồ sơ thì không nên. Trò gộp 2 trạng thái như bác nói: với tôi thì tôi cho là VÌ BÍ nên dí tốt.
Đặc biệt nếu làm thiết kế nền yếu thì càng cần phân chi tiết được thì càng tốt.
Ở đây là trao đổi mà, nên có nhiều ý kiến trái chiều thì nó càng làm rõ nhiều cái vấn đề hơn, có kẻ bướng đầu không chịu hiểu thì mới có nhiều ý để mọi người hiểu hơn!
@phandungdkt: tôi cũng chỉ động tình 1 phần theo cách bạn nói thôi. Kể cả là xi măng đất cũng cần phân chi tiết, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng cọc rất nhiều khi qua các tầng đất có trạng thái khác nhau.
|
hoangthienthu |
|
|
ừ, nói vậy thì tôi đồng ý, đặc biệt là cái chỗ màu đỏ>.
Có điều ở đây vẫn có vẻ chưa rõ là: chúng ta đang nói về trường hợp dở ông dở thằng giữa 2 trạng thái chứ không phải là gộp hay tách. Việc tách lớp thực ra là trốn tránh gặp phải cái lớp dở dở ương ương đó. Trường ko thể tách được lớp (hoặc nếu tách thì nó nát cái mặt cắt ra) mới là điều đang bàn.
|
240315 |
|
|
lấy luôn ví dụ trường hợp của thằng cha phandungdkt. Nền đất sét có trạng thái xen kẹp từ trên xuống dưới (tới 10m chẳng hạn). Khoan 2 lỗ, mỗi lộ lấy 2 mẫu ngẫu nhiên, tổng có 4 mẫu Tn. Đem về tn ra kết quả là HK1: mẫu phía trên dẻo mềm độ sệt 0.72, mẫu bên dưới dẻo chảy (độ sệt 0.76). HK2: mẫu phía trên dẻo chảy (0.77), bên dưới nó lại là dẻo mềm (0.73). Theo các đồng chí, chúng ta chọn phương án nào sau đây:
1. tất cả cho vào 1 lớp: trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy. Trong báo cáo kể chi tiết đặc điểm thay đổi trạng thái ở từng hố theo tài liệu hiện trường.
2. tất cả cho vào 1 lớp, trạng thái dẻo mềm.
3. tách ra làm 4 lớp, lớp nào có trạng thái của lớp ấy.
hy vọng ví dụ này làm các đc thấy được chúng ta cần phải làm gì. Tôi vote cho no.1
|
test0032 |
|
|
Báo cáo bác là : của tôi đến 18 cái lỗ khoan có những chỗ đất yếu sâu đến 20m cơ ạ, mẫu lấy nhiều ( và gửi TN ở một đơn vị có uy tín, kết quả nhận được đáng tin cậy- tôi nói có cơ sở đấy) nhưng quả thật có những chỗ kẹp dẻo mềm còn lại là dẻo chảy và chảy ( thú thực nếu cái eo mà lớn hơn 1.5 thì còn là bùn cơ ạ) nhưng nếu tôi chọn cách thứ 3 thì quả thật cái mặt cắt của tôi đúng nghĩa là mặt cắt ngang của tổ ong, lúc đầu tôi định chia theo nguồn gốc ( biển, sông..) nhưng cũng không xong và cuối cùng tôi thì vẫn chọn cách 1 ( dẻo chảy - chảy ( lờ cái dẻo mềm đi)). Cái công trình này xin phép không công bố vì nó còn nằm trên bàn nhưng 100% sự thật là thế. Chúc các bác những ngày cuối tuần vui vẻ
|
Roberter |
|
|
thôi, lấy ví dụ của tôi cho dễ hình dung, ví dụ những 18 lỗ thì loạn mất.
Ở trường hợp của phandungdkt mà lờ hẳn dẻo mềm đi là có tội đó lúc vẫn nên mô tả đôi chỗ dẻo mềm cho nó khách quan.
tự nhiên tứ ngồi luận cái nickname của phandungdkt:
phan: tôi hiểu theo nghĩa tiếng Việt - do viết không có dấu.
dung: tôi lại hiểu theo nghĩa tiếng Anh
dkt: thì đoán nó chắc phải là bộ lạc nào đó có nghĩa giống với cả 2 từ phía trước.
chúc phandungdkt cuối tuần vui vẻ, ko cay cú vì phân tích nickname của tôi.
|
DanielEi |
|
|
1, VD của bác kết hợp với VD của tôi càng dễ hình dung, vì của bác có 2 lỗ đôi khi vẽ thấu kính nó còn dễ, chứ đến 18 lỗ mà không vẽ được mới thấy nó khù khoằm thế nào.
2,cảm ơn bác nhờ có bác mà tôi mất thời gian tra tiếng anh, cũng cảm ơn trời vì thời sinh tôi bố tôi lại không biết tiếng anh mà chỉ giỏi tiếng tàu và tiếng nga mới hay chứ ( tên tôi theo nghĩa tàu hay cực, còn tiếng nga nhờ bác dịch hộ) chúc bác ngày cuối tuần vui vẻ
@ bác HungGeoPro hi vọng có ngày được gặp bác, chúc bác cuối tuần vui vẻ
|
Renatosymn |
|
|
Các bác vui tính thế? "phan" = "dung", vậy tiếng trung "phanphan" nghĩa là gì nhỉ? Xem các bác dkt nói truyện hay thật...
|
nongdan |
|
|
Đúng là vấn đề minh đưa ra rất đơn giản nhưng phải tranh luận gay gắt vì thực chất vấn đề đơn giản này lại quyết định đến thời gian công sức và chất lượng của 1 Báo cáo Khảo sát Địa chất công trình.
|
chongthambamien.vn |
|
|
@ Congtubui : tôi nghĩ vấn đề bạn đưa ra không hề đơn giản, nó chỉ đơn giản khi người ta giản đơn. Nhưng đúng là nó quyết định đến chất lượng báo cáo ( khi mà người thiết kế quan tâm đến nó)
|
Amen1402 |
|
|