Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
Động đất kích thích? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Động đất kích thích?

     động đất kích thích (ĐĐKT) là động đất gây ra bởi hoạt động của con người làm thay đổi đk ứng suất trong vỏ quả đất, như làm hồ chứa, khai thác mỏ, dầu khí, địa nhiệt ... hồi xưa đi học, được nghe giáo kể về ĐĐKT, rằng sau khi hồ chứa vận hành, có thể xảy ra động đất, thậm chí còn nghe thấy tiếng nổ, nghe như phét hóa ra thật thông tin nhiều báo đã đưa:     động đất ở Quảng Nam     nổ như bom theo quy luật, khi đã có vấn đề các cụ bắt đầu kiến nghị     nghiên cứu và phòng tránh động đất kích thích đã có nhiều NC về thể loại động đất này. Một số câu hỏi đặt ra là: - ĐĐKT có thể xảy ra ở các nơi đứt gãy đã ngừng hoạt động không? - ĐĐKT có thể có cường độ lớn hơn cường độ động đất tự nhiên được dự báo không? - hiện tượng ĐĐKT có thể kéo dài thế bao lâu? - liệu có giảm thiểu hiện tượng này bằng quy trình vận hành hồ chứa hợp lý? - dân chúng quanh hồ bị động đất có đòi bồi thường được không - trong việc lập các dự án thủy lợi, thủy điện ở ta có cái nào dự báo về tai biến này chưa? -............. mời các bác thảo luận>
Có 37 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Ngày nay xây nhà cấp 4 cũng rất tốn tiền. Nhất là nhà cấp 4 mái thái. Chi phí xây nhà cấp 4 phụ thuộc nhiều vào quy mô mong muốn của gia chủ.
Enriquecem
Hóa ra lại có cả cái này. Thật là lắm chuyện. Mà kể ra cũng có lý. Đang đâu, tự nhiên dồn lại cả đống nước đè lên tôi nó thì đến mức nào đấy tôi nó không chịu được thì tôi nó quẫy. Tôi nào thì cũng đều có đứt gẫy cả, chỉ có điều cái đứt gẫy đó nó có đang muốn đứt phựt thêm nữa hay không mà thôi. Nếu mà cứ hễ đè lên mà tôi nó phựt ngay thì còn đỡ. Gặp phải tôi nào gắng chịu đựng, tích tụ nỗi hờn căm cho đến ngày đứng lên tổng khởi nghĩa thì coi như xong. Vì vậy, có thể trả lời các câu hỏi như sau: (mầu xanh cho nó oách). - ĐĐKT có thể xảy ra ở các nơi đứt gãy đã ngừng hoạt động không? TL : Hoàn toàn có thể có vì nơi đó đã có tích tụ năng lượng mới có thể dẫn đến mất cân bằng. Có áp bức lớn => có đấu tranh - ĐĐKT có thể có cường độ lớn hơn cường độ động đất tự nhiên được dự báo không? TL: Có thể lớn hơn ở những nơi có cường độ động đất từ nhiên thấp. Ví dụ 1 đôk Rích te. Áp bức càng lớn, đấu tranh càng lớn - hiện tượng ĐĐKT có thể kéo dài thế bao lâu? TL: Nó kéo dài cho đến khi giải phóng xong năng lượng tích tụ Cho đến khi phá tan xiềng xích - liệu có giảm thiểu hiện tượng này bằng quy trình vận hành hồ chứa hợp lý? TL: Hoàn toàn được. Một trong các cách là dùng nhiều hồ chứa nhỏ phân tán xa thay cho 1 hồ chứa lớn tập trung => đầu tư nhiều tiền, khó quản lý, nhà đầu tư không thích. Giảm sự tập trung áp bức - dân chúng quanh hồ bị động đất có đòi bồi thường được không TL: Hoàn toàn có quyền được bồi thường vì đấy không phải là bất khả kháng. Còn bao giờ nhận được bồi thường thì không biết. Còn một cách nữa để có thể được bồi thường là mua bảo hiểm tài sản và nhân thọ. Ai mua thì đến gặp tớ, đảm bảo là yên tâm đi, chắc chắn sẽ mất tiền. - trong việc lập các dự án thủy lợi, thủy điện ở ta có cái nào dự báo về tai biến này chưa? TL: Đã có dự báo là không thể xảy ra nên mới cho làm. Còn dự báo có đúng không thì...chờ xem sẽ biết. -............. TL: ................, ................,.............. Hì hì. Công nhận tôi trả lời giỏi quá.
Enriquecem
thietkelogo cái bác nói là quy hoạch hồ chứa, đó cũng là một giải pháp, dưng mà thế thì các kỹ sư thủy lợi buồn lắm, vì với các bác ấy dùng hàng khủng vẫn thích hơn. cách vận hành có thể là cho nước vào tôi nó một cách từ từ, thay vì chơi phát tràn ngập hồ chứa luôn. Nghĩa là màn dạo đầu từ tốn, để đứt gẫy tôi nó ướt một cách từ từ, đồng thời áp bức dọc đứt gãy nó không dâng trào một cách đột ngột, với nếu sự phân bố lại áp bức trong tôi nó có xảy ra thì cũng chậm hơn, êm ái hơn chẳng hạn thế
thietkelogo
ArthurGip Làm thế nào để cho nước vào từ từ được nhỉ ? Chẳng nhẽ cứ có nhiều nước thì cho xả bớt đi chỉ lấy một ít vào hồ chứa thôi sao. Nhỡ sau đó không mưa nữa thì huy động cán bộ ra quay tuốc rờ bin à. Như vậy thì để cho nước có thể vào từ từ thì cần phải kìm hãm giữ nước ở đâu đó rồi cho nó chảy vào theo ý muốn => phải làm thêm các hồ nước mới phía thượng lưu.
ArthurGip
ao anh xa
Em cứ nghĩ khi thiết kế thủy điện thì các Bác Kỹ sư phải lường trước hết chuyện này rồi chứ nhỉ??? Chỉ có 1 cái mà nó nổ lục đục còn không biết cả chục cái hồ đè lên tôi nó thì nó ÓI ra luôn Bác nhỉ....em chờ nó bục ra cho khối kẻ sáng mắt
ao anh xa
Rolandpr
không bit các kĩ sư thiết kế nhà tôi tính toán như thế nào nhỉ, và không bít các nhà quản lí và có chức trách sẽ phản ứng như thế nao hay nghiên cứu xong rùi lại để đấy, người dân thì hằng ngày lo sợ tính mạng bị đe dọa. hjc
Rolandpr
Bernardmt Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất)
Luckyman
Bernardmt giai đoạn đầu thôi bác ạ, tôi đã bẩu dạo đầu mà tôi ko rành thủy điện lắm, nhưng chắc vẫn có thể vận hành cầm chừng được bằng cách cho một số tổ máy ... nghỉ. theo các nhà địa chất nghiên cứ thì cái ĐĐKT nó sẽ giảm theo thời gian sau khi vận hành, cái khó là không biết thời gian đó bao lâu và như thế nào. Khi thiết kế thì chắc có lường trước rồi, nhưng lường được thế nào thì khó lắm các bác ạ>, dự báo thôi. Nhà cháu nghĩ món này thực sự mới là của các nhà ĐCCT, chứ thông tin từ vài ba hố khoan, đào khó nói lên điều gì. cái vụ Thủy điện Quảng Nam này chắc nghiên cứu để... nghiên cứu thôi, một thời gian nữa nó dừng ko còn động đất nữa thì báo cáo (hy vọng thế). Chắc là phải đo chấn động xác định tâm chấn, rồi thống kê xem nó tăng hay giảm theo thời gian. Nó giảm thì thêm tài liệu khẳng định lý thuyết, nó tăng thì sẽ có case study
Bernardmt
rtgreter vret ẻ em đồng quan điểm với trả lời đỏ của bác, một là trước đó chỉ có động đất quá nhỏ, hai là chả ai khẳng định độ mạnh động đất tự nhiên trước đó là như thế nào. Vậy mà cái có bài báo nó khẳng định: Các nhà khoa học khẳng định, động đất kích thích không thể có cấp độ lớn hơn động đất tự nhiên được dự báo tại khu vực đó. màu xanh: bác trả lời chưa đủ, trả lời đúng phải là: TL: ..........., ................, ................,.............., ................, ................,.............., v.v....
rtgreter vret ẻ
controlledpills À ra thế. Hay thật. Hóa ra tôi nó chỉ phản đối gây nên động đất ở chỗ đứt gẫy lúc đầu thôi. Chắc là do chưa quen. Sau này quen rồi thì tôi nó không cựa quậy gì hết nữa. Nếu đúng như thế thì đột nhiên (dạo này bị làm sao ấy mà rất hay bị đột nhiên) người ta bỏ cái nhà máy thủy điện đi và cho xả hết nước trong hồ để lấy đất làm sân gôn và chia lô xây nhà để bán thì có lẽ cũng nên có khuyến cáo là phải xả nước cũng từ từ. Chứ đột nhiên xả hết nhanh quá thì có khi tôi nó không chịu được thế rồi đất nó lại trồi lên (Xờ eo Linh) làm cho cái đứt gẫy nó há toác ra thì dễ xảy ra động đất lớn lắm đấy.
controlledpills
ngoctrinh
vâng, chỉ lần đầu thôi, chứ sau này tôi nó quen rồi thì các bác thủy lợi cứ thoải mái mà cho nước vào ra , mà chuyện bỏ nhà máy thủy điện làm sân gôn có thật à bác? ở đâu vậy bác?
ngoctrinh
jinchan Cho tôi hỏi bây giờ người ta thường dự báo cường độ động đất tự nhiên như thế nào ạ?
jinchan
Rolandpr Chắc thì rồi cũng sẽ đến lúc như vậy. Thì đấy, cứ xem mấy cái vụ lùm xùm về việc chiếm đoạt lòng hồ thủy điện Trị An thì biết. Hồ mà có nước thì người ta làm sao chiếm đoạt lòng hồ được nhỉ.
Rolandpr
profiltam vẫn như hồi xưa : đo đạc rồi thống kê
profiltam
phuonganh12 Nhưng VN tôi có bao giờ bị động đất đâu mà có số liệu để thống kê nhỉ?>>>
phuonganh12
thietkelogo chết thật, phát biểu chủ quan thế, người ta còn có bản đồ phân vùng động đất rồi ý chứ
thietkelogo
Alvarogime Chú này có vấn đề lớn ở bộ phận tiền đình nằm ở cạnh tai rồi.
Alvarogime
AnthonyGape
Kỹ sư việt nam có thiết kế được công trình thủy điện không nhỉ? Em hỏi hơi ngớ ngẩn tý????
AnthonyGape
levantrai
Vụ này có bác Vũ Hoàng Hưng, bộ môn kết cấu công trình, Đại học thủy lợi Hà Nội, nghe nói bác ấy đã hoàn tất ng/c Tiến sĩ ở China về ảnh hưởng của động đất đến phá hoại kết cấu đập thủy điện, và đã có một số năm kinh nghiệm về vấn đề này. bác ấy cũng là mem trong này mà chưa thấy chém gì nhỉ Cho nhà tôi hỏi, ở bước lập dự án đầu tư + Thiết kế cơ sở + Đánh giá tác động môi trường ĐTM 1 công trình thủy điện mới, thì cái món ĐĐKT này Tư vấn đã phải xét kỹ chưa nhỉ?
levantrai
casinomkw cái món này chắc các nhà kết cấu sư, công trình sư chỉ tính toán đánh giá cho công trình thôi bác ạ, trên cơ sở đầu vào lấy từ số liệu (đo hoặc dự báo) của mấy ông vật lý địa cầu. Việc xét tới ĐĐKT chắc cũng là đưa lực, dao động vào tính thiết kế thôi, còn diễn biến động đất thế nào thì chắc khó. Việc tính toán thì chuyên gia cỡ bác Hưng chắc ngon, nhưng phán lại là chuyện khác
casinomkw
dudung
Có thư và bài mới của Dr. Nghĩa bên Na-Uy đây: "Kính gửi cả nhà, Vừa qua tôi có may mắn được tiếp cận số liệu quan trắc tại thủy điện Sông Tranh 2. Qua phân tích số liệu, tôi có đưa ra 1 số phân tích về bản chất của động đất và dự đoán diễn biến tương lai. Xin chia sẻ cùng cả nhà trong file đính kèm. Kính chúc cả nhà sức khỏe! Nghĩa" LÝ GIẢI ĐỘNG ĐẤT TẠI CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 TỈNH QUẢNG NAM Trịnh Quốc Nghĩa Tiến sĩ địa kỹ thuật công trình Viện Nghiên Cứu SINTEF, Vương Quốc Nauy Ngày 27/9/2012 Thời gian gần đây, hiện tượng động đất liên tục xảy ra tại khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2 thu hút rất nhiều sự chú ý của công luận cũng như giới truyền thông. Hiện tượng này đã gây hư hại nhiều công trình nhà cửa, khiến cho nhân dân và các cấp chính quyền địa phương hết sức lo lắng. Đã có nhiều hộ gia đình rời khỏi khu vực tái định cư gần công trình để sang nơi khác ở, nhằm đảm bảo an toàn. Với ảnh hưởng lớn như vậy, thì việc có một cái nhìn sâu hơn về bản chất của hiện tượng động đất trong khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2 là rất cần thiết. Những hiểu biết đúng đắn về vấn đề này có thể giúp cho các cơ quan hữu quan có một thái độ bình tĩnh hơn và có thể đề ra các biện pháp phù hợp cho công tác xử lý sự cố công trình. Trước hết, cần phải khẳng định rằng hiện tượng động đất kích thích liên quan đến các hồ chứa tương tự như đã xảy ra tại công trình thủy điện Sông Tranh 2 không phải là hiện tượng mới. Trên thế giới đã có rất nhiều khu vực xảy ra hiện tượng động đất sau khi hoàn thành và tích nước các công trình hồ chứa. Vì vậy rất nhiều kết quả nghiên cứu về hiện tượng này đã được thống kê. Theo nghiên cứu của tác giả Harh K. Gupta thì cho tới năm 2002, có khoảng hơn 90 hồ chứa trên thế giới đã xảy ra hiện tượng động đất khi tích nước. Bản đồ của một số khu vực có động đất do hồ chứa cũng đã được tổ chức "Sông ngòi thế giới" cập nhật (xem trong tài liệu tham khảo số 2 của bài báo này). Trong hầu hết các kết quả nghiên cứu về hiện tượng động đất do hồ chứa đều có chung kết luận: rằng hiện tượng động đất xảy ra khi các hồ chứa làm thay đổi áp lực nước trong lòng đất với mức độ đủ để các cấu trúc địa chất dịch chuyển và sự chuyển dịch này gây nên động đất ở các cấp độ khác nhau. Điển hình của lý thuyết này được trình bày trong báo cáo của tác giả Peter M. James trong công trình được công bố với tựa đề "Cơ chế của động đất do hồ chứa" (xem trong trong mục tài liệu tham khảo số 3 của bài báo này). Vậy tại sao nước trong các hồ chứa lại lại làm cho các cấu trúc địa chất trở nên dễ dịch chuyển hơn? Để có thể dễ hình dung về hiện tượng này và lý giải bằng ngôn ngữ phổ thông, ta có thể đơn giản hóa và xem xét một ví dụ thông thường mà bất cứ ai cũng có thể thử nghiệm được. Đó là việc mang một tảng đá nặng trong nước sẽ dễ dàng hơn so với việc mang cùng tảng đá đó trên cạn. Bởi lẽ, khi ở trong nước, tảng đá đó chịu tác động của áp lực đẩy nổi của nước và nó trở nên ”nhẹ” hơn. Tương tự như vậy, khi các hồ chứa xuất hiện và tích nước, nước hồ thấm sâu vào lòng đất đến một mức độ đủ để làm "giảm nhẹ" một khu vực cấu trúc địa chất đủ lớn thì cấu trúc địa chất đó bắt dầu dịch chuyển và gây ra các hiện tượng rung động địa chất ("chấn động địa chất" hay còn gọi là "động đất") có thể cảm nhận được. Độ lớn của các chấn động này phụ thuộc vào khối lượng của cấu trúc địa chất cũng như mức độ dịch chuyển của nó. Nói như vậy để nhấn mạnh rằng khi bắt đầu tích nước là đã có thể có tác động dịch chuyển. Tuy nhiên, do ban đầu nước chưa thấm sâu vào đất nên vùng ảnh hưởng của nó còn nhỏ, khối lượng cấu trúc địa chất và độ dịch chuyển nhỏ. Do vậy, các chấn động mà nó gây là nhỏ không đáng kể nên chúng ta không cảm nhận được. Trở lại với công trình thủy điện Sông Tranh 2, hiện tượng động đất tại đây sẽ được làm sáng tỏ hơn nếu ta sử dụng các phân tích đã nêu ở trên cùng với các số liệu quan trắc tại hiện trường. Số liệu được cung cấp bao gồm diễn biến mực nước hồ từ ngày 1/1/011 đến ngày 6/9/2012 và diễn biến động đất trong khoảng thời gian này. Các số liệu này được thể hiện như trong Hình 1. Trong đó, đường liền nét màu nâu đỏ là diễn biến mực nước hồ và các chấm tròn màu xanh là sự kiện động đất đo đạc được. Hình 1: Chuỗi quan trắc mực nước hồ và hiện tượng động đất tại thủy điện Sông Tranh 2 (Mô tả cấp động đất như trình bày trong Bảng 1). Nhìn vào các số liệu quan trắc có thể rút ra một số nhận xét sau: 1. Chuỗi sự kiện động đất chia làm 2 nhóm rõ rệt: - Nhóm 1 xuất hiện khoảng từ ngày 23/11/2011 đến ngày 26/4/2012 (kéo dài trong vòng 125 đến 150 ngày). Nhóm này xuất hiện sau khoảng 5 tháng so với thời điểm bắt đầu tích nước hồ. - Nhóm 2 xuất hiện từ ngày 29/8/2012 đến nay (27/9/2012). Nhóm này xuất hiện sau khoảng 5 tháng so với thời điểm bắt đầu rút nước hồ. 2. Với những phân tích về mối liên quan giữa sự thay đổi áp lực nước trong lòng đất và sự rung động địa chất như đã nêu ở trên, thì rất có thể 2 nhóm sự kiện động đất này liên quan trực tiếp đến 2 quá trình dâng và hạ mực nước hồ. 3. Như vậy có thể tạm rút ra 2 quy luật sau: - Nếu có sự thay đổi mực nước hồ đủ lớn thì sẽ xuất hiện động đất và động đất sẽ xuất hiện sau khoảng 5 tháng so với thời điểm bắt đầu có sự thay đổi mực nước hồ đó. - Khi có xuất hiện một chuỗi động đất thì thời lượng của chuỗi rung chấn như vậy sẽ kéo dài khoảng 125 đến 150 ngày. Và như vậy, hiện tượng động đất tại công trình thủy điện Sông Tranh 2 có thể được làm sáng tỏ như sau: 1. Hồ chứa bắt đầu tích nước từ ngày 26/7/2011 đến khoảng ngày 26/10/2011 thì hồ đầy nước. Kể từ ngày hồ bắt đầu tích nước thì cũng là ngày nước bắt đầu thâm nhập vào trong lòng đất. Sự thâm nhập của nước gây ra những biến động đáng kể về áp lực trong lòng đất như đã nêu ở trên. Quá trình này diễn biến nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ thâm nhập của nước (hệ số thấm). Ở công trình thủy điện Sông Tranh 2, quá trình này mất khoảng 5 tháng. Thông số này được khẳng định lại một lần nữa khi hiện tượng động đất nhóm 2 xuất hiện sau thời điểm bắt đầu rút nước hồ cũng vào khoảng 5 tháng. Cần lưu ý rằng, khi rút nước hồ thì nước trong lòng đất lại thoát ra dẫn đến áp lực nước ngầm giảm và các cấu trúc địa chất lại có xu hướng dịch chuyển trở về trật tự cân bằng trước đó. 2. Vậy tại sao cường độ động đất lại khác nhau trong 2 quá trình tích và rút nước hồ? Như đã đề cập, mức độ động đất phụ thuộc vào phạm vi, mức độ thay đổi áp lực nước trong lòng đất. Tốc độ thay đổi mực nước hồ trong 2 quá trình tích và rút nước là gần như nhau. Tuy nhiên, trước thời điểm tích nước hồ, đã xuất hiện lũ làm mực nước trong hồ giữ ở cao trình khoảng 160 m trong vòng 4 tháng. Sau đó là thời đoạn nước rút trước khi nước dâng trở lại. Tuy nhiên thời gian nước rút chưa đủ dài để làm thay đổi triệt để trạng thái áp lực nước trong lòng đất. Như vậy nếu cộng tác động của cơn lũ này thì tốc độ tích nước hồ chỉ là 15 đến 20 m trong vòng 100 ngày (ước tính tốc độ dâng nước là khoảng 0.2 m/ngày). Sau đó, quá trình rút nước từ cao trình 175 m đến cao trình mực nước chết 140 m cũng mất khoảng 100 ngày (ước tính tốc độ rút nước khoảng 0.35 m/ngày). Rất có thể tốc độ rút nước nhanh hơn này đã gây ra động đất với cường độ mạnh hơn. Từ biểu đồ quan trắc và những phân tích trên, có thể dựng lại diễn biến động đất tại công trình thủy điện Sông Tranh như sau: 1. Sau khi công trình hoàn thành và bắt đầu tích nước vận hành, nước trong hồ thâm nhập vào lòng đất gây nên sự thay đổi áp lực. Quá trình từ lúc nước thâm nhập đến khi nó đạt đủ độ lớn cần thiết mất khoảng 5 tháng. Vì vậy mà sau 5 tháng kể từ thời điểm bắt đầu tích nước thì bắt đầu có hiện tượng động đất. 2. Nếu giữ ổn định mực nước hồ thì hiện tượng động đất sẽ kết thúc trong vòng khoảng 125 ngày. Tuy nhiên, do lo lắng cho sự an toàn của nhân dân địa phương cũng như của công trình và để giải quyết sự cố rò rỉ nước nên quyết định tháo nước hồ đã được đưa ra. Quá trình tháo nước hồ lại tiếp tục gây ra nhóm sự kiện động đất tiếp theo. Do tốc độ rút nước lần này nhanh hơn nên cường độ của nhóm động đất số 2 cũng lớn hơn. 3. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy rằng khoảng lặng giữa 2 nhóm động đất (hơn 100 ngày) cũng bằng với thời gian mà mực nước hồ ổn định ở mức 175 m. Như vậy, xảy ra động đất là do tác động của quá trình thay đổi mực nước chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào mực nước ổn định cao hay thấp. Giả sử hồ cứ giữ nguyên mực nước ở cao trình 175 m sau ngày 23/2/2012 thì hiện tượng động đất cũng rất có thể sẽ tắt sau ngày 26/4/2012. Vậy điều gì có thể rút ra để ước đoán những diễn biến trong tương lai cũng như kiến nghị các giải pháp hợp lý? 1. Theo quyết định của Chính phủ thì sẽ tạm thời chưa tích nước hồ chứa Sông Tranh 2. Như vậy mực nước hồ sẽ giữ ổn định ở cao trình 140 m trong 1 khoảng thời gian dài nữa. Như kết quả đã quan trắc, nếu mực nước hồ ổn định thì hiện tượng động đất sẽ kéo dài trong khoảng từ 125 đến 150 ngày (bằng số ngày diễn ra nhóm động đất số 1). Giả sử quyết định của Chính phủ được thi hành và không có biến động mực nước hồ trong thời gian rất dài thì hiện tượng động đất rất có khả năng sẽ còn tiếp tục trong thời điểm hiện tại và tắt dần sau 125 đến 150 ngày kể từ ngày 29/8/2012, nghĩa là hiện tượng này sẽ mất dần kể từ sau ngày 1/1/2013 hoặc 26/1/2013. 2. Tuy nhiên mực nước trong hồ sẽ bị thay đổi khi có lũ về. Thông thường, lũ tại khu vực này xuất hiện vào tháng khoảng giữa tháng 10/2012. Theo Ban quản lý dự án thì trong quá trình lũ, mực nước hồ sẽ bị đẩy lên đến cao trình khoảng 160 m trong 1 khoảng thời gian nhất định (tùy theo cường độ lũ). Câu hỏi tiếp theo là sự thay đổi mực nước này có gây ra động đất không? Câu trả lời có lẽ đã được đưa ra ở cơn lũ trước khi tích nước hồ chứa. Theo tài liệu quan trắc thì tháng 2 năm 2011 đã có cơn lũ làm mực nước hồ cũng dâng lên cao trình 160 m, tuy nhiên chuỗi quan trắc động đất thì không ghi nhận số liệu động đất liên quan đến đợt lũ này. Như vậy, nếu trong thời gian có cơn lũ tháng 10/2012 mà có xuất hiện động đất, thì tất cả các chấn động đó (xảy ra trước tháng 1/2013) là chấn động nằm trong chuỗi động đất số 2 liên quan đến quá trình rút nước đã nêu. Nếu như cơn lũ tháng 10/2012 có gây động đất, thì các chấn động (nếu có) của nó chỉ có thể xuất hiện và quan trắc được sau khoảng 5 tháng, nghĩa là vào khoảng tháng 3/2013. 3. Tuy nhiên, để có thể khẳng định chắc chắn ảnh hưởng của cơn lũ tháng 10/2012 có gây ra động đất hay không thì cần phải tìm hiểu về nguyên nhân không có số liệu động đất trước ngày 3/11/2011: Do không xảy ra động đất nên không có tài liệu quan trắc hay đã xảy ra động đất mà do chưa có thiết bị quan trắc nên không có tài liệu quan trắc? Nếu là do chưa có thiết bị quan trắc thì chưa thể khẳng định được là sẽ không có động đất liên quan đến cơn lũ vào tháng 10/2012 tới đây. 4. Kết quả phân tích cho thấy rằng, nếu có diễn biến thay đổi mực nước hồ đủ lớn thì sẽ kéo theo hiện tượng động đất. Nghĩa là sau này nếu hồ vẫn vận hành như trong đợt tích nước và rút nước vừa qua thì hiện tượng động đất sẽ còn xảy ra, ít nhất là trong giai đoạn một số năm trước mắt. Về lâu dài, khi đã vận hành nhiều năm thì có thể hiện tượng động đất có thể tắt dần sau khi các cấu trúc địa chất đã đạt được trạng thái cân bằng. Điều này rất khó để khẳng định vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc địa chất khu vực đó. Tác giả Harh K. Gupta có nêu một trường hợp, đó là hồ Shivaji Sagar tạo bởi đập Koyna, tại bang Tây Ấn-Độ (Western India), hoàn thành năm 1962. Ở hồ này trong vòng 38 năm sau đó đã xuất hiện 10 trận động đất với cường độ M ≥5; trên 150 trận động đất với cường độ M ≥4, và trên 100,000 trận động đất có cường độ M>0. Như vậy để có thể kết luận động đất tại công trình thủy điện Sông Tranh 2 có tắt dần về lâu về dài hay không, thì cần phải có các nghiên cứu sâu hơn nữa. 5. Để giảm thiểu cường độ động đất thì giải pháp là tốc độ thay đổi mực nước phải thật chậm. Như phân tích ở trên với mức 0.2 m/ngày đến 0.35 m/ngày đều gây động đất với cấp độ tương đối lớn. Nếu có thể phải giảm tốc độ nạp tháo nước xuống thấp hơn nữa (ví dụ 0.05 đến 0.01 m/ngày, nghĩa là 5 đến 1 cm/ngày) đồng thời quan trắc để kiểm nghiệm phản ứng từ lòng đất. 6. Cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quan trắc về động đất và mực nước hồ như đã thực hiện trước đây để làm cơ sở cho các phân tích trong tương lai và từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp. 7. Cần kết hợp các số liệu quan trắc trên với việc xác định vị trí tâm chấn của các chấn động nằm trong các chuỗi động đất đã quan trắc cũng như các chấn động tương tự trong tương lai, thêm vào đó là số liệu khảo sát, đo vẽ chính xác cấu trúc địa tầng lòng hồ và khu vực xung quanh. Tất cả các thông tin này cần được kết hợp trong 1 nghiên cứu chuyên đề nghiêm túc của 1 đơn vị có chuyên môn, uy tín. Khi đó bức tranh toàn cảnh về vấn đề động đất tại khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2 sẽ được hiện lên đầy đủ hơn. Hy vọng rằng, bài báo này giúp cho những cá nhân và cơ quan quan tâm đến vấn đề động đất tại khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2 có thêm thông tin tham khảo trong quá trình đưa ra biện pháp xử lý hữu hiệu. Bảng 1: Mô tả về thang động đất MSK-64 và quy đổi sang thang Richter. Thang động đất MSK-64 gồm 12 cấp, được Hội đồng địa chấn Châu Âu thông qua năm 1964 và áp dụng cả ở Ấn Độ cụ thể như sau: MSK-64 Richter Cấp 1 Động đất không cảm thấy, chỉ có máy mới ghi nhận được. 1-3 Cấp 2 Động đất ít cảm thấy (rất nhẹ). Trong những trường hợp riêng lẻ, chỉ có người nào đang ở trạng thái yên tĩnh mới cảm thấy được. 3-3.9 Cấp 3 Động đất yếu. Ít người nhận biết được động đất. Chấn động y như tạo ra bởi một ô tô vận tải nhẹ chạy qua. Cấp 4 Động đất nhận thấy rõ. Nhiều người nhận biết động đất, cửa kính có thể kêu lạch cạch. 4-4.9 Cấp 5 Thức tỉnh. Nhiều người ngủ bị tỉnh giấc, đồ vật treo đu đưa. Cấp 6 Đa số người cảm thấy động đất, nhà cửa bị rung nhẹ, lớp vữa bị rạn. 5-5.9 Cấp 7 Hư hại nhà cửa. Đa số người sợ hãi, nhiều người khó đứng vững, nứt lớp vữa, tường bị rạn nứt. Cấp 8 Phá hoại nhà cửa; Tường nhà bị nứt lớn, mái hiên và ống khói bị rơi. 6-6.8 Cấp 9 Hư hại hoàn toàn nhà cửa; nền đất có thể bị nứt rộng 10 cm. 6.9-7.6 Cấp 10 Phá hoại hoàn toàn nhà cửa. Nhiều nhà bị sụp đổ, nền đất có thể bị nứt rộng đến 1 mét. 7.6-8 Cấp 11 Động đất gây thảm họa. Nhà, cầu, đập nước và đường sắt bị hư hại nặng, mặt đất bị biến dạng, vết nứt rộng, sụp đổ lớn ở núi. >8 Cấp 12 Thay đổi địa hình. Phá huỷ mọi công trình ở trên và dưới mặt đất, thay đổi địa hình trên diện tích lớn, thay đổi cả dòng sông, nhìn thấy mặt đất nổi sóng. Tài liệu tham khảo 1- Harsh K. Gupta, 2002, "A review of recent studies of triggered earthquakes by artificial water reservoirs with special emphasis on earthquakes in Koyna, India", Tạp chí Earth-Science Reviews, số 58, năm 2002, trang 279–310; 2- International Rivers, Bản đồ các khu vực có động đất do hồ chứa: http://www.internationalrivers.org/r...ris-sites-3554 3- Peter M. James, "Mechanisms of reservoir induced seismicity" (thông tin công bố trên mạng);
dudung
53caugiay
Kính gửi quý vị tham khảo thêm bài của Mem KC: Nghiên cứu trạng thái ứng suất và biếndạng của đập bê tông trọng lực có xét đến tác dụng động đất Nguyễn Trọng Quân Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà - Tập đoàn Sông Đà Mail: quansdc6* ; Website: http://tinyurl.com/quansdc/ Tóm tắt: Bài viết trình bày những ảnh hưởng của động đất đến an toàn đập, tầm quan trọng khi tính toán ứng suất đập có xét đến tải trọng động đất. Tác giả đưa ra những phương pháp phổ biến để tính toán tải trọng động đất tác động lên công trình hiện nay, từ đó lựa chọn và kiến nghị sử dụng phương pháp phổ phản ứng thông qua việc sử dụng phần mềm ANSYS để tính toán ứng suất đập. Kết quả tính toán cho thấy chuyển vị, ứng suất đập tăng lên rõ rệt khi có kể đến động đất và ảnh hưởng rất lớn đến an toàn đập. Abstract: This paper presents the influence of earthquakes to the safety of dams, and the importance of seismic actions in calculation of stressess in dams. It outlines the popular methods to analyze the seismic loads on the existing dams, and suggest to utilize the response spectrum method using ANSYS software in order to calculate the dams’ stresses/internal forces. The analysis results show, that the displacement and stresses of dams increase significantly if earthquakes actions are taken into consideration, and this influences to a large extent to the safety of dams. TẢI FILE PDF: http://www.mediafire.com/view/?nvp8b9v1jss7vgn
53caugiay
Alewohabee
Cảm ơn bác toanDF đã đưa lên KC. Trong bài viết tôi đã cắt bỏ khá nhiều nội dung để mọi người tiện theo dõi. Thực tế còn một phần trung gian so sánh ứng suất đập khi chưa tính đến động đất xét với mô hình toàn bộ đập và ứng suất đập khi chưa xét tới động đất xét với mô hình 1 đoạn đập từ trục K7-:-K8 (là đoạn đập kề với tràn xả lũ) từ kết quả so sánh này ứng suất max, chuyển vị max là xấp xỉ nhau, từ đó kết luận có thể chuyển sang tính cho đoạn đập K7-:-K8 thay vì phải tính cho toàn bộ đập (thực ra làm thêm bước này vì bộ nhớ và cấu hình hiện nay chạy ko nổi với mô hình toàn bộ đập khi xét tải trọng động đất!). Bước cuối cùng chuyển sang tính ứng suất đập cho đoạn K7-:-K8 có xét tới động đất, tính toán xong xuôi lập bảng so sánh với ứng suất, chuyển vị đập từ đoạn K7-:-K8 ko xét tới động đất và cho ra kết luận. PS: Diễn giải cụ thể để mọi người nếu có thắc mắc việc ông đi so sánh kết quả tính toán giữa mô hình tổng thể với mô hình đơn nguyên (đoạn từ K7-:-K8) thì dĩ nhiên là mô hình đơn nguyên có chuyển vị lớn, ứng suất lớn là dễ hiểu.
Alewohabee
DanielEi Cái dự đoán của chú Ngọc năm xưa giờ đã xảy ra trong thực tế Và cũng đồng quan điểm với M.r Nghĩa và Mr Triều nhỉ >
DanielEi
duong tang
Rất cảm kích về các bài viết về các nhà khoa học. Việt Nam cần nhiều hơn nữa các bài viết như vậy. Cần sự đóng góp âm thầm, thiết thực bằng sự chia sẻ sản phẩm khoa học của chính tôi. Mặc dù các lí giải mới ở giai đoạn định tính, cần thêm các xác định bằng cách định lượng. Bài toán cần giải quyết là ai phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra điều không mong muốn. Vì thực tế các nhà chức trách rất mạnh miệng kêu là an toàn. Rất ủng hộ quyết định của chính phủ là ngừng tích nước. Có lẽ chính phủ cũng không tin phát biểu của 1 số người vai vế, bên thiết kế là an toàn. Quan điểm cá nhân của Cam, ngoài giải thích của tiến sĩ Nghĩa (SINTEF, Nauy) về hiện tượng "giảm nhẹ trọng lượng khi có đẩy nổi" thì cần cáo khảo sát về địa chất. Liệu có phải thủy điện sông tranh 2 nằm trên vùng có rất nhiều đứt gãy, địa chất chưa ổn định (hình như tồn tại phương pháp thí nghiệm sóng để làm việc này).. Rất cần nghiên cứu. Nếu quả thật là vậy, Cam kiến nghị phá đập, làm nơi trồng rau cho dân cư vùng đó. Thật là buồn cười khi có một số nhà khoa học đi cùng nhà chức, khảo sát bằng mắt thần, sau đó đã lỡ miệng đổi oan rằng: ngày xưa thiết kế thủy điện thiếu các số liệu địa chất, thiếu số liệu thông kê động đất, etc.. Thân chào
duong tang
williamcuong
Trong cái bài của Mr Quân mô phỏng cái đập nó là 1 khối đá cứng chắc, tuy nhiên thực tế thì nó cũng chả nguyên vẹn đến vậy, có xuất hiện các vết nứt rồi thấm ( như đập thủy điện sông Tranh ). Ansys nó có mô đun Civil FEM có thể mô phỏng các khe nứt, thấm này dựa theo kết quả quan trắc- đo đạc. Cần tìm ra và mô phỏng đúng hiện trạng làm việc của đập thì sẽ có kết quả chính xác hơn. Sau 1 khoảng thời gian làm việc của đập ( 5 năm- 10 năm) thì cũng cần thăm khám bệnh 1 lần và tính toán lại để chứng minh sự an toàn của đập ( cái này tôi không rành lắm về mục bảo dưỡng đập >). Thêm 1 câu hỏi nữa là với các đập đất, người ta phải tính toán áp lực nước lỗ rỗng tăng lên trong quá trình xảy ra động đất, vậy với loại đập bê- tông như thế này có qui định nào bắt buộc phải tính áp lực nước lỗ rỗng trong thân đập không ( hay là có thể bỏ qua). Bác nào rành về món...đập đá này xin chỉ bảo thêm >.
williamcuong
MattieHek
Cảm ơn bạn huyhiep đã quan tâm. Vấn đề mô phỏng cho cực chính xác là khó, tất nhiên là có thể thực hiện được, tuy nhiên tôi cần chọn những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc thay đổi ứng suất. Nếu để đầy đủ thì một khi tính toán ứng suất đập phải kể hết tất tập các thứ: Nhiệt, động, phi tuyến, thấm...tuy nhiên ko nên quá ôm đồm vá quá tham vọng khi nghiên cứu, thực ra vấn đề bạn nói tôi cũng đã nghiên cứu nhưng thực sự là để đi vào một chuyên đề cụ thể và xét thấy sự thay đổi ứng suất đó không bị ảnh hưởng nhiều, ngoài ra việc tính toán mô hình này ko phải cho công trình cụ thể nào cả, nó đang ở hồ sơ, nó chưa có nứt? Vấn đề tính đến nứt lại ở bài tính khác bạn ah! Nếu bạn đã tham gia tính toán cho một công trình nào đó chắc bạn biết người ta chia ra các trường hợp tải trọng tác dụng, trong các trường hợp tính toán có trường hợp cơ bản, có trường hợp đặc biệt, trong trường hợp đặc biệt không phải kể ra tất tật các tác động bất lợi xảy ra đồng thời được. Thực ra có thì tốt, nhưng kinh phí xây dựng không đủ? Riêng với đập bê tông thì tôi chưa nghe tính áp lực nước lỗ rỗng bao giờ?
MattieHek
thanhthanh Theo tôi khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra cũng cần tìm hiểu sâu sắc nguyên nhân, sau đó đưa ra cách khắc phục/giải quyết hiệu quả. Phá đập chỉ là cách giải quyết bất đắc dĩ, chứ xây rồi lại phá, dễ thế thì ai cũng làm nhà đầu tư rồi.
thanhthanh
MichaelKet
Theo tôi bạn lthienkt nên tìm hiểu thêm món phá đập bê tông. Theo chữ ký của bạn thì bạn chuyên phá cọc nhồi, tường vây. Có khi nhận thêm món này lại thu nhập khá, lại được tiếng tăm!?!
MichaelKet
Stevennefs Bác nào có thể giải thích giùm xem là tại sao khi áp lực nước lỗ rỗng giảm thì các cấu trúc địa chất lại có xu hướng dịch chuyển trở về vị trí cũ để lại gây ra trượt nữa không nhỉ ? Vì nếu chỉ có áp lực lỗ rỗng giảm mà lực gây trượt vẫn không đổi thì tôi không thấy không biết làm sao mà để lại gây trượt được
Stevennefs
Vimcentcow Tôi nghĩ nếu bác tính với 1 module thì tôi nghĩ kết quả sẽ không khác so với mô hình 2D lắm? Theo tôi thì cái hay của bài toán 3D cho cái đập này là nó cho phép xét đến các mode xoắn. Tôi cũng có 1 nhận xét nhỏ là khi so sánh ứng suất động (S_dyn) so với ứng suất tĩnh (S_static), nếu bác chỉ so sánh ở những chỗ có S lớn nhất (chân đập) thôi thì đôi khi không thấy hết được ảnh hưởng của tải trọng động. Nếu muốn khảo sát kỹ càng thì phải xét cái (S_dyn - S_static) ở tất cả mọi điểm trong kết cấu.
Vimcentcow
Danielpr Theo em, thì biến dạng của đất đá bao gồm 2 thành phần: biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo ( không phục hồi được). Biến dạng đàn hồi là cái biến dạng mà sau khi dỡ tải nó có xu hướng trở về cái vị trí ban đầu. Việc áp lực nước lỗ rỗng tăng hay tăng mực nước chứa tương đương với việc chất tải, Việc rút nước, hay áp lực nước lỗ rỗng giảm tương đương với việc dỡ tải, khi đó cái phần trở về vị trí ban đầu kia là cái thành phần biến dạng đàn hồi .
Danielpr
nguoixau Vấn đề là phải dựa vào đâu để có thể nói "áp lực nước lỗ rỗng giảm tương đương với việc dỡ tải" vậy? Khi tăng áp lực nước lỗ rỗng, bài ở trên cũng phân tích rồi, thì nó làm giảm sức kháng cắt chứ không phải là tương đương với việc chất tải.
nguoixau
Robertbura Đối với đất bão hòa: áp lực nước lỗ rỗng là cái áp lực bên trong, là thành phần của nước có mặt trong đất, nước trong cấu tạo của đất đặc trưng bởi độ bão hòa ( hàm lượng nước chứa trong đất ). Nên khi ứng suất trong nền đất tăng lên thì bao giờ cũng phân chia 2 thành phần: cốt đất chịu 1 phần và thành phần nước trong đất chịu 1 phần ( bỏ qua thành phần không khí trong đất ). Khi chất tải thì cả ứng suất hữu hiệu và áp lực nước lỗ rống tăng. Nên việc áp lực nước lỗ rỗng giảm thì tương đương với việc dỡ tải (hơi chủ quan 1 tý ), tất nhiên ở đây không phải là hiện tượng cố kết vì cố kết thì không chất tải thêm- không dỡ tải mà áp lực nước lỗ rỗng vẫn giảm. Bài toán đặt ra vẫn là việc rút nước- tích nước ảnh hưởng như thế nào tới 2 thành thành phần ứng suất hữu hiệu tăng thêm và áp lực nước lỗ rỗng dư. Vì ta coi thành phần nước có trong đất không thể ...tự chảy ra được ( không bị ảnh hưởng của việc dâng hay hạ mực nước), nên việc dâng- hạ nước chỉ coi là thành phần lực bên ngoài tương được với việc chất- dỡ tải. Còn nếu có lý thuyết nào khác thì chắc là do tôi chưa biết. Vấn đề nó cũng rắc rồi: nếu đất đá xung quanh ở khu vực tích nước là khô, khi tích nước nó hút nước, độ bão hòa tăng lên làm thay đổi căn bản tính chất đất/đá ở khu vực này... Nói chung, nghiên cứu hết thì thôi để cho các vị được trả tiền làm >...
Robertbura
Stephenon Cái giải thích của tên Wasabi này thì rõ rồi. Xin bổ sung thêm một chút để may ra thì nó rõ hơn mà thôi (có khi lại càng mờ mịt hơn). Cái việc tăng giảm mực nước hồ đại loại sẽ làm tăng giảm hai thứ đó là sức kháng cát của đất đá và ứng suất hữu hiệu của chúng. Thường thì khi tăng mực nước hồ sẽ làm giảm ứng suất hữu hiệu của đất đá dẫn đến giảm sức kháng cắt. Đến khi hạ mực nước hồ thì sức kháng cát của đất sẽ dần dần tăng lên theo thời gian dài chứ không tăng lên ngay lập tức đánh hự một cái. Khi giảm mực nước thì sẽ làm cho ứng suất hữu hiệu trong đất đá tăng lên sẽ gây lún và sẽ gây ra hiệu ứng giống như tăng tải. Nếu giảm mực nước một cách từ từ và đợi cho cái sức kháng cắt của đất đá tăng kịp với sự tăng của ứng suất hữu hiệu thì sẽ tốt. Nếu giảm mực nước ngầm nhanh quá thì sẽ tăng ứng suất hữu hiệu quá nhanh trong khi sức kháng cắt vẫn chưa kịp tăng theo mà vẫn lẹt đẹt phía sau. Và đương nhiên thì nó sẽ có nguy cơ gây ra lục đục. Cái này cứ chịu khó ngồi biểu diễn các quá trình tăng giảm này trên biểu đồ p - q là sẽ thấy ngay. Thì đấy, ngày xưa có nhiều đê bị sạt sau khi nước sông rút đi nên các cụ luôn phải củng cố lại các đê bị sạt để đề phòng cơn lũ tiếp theo.
Stephenon
Alewohabee
sao ko download đc bác nhỉ
Alewohabee

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       Thống nhất ký hiệu-đơn vị    (có 20 câu trả lời)
       Xác định các hố khoan?    (có 12 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Kiểm tra mực nước ngầm trong lỗ khoan?    (có 19 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Khảo sát Địa vật lý - Geophysical Methods!    (có 43 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?    (có 11 câu trả lời)
       công thức địa chất???    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT    (có 29 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Đất không thuận lợi cho việc XD    (có 50 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Địa kỹ thuật    (có 15 câu trả lời)
       Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?    (có 10 câu trả lời)
       Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT    (có 12 câu trả lời)
       Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương    (có 82 câu trả lời)
       TN Đất sai hết cả ???    (có 71 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT    (có 16 câu trả lời)
       Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?    (có 29 câu trả lời)
       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top