Đắp nền đường và kết quả thí nghiệm cắt phẳng? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Đắp nền đường và kết quả thí nghiệm cắt phẳng?
Em đang phải đắp một nền đường cao 8 m mà nay lên phuơng án chỉ có kết quả TN cắt phẳng( UU và CD) thì có đủ mức độ tin cậy để tính toán không? Có cần phải thí nghiệm nén 3 trục không? nền đất cũ có hơi yếu chút nên tôi hơi lo?Mong các bác chỉ giúp.
Có 29 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
|
|
|
TN UU và CD là kết quả thí nghiệm cắt phẳng thì là phát minh mới đó bạn. Với phát minh này thì bạn chẳng cần 3-4 trục làm gì cho mệt. Còn đất yếu thế nào thì bạn phải có số liệu cụ thể thì mới nói được, chứ hơi yếu thì chẳng biết là thế nào cả
|
Freddievaw |
|
|
sao lại mới??? không hiểu ý núi lửa
|
MaroldPl |
|
|
Em chưa thấy ai gọi UU và CD là cắt phẳng bao giờ bác phandungdkt ạ. Tôi thấy mặt phá hoại nó nghiêng ngả lung tung cả mà, có mấy khi phẳng đâu>>
|
Bernardmt |
|
|
uh thế thì gọi nó là cắt trực tiếp (DST) có được không? ( cắt phẳng là từ địa phương nhỉ)
|
xac suat |
|
|
Các bác tư vấn giúp em. Cái nền đất bùn sâu khoảng 1.5 m. Tôi chỉ mới khảo sát qua quan sát địa hình thôi. Tham khảo mấy nhà dân họ đào giếng bên cạnh thấy bảo đào sâu 3.5m mới tới lớp đất cứng.
|
noithatchangson |
|
|
|
Tôi nghĩ bạn cần phải xem lại cơ đất , nhất là các phần thí nghiệm như thế này . Thiết kế công trình đất đắp cần chia ra làm 2 giai đoạn , giai đoạn đầu tức trong quá trình thi công - nước chưa kịp thoát ra , giai đoạn sau khi thi công nền sét cố kết - áp lực lỗ rỗng giảm dần kéo theo ứng suất có hiệu và độ lún nền đất gia tăng . Từ 2 cái đó ,có lẽ bạn biết thông số nào phù hợp cho từng giai đoạn rồi nhỉ !
|
Renatosymn |
|
|
thế cứ UU và CD thì buộc mặt phá hoại phải nghiêng ngả hả bạn NÔ
|
ngoctrinh |
|
|
À, thực ra thì UU và CD nó chẳng bắt buộc nghiêng hay phẳng bác Wasabi ạ. Chỉ có điều là thông thường thì UU và CD nó hay gắn với 3 trục (chắc do gọi tắt nhiều) nên mặt phá hoạt nó hay nghiêng. Còn nếu ép nó phẳng thì nó vẫn phẳng mà. Dạo này tôi mắc bệnh "đọc nhanh" và "hiểu ngắn" bác à
|
Robertbura |
|
|
Biết ngay mà cứ UU,CD là nghĩ đến 3 trục mà
|
xac suat |
|
|
Cần học tập cách làm việc của các anh Nhật chứ chú. Cái chữ UU và CD đó là sơ đồ thí nghiệm thôi, không phải kiểu thí nghiệm. Ở bên đó thử xem cái direct shear box test xem (giống direct simple shear) nó cũng đủ loại UU, CU và cả CD nữa đó chứ
|
DanielEi |
|
|
Tiện nói về thí nghiệm cắt, có một dự án tôi làm chủ đầu tư yêu cầu thí nghiệm cắt phẳng xác định góc phi của cấp phối đá dăm. Một đơn vị thí nghiệm đã chế bị đầm chặt phần hạt lọt sàng 4.75mm rồi thí nghiệm cắt, nhìn kết quả thí nghiệm thì tôi biết họ bịa 100% vì họ xác định ra góc phi = 66 độ và tiêu chuẩn dùng ASTM 3080. Tuy nhiên tôi vẫn thắc mắc là nếu làm thí nghiệm này thì sẽ áp dụng tiêu chuẩn nào, trong giáo trình học của bộ môn địa chất công trình trường Mỏ có nói tới thí nghiệm cắt hộp lớn nhưng lại không nói rõ ràng lắm. Kính nhờ các cao thủ chỉ giáo
|
bachtuu |
|
|
Em cảm ơn eng-hiep nha. Tiện đây tôi cũng hỏi thế với đất đắp K95,K98 tôi cũng phải thí nghiệm tính chất cơ lí các mẫu như với mẫu nguyên dạng. Vậy phải lấy mẫu như thế nào ạ. Tôi đọc mấy sách cơ đất chỉ thấy nói đến thí nghiệm độ chặt tối ưu cho đầm lèn, xác định hệ số K đầm mà không nói tới mấy cái này. Hay tôi đọc ít cũng nên. Mong các anh chi đi trước chỉ cho chỗ đọc tham khảo. Tôi cảm ơn!
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Nếu đắp rồi khoan kiểm tra lấy mẫu thí nghiệm như bình thường thôi
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
nhưng bây giờ chưa đắp mà lại cần kiểm toán ổn định thì phải làm sao ạ?
|
Danielpr |
|
|
Hình như là giả định góc phi để tính
|
terrydoa |
|
|
từ khóa: mẫu chế bị
thay cái màu đỏ bằng từ khóa thì đúng hơn.
|
viet toan 12 |
|
|
Bác ơi cái vụ mẫu chế bị thì chỉ có mấy bác ở các Viện giao thông với Viện xây dựng làm thôi. Các phòng thí nghiệm con con họ chẳng chế bị đâu, mà có khi chế bị xong rồi lại ngồi vò đầu bứt tai vì chẳng biết cắt phẳng hay nén nở hông tự do nữa. Thôi cứ lấy đại phi bằng 30 độ cho nó giống thiên hạ.
|
michaelyork |
|
|
[QUOTE=wasabi;267029]Vẫn cứ cắt như ASTM 3080 thôi, quan trọng là kích thước hộp cắt phải đảm bảo (đường kính hộp cắt lớn hơn 10 lần kích cỡ hạt lớn nhất).
tôi thắc mắc là tại sao họ lại chỉ làm phần lọt sàng 4.75mm? đó hẳn không phải yêu cầu của chủ đầu tư và đv thí nghiệm làm thế bởi họ không có hộp cắt cỡ lớn.
Vậy theo bác nếu chỉ chế bị phần hạt lọt sàng 4.75mm để thí nghiệm cắt thì khi ra ngoài thực tế với hàm lượng hạt > 4.75mm rất nhiều thì kết quả đó có cần được hiệu chỉnh không. Tôi mong bác chỉ giáo thêm.
|
Stephenon |
|
|
Cám ơn bác, tôi cũng đang cố theo bọn phát xít đó đây. Dạo này đang tắc nên nhiều lúc chém lung tung, bác tha cho nhé. Tôi thấy ở Lab nó cũng có cái máy cắt trực tiếp nhưng mà đấp mền lâu lắm rồi, tôi có hỏi ông thầy thì ông ấy bảo lâu lắm rồi ko dùng, mặc dù sensor vẫn cắm đó. Trong chương trình học thí nghiệm cho SV cũng ko có cái thí nghiệm cắt trực tiếp, thế nên tôi chưa được xem nó hoạt động thế nào.
|
xac suat |
|
|
theo tôi là có.
Nhưng tôi không biết hiệu chỉnh như thế nào >
|
thanhtinh |
|
|
Bác ơi, mẫu chế bị làm sao mà coi như mẫu nguyên dạng được ạ. Đất nào mà có độ nhạy cao thì Su của nó khác nhau nhiều ấy chứ. Nhưng với đất đắp có khi độ nhạy bằng 1 bác nhỉ?
|
greent |
|
|
đúng là bạn NÔ đọc nhanh quá
ý tôi là khi đã có mẫu chế bị, thì việc thí nghiệm cứ thế mà tiến hành như với mẫu nguyên trạng thôi.
Còn chuyện khác nhau về Su hay chỉ tiêu nào đó lại là chuyện khác, sự khác nhau này chỉ hạn chế việc dùng mẫu chế bị đánh giá chỉ tiêu tự nhiên của đất. Trong trường hợp đánh giá cho đất đắp thì không hề hấn gì.
|
nguyentrungata |
|
|
Anh wasabi ơi thế đất đắp thì lấy đâu ra tính chất cơ lí để tính ạ? Có phải tôi giả định không ạ! Nếu nhỡ không đạt được chỉ tiêu ây cho loại đất trong mỏ dự định lấy thì phải lấy ở mỏ đất khác mà lại không đạt thì....!
|
hoangphunhan |
|
|
chính là từ thí nghiệm mấu chế bị đó.
Thông thường theo quy trình thuận là phải thí nghiệm mẫu chế bị ở các độ chặt khác nhau, k 90, 95, 98 hay thậm chí 100. Sau đó dựa vào chỉ tiêu để tính toán rồi người ta mới lựa chọn được cần/nên đắp K nào. Ngoài sức kháng cắt và chỉ tiêu bd, người ta còn quan tâm các thông số khác nữa (tùy công trình). Như bên thủy lợi còn tính trương nở, tan rã.
Thế nên trong tiêu chuẩn kỹ thuật, thường phải có chỉ định nguồn vật liệu cẩn thận. Khi thay đổi nguồn vật liệu, về nguyên tắc phải thí nghiệm lại vật liệu nguồn. Đối với đắp đường GT, vật liệu thường là cát thì yêu cầu sẽ thoáng hơn.
|
AlbertgeK |
|
|
mẫu chế bị là mẫu mà sau khi tính toán với độ ẩm tốt nhất và khối lượng khô tốt nhất*K98(hoặc 95), với độ ẩm tốt nhất và khối lượng thể tích khô tính toán người ta tiến hành tính khối lượng thể tích tươi. Nếu bạn không có cối chế bị thì bạn dùng ngay cối đầm tiêu chuẩn( loại bửa đôi nhé) sau đó cho vào dao vòng vào láymaaiu và thí nghiệm như mẫu bình thường ( mà chẳng phải có mấy cái phòng thí nghiệm trên đâu nhé còn đầy bên ngành thủy lợi chả hạn) còn không đạt thì có nhiều lí do : không đúng lớp lấy hoặc thiết kế cấp sai ( thí nghiệm xong đề nghị thay đổi) chuyện này bình thường thôi mà
|
greent |
|
|
Làm sao để có vật liệu có sẵn, gần dự án, mà dùng vào được là tốt nhất. Chỉ việc chế bị cái mẫu đó, thử chỉ tiêu các loại, dựa vào các chỉ tiêu đó thiết kế chiều dày để đủ khả năng chịu lực theo cường độ và chuyển vị....và cũng dùng chính chỉ tiêu đó đó với các giá trị đề ra để nghiệm thu ở hiện trường!
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Em cảm ơn các anh.
P/S: Rất ngưỡng mộ bác Oanh và anh phandungdkt. Tôi đang phấn đấu đến lúc cao tuổi chút hy vọng là trình độ bằng phần nào các bác các anh. Nhà tôi định hướng cho tôi làm công tác quản lí trong cq nhà nước nhưng tôi thì chỉ yêu thích kỹ thuật. Giờ lăn lộn nhiều trong kỹ thuật đôi lúc vất vả, khó khăn nhưng được cái đam mê.
|
53caugiay |
|