Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
Mô đun đàn hồi của đất lấy như thế nào?? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Mô đun đàn hồi của đất lấy như thế nào??

     Em có 02 báo cáo địa chất, ĐC1 người ta cho giá trị Eo ứng với từng cấp tải trọng khác nhau, ĐC2 lại cho hẳn luôn con số Eo luôn. > đối với địa chất nầy khi tinh toán tùy theo cấp tải trọng mà ta có thể chọn Eo ứng với từng cấp được. > nhưng với địa chất này, khi tính toán làm sao lấy được giá trị Eo ứng với vấp tải trọng tôi cần tính vậy các bác?
Có 48 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Bạn được miễn phí 100% phí Thiết kế nội thất Hải Phòng khi Thi công nội thất tại Kiến trúc Phương Anh
profilmuoibon14
1, Hỏi ông làm báo cáo ý 2, Ông ý không trả lời được thì xem phụ lục của báo cáo có phần thí nghiệm, lấy ra tự tổng hợp e với các cấp và tính E0
profilmuoibon14
hoang tuan
Hì hì. Thế này thì chết rồi. Tự nhiên lại đưa ra nhiều giá trị Eo nên lại phải chọn. Bảo cái ông Khảo sát lần sau không được đưa ra nhiều giá trị Eo mà chỉ được đưa 1 giá trị thôi thì đỡ phải chọn. Lúc này thì công việc sẽ dễ hơn nhiều. Hình như trên cái bảng nó có cột áp lực đấy. Dùng nó để xác định cái Eo tương ứng với cái cấp áp lực đó.
hoang tuan
BarbaraEr như vầy đối với bảng chỉ cho một giá trị, trong tính toán phải lấy E như thế nào vậy bác Ngọc? trong một số tài liệu tính toán tôi thấy có biểu thức liên quan tới E, như vậy thì E đấy là E nào vậy? theo bảng trên thì nó phải dựa vào cấp tải trọng để tính toán.... cái này càng xem lại tôi càng không hiểu gì cả.
BarbaraEr
thuymo
Có 1 cách là dựa vào số liệu khảo sát, nhập tất vào luôn, như thế này chẳng hạn: [IMG]>[/IMG]
thuymo
Amen1402
ý bạn chủ topic là nếu chỉ cho 1 giá trị mô đun tổng biến dạng E0 như bảng 2 thì làm sao biết nó tương ứng với cấp áp lực nào ạ
Amen1402
duong tang Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo.
Luckyman
duong tang
Bạn đọc pic "Mô đun đàn hồi E trong Plaxis", Nếu tôi nhớ không nhầm thì trong đó bác "nguyencongoanh" đã up cái bảng excel tính cái Eo từ cái thí nghiệm nén cô kết 1 trục tương tự như cái thí nghiệm này rồi mà.
duong tang
bachtuu Có rất nhiều lý thuyết tính biến dạng. Có cái cho rằng mô đun đàn hồi không đổi, có cái đổi theo cấp tải trong, theo độ sâu... Phải tùy mục đích và quan điểm tính để mà chọn cho phù hợp thôi. Theo như cái bảng 2 không đề cập đến cấp tải trọng nào có nghĩa là lấy E0=const . Các sách cơ đất trước đây tôi đọc, chả có dòng nào nói về mô đun đàn hồi biến thiên cả .
bachtuu
Bernardmt
bác có thể trả lời cụ thể cái E0 ở bảng 2 có thể dùng với cấp áp lực nào ko ạ?điều kiện để dùng
Bernardmt
plantandzombi Bác có thể giải thích giúp tôi hình này được không vây? trong tài liệu của "Cao Văn Chí" có biểu thức này. > như vậy để tính E thì phải có được cấp tải trọng, tức E đấy nó ứng với cấp tải trọng nào.... còn theo bảng 02 ở trên, thì tôi hiểu E đấy ứng với cấp 1-2, tôi suy luận vậy dựa vào con số a1-2 ở trên.
plantandzombi
nguyentrungata
Cái Eo ở công thức trên là theo quan điểm của Tàu, Nga và cơ học đất cổ điển... Cấp tải trọng ở đây là cái do tôi làm thí nghiệm chọn, ví dụ ở Nga thường họ lấy hai cấp a1-2 tương ứng là 100 và 200 kPa. Tất nhiên cái hệ số beta ở trên cũng tùy thuộc loại đất: ví dụ cát-cát pha lấy beta=0,74; sét pha (á sét) lấy beta=0,62; đất sét thì lấy beta=0,4. Rút được cái E0 từ biểu thức để tính. Công trình thực tế có cái tải trọng hàng trăm- ngàn tấn ( tải trọng nhà cao tầng) thì có mà làm thí nghiệm xác định mẫu tương ứng với cấp tải trọng thực vào mắt. Thế nên các thông số được rút ra từ kết quả thí nghiệm mẫu chỉ là tương đồi, khi tính toán với công trình cụ thể, tùy theo cấu tạo- diện tích móng lại được hiệu chỉnh thêm lần nữa. Có thể tham khảo thêm Tc Snhip-2.02.02.1985. Trong trường hợp mà tính theo quan điểm E thay đổi theo cấp tải trọng (bảng ĐC1) có thể dùng kết quả ở trên biến đổi toán học để thu được 2 thông số Cc và Cr. Khi đó công thức tính lún không dùng E0 nữa mà thông qua 2 thông số Cc và Cr. Còn cái hình trên kia tôi post từ phần mềm geostudio, muốn hiểu thêm thì tự tu luyện (đọc thêm manuals).
nguyentrungata
profillinkmuoihai12 vâng cái này thì tôi hiểu,nhưng anh có thể giải thích cái bảng 2 chỉ cho môĩ E0.a1-2 thì tôi có thể biết dc những gì ạ.em đang là sv thôi nên ko thông lắm,xin lỗi tôi muốn biết anh bao tuổi rồi mà kiến thức chắc vậy ạ
profillinkmuoihai12
profilmuoibon14 Để ý rằng p=100kPa nó chính là giá trị của áp suất của khí quyển; có nghĩa là chả phải làm gì cả . Cái E0 tính theo cái công thức này cho ta biết E0 của đất và nó là hằng số. Tức là đè 1 phát tòi ra Tôi. Tôi cũng đang là sinh viên thôi .
profilmuoibon14
williamcuong
chắc bác nợ quốc phong nên chưa dc cấp bằng 1 liên tưởng tới 100 thi 2 liên tưởng tới gì nhỉ nghĩa là Eo bảng 2 chỉ dùng tính lún tức thời?
williamcuong
plantandzombi
Không có Cv thì cái bảng nào cũng tính lún không tức thời bằng niềm tin
plantandzombi
chongthambamien.vn Có tham gia hay không thì phải xem phần tính cố kết ra sao . Để biết có cố kết không thì phải dựa trên hệ số thấm, hệ số lỗ rỗng... Tôi đoán là E0 có tham gia .
chongthambamien.vn
williamcuong
chỉ cho như bảng 2 thì sao tính dc cố kết ạ,khi đó dùng E này vào vấn đề gì (ko đi quá xa 2 cái bảng mà bạn ấy muốn hỏi )
williamcuong
RobbertooWig làm ơn đọc tiếp sách đi. Muốn tính cố kết thì phải xét xem nó có cố kết hay không đã ?. Chứ nó không có cố kết mà cứ hùng hục tính như trâu húc mả à .
RobbertooWig
terrydoa
cứ giả dụ là có cố kết đi,thì sử dụng mỗi Eo để tính lún cố kết trong bảng 2 ntn ạ?em biết mỗi cách dung Cc,Cr ( cũng ko biết đúng ko )
terrydoa
greent > không biết cái này giải thích được gì không nhỉ? liên hệ gì tới bảng số 2 hay không?
greent
xac suat
Không thể hiểu nổi người hỏi muốn hỏi cái gì nữa ( chả hiểu là không biết hay cố tình không biết) Sax
xac suat
StevenKl
, bạn chủ topic hỏi sao bang2 ghi E0 thôi thì sao biết ứng với cấp tải nào (như bảng 1) ý của tôi là nếu chỉ có từ cái E0 ở bảng 2 thì tính dc những gì,bác huy hiep bảo là nếu cố kết thì Eo có tham gia,nhưng tôi thắc mắc nếu đất OC thì liệu với 1 chỉ số E0,hay a1-2 có đủ chăng
StevenKl
daohiepukb
Tóm lại là thế này nhá : Bản thân ông địa chất khi đi làm không biết tải trọng công trình nên ông ý cấp cho E0 ứng với cái a1-2 ( mà nghe đâu do thiên hạ đồn là công trình thường có tải trọng là như thế này thế thì cứ thế mà cấp-> làm lâu + không hiểu thành thói quen) chuẩn ra ông DC thống kê các mẫu trong 1 lớp thành 1 đường cong e~p ( tổng hợp của lớp-> các ông nào thích dùng gì thì dùng, hoặc tùy ông thiết kế muốn chọn đại một mẫu trong một hố khoan bất kì để tính- xem ở phần phụ lục) Mà nghe đâu xây dựng đường cong e~p nghe nói còn phục vụ cho tính lún bằng phương pháp phân tầng lấy tổng đấy ( ai biết chỉ cho tôi xem tôi có nghe nhầm không)thế nhá còn cố kết với cố kiếc gì tôi chưa học đến mới chỉ đọc đến đoạn " đau bụng uống nhân sâm thôi" chào cả nhà chúc ngày đầu tuần vui vẻ
daohiepukb
ArthurGip Làm gì có ông ở đây hả bác, biên bản toàn ghi tên các bà- các cô mà. Chứng tỏ các bà- các cô rất thích đè cái mẫu hình trụ của các ông mang tới .
ArthurGip
GeorgeEr
He he bà vê, nắn, bóp để ông " Xuất"...............kết quả nhưng quan trọng là cái kết quả ấy nó đi đâu ( thú thực tôi nói thế thôi chứ tôi làm báo cáo vẫn cấp a1-2 và E0 vì chả biết mấy cái cấp kia có ai dùng không chả thấy ai hỏi lại có lẽ nó cũng giấu dốt như tôi ) Hãy nghe lời tôi nói đừng nhìn việc tôi làm
GeorgeEr
Marcunst phải chăng cả hai phía đều muốn dấu dốt, ai cũng không dám hỏi. theo tôi thì kết quả đấy đủ như bảng số 1 mới đúng. nhưng lúc nay phần xử lý số liệu lại như thế nào? vì khi đấy sẽ có vô số bảng như vậy (mỗi mẫu mỗi bảng) rồi có nhiều E, rồi thống kê... có khi nào người làm thí nghiệm lười làm hay không?
Marcunst
tieu sao
Như bảng số 1 cũng chỉ đúng ở phần nào ( theo ý tôi nhé) vì đó chỉ là con số đại diện cho 1 mẫu đất thôi chứ không đại diện cho 1 lớp ( ý của tôi là dựa vào các giá trị thí nghiệm để loại bỏ các giá trị bất hợp lí tổng hợp lại rồi mới tính)Thực ra cái này chỉ làm một hàm excell là xong. Nhưng người thí nghiệm họ chỉ làm thí nghiệm theo tiêu chuẩn thôi, cái quan trọng là người chủ nhiệm địa chất cơ ( nó cũng giống như Y tá tiêm hay bác sỹ tiêm dở nhưng ông bác sỹ lại có quyền cho bệnh nhân tiêm hay không tiêm)
tieu sao
muadem116
Thấy tình hình có vẻ rất tình trạng nên tôi nhảy vào để cho nó đỡ bí (có khi lại bí hơn). Cái E iếc là để tính biến dạng trong đó có lún. Ở đây thấy các bạn chỉ quan tâm đến lún. Trong các bài toán nền móng thì người ta còn tính đến các biến dạng chuyển vị khác mà không chỉ có lún. Vì vậy, người ta (ông, bà, cô) ĐCCT phải cấp số liệu có E. Cái E này cũng dùng để tính các kiểu lún, còn lún kiểu gì thì phải xem tùy bài toán mà chọn các kiểu E cho nó phù hợp. Với cái bảng số 2 thì người ta cho 1 cái giá trị Eo. Cái giá trị này thì nó được quy định cho cấp tải 1-2. Cái này mà để tính lún thì rất tiện, không mệt đầu nhưng mà kết quả của nó thì thỉnh thoảng mới phù hợp với thực tế. Vì vậy, người ta chỉ dùng cái này để tính lún khi thiết kế sơ bộ hoặc khi tính nhanh để chém gió trong các hội nghị khoa học. Mà khi đã chém gió rồi thì người ta không quan tâm đến cấp tải mà làm gì bởi ....đằng nào cũng sai. Cái lý do mà cái Eo thỉnh thoảng mới đúng là bởi đất nó không như bê tông và thép nên nó thay đổi đáng kể cái E tùy theo cấp tải. Để tính chính xác hơn thì nên lấy cái E theo bảng 1 mà tính. Trên đây là cách tính theo trường phái Nga xô. Cái bọn phương Tây nó không tính lún theo E mà nó tính theo cách khác. Với lún tức thời thì chúng nó cũng lấy E nhưng mà lại là Eu. Với lún cố kết thì lấy theo Cr, Cc.... Trong đó có quan tâm đến các trạng thái cố kết OC và NC... Hai cách tính này là khác nhau, vì thế không thể râu ông này cắm đít bà nọ được. Cho nên không được thắc mắc cái OC khi đang tính theo kiểu của Nga theo E tổng biến dạng. Bọn Nga nó không quan tâm đến OC. Họ có một loại khác đó là độ bền cấu trúc. Túm lại là cần phân biệt rõ các trường phái khác nhau để đừng có "nẫn nộn" rồi sinh ra "sắc mắc" dễ dẫn đến bị ...điên lắm.
muadem116
michaelyork Người thí nghiệm không dốt, họ đã làm đúng phận sự, cái bảng tính ra E0 ở trên là do người thí nghiệm lập vì họ chỉ biết 1 công thức tính E0 mà thôi; phần còn lại là của những kỹ sư địa kỹ thuật, muốn mần với cái đống số liệu đó như thế nào thì tùy. Và mần như thế nào là tùy vào nội công tu luyện của người đó thôi. Nếu bạn nghiên cứu kỹ các mô hình cơ học đất như: Mohr-Culong Duncan- Chang; Đất hóa cứng hardening- Soil; Cam-clay; Cam-Clay cải tiến; mô hình từ biến đất.... Tất cả những cái này đều sử dụng các thông số từ thí nghiệm nén 1 trục, nén 3 trục, SPT... Khi nào dùng mô hình nào thì cũng là 1 câu chuyện lớn. Thế nên muốn không dốt thì phải đọc- học; không thể hỏi hết được đâu. Và trong trường hợp mà thiếu số liệu thì người kỹ sư địa kỹ thuật lại đặt hàng- làm thêm các thí nghiệm khác, bổ sung vào. Nếu mấy bà, mấy cô mà hiểu hết thì cần gì phải đưa số liệu cho người khác làm gì. Vì tiền lương của kỹ sư địa kỹ thuật cao hơn công của mấy bà- mấy cô thí nghiệm thì cớ sao lại bắt họ làm thay việc của tôi. Khoa học thường phải gắn liền với thực nghiệm + lý thuyết + cập nhật cái mới. Phần đi hỏi được là rất nhỏ không đáng kể. Không thể dùng 1 câu nói để kích người khác sổ ra giúp tôi được Các phần thí nghiệm địa chất, mô hình địa chất, phần mềm, lý thuyết giải tích ... trong tất cả các mục về địa kỹ thuật và phương pháp số cần liên kết lại với nhau thì sẽ thấy 1 bức tranh lớn. Thế nên cần chăm chỉ tham gia đọc bài và chém gió đều đặn ở tất cả các mục thì sẽ đỡ hỏi nhiều, hỏi lại và hỏi không đúng chỗ.
michaelyork
RobertDum Cháu bổ sung là Nga nó cũng dùng các hệ số Cc và Cr đó ạ, và nó cũng cập nhật hết cái mới của châu Âu, học hỏi lẫn nhau. Cũng dùng Eu thậm chí là nhuy (u). Chẳng qua sách ở nhà chưa cập nhật đầy đủ thôi.
RobertDum
casinomkw Tiêu chuẩn của chúng nó có như bọn Tây không ???
casinomkw
Freddievaw Phần tiêu chuẩn của cả 2 trường phái thì cháu chưa có thời gian đối chiếu được . Có 1 điều là nó cũng cởi mở hơn rồi, các công trình lớn thường do các giáo sư đầu ngành chủ trì, nếu vị đó gật thì là xong, chả ai dám cãi. Một số vị giáo sư của Nga thời trai trẻ cũng học từ Anh, Mỹ về . Nếu người thiết kế đưa ra được lập luận và kiến thức chứng minh cách làm của tôi đúng hơn tiêu chuẩn- sát thực tế hơn thì vẫn Ok. Trong các thiết kế họ sử dụng: Plaxis, Ansys, Abaqus ầm ầm (mua bản quyền hẳn hoi). Và kết quả tính trên phần mềm của họ được kiểm soát bằng lý thuyết giải tích riêng của họ. Bao giờ cũng có phần đối chiếu so sánh bằng giải tích và pp số + số liệu đo đạc ngoài hiện trường. Người Nga thì rất giỏi toán và lợi dụng phương pháp số của châu Âu.
Freddievaw
GeraldKr Cái việc người Nga áp dụng thực hành tiêu chuẩn Tây và cái việc người Tây nó áp dụng tiêu chuẩn Nga thì chẳng có gì lạ cả. Vấn đề áp dụng là có ý nghĩa khác với trường phái học thuật. Khối ông họa sĩ theo trường phái vẽ tranh cổ động nhưng thỉnh thoảng vẫn vẽ tranh cởi truồng. Để biết trường phái của họ thì phải đọc tiêu chuẩn và thuyết minh tiêu chuẩn. Khi chưa đọc thì không thể nói là họ đã thay đổi quan điểm được đâu. Các quan điểm của Nga về tính lún thì khó có thể thay đổi theo của Tây được bởi họ đã có một hệ thống nghiên cứu biến dạng lún kỹ hơn của Tây nhưng lại thiếu tính thực hành. Về mặt phát triển trường phái thì không ai đi giật lùi cả.
GeraldKr
levantrai tuýt còi phandungdkt nhé. Cv chỉ giúp xét lún nhanh hay chậm thôi, còn việc lún nhiều hay ít thì ko cần Cv, cũng ko cần niềm tin
levantrai
test1212 Cái đoạn này cháu có thêm ý kiến thế này:việc tính lún theo các thông số Cc, thực ra là dùng lý thuyết của Ten-za-ghi; trong tài liệu về cơ đất của Nga (tác giả Florin) đã trình bày khá kỹ từ năm 1959- các sách sau này cũng có nhắc qua lý thuyết , và trong tiêu chuẩn họ cũng có vài dòng úp mở về vấn đề sử dụng; còn đa số trình bày kỹ về cái E=const và tính lún bằng công thức này . Nhưng vì sao họ không đưa và tiêu chuẩn- trình bày kỹ thì đấy là việc của họ. Trong sách tài liệu nền móng bằng English cũng trình bày rõ, quan điểm lún theo E=const khi đất là cứng, chắc, còn trong đất yếu thì khuyên nên dùng phương pháp Cc. Thế nên nếu đọc các sách cơ đất theo trường phái của Nga thì cố đọc thêm 1 đoạn nữa thì sẽ bù đắp được đoạn thiếu hụt. Còn khi hiểu rồi, thì lúc ứng dụng chỉ còn thời gian và kinh nghiệm. Tiện cho cháu hỏi là khi dùng phương pháp tính Cc thì khi tính nội lực cho móng theo phương pháp hệ số nền thì cái hệ số nền này tính như thế nào ạ ?
test1212
duong tang cảm ơn thầy Ngọc,em cũng chỉ hỏi là từ cái Eo này thì tính ra dc những gì( vì tôi nghĩ bảng 2 cho mỗi Eo ứng với cấp tải 1-1 thì ko đủ để tính gi) chắc tại tôi chưa biết trường phái Nga PS:em học xong cơ đát lâu rồi(thi chỉ cần thay số lắp vào là xong)giờ muốn học lại tí nên mọi thứ đều mơ hồ mong các anh thông cảm
duong tang
viet toan 12 Cảm ơn bác tôi đọc lướt nên nghĩ lún không tức thời là lún theo thời gian. Từ giờ sẽ đọc kĩ hơn
viet toan 12
trannguyen1602 Bạn cứ yên tâm mà đọc Cơ học đất đi và đừng có quá băn khoăn và lo lắng là tôi bị mơ hồ. Khối thằng học Cơ học đất cả đời mà đến cuối đời vẫn còn bị mơ hồ huống chi là mới bắt đầu học. Chúc bạn trong quá trình học Cơ học đất không bị đi thẳng vào ... trại tâm thần.
trannguyen1602
tungch46 Ngày còn đi học tôi cũng thích cơ đất lắm thầy ạ,nhưng tính tôi là cái gì cũng thích học cho nên cuối cùng chẳng có cái nào ra hồn cả,cũng may là chưa.....mê cơ đất,chứ không thì bây giờ chắc tôi cũng vào trại luôn rồi. P/s: Dự án ở miền trung đã xong chứ thầy nhỉ,em thấy nó vẫn nằm bất động?
tungch46
duancuacuon Bạn đang nói về dự án nào. Hiện tôi đang làm 5 công trình ở miền Trung. Bạn không phải lo là phải đi vào trại tâm thần khi học Cơ học đất đâu bởi vỉ khi đó bạn ở đâu thì ở đó chính là ...trại tâm thần.
duancuacuon
Philipboxy
Xem thử quyển này có đủ không nhỉ? >
Philipboxy
profilmuoibay17 Em nhìn được tên tác giả: giáo sư Xư-tô-vich ( Цытович Н.А) cuốn này cũng khá hay, đề cập đủ thứ. Một số thông số đề cập trong sách sau này cũng được update và cải tiến hơn rồi. Nếu bác đọc được tiếng Nga, khi nào có dịp tôi tặng bác 1 bản (photo) 1 cuốn mới hơn do đệ tử ruột của thầy Xư-tô-vich viết. P/s: sách xuất bản 2 lần 2005 và 2009 nhưng hiện nay thì không mua được vì đã bán hết rồi.
profilmuoibay17
hoangthienthu Quển này trước đây có bản Tiếng Việt. Ngày đó chưa thấm thía câu "Có sách cho mượn là ngu" nên cho mấy chú Sinh viên đến thực tập mượn đọc, ai dè nó thực hiện đúng vế sau "Sách hay mượn được mà mang trả là đại ngu" nên nẫng mất của tôi. Đợt rồi qua thư viện thấy có quyển tiếng Anh, vào mượn rồi đánh bài báo mất đền tiền làm của riêng! Sách ngon! In ấn đẹp, mỗi tội chữ nhỏ quá!
hoangthienthu
ao anh xa Bác giữ cẩn thận nhé . Thông báo lên đây là nhiều người nhòm ngó lắm rồi >
ao anh xa
dutrieu cảm ơn anh. tại tôi không hiểu nên tôi nêu thắc mắc, chứ tôi không có ý gì khác. tôi xin rút kinh nghiệm, không hỏi gì lung tung nữa, tôi sẽ đọc nhiều hơn nữa.
dutrieu
Stevennefs Hì hì! Đôi khi Bác hỏi như thế cũng chả phải lung tung đâu! Nhờ Bác hỏi mà tôi và nhiều member khác ngộ ra được nhiều điều mà trước đây tôi vẫn bị mơ hồ đấy chứ ạ! Em nghĩ các ác min, sờ mót, mót cũng thông cảm và nhẹ tay. Dù sao hỏi cũng là một phương pháp học dễ tiếp thu nhất (theo tôi là thế) Hơn nữa đang cần hiểu về E lại phải đọc mấy cái mô hình tới hạn kia chắc có nước "biến những thứ quanh ta thành trại tâm thần" hết! (cháu xin lỗi đã cải biên câu của bác Ngọc ) Em liều mạng quăng đại vài câu có phật lòng ai xin tha tội dại dột!>>>
Stevennefs
viet toan 12
Mấy bác cho tôi hỏi: về pp tính lún, có tiêu chuẩn mới nào của Việt Nam ban hành sau cái tiêu chuẩn TCXD 45-78 tke nền nhà và công trình không. Đọc cái tiêu chuẩn này rồi lắp ghép với tài liệu cơ học đất, nền móng trong trường đại học, các tài liệu cơ đất Anh - Mỹ quả thật là tẩu hỏa nhập ma. Cái tc 45-78 đưa ra phương án tính lún khi cường độ nền dưới móng phải nhỏ hơn Rtt nền đất. Công thức tính lún trong 45-78 chưa quan tâm đến lịch sử của nền đất (đã lún ổn định chưa hay đào bớt đất đi thì đất phục hồi nâng lên).Hoặc khi tính lún của móng trên nền đất có san nền thì như thế nào. Các tài liệu cơ đất của bên tây có phân tích rõ lịch sử của nền đất, biến dạng của nền đất có thể tính cho dãi áp lực rộng thông qua đường cong nén lún, rồi tính lún cho các trường hợp san nền, đào nền...trên diện rộng. Tại sao những người trong viện ISBT như bác Ngọc lại chưa đề xuất ra 1 tiêu chuẩn nền nhà mới hơn để áp dụng nhỉ. Khi đó các công trình đại loại như BV Nhi ngoài Hà Nội có thể không bị lún nứt nhiều như vậy!
viet toan 12
mucangchai Trả lời cho câu hỏi này:Tiêu chuẩn Thiết kế cầu 22TCN272-05; có phần 10 có mục về nền móng: http://www.mediafire.com/view/?dy3wymvexdiyd6b Và cái này nó cũng đã đề cập ở 1 mục từ rất lâu rồi: http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=42406 P/s: đang mục mô đun đàn hồi, giờ nhảy sang lún rồi .
mucangchai

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Cách gọi tên lớp đất tổng hợp theo TCVN    (có 33 câu trả lời)
       Tài liệu kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn cpt?    (có 22 câu trả lời)
       Động đất kích thích?    (có 37 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       Thống nhất ký hiệu-đơn vị    (có 20 câu trả lời)
       Xác định các hố khoan?    (có 12 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Kiểm tra mực nước ngầm trong lỗ khoan?    (có 19 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Khảo sát Địa vật lý - Geophysical Methods!    (có 43 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?    (có 11 câu trả lời)
       công thức địa chất???    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT    (có 29 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Đất không thuận lợi cho việc XD    (có 50 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Địa kỹ thuật    (có 15 câu trả lời)
       Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?    (có 10 câu trả lời)
       Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT    (có 12 câu trả lời)
       Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương    (có 82 câu trả lời)
       TN Đất sai hết cả ???    (có 71 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT    (có 16 câu trả lời)
       Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?    (có 29 câu trả lời)
       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top