tại sao sườn dốc tự nhiên lõm thường dễ trượt hơn - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
tại sao sườn dốc tự nhiên lõm thường dễ trượt hơn
Câu hỏi này là của một bác kỹ sư già ngành ĐCCT.
sau nhiều năm lọ mọ và ngâm cứu núi rừng đến bạc cả đầu, bác ấy rút ra rằng các sườn dốc tự nhiên lõm lại thường dễ xảy ra trượt lở hơn là các sườn dốc lồi (như chỗ các sống núi). Điều này có vẻ mâu thuẫn với cái side effect mà chúng ta vẫn thường nói về ổn mái dốc ở đâu đó.
Các bạn có thể giải thích tại sao lại như vậy?
Có 77 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Đúng thế thật, tôi cũng nhận thấy thế. Cứ chỗ nào mà lõm là nó lại sắp trượt. Cái trượt này tôi gọi là trượt thứ cấp vì nó thường xảy ra sau một vụ trượt khác trước đó hoặc lõm hoặc lồi.
Tôi thấy thế nhưng tôi vẫn chưa hiểu vì sao nó lại thế.
|
StevenKl |
|
|
ko hẳn chỉ thứ cấp,
cái bác kỹ sư già kia phán luôn cho cả những sườn dốc chưa trượt bao giờ, rằng khi làm các công trình như đường, kênh hay bất cứ công trình gì gần hoặc tại những chỗ lõm đó thì phải lưu ý hơn, cho dù trong cuộc sống mọi người thường vẫn thích quan tâm tới những chỗ lồi .
|
dacbiet |
|
|
Đũng là cũng có những chỗ lõm không do trượt, có thể do bào mòn rửa trôi, thủy hóa (bị hóa do nước thì gọi là thủy hóa), phong hóa (gió)...
Trong cơ đất, bài toán trượt mái dốc thì lồi cũng thích mà lõm có khi còn thích hơn nhiều. Cuộc sống cũng vậy thôi, đến phẳng phiu mà người ta vẫn còn nghiên cứu huống hồ là ....
|
Marcunst |
|
|
các bác cao thâm qua Cù Trọng Xoay quá. Bác Wasabi trả lời đáp áp hộ tôi cái. Tôi không để ý đến vấn đề đấy nhưng biết thêm càng tốt
|
JacimtoCogy |
|
|
câu hỏi này nghiêm túc, ko phải dành cho Xoay
thử nghĩ xem tại sao, tôi cũng đang nghĩ>
|
CharlesEn |
|
|
Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo. |
Luckyman
|
|
|
thế mà tôi tưởng bác biết rồi. Để mai tôi hỏi ông PVT ngày kia tôi hỏi ông QH và ông HV vậy
|
truongtiengka |
|
|
Tự nhiên ngồi lẩn thẩn nghĩ: Lõm là gì và lồi là gì ??? Hóa ra hai anh này lại có quan hệ với nhau. và rồi lang thang vào Google thì nhặt được 2 cái ảnh này. Cứ thử spam vào đây xem nó sẽ ra sao. Quá lắm thì bị mod Wasabi treo nick là cùng. Sợ quái gì.
>
>
|
MattieHek |
|
|
Và để lý giải rõ ràng hơn vì sao lõm hay bị xảy ra trượt hơn thì đây:
>
Chào thân ái và quyết thắng.
|
Roberter |
|
|
Chỗ lõm -> Tụ thủy -> nước ngầm gần bề mặt? ->
Áp lực kẽ rỗng cao hơn tương đối so với trọng lượng cột đất bên trên?
Chỗ nước ngầm thoát ra nên gradient ra của dòng thấm là nguy hiểm?
Chỗ lồi thường có mặt đá tương đối cao hơn -> khả năng kháng cắt có thể cao hơn.
Hoặc là chỗ lồi đất dày hơn nên nước mưa thấm xuống chậm nên đường nước ngầm thấp hơn tương đối? -> áp lực kẽ rỗng thấp hơn tương đối?
|
nguyentrungata |
|
|
Lõm nên nước chảy có xu hướng xói vào trong lòng mái dốc, còn lồi nước chảy có xu hướng thoát khỏi mái dốc???
|
Vincentpype |
|
|
Em thấy trước tiên phải tìm hiểu tại sao chỗ thì lồi, chỗ thì lõm cái đã. Từ đó tìm nguyên nhân sẽ dễ hơn !!!
|
test0032 |
|
|
ặc dô, bác Ngọc chắc phải chui vào chào lần nữa rồi.
cảm ơn bác đã minh họa, thêm một ý/cách giải thích cho câu hỏi của nhà cháu mà cháu chưa nghĩ ra. nhà cháu phải đính chính thêm cho rõ ý nhà cháu là cái lõm - lồi theo không gian chứ không phải lõm - lồi theo mặt cắt ngang. Cái trượt trong sườn dốc tự nhiên thường ít khi theo cung sâu như bác Ngọc vẽ, đặc biệt ở những chỗ sườn dốc lồi, nếu theo cung thì nó gồm vô số cung kết hợp nhau Chỗ lồi có thể tưởng tượng thường như sống lưng trâu ý, chỗ lõm thường là khe hẻm, nhiều , càng lõm nhiều thì càng có khả năng tụ nước như bác Nhím nói.
điều này không chỉ là phát hiện của bác kỹ sư già, có vẻ như còn được nhiều thầy địa chất vận dụng để rồi ngồi ở nhà ngắm bản đồ địa hình mà chém gió điều kiện địa chất đk địa chất tận Mù Căng Chải như đúng rồi, lại còn vận dụng cả vào việc vạch phương án tuyến khảo sát nữa.
|
MaroldPl |
|
|
màu đỏ, có vẻ đây là phát hiện của bác, hẳn bác Nhím cũng hay lọ mọ núi rừng lắm nhỉ>.
màu xanh: ko rõ ràng cho lắm, đất dầy hơn thì tải trọng khối trượt sẽ lớn hơn vả lại nhà cháu không thích sự giải thích bằng áp lực nước lỗ rỗng này nọ, nghe khoa học khó hiểu lắm>. Các cụ bên hội ĐKT còn đang tranh luận về u iếc om tỏi lên kia kìa.>
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Chỗ lồi tự nhiên đã thích ứng với điều kiện tự nhiên nắng - gió - mưa khắc nghiệt mà nó vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt (cả hàng ngàn hàng triệu năm ý chứ), chứng tỏ đất đá chỗ đó rất tốt hoặc cấu tạo tốt -> khó trượt hơn.
Chỗ lõm tự nhiên này do bào mòn -> bản chất nó không khỏe với điều kiện thời tiết -> địa chất yếu hơn hoặc cấu tạo lỏng lẻo hơn -> dễ trượt hơn nếu ta tác động bất lợi vào nó.
Đôi điều suy luận, các bác chém nhẹ tay.
|
StephenDAK |
|
|
tải trọng bản thân thì sao hả bác
|
duancuacuon |
|
|
Đã cân bằng và chịu đựng tốt, thể hiện qua thời gian tồn tại "tự nhiên" của nó
|
noithatchangson |
|
|
Thường trượt liên quan đến nước mặt, tức là trời mưa to, mưa kéo dài. Theo tôi điều kiện địa hình lõm xuống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ nước, nước có điều kiện ngấm vào nhiều hơn, sâu hơn vào đất.
Những yếu tố trên sẽ làm gia tăng nguy cơ trượt như KLTT tự nhiên của đất đá ở mái dốc tăng lên, nước chui lỗ rỗng, khe nứt của đất đá làm giảm cường độ chống cắt (giảm C và phi).
Nhìn chung bên ngoài khối trượt thường có các đặc điểm sau: địa hình bề mặt thân trượt thường không bằng phẳng, lượn sóng, gồ ghề, có nhiều chỗ trũng ứ nước, thảm cỏ bị xé nát, cây cối bị nghiêng ngả về mọi phía, tạo nên hiện tượng "rừng say". Nước dưới đất thường xuất lộ ở thềm chính dưới vách trượt, chân trượt, mép trượt.
Biểu hiện trên có thể đất đá ở mái dốc như anh wasabi nói đã và đang trượt rồi (có thể cự ly nhỏ hoặc không rõ ràng thôi).
đồ xinh
|
checkerso1 |
|
|
Khi tầng đất dày hơn thì nước mưa mất nhiều thời gian thấm từ trên xuống hơn dẫn đến mực nước ngầm dâng lên chậm hơn, dẫn đến đường bão hòa vẫn thấp tương đối. Mà bác xem chỉ tiêu kháng cắt bao giờ chả có tự nhiên và bão hòa. Nước ngầm thấp dẫn đến khả năng kháng cắt tổng thể là cao hơn, áp lực kẽ rỗng cũng thấp hơn.
|
RaymondEr |
|
|
Cái màu đỏ: Có cái lõm lồi nào mà lại không theo không gian không ????
Chắc ý của wasabi là lõm lồi theo mặt bằng.
Ngoài các nguyên nhân như mọi người đã phân tích thì còn có mấy thứ có thể bàn thêm về tính ổn định của vật thể. Vật thể có nội thế năng thấp nhất là khi nó có các "dạng" hình cầu, hình tròn (bình đẳng theo mọi phương và mọi yếu tố tác động). Khi "dạng" của vật thể khác với các dạng này thì nó sẽ có xu hướng thay đổi để tiến về gần với các "dạng" có nội thế năng thấp nhất. Có lẽ vì thế nên các hành tinh có hình khối elip (các hình này thực chất là có "dạng" hình cầu khi xét cân bằng mọi tác dụng).
Khi chưa xét đến các tác dụng ngoài như nước mưa và này nọ thì bản thân tất cả các dạng lõm theo bất cứ phương chiều nào đều là có nội thế năng cao hơn so với dạng lồi. Vì thế nó sẽ luôn khao khát thay đổi để chuyển về trạng thái cân bằng hơn đó là các dạng lồi. Quá trình này sẽ chấm dứt khi nó đã đạt đến trạng thái cân bằng tuyệt đối. Và vì chưa về được trạng thái cân bằng tuyệt đối(nội thế năng cực tiểu) nên nó cứ thay đổi hoài. Đây có thể là một cách lý giải cho trường hợp đang bàn ở đây chăng ???
Xét đến con người, những người sắc xảo, nhiều cá tính.... thường được mô tả như là người có góc cạnh. Có nghĩa là những người này có nội thế năng cao. Vì thế những người này thường sẽ hoạt động mạnh giống trượt, lở dịch chuyển nhất là khi có tác động bên ngoài (nước mưa + này nọ). Những người này thường hay bị ăn đòn và có nhiều chuyện này nọ xảy ra. Sau nhiều thời gian trượt lở, những người này sẽ trở nên tròn vo dần (hiền lành) và lúc này cuộc sống của họ sẽ bình lặng ít sóng gió hơn. Tất nhiên là vẫn có những vụ sạt lở lại có khả năng gây nên những vụ sạt lở lớn hơn. Nhưng kiểu gì, dù muốn hay dù không thì những người này cuối cùng cũng vẫn phải trở về trạng thái cân bằng cực tiểu (im lặng tuyệt đối). Cái này không rõ người ta gọi nó là entropy =1 hay entropy= 0 trong miền đóng nhỉ. Người ta gọi cái trạng thái này là trạng thái chết vì không còn có chuyển động. Và khi tất cả đều bằng nhau kiểu như là đồng thuận tuyệt đối trong một tập thể thì tập thể đó đang ngủ gật. Vì vậy, để lãnh đạo một tập thể cho nó sôi nổi và vui vẻ thì nên tạo nhiều mâu thuẫn giữa mọi người trong tập thể đó rồi thì tôi ngồi ngoài các mâu thuẫn làm trọng tài quan sát và phân định đúng sai.(Nhiều bố ở các cơ quan sử dụng chiêu này lắm đấy, các bạn có thể sử dụng chiêu này nếu làm lãnh đạo và đề phòng tránh nếu bị lãnh đạo. )
Tất nhiên là khi có thêm các tác động bên ngoài như mọi người đã trình bày thì sẽ đẩy cho nó chuyển động nhanh hơn.
Chào thân ái và quyết thắng.
|
bachtuu |
|
|
vâng,
ở đây nhà cháu cũng ko phân biệt nông hay sâu, miễn là trượt >
|
EfrainKl |
|
|
Ic, xin lỗi bác. Có 3 xu rượu mà viết nhăng cuội cả. Phải nói là tôi thấy ít ra có 3 dạng chỗ lồi. Một là chỗ lồi ứng với mặt địa hình rất dốc, khi đó thường mặt đá khá nông. Chỗ kiểu thứ 2 là chỗ lồi có tầng phủ rất dày nhưng địa hình khá thoải do tảng lăn, sạt trượt tự nhiên sẵn có. Kiểu lồi thứ 3 là tầng phủ rất dày có tính thấm kém. Ví dụ trong Tây Nguyên có cái trò đất basalt phủ lên tàn tích cát bột kết. Hai dạng sau địa hình tương đối bằng phẳng.
Kiểu 1 thì trượt theo dạng shallow sliding là khá nhiều. Mặt trượt đi theo mặt đá luôn. Nếu bác chịu khó đọc báo xem hình thì nhà máy Bản Vẽ có tí ti trượt kiểu này ở dưới chân đấy.
Kiểu 2 thì do bản chất sạt trượt do tảng lăn nên góc ma sát của nó giữ vai trò là chính và kèm theo là hệ số thấm cao. Mưa xuống nước thấm đi đâu cả.
Kiểu thứ 3 do bản thân dạng địa hình không dốc nên ở chỗ lồi chả trượt nổi.
Các chỗ lõm do tụ thủy nên nước chảy làm góc dốc địa hình ở đó có thể cao hơn chỗ lồi (Gia Cát Dự tí ). Vì vậy khả năng mất cân bằng của nó cao hơn.
|
kukuca |
|
|
hay quá, thêm thực tế từ bác Nhím
cái ông kỹ sư già nói là nói chung thôi, chưa phân cụ thể ra các kiểu chỗ lồi như bác Nhím. Nhà cháu đồng ý tuyệt đối với phân tích trên của bác. Ở đây nếu đi sâu chi tiết vào phân tích các trường hợp cụ thể thì sẽ không còn câu hỏi của bác kỹ sư già, và thậm chí quy luật mà bác ấy đúc rút được sẽ bớt mất tính thuyết phục >.
Cái chỗ lồi kiểu 1 là phổ biến hơn cả, lồi kiểu 2 đặc biệt hơn chút, lồi kiểu này cũng lắm vấn đề khi xây dựng công trình đấy, lồi kiểu ba địa hình thoải nên ko tính cho câu hỏi của ông kỹ sư già.
|
viet toan 12 |
|
|
ừ nhỉ, tại sao chỗ thì lồi, chỗ thì lõm nhỉ>
|
fordthudo1 |
|
|
Ý kiến của tôi cho ở hình dưới, các bác chém lý do tại sao mái lồi ít sạt, mái lõm hay sạt.
>
Bên có tải sau lưng sẽ dễ đi hơn bên không có tải sau lưng.
|
Amen1402 |
|
|
chưa hình dung được cái hình của bác cmengenie toát lên cái gì>
anyway, bác kỹ sư già không thích giải thích phức tạp, đặc biệt những gì liên quan tới cơ học, ứng suất, áp lực này nọ
|
moaza12vs |
|
|
1. Sườn nào lồi ra ngoài thì nó không có áp lực nào đẩy (mái bên này không có áp lực đất hay nước ngầm đẩy mái đối diện nó).
2. Mái dốc nào lõm vào thì có tồn tại áp lực đẩy từ phía trong mái ra (bên trong nó không có mái dốc đối diện).
Thế thôi chứ có lực liếc mao dẫn... gì đâu bác.
|
BrandonMr |
|
|
nhà cháu càng không hiểu>
tại bác vẽ có biểu đồ lực, nhìn trông có vẻ kỹ thuật quá>
câu hỏi này nó thiên về địa chất tự nhiên hơn là về địa kỹ thuật, bác kỹ sư già bẩu vậy
|
Stephenon |
|
|
Cho tôi chém với
Em nghĩ dư lày ạ: cái anh lõm và anh lồi khác nhau về trắc diện cân bằng. Anh lồi dù sao vẫn ổn định hơn do vật chất phía dưới đỡ cho vật chất phía trên. Anh Lõm thì không ai đỡ cho đoạn cong vào nên phần đỉnh của nó thường dễ mất ổn định nhất. Bình thường, do thời tiết khô ráo nên lực dính của cả cái cấu trúc lồi/lõm ấy đều chịu được, khi có mưa, nước sẽ len lỏi vào các khe hở, phá hủy các cấu trúc và làm cho cả khối phía trên lộn nhào. Cũng khi này, hiệu ứng đôminô xảy ra và a lê hấp, trượt cả khối. Anh Lồi cũng trượt nhưng trượt sau anh Lõm nhiều.
|
opera |
|
|
có vẻ giống cách giải thích của bác/ông/lão/cụ Ngọc
|
trangyu lan |
|
|
Thì ngồi hóng hớt cụ ý rồi mới chém mà lỵ. Đùa thế thôi chứ cái này cũng chẳng phải khó hiểu lắm
|
MichaelKet |
|
|
vậy hungdiachat chém theo kiểu dễ hiểu đi
|
RaymondEr |
|
|
đã chém, cần chém dễ hiểu hơn nữa thì lại phải nhờ cụ Ngọc ý. Tôi chỉ có sức để chém = ý thô, sức "khẻo" kém, loại C..
|
ngoduong89 |
|
|
tới hỏi cái bác kỹ sư già đó tại sao, bác ấy trả lời tôi thế này
- mày làm địa chất mà dốt (ý là tôi dốt đấy )
- chỗ lồi nó ít trượt hơn bởi vì những chỗ chỗ đó thường ổn định hơn
bác ấy trả lời ngộ nhỉ, cơ mà đúng
|
StephenDAK |
|
|
bác Ngọc yếu rồi, bác ấy chào thân ái và quyết thắng rồi còn gì
cái cách cân bằng gì đó của các bác đã giải thích dễ làm nhiều người tẩu hỏa nhập ma
|
chongthambamien.vn |
|
|
Spam phát nữa cho vui >
Mái lõm có phải là hẻm núi không bác wasabi? Mái lồi có phải là sống núi không?
Tôi đưa thêm cái hình này, chả có lực gì, bác nào cũng hiểu:
Mái lõm/hẻm núi:
>
Mái dốc lồi/sống núi:
>
|
DonaldMi |
|
|
Tôi nghĩ là mỗi người tưởng tượng cái lõm cái lồi theo cách hiểu riêng của tôi thì dễ dẫn đến chém theo kiểu ông nói gà bà nói vịt lắm. Để dễ chém thì có lẽ sẽ tốt hơn nếu có cái ảnh nào đó mô tả thế nào là lõm và thế nào là lồi. Nếu không có ảnh thì có thể vẽ mô phỏng cũng được.
Chào thân ái và quyết thắng.
|
DanielEi |
|
|
xin lỗi các bác, nhà cháu vẽ tay minh họa ạ, xấu đẹp các bác bỏ quá cho
>
|
MichaelKl |
|
|
dạ phải
giờ thì nhà cháu đã hình dung ra ý tưởng bác cmengenie
thêm một cách giải thích có vẻ rất hợp lý nếu kèm theo cái hình.
|
thietkelogo |
|
|
Em xin phát biểu:
Thấy cái hình của bác vẽ có vẻ dẻo như dân trắc địa xịn.
Theo cái bình đồ này thì tôi thấy các hẻm núi (phần lõm) là nơi từ xửa xưa đến nay luôn tích tụ những sản phẩm vận chuyển từ phía trên chảy xuống do đó tạo đới kém ổn định hơn mái bên này liên tục bị xói mòn, rửa trôi đi -> còn lại phần vỏ phong hóa ổn định hơn.
Còn ý thứ 2 nữa là cái hẻm núi (phần lõm) thì là nơi thu nước của cả vùng -> ngấm nước nhiều hơn!
Thế là 2 đánh 1 kiểu gì chẳng chết!
HeHe, quả này xin bác Kỹ sư Già cho cháu 10 điểm (thang 10)
|
puma12 43 |
|
|
Theo cái hình này thì thấy thiên nhiên cũng hay thật. Chắc là thấy chỗ lõm bở đã từng đào được nhiều lần nên cứ thế mà đào tiếp. Còn chỗ lồi chưa đào được (đào được thì đã không lồi) rắn quá nên thôi. Vậy thì nguyên nhân chắc là: mềm nắn, rắn buông hoặc là thấy bở đào mãi.
Chào thân ái và quyết thắng. Thân. Mật.
|
opera |
|
|
có thể coi đây là đáp án cho câu hỏi của bác kỹ sư già
|
CharlesEn |
|
|
Thật à. Nhắm mắt chém bừa thế mà trúng thật à.
|
inetryconydot |
|
|
Cho nhà cháu góp thêm chút gió: Nếu để ý bình đồ thực tế, chỗ lõm thường có độ dốc lớn hơn.
|
opera |
|
|
Câu hỏi: Tại sao sườn dốc lõm lại hay bị trượt lở hơn các sườn dốc lồi ?
Câu trả lời đúng: Vì nó hay bị trượt nên nó mới bị lõm.
He...He.. Các cụ cũng vui tính phết nhỉ.
|
JacimtoCogy |
|
|
Không phải chỉ là vui tính đâu mà bởi nó có cái lý của nó mà người ta chưa nói ra nên có thể bạn chưa hiểu.
Những nơi xảy ra hiện tượng trượt là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện để xảy ra trượt. Trong tự nhiên, những nơi chưa có tác động của con người thì những nơi hội tụ xảy ra trượt là những nơi thế đất đang cân bằng phiếm định về ổn định trượt chịu thêm các tác động của nước ngầm, nước mặt do mưa do suối, lũ lụt. Sau khi trượt nó thường tạo thế nằm có dạng lõm và các điều kiện để có thể xảy ra các vụ trượt tiếp theo như nước ngầm, dòng lũ thường không chịu mất đi mà vẫn cứ có nguy cơ xảy ra tiếp khi mùa mưa đến. Vì vậy, người ta nhận thấy rằng những nơi có dạng lõm là nơi đã từng xảy ra trượt thì dễ lại xảy ra các vụ trượt tiếp theo. Để xử lý những chỗ này người ta phải tiến hành nghiên cứu xác định nguyên nhân và ngăn chặn, loại bỏ các nguyên nhân gây trượt nếu như không muốn nó trượt nữa. nếu trượt mà chẳng ảnh hưởng đến ai thì kệ nó.
Cái cách suy luận này cũng có thể áp dụng để nhìn nhận con người. Với những người đã từng học kém thì thường có đầy đủ các yếu tố, tính cách để có thể tiếp tục học kém. Nếu không có những cố gắng khắc phục đặc biệt thì với những khoảng lõm của kiến thức cơ bản vốn có sẽ lại làm cho tiếp tục có những khoảng lõm mới càng ngày càng sâu sắc và thâm trầm trọng đại hơn. Có lẽ vì vậy mà khi tuyển nhân viên mới, các cơ quan đều yêu cầu các ứng viên phải xuất trình bảng điểm như là các sơ đồ các đường đồng mức để họ soi xét xem có khoảng lõm nào không nhằm đề phòng hiện tượng trượt có thể xảy ra trong quá trình công tác sau này nếu nhân viên đó được tuyển.
|
Enriquecem |
|
|
Theo thống kê các công trình tôi đã được tham dự thì các công trình lồi lại sụt nhiều hơn=> Lồi dễ trượt hơn.
Nên tôi cho rằng: Kết luận của bác kỹ sư già đó chưa chắc đã đúng, giống như cái kết luận của em, vì bác đó toàn được khảo sát thiết kế trượt lõm nên => Lõm dễ trượt. Tôi toàn làm trượt lồi=> Lồi dễ trượt.
|
BrandonMr |
|
|
Nó đang lồi mà cac ông cứ chạm vào nó bằng cách đào đắp để làm các công trình thì nó dễ trượt là phải rồi. Ở đây đang bàn mái tự nhiên cơ. Nghĩa là chẳng ai làm gì thì cái nào thích trượt hơn. Lúc này, nếu cái lồi mà lại thích trượt hơn thì chắc là ta sẽ thấy cái lõm sẽ là phổ biến. Thực tế thì lại thấy cái lồi nhiều hơn cái lõm vì nó ổn định hơn.
|
inetryconydot |
|
|
nói lại: đúng là kinh nghiệm bác kỹ sư già ko phải lúc nào cũng đúng, ngoài cái đặc điểm địa hình địa mạo, ổn định sườn dốc còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. ở đây đang nói tới các sườn dốc tự nhiên, lồi hay lõm coi như cùng độ dốc.
chắc pro6 làm đường?, những chỗ lồi thường phải xả ta luy nhiều hơn, dễ mất ổn định hơn cũng là điều dễ hiểu.
|
checkerso1 |
|
|
Đúng rồi 2 bác ạ! Tôi là dân làm đường nên sau khi các anh nhà thầu thi công các đoạn đào mái ta luy xong rất hay xảy ra trượt, đặc biệt là các đoạn đất đá phong hoá mềm bở dễ ngấm nước.
Hơn nữa, bọn tôi thiết kế 1 đằng các anh nhà thầu thi công 1 nẻo. Thiết kế đào từ trên đỉnh xuống, các anh nhà thầu toàn chơi bài đào từ dưới chân lên, đất thải đã tính toán chỗ đổ bãi thải, các anh ấy cứ đào ở đâu thì tương luôn xuống ta luy âm do đó làm nguy cơ trượt lở càng lớn.
|
moaza12vs |
|
|
Em là dân ngoại đạo nên mấy cái khoản trượt này không dám ý kiến. Nhưng quả thật bên thủy điện mà các bác nhà thầu đào từ dưới nên thì tôi chưa tưởng tượng ra là đào kiểu gì
|
deptrainhatnha |
|
|
Cái việc đào mái taluy thì có hai cách là đào từ dưới lên hoặc đào từ trên xuống. Đào theo cách nào cũng được miễn là phải đào đúng phương pháp. Nếu đào không đúng phương pháp thì đào dưới lên hay trên xuống đều toi cả.
Khi đào ở dưới lên thì người ta phải đào từng lớp mỏng và phải tạo độ nghiêng hợp lý. Cái việc đào ở dưới lên này không nên áp dụng cho những mái đất có chiều cao quá lớn (trên 1 cơ) hoặc quá dài. Nếu cứ hùng hục đào hàm ếch ở dưới thì nên chuẩn bị hậu sự đi là vừa.
>
|
nguyentrungata |
|
|
Vâng, các cơ đào bên thủy điện thì đa số nhiều hơn 1 cơ, có những mái đến hàng trục cơ, mỗi cơ có chiều cao từ 7 đến 10m, bề rộng mỗi cơ từ 2 đến 3m. Mái thường là 1:1 hoặc 1:1.5 nên tôi thấy đa số là đào từ trên xuống. Cái này chắc bác nhim4mat là rành hơn cả
|
ngoduong89 |
|
|
tôi nghĩ đào bên thủy điện hay giao thông đều như nhau thôi, khi mái dốc cao quá thì đều phải chia bậc ra cả
cách đào từ trên xuống như pro6 nói là do anh tôi thi công làm liều khi mái/sườn dốc thấp
|
RobertDum |
|
|
Đào từ dưới lên mới là liều chứ bác nhỉ
Bác wasabi à, ko hiểu sao mỗi lần nhìn thấy nick bác tôi thấy vui lắm nhé. Tuy chưa gặp bác lần nào nhưng tôi thấy rất quý bác >, phải chăng e sống hơi tình cảm nhỉ
|
Robertgomo |
|
|
ừ, tôi nhầm, đào từ dưới lên là liều
bạn lthienkt làm tôi xúc động quá, tôi sống cũng tình cảm phết đấy
|
mucangchai |
|
|
Không làm thế thì lấy đâu ra lãi, không làm thế thì lấy đâu ra back A, không làm thế thì làm XD làm gì... và nhiều cái khác nữa bác à >>>
|
puma12 43 |
|
|
Hmm, nói chung chiều cao cơ thường trên 10 m, phổ biến là 15 m. Chiều rộng cơ từ 3-5 m, nói chung không nên là 3 m. Một bố già tây khăng khăng bảo tao không chơi cơ rộng 3 m, vì nó sạt một cái thì lấy đâu lối đi trên cơ. Mái đào thì tùy địa chất và chiều dày tầng phủ.
Việc đổ đất lung tung thì quá là rõ. Nhiều công trình đào móng bên trên đổ thẳng luôn xuống sông, tức là hố móng phía bên dưới mới hay. Không rõ chỗ này là cùng nhà thầu hay khác nhà thầu đào nữa .
|
jinchan |
|
|
nhận tiện chuyện lồi lõm thắc mắc nốt>.
Cái này là nhà cháu đi nhiều và thấy, kể ra sẽ thấy có vẻ ngược với kinh nghiệm bác kỹ sư già. Đó là ở các vùng chân núi hay thung lũng sông/suối, thường hay gặp những khu địa hình lồi ra, không dốc đứng, đường địa hình khá mượt nhưng nói chung là vẫn dốc . Theo kinh nghiệm nhà cháu thì những chỗ này cũng rất rất hay mất ổn định, đặc biệt khi xây dựng công trình nên nó hoặc qua nó.
Các bác đi địa chất, thủy lợi, giao thông nhiều sẽ thấy, hãy vào xác nhận phát và giải thích hộ nhà cháu thử xem.
hình ví dụ tôi nó đây, nhà cháu vẽ tay ko căn tỷ lệ, các bác dòm tạm:
>
|
SpencerJalf |
|
|
Tôi chém thế này: Cái đáy của con suối này ngày trước nó nằm ở phía trên (ở cái phần mà bác nói là lồi ra ấy) qua thời gian nó sói dần xuống dưới tạo ra con suối nhỏ hơn, sâu hơn. Rồi tiếp theo nó sẽ "ăn" nốt hai bên bờ để tạo một con suối khác to hơn, đáy con suối to này = đáy con suối nhỏ lúc trước. Rồi tiếp theo nữa lại có con suối nhỏ ở sâu hơn cái suối lơn vừ tạo ra. Rồi tiếp theo lại.... Thôi mệt quá, tamk thế đã.
|
GeorgeEr |
|
|
Nhỡ không phải là do đào sâu lòng mà do kiến tạo cứ nhấc 2 quả đồi lên tạo thành khe suối tiên đó thì sao nhỉ?>>>
|
tandc128 |
|
|
việc xói dần xuống (xâm thực đứng) như kiencango nói cũng rất có thể bởi kiến tạo, nhưng những điều đó ko phải vấn đề đang bàn
|
thietkelogo |
|
|
mấy ông ấy bẩu thế nào???
thực ra đây là kiến thức môn địa mạo, đã học rồi thì cũng không có gì khó hiểu lắm.
|
BrandonMr |
|
|
Tuy chưa đọc hết bài của các bác, nhưng vấn đề lồi lõm này cho tôi một ý tưởng thêm về bản đồ phân vùng nguy cơ trượt đất ^^ Khu vực nào lồi sẽ có nguy cơ trượt cao hơn khu vực lõm. phải không các bác?... khà khà ^^
|
tontai |
|
|
cái ý tưởng của bạn thực ra các nhà địa chất cũng đã và vẫn đang làm, họ luôn lấy đk địa mạo là một yếu tố đánh giá nguy cơ trượt lở, đặc biệt trong việc lập bản đồ phân vùng thì yếu tố này luôn được đặt lên đầu tiên (vì thường không đủ thông tin các đk ĐCCT còn lại>)
cái chủ đề này của tôi cũng chung chung thôi, cụ thể từng trường hợp thì phải xét tổng thể cùng các yếu tố khác và liên hệ với khu vực lân cận. ĐCCT bọn tôi vẫn dùng bản đồ địa hình để xác định điểm khoan/đào khảo sát đấy, VD có thể tìm chỗ nào khoan được nhiều nhất
|
hyutars |
|
|
Vâng. tôi cũng đang làm bản đồ phân vùng, nhưng lại quên mất cái yếu tố địa mạo quan trọng này. May sao lên đây đọc bài của các bác tôi mới như tìm đc ánh sáng cuối đường hầm. hehe.
Em cũng học ĐCCT nhưng giờ đi ngang, sang ngâm cứu nhiều hơn là khoan khoáy bác ạ.
E thấy chủ đề này hay quá. còn phải nghiềm ngẫm dài dài ^^ thanks bác nhiều ^^
|
profilmuoisau16 |
|
|
làm bản đồ ĐCCT ko phải là đi ngang, tôi nghĩ việc bản đồ là mục đích cuối cùng và cao nhất của ngành ĐCCT. Khoan khoáy cũng chỉ là 1 công việc để phục việc lập bản đồ hay mặt cắt.
lâu nay nhiều người kiếm sống nhờ khoan, nên đâm ra họ cũng hiểu ĐCCT là chỉ đi khoan thôi, thực tế ko phải vậy.
làm bản đồ phân vùng rất dễ và cũng rất khó, dễ ở chỗ là sản phẩm làm ra rất khó đánh giá mức độ chính xác , khó ở chỗ là nó đòi hỏi tất cả kiến thức về ĐCCT đã được học kết hợp lại.
|
53caugiay |
|
|
Nhân nói đến bản đồ phân vùng.
Thưa các bạn, tôi muốn hỏi Mod Wasabi về vấn đề này ạ.
Tôi đang làm bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở đất, và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình trượt lở đất, từ đó rút ra bản đồ phân vùng cuối cùng.Bác có thể đưa ra đánh giá cá nhân so sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình trượt lở được không ạ?
Các nhân tố bao gồm:
- Loại địa hình (sườn dốc, đồng bằng v.v.)
- Độ dốc địa hình
- Mật độ sông suối
- Loại thảm phủ
- Mật độ đứt gãy
- Lượng mưa
- Kiểu vỏ phong hóa
Điểm đánh giá:
1 - Ngang nhau
3 - Tương đối
5 - Mạnh
7 - Rất mạnh
9 - Vô cùng mạnh
Ví dụ: bác thấy loại địa hình có yếu tố quyết định nhất, lớn nhất => Loại đh = 9, kiểu vỏ phong hóa thứ nhì = 8 v.v...
Mod Wasabi xem giúp tôi vấn đề này tôi post được ở đâu ạ? Tôi nghĩ vấn đề này càng nhiều người tham gia ý kiến sẽ càng tốt, thông tin càng đầy đủ, vì mỗi người chuyên môn sâu ở từng nhân tố, đúng ko ạ?
Mod xem giúp e nhé!
thanks bác nhiều nhiều ^^
|
quyetthang122 |
|
|
tôi chịu không phát biểu được, khó lắm.
trong các trường hợp khác nhau, cái mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sẽ không giống nhau. Đã rất nhiều người cố gắng đi tìm quy luật này cho từng vùng cụ thể, mà bản thân trong mỗi vùng cái mức độ ảnh hưởng nó cũng khó rõ ràng được.
theo tôi trước hết phải đánh giá trọng số mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cho cái vùng cụ thể mà bạn đang nghiên cứu, bằng thống kê hẳn hoi và có kiểm chứng bằng các điểm trượt đã xảy ra. Tiến hành thống kê các điểm trượt thực tế, thu thập số liệu về tất cả các yếu tố, sau đó xét cho từng yếu tố ảnh hưởng riêng biệt (tạm quên các ảnh hưởng khác đi), rồi so sánh xem các yếu tố ảnh hưởng nhiều ít thế nào, rồi mới đưa ra được mức độ ảnh hưởng tương đối.
có cái này bạn có thể tham khảo, cụ thể là bảng 2 trang 622 (lưu ý xem cách làm của họ trước rồi hãy tham khảo ), cái bài này chưa đẩy đủ các yếu tố, vd ko thấy xét ảnh hưởng của lượng mưa
|
Freddievaw |
|
|
Tôi thấy các yếu tố bạn xét còn thiếu một yếu tố quan trọng đó là hiểu biết và ứng xử của con người trong việc đẩy nhanh hoặc làm châm lại cũng như đánh giá cái anh nguy cơ trượt lở đất.
|
GordonEt |
|
|
@hokhanh:Cái kiểu phân loại và cho điểm đánh giá chuyên gia này bên Viện khoa học về trái đất ( viện địa lí ) đã làm rồi ( đề tài cấp nhà nước về trượt lở khu vực hạ lưu sông Nậm rốn) tôi được đọc qua nhưng do không quan tâm nên không nhớ lắm nếu bạn quen ai ở bên đấy thì hỏi nhé
|
fordthudo1 |
|
|
Đây chính xác là những gì tôi đang tiến hành bác ạ. Pp tôi đang áp dụng là pp AHP (Analytic Hierarchy Process), phân tích thứ bậc mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến trượt lở .
Thực ra tôi đang muốn tham khảo ý kiến các chuyên gia để đưa ra trọng số mà bác.
Tài liệu bác gửi hay lắm. Thanks bác nhiều ạ ^^
|
Charlesquew |
|
|
hehe. cái này cũng hay, nhưng để gán trọng số vào tính toán thì ... khó quá bác ơi...
Thực ra, hiện tại tôi đang đánh giá mức độ ảnh hưởng của con người bằng khoảng cách đến đường giao thông. Càng gần đường giao thông thì trượt lở càng có mức độ ảnh hưởng lớn (bằng chứng là hầu hết các trược lở đấy đều gần đường giao thông, do mở đường mà xảy ra sạt trượt và mức độ ảnh hưởng đến đường giao thông cũng có tính thực tế cao hơn là so với ảnh hưởng đến các yếu tố khác).
Em cũng định list out nó ra rùi nhưng thấy nó loằng ngoằng nên ko đưa vào ạ
Anyway, thanks bác. Yếu tố bác nói cũng khá hay, e sẽ thử nghĩ các mô hình nó xem sao
|
profilmuoisau16 |
|
|
okie bác. có gì tôi sang đó hỏi xem sao ^^
|
opera |
|
|
Bạn có bao giờ nghĩ rằng, nhờ có đường giao thông thì người ta mới thấy có nhiều trượt ở gần đường giao thông ??? Còn ở những nơi khác không có đường giao thông thì người ta ít thấy trượt chứa chưa chắc nó đã ít trượt. Nếu không có trượt thì tại sao núi đồi lại nhấp nhô đẹp như vậy.
Cái này liệu có giống như chuyện : Từ hồi có cái TV thì có nhiều tai nạn và bệnh tật hơn.
|
AlfomzoMl |
|