Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
    15% biến dạng so với chiều cao ban đầu, nhưng đối với" /> Mọi người làm ơn cho hỏi nén không hạn chế nở hông - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Mọi người làm ơn cho hỏi nén không hạn chế nở hông

     Xin hỏi các cao thủ về một vấn đề như sau : - Trong nén nở hông nếu theo tiêu chuẩn ASTM D2166 thì ứng suất lớn nhất khi mẫu bị phá hoại hoặc lấy tại     15% biến dạng so với chiều cao ban đầu, nhưng đối với tiêu chuẩn anh (BS) thì lấy tại     20% biến dạng, bác nào hiểu về vấn đề này có thể giải thích hộ tôi tại sao lại như vậy ( tôi đã từng nhìn kết quả nếu lấy theo thằng Mỹ thì nhỏ hơn rất nhiều so với thằng anh). - Vấn đề thứ 2 : đối với mẫu đất lẫn sạn thì trong tiêu chuẩn( ASTM) yêu cầu lọai bỏ sạn và thay vào đó bằng một     chất keo ( tôi dịch nôm) vậy bác nào đã từng làm cho tôi hỏi ở VN nếu phun keo ta dùng lọai keo nào. ( vì tôi đã thí nghiệm và thấy nếu đất không loại bỏ sạn qu thường rất bé dù đất ở trạng thái dẻo cứng) Em xin cảm ơn! PS : tôi hỏi nốt không dấu dốt : bên thiết kế họ dùng qu như thế nào, liệu có cần thêm thông số như e50 và e100 không?
Có 16 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
ArthurGip câu hỏi không tồi -vấn đề thứ 1: tôi nghĩ là quy định thôi, làm tc nào thì báo cáo theo tiêu chuẩn đó. Có thể do quy định về kích thước mẫu tối thiểu của 2 thằng có khác nhau (BS quy định mẫu tối thiểu to hơn) nên nó quy định vậy . Mà bạn đã so bao nhiêu mẫu rồi, chênh nhau nhiều đến mức nào??? thường thì đến đó biểu đồ nó cũng thoải ra rồi nên sai khác sẽ ko nhiều. -vấn đề thứ 2: chính xác là loại bỏ sạn ở bên hông mẫu thì đắp bù bằng chính đất đó, loại bỏ sạn ở 2 đầu mẫu mới dùng vữa, theo tôi đọc là vũa/hồ thạch cao. -vấn đề không dấu dốt (ko hẳn là đã dốt) : TN này dùng để xác định sức kháng cắt không thoát nước su của đất, su =qu/2, giá trị này tương đương với cu trong thí nghiệm 3 trục sơ đồ UU và tn cắt cánh hiện trường, là chỉ tiêu cường độ phục vụ tính toán ổn định trượt cho bài toán ứng suất tổng. Thông thường TN chỉ xác định thông số này, tuy nhiên cũng có thể xác định mô đun Young E theo độ dốc phần thẳng của biểu đồ stress-strain, cái này phục vụ phân tích biến dạng.
ArthurGip
greent
thực ra theo tôi hiểu đối với thí nghiệm này thì kh đất ở trạng thái dẻo chảy hay chảy thì Su=Cu=qu/2 còn với đất ở trạng thái dẻo mềm trở lên thì Cu=qu/2 là không đúng nữa vì khi đó đất đã có phi phải dựa vào mặt trượt anpha của mẫu mới xác định được C, theo các bác có đúng hay không ạ? và tôi hỏi thêm ( cơ học đất tôi hơi dốt) bài toán ứng suất tổng là như thế nào ạ
greent
inetryconydot
thí nghiệm nén 1 trục nở hông (UC) là một dạng/trường hợp đặc biệt của nén ba trục sơ đồ UU (ko cố kết, ko thoát nước). Về lý thuyết thì kết quả chỉ có c, phi = 0, tuy nhiên thực tế thí nghiệm vẫn lòi ra phi (nhỏ thôi) với một số lý do sau: - mẫu ko bão hòa 100% - mẫu ko đồng nhất, ko phải hoàn toàn là sét - trong quá trình TN, cho dù gia tải nhanh nhưng nước vẫn thoát và hoặc bốc hơi (với TN UC) mấy lý do này luôn tồn tại do thực tế ko thể đạt điều kiện lý tưởng, do thiết bị và đôi khi do cả thao tác của người làm TN. về bài toán ứng suất tổng trong phân tích ổn định: sử dụng sức kháng cắt ko thoát nước của đất (với sét thì chỉ là su) và gamma tổng thay vì gamma hữu hiệu, hay dùng với nền đất dính. Khi tốc độ xây dựng/gia tải nhanh, đất ko kịp cố kết, áp lực nước lỗ rỗng u trong nền ko kịp tiêu tán, coi như u cũng tham gia đỡ luôn tải trọng ngoài, khi sử dụng phương pháp phân tích này ko xét tới u nữa. VD như tính ổn định trượt của công trình đường trên nền sét yếu ngay sau khi đắp. phandungdkt tìm đọc lại về effective/total analysis, các sơ đồ UU, CU, CD... ở trên diễn đàn này có bác nguyencongoanh và một số bác khác thảo luận rồi đấy.
inetryconydot
thanhvu
theo quan điểm của tôi vấn đề xẩy ra ở chỗ này : TH1 : nếu đất ở trạng thái dẻo chảy - chảy thì phi coi như bằng 0 khi đó ta dựng vòng tron Morh lên thì kẻ đường tiếp tuyến sẽ có c=qu/2 TH2 : đất ở trạng thái từ dẻo cứng-cứng, khi đó đất có phi, sẽ dẫn tới hình thành một mặt phá hoại anpha = tan(90+phi/2), vậy khi đó ta xác định được anpha ( do trực tiếp trên mẫu) từ đó dựng trên đường tròn morh với góc phi kẻ tiếp tuyến sẽ xác định được C vậy KL với qu ta chỉ xác định được sức kháng cắt không thoát nước ( tôi hỏi thêm ý này liệu giá trị sức kháng cắt đấy có gọi là sức kháng cắt lớn nhất mà mẫu có thể đạt được khi vẫn giữ nguyên cấu trúc không) cảm ơn bác về bài giảng ứng suất tổng tôi sẽ tham khảo thêm
thanhvu
nguoixau Thắc mắc này nằm ở quan niệm, cái su xác định theo TN nén nở hông (UC) gọi là sức chống cắt không thoát nước chứ ko nên hiểu đó là lực dính. Trường hợp đặc biệt với sét yếu bão hòa thì ma sát bằng 0 và lúc đó nó mới bằng đúng lực dính ko thoát nước cu theo thí nghiệm. Với UC, chỉ có một vòng tròn Mohr duy nhất và từ đó xác định được su, ko liên quan gì tới phi cả, quên nó đi. Trường hợp thí nghiệm UU, với đất yếu bão hòa sẽ như phần màu xanh bên trên, đường bao phá hoại có dạng là đường thẳng nằm ngang. Với đất trạng thái cưng cứng như phandungdkt nói thì lại khác, thường là đất chưa bão hòa hoàn. Khi thí nghiệm nén UU, đường bao phá hoại theo ông Mohr có dạng đường cong ở đoạn đầu (lúc này đất chưa bão hòa 100%) và nằm ngang về sau (khi đất bão hòa 100%), cái cu tương ứng với su xác định theo (UC) phải được xác định theo cái đoạn đường bao nằm ngang phía sau đó. Còn nếu lấy theo đường bao đoạn đầu sẽ ra phi_u, cu như bạn nói. lúc đó sức kháng cắt phải là su= tan(phi_u) + cu. ở đây cần phân biệt sức kháng cắt và lực dính (su và cu) anyway, người ta cũng thường chỉ dùng su từ UC tương đương với su cắt cánh và cu theo UU với trường hợp nền đất sét yếu, lúc đó đầu vào phi = 0. @màu đỏ: tôi ko hiểu ý câu hỏi, có thể khi bạn rõ vấn đề thì sẽ ko hỏi câu này nữa đợi bác cao thủ nào qua đây vào giải thích thêm.
nguoixau
thanhthuonghm Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất)
Luckyman
thanhthuonghm
Cảm ơn bác
thanhthuonghm
williamcuong
Bác này có cái chữ ký (đoạn 2) khó hiểu quá nhỉ?!!
williamcuong
Danielpr Anh wasabi ơi! Vậy tôi phải làm gì để nhét cái thằng phi ấy vào hả anh? Thân mến!
Danielpr
duancuacuon hỏi khó thế, đang nói về thí nghiệm UU nhé. món này chắc để mấy bác làm TN nhét vào. Tôi chịu. Thường khi nhìn thấy kết quả TN có vẻ không bt, cụ thể đây là có phi, nếu phi nhỏ thì bỏ quách nó đi, nếu lăn tăn thì : - xem lại quá trình tn, bản thân mẫu, các chỉ tiêu vật lý... xem có ok không cái đã. Nếu ko ok thì tốt nhất là tn lại thật chuẩn. Bí quá thì xem tới các giá trị tô, nếu 1 giá trị nào đó khác hẳn với những thằng còn lại thì loại bỏ nó, nếu nó tăng dần đều để tạo thành góc phi thì có lẽ lấy gtrị trung bình, sau mỗi việc lấy gtrị này vẫn phải so lại với ...kinh nghiệm hoặc so với mẫu nào cảm thấy là kết quả ok nhất hoặc tìm niềm tin ở các thí nghiệm khác (như chính thí nghiệm UC chẳng hạn). Nói chung là cảm tính, đừng làm theo cách tôi nhé. rất thân mến!
duancuacuon
WeksizzySl
Đối với đất ở trạngthái nửa cứng khi nén sẽ đo được góc vỡ của mẫu ( có thể là đường nứt trên mẫu ) Khi đó tg anpha = b/a Theo lý thuyết cơ học đất cơ bản: qu = 2Ctg(45độ + phi/2) = 2Ctg anpha Từ đó suy ra: C = qu/2tg anpha Phi = 2anpha - 90 độ. Xin các cao thủ chỉ giáo thêm.
WeksizzySl
muaxanh Bác vinh... có thể đưa thêm cái hình vào để dễ tưởng tượng được không ạ! Mới đến chỗ tang anpha = b/a, không thấy b với a đâu hết . À! Cái phi mà tính theo màu đỏ thì có ổn không Bác? Nếu căn theo lý thuyết (làm đúng và chuẩn hết), phi = 0 đem thay vào màu đỏ thì anpha = 45 độ, nghĩa là đất sẽ bị phá hoại y chang bê tông hả bác??? À! Tiện nhờ bác giải thích hộ hoặc cho xuất xứ của cái công thức màu xanh với, hình như tôi chưa được thấy nó bao giờ cả!
muaxanh
AnthonyGape Cái tô đỏ này mới quá.
AnthonyGape
jinchan sai rồi, cái đường nứt trên mẫu là đường "velocity characteristics" chứ không phải là đường "stress characteristics", hồi những năm 60s, 70s giới cơ học đất cũng tranh luận về vấn đề này nếu cái đường nứt trên mẫu là đường stress characteristics thì còn tính được phi, nhưng nó không phải như vậy. Nhiều người vẫn nhầm vấn đề này, kể cả giáo viên
jinchan
AnthonyGape Phù! Hú hồn! Vậy là không sử dụng công thức này để tính phi được đúng không ạ? Nhờ anh geotek phán luôn hộ tôi cái công thức màu xanh ở bài 12 với! Thân mến!
AnthonyGape
GeorgeEr trong cơ đất, chắc bạn đã học qua cái kĩ thuật "method of pole" dùng cái này thì sẽ ra ngay cái công thức đỏ, công thức xanh tôi chưa dùng bao giờ mà nếu có dùng thì cũng quên rồi. Nếu nó đúng thì vẽ vòng Mohr ra mà chứng minh như toán cấp 2 thôi chứ có gì đâu. đường nứt và sạt lở mà ta thường gặp là đường "velocity characteristics", nó cách đường sigma1 một góc là (45-psi/2), psi là góc dilation. Những công thức trên chỉ đúng nếu psi=phi, tức là đường "velocity characteristics" phải trùng với đường "stress characteristics". bài toán này gọi là bài toán "associated field" khi làm numerical modelling, không tin cậu cứ thử cho góc psi các giá trị khác nhau mà xem. Kết quả ứng suất thu được thì gần giống nhau nhưng đường phá hoại thì có thể khác hoàn toàn.
GeorgeEr

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Mặt cắt địa chất?    (có 5 câu trả lời)
       Mặt bằng bố trí hố khoan địa chất?    (có 7 câu trả lời)
       Thí ngiệm CPTU cho dự đoán thuộc tính cố kết của đất sét?    (có 5 câu trả lời)
       Địa chất Q8?    (có 8 câu trả lời)
       Hồ sơ địa chất?    (có 18 câu trả lời)
       Xác định Pc?    (có 13 câu trả lời)
       Xử lý số liệu của thí nghiệm VST?    (có 32 câu trả lời)
       Các đúc kết kinh nghiệm vụn vặt trong KS ĐCCT?    (có 18 câu trả lời)
       Phân loại trạng thái của đất theo ASTM?    (có 6 câu trả lời)
       Tài liệu thí nghiệm cơ đất?    (có 5 câu trả lời)
       Hướng dẫn xử lý thống kê kết quả thí nghiệm theo 20TCN74-87!    (có 8 câu trả lời)
       Các ứng dụng của đường cong nén lún?    (có 20 câu trả lời)
       Thư viện khủng sách về Địa chất - ĐCCT (tiếng Anh)!    (có 6 câu trả lời)
       Khoan khảo sát địa chất?    (có 9 câu trả lời)
       Khối lượng riêng của đất?    (có 9 câu trả lời)
       Tư vấn về địa chất khu vực cổ nhuế,từ liêm?    (có 9 câu trả lời)
       Khoan kiểm chứng?    (có 5 câu trả lời)
       Vấn đề tồn tại của thí nghiệm trong phòng và thiết kế móng?    (có 28 câu trả lời)
       Thí nghiệm CRS?    (có 8 câu trả lời)
       Phân tích số liệu địa chất?    (có 15 câu trả lời)
       Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?    (có 11 câu trả lời)
       công thức địa chất???    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT    (có 29 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Đất không thuận lợi cho việc XD    (có 50 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Địa kỹ thuật    (có 15 câu trả lời)
       Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?    (có 10 câu trả lời)
       Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT    (có 12 câu trả lời)
       Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương    (có 82 câu trả lời)
       TN Đất sai hết cả ???    (có 71 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT    (có 16 câu trả lời)
       Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?    (có 29 câu trả lời)
       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top