So sánh khung phẳng và khung không gian? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
So sánh khung phẳng và khung không gian?
Nhận xét điểm khác nhau của phương án kết cấu khung phẳng và khung không gian theo trình tự thiết kế kết cấu : sơ đồ tính, xác định tải trọng, tổ hợp nội lực, tính và bố trí cốt thép ..???
Pro nào biết làm ơn hướng dẫn dùm. Thanks!
Có 74 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Ngày nay xây nhà cấp 4 cũng rất tốn tiền. Nhất là nhà cấp 4 mái thái. Chi phí xây nhà cấp 4 phụ thuộc nhiều vào quy mô mong muốn của gia chủ.
|
|
|
pro dang suy nghi. khung không gian chỉ cần xác định tải trọng, kô cần chất tải lên mặt phẳng như khung phẳng, chắc bạn làm đồ án betong 2 rồi chứ, khung phang thì chất tải cách tầng cách nhịp, khung không gian chất tải cách ô,...tôi đang làm đồ án tốt nghiệp, mong các pro nói thêm
|
truongtiengka |
|
|
- khung phẳng 2D: là lối tính tay từ xưa, theo các sách vở bạn chỉ xác định được nội lực N, Q, M-bending.
- Trong thời gian chuyển tiếp máy tính đơn sơ vừa được phát triển, các phần mềm đầu tiên được viết ra cho khung phẳng.
Để giải gần đúng cho 3D thì phải cắt khung không gian thành 3 mặt tạo thành khung phẳng để tìm đủ N, Qx, Qy, Mx, My, Mt (torsion)
Khi mô hình chuyển vị lớn, phương trinh giải không còn cân bằng nội lực.
kết quả không còn "đúng" nữa.
- hiện tại phần mềm và máy tính mạnh nên dùng khung không gian, kết quả chuẩn hơn, giải được chuyển vị lớn (P-delta, Theorie II Odner).
Còn có thể giải quyết sâu hơn lý thuyết của thanh (Beam), Lực tác dụng chỉ vào trọng tâm.
Đi qua Shell, Solid ...Lúc đây có thể cho lực tác dụng vao mặt trên hay dưới của phần tử.
Tìm TL vào sâu thêm, hiểu biết được nhiều điều thú vị lắm. ...
|
mtv_0201 |
|
|
@tất cả các bạn đang và vừa mới làm đồ án nếu có thắc mắc tại sao bị bắt tính khung phẳng:
Các thầy không sai khi bắt các bạn phải làm khung phẳng. Nếu các bạn làm khung phẳng thì các bạn sẽ hiểu rất rất rõ tải trọng sinh nội lực ra sao, nội lực truyền từ cấu kiện này sang cấu kiện kia thế nào, điểm nào trong cả kết cấu cần chú ý dễ phá hủy hoặc phá hủy không đúng ý...
Khác nhau khung phẳng và không gian thì tất nhiên, các bạn hoàn toàn có thể xin được làm khung không gian thay khung phẳng, nhưng chắc chắn các bạn không nhận được cảm tình khi bảo vệ. Thiệt đủ đường, sau này cũng thiệt.
Sau này ra trường thì các bạn tha hồ làm khung không gian, đừng...xoắn.
|
arthomeviet |
|
|
Em học bên Kiến trúc Tp, năm nay cô cho lớp làm khung không gian để thử nghiệm cho các khóa sau, vì là lớp làm đầu tiên nên chưa có tài liệu để tham khảo, hic
|
SpencerJalf |
|
|
Tính theo khung phẳng thì độ an toàn cao hơn khung không gian
|
noithatchangson |
|
|
Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất) |
Luckyman
|
|
|
Quá sai lầm khi quan niệm như vậy!
|
tontai |
|
|
[I]"Tính theo khung phẳng thì độ an toàn cao hơn khung không gian", cái nàythì sai lầm lớn đó nha
|
MrAn12345 |
|
|
Các bác nghĩ sao về việc thép tính ra ở khung không gian bé hơn khung phẳng rất nhiều? Đúng trong những trường hợp nào và nguy hiểm trong những trường hợp nào. Mong được sự phúc đáp của các cao thủ. Theo kinh nghiệm của tôi thì tính theo khung không gian thép thường rất nhỏ so với khi tính khung phẳng mặc dù tiết diện các cấu kiện là như nhau ( đối với nhà thấp tầng không tính gió động và động đất ), mặc dù trong thâm tâm vẫn biết rằng mô hình theo khung không gian sát với thực tế hơn, nhưng đôi khi không yên tâm
|
AnthonyGape |
|
|
Có cái này có cái kia. Trên lý thuyết thì rõ là thế rồi.
Ý các bạn đã làm nhiều rồi nó nằm ở chỗ khác:
- Quá trình dồn tải của các bạn không có kinh nghiệm sẽ làm hỏng bài toán
- Mô hình hóa cấu kiện tương đương khi các bạn chuyển từ không gian 3D sang 2D cũng là một bước chưa biết sai (chết) hay đúng (thừa).
- Các cấu kiện nằm trong mặt phẳng thì biết đường mà tiên liệu, các cấu kiện ngoài mặt phẳng tính thì...vẽ cho vui vậy.
- Nhiều cái không mô hình về phẳng được ấy chứ. Ví dụ: khi mô hình sàn phẳng và vách lõi về 2D thì đến các thầy còn cãi nhau về phương pháp: người thì theo độ cứng, người thì theo diện chịu tải...
... bằng đấy lý do đủ để thấy không nên so sánh, mỗi cái có ưu nhược, các bạn sẽ thấy lợi nhiều lắm khi làm theo lối mòn của thầy cô. Cho sinh viên làm 3D là sai lầm.
|
ArthurGip |
|
|
Em cũng đang băn khoăn tính khung phẳng hay không gian, phẳng thì tôi từng chạy rồi, kg thì đang ngâm. Như các anh nói thì tôi vìa tôi chơi Sony Ericsion thôi.
|
Robertplus |
|
|
Đưa thí dụ cụ thể lên xem, phán đại như vầy không kiểm đươc. Ra thi mất điểm đấy.
Cho tôi hỏi khung phẳng 2D của bạn tính theo sách hay phần mềm nào?
tính thép theo khung không gian theo TC nào và loads combi nào để đủ an toàn ?
Chỉ ngắn thêm tý lý thuyết cho các bạn trẻ.
1- khung phẳng 2D tính theo sách vở thì chỉ có độ cứng EJ cho mô men uốn M-bending, Lực N và Q chỉ theo nguyên tăc cân bằng về geometrie.
Được gọi là Theorie I Ordner, đúng ở chuyễn vị nhỏ.
2- Tính theo phần mềm cho khung 2D thì Matrix cứng gồm 3 phần EJ, EA và GAq cho nên chuyễn vị tính khá chính xác, lớn hơn bên trên 1- , Nội lực M, N, Q có thể nhỏ hơn 0,1% tối đa khoãng 3%
3- Tính theo phần mềm cho khung không gian 3D thì Matrix cứng có đủ 6 phần EJ1, EJ2, GJt, EA, GAq1, GAq2 cho 6 nội lưc M1, M2, Mt, N, Q1,Q2. Chuyễn vị , Nội lực M, N, Q có thể nhỏ hơn 1- chút ít (đên tối đa 5%), nếu tính chuyễn vị nhỏ (I. Ordner).
- khi tính với phương pháp chuyễn vị lớn theorie II.Ordner, P-delta cho các công trình có độ mõng lớn, dể mất ổn định (buckling) thì
momen uốn M1, M2 tăng rất nhanh:
Thí dụ cụ thể các dầm trên xe cầu trục (Girder of Autocran) có độ mõng rất lớn khi phải tính 3D thì mô men bending MII có thể đến 120% MI. (Geometrie nonlinear) Tính với Ansys và Stab80
Cho các khung công nghệ thì các cột có độ mõng lớn: MII có thể đến 110% MI.
Nói chung lời khuyên của tôi đến các BẠN trẻ: học hành kỹ lưỡng từ 2D qua 3D như thầy cô dạy, thảo luận thêm trong Dđ, tìm hiểu sâu các điều hướng dẩn.
Để có căn bản tốt thành KS giỏi thật sự. Chứ đừng lợi dụng phần mềm bấm bừa bải rồi phán "bựa". Tự nghỉ rằng tôi đã giỏi rồi ! >>
|
checkerso1 |
|
|
Em hỏi khí không phải, thực tế bác đã tính và so sánh kết quả chưa. Về bản chất thì tôi chưa nắm rõ bằng bác...nhưng về kinh nghiệm tính toán và dồn tải thì đó đâu phải là việc gì đó khó khăn khi đã nẳm rõ tiêu chuẩn và có phần mềm tính toán mạnh ( Sap, Etab )...Làm một bài toán về nhà 3 tầng giữa khung phẳng và khung không gian thấy kết quả tính thép có sự khác biết khá rõ. Bác Umy có thể giải thích thêm cho tôi về vấn đề này không ( câu hỏi của tôi chỉ gói gọn ở các công trình thấp tầng mà thôi )
|
phuonganh12 |
|
|
"Khác biệt rõ" là khác biệt bao nhiêu. bạn nêu cụ thể xem.
|
levantrai |
|
|
Cần gì phải nêu, những trường hợp đặc biệt thì tôi không nói. Bạn đã tính một công trình bằng khung phẳng và khung không gian rồi so sánh thì bạn sẽ không hỏi tôi như thế. Tính khung phẳng trong đa số các trường hợp là thiên về an toàn rồi còn gì?
|
BrandonMr |
|
|
Bạn bình tĩnh lại coi, làm gì mà cứ hấp ta hấp tấp thế. Tôi chạy nhiều rồi ai bảo không. Tôi hỏi là để biết bạn chạy ra thế nào mà góp ý. không lẽ bạn cũng chưa chạy , hay là bạn không dám tự tin đưa cái bạn làm ra.
Bạn bình tĩnh và đưa 2 cái hình thép chạy khung không gian và khung phẳng cùng 1 khung ra đây. rồi tôi gửi cho 2 hình tương tự. xem chênh lệch thế nào. có thế mọi người mới góp ý được chứ. Nói chung chung không có cái gì làm minh chứng, làm sao mà nói gì được.
|
AlfomzoMl |
|
|
Như thế nào là đặc biệt ?
|
puma12 43 |
|
|
Tôi đang đang tiếp thu những cái chưa biết, các bác cứ " chém " đi , tôi đang tiếp thu đấy...
|
AlbertDOB |
|
|
Bác Umy nói ở trên rồi còn gi
|
Charlesquew |
|
|
Khung không gian phản ánh sự làm việc thực tế của công trình
Còn tính theo khung phẳng thì nội lực tính ra thường lớn hơn nên tiết diện của cấu kiện và cốt thép to hơn
Các bác xem qua khung không gian coi, giải trí tí
Nhìn theo kiểu khung ngang:
>
Nhìn theo kiểu khung dọc:
>
Giải trí, giải trí tí
|
Roberter |
|
|
Bạn làm được bao nhiêu công trình rồi và tính đã chắc đúng chưa
|
Donaldsor |
|
|
Bó tay. thế mà cứ nói sồn sồn. Bác UMY lớn tuổi rồi, bạn phải tôn trọng bác ấy.
Bạn kêu bạn chạy nhiều rồi, thì bạn đưa lên đây. Nếu bạn chưa làm thì hãy làm đi rồi hãy nói. Bởi vì chênh lệch thép giữa khung không gian và khung phẳng không lớn lắm. không phải như bạn nói " chênh lệch nhau khá rõ".
|
Freddievaw |
|
|
Tôi làm không nhiều công trình nhưng cũng đủ tự tin khẳng định là tính đúng. Chứ không phải ngồi phán như bạn
|
hyutars |
|
|
Bác Umy đã quá nổi tiếng trong diễn đàn rồi, cảm ơn bạn đã nhắc nhở nhưng tôi đâu có nói gì đó hỗn hào với bác ấy? Bạn xem lại từ đầu đi. Tôi đang băn khoăn việc tính toán cốt thép khi tính theo khung phẳng và khung không gian đa số các công trình dân dụng anh tôi thường làm đều cho kết quả thép chênh lệch khá lớn ( sửa từ "khá rõ" đi vậy)...Ok, cứ cho tôi phán đi. Vậy bạn có thể post lên cho tôi mở rộng tầm mắt được không. Ví dụ công trình công sở hay trường học hoặc chung cư mà bạn từng làm, ( thấp tầng thôi... ) tôi và anh tôi sẽ có thêm kinh nghiệm...
|
plantandzombi |
|
|
Về nguyên tắc thế này, nếu các công trình như nhà học, nhà tập thể thường là các hệ khung giống nhau, vì vậy dầm dọc nhà thường chọn kích thước nhỏ hơn so với dầm ngang. Nói như thế nghĩa là cân bằng nút mô men, mô men ở dầm chính không quá bị ảnh hưởng do dầm dọc. Vì vậy thép ở hai trường hợp không gian và phẳng này không chênh nhau lớn. Tuy nhiên, bạn nào chạy thử công trình có bước cột giống nhau, ví dụ của tôi là nhịp cột 6x6m, kích thước 2phuwowng 30x30m sẽ thấy sự khác biệt. Vài lời đóng góp, nhưng nói chung hầu như đi làm kỹ sư nào cũng chạy khung không gian vì sự tiện lợi về thời gian, nhưng như thầy Huế từng dạy tôi bảo rằng, chạy khung phẳng giúp kỹ sư tự tin, hiểu rõ vấn đề. Mà mấy vấn đề này trong quyển Đồ án Btong 2 có đề cập rôi.
|
taolaai |
|
|
Câu này có đúng không ? Như các bác chém ở trên thì phải là khung phẳng chứ?
|
thanhthanh |
|
|
Gửi bạn khung này xem qua . và bạn xem cái nào giải khung phẳng, cái nào giải khung không gian
|
CharlesEn |
|
|
Bác nói quá đúng,nhiều sv lợi dụng phần mềm tính toán nhà cao tầng,chỉ biết nhập vào chạy ra kết quả không biết đúng sai cứ thế mà bố trí thép.Khi tính toán cầu thang,hàng rào tính ra kết quả sai bét vì không biết quy tải và nhập tải,nói vậy chứ không phải tất cả sv ai cũng vậy.
|
thanhthuonghm |
|
|
Chưa cần phải bàn đến cái nào là khung phẳng cái nào là không gian cũng đã biết bạn tính sai bét rồi. Bạn đang dùng phần mềm nào để tính? Bạn tính thép dựa trên phần mềm nào hay lại là " chỉnh các thông số cho phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam " ? Nếu bạn giải khung phẳng cho kết quả gần bằng khung không gian ở ví dụ trên thì tôi chắc chắn là bạn giải sai bét. Bạn post file nội lực bạn đã chạy hai cái trên tôi thẩm tra cho. Nếu bạn post 2 file nội lực và cách tính trên lên tôi xin hữa sẽ thẩm tra đến nơi đến chốn, có cả thuyết minh thẩm tra và kết quả tính toán nữa. Nếu bạn gửi luôn file kiến trúc lên diễn đàn thì càng hay.
|
opera |
|
|
Gửi bạn muamuaha va trinhxd87.
Tôi theo dõi nội dung trao đổi giữa hai người, tôi cảm thấy 2 người căng thẳng quá, đây là diễn đàn mở để mọi người cùng trao đổi, ai cũng có quan điểm riêng! Tôi thấy cả hai đều hiếu thắng quá, theo tôi hai bạn nên dừng lại chủ đề này tại đây, vì cả hai chưa có tiếng nói chung - mà cách nói chuyện có vẽ căng thẳng (nói thật nếu lên các diễn đàn mà thấy cách nói chuyện như thế này tôi thấy mất ấn tượng, tôi không nói ai đúng ai sai).
Đúng là có trao đổi thảo luận thì mới cũng cố được kiến thức (có thể phát hiện ra tôi sai cũng là thành công). Nếu các bạn nêu ra một vấn đề nào đấy (vấn đề đấy chính xác 100%), nhưng nếu tôi chưa hiểu rõ, với khả năng của tôi tôi cũng có thể phán vấn đề đấy sai! Đương nhiên tôi vẫn đưa ra những lập luận để chứng tôi vấn đề bạn nêu ra là không chính xác! Lúc đấy chẵng nhẽ bạn lại nặng lời chỉ trích tôi yếu kém - phát biểu lung tung... Người xưa có câu, không biết thì hỏi, muốn giỏi thì phải học! Nếu khi thắc mắc cái tôi không biết, hay phát biểu đánh giá sai cái gì mà phải đón nhận chỉ trích phê bình... thì ai dám phát biểu, ai dám thắc mắc! Các bạn chỉ trích người phát biểu sai là yếu kém... chắc gì những người im lặng là hiểu biết hơn.
Quan điểm của tôi, tiêu chuẩn cũng có thể sai, tôi không thích khi có giáo viên nói với tôi "tiêu chuẩn đấy biết bao giáo sư tiến sỹ nghiên cứu, và ứng dụng bấy lâu nay làm sao sai được"! Tôi luôn ủng hộ mọi người phản biện nội dung của tôi sai, tôi không kỳ thị... không bảo là người đấy sai (ngay cả cái tôi dám chắc 100% là tôi đúng), mà tôi phản biện lại người đấy để rồi người đấy đưa ra dẫn chứng để người đấy bảo vệ quan điểm của người đấy... (tôi thích tranh luận, nhưng phải có thái độ tôn trọng lẫn nhau).... Nêu người đấy chưa tìm ra được dẫn chứng, tôi hướng dẫn người đấy thêm và cho thời gian để nghiên cứu...lúc khác sẽ trao đổi tiếp...
Một vài quan điểm về "tranh luận" của tôi, nếu có gì không phải xin anh tôi bỏ qua, đừng đưa tôi ra để "chém" tôi tôi nó nhé!
Còn vấn đề về khung phẳng và khung không gian.
Theo hiểu biết của tôi thì giải khung phẳng nội lực lớn hơn khung không gian, vì khung không gian có sự tham gia làm viêc đồng thời của các cấu kiện khác. Tất nhiên, có thể có một vài trường hợp riêng nào đấy có thể cho kết quả ngược lại. Vì không có gì là tuyệt đối mà.
|
trannguyen1602 |
|
|
Có lẽ không cần phải nói gì về bạn nữa. Tùy bạn quyết định. Ai sai ai đúng tự hiểu. Tôi không nói gì nữa.
Lần này tôi nhịn bạn, qua các topic khác mong là bạn nói chuyện cho đàng hoàng mới mong có người giúp bạn. >
|
Bernardmt |
|
|
Có lẽ là chúng ta hiểu nhầm ý của nhau thôi. Trong kết cấu nhà khung thường được cấu tạo thành hệ không gian. Tuy hệ khung là không gian nhưng về sự làm việc và tính toán có thể theo sơ đồ không gian hoặc theo sơ đồ phẳng tùy vào tải trọng tác dụng và mực độ gần đúng có thể chấp nhận được. Tính nội lực khung không gian là khá phức tạp có thể giải gần đúng bằng cách đưa về bài toàn phẳng theo cách phân chia hệ khung thành các khung dọc và khung ngang, trên mỗi khung đặt các tải trọng tác dụng lên khung đó. Rồi giải toàn bộ các khung ngang và dọc theo trường hợp khung phẳng. Còn không thì dùng Sap, Etab...Còn tính toán khung phẳng như tôi đang nói là tách các khung ngang thành các khung phẳng để tính toán, và coi khung dọc là khá cứng nên momen do tải trọng đứng và tải trọng ngang theo phương dọc bé có thể bỏ quá. Một đường các khung cùng làm việc một đường bỏ qua sự làm việc của khung còn lại thì cách nào cho nội lực lớn hơn? Lâu nay tính toán thường giải theo một trong hai cách trên tùy vào mặt bằng kiến trúc và kinh nghiệm thiết kế mà chọn một trong hai. Đại đã số đều giải theo khung không gian. Ý của cậu là tách các khung phẳng ra để tính chứ gì. Chúng ta không hiểu nhau mà thôi . Thật xấu hổ khi diễn đàn có rất nhiều người am hiểu kết cấu, và thật ngu ngốc khi tự cho tôi là giỏi. Có thể những cái như trên tôi còn hiểu chưa đúng hẳn, nên diễn đàn chính là nơi để tôi có thể học hỏi kinh nghệm và tri thức của các cao nhân thực sự.
|
JacimtoCogy |
|
|
Mọi người cứ tranh luận đâu đâu chẳng vào trọng tâm gì cả. Taị sao không làm một ví dụ đi. Chúng ta làm nghề kỹ thuật, nói với nhau bằng con số, không cãi nhau như con buôn ngoài chợ
Tôi làm một ví dụ này đễ phân tích
Ô sàn 6x6m, bản sàn dày 10cm, chỉ dùng tải trọng bản thân nhân hệ số 1,1. (tính không gian với auto mess của area là 0,5x0,5m
Dầm btct tiết diện 25x45. các dầm liên kết gối cố định.
Dầm 1: tính toán nhập tải quy về phân bố đều (khung phẳng)
dầm 2 Tính toán tải trọng tam giác
Và nhận ra một số điểm sau:
Mô men dầm 1 lớn nhất.
Mô men trường hợp không gian và dầm 2 gần tương đương.
Phản lực gối dầm 1 lớn nhất (gấp 1.34 lần không gian)
Phản lực gối dầm 2 và không gian tương đương.
Kết luận:
1/Nếu tính phẳng (dầm 1) thì các cấu kiện chịu nén uốn thuần túy sẽ an toàn hơn.
2/Nếu xét thêm các điều kiện ổn định (ví dụ ổn định lật) thì tính phẳng không an toàn vì lực dọc lớn hơn nhiều--> khả năng chống lật cao hơn thực tế ----> nguy hiểm
3/Nếu điều kiện cho phép thì nên tính không gian vì tính hợp lý về kinh tế, phản ánh đúng đk làm việc của cấu kiện, dể kiểm tra và ít sai sót khi nhập tải trọng.
|
noithatap |
|
|
Mọi người cũng nên có thêm ví dụ tính toán đưa lên đễ cùng thảo luận, càng nhiều mẫu thử càng tốt, nếu kết quả phân tích mà hội tụ thì cũng biết thêm vài điều hay.
|
thanhvu |
|
|
Theo tôi thì 2 bác chọn ra 1 công trình để mọi người cùng làm (làm cả khung phảng và khung không gian) xòng rồi các bác tha hồ mà chém.chứ chém qua, chém lại, chém linh tinh thế này mất đoàn kết
|
taolaai |
|
|
vì khi tính theo khung phẳng ta thừong chọn khung bất lợi nhất để tính thì kết quả thép thường lớn.tính theo khung phẳng chỉ xét đến sự làm việc theo phuơng ngang còn sự hổ trợ giữa các khung theo phuơng dọc thì bỏ qua. giải thích theo cơ học kết cấu tại 1 nút có nhiều thanh thì ứng suất cho các thanh dụa trên nguyên tắc thanh có độ cứng lớn thì tập trung nhiều ứng suất hơn.vậy tại 1 nút mà càng nhiều thanh thì ứng suất trong mỗi thanh nhỏ lại. đó là lý thuyết còn thực tế thì tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi bài tóan cũng như qui mô công trình mới có kết luận tính thép theo khung phẳng nhiều hơn hay khung không gian nhiều hơn được.
|
MrAn12345 |
|
|
hix... bác hiểu sai ý tôi rồi.Ý tôi là các bác hãy chọn ra 1 đề tài rồi chúng ta cùng làm để tìm ra chỗ chưa cùng quan điểm để hiểu nhau hơn thôi
|
dolkihote |
|
|
Nhìn thấy cái hình cậu tính thép từ phần mềm sap hoặc etab là tôi biết cậu tính thép không đúng tiêu chuẩn việt nam rồi, nếu áp dụng thực tế là không chính xác còn gì...> Tôi đã bảo là chúng ta không hiểu nhau rồi, mà sao cậu thù dai thế hử . Có gì đã có các bác đi trước nhắc nhở rồi.
@TrungCDC: Cảm ơn sự nhiệt tình của bác. Đó là điều bọn tôi trân trọng các bác nhất...
|
CharlesEn |
|
|
Không thể khẳng định như vậy được,khi cùng moment và kích thước tiết diện bạn thiết kế trên etabs và bảng tính theo TCVN ra cùng diện tích thép thì không thể sai được,khi ra không giống mới nói sai.Chỉ có cột là không đúng theo TCVN thôi.
|
MichaelKet |
|
|
Bạn muamuaha cũng có cái lý của bạn ấy bởi hiện giờ cũng vẫn còn tranh cãi giữa việc có cho phép sử dụng pm CSI để thiết kế cấu kiện dầm theo TCVN ko??? Tuy nhiên cái cách mà bạn chỉ trích bạn Trình là quá gay gắt và mang tính khẳng định cao trong khi vấn đề vẫn còn đang tranh cãi chưa ngã ngũ. Người ta chỉ khẳng định 1 vấn đề khi nó là luật hay chân lý thôi bạn mua ạ!!. Mong các bạn hòa nhã hơn trong tranh luận để chất lượng top được cao hơn!!
|
thanhthuonghm |
|
|
Thì anh tôi tranh luận tí cho vui thôi mà, cảm ơn bác Sơn đã nhắc nhở, chứ tôi biết bạn trình trên diễn đàn cũng khá lâu rồi và rất nhiết tình với anh em. Tóm lại là có gì không phải thì các bác đừng giận
|
profiltam |
|
|
Chuyện này chắc chẳng đơn vị thẩm tra nào chịu vì PM CSI không có TCVN,nếu muốn thiết kế trên PM CSI thì ngay từ đầu đơn vị thiết kế nên thỏa thuận với chủ đầu tư là thiết kế công trình theo TC nào mà có trong CSI để thiết kế cho nhanh.
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Em đang làm DATN mà thắc mắc quá không biết chạy khung phảng có được không. Mong các anh chỉ giúp
>
Em phải tính khung trục 5. Mặt bằng nhà tôi như vậy tôi định làm theo khung phẳng thì có hợp lý không. Mong các anh chỉ giúp
|
hoangphunhan |
|
|
Kích thước l2/l1 của bạn =1,5 mà giáo viên hướng dẫn phải kêu làm khung không gian chứ.Tôi cũng đang làm nên cũng biết thế thôi à mà các anh cho tôi hỏi ké luôn.tại sao lại lấy tỉ lệ l2/l1= 2 là yếu tố xác định khung phẳng hay khung không gian thế ?? sao không lấy số khác mà lại là số 2,hôm trước ông thầy hỏi mà cả lớp im re
|
thuymo |
|
|
sao không thấy ai trả lời câu này vậy ak? tôi cũng không biết vì sao mong mọi người chỉ giúp
|
kukuca |
|
|
Chiều cao ?m, mấy tầng.
Mặt cắt bằng như thế phải làm khung không gian 3D mới đủ độ chính xác. (Kiểm được mô men xoắn (torsion), độ mõng và phối hợp tác dụng của lực ngang 2 chiều được). Dùng Etabs đâu còn khó khăn gì.
Thông thường Khung phẳng 2D hiện nay, Tính nhà công nghiệp (Zamil). còn đôi lúc tính tay để kiểm lại kết quả phần mềm có chấp nhận được không. (gần đúng và sai số có nhiều không)
PS: @kiencon
tôi lấy theo kinh nghiệm tỉ lệ l2/l1=> 2 thì có thể tính khung 2D ! nhưng có người chịu 1,5 thôi.
Vì thế tỉ lệ nầy < 2 thì kết quả khung 2D bị lệch, thiếu mất phần xoắn nhiều.
Nhưng khi xét phải biết có chiều cao mấy tầng nữa, mới đủ để phán !
Có nghĩa là phải có cã 3 măt cắt.
|
Stevennefs |
|
|
Làm tốt nghiệp thì nếu giáo viên chấp nhận là OK. Còn nếu làm thực tế nhà này mà chạy khung phẳng là hỏng đấy. Nhà này chắc rằng sẽ xoắn khá lớn do tâm độ cứng của kết cấu chịu lực ngang phân bố xa trọng tâm hình học. Theo sơ đồ có thể thấy phần lớn moment do lực ngang sẽ được lõi thang tiếp thu, dẫn đến các cột chủ yếu chịu nén. Nếu nhà cao <=10 tầng thì nên để cột chịu lực ngang nhiều một chút mới hợp lý và tiết kiệm.
|
nongdan |
|
|
- mấy anh cho tôi hỏi vì sao l2/l1=> 2 thì chúng ta chọn khung 3D thay vì khung 2D để tính ạ, tôi biết đó là công thức kinh nghiệm rồi nhưng không biết người ta có dựa vào điều gì không.
- lấy ví dụ: để chọn phương án sàn 1 phương hay 2 phương thì người ta dùng phương pháp này: >
không biết 2 vấn đề đó có...tương tự không?
em là SV mong các ae chỉ bảo.
|
Bernardmt |
|
|
người ta đã làm nhiều rồi nên mới nói, chứ ko phải cứ gà mờ như ai kia mà " chém " , nhé bác !-nếu cứ thái độ đó thì ko học hỏi hay hợp tác tốt để tìm ra cốt lõi vấn đề đâu
|
thuymo |
|
|
không có bác nào giải thích vụ này rỏ ràng dùm em...hic
|
ClintomEa |
|
|
Tính khung 2D và khung 3D thực chất chỉ là 2 mô hình của người tính. Khi công cụ chưa có đủ thì đưa về 2D tính cho đơn giản. Khi có đủ các công cụ tính toán thì ng ta lại tính 3D để mô hình gần nhất với sự làm việc thực tế của công trình.
2 phương pháp trên, mõi cái đều có ưu nhược điểm khác nhau:
Tính khung 2D quan niệm rằng tải trọng truyền từ sàn-> dầm -> cột, không kể đến độ cứng chống uốn của sàn, do đó nội lực trong dầm sẽ lớn hơn so với 3D. Trên thực tế,sàn cũng có độ cứng chống uốn của nó, và tại vị trí các đầu cột, tải trọng từ sàn -> cột mà ko qua dầm. Mô hình 2D không thể tính được tác động không mong muốn (xoắn) của tải trọng ngang ( gió bão, động đất) lên công trình.
Mô hình 3D nhìn chung cho kết quả nội lực khá gần với mô hình làm việc thực tế của công trình.
Một vấn đề tôi muốn mọi người thảo luận thêm là mô hình 3D có mô phỏng chính xác được sự làm việc của công trình không khi chưa kể đến thi công tuần tự của kết cấu???
|
GeraldKr |
|
|
Etabs có chức năng consequential.
|
Freddievaw |
|
|
Tuy nhiên việc sử dụng nó còn khá mới mẻ. Có khi còn không được chấp nhận.
|
MaroldPl |
|
|
Mới gì nữa, từ phiên bản 8 đã có rồi, giờ nó là gần 10 rồi còn gì.
Nếu không tin dùng cái này thì bạn phải tự lập nhiều mô hình ứng với nhiều trạng thái thi công thật của công trình thôi.
|
thanhthanh |
|
|
Hix thế mà tôi chưa biết cái này . Đánh dấu để mai tìm hiểu...
|
muaxanh |
|
|
Cái này tôi cũng dùng lâu rồi, nó chỉ có ý nghĩa với dầm chuyển và khu vực có vách.
|
BarbaraEr |
|
|
Bạn giải thích rõ hơn được không?
|
GeraldKr |
|
|
moment dương trong dầm chuyển có thể tăng lên 2-3 lần so với khi ko tính đến thi công tuần tự.
Dầm nối cột với vách cũng có sự phân phối moment khác với bình thường
Nguyên nhân do tích tụ biến dạng trong quá trìnhthi công tuần tự
|
Robertgomo |
|
|
cần chú ý nhất cái dầm chuyển thôi, còn không thì cứ làm như bt là dc rồi
|
AlbertgeK |
|
|
Cho hỏi , thi công tuần tự cụ thể là như thế nào được không bác . Cái này đối với người mới vào nghề như tôi thì còn khá mới mẻ.
|
mtv_0201 |
|
|
Chức năng này ở chỗ nào anh nhỉ. tôi tìm mãi chẳng thấy
|
EduardoMn |
|
|
Em tham khảo trong file đính kèm bên dưới nhé . Có thể tham khảo thêm cái Tut của etabs (có trên trang chủ của hãng) .
|
controlledpills |
|
|
Tài liệu tuyệt vời, thanks anh nhiều
|
RaymondEr |
|
|
em là sv........vào hâm nóng topic cái
vậy tóm lại khung KG với khung phẳng khung nào an toàn hơn vậy các anh chị ??
|
traiyo1 |
|
|
Hỏi về quan niệm tính hay phương pháp tính
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Nếu như ngay từ đầu ta chọn dầm chuyển có kích thước tiết diện hợp lý thì độ võng của dầm đó gần như không đáng kể thì kết quả khi kể đến thi công tuần tự với kết quả không kể đến thi công tuần tự trong etabs cũng gàn giống nhau! Chỉ khác nhau đáng kể khi cái dầm chuyển bị võng!
|
inetryconydot |
|
|
Quả thật lên đây đọc tôi thấy vỡ vạc ra nhiều điều, kiến thức thật là vô tận, nghĩ tôi phải còn cố gắng quá nhiều để bằng một phần nhỏ mà các bác đã có được. >
|
StephenDAK |
|
|
chết rồi. l2/l1 = 48,4/19,4 > 2 cha rồi.
rứa mà Cô biểu tôi tính khung không gian. chỉ giùm tôi cách lựa lời bảo vệ với hic hic.
bữa trước tôi chọn kích thước cột hình chữ nhật (vì nhà tôi khác dài mà, Mx >> My). thế mà Cô bắt tôi sửa đi sửa lại là phải vuông. chênh lệch 5cm mà Cô k ưa nửa. Biết là đặt thép theo chu vi nhưng mà liệu như thế có an toàn k các bác. có những cột chỉ có Mx (My nhỏ xíu) mà củng đặt thép theo chu vi thì có vấn đề gì k ạ.
Cô PCVân anh Trình kìa, help em
|
mtv_0201 |
|
|
Có sao đâu.Vốn kết cấu đã là không gian rồi!việc tính theo khung phẳng chỉ để đơn giản và an toàn thôi chứ không chính xác bằng tính theo sự làm việc thực của kết cấu là không gian.
|
Danielpr |
|
|
anh cho tôi biết khi nào thì tôi "nên" tính khung phẳng, khi nào nên tính khung không gian. chắc phải có điều kiện gì đó (đại khái như sàn l2/l1>2 thì tính bản dầm, <2 thì bản kê vậy đó)
|
JacimtoCogy |
|
|
theo như ý kiến của riêng tôi thì bạn dùng phần mềm tính toán nên mọi trường hợp đều tính được không gian.vì nó phản ánh đúng bản chất làm việc của kết cấu hơn.tính khung phẳng thì chỉ để đơn giản bài toán và chỉ biết được cái chung chung là tính khung phẳng khi phương kia dài hơn nhiều so với phương này(con số chính xác thì tôi chịu thua).có khi hai phương bằng nhau vẫn tính khung phẳng được.(ngày xưa máy tính,phầm mềm chưa có thì phải tính vậy).
|
greent |
|
|
các bác xem nội lực và thép, tôi tính khung không gian và khung phẵng....nó chênh lệch nội lực và thép như vậy có đúng ko? thanks
[IMG] >[/IMG]
[IMG] >[/IMG]
[IMG] >[/IMG]
[IMG] >[/IMG]
|
Robertgomo |
|