Hỏi đáp / Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, gạch, đá
|
|
|
Quy đổi độ cứng của lõi btct toàn khối để tính khung phẳng - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Quy đổi độ cứng của lõi btct toàn khối để tính khung phẳng
em đang làm đồ án tốt nghiệp.Thầy giáo bắt tính khung phẳng.Khung tôi cần tính lại vướng ngay 1 bức của lõi thang máy chạy qua.Thầy tôi bảo quy đổi độ cứng của lõi bttc toàn khối về như 1 cái cột,dồn tải và tính khung phẳng bình thường.Em vẫn chưa rõ lắm về cách quy đổi này lắm.xin các anh chị chỉ bảo giúp em.Em cảm ơn nhiều
Có 23 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
theo tôi bạn có thể làm 2 cách:
1.tính theo sơ đồ khung giằng ( coi lõi chịu toàn bộ tải ngang => rất cứng so với hệ khung)
2. nếu bắt buộc phải qui đổi độ cứng thì coi lại sách sức bền vật liệu, chương đặc trưng hình học mặt cắt ngang => tách hệ lõi thành các phần tử có tiết diện HCN=>xác định trọng tâm các phần tử=> tìm hệ quán tính chính trung tâm => tính độ cứng chống uốn của các phần tử so với hệ quán tính chính trung tâm.
|
thanhthanh |
|
|
He he! Cái này hay.
Trước đây anh cũng làm đồ án tốt nghiệp cái món này do PGS. TS NGuyễn Xuân Liên hướng dẫn.
Vấn đề này được giải quyết như sau:
1. Về vấn đề tải đứng: chọn khung xa vách một chút, dồn tải như bình thường ( theo diện tích chịu tải)
2. Tải trọng ngang ( gió, động đất) thì phức tạp hơn: cần quy tất cả các khung về vách tương đương ( theo giả thiết cùng chuyển vị ở đỉnh), sau đó phân phối lưc ngang theo tài liệu nhà cao tầng của GS. TS Ngô Thế Phong (giả thiết là biến dạng của khung và vách là đồng điệu - nếu không đồng điệu thì tôi chịu)
3. Về sơ đồ tính: do khung của tôi có vách nên thực ra không cần quy đổi cái vách đó về cột làm gì mà cứ khai cả vách mà tính cho chính xác.
Cố gắng nhá, mất công phân tải một chút nhưng được cái chạy sơ đồ rất nhanh, và hiểu được cách thức truyền tải trong kết cấu.
Chúc tôi thành công!
|
taolaai |
|
|
He he! Nói thêm một chút. Thực ra đề tài này rất chuối. Nếu đã xác định làm khung phằng thì khung được chon tính toán nên là thuần khung, và nên xa lõi thang máy. Còn nếu không mọi sự quy đổi gần đúng đều khó mà chấp nhận được. Vì khi này chỉ có 3D và 3D mới giải quyết được thôi!
|
profil7 |
|
|
-Khung tôi phải tính là do thầy giáo giao cho anh ạ,không được chọn
-Nếu mà trong khung có vách,lõi thì vách,lõi có chịu tải trong đứng không ạ,khi đó thì phân tải như thế nào hả anh?
-Khai báo cái lõi thang máy vào khung phẳng như thế nào ạ?
Các thầy ở bộ môn bê tông tôi bây giờ toàn bắt tính khung phẳng thôi anh ạ.Hồi trước tôi cũng làm đồ án bê tông 2 thầy Liên hướng dẫn.Thầy nhiệt tình và dễ tính anh nhỉ
Có gì anh chỉ bảo giúp tôi nhá.Em cảm ơn anh
|
hyutars |
|
|
làm ơn giúp tôi với > tôi đang rất cần sự giúp đỡ của các anh chị trong diễn đàn về vấn đề này
|
Donaldsor |
|
|
|
Cái việc quy đổi độ cứng lõi thang máy về cột đã có thể làm đề tài thạc sỹ đấy.
Có thể làm gần đúng nhờ vào sự liên quan giữa độ cứng và chuyển vị (trong cơ kết cấu) như sau:
1/Mô hình hóa lõi (3D) trong các chương trình như Sap2000 hay Etabs. Khai báo toàn bộ lõi là pier 1
2/Đặt lực 1 đơn vị ở đầu pier theo phương khung rồi run--> chuyển vị đầu pier dx--->độ cứng theo phương ngang của pier 1 Kn=1/dx
3/Đặt lực 1 đơn vị theo phương đứng của pier 1. Run--->chuyển vị theo phương đứng của pier 1 là dz-->độ cứng theo phương đứng là Kd=1/dz.
4/Khai báo tiết diện cột với các đặc trưng độ cứng là Kn/E và Kd/E với E là mô dun đàn hồi của vật liệu (bê tông của khung)
|
tandc128 |
|
|
Đề tài thạc sỹ cơ hả anh.Em mới làm đồ án tốt nghiệp mà thầy đã bảo quy đổi về mô hình để tính khung phẳng rồi.Nghe mà nản quá anh ạ.chẳng muốn làm nữa
|
rtgreter vret ẻ |
|
|
Về nguyên tắc có thể quy đổi được, tôi cứ sử dụng cách của anh nói xem.
|
MaroldPl |
|
|
vâng,em cảm ơn anh.để tôi thử rồi hỏi thầy xem sao
|
StephenDAK |
|
|
Theo tiêu chuẩn ACI cho phép thay đổi độ cứng của cột, dầm nhưng bạn nên chú ý rằng sau khi quy đổi vậy bạn phải thiết kế, cấu tạo đúng theo bạn tính toán. Một số công trình thiết kế hiện nay thì cũng có quy đổi nhưng vật liệu họ chọn, cấu kiện họ chọn là rất lớn (cấu tạo thì vẫn bình thường) nên không thấy hư hỏng.
|
terrydoa |
|
|
cứu tôi với!em cũng rơi vào tình trạng tương tự của bác này!
|
Freddievaw |
|
|
tiện câu hỏi chủ pic, các bác cho tôi hỏi luôn vấn đề gần tương tự.
Em cũng đang làm đồ án và có 2 cái kiều phân tải ngang như thế này.
1. (của em) nhà có lõi, vách trùng với tâm của nhà, có 2 khung dầm gắn vào vách, lõi. Thầy hướng dẫn tính độ cứng từng khung 1 tổng 7 khung(cả 2 khung đặc biệt kia). rồi chia tải ngang theo độ cứng của từng khung so với tổng độ cứng.
2. cái đồ án tôi tham khảo anh K49, có hai lõi, mỗi lõi mỗi đầu nhà và cũng có thấy 2 khung dầm chạy qua lõi, nhưng cách tính của anh này là tính tổng độ cứng của 2 lõi này, rồi chia đều độ cứng cho 9 khung(gồm cả 2 khung đặc biệt). Khi tính toán mô hình(khung ko qua lõi) thì khai hệ khung giằng, với giằng có độ cứng bằng 1/9 độ cứng của tổng lõi.
Như thế hai cách này tôi nghĩ nó khác hẳn nhau. Các bác đi trước chỉ cho tôi hiểu thêm
|
moaza12vs |
|
|
hê hê tôi thầy Lam hướng dẫn cũng gặp trường hợp như thế.thấy có ng cùng cảnh ngộ .2zzz .anh chị nào biết cách tính độ cưng của khung để phân phối tải trọng gió k ạ.em cảm ơn
|
profil7 |
|
|
anh có thể cho biết tên tài liệu của thầy Phong cụ thể được không ạ.em đang cần gấp.
|
dudung |
|
|
em đang làm đồ án với 1 thầy! thầy bảo là quy đổi vách sang cột rồi chạy khung không gian, tìm chuyển vị qua chạy sap rồi tính độ cứng từng khung. sau đó phân phối tải ngang( gió) vào từng khung! tôi đã thử cách quy đổi độ cứng theo EI ( tức là tính độ cứng vách sau đó quy thành cột theo công thức bh^3/12 ) nhưng thầy bảo sai! cũng không biết phải làm sao nữa! mong các anh( chị) chỉ bảo! (theo như thầy bảo thì quy đổi thành cột với chiểu cao bằng chiều cao vách còn chiều rộng phải gần bằng tổng chiều dày theo phương ngang của vách!)
|
Amen1402 |
|
|
Anh cho tôi hỏi cái khung quy đổi từ lõi sang thì trong khung đó có cả dầm thì chọn tiết diện dầm như thế nào ạ?
|
Robertplus |
|
|
hôm nay thầy giáo bảo tôi khai báo lõi có đọ cứng vô cùng rồi tính khung phẳng như bình thường, liên kết khung- lõi là khớp ,các bác cho ý kiến ạ!
|
DanielEi |
|
|
anh cho tôi hỏi cách tính độ cứng của khung với ạ,anh có thể cho tôi sđt để tôi tiện liên lạc.Em đang cần gấp
|
dolkihote |
|
|
Tôi thấy vấn đề đơn giản nhưng các sinh viên thông thái chẳng cố gắng dùng cái đầu để suy nghỉ, cứ dùng phương pháp tư duy bằng ngón tay.
1/ Độ cứng bao gồm mấy món: chống trượt (cắt và xoắn), uốn và chuyển vị thẳng. May mắn là với khung phẳng thì xoắn có thể bỏ qua.
2/ Trượt do cắt: với tiết diện cùng diện tích A thì độ cứng chống trượt do cắt là như nhau.
3/ Uốn: Với tiết diện có J giống nhau thì độ cứng chống uốn là như nhau
4/ Chuyển vị thẳng (dọc trục): Với tiết diện có diện tích A như nhau thì độ cứng chống chuyển vị thẳng là như nhau.
Tóm laị:
5/Với tiết diện lỏi thang máy có sẵn, tính được diện tích A và J và xác định được trục quán tính chính trung tâm.
6/Coi thanh quy đổi có tiết diện là axb và có cùng đặc trưng A; J ---> a và b.
7/ Lưu ý khi dùng thanh quy đổi thì trục thanh phải trùng với trục quán tính chính trung tâm của lỏi. Lúc đó các dầm nối vào thanh quy đổi sẽ có độ dài lớn hơn so với thực tế---> ta phải dùng thêm các biện pháp khác để dầm được đưa về đúng độ dài của nó ( có thể khai báo vùng cứng hoặc nối với đầu thanh quy đổi bằng liên kết kiểu body hay weld)
8/ Nhớ chạy kiểm tra và so sánh kết quả, chụp ảnh gửi lên 4rum để những sinh viên thông thái năm sau rút kinh nghiệm
|
williamcuong |
|
|
Sinh viên thông thái được ngự tại tòa nhà thông thái
|
truongtiengka |
|
|
Các chỉ dẫn của bác Trungcdc đúng trong trường hợp kết cấu không bị nứt (tuyến tính). Nếu kết cấu (bê tông cốt thép trong trường hợp này) bị nứt (vì cũng thường cho phép chúng nó nứt) thì việc qui đổi như trên sẽ có sai lệch so với thực tế.
|
mucangchai |
|
|
Ngay cả khi không nứt thì cũng không đúng vì nó còn liên quan đến cái thằng spandrel, ngoài ra các vách tạo nên lõi cũng chuyển vị tương đối so với nhau, do vậy cách đúng đắn vẫn là dùng trực tiếp định nghĩa độ cứng của cấu kiện. Tuy vậy trong trường hợp đơn giản của đồ án sinh viên thì tạm chấp nhận vậy.
|
trannguyen1602 |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
Ko hiểu vì sao lại thiết kế cột vuông
(có 42 câu trả lời)
|
Nối thép cột trong nhà cao tầng?
(có 44 câu trả lời)
|
Triển khai thép thi công?
(có 25 câu trả lời)
|
Cách tính toán vách cứng nhà cao tầng?
(có 36 câu trả lời)
|
Tường không làm bằng gạch thì làm bằng gì?
(có 18 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán bản sàn chịu tải tập trung
(có 17 câu trả lời)
|
Nối hàn cốt thép cột?
(có 26 câu trả lời)
|
Đổ sàn bê tông trên hệ thống dầm có sẵn
(có 11 câu trả lời)
|
Thép Cột?
(có 110 câu trả lời)
|
vì sao nội lực chân cột biên lớn hơn nội lực chân cột giữa?
(có 14 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK công trình chống động đất
(có 14 câu trả lời)
|
Cách tính toán đà kiềng là dầm sàn tầng hầm như thế nào?
(có 14 câu trả lời)
|
Nhờ mọi người chọn sơ bộ cấu kiện nhà dân!
(có 13 câu trả lời)
|
Dầm cong son dài 2,2m?
(có 27 câu trả lời)
|
Liên kết cứng?
(có 48 câu trả lời)
|
Khác nhau giữa Cột và Vách?
(có 42 câu trả lời)
|
Phân phối nội lực dầm
(có 36 câu trả lời)
|
Đặt gió vào đâu trong mô hình etabs?
(có 142 câu trả lời)
|
sàn 2 phương???
(có 26 câu trả lời)
|
Cách tính toán khung phẳng hay khung không gian
(có 30 câu trả lời)
|
Tài liệu và ý kiến tính hồ nước mái?
(có 29 câu trả lời)
|
bố trí lõi cứng cho khánh sạn cao tầng
(có 8 câu trả lời)
|
Hỏi dầm cao
(có 8 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo về phương pháp khung tương đương !
(có 8 câu trả lời)
|
Hỏi kinh nghiệm về thiết kế tường gạch 110, cao 3,6m
(có 6 câu trả lời)
|
Khả năng chịu tải của tường
(có 8 câu trả lời)
|
Thép cột trên lớn hơn thép cột dưới?
(có 74 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán cột bê tông cốt thép ?
(có 24 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ hỏi về cách tính cột bê tông cốt thép?
(có 27 câu trả lời)
|
Cốt đai cho thép gia cường của dầm?
(có 25 câu trả lời)
|
Nhà 10 tầng làm mái tôn
(có 14 câu trả lời)
|
Cấy Cột Lên Sàn !!!
(có 17 câu trả lời)
|
Khi chay nội lực Etabs báo là unable to complete operation.....
(có 14 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán bản thành bể nước mái?
(có 7 câu trả lời)
|
móng cho tháp nước
(có 5 câu trả lời)
|
Mọi người làm ơn cho hỏi khung chịu lực ?
(có 9 câu trả lời)
|
Tài liệu về thiết kế thi công 3D panel!
(có 17 câu trả lời)
|
Cách tính toán vách theo UBC 97 zone 2
(có 9 câu trả lời)
|
Ứng suất tiếp max dầm chữ T?
(có 12 câu trả lời)
|
Cách tính toán khung phẳng hay khung không gian
(có 30 câu trả lời)
|
Có được trộn bê tông khác Mác với nhau không?
(có 12 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ giúp đỡ cách chọn tiết diện cột bằng thép hộp.
(có 13 câu trả lời)
|
Giúp em về bản vẽ thi công...
(có 13 câu trả lời)
|
Hệ số khí động nhà thép có cửa trời
(có 8 câu trả lời)
|
Nhà thép CN 1 tầng, 3 nhịp ?
(có 9 câu trả lời)
|
giúp em ký hiệu bản vẽ thép móng
(có 16 câu trả lời)
|
Quan điểm tính toán nhà thép
(có 35 câu trả lời)
|
Kết cấu thép nhịp lớn có khoét lỗ rỗng?
(có 22 câu trả lời)
|
Vật liệu cho kêt cấu thép nhà cao tầng
(có 9 câu trả lời)
|
So sánh tiết diện nào tốt hơn cho thanh dầm
(có 22 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|