Lực ngang trong tính toán sàn thép - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Lực ngang trong tính toán sàn thép
Mọi người ơi cho tôi hỏi sao tôi tính sàn thép lại xuất hiện nội lực H theo phương ngang trong khi tải trọng tôi tác dụng chỉ là theo phương đứng vậy?
Em có đọc sách KCT của Phạm Văn Hội thầy có nói là do các đường hàn liên kết bản sàn với cánh dầm cản trở chuyển vị theo phương ngang. Nhưng tôi nghĩ ko có tải thì làm sao có phản ực được ? Mong mọi người giải đáp giúp em, tôi cám ơn !
Có 98 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
|
|
|
Có j đâu, lực ngang này không phải do tải trọng đứng. Chiều dài thực của dầm là không đổi thì khi võng xuống, nó phải co vào. Nếu đầu kia là gối di động thì nó co tự do, nếu là gối cố định thì do co nên nó gây ra lực ngang. Giống như cánh cung ấy, bạn muốn bẻ cong cung tên thì bạn phải căng đây cung.
|
Renatosymn |
|
|
ah tôi hiểu rồi hihi cám ơn anh nha
|
ClintomEa |
|
|
mà anh ơi sao tôi vô sap2000 mô hình như thế 2 gối cố định nó không cho ra phản lực theo phương ngang vậy
|
profilmuoibay17 |
|
|
Có mấy nguyên nhân:
1. Gối của chú chưa phải là gối cố định (chưa khóa chuyển vị ngang, hoặc phương cần khóa thì không khóa).
2. Tiết diện chú khai theo đặc trưng (chỉ khai thông số, không khai hình dạng) chỉ có I mà không có A.
3. Tải đứng của chú quá nhỏ, chuyển vị đứng nhỏ, Lực ngang = 0.0001 kN thì sao thể hiện được.
|
test1212 |
|
|
Nguyên nhân thứ 2 và thứ 3 của cậu không chính xác đâu.
Muốn tính lực ngang phải khai báo tính toán phi tuyến hình học, nhớ tạo thêm nhiều nút trung gian để chương trình tính chuyển vị phụ >
|
hoahuongduong |
|
|
Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx. |
Luckyman
|
|
|
à thì ra là vậy! chắc cái phi tuyến này chờ học lên cao mới biết quá hihi
|
RobertDum |
|
|
Phi tuyến cái gì, trong bài toán này của chú là cái dầm cứng ngắc chứ có phải dây treo như cầu dây võng đâu mà phi tuyến. Mà nếu là tính hệ dây thì chơi kiểu khác chứ không ấn F5 là xong được
|
Donaldsor |
|
|
Nếu không tính phi tuyến hình học, hoặc có tính đến nhưng không tạo thêm nút trung gian, thì cái dầm có mềm oặt như bún, chịu tải nặng tựa thái sơn phần mềm cũng ko xuất ra tí phản lực ngang nào đâu ông ơi, thử xem cho hiểu bản chất,
|
thanhthanh |
|
|
Phần mềm xuất ra lực ngang nè. Không phi tuyến đâu nhé. Mà phần mềm của tôi có bản quyền nhé.
Tôi không tải được ảnh lên. Up tạm bằng mediafire, rảnh thì post hộ nhé.
http://www.mediafire.com/view/hg7j7rlc7bhq9du/LucNgang.jpg
|
StevenKl |
|
|
@ thienbao1992: Còn 1 nguyên nhân thứ 4 nữa:
4. Chú chưa làm offset tâm tiết diện cho đúng với vị trí tương quan thực tế của cái dầm. Đấy chính là lý do mà sách thầy Hội nói như chú đưa ra ban đầu đấy. Nếu tâm thanh tính toán trùng với tâm tiết diện thì sẽ không có lực ngang.
|
thuymo |
|
|
oh phức tạp quá anh, sao học ko thầy nào nói hết à, chẳng hiểu bản chất gì hết, buồn gê hic hic
|
MichelPurn |
|
|
Vì cái này không thuộc một cái bài nào cả. Offset tiết diện gây nội lực phụ cho dầm đơn giản là một hiện tượng thú vị trong tính kết cấu bằng phần mềm, nó biến dầm đơn giản không còn đơn giản nữa nhưng không phải là lúc nào nó cũng đúng với thực tế, thậm chí đôi khi còn làm sai bài toán đi nữa. Nhưng trong trường hợp này có thể áp dụng vì no rơi vào trường hợp như giải thích của sách thầy Hội.
|
profilmuoisau16 |
|
|
Sai bản chất rồi ông ơi, nếu ông phải tính toán lực căng mặt trống khi gõ trống thì ông định mô hình cái offset đấy như thế nào ?
Để ý cái hình vẽ đầu bài của thớt, nó vẽ sẵn cái độ võng Δ của sàn đấy. Ông google P-Delta (P-Δ) đi, có lẽ sẽ hiểu thêm vài thứ,
Còn thớt thì nên giải bài toán này bằng tay đã (giải analytic nhé). Khi giải ra rồi thì sử dụng phần mềm, so sánh với giá trị của H tính bằng tay sẽ hiểu bản chất vấn đề,
|
moaza12vs |
|
|
Thằng thớt nó hỏi 2 ý
1. Tại sao dầm của tôi là dầm đơn giản chịu lực thẳng đứng mà lại có lực ngang, giải thích nôm na cái cánh cung như ở trên cho dễ hiểu, đúng là do biến dạng lớn nhưng nói non-linear với p-delta nó kêu cao siêu kia kìa.
2. Nó hỏi tôi không biết làm sao mà để chạy cái dầm đơn giản ra lực ngang. Còn tính cái sàn thép, muốn tính ra lực ngang mà bắt phần mềm nó chạy itegeration, dùng Newton-Raphson để mà convergence cái bài toán non-linear với p-delta cho nó ĐÚNG BẢN CHẤT. Thế thử chạy cái sàn nhà công nghiệp xem rồi tự ngồi nghĩ lại xem tôi có phải thằng thần kinh không nhé. Còn offset nó là cái mẹo, lấy offset bao nhiêu để ra lực ngang cho đúng thì ngồi nghiên cứu đi nhé. Mà thôi, nghiên cứu làm gì, chạy lặp non-linear với push-over đi cho nó giết thời gian. Mà kể cả chạy non-linear nhưng offset không đúng thì lực ngang còn lâu mới đúng.
|
greent |
|
|
Đấy sao ông ko vào thẳng vấn đề ngay từ đầu cho thớt nó hiểu, nó đi chưa vững đã bắt nó chạy đua
|
hoang tuan |
|
|
À mà cũng phải nói cho rõ tại sao tôi nói ông sai bản chất. Nếu ông mô hình cái dầm như thực tế, (ví dụ trong trường hợp này là offset của dầm ngược hướng với tải trọng), thì trong dầm sẽ có lực NÉN chứ ko phải Kéo. Ông nên xem lại mô hình làm trong phần mềm xem có nhầm dấu offset hay ko. Trong hình vẽ mà thớt nó hỏi là lực kéo mà (xem hướng phản lực H).
Còn về phương pháp tính thì ông nghĩ tôi cho cả lan can, dây phơi vào model hay sao?
|
EfrainKl |
|
|
Sorry post thừa
|
duong tang |
|
|
Nhưng vấn đề là, khác với hệ mềm, cái lực ngang trong hệ cứng nó còn một nguyên nhân nữa mà không phải do biến dạng lớn. Đấy là tâm tiêt diện và điểm đặt gối không phải là 1 điểm, như thế hệ nó làm việc như một khung chữ U chứ không phải là mô hình dầm đơn giản nữa. Cái này rất phổ biến trong kết cấu thép kết cấu thép đài móng cọc mà người ta thường bỏ qua khi mô hình các thanh đồng phẳng. Trong dầm cầu, vì cái dầm nó rất to cho nên người ta làm chính xác điều này nên cái lực ngang ấy nó rất rõ còn độ võng có đáng bao nhiêu đâu, có phân tích phi tuyến ra thì cũng gần như không có. Còn ông thích lực ngang nó quay ngược hướng lại thì tôi lộn cái dầm lên trên chứ khó gì đâu. Ở đây thằng thớt nó đang đề cập đến kết cấu thép kết cấu thép đài móng cọc chứ không phải cái dây phơi nên mới nói với nó vấn đề này.
Mở rộng ra một chút, tại sao gọi offset là cái mẹo trong tính phi tuyến. Vì trong tính toán, bản thân các tiêu chuẩn thiết kế người ta cũng kiêng cho người sử dụng phải phân tích second-order. Ngay cả khi một cái cột cực mảnh nhưng nếu kLu / r < 100 thì người ta vẫn chỉ làm động tác đơn giản là khuếch đại moment do phân tích linear thôi.
|
Amen1402 |
|
|
hihi 2 anh giải thích có vẽ cao siêu quá, cho e hỏi là những kiến thức đó mấy a học ở môn nào vậy? e nghe cũng thấy lạ quá
|
sieunhangiambeo |
|
|
Môn thái cực quyền. Động tác là phải uyển chuyển, đầu óc là phải linh hoạt.
|
noithatap |
|
|
Mặc dù tác dụng theo phương đứng nhưng vẫn có xuất hiện lực màng, membrance force. Đối với tấm có độ cứng lớn hơn như sàn BTCT thì người ta đã đơn giản hóa bỏ qua thành phần nội lực này.
Nhưng với sàm thép thì không thể bỏ qua được vì chiều dày sàn thép là rất nhỏ.
Khi có restrain theo phương ngang thì đuơng nhiên chuyển vị = 0, và sẽ xuất hiện phản lực theo phương ngang rồi.
Đây là bài toán siêu tĩnh chứ không phải tĩnh định nhé. Bài này thì khai là vỏ mỏng (shell chứ không phải thick plate nhé) chứ không phải khai dầm (beam). Khi dùng phần tử shell sẽ cho nội lực màng và cái phản lực ngang ở gối tựa nếu dùng phần mềm phân tích kết cấu.
P/S: Cái này thì lại chẳng có liên quan đến P-delta (buckling analysis) hoặc push-over gì đâu nhé. Và tất cả các đáp ứng phản lực, nội lực này nọ là do tải trọng, chuyển vị cưỡng bức gối tựa......
Bài toán dây mềm chỉ là một trường hợp đặc biệt, khi chỉ tồn tại lực màng mà không tồn tại moment uốn. Với sàn thép mỏng thì độ cứng kháng uốn là bé nên người ta bỏ qua.
@nqhepxd: Phản lực gối tựa không phải do cái lực đứng gây ra thì nó là do lực ngang à
|
arthomeviet |
|
|
Phản lực đứng là do lực đứng còn phản lực ngang là do chuyển vị còn chuyển vị là do lực đứng nên lực đứng là nguyên nhân gián tiếp, không phải trực tiếp. Nếu chỉ có lực đứng mà hệ cứng không có chuyển vị thì không có phản lực ngang. Đấy là lý luận. Nhưng mà quan trọng hơn, tôi nó đang muốn hiểu là sao đứng mà lại thành ngang được nên ngôn từ chỉ có tính chất công cụ thôi, nếu cứ định nói gì mà lại phải để ý đến ngôn từ thì bao giờ mới xong được 1 bài? Mà có khi xong rồi người đọc người ta chẳng hiểu tôi nói gì thì ngôn từ chuẩn có tác dụng gì đâu. ví như cái bài ở ngay trên giải thích với đồng chí inge j đó tôi nó kêu cao siêu.
|
casinomkw |
|
|
anh ơi vậy cho e thắc mắc thêm 1 điều nữa
vậy khi cấu kiện võng xuống 1 đoạn là delta thì lực kéo dọc trục trong cấu kiện được tính toán như thế nào và a có thể cho e tài liệu đó được không ạ. tại tôi cũng có học được là khi cấu kiện vượt qua giới hạn đàn hồi thì sẽ đến giới hạn chảy, khi đó thì ứng xử của ứng suất trong vật liệu sẽ rất phức tạp mà e chưa tìm được tài liệu nào để học thêm...
cảm ơn a trước
|
mucangchai |
|
|
@bác Oanh: Theo tôi hiểu thì mô hình phần tử shell, bản chất cũng là mô hình dầm có tính đến phương còn lại (đương nhiên có ảnh hưởng qua lại giữa 2 phương), nên trong bài toán này, shell hay dầm không khác gì nhau.
@nqhepxd: Nếu ông tìm được H bằng 1 trong 2 cách sau, tôi xin mời ông 1 bữa bia (cỏ ) và xin ngả mũ kính nể:
- Hoặc giải bằng tay: tìm H với giả thiết: sàn bề dày h, bề rộng 1m, độ cứng E, chiều dài L, lực phân bố đều q.
- Hoặc dùng phần mềm, tìm H với giả thiết như trên, mà không tạo thêm nút trung gian (cái offset anh tôi đã thống nhất là ko phải vấn đề này rồi nhé).
|
jinchan |
|
|
Nghĩ kĩ chưa? Bây giờ ông dùng phần mềm gì, tôi sẽ dùng đúng phần mềm đó để làm cho ông kiểm tra cho dễ. Tuy nhiên là cố gắng dùng Midas hoặc Etabs nhé vì tôi ngại cài những cái khác lắm. Nhưng mà tôi có thống nhất là cái offset ko phải vấn đề này đâu, ngược lại cái offset chính là vấn đề này mà. Ông chưa xem bài mới nhất tôi gửi cho ông à?
|
tieu sao |
|
|
Lực dọc trục trong cấu kiện sẽ xấp xỉ:
N = q.L^2/(8 delta)
Nhưng chú tính toán delta như thế nào thế ?
|
sukem13579 |
|
|
Tôi ko đồng ý lắm vì nếu có offset thì tôi nhẩm ngay cho ông lực dọc luôn:
H ~ qL^2 / (4 offset)
|
dudung |
|
|
Bản chất thì có vẻ giống, tuy nhiên đối với phần tử dầm thì ma trận độ cứng của nó đã được đơn giản hóa khá nhiều.
Đối với phần tử tấm vỏ, với lựa chọn thick plate thì thành phần membrance force cũng được bỏ qua nốt.
Do đó cần nắm vững bản chất của nó là gì chứ!
P/S:End-offset thì nó đúng là không liên quan đến vấn đề đang bàn, chỉ là để xác định nội lực dầm ngay tại mép cột thôi (mục đích để tiết kiệm khi duyệt tiết diện)
P/S: Kết quả 2 thằng này sẽ rất khác là đằng khác, cứ làm thử đi, đừng nghĩ. Ngày xưa có ông thầy hay bảo "mày đừng nghĩ, làm đi xem nó thể nào "
|
williamcuong |
|
|
Được rồi ông cứ dùng offset đi, nhưng giải bài toán cụ thể này:
Sàn thép, E=200 GPa, h=0.5mm, L=2m
Ông sẽ thấy offset của ông khó áp dụng được.
|
hiepsitayto |
|
|
Em có nói bác nói sai đâu. Khi bác dùng shell, bác sẽ chia lưới. Cái việc chia lưới ấy cũng như việc tôi tạo thêm các nút trung gian trong bài toán này (như đã nói ở post trước). Cho nên bản chất là như nhau mà
|
GeorgeEr |
|
|
Không hề như nhau đâu, cứ làm thử để biết nhé.
|
JacimtoCogy |
|
|
Em cũng ko chắc lắm, nhưng shell là phần tử có giả thiết như thế này phải ko bác:
Nxx, Nyy, Nxy (lực màng)
Qx, Qy, (lực cắt, vuông góc mặt phẳng)
Mxx, Myy, Mxy (mô men)
Nếu tôi cho tất cả cái gì dính dáng tới Y = 0, thì nó ra mô hình phần tử dầm 1D mà.
|
thatgia |
|
|
Nếu đã xem qua FEM thì sẽ thấy rằng ma trận độ cứng phần tử của 2 thằng shell và dầm là rất khác nhau và không thể dùng lẫn lộn được.
|
GeorgeEr |
|
|
Em chưa hiểu lắm, ý bác có phải thế này ko:
Giả sử vector nội lực trong mô hình phần tử shell là [N11 N22 N12 M11 M22 M12 Q1 Q2],
Trong ma trận độ cứng K, các phần tử K14, K25, K15... khác 0 ?
|
fordthudo1 |
|
|
Hay bác muốn nói đến sàn mỏng hàn cả 4 cạnh nhỉ ? nếu thế thì đương nhiên phải mô hình 2 phương sử dụng phần tử shell.
Còn bài toán trong topic này là 1D mà,
|
StevenKl |
|
|
Mấy phương cũng thế cả thôi. Cứ làm bài toán với phần tử shell (not thick plate) để so sánh với bài toán với phần tử beam xem sẽ thấy nó khác chỗ nào.
Cứ giải một bài cụ thể, chiều dày sàn là 2cm, chiều rộng là 100cm, 2 đầu khớp cố định, chỉ tải 1 tương ứng là 20KN/m , rồi xem cái nội lực giữa 2 phần tử đó nó khác nhau thế nào.
|
sieunhangiambeo |
|
|
Nào, phục vụ ông idiot nào. Đây nhé, dày đúng 0.5mm nhé, mà không chơi kiểu shell siếc như ông Oanh nói đâu, tấm cứng hẳn hoi nhé nhé, đã mở hết tree ra để thấy là ko có non-linear j nhá, ko lại bảo tôi post hình ú tờ. Lực ngang ngang ngửa lực đứng nhé.
http://www.mediafire.com/view/bthzsu...g6/Santhep.jpg
(bực ghê, sao ko post được hình lên diễn đàn, cậu post được post hộ nhé)
Các bố cứ delta del tây cả buổi chiều mệt quá. Nói chung là trả tiền bia đi rồi tôi phân tích tiếp cho. Mà tôi gợi ý nhé, để gỡ lại chỗ bia sẽ mất, cậu đố ông Oanh chạy shell tôi này. Không cần đố đến lực ngang đâu, chỉ đố phần mềm chịu chạy thôi.
|
profil7 |
|
|
Không cần phải đố, đưa tôi tiền thì tôi mần cho mà xem . Thế mới bảo học hành không đến nơi đến chốn nó khổ thế đấy
P/S: Cái hình này thì nói lên được điều gì ? Tính sàn thép mà dùng phần tử beam thì cái sàn nó phải dày kinh lắm đấy
|
Freddievaw |
|
|
Đây ông thần nqhepxd, copy cái link mà dán vào bài
Link: >
>
|
Renatosymn |
|
|
Hình này là làm theo yêu cầu ông idiot, tôi có định nói lên điều gì đâu
Mà ông lại chụp mũ rồi, ông nhìn lại xem, đây là phần tử tấm nhé, beam gì mà có ô vuông thế kia. Mà ông nhìn luôn sang cái tree mà xem. độ dạy tấm đúng 0.5mm như ông kia yêu cầu nhé. Mà thôi, chạy shell cái đi, gớm, trao đội kỹ thuật thôi mà cứ tiền vơi nong. Yên tâm, có gì idiot thanh toán hết. Cái này hỏi chắc không mất tiền: copy cái link dán vào là copy cái link gì nhỉ? Sao tôi cop cả file vào rồi mà không được?
|
mucangchai |
|
|
Thế ông duyệt tiết diện cái tấm đó bằng cái chi ? , moment uốn phỏng
|
Arshes |
|
|
Ấy ông lại mở rộng vấn đề rồi, duyệt nó lại là câu chuyện khác, chỉ là cả hội đang quan tâm đến lực ngang thôi, mà lực ngang thì dùng để duyệt mối hàn.
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Ôi má ơi , hay thật , đúng là hồi giờ tôi mần ăn cái sàn thép cũng nhiều mà chưa biết nó là thế này . Đỉnh cao của trí tuệ là đây.
P/S: Ông thần trích dẫn cái bài thì ông thần sẽ thấy cái link chèn diễn đàn, rồi ông thần copy vào bài của ông thần.
Đây là chém đúng chứ không có chém bừa
>
|
tandc128 |
|
|
>
Đây là hình bài trên bác mod, min nào sửa giúp bài trên nhé
|
MattieHek |
|
|
Thế lực ngang đâu?
|
thanhtruc |
|
|
@ Oanh: Mà này sao toàn ứng suất nén thế kia? Phần tử vỏ mỏng làm gì có moment uốn? Mà ôi zồi ôi, bỏ cái thickness bending đi rồi chạy thì nó mới ra là vỏ chứ. Ông bẩu là ông cóc cần moment uốn ông vẫn chạy được cơ mà. Nói thật là tôi rất hồi hộp xem ông biểu diễn môn công phu chỉ dùng lực màng ra được lực ngang ở gối. Bởi vì đơn giản là trong bài toán này:
1. Nếu ông bỏ uốn mà chỉ dùng màng thì không bao giờ có thành phần lực cắt ngoài mặt phẳng để mà hệ cân bằng. Phần mềm sẽ không chạy.
2. Nếu ông để uốn mà kết hợp với màng thì trong cấu kiện uốn ngang phẳng không offset tâmtiết diện như thế này, phân bố ứng suất pháp trên tiết diện là đối xứng ngược dấu (phản xứng), tích phân của nó trên toàn tiết diện để ra lực mang sẽ triệt tiêu. Cái ông tưởng là màng thực ra chỉ là ứng suất pháp do moment uốn, chứ hiệu ứng màng không hề có trong hệ này trừ khi ông chạy non-linear.
|
MaroldPl |
|
|
Hehe hiểu rồi, từ nay là post hình ngon rồi, cảm ơn ông rất nhiều. Nhớ trả lời tôi bài post ở trên nhé.
|
hoahuongduong |
|
|
Các ông vi phạm quy định rồi nhá : Tạo thêm nút trung gian. đọc kỹ lại điều 2 câu đố đi,
Các ông thử tính lại bài toán, beam, shell hay membrane hay thickplate gì cũng được, nhưng không được chia lưới , (hoặc chia thì chia 1 phần tử).
|
Stephenon |
|
|
Nội bộ trong 1 phần tử tấm nó coi là cứng tuyệt đổi, chỉ có quan hệ giữa các phần tử tấm mới là độ cứng hữu hạn, ít nhất phải chia 1 phần tử chứ, không lấy đâu ra chuyển vị mà có lực ngang. Mà đề tài đang là không chơi non-linear ra lực ngang cơ mà.
>
Mà với cả tôi với Oanh đang đi sang vấn đề khác. Tôi đang đợi Oanh biểu diễn món chỉ dùng lực màng chạy ra lực ngang.
|
MichaelKl |
|
|
Phần tử vỏ nào mà không có moment uốn . Xem cái này coi nó là cái gì?
1. Plate có moment khang uốn > rất nhiều so với độ cứng màng.
2. Membrance thì độ cứng kháng uốn < rất nhiều so với độ cứng màng
3. Shell là kết hợp của 2 cái thằng 1 và 2
>
Chạy non-linear hay không non-linear thì để tính sau đi . Ở cái gốc nó chưa rõ thì leo lên ngọn nó dễ bị ngã lắm . Tôi không biết công phu gì hết đâu mà biểu với chả diễn, chán rồi.
Và ối zồi ôi, sao shell có bending moment thế này
>
@ingenidiot:
Bản chất vấn đề nó nằm ở chỗ với cái sàn thép (hoặc vỏ mỏng kiểu như các kết cấu bồn, bể hoặc mái....) thì nếu như tính toán bằng mô hình là plate hoặc beam sẽ chỉ tồn tại Moment uốn, lúc này tương ứng khi duyệt tiết diện sẽ cần moment kháng uốn rất lớn, dẫn đến chiều dày của kết cấu cần thiết là rất dày. Ví dụ như với trường hợp đang xét của chủ thớt. Ứng suất sẽ tính được theo Mmax./W, mà với chiều dày rất nhỏ như thế (sàn thép thì chiều dày chỉ tầm vài mm, bọn tôi làm bồn đường kính đến 50m, cao đến 40m mà chiều dày tấm thép cũng chỉ lớn nhất đến 16mm) sẽ là cực lớn so với ứng suất cho phép của vật liệu, đây là một điều phi lý với mô hình thực tế.
Nếu bạn đang tính toán kiểu kết cấu như thế này thì nên tìm hiểu cái gọi là kết cấu "phi moment", tức là độ cứng kháng uốn là nhỏ nên người ta bỏ qua thành phần moment này (chứ không phải là không có moment như anh nqhepxd trên kia bẩu). Và phần nội lực chính trong này là lực màng, lấy lực màng chia cho diện tích tiết diện thì sẽ có được ứng suất cần quan tâm.
Có lẽ bạn nên xem thêm Theory of plate and shell của cụ S. Timoshenko trước để hiểu bản chất trước khi tính toán này nọ, phần mềm cũng chỉ là công cụ để thưc hiện mục đích mong muốn của ông kỹ sư. Có lẽ cụ thể hơn là chapter 13 và chapter 14.
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
@nqhepxd: Không phải nội bộ phần tử tấm nó tuyệt đối cứng, mà là hàm dạng dùng để nội suy nội lực của mô hình là tuyến tính (thẳng, chứ ko cong veo như dầm chịu uốn).
@nguyencongoanh: Tại sao bài này bắt buộc phải dùng phi tuyến mới tính được? Tôi giải thích nhé, nếu tôi sai ở đâu ông cứ việc mắng, mắng đúng tôi mời bia, (ông trả tiền mồi ),
Bài toán tuyến tính có nghĩa là: Kết quả (chuyển vị, biến dạng, nội lực...) là hàm tuyến tính của điều kiện biên (ngoại lực, nhiệt độ, chuyển vị gối cưỡng bức...).
Áp dụng vào bài toán này, ta có: delta = f(Q) = a.Q (a là hằng số, Q là lực tác dụng);
Lực dọc T (hay lực màng nếu là phần tử shell), T = g(Q) = b.Q (b là hằng số);
Tính T theo delta, T = E.A.dL/L (E: module, A: mặt cắt, dL: độ dãn của dầm/sàn sau biến dạng).
Sử dụng vài công thức đồng dạng và Pitago, tìm được dL theo L và delta.
(Trường hợp đơn giản nhất, dây mềm chịu lực tập trung ở giữa thì (dL=sqrt(L^2+4delta^2)-L), với bài này còn phức tạp hơn).
dL ko phải hàm tuyến tính với delta, nên cũng ko tuyến tính theo Q,
Do vậy T ko tuyến tính theo Q --> Bài này ko phải bài toán tuyến tính.
|
inetryconydot |
|
|
Giải thích như thật ông ạ Ông cứ đọc kỹ lại mấy bài tôi pót xem, tôi đã bàn đến việc tính toán thế nào đâu (vì cái này thì quá dễ ), quan trọng là phân tích và đặt vấn đề cho bài toán ấy. Còn phi tuyến hay không phi tuyến là cái chuyện nhảy vào mà ngồi giải.
Phi tuyến thì cũng chỉ là cái việc giải các bài toán tuyến tính mà thôi, có gì mà phải xoắn .
Đã phân tích bài toán xong rồi thì chỉ cần giải nó bằng bài toán biến dạng lớn là được (large deformation) còn giải như thế nào thì tùy . Với bài toán sàn thép thì những giả thiết để thiết lập cho dầm hoặc plate là không còn phù hợp nữa.
Vẫn là một câu nói "hãy làm đi đã, chứ đừng nghĩ"
|
MichelPurn |
|
|
Ông nói vậy thì OK rồi tôi lại cứ nghĩ ông bảo : Cái bài toán 1D này cần phải sử dụng shell, sau đó chỉ cần giải 1 lần K.U=F là ra kết quả,
Tôi chỉ không hiểu, bài toán 1D, sao ông phải dùng shell (2D) để giải? ảnh hưởng Poisson quá lớn hay sao?
Còn về mô hình thì tôi ko nghi ngờ gì, thậm chí trong mô hình shell, ông có bỏ moment uốn đi hoặc ông phức tạp hóa lên (VD cho thêm thành phần lực và biến dạng ép bề mặt (theo phương z local)), cũng vẫn giải ra kết quả đúng thôi,
|
Alvarogime |
|
|
Thế nào là 1D ở bài toán này Bài toán biến dạng lớn thì nó dùng được plate và dầm hử
|
hoangthienthu |
|
|
[QUOTE=nguyencongoanh;368925]Phần tử vỏ nào mà không có moment uốn . Xem cái này coi nó là cái gì?
1. Plate có moment khang uốn > rất nhiều so với độ cứng màng.
2. Membrance thì độ cứng kháng uốn < rất nhiều so với độ cứng màng
3. Shell là kết hợp của 2 cái thằng 1 và 2
/QUOTE]
Thế này nhé, tôi biết là Oanh chán cái chủ đề này lắm rồi nên bây giờ tôi không vòng vo nữa.
1. Hình gần đây nhất Oanh đưa ra cho tôi cái F22 thì không chứng tỏ được điều gì vì trục 2-2 của Oanh là trục vuông góc với nhịp bản, lực màng có là đương nhiên (vì sao ta bàn sau). Bây giờ Oanh muốn chứng tôi là có hiệu ứng màng gây ra lực ngang thì Oanh phải show được REACTION FORCE ở gối (như tôi ấy) và show F11. Tôi chắc chắn là làm gì có mà show. Moment uốn của Oanh nó khử hết rồi còn đâu.
2. Oanh chính là nạn nhân của một thứ khá dở hơi của SAP và hệ thống CSI là đẻ ra một cái phần tử trộn cả màng lẫn uốn. Phần tử này chỉ có ý nghĩa ở duy nhất trong một bài toán, đó là bài toán xi lô. Ví dụ, một cái xi lô đựng đầy nước thì bản thân nó ban đầu căng phồng lên đấy là lực màng. Sau đó nó chịu một ngoại lực nào đó tác động vào đấy là uốn. Có thể lấy ví dụ khác là cái máy bay. Còn ở bài toán này, nếu chỉ tính linear thì lực đứng không bao giờ gây được hiệu ứng màng vì nó hoàn toàn khác với cơ chế nước trong xi lô. Tấm của Oanh có móng như tờ giấy hay dày như cái dầm thì trong cơ hệ tuyến tính tĩnh nó cũng chỉ uốn mà thôi, chỉ khác là tấm mỏng thì không có shear deformation, không thể có cơ chế gì bắt nó căng ra được ngoài biến dạng lớn tức là non-linear. Tức là trong bài toán này, shell và plate chả có gì khác nhau cả còn membrane thuần túy thì chắc chắn không chạy. Tôi cung hiểu tại sao Oanh lại tin mạnh mẽ vào điều này bởi vì Oanh mần ăn quá nhiều bằng sàn nên cái Oanh tính chắc chắn không đơn giản như cái này mà Oanh thường xuyên tính bản 4 cạnh. Ở bản 4 cạnh chắc chắn có lực ngang nhưng lại là cơ chế khác chứ không phải là căng màng (ta lại bàn sau). Cho nên ở các hệ phần mềm kết cấu khác CSI, ví dụ như Midas, ở module cho xây dựng, người ta không có loại phần tử mà trộn membrane với bending, đã là membrane (gọi là phần tử ứng suất phẳng) thì chỉ chịu lực in-plane thôi. Còn cái phần tử trộn 2 cái vào nhau thì chỉ có trong module cơ khí, nhất là máy bay.
Nói vòng vo mãi, việc cần làm bây giờ là Oanh có thể cho bọn tôi xem F11 và REACTION FORCE được không? Vì Oanh muốn bác mục 2 của tôi thì mục 1 kết quả phải khả quan đã (không chơi đổi trục local axis đâu nhé)
|
arthomeviet |
|
|
Uhm đúng , Sap nó bảo xem Ibrahimbegovic & Wilson (1991) cho loại phần tử này. Tôi sẽ xem lại. Nhưng đúng là Midas Civil không có loại phần tử này, chỉ có plate (thin & thick), plain stress (loại này chỉ kéo nén in-plane) và plain strain thôi. Lại phải cài lại sap rồi. Chân thành cảm ơn Oanh. Rất xin lỗi đã làm mất thời gian của Oanh.
|
cameralenguyen |
|
|
e chưa tìm hiểu được nên mới hỏi a đó
nhưng e nghĩ nếu dùng phần mềm như staadpro thì ta có được chuyển vị tại vại trí cần tìm để có được delta... hok biết như vậy có đúng hok a???
|
profillink10 |
|
|
Chuẩn rồi, bài toán biết dạng lớn, cần active cái nlgeom lên nói ngay tử đầu.
Phải chia lưới, (nút trung gian để tính, nội suy) cũng nói ngay từ post đâu
Tuy nhiên dùng mô hình dầm thì sao nhỉ? dầm nó vẫn có lực dọc đấy thây. Nếu ông nghĩ ảnh hưởng của moment thì loại bỏ moment đi, (trở thành bài toán câble). Cho tôi thông số cái model của ông (L, q, B, h, số lượng (kích thước) phần tử lưới), tôi làm thử xem (lâu ngày toàn tính tay, ko biết giờ có nhớ cách khởi động phần mềm ko đây )
|
JacimtoCogy |
|
|
Anh oanh cũng như các bác cho e hỏi khi nào thì coi là phần tử plate và khi nào coi là shell. Trong Eurocode có nói đến nhưng e ko hiểu rõ lắm. Ví dụ đây là tấm tôn e tính để ngoài ban công trang trí cao khoảng 3m rộng 1.5 m . Độ dày có 3mm. Chịu moment uốn là chủ yếu vậy nếu coi là phần tử shell thì kiểm tra thế nào. Trong eurocode ko thấy đề cập tới kiểm tra chuyển vị cho shell ? Giới hạn chuyển vị ra sao . Vấn đề này e chưa rõ lắm. Mong các bác chỉ bảo
[IMG] >[/IMG]
đây là moment
[IMG] >[/IMG]
đây là chuyển vị
[IMG] >[/IMG]
|
Haroldser |
|
|
Cái gì mà chả phải nội suy khi tính bằng FEM, nếu không dùng phần tử bậc cao? Mà theo tôi biết thì phần tử tấm vỏ trong Sap2000 không phải là phần tử bậc cao do đó cần chia nhỏ, còn đến khi Sap2000 đưa vào phần tử bậc cao thì khỏi phải chia. Bài ví dụ này có thông tin như thế này, THK=5mm, B=1000, L=4000, sàn thép (lấy cái mặc định luôn trong Sap hoặc phần mềm nào đấy) còn tải trọng là 25kPa (KN/m2). Bài toán dây mềm chính là một trường hợp đặc biệt của bài toán này. Nhưng theo tôi biết thì cái ma trận độ cứng của dầm nó không co phép mần kiểu này. Phần tử thanh mà không tồn tại moment thì chỉ có thể là phần tử trong hệ dàn (Truss).
|
moaza12vs |
|
|
Oanh chơi hơi bị xấu đấy nhé, tôi đề nghị Oanh là phẳng mô hình nhé, không bẻ cong tấm nhé. Đã chơi là phải công bằng chứ, còn chuyện sau này thì xét sau chứ ai lại chơi ú tờ thế.
|
cameralenguyen |
|
|
Cái đó là deformed mesh thì đương nhiên nó thế rồi, làm gì có vụ bẻ cong tấm ở đây . Lại phải xem tiếp cho kỹ rồi hãy nói chứ
|
levantrai |
|
|
Thôi đi bố, ông cố tình làm deformed trong khi xuất nội lực để đánh lạc hướng thì có, còn nếu ông để un-deformed thì lộ ngay ra là ông đã bẻ tấm. Nhưng thực ra không cần bẻ nhiều, chỉ 1mm thôi là lực ngang nó đã kinh hoàng rồi vì khi mà đã bẻ thì thằng membrane nó tha hồ phát huy cái in-plane của nó.
|
terrydoa |
|
|
Thớt đang bắt đầu thấy bấn loạn với hàng loạt kiến thức mới!!!???
|
StephenDAK |
|
|
Làm không được thì lại nói này nói kia. Bay giờ làm quả cá độ 1000usd chơi vui nhé , Đồng ý thì chuyển tiền đến anh ngoc_ibst, ai đúng thì lấy cả, chịu không, về cái vụ ông bảo bẻ cong tấm, đúng là ông nghĩ ra cái này cũng hay thật, chắc chơi kiểu này nhiều rồi phỏng
|
EfrainKl |
|
|
Các ý kiến ở trên thì tôi không biết sai đúng ra ...răng. Thế nhưng cái ý kiến này là tôi thấy rất đúng. Mỗi bạn hãy chuyển cho tôi 1000 USD. Thế rồi các bạn cứ yên tâm về tôi đi. Chắc chắn là sẽ ...mất sạch. Cả hai đều mất.
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Trích lại cho bác 30% uống bia thời buổi đói kém lùa được một tôi cừu cũng tốt
|
suanhadthouse |
|
|
Mô hình bậc cao là sao ? (hàm dạng của nó ko phải hàm tuyến tính à ?)
Đây tôi làm làm thử mô hình 1D, kết quả có khác gì ông đâu nhỉ ?
Moment xấp xỉ 0, hình dạng hơi buồn cười
>
|
sukem13579 |
|
|
Thôi, bây giờ cá 25 USD thôi là đủ uống bia rồi, nhưng mà cá thế này. Cá là khi mô hình hóa bằng shell, không được can thiệp vào mô hình bất cứ tiểu xảo gì, túm lại là làm hiền lành như một cái dầm hai khớp đúng tâm thẳng băng, chịu đúng 1 lực thẳng đứng, phân tích linear từ vật liệu, tiết diện tới phương pháp (không được multi-step static). Oanh bảo có ra lực ngang, tôi bảo không ra lực ngang. Mần thế ổn ko? Tôi thì không tin là ông đã không làm gì đó để warping (làm cong vênh) cái tấm.
|
hoangthienthu |
|
|
Bàn tán về lối chơi tiểu xảo.
Phần tử bậc cao là phần tử mà khi tính, bằng 1 cách nào đó, nó đã tự chia nó thành nhiều phần tử con bậc thấp nên là trong nó lực xanh đỏ như đúng rồi.
|
Bernardmt |
|
|
Tôi nghĩ ông Oanh ko dùng tiểu xảo để lấy ra lực ngang, tuy nhiên chắc ông ý vẫn bật chế độ tính phi tuyến lên để tính. nếu ko thì có 1 chuyện nên biết, có một số phần mềm tự động bật tính toán phi tuyến (biến dạng lớn) khi người dùng sử dụng một số mô hình phần tử nhất định (Ví dụ Autodesk robot, khi khai báo trong model có sử dụng cáp, là chương trình tự động bật nlgeom, muốn tắt cũng ko đc.
@Oanh: mô hình này Sap chạy hết mấy giây ?
Khuyến mại cái mô hình tính bằng shell, kết quả giống hệt dầm, chạy hết 1 số giây (bảng hiển thị momen và tổng phản lực ngang)
>
|
StevenKl |
|
|
Tôi nghĩ Oanh không đến nỗi làm thế đâu. Mà cậu máu chiến thì làm 1 chân đi. Lập chương của riêng cậu có tên là "Oanh đã bí mật dùng nonlinear"
|
240315 |
|
|
Vậy là đến đây có lẽ chủ thớt cũng đã có thể hiểu rằng bài toán đang xem xét cho cái sàn thép nó là.
1. Bài toán biến dạng lớn large deformation, do đó cái việc dùng các phần tử thanh (beam), hoặc tấm (plate) là không phù hợp.
2. Phần tử cần dùng trong tính toán bằng máy là shell. Mặc du shell cũng chỉ là một xấp xỉ cũng khá thô thiển, nhưng có thể chấp nhận được.
3. Các giả thiết để thiết lập phương trình cho dầm và tấm là không phù hợp trong trường hợp này.
Các nhận định trên là cần thiết thì thực hiện một bài toán thực tế, phần việc còn lại là tính toán như thế nào thì có lẽ bạn chủ thớt đã rõ.
@nqhepxd:
Những cái nhận định của bác thì tôi cũng đã cho bác thấy nó trái ngược với bác nghĩ. Bài này chỉ đơn thuần là bài toán update mesh, chẳng có gì to tát cả. Cái quan trọng của người kỹ sư nó nằm ở chỗ phân tích bài toán thực tế, lựa chọn sơ đồ tính để cho cái mô hình nó sát với thực tế nhất có thể. Xem lại ở trên xem có chỗ nào là tiểu xảo, lựa lọc, lén hoặc bí mật gì cả, tôi pót lên cả đấy thôi.... . Đặc biệt tôi đã chỉ rõ ra (sau nhiều rượt, đuổi, ném đá và chém gió của bác ) rằng đây là bài toán biến dạng lớn (large deformation), còn giải nó như thế nào thì lúc đó thì đúng là tôi chưa nói thật . Mà điều đáng bàn ở đây đâu phải tính ra sao, mà phân tích bài toán thực tế ra sao mới đáng để bàn. Hơn nữa, không thể bảo gà, vịt cũng như nhau vì chúng đều là gia cầm được
Đơn giản những trả lời của tôi phục vụ đúng cái mục đích thiết thực của anh chàng chủ thớt, còn cao siêu hơn thì tôi chưa biết . Và sẽ đột nhiên biết nếu có điều kiện
@ingendiot:
Phần tử bậc cao thì tôi hóng hớt là cái hàm dạng của nó không có tuyến tính. Còn như thế nào thì tôi không biết , và không có chuyện phần tử bậc cao là chia các phần tử nhỏ trong đấy như bạn nqhepxd ở trên kia bẩu.
Khi đưa cái cáp vào robot hay gì gì đó thì nó cũng là một bài toán biến dạng lớn, còn giải như thế nào thì tùy .
Ngày xưa lúc còn đi học cũng khá lâu, có ông giáo nói rằng "quan trọng là làm cho đúng, nhanh hay chậm một vài giây cũng chả để làm gì"
Tóm lại là tôi không biết gì hết
|
casinomkw |
|
|
Đọc ngay trong cái quyển mà có cái hình bạn đang trích ra ở bài 1, thì chắc chắn nó không liên quan đến dầm. Xem kỹ lại bài là được, những cái này không hề mới, chỉ là bạn đang bị choáng do những cái gọi là lấy thịt đè người thôi. Cứ từ từ
|
Robertbura |
|
|
Ô thế bi giờ kết luận đi chứ nhỉ.
1. Lực ngang trong bài toán này chính là do biến dạng lớn, nhưng cũng khó mà phủ nhận rằng nếu làm offset theo đúng thực tế của kết cấu, không phóng đại gì cả và cho dù tấm có móng đi nữa thì vẫn xuất hiện lực ngang không hề nhỏ ngược chiều với lực ngang tính ra do biến dạng lớn.
2. Trong phân tích đối với Sap, phải dung shell vì nếu dùng plate sẽ không có in-plane strain (nói nôm na là tấm chỉ uốn chứ không kéo nén được), còn nếu dùng membrane thì không có out-of-plane strain (nói nôm na là chỉ kéo nén được chứ không uốn được) thì mô hình sẽ không đủ điều kiện cân bằng mà chạy. Tuy nhiên cũng không nên tư duy quá cứng nhắc 3 loại phần tử plate, membrane và shell vì những phần mềm khác như Midas hay Robot, nó đã chuyển cái shell vào plate bằng cách cho plate khai báo 2 độ dày in-plane và out-of-plane. Còn phần tử thuần membrain nó đưa vào plane-stress plate. Tóm lại bản chất là như nhau, chỉ là sắp xếp lại. Do đó loại phần tử shell mà sap đưa vào không hề làm mất đi quy luật tự nhiên của cơ học kết cấu đó là dầm 2 khớp chịu lực đứng khi phân tích linear thì không thể có lực ngang, muốn có thì phải tính biến dạng lớn hoặc biến đổi tương đương trong phân tích linear.
3. Để tránh làm non-linear có thể có những cách như sau:
a. Bẻ cong tấm theo độ võng của tấm như tôi nói, với độ cong ban đầu này, phần tử shell mới phát huy được hiệu ứng in-plane.
b. Static-step, cho chạy 1 chuyển vị cưỡng bức trước cho tất cả các nut ở step 1, lấy biến dạng của step 1 đặt tải cho step 2. (Cái này tôi chém, chưa làm bao giờ).
c. Cách của Oanh (hiện chưa rõ là cách gì), mong Oanh post cái mô hình gốc lên để cả nhà chiêm ngưỡng.
d. Với Robot, có chức năng khai báo trước hình dạng không hoàn hảo của kết cấu để tính P-delta (nhưng hình như mới chỉ cho dầm, chưa cho tấm được), để nghị ingeidiot cho ý kiến.
4. Đề tài chém tiếp theo: Mất công tranh cãi 2 ngày, thế liệu có nên dùng cái loại sàn mỏng dính này trong đời sống mà không có sườn tăng cường gì cả không?
Tôi kết luận như trên có gì không đúng, mong cả nhà chém tiếp. Mọi cuộc họp phải có kết luận và kiến nghị chứ.
|
Happyspringla2007 |
|
|
Trích:
3. Để tránh làm non-linear có thể có những cách như sau:
a. Bẻ cong tấm theo độ võng của tấm như tôi nói, với độ cong ban đầu này, phần tử shell mới phát huy được hiệu ứng in-plane.
b. Static-step, cho chạy 1 chuyển vị cưỡng bức trước cho tất cả các nut ở step 1, lấy biến dạng của step 1 đặt tải cho step 2. (Cái này tôi chém, chưa làm bao giờ).
c. Cách của Oanh (hiện chưa rõ là cách gì), mong Oanh post cái mô hình gốc lên để cả nhà chiêm ngưỡng.
d. Với Robot, có chức năng khai báo trước hình dạng không hoàn hảo của kết cấu để tính P-delta (nhưng hình như mới chỉ cho dầm, chưa cho tấm được), để nghị ingeidiot cho ý kiến.
|
Bình luận tí:
a. Bản chất như offset, tuy nhiên kết quả ko sử dụng được (sai).
b. Cách này đúng, muốn thực hiện nó thì đơn giản lắm: click vào nút "Phi tuyến" là chương trình tự làm step 1, 2, 3... khi nào cân bằng thì thôi
c. Oanh chắc là làm cách b
d. Tôi chịu , chắc thế.
Trích:
4. Đề tài chém tiếp theo: Mất công tranh cãi 2 ngày, thế liệu có nên dùng cái loại sàn mỏng dính này trong đời sống mà không có sườn tăng cường gì cả không?
|
Trong đời sống thì chắc là ko, nhưng trong thi công hay sàn tạm thì có lẽ có.
|
traiyo1 |
|
|
Đơn giản chỉ là update mesh, đại loại là mỗi sau mỗi loading increment thì tọa độ của các nút trong phần tử được update theo cấp biến dạng, còn nó có là phi tuyến hay không thì nhà cháu không biết .
Trong đời sống đầy kết cấu kiểu này, chỉ là sống chưa đủ già nên chưa thấy, có thế thôi . Ví dụ các loại mái, suspended deck.....tính bằng dầm với cả tấm thì nó phải dày lắm nên người ta không dám dùng cái mô hình như thế. Chứ về mặt nguyên tắc thì ông kỹ sư thích tính kiểu gì chả được, thậm chí tính bằng mồm
|
con voi con |
|
|
các bác cho tôi hõi tôi có kết cấu về ván khuôn hầm nhưng không biết tính sap200 bác nào biết không?
|
53caugiay |
|
|
Biết chứ, ông thuê hay ông nhờ ?
|
trangyu lan |
|
|
Cái này thì không phải là sai. Bây giờ làm 1 thí nghiệm vui. Lấy 2 cái ghế, bắc qua 2 cái ghế 1 tấm thép tương đối mỏng rồi ngồi lên tâm thép ấy. Thế thì chắc chắn là 2 cái ghế sẽ di chuyển ngang ra xa nhau. Bây giờ thay tấm thép mỏng bằng mảnh vải buộc vào 2 cái ghế rồi ngồi lên. Lúc này thì khác, 2 cái ghế nó di chuyển vào gần nhau. Thực ra thì, tấm thép hay mảnh vải nó chỉ là hai mặt đối lập cùng tồn tại trong 1 chủ thể, chỉ có điều là ta luôn đề cao 1 mặt thôi. Cái này thì cũng là bình thường vì tư duy chủ đạo trong cơ học là tư duy siêu hình, trong đó các mặt của một vấn đề luôn được tách bạch để nhìn nhận cho đơn giản. Có điều là, mỗi người sau khi nhìn quá lâu mặt của tôi thì luôn tin nó là duy nhất trong một sự vật vốn phức tạp và đầy mâu thuẫn.
|
hoibmtose005 |
|
|
Chào các bác, tôi thấy cái cách dùng mô hình tuyến tính mà các bác dùng (bằng cách update mesh hay bẻ cong dầm ...) để tránh phải dùng mô hình phi tuyến có vẻ không ổn lắm. Lý do là vì trạng thái biến dạng của một cái dầm (hay bản, vỏ) nó phụ thuộc không những vào chuyển vị nút mà còn vào góc xoay của tiết diện nữa. Trong mô hình tuyến tính, thì góc xoay của tiết diện nó phụ thuộc trực tiếp vào độ võng (ví dụ như với dầm Euler-Bernoulli thì tiết diện luôn vuông góc với đường độ võng, với dầm Timoshenko thì phải thêm 1 hằng số hiệu chỉnh), nhưng với dầm chuyển vị lớn thì nó không phải như thế. Bình thường thì khi các bác định nghĩa hình dạng ban đầu của 1 cái dầm (hay tấm, vỏ), các bác chỉ cần cung cấp vị trí của các nút, vì tiết diện được giả sử là vuông góc với đường (hay mặt trung hòa). Thế nên ví dụ khi các bác dùng n lần mô hình tuyến tính, shell with Kirchhoff-Loves hypothesis chẳng hạn, thì 1 cái mặt cắt lúc đầu vuông góc với mặt trung hòa, sau khi biến dạng n lần nó vẫn vuông góc với mặt trung hòa. Khi các bác dùng mô hình finite deformation/rotation, không có gì bảo đảm là kết quả sẽ như thế.
@Oanh: Tôi nghĩ trong bài toán vỏ trụ của bác, bác không dùng phần tử plate được vì cái phần mềm bác dùng không support in-plane stress cho plate ? Chứ bình thường thì phần tử plate vẫn có membrane stress (tương ứng với lực dọc trong phần tử dầm) mà.
@giangcd1: mô hình shell với plate chỉ khác nhau ở chỗ trong trang thái chưa biến dạng ban đầu, 1 cái thì có độ cong (initial curvature) một cái thì không (bán kính cong = vô cùng) thôi. Cũng như trong mô hình dầm thì ta có dầm cong (curved beam) với dầm thẳng vậy.
|
AlbertDOB |
|
|
cảm ơn anh phu_ho trả lời vậy cho e hỏi bài toán như của e nêu trên thì là sell hay plate. Nếu là plate thì giới hạn chuyển vị là bao nhiêu
|
CharlesEn |
|
|
Dung la muon chuan thi van co the lam duoc voi cac month hinh phuc tap khac hon. Tuy nhien diem tôi muon noi o day la voi bai toan san thep, chieu day nho (vai mil.) Thi ung xu cua no lai thuoc bai toan bien dang lon ma cac gia thuyet thong thuong cho dam va tam thi khong the thoa man duoc. Trong cai quyen kinh dien cua cu Timoshenko cung phan biet bai toan bien dang lon (large deỏmation) so voi bai toan thong thuong. Con muon phuc tap hon nua co le nen dung phan tu solid chang.
Co le vi the nen cai soft no phan biet shell voi plate anh a.
|
terrydoa |
|
|
@giangcd1: trong bài của bác mấy cái tầm nó phẳng lì thế thì chắc nó là plate Trong phần mềm dùng phần mềm dùng phần tử gì thì phải xem manual. Còn giới hạn chuyển vị bằng bao nhiêu thì tôi chịu. Mà giới hạn chuyển vị thì phải phụ thuộc tính năng của kết cấu chứ sao lại phụ thuộc vào mô hình nhỉ?
@Oanh: cả dầm, tấm và vỏ đều có mô hình tuyến tính và phi tuyến, tùy theo độ lớn của chuyển vị/góc xoay. Như tôi nói ở trên, vỏ chỉ khác tấm ở chỗ là nó có độ cong ban đầu thôi. Chính điều này làm cho các tiết diện trong vỏ không còn song song với nhau nữa và in-plane force phụ thuộc vào độ võng, trong khi trong mô hình plate thì in-plane force sẽ độc lập với độ võng khi chỉ xét chuyển vị bé.
Đấy là trong cơ học kết cấu thì người ta định nghĩa thế. Con trong phần mềm như Oanh tả thì có lẽ người ta để plate là cho nhưng thứ pure bending, còn những thứ có in-plane force thì dùng shell, ngay cả khi mặt trung hòa nó phẳng lỳ thì cũng chỉ cần cho cai bán kính cong nó bằng vô cùng là xong.
Cái tôi muốn nói ở post trên là theo tôi việc dùng mô hình tuyến tính với nhiều bước chuyển vị nó không tương đương với việc dùng mô hình phi tuyến hình học thôi. Nên nếu chương trình có cái option dấy thì nên dùng.
|
Rolandpr |
|
|
Có vẻ như cái large deformation là phi tuyến hình học (geometry non-linear) đấy anh. Không phải multi-static loading đâu ạ. Với multi-static loading thì các giả thuyết biến dạng nhỏ vẫn đảm bảo, do đó đâu thuộc bài toán biến dạng lớn (large deformation).
|
truongtiengka |
|
|
chuẩn.k phải chỉnh.
|
duong tang |
|
|
@ phu ho: Tôi xin nhấn mạnh ở đây là cái "sự biến dạng lớn" ở đây khác với biến dạng lớn ở cầu treo dây võng. Thực ra "biến dạng lớn" ở đây chưa đến mức phi tuyến hình học mà chỉ dừng ở mức hình dạng không hoàn hảo (tức là cong) nên phát huy membrane force của shell. Còn nếu tiếp tục biến dạng nữa tức là độ võng của tấm rất lớn và tấm đủ cứng thì lúc đó 2 đầu tấm co vào đáng kể để phát sinh 1 loại lực ngang khác với lực ngang này và lúc này kết cấu trở thành vòm (ngược hoặc xuôi), lúc đó thì dùng pure bending plate chạy vẫn ra. Nhưng với tấm mỏng thì trước khi đến giai đoạn này nó đã có thể đạt phá hoại ở giai đoạn mà bọn tôi đang thảo luận rồi nên bọn tôi chỉ trao đổi ở mức membrain force, chưa phải phi tuyến hình học.
|
profil7 |
|
|
Ủa thế cái phi tuyến mà các bác nói đến, nó không phải là phi tuyến hinh học thì nó là gì vậy?
|
bachtuu |
|
|
Nói thế nào nhỉ, có thể gọi là pseudo-large displacement (giả biến dạng lớn) để kích hoạt membrane force. Tất nhiên mọi phương pháp đều có thể là ngớ ngẩn.
|
AlbertgeK |
|
|
nghe dữ dội quá hè
Tôi ngại quote nên hỏi không rõ. Tôi đang hỏi cái "phi tuyến" một trong các cách bác chỉ ra trong cái tông kết của bác ơr trang trước cơ mà?
|
puma12 43 |
|
|
Thế bây giờ tôi hỏi lại bác nhé, theo bác thì cái bồn nước là tuyến tính hay phi tuyến?
|
Philipboxy |
|
|
Thường thì tuyến tính nhưng tôi không trả lời đâu, sợ bị bẫy lắm :d
Cái tôi muốn nói ở trên chỉ đơn giản là trạng thái biến dạng của một cái dầm hay vỏ nó phụ thuộc vào chuyển vị và cả góc xoay nữ a. Khi các bác update lại hình dạng theo vị trí nút thì vô hình chung cái thông tin về góc xoay tiết diện đã bị bỏ qua. Nếu các bác cho là có thể bỏ qua được thì ok, nhưng nên có giải thích.
|
chongthambamien.vn |
|
|
Rất chuẩn Tuy nhiên tôi thấy hầu hết các phần mềm lúc tính phi tuyến hình học cũng bỏ qua cái góc xoay này.
Điều này giải thích cái mô men hình răng lược (xấp xỉ = 0) trong post trước của tôi
(Biểu đồ moment trong post của ông Oanh (model shell), nếu cắt ra và phóng to thì chắc cũng sẽ như vậy),
Các bác chém tiếp đi nhé, khi nào đến hyper-elasticity behavior thì ới tôi
|
Rolandpr |
|
|
Bác nói hoàn toàn đúng. Nhưng mà thế này, khi xét đến tác động của góc xoay 1 cách đáng kể thì phải trên quan điểm là moment uốn phải lớn. Nhưng đối với cấu kiện vỏ mỏng thì khái niệm moment uốn là không tồn tại vì chỉ cần nó xuất hiện thôi là 2 thớ ngoài cùng đạt đến giới hạn chảy của vật liệu rất nhanh, và ngay sau đó tấm chuyển trạng thái làm việc sang membrane force, cho nên như bác thấy ở mô hình của Oanh, moment uốn có nhưng rất nhỏ so vơi mebrain force. Nôm na là vật liệu nó rất thông minh ở chỗ là nếu nó yếu chỗ nào thì nó rất nhanh chóng chuyển sang thế mạnh của nó chứ nó không nguyên tắc và cứng nhắc như cơ chế của thằng cơ học kết cấu hay sức bền. Ví dụ kiểm toán cắt trong bê tông chẳng hạn, giai đoạn làm việc như dầm bernouly chỉ là rất ngắn trong thời gian đầu, còn sau nó chạy theo cơ chế hoàn toàn khác là giàn ảo. Như vậy, vấn đề đặt ra là chọn cơ chế thích hợp nhất cho loại cấu kiện đang dùng mà ở đây là tối đa hóa membrain force.
Cấu kiện mà tối đa hóa membrain force nhất chính là cái xi lô nhưng nó lại không hề non-linear chút nào do bề mặt của nó là cong khép kín hoàn hảo. Vậy ở đây khi bản thép làm việc chắc chắn sẽ cong đi và nó trở thành kết cấu tương tự xi lô. Trên quan điểm tối đa hóa lực màng để phù hợp với điều kiện làm việc thực tế của bản thì cách làm cong tựa xi lô như trên là 1 cách làm cũng như người ta gán giàn ảo cho cơ chế chịu cắt của bê tông. Tuy nhiên, nó lại mang màu sắc của biến dạng lớn vì nó không phải cái xi lô hoàn hảo mà nó chỉ là 1 phần của cái xi lô nên chính nhờ cái biến dạng ban đầu ấy mà lực màng mới phát huy được. Và không cần đến phân tích non-linear nên tôi gọi nó là pseudo-large displacement.
|
thietkelogo |
|
|
Bác chú ý hộ là tôi viết "bỏ qua thông tin về góc xoay" chứ không phải là "bỏ qua góc xoay" mà phần mềm nào khi tính beam với shell lại bỏ qua góc xoay thế bác?
@nqhepxd: bác phân tích cảm tính quá. Khi nói chuyện thiết lập mô hình, phải làm thê nào để các giả thiết, nhận định có thể viết ra được bằng công thức. Ví dụ như bây giờ phải đưa cái fact "thông minh" vào phương trình thì nói chung hơi bị khó, bác công nhận không?
|
casinomkw |
|