K46 khung kiểu Zamil - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
K46 khung kiểu Zamil
Chào các bác, tôi đang lên phương án thiết kế kết cấu của nhà K46m B=6m.Không cột giữa, dạng nhà nhỏ hơn tôi đã làm rất nhiều. Nhà này tôi đã tính được tiết diện nách kèo tổ hợp I1020*214*6*10, giữa kèo I520*214*6*10.
Các bác cho tôi hỏi, khi làm nhà xưởng có nhịp rộng thế này có lưu ý thêm các điều kiện gì không?
Còn 1 vấn đề nữa hôm nọ tôi đọc được trên diễn đàn về cách tính độ vồng trước để chế tạo cho khung kèo. Tôi nhớ có người viết độ vồng trước = độ võng tĩnh tải + 1/3 độ võng hoạt tải...(em nhớ mang máng) vậy mọi người ai có biết thì mách giúp em. Tôi xin cảm ơn.
Em xin tiếp thu mọi ý kiến. Thanks
>
Có 89 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
T cũng chẳng hiểu gì lắm về khung Da min đâu. Nhưng vào quán bia mà nó dựng kiểu nhà công nghiệp ấy. Tôi thì cái tính xấu tò mò chả hiểu sao chân của khung Da min nó bé xíu à. Hay tại vì như cách mô phỏng trên chân khung là khớp. Mà sao lại là khớp mà không phải là con lăn (liên kết thanh) hay là lk ngàm... hay là liên kết X,Y,Z nào đấy. Nếu bài viết này làm loãng chủ đề thì tôi xin được thông cảm nhé.
|
duong tang |
|
|
Sao lại con lăn được trong khi nó có tận 4 cái bulong bạn ơi, nó phải gọi là gối cố định chứ, ngăn cản 3T nhưng không ngăn cản 3R. Thường thì tôi thấy trong nhà kết cấu thép kết cấu thép đài móng cọc có cầu trục mới dùng đến chân liên kết ngàm, còn cái nhà này chỉ cần liên kết cố định ở chân là được rồi bạn.
Tôi vừa chạy lại nhà này với chân cột ngàm thì thấy momen ở nách giảm khoảng 5T.m nhưng momen ở chân lại xuất hiện tới 30T.m.
Vậy là liên kết ngàm ở chân trong trường hợp này sẽ làm tăng khối lượng của nhà, (trượt thầu)
|
hoangphunhan |
|
|
Thì ra ở chân có 4 cái bulong thì xem là khớp được rồi. Thế cần thêm gì nữa vào chân khung thì nó mới được xem là ngàm?
|
ClintomEa |
|
|
Không biết có phải bài tôi cm ko nhưng tôi viết là TT + 1/2 HT. Nhưng mà cái đấy là của bên cầu bọn tớ. Cơ mà cái này khác gì cái cầu đâu nhỉ?
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
À hình như là bạn comment thật thấy tên quen quen. Nhưng có tài liệu nào nói về điều này không? Hay đây là 1 kinh nghiệm? Thank bạn
|
dudung |
|
|
|
Thật ra để nói là ngàm thì chưa thật sự chính xác, tức là nó vẫn xoay hoặc tịnh tiến 1 khoảng rất nhỏ. Phần mềm mô phỏng lại thôi. Còn để cấu tạo chân cột giống dạng ngàm nhất (có thể ) thì nó phải có bulong neo ở ngoài phạm vi chân cột (chân cột có dầm đế và các sườn)... cái này có nói tương đối trong giáo trình Kết cấu thép mà. Không biết có phải bạn mod này thử tôi không
|
Arthumters |
|
|
Cái này là tiêu chuẩn thiết kế những năm 79 của bọn tớ. Cầu phải tạo vồng để đảm bảo trắc dọc thiết kế (nôm na là mỹ quan) và tránh tụ nước theo phương dọc cầu. Còn võng hoạt tải được khống chế để tránh hoảng sợ cho nhân dân sử dụng.
|
nguyentrungata |
|
|
Vậy là bác là người trong nghề rất lâu năm rồi, tôi mới vào nghề gần 3 năm thôi , tôi thì nghĩ về bản chất võng của cầu hay của dầm đơn giản vẫn là tính theo công thức 5/384xxx nên hoàn toàn có thể áp dụng được cả công thức độ vồng trước để chế tạo. Các sếp tôi lại có công thức vồng trước = 2/3 võng tổng thể. Tôi hỏi thì các sếp bảo "Sếp trước để lại"
|
jinchan |
|
|
Không biết cái tiết diện I 1020.. củae bạn là thương mại hay tổ hợp từ các tấm thép ?
Theo tôi thấy thì với tiết diện kiểu này thì nên chú ý kiểm tra mất ổn định cho cánh và thân của I.
Tiếp đó khi thiết kế joint giữa dầm và cột có thể sẽ khó hơn bình thường vì điều kiện chịu nén và kéo của các cánh
|
profillink10 |
|
|
Tiết diện là tổ hợp và tôi đã tính đến việc phải cắt phôi rồi, vì thế phải thiết kế làm sao cho hợp khổ tấm thép 1500*6000mm không sẽ rất lãng phí. Nút joint thì tôi thấy không lo bằng sự ổn định nhất là khi cẩu lắp, thi công
|
trangyu lan |
|
|
Cẩu lắp thi công thì lo gì? cái quan trọng là bên bạn có khả năng cần trục .... không thôi. Tôi đã làm cái dầm PRS to hơn thế này rồi cẩu lắp không vấn đề gì hết. Nhưng vẫn phải kiểm tra ( vì trong lượng của cái dầm này chỉ vào khoảng 10 t là cùng ) vì bạn có thể làm thêm 1 cái thép góc ở cột đỡ dầm khi lắp
Tiếp nữa về ổn định nên làm các bracon ( không biết gọi là gì) gần cho dầm tại vị trí gần cột dưới các xà gồ và đỉnh mái để chống buckling cho cánh dưới của dầm
|
thanhthanh |
|
|
Bracon là 1 cấu kiện dạng như chống xà gồ đúng không bạn?
|
MichelPurn |
|
|
Cảm ơn bạn nhé, tiếng việt thì nó cũng gọi là chống xà gồ luôn
Tôi down phần mềm bạn gửi rồi và nhìn giao diện khá ổn, tuy nhiên không biết sử dụng như thế nào luôn Ngôn ngữ phần mềm bằng Tiếng Anh tuy nhiên trợ giúp trực tuyến lại bằng Tiếng Pháp.
|
Stephenon |
|
|
Nách làm 214*6*10 thì giữa giảm tầm 185*5*8 tiết kiệm hơn đó bác, tăng chiều cao bụng lên.
|
Robertbura |
|
|
Nhà ngắn thì chắc tôi cũng làm như vậy nhưng nhịp này cũng tương đối lớn rồi, tôi không muốn giảm bề dày của bụng cánh nữa, tiết diện đang tính toán chịu được 95%f rồi, giảm nữa thì cảm giác nó mỏng mảnh
haha... làm kết cấu nhưng đôi khi lại có cảm giác...
|
quyetthang122 |
|
|
phần mềm này giúp bạn tính được monment Mcr để kiểm tra buckling theo EC
nó cũng đơn giản thôi bạn ngồi nghịch chút là hiểu thôi mà. sau khi bạn có được nội lực của dầm và tiết diện rồi bạn có thể mô hình lại vào đó với các tải trọng thích hợp để dầm có dạng moment đúng nhất so với sap200 của bạn. sau đó them các restraint cánh trên cánh dưới ( xà gồ và chống xà gồ) rồi tính được Mcr và kiểm tra resistance theo EC3 1-1 6.3.2.......
Tiếp đó bạn phải kiểm tra buckling bụng dầm bởi lực cắt ( Nếu bạn sử dụng EC thì EC3-1-5 5.2)
P/s: thông thường nếu bạn sử dụng tiết diện commerce thì điều kiện buckling của bụng không cần kiểm tra vì họ đã cố gắng thiết kê sao cho tiết diện ở classe 1 hoặc 2 (ec) nhưng nếu dùng dầm kiểu này thì phải kiểm tra thêm vì nó sẽ rơi vào classe 3 4
|
thietkelogo |
|
|
không biết bạn dung phần mềm gì tính thép ở việt nam vậy? có thể tiết lộ chút không thanks
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Chỗ bọn tôi thì quy trình 79 nó là thế nhưng quy trình mới người ta lại chỉ làm vồng cho võng tĩnh tải thôi. Cái này là do quan niệm thôi vì suy cho cùng thì tạo vồng là để như chưa bao giờ có sự võng. Bên bạn mặt mái nó không phẳng lỳ như mặt cầu bọn tôi thì vấn đề vồng nó lại càng thoáng hơn, thế nào đẹp là được, mà theo tôi tốt nhất là không tạo vồng vì tự nhiên chế tạo bản mã nó khó ra. Với cả nhà CN thì nó có xệ 1 tí có ai ngắm đâu mà lo.
|
hoangphunhan |
|
|
Về kết cấu thép thì tôi vẫn làm theo quy trình tính toán trên phần mềm Sap hoặc Etabs sau đó viết file excel để tính và kiểm tra dựa vào M N Q xuất ra thôi. Tất cả vẫn áp dụng dựa theo tiêu chuẩn TCVN 5575-2012 Kết cấu thép. Tôi chưa có cơ hội được làm và thiết kế công trình theo Tiêu chuẩn nước ngoài như EC hay AISC bạn ạ.
|
Alewohabee |
|
|
Các anh công nhân cơ khí bên tôi chế tạo lành nghề lắm, muốn vồng bao nhiêu họ cũng làm được hết đó , hơn nữa nhiều khi gặp công trình có chủ đầu tư "sợ chết" họ thấy võng quá cũng không an tâm mà làm việc thì hỏng.
Rất cảm ơn sự giúp đỡ của bạn
|
truongtiengka |
|
|
Sao lại phải làm độ vồng?
|
Robertol |
|
|
Dạ, tôi nghĩ là chế tạo độ vồng trước là vì khi gia công kèo thép không thể chính xác tuyệt đối như bản vẽ, lúc lắp dựng kèo nhịp lớn thì võng hay vặn cũng là điều bình thường. Ngoài ra bulong liên kết ở đoạn giữa mà không xiết chặt thì cũng có thể làm độ võng tăng lên.
|
JacimtoCogy |
|
|
Tôi làm về kết cấu thép cũng nhiều, nhưng theo tôi thấy thì với lý do như thế này mà bảo cần độ vồng thì e là chưa thỏa đáng.
Việc gia công kèo thép còn có một bước nữa là shop drawing (đây là bước làm chính xác mọi cái chưa chính xác có thể tồn tại ở bước thiết kế), độ võng thì đương nhiên phải đảm bảo ở giá trị cho phép ngay từ lúc thiết kế rồi để không ảnh hưởng đến làm việc bình thường của khung.
|
dudung |
|
|
Nếu làm vồng trước vì lý do này thì bạn nên nghĩ lại. Tôi thấy chẳng có lý do gì phải làm cái đó trong trường hợp của bạn cả .
Mà không biết bên ấy cắt thép thủ công hay gì? nhưng bên tôi họ cắt bằng lazer thì đảm bảo sai số rất rất bé hoặc không có. Cái sai hay gặp chính là khi thợ hàn hàn thép có thể lộn tùm lum
Cái nữa khi bạn làm dầm I compose thì thông thường cường độ sẽ quyết định tiết diện chứ không phải là độ võng mà
|
Donaldsor |
|
|
Bên công ty tôi làm công nghệ chưa được cao như bên bạn. Họ vẫn cắt thép bằng gas+oxy
Cái cường độ quyết định tiết diện thì tôi cũng biết, nhưng có những tiết diện đảm bảo cường độ bền nhưng lại không đảm bảo độ võng cho phép. Trong công thức tính độ võng vẫn có Jx (Ix) mà
|
michaelyork |
|
|
Thường thì khi cắt bằng khí (thường là Argon) hoặc plasma, thì nó có máy định vị mà, độ chính xác là cao đấy chứ.
|
levantrai |
|
|
Dạ, tôi không biết bác Oanh sn bao nhiêu nhưng cho tôi xin phép được gọi bác xưng em. Vì hình như bác cũng nhiều tuổi rồi ạ. Để thiết kế công trình đảm bảo độ bền - độ ổn định - độ võng và các tiêu chuẩn khác thì tôi thấy là khối lượng của công trình khá lớn, sợ không cạnh tranh được với các công ty khác khi dự thầu. Nên bọn tôi vẫn ưu tiên tính toán đến việc đảm bảo điều kiện bền là hơn cả, do đó trong một số trường hợp độ võng gần như là vượt qua giới hạn cho phép (không đáng kể) nhưng như thế là không được đúng không ạ, nên tôi nghĩ là tạo độ vồng trước là để "ăn gian" lại cái độ võng này
Mong bác có gì thì cứ thẳng tay dạy dỗ bọn tôi nhé
|
tandc128 |
|
|
Cái này thì đúng rồi. Nhưng tôi nghĩ chỉ áp dụng cho dầm ngang thôi chứ cái kèo của bạn nó thế này ^ thì bạn làm vồng lên thế nào được? hay là thế này ) lộn ngang? mà kiểm tra võng thì lại ở đỉnh mái ( giữa nhịp)? Mà cái kèo bản chất nó cũng vồng lên 1 góc alpha rồi đó mà tôi nhìn chắc ko dưới 15° ấy nhỉ biến nội lực thành lực dọc rồi nên độ võng đã giảm 1 phần
|
hoahuongduong |
|
|
Kèo này dốc 10 độ bạn ạ. Đoạn kèo này nó không làm liền mạch được. Một nửa nhà dài 23m thì ít nhất cũng phải làm 2 đoạn 12m. Mà khi chế tạo thì kèo sẽ bị biến hình ít nhiều do hàn, mặc dù người ta có phun qua nước lạnh sau khi xì để cho nó tự nắn lại nhưng cũng tương đối thôi. Cái dầm sau khi hoàn thiện vẫn có 1 độ cong vênh chút xíu chứ nhỉ Hoặc lúc hàn bản bích để nối kèo - kèo thì chưa chắc gá đã đúng, cho sai lệch +-5mm cơ mà.
|
williamcuong |
|
|
Thường thì để tránh cái này thì người ta tính cái tải trọng mái nó nhỏ thôi, với cả hoạt tải sửa chữa (hoặc thi công) cũng vừa phải thôi, thì độ võng này cũng đảm bảo. Mà tải trọng thực tế nó cũng nhỏ đấy chứ.
Không có chuyện tạo độ vồng ăn gian độ võng đâu (ở trường hợp này).
Ngoài ra trong lúc hàn thi họ làm theo weld-map để kết cấu không bị cong vênh, cái này thì các anh đội trưởng quản lý về hàn thì biết rất rõ, không phải lo đâu. Việc chế tạo để cho shop học take care nghĩ nhiều đau cái đầu lâu lắm.
P/S: Nếu bạn học xây dự K52 thì tôi hơn bạn tính bằng chục tuổi trở lên
|
plantandzombi |
|
|
Heeee, cái này không phải là độ vồng gì đó, mà chính xác nó là "bù võng" (giống như các bác bùn lún vậy thôi).
Số là khi thiết kế, người ta thường kiểm tra độ võng cho thỏa điều kiện chịu lực, còn thì không quy định gì thêm. Thiết kế thể hiện độ dốc mái, chiều cao vai cột, chiều cao đỉnh mái vv. .. bằng nét vẽ autocad, ... tuyệt đối thẳng ... như trong bản vẽ.
Nếu gia công hoàn toàn theo đúng bản vẽ, thì khi lắp dựng lên, đỉnh mái sẽ "tụt" xuống một đoạn đúng bằng độ võng. Do đó, khi làm bản vẽ shop để gia công, lính nhà thép phải vẽ sao cho cao độ đỉnh mái được cộng thêm một đoạn đúng bằng độ võng này.
Mục đích của việc bù võng là vấn đề công năng, kiến trúc, thẩm mỹ. Công tác bê tông cũng vậy thôi. Ví dụ, đổ bộ mái đón dạng conson, nếu không ghép coffa cho phía ngoài nó chếch lên khoảng 5cm, thì sau khi tháo coffa ra, nó mà sệ xuống thì .. bị chửi là cái chắc.
|
mucangchai |
|
|
Khi tôi làm kết cấu thép hoặc BT thì chưa phải làm việc này bao giờ anh Thủy ơi
|
test1212 |
|
|
Khung 46m mà nách chỉ 1000 thì thiếu nhiều rồi. Nếu khóa độ võng, nó cũng phải 1200, nếu thả độ võng, cũng phải 1100.
Khung 46m mà nhịp 6m thì phí tiền thép. Nên đổi thành nhịp 9m, thì sẽ tiết kiệm hơn.
|
Alvarogime |
|
|
Đọc được câu này tôi thấy tâm đắc lắm , Anh cho tôi hỏi 1 vấn đề được không ạ? có "công thức" nào liên quan đến 2 giá trị nhịp (L) và bước (B) để kết cấu có hệ số kinh tế nhất không ạ?
P/s: Có thể do bước nhỏ nên tiết diện tôi tính ra cũng khoảng 1000 thôi ạ, e kiểm tra thì ứng suất của nó là 1950kg/cm2 < 2100kg/cm2
|
ClintomEa |
|
|
Có thể những công trình bạn làm, khi thiết kế đã dự phòng cái này rồi, nên không bù nữa, hai là, những công trình đó chưa có việc gì quá ảnh hưởng về thẩm mỹ, công năng (không phải vấn đề chịu lực). Đặc tính võng là do bản thân cái vật liệu thép và kể luôn các chỗ lỏng lẻo do bulong, vv. Thực tế mấy anh nhà thép thường làm cách này, mà nếu không làm, sau khi lắp xong, đỉnh mái có tụt một tí thì cũng không sao cả, có ai đo đâu mà biết (!!!).
Còn nếu như cái mái đón, nó có bị sệ một tí, thì ra sức mà trát, nó cũng bằng ngang. Nhưng do ảo giác, nếu bạn làm tuyệt đối bằng ngang, thì mắt thường vẫn thấy như nó bị sệ vậy.
Có những dạng kết cấu phải tính rất kỹ cái này, ví như dầm cầu trục, hay dầm chạy cầu trục.
|
GeorgeEr |
|
|
Làm gì có công thức nào hả bạn, bạn cứ tính cho cả 2 trường hợp, rồi cộng khối lượng thép, từ đó sẽ dễ dàng nhìn thấy nguyên nhân là tại đâu.
|
EfrainKl |
|
|
Đúng rồi ạ, thi thoảng bọn tôi làm công trình cũng hay phải làm 2-3 trường hợp (loại thép, số cột trong 1 khung) để so sánh rồi đưa vào đấu thầu nhưng ít khi quan tâm nó chênh nhau là vì đâu.
|
ewrewrwewe |
|
|
Thường khi tăng B thì nó lại ảnh hưởng đến xà gồ mái, rồi dầm cầu trục và một số thứ khác nữa, nên cũng cần cân nhắc. Với cả yield stress của thép chỉ có 2100kg/cm2 có phải là giá trị thử nghiệm thực tế?
|
AlbertDOB |
|
|
Dạ tôi lấy giá trị 2100 kg/cm2 là trung bình thôi ạ, chứ bọn tôi mua thép về thì đâu có đi lấy mẫu thử tính đâu ạ, làm thế các sếp lại mắng chết, bảo là chỉ khéo vẽ chuyện, nhiều lúc tôi muốn tính đúng tính đủ nhưng sếp bảo làm A thì tôi phải làm A. Hoạt tải tiêu chuẩn sửa chữa mái TCVN có quy định là 30kg/m2 nhưng các sếp bảo mày chỉ tính khoảng 20 thôi, cái này là theo kinh nghiệm của các sếp. Tôi cũng run lắm nhưng cuối cùng vẫn phải làm theo đấy ạ .
|
con voi con |
|
|
Thường thì bên tôi sẽ ưu tiên chọn B (nếu không có sự can thiệp của mấy bố architec) cho phù hợp với facade ( 6 m đổ lại) vì nó vừa nhịp của 1 tấm tôn commerce. Và vói nhịp tầm này thì xà gồ dung I vẫn hợp lý còn nhịp lớn hơn nên xem xét dùng profil C
Còn cái kèo thì tính ra bao nhiêu ăn bấy nhiêu thui. có cách là chọn chiều dài nách cho hợp lý thui
|
tieu sao |
|
|
Ở bên tôi thì đa số dùng C hoặc Z chứ ít dùng I lắm. Nhịp 6m thì dùng C150*1.8 cũng dc rồi. Nhịp to quá 8-9m thì phải dùng Z bắt tay thôi.
Bọn tôi cũng ưu tiên làm sao để hợp khổ thép 1.5x6m nhất có thể. Vì cắt thừa thì lãng phí lắm. Làm không có lãi mất . Bạn cũng làm cho một công ty xây lắp bên đó hả?
|
Roberter |
|
|
Cũng đúng thôi dùng profil C tiếp kiệm hơn rất nhiều mà. Khổ cái nó lại chịu nén kém( vì liên kết) có được 1200dan không hệ số nên bên tôi chỉ dùng khi nhịp nó lớn thôi đỡ phải gia cố thêm chịu nén . còn công ty thì làm từ a-z luôn nhưng không xây mà chỉ lắp thôi
|
hiepsitayto |
|
|
À thế thì cũng giống cty tôi đang làm chỉ kết cấu thép rồi, mảng xây dựng phải alo cho anh khác. Nhân tiện nói về xà gồ C. Tôi thấy để vẽ đúng thì phải vẽ xà gồ quay lên (tức là nhìn cái thanh xà gồ C phải ngửa ra) nhưng thi công tôi thấy mấy thanh ngửa ra lại bị oằn, còn mấy thanh úp xuống thì lại thẳng tưng. Bạn có gặp trường hợp này bao giờ chưa?
|
thanhtruc |
|
|
Bạn tăng nhịp từ 6m lên 9m thì số khung giảm 1/2, trong khi khối lượng thép cho mỗi khung tăng ko đáng kể. Phần tăng chủ yếu tăng xà gồ, tuy nhiên, nhưng cộng lại, rõ ràng là 9m vẫn rẻ hơn, chưa kể phần cọc, móng... Nếu nhà càng cao, thì sẽ càng tiết kiệm, vì phần thép cột giảm.
Theo tới, nếu L<25m, B=6m, nếu L=25-35m-> B=7.5m, L>35m->B=9m.
|
casinomkw |
|
|
Chỉ giảm được 1/3 số khung thôi chứ ạ
|
test1212 |
|
|
Bạn nên lấy 30kg/m2, nhưng bạn có thể thay đổi tổ hợp, ví dụ, không tổ hợp hoạt tải sửa chữa mái 30kg/m2 với hoạt tải gió. (Khi có gió max thì không có nhiều người trèo lên mái để hóng gió, hehhee).
|
test1212 |
|
|
@XUAN THUY
Rất cám ơn anh đã tư vấn nhiệt tình
|
StevenKl |
|
|
Bên tôi thì vẫn đặt mấy tôi đó ngửa bụng lên trời mà chẳng thấy nó cong vênh gì hết . về chịu lực thì nó chỉ khác nhau 1 chút là khi nó chịu uốn phức tạp vì nó không đối xứng( theo cách kiểm tra của tôi ). Nhưng mà đến mức oằn thì có thể do tính toán chưa đủ hoặc có anh công nhân cao to đen hôi nào đó đè nó 1 phát thôi chứ nói thật bên tôi toàn làm ngửa hết mà chưa thấy anh nào bị oằn loằn ngoằng cả. Vì sao làm ngửa thì là vì khi làm kiên kết nó tốt hơn dễ hơn thôi
|
EfrainKl |
|
|
Tôi cũng thấy lạ (lạ là vì tôi chưa hiểu hết) là vì điển hình như cái thước đo mét, tôi kéo ra 1 đoạn và để ngửa thì nó rất cứng, nhưng để úp 1 cái là nó gập xuống, tôi nghĩ xgC cũng vậy, có điều chưa hiểu tại sao lúc lắp lên kèo thì nó lại vì oằn không phải là tính chưa đủ đâu mà là đã thử nghiệm ngay tại xưởng. cũng lắp trên 1 kèo, thanh quay lên thanh quay xuống. kết quả thì như trên tôi nói đấy
|
Arshes |
|
|
Cái ví dụ này cũng hay nhỉ mà có thể giải thích bằng cái thớ nén và kéo dẫn đến mất ổn định cục bộ thôi. Khi cái bụng nó bị nén nó được giữ bởi 2 cái cánh nên nó không bị mất ổn định. Còn khi ngủa lên giời 2 cái cánh chịu nén ko có cái gì giữ thì nó dẫn tới suy sụp và gập lại thôi. nếu đổi lại bây giờ bạn lận ngược cái thước mà thêm các điểm giữ cho các cánh thì khả năng chịu lực của nó sẽ giống như chưa lật thôi. "Bạn có thể test thử bằng cách quấn 1 sợi dây đồng xung quanh cái thước rồi lật xuống"
Bởi vậy cái thép C thường gặp sẽ có 1 chút móc xuống mục đích để giữ ổn định cái cánh khi nó chịu nén. Nên khả năng chịu lực khi lộn lên không quá khác nhau
|
profiltam |
|
|
Chào Huy, cho tôi hỏi cái này, công thức tính võng cho dầm đơn giản là 5/384*ql^4/EIx. Vậy công thức này có áp dụng được cho tính võng của khung kèo không? Khi mà khung kèo nó đã có 1 góc lệch anpha cố định trước. Và Ix trong trường hợp này là Ix của tiết diện đỉnh kèo??
Cảm ơn nhiều.
|
BrandonMr |
|
|
Cái này phụ thuộc vào kết cấu nữa.
1. Nếu góc alpha nhỏ thì bạn có thể áp dụng công thức này ( gần đúng) nhưng khi nó lớn thì 1 phần lực P chuyển thành lực dọc nên độ võng sẽ không đúng nữa theo công thức.
2. Cái kèo của bạn có Inertie thay đổi nên công thức đúng phải dùng tích phân biến đổi lại.
3. Nếu dầm đơn giản mà bạn nói có 1 gối cố định và 1 di động thì trường hợp kèo có góc alpha sẽ võng rất lớn do 1 phần lực p biến thành lực ngang kéo cái kèo nên nó sẽ võng nhiều hơn dầm ngang. Còn trong trường hợp 2 gối cố định thì ngược lại
|
profiltam |
|
|
ông huy trả lời hay quá , cho tôi hỏi cái kèo là cái gì vậy đoán là traverse (rafter). Nách là cái jarret (hauched) đúng ko
nuce52 / cho tôi hỏi công ty bạn làm độ vồng trước như vậy thì có tính toán ko nhỉ. Làm thế thì như kiểu tác dụng một lực dọc ( nguyên lý giống như dầm ứng suất trước) . Nếu như cái độ vồng lên gần bằng độ võng thì lực dọc cũng lớn đấy chứ . kiểm tra buckling ?
|
con voi con |
|
|
@giangcd1: Thú thực là công ty tôi không có công thức tính độ vồng này. Công ty tôi chế tạo dựa vào > 20 năm kinh nghiệm thì các sếp khi đi thi công lắp dựng đủ cả. thì cái độ vồng các sếp hay lấy khoảng 2/3 lần độ võng . Còn độ võng thì phải tính toán rồi.
(Ngoài lề một chút: bác học 52cd1 à?)
@huy52xf: Ban đầu tôi cũng nghĩ là cái I đấy không lấy theo 1 tiết diện được, nhưng để tính toán lại I cho công thức tính võng trong khung kèo thì có cách nào đơn giản hơn cách tích phân không? Tôi nghĩ là tích phân thì quá phức tạp mà thật sự là bây giờ tôi chả nhớ gì về tích phân nữa :-D.
Liệu có dùng được công thức trung bình như Ix= Xích ma(Ixi*li)/l không nhỉ?
|
dacbiet |
|
|
nó ko tính tích phân đâu , dùng phần mềm mô hình hết để xem độ võng . Khi bạn tính tay bạn làm sao kể đến đc chuyển vị và góc xoay tại đỉnh cột gây ra đc . thêm nữa liên kết do bulons nó thường lỏng lẻo dẫn đến một cái chuyển vị nữa . Trong phần mềm robot sau khi thiết kế liên kết cột và kèo xong nó cho nhập vào để phân tích lại chuyển vị của cột kèo nếu ko thỏa mãn thì phải xem lại tiết diện.
thêm nữa cho tôi hỏi khi mà công ty bạn tạo độ vồng trước như thế nếu đối với nhịp lớn làm dầm I ( dầm PRS) thường mảnh nó hay rơi vào class 3 hoặc 4 như vậy rất nhạy cảm với buckling ; nếu ko tính thì theo kinh nghiệm với những trường hợp này hạn chế buckling thế nào
|
noithatap |
|
|
Cái kèo ý là cái Ferme ấy hay cái traverse thì cũng thế
Cái độ võng mà bạn nuce nói ấy? Chắc là độ võng chống Defaut khi chế tạo ( theo tôi hiểu) nếu vậy thì không cần tính vào khi limit độ võng. Thông thường bên tôi chỉ làm cái đó khi lắp dầm dàn lớn vì nó có mối nối dẫn đến võng rất lớn ( lấy vồng lên =l/100, tùy vào đọ chính xác chế tạo) còn cái kèo đơn thì chẳng bao giờ làm vì nó phức tạp không cần thiết nhất là cho mấy anh vẽ( hình dung nếu độ vồng lên 1cm nhịp khoảng 20m thì góc vồng lên là 0.03° oooppp vẽ cũng sẽ bị rối loạn tiêu hóa mất ) Không biết bên bạn chế tạo độ vồng thế nào có thể chia sẻ chút không?
Cách đơn giản để tính độ vồng chính là dùng phần mềm thui chứ ngay cả cái dầm có inertie không đổi thì với cái khung cứng 2 gối cố định của bạn tính cũng khổ ấy chứ nói gì là nó varie thế kia
|
Robertgomo |
|
|
Độ vồng trước chưa chắc đã gây ứng suất như trong bêton đâu. cái này phụ thuộc vào cách làm độ vồng. Mà nếu nó có gây cũng chỉ là ứng suất ngược và nhỏ hơn ứng suất do tải trọng gây ra nên khi có tải nó sẽ cân bằng lại do vậy thì tính buckling bình thường với trường hợp không có vồng chỉ có điều là ứng suất sẽ khác thui
|
Williamon |
|
|
Tôi thấy phần mềm tính độ võng không đáng tin cậy lắm (ít nhất là đối với tiêu chuẩn VN mà tôi hay sử dụng) nên riêng với độ võng của dầm thì tôi vẫn tính tay.
|
checkerso1 |
|
|
Tính độ võng thì tiêu chuẩn nào cũng giống nhau hết bạn à. cái khác chỉ là tổ hợp tải trọng giữa các tiêu chuẩn thôi. Bạn tính tay thì tốt thôi mà đối với dầm đơn giản bậc 1, 2 tải trọng đẹp thì Ok chứ cái kèo của bạn có các lực loang ngoang thế thì tính cs được chắc cũng tốn thời gian đấy
|
phuonganh12 |
|
|
tính tay thì kiểu gì nó cũng nhỏ hơn so với phần mềm tính rùi , coi như cái liên kết giữa cột và dầm là gối ko có chuyển vị . Thực tế cái cột nó xoay một tẹo , dịch chuyển nên độ võng sẽ lớn hơn. bạn có thể xem độ võng trong sap mà sao lại ko tin cậy đc nhỉ
tính tay
-tiết diện thay đổi ?
-lực ko phân bố đều, phức tạp ?
-ko kể đến chuyển vị của liên kết
có một vấn đề nữa tôi thắc mắc ở việt nam công trình công ty bạn tính thường chỉ chú ý đến ứng suất -để ra khối lượng nhỏ như vậy độ võng thường rất lớn ko thỏa mãn . Khi đấu thầu trúng thầu vậy sau đó cơ quan nào sẽ kiểm tra thuyết minh tính toán
|
Robertbura |
|
|
Đương nhiên tôi tư vấn cho Chủ đầu tư là tiền nào của nấy, nhưng chính Chủ đầu tư họ cũng muốn thiết kế một công trình đạt 3 tiêu chí: Ngon - Bổ - Rẻ thì lấy đâu ra . Thường thì CĐT bên tôi làm toàn là CĐT tư nhân nên không có đơn vị thẩm tra, chủ đầu tư nào bỏ tiền thuê thẩm tra thì bọn tôi sẽ phải viết thêm thuyết minh kết cấu, việc đó tôi vẫn làm khi tính toán, còn việc tôi làm vẫn phải giữ uy tín cho công ty. không làm ăn quá à uôm là được.
|
sieunhangiambeo |
|
|
Không biết khi tính tay tiết diện cột Nuce lấy chiều dài tính toán như nào vậy ?
|
thanhtinh |
|
|
Với khung kiểu zamil không có dầm cầu trục thì tôi lấy Lox = 0.7L
Loy = 0.7*(L-0.5)
|
truongtiengka |
|
|
Bạn có thể giải thích cái Lox và Loy rõ hơn chút không vì lâu không đọc TCVN nên nó quên mất. Hay cho tôi cái tiêu chuẩn tôi tham khảo lại xem chút (Thanks)
Nhưng có điều nếu bạn lấy cố định 1 giá trị như vậy thì nó kô được đúng cho lắm . vì chiều dài làm viêc của cột phải phụ thuộc vào độ cứng của khung( kèo) nếu kèo càng cứng thì chiều dài tính toán của cột càng giảm. Trong trường hợp của bạn dầm này rất cứng nên chiều dài tính toán của cột giảm đi khá nhiều
|
Renatosymn |
|
|
e cũng có học qua và hiểu chút ít về ổn định nên thử trao đổi với mấy a
khi cấu kiện chịu nén thì ta xét đến ổn định của nó dựa vào độ mảnh Sr
Sr=KL/r
K hệ số phụ thuộc vào điều kiện liên kết 2 đầu ( trong tcvn là mi)
L chiều dài cấu kiện
r bán kính quán tính
các hệ số Lox Loy mà anh nói trên chính là KLx và KLy.
hệ số K phụ thuộc vào điều kiện liên kết 2 đầu của cấu kiện
trong lí thuyết thì K có các giá trị là 0.5 0.7 1 2 ngoài ra trong ASCI người ta còn xác định nó qua thực tế với các giá trị khác, nếu nhưng a muốn rõ hơn thì nên tìm phần hệ số K (phụ thuộc vào hình như là G1 G2) trong tiêu chuẩn ASCI phần tiết diện chịu nén thì phải. e có đọc qua nhưng tiếng anh tệ quá với h tìm không thấy file pdf đó nên a thông cảm
còn cái anh nói độ cứng của cột là liên quan đến bán kính quán tính r
r=(I/A)^0.5
|
duancuacuon |
|
|
Tôi có 2 trường hợp thế này cậu Chuongds có thể giúp xác định chiều dài tính toán của cột gần chính sác cho 2 trường hợp theo TCVN được không?
>
|
Enriquecem |
|
|
tcvn 338 về KCT, thì theo hình ảnh a đưa ra e xin đưa ra công thức tính,
chiều dài tính toán cấu kiện trong mp khung:
Lox=mi*L
mi là hệ số qui đổi chiều dài tính toán (tra bảng tc338 về hệ số mi)
mi phụ thuộc vào tỉ số độ cứng của liên kết xà và cột(K) cũng như điều kiện lí tưởng của liên kết đầu còn lại với móng (ngàm-khớp)
K=i xà/i cột = (J xà/ L) /(J cột/h), khi xà liên kết khớp với cột thì ta tra bảng với hệ số K=0
chiều dài tính toán cấu kiện ngoài mp khung
Loy bằng khoảng cách giữa các điểm cố định cột
máy e không có phần mềm tra thép nên e chỉ ghi công thức theo tcvn nên có gì mong mấy a thông cảm
|
thatgia |
|
|
1. Chào Huy, theo tôi biết thì chiều dài tính toán của cột gồm Lox và Loy là 2 chiều dài đo được khi cột bị uốn dọc (Lox là chiều dài khi cột bị uốn cong trong mặt phẳng yOz, Loy là chiều dài khi cột bị uốn cong trong mặt phẳng xOz). 2 giá trị này có ý nghĩa chính dùng để tính toán "bài toán Ổn định" cho cấu kiện thông qua giá trị độ mảnh lamdaX và lamdaY. Cách xác định thì Lox=nuy*L (Trong đó nuy là hệ số liên quan đến 2 liên kết đỉnh cột và chân cột...) Trong tiêu chuẩn 338:2005 hoặc 5575:2012 có nói khá kỹ là trong trường hợp nào thì nuy = bao nhiêu...
Ngoài công thức này ra thì hình như 1 số thầy ở Việt Nam còn có công thức kinh nghiệm nữa, để tôi tìm lại và trao đổi lại với Huy.
2. Trong ví dụ Huy gửi thì theo ý kiến cá nhân của tôi như thế này:
Tỷ lệ độ cứng giữa I kèo và I cột có quyết định đến liên kết ở nách khung. Tùy vào tỉ số mà coi liên kết ở nách khung là khớp hay là ngàm. Trong ví dụ của Huy thì tôi thấy tiết diện của kèo và tiết diện của cột khá giống nhau (400:360) nên tạm cho đó là nút cứng đi. Trong TCVN thì tôi thấy có trường hợp 1 đầu ngàm và 1 đầu gối di động thì có hệ số nuy = 0.7. Do đó tôi lấy hệ số tính toán này vào bài toán của tôi.
Có gì sai Huy cứ bảo tôi nhé.
|
Charlesquew |
|
|
Chưa hiểu hệ số 0.7 của nuce lắm sao lại là 0.7 thôi. Tôi không quá am hiểu TCVN vì các kí hiệu hơi khác cũng chưa có thời gian đọc. Nhưng theo EC thì
>
Nếu như vậy thì hệ số µ = 1 cũng đã lớn hơn 0.7 rồi mà
còn đây là catalogue thép hình bên châu âu. không biết việt nam có giống không nhưng nhờ bạn Chuongsds tính giúp tôi hệ số µ với. Thank y
http://www.mediafire.com/download/60...ofil%C3%A9.rar
|
noithatap |
|
|
Vừa rồi tôi xem lại trong sách KCT của thấy PgsTs Nguyễn Quang Viên thì có 1 điểm như sau:
Với cột tiết diện thay đổi thì nuyX = nuy*nuy1
Trong đó nuy là hệ số chiều dài tính toán với lk móng khớp và tính như cột có tiết diện không đổi là nuy=2*sqrt(1.38/n) với n = k/(k+1)*L/Icột*(I xà/L xà)
Nuy1 là hệ số chiều dài tính toán bổ sung (dựa vào tỉ số Imin/Imax (I chân cột/ I đỉnh cột)
tuy nhiên trong công thức tính nuy với cách tính cột có tiết diện không đổi thì có 1 đại lượng là I cột thì tôi đang không biết là lấy I cột = I min hay Imax của cột nữa
P/s @Huy: Ở #65 thì tôi đã lấy sai với bài toán của tôi. Đó là nuy của cột tiết diện không đổi, mà lẽ ra phải tính nuy của cột t/d thay đổi
|
noithatchangson |
|
|
Đây chỉ là cách tính phụ thuộc vào đặc tính hình học. Thực tế muốn tính chính xác thì phải kể tới phân bố tải trọng nữa. Tôi không rõ TCVN có viết về cái này không?
|
profilmuoisau16 |
|
|
gửi a bài tính
-kèo dốc 3.5%(e thấy a ghi rứa chứ nghĩ phải là 35%) nên L=10m
thép IPE 360 có H=360mm, Ixa=16266cm^4
-cột dài hcot=6m
thép IPE 400 có H=400mm, Icot=23128cm^4
-K=(Ixa/L)/(Icot/hcot)= 0.42
-với K=0.42 và điều kiện liên kết lí tưởng của đầu còn lại là khớp nên
tra bảng được mi= 2.8 => lox=2.8L
-còn loy=L vì do kết cấu không có cầu trục cũng như trong hình e không thấy bố trí hệ giằng
-tương tự với trường hợp còn lại của a, K=2.3 tra bảng được mi=2.15
=>lox=2.15L
=>loy=L
còn cách tính ổn định mà a nói muốn chính xác hơn phải dựa vào phân bố tải trọng nữa có phải là nén đúng tâm hay lệch tâm hok a???
|
nongdan |
|
|
Thường thì nhà công nghiệp bọn bên này nó làm với góc nghiêng nhỏ vậy đó mục đích để cái mái không nhô lên thôi .
Nén lệch tâm hay là chịu uốn nén phức tạp cũng vậy:
>
trường hợp độ cứng của khung lớn thì có thể coi nó bất định và chiều dài tính toán = l0
Ngược lại nến no chưa đủ lớn thì phải phân tích kết cấu + tải trọng để tìm được chiều dài tính toán cx nhất. Khi phân tích kết cấu như vậy bạn sẽ biết được có phải kể đến tải trọng gây bởi chuyển vị hay không ( EC gọi là second ordre).
Ps:
Trích:
còn cái anh nói độ cứng của cột là liên quan đến bán kính quán tính r
r=(I/A)^0.5
|
r bán kính quán tính là đại lượng đặc trưng cho sự phân bố vật liệu chứ không phải đặc trưng cho độ cứng nhé ( không nên hiểu nhầm cái này)
|
trytrytr tr453434 |
|
|
-cảm ơn a về kiến thức ổn định này
-cái này trong tcvn 338 cũng có a, nhưng nó không xét về chiều dài tính toán của cấu kiện mà nó xét tới hệ số philt
-khi kiểm tra ổn định của phần tử chịu nén ta có công thức
xichma=N/(phi*A) (nén đúng tâm)
xichma=N/(philt*A) (nén lệch tâm)
và philt luôn nhỏ hơn phi
|
StevenKl |
|
|
Tiện đây hỏi luôn không biết Nuce đã làm cái loại này chưa?
>
cái cột kiểu này thì chiều dài theo TCVN như nào vậy?
|
sieunhangiambeo |
|
|
Chào Huy, bài toán dàn như trên tôi chưa làm lần nào, trong tiêu chuẩn VN tôi chỉ thấy có đề cập đến chiều dài tính toán của các thanh trong dàn.
1. Trong hình trên tôi thấy Huy vẽ cột tách riêng ra khỏi dàn (cột dài 10m) nhưng tôi nhớ là khi dùng dàn là người ta muốn đưa kết cấu về bài toán chỉ chịu lực dọc (nén, kéo) đúng không? Vậy thì sao lk ở chân cột lại là khớp với móng được nhỉ?
2. Bạn có thể vẽ lại mô hình chính xác là chỗ nào dùng khớp được không? Vì nếu như hình vẽ mà thanh cánh dưới dùng khớp hết thì bỏ 2 thanh cánh dưới ở 2 đầu đi cũng được. Theo bài toán CKC thì lực dọc trong 2 thanh đó = 0 mà.
P/s: Tôi tìm được 1 bài viết này của Viện KHCNBXD VN. http://ibst.vn/DATA/admin/Tapchi2011...0Anh3.2011.pdf
|
Freddievaw |
|
|
Tất cả các thanh bụng và chéo liên kết khớp giống như dưới này:
Cái kèo này thường thấy khi người ta muốn làm plaque font
>
cái ý 1. nếu như thanh bụng dưới có không liên kết với cột thì chân cột vẫn có thể là khớp nhé. Vì trong khung phẳng nó mất ổn định nhưng sang 3D thì nó lại ổn định ( 2 hệ giằng vuông góc)
|
profilmuoibay17 |
|
|
Thế thì theo tôi trong khung này liên kết 2 đầu cột đều là khớp rồi. Như thế thì hệ số chiều dài tính toán nuy = 1.
|
thatgia |
|
|
Vậy nếu cả 2 thanh bụng đều liên kết khớp với cột thì sao?
|
quyetthang122 |
|
|
2 thanh cánh chứ bạn? Khi đó tôi có 2 cánh + 1 thanh bụng liên kết với cột theo kiểu không phải đều đồng quy hoặc song song nên ở vị trí đó coi là liên kết cứng
|
MrAn12345 |
|
|
Nhưng nếu vậy thì tính chiều dài tính toán theo TCVN thế nào vậy?
|
thanhvu |
|
|
kinh nghiệm thôi nhé:
- nhà này chưa gọi là to lắm vì nhịp cũng bthuong, bước cột lại bé.
- không biết bác dùng phần mền gì, tiêu chuẩn gì để thiết kế nên không tư vấn chính xác cho bác được. tôi thì dùng staadpro thiết kế trên đấy luôn nên chủ yếu là bác nhâp thông số đầu vào sao cho chính xác về tải trọng, về chiều dài tính toán của cấu kiện (có bác nói là thanh chống xà gồ gì gì đấy-tôi gọi là giằng cánh để giảm chiều dài tính toán cấu kiện ngoài mặt phẳng uốn)...
- có bác bàn về chân cột ngàm hay khớp thì tôi xin nói như sau : khung dạng zamil thế này thì thường dùng khớp để lợi về khối lượng khung, lợi về móng vì không có mômen chân cột nhưng đối với những nhà cao không thỏa về chuyển vị ngang đầu cột thì cũng phải dùng ngàm thôi. còn về cấu tạo ngam hay khớp thì chẳng có cái nào là tuyệt đối. khớp thì bulon nằm gọn trong bụng cột, ngàm thì có bulon ra ngoài 2 phía cánh cột để chịu mômen thế thôi.
- còn về độ vồng lên các bác nói thì tôi thường lấy độ võng của tĩnh tải thôi. khi lắp lên thì vừa đủ cân bằng vì hoạt tải nó ko thường xuyên.nếu vồng lên quá khi có gió xẽ càng vông lên.
- bạn nên tăng chiều cao bụng dầm cột lên cho lợi về độ võng, sử dụng thép cường độ cao đề lợi về khối lượng
- còn về xà gồ thì bạn cứ dùng cây Z có đoạn nôi giữa 2 cây. bạn có thể dùng phần mềm CFS để tính
- về bước cột thì mình nghĩ nếu ở VN tôi thì 7-8m là lợi rồi. 9m như bác j j đó nói thì theo tôi thì hơi to.
Đôi lời chém gió. không đúng thì các bác cũng nhẹ tay mà chém nhé!
|
AlfomzoMl |
|
|
Hi Huy, phần chiều dài tính toán cho từng loại liên kết ở trong tcvn tôi thấy không chỉ dẫn rõ ràng lắm, hôm qua tôi có hỏi một anh bạn đang học cao học thì cậu ấy trả lời là họ lấy khoảng 0.8~0.85. Tôi hỏi giáo trình viện dẫn và phương pháp tính thì cậu ấy cũng bảo chỉ có giáo trình trong cao học
|
controlledpills |
|
|
Chào bác, ý kiến của bác cũng giống ý kiến tổng hợp của các bác trên diễn đàn đã góp ý cho em, xin cảm ơn bác.
Ngoài ra, bác có kinh nghiệm gì về hệ số chiều dài tính toán để tính sự ổn định của cấu kiện cột không? Mong bác chỉ giáo>
|
MichelPurn |
|
|
Chắc bạn học thạc sỹ ấy không hiểu câu hỏi rồi. Hoặc không làm thạc sỹ về vấn đề này. Nếu bạn theo nghề thép lâu dài thì chắc chắn có lúc gặp vấn đề này còn không thì coi như nghiên cứu vấn đề mới .
Với tôi thì có thể tính như sau: Bạn tính inertie của cái dầm dàn ấy. Nếu dùng phần mềm thì bạn mô hình rồi tác dụng lực đơn vị => ra chuyển vị => inertie. Tính tay thì tính tương đối bằng cách tính inertie của 2 thanh cánh đối vói trục trung hòa của dầm ( bỏ qua các thanh đứng và xiên).
Sau đó bạn có đuọc Inertie thì tính chiều dài cột như với trường hợp cột liên kết với dầm I
|
Robertgomo |
|
|
Thank Huy, thực sự rất muốn có thêm thời gian để ngồi đọc và tìm hiểu lại tiêu chuẩn thiết kế cũng như kiến thức kct nhưng đang lụt quá không có nhiều thời gian nghiên cứu nữa . Hi vọng thời gian tới sẽ lĩnh hội được nhiều hơn để tiếp tục thảo luận với cậu ./.
Have fun
|
BrandonMr |
|