Xét Động Đất cho Nhà Công Nghiệp ? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Xét Động Đất cho Nhà Công Nghiệp ?
Chào các ACE diễn đàn
Hiện tại tôi đang rất bối rồi khi xét động đất (cũng như gió động) cho nhà công nghiệp.
Với các phuơgn pháp tự tĩnh tôi có thể tìm được lực cắt đáy, nhưng tôi không biết tôi phân các lực đó về đâu và nhập như thế nào cho ổn.
Mong các anh/chị chia sẽ kinh nghiệm cũng như tài liệu giúp tôi tháo gỡ thắc mắc này. Để tự tin hơn trong phương án thiết kế của tôi.
Chân thành cảm ơn,
Em, Ái.
Có 31 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Phần lớn các shop đều thuê kiến trúc sư thiết kế và thi công shop mỹ phẩm . Không nên mua đồ chắp vá sẽ khiến khách hàng thiếu tin tưởng!!
|
|
|
|
Đối với nhà công nghiệp nhịp lớn nên xét thêm phổ đứng gây bất lợi cho xà mái. phổ ngang gây bất lợi cho cột. khi đó nên mô hình không gian và không nên bỏ xót một thanh nào kể cả xà gồ.
|
fordthudo1 |
|
|
Hic, bác hay thật, khổ chủ đang băn khoăn chưa có hướng giải quyết về gió động cũng như về động đất cho nhà công nghiệp :
1. Tính như thế nào
2. Gán các lực động đó vào đâu cho hợp lý , vì nó không như cái Mô hình consol có các khối lượng tập trung tại các chất điểm để mà gán, >
3. Vấn đề mô hình thì không chính xác không được ý chứ, có chính xác thì mới mô tả đúng ứng xử của kết cấu được ! >
4. Theo thiển ý của tôi > :
* Với động đất : bạn Oai nên mô hình đầy đủ trong Sap, tính phổ theo TCXDVN 375, theo cả phổ đứng và phổ ngang, sau đó gán phổ đó vào chương trình cho phần mềm tự giải thui ! Lấy nội lực các cấu kiện ra mà Check thui ! Chứ tính lực động đất bằng tay rùi gán cho nhà công nghiệp thì tôi chưa thấy tiêu chuẩn nói đến
* Với gió động : Tính như tiêu chuẩn TCXDVN 2737 rùi gán dọc thân cột ! >
Thân !
|
hoibmtose005 |
|
|
Ái dùng phần mềm nào để tính vậy ? tính động nhà công nghiệp phải lập mô hình tính modal analysis biết tần số f và chu kỳ T.
Theo f và T xét xem có phải tíng gió động theo TCVN không?. Khuyên nên tính gió động theo TC ngoại quốc ổn hơn.
Cho động đất:
1) Có thể dùng quasi static, đường phổ Gia tốc theo Chu kỳ T.
Đã có chu kỳ đầu tiên, đọc được gia tốc ngang thí dụ a=0,2g. Cho gia tốc
nầy vào mô hình tính static bình thường.
2) tính phổ (Spectrum analysis), đưa đường phổ Gia tốc theo Chu kỳ T qua các điểm. Các phần mềm quen thuộc như SAP, Staadpro, Ansys ...
đều tự động tính nhiều tần số, chu kỳ, đọc các gia tốc theo đó. Cuối cùng phối hợp theo SRSS hoặc CQC.
Nên dùng PP tính phổ, với CQC. Lối tính nầy được thế giới công nhận.
2 TL nhỏ có kèm theo mail cho Ái, khi nhận được up theo mediafire lên đây cho các bạn khác.
|
controlledpills |
|
|
Chào bác umy,
Hồi trước e có tính gió tĩnh theo EC cho một số công trình nhỏ nhỏ tôi cũng tìm cách tính gió động theo nó luôn nhưng lại tìm kg có, bác có tài liệu nào chỉ cách tính này kg nói e biết với.
Tôi tính gió động thì kg tính động đất và ngược lại, e nghĩ nhà công nghiệp kh tính gió động tuy nhiên kèm theo các tại trọng lằng nhằng như tải trọng động, crane, vibration load
Theo cách tính của bác umy tải trọng động đất gán vào tâm khối lượng, nếu như nhà cao tầng thì gán được tuy nhiên nhà công nghiệp nếu e làm e sẽ tính ra lực tác dụng rồi gán lên.
Lúc trước tôi làm phương pháp phổ với cách tổ hợp SRSS, kg biết ok kg vì nhiêu sách cũng đề cập.
@ái:
tài liệu về động đất diễn đàn tôi nhiều lắm.
|
levantrai |
|
|
Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ |
Luckyman
|
|
|
Tính động đất cho nhà công nghiệp thì cũng như cho nhà dân dụng thôi mà, chỉ có hệ số cho nhà bê tông và thép khác nhau. Nếu có thiết bị nặng trên các tầng thì cũng phải tính đến.
Cái này chỉ dùng TCVN đã hướng dẫn kỹ cách tính tải phân bố lên các sàn, bạn chỉ cần đọc kỹ lại là thấy nó cũng dễ hiểu.
|
kukuca |
|
|
Bác ơi, mô hình nhà công nghiệp khác với nhà cao tầng dân dụng, nên cái khối lượng tập trung tại các mức sàn trong nhà cao tầng thì là ứng với cái gì trong nhà công nghiệp hả bác
Ý e là với nhà công nghiệp thì nó đâu còn là mô hình thanh Consol có khối lượng chất điểm gắn vào nữa ạ
Mong bác chỉ giáo !
|
checkerso1 |
|
|
1) Tính Gió động theo TCVN, căn bản trên các TL nghiên cứu của các thầy bên Nga, không thông dụng trên thế giới lắm >
Thông thường họ đưa vào Wind tunnel, thí nghiệm và mô phỏng lại bằng phần mềm ..., có rất nhiều phương pháp.
Một trong các pp đó có trong TL_1
Capacity Design déign concept for reistance to exceptional loads của Hoffmeister ĐH kỹ thuật Aachen bên Đức viết cho tác dụng Động vì nổ (blast), so sánh với Gió ( đập nhanh, trong thời gian ngắn, tương đương như gió động) và động đất, tôi đọc thấy hay.
Ngoài ra có bài tính tay mẫu TL_2: Wind-moment Design of low Rise Frames
2 files nầy tôi đã gới cho Ái, sẻ chuyễn mail đến thẳng cho bạn để xem trước.
2) Tính động đất với pp quasi static là giãn dị và thấp nhất.
Khi biết đươc Tần số f1 hoặc chu kỳ đầu tiên T1=1/f1 thì vào đường phổ gia tốc, đọc xem gia tốc a tương ứng.
Trong bài tính với mô hình 3D thông thường chỉ có gia tốc thẳng az=g,
thì bây giờ phải đặt
az=g+a-vertical, gia tốc ngang ay= + hoặc - a-horizontal.
Trong mô hình mỗi phần tử được gom lại thành mỗi masse, mô hình phức tạp thường có đến vài trăm nghìn phần tử.
Bên Etabs thường làm giãn dị hóa, gần đúng. Nó gôm tất cã các phần tử ở từng tần thành một klum-masse, cho nên nhà 10 tầng chỉ là thanh consol thẳng đứng có 10 lực cắt ngang Fj-horizontal = Sume (mj)* a-horizontal
Gặp loại nhà 1,2 tầng, hoặc kết cấu khung phức tạp hoàn toàn không còn đối xứng thì Etabs không cho kết quả đúng được >
Nên dung SAP, Staad, Ans ... ok, ghi nhiều quá đọc mau chán. Tự xem TL và làm thực hành nhiều, sẻ dần dần nhận thấy.
|
Marcunst |
|
|
Nếu nhà CN có sàn tầng là bê tông thì sao lại không gán khối lượng tập trung đc nhỉ?
Nếu là sàn thép thì cậu có làm theo phương pháp lực cắt tương đương như nhà BT được không?
|
tieu sao |
|
|
1. Nếu là vậy thì tôi vẫn làm được với các khối lượng tập trung vì mô hình tính toán không thay đổi
2. Sàn thép vẫn làm được nếu mô hình vẫn là thanh consol đơn giản có các khối lượng gắn tập trung
3. Nhưng hình như khổ chủ đang hỏi cho kết cấu thép kết cấu thép đài móng cọc nhà công nghiệp bác ơi, không phải nhà cao tầng liên hợp BTCT đâu bác ạ! >
Với nhà công nghiệp thì bác tính động đất thế nào ? lực cắt được gán vào đâu? Tôi xin học hỏi !
Thân !
|
terrydoa |
|
|
2. Bạn cần đảm bảo yêu cầu về chuyển vị của các điểm trong khung mới có thể gán khối lượng tập trung vì sàn không có độ cứng lớn như sàn bê tông.
3. Tôi đang nói về nhà thép công nghiệp đấy, lực động đất gắn vào các điểm có lực tập trung, cụ thể là các đầu cột, vị trí các dầm đỡ thiết bị. Nếu có thiết bị nặng và cao thì phải mô hình thiết bị dạng dummy member.
Về nguyên tắc tính lực động đất thì nhà CN hay nhà dân dụng đều phải giống nhau chứ. Tôi không thấy chỗ nào ở trong TC 375 nói là cách tính lực chỉ áp dụng cho nhà dân dụng, nhà BT, không áp dụng cho nhà thép và ngược lại.
|
Haroldser |
|
|
2. Điểm này e đồng ý với bác
3. Thành thật mà nói, thực ra e chưa tính động đất cho một công trình nhà công nghiệp nào nên thực sự e rất mông nung, e nghĩ là chỉ cần gán phổ vào mô hình cho chương trình giải quyết sau đó lấy nội lực ra để check and design thui !
Về dòng in đậm ở trên, nghĩa là bác thực hiện tính động đất thủ công ở ngoài, với các công cụ hỗ trợ như Excel chẳng hạn ... sau đó ra được lực động đất thì bác gán vào các vị trí như bác nói, ok ! Nếu tính được ra các lực rõ ràng thì việc bác gắn như trên e thấy là hợp lý !
Vấn đề ở chỗ, tính các lực tập trung đó như thế nào ?
Với nhà cao tầng, ta dễ dàng xác định được các khối lượng tập trung, các khối lượng này chịu dao động cưỡng bức và bắt đầu "nhún nhảy", từ đó ta tính ra các lực tác động lên nó ...
Nhưng e đang không hiểu là với nhà công nghiệp thì cái khối lượng ta dùng để tính toán đó ta xác định ra làm sao ? Phải chăng, như bác nói, ví dụ gắn lên đầu cột, thì lúc này khối lượng tính toán chính là khối lượng của cột cộng với các khối lượng của các cấu kiện liên kết với nó (trong 1 vùng diện tích được xác định dựa vào mặt bằng nhà )
Mong bác hướng dẫn giúp e với, e xin chân thành cảm ơn !
|
RobertDum |
|
|
@Vinhhp:
Không dám là cao thủ đâu bạn ạ, đó là yêu cầu mà kỹ sư kết cấu bình thường phải thực hiện.
Với lực đầu cột:
Cách 1: Tính dựa trên tải tĩnh, tải sàn, theo diện chịu tải
Cách 2: Lấy từ phản lực tương ứng từ các dầm.
Với tải thiết bị: Lấy từ nhà thầu thiết bị các thông tin cần để tính tải động đất:
- Tải trọng tĩnh
- Vị trí trọng tâm thiết bị
- Vị trí đặt chân thiết bị.
|
profilmuoisau16 |
|
|
Không a ơi, ý e là e muốn hỏi cái khối lượng tính toán dùng để tính dao động trong nhà công nghiệp cơ mà a ? A có thể nói rõ hơn chỗ này được không ạ ?
|
RaymondEr |
|
|
Chào cả nhà,
Em bận công việc nên không post bài tham gia trao đổi thường xuyên được.
Em nghĩ cách tốt nhất để giải quyết vấn đề thắc mắc (tất nhiên là vấn đề của em), Tôi sẽ mô hình một khung nhà công nghiệp có kể đến động đất , sẽ post lên nhờ các anh tiếp tục cho ý kiến và thảo luận để đúng đắn hơn.
Topic này tôi nghĩ chỉ bàn xuông e rằng không đến đích để có thể thực hành được.
Em gửi tài liệu chú Umy gửi diễn đàn.
http://www.mediafire.com/?dh5bw84qm8an2r6
@Anh Trung : Tôi biết anh làm nhiều rồi đặc biệt là mảng nhà thép này, nên có gì nhờ anh giúp đỡ,
Em đang cần tìm tài liệu tính toán khi có hai hoặc nhiều cầu trục chạy trên cùng một nhịp, không biết anh có thể giúp đỡ?
Mong các anh giúp đỡ đàn tôi trong nghề.
Chúc vui
Ái, thân.
|
dudung |
|
|
Ủng hộ bạn Ái, bạn làm cái mô hình để nhờ các anh có kinh nghiệm trên diễn đàn hướng dẫn trực tiếp trên mô hình đó sẽ hữu ích hơn !
Tôi cũng tò mò phần này quá ! >
Hy vọng học hỏi được ở các anh !
|
DanielEi |
|
|
Có lẽ bạn nên đọc lại TC 375 phương pháp lực cắt tương đương
|
traiyo1 |
|
|
Tính động đất cho nhà công nghiệp.
1. Tính toán tổng trọng lượng của nhà
2. Tính lực cắt đáy theo TCVN-375-2005,ASCE/SIE7-2005,EUROCODE 8 part 1 hay IBC2006.
3. a. Phương chịu lực chính là khung chính của nhà công nghiệp phân lực về đỉnh mái
b. Với phương yếu phân lực về các điểm giằng.
Chú ý: Vvới khung được giằng thì phải tính 100% lực phương chính + 30% lực phương yếu (IBC2006, ASCE/SIE7-05 và UBC97).
PS: Mục đích tinh toán hay thiết kế nhà cao tầng hay thấp tầng là tính toán ổn định tổng thể của kết cấu. Vậy tính toán động đất hay phân tích dao động của kết cấu đều đưa ra một mục đích cuối cùng là tìm kiếm khả năng chịu lực lớn nhất của kết cấu.
|
Edwandhext |
|
|
Vâng, a ơi, thực sự e chưa biết cách tính động đất cho nhà công nghiệp nên e muốn học hỏi mà, e Post cái hình ở dưới, a xem rùi giải thích giúp e cái khối lượng "m" với ạ, với nhà dân dụng thì ta có thể tìm được cái "m" này, nhưng với nhà công nghiệp thì cái "m" này ta xác định thế nào ạ?
E ví dụ, với nhà dân dụng có các tầng 1, 2, 3, ..., k, thì ta tính khối lượng của từng tầng là m1, m2, m3, ..., mk, sau đó thực hiện tính toán để ra được các lực F1, F2, F3, ..., Fk gán lên từng tầng tương ứng tại điểm tập trung các khối lượng đó!
Theo a hướng dẫn thì điểm đặt lực của nhà công nghiệp là ta gán lên các đầu cột (chẳng hạn), vậy theo e hiểu thì đó cũng coi như các điểm tập trung khối lượng đúng không a ? Vậy cái khối lượng "m" này hiểu như thế nào ạ? E đang phân vân 2 cách hiểu :
1. Có phải ta tính khối lượng của tất cả các cấu kiện trong diện chịu tải của cột không ạ ? rồi lấy khối lượng đó để tính toán luôn ra các lực Fi gán tương ứng lên các đầu cột đúng không a?
2. Tính tổng khối lượng cho toàn bộ công trình mức trên móng, ta sẽ tính được Fb, sau đó dùng công thức tính lực phân phối về các đầu cột đúng không ạ ? Nhưng công thức phân phối lực lên các tầng theo chiều cao với nhà dân dụng thì có nói còn phân phối lực lên đầu cột theo dọc chiều dài công trình nhà công nghiệp thì e không thấy nói đến!
Mong a giúp đỡ thằng e tối dạ này với ạ ! >
|
RobertDum |
|
|
Hic, e quên chưa Post hình ! >
|
terrydoa |
|
|
@Vinhhp:
- Cách 2 là cách hay dùng.
- Với nhà công nghiệp khung phẳng: Khung ngang sẽ chịu tải động đất theo phương ngang, tải động đất theo phương dọc nhà sẽ do hệ giằng dọc chịu. Cách tính lực động đất thì tương tự như khung ngang
|
Marcunst |
|
|
Vâng e hiểu rùi, nghĩa là tôi tính đại diện cho 1 khung ngang (tính khung phẳng), lực động đất gán lên đầu cột (chắc là chỉ gán 1 phía thui đúng không a ), như vậy khối lượng "m" ở đây chính là tổng khối lượng các cấu kiện trong 1 khung ngang đó đúng không a? Sau đó khi lên mô hình không gian thì ta gán cho tất cả các khung ngang chịu cùng 1 tải trọng ngang như nhau phải không a?
|
Renatosymn |
|
|
Kính chào các bác, các bác cho tôi xin phép lật lại topic cũ này. Trước hết đầu năm mới cho phép tôi được chúc các bác có nhiều sức khỏe, công tác tốt.
Các bác cho tôi hỏi về cách tính động đất của công trình dạng kèo thép tổ hợp tiền chế bắt bulong trên đầu cột Bê tông ạ? Loại khung này tôi đang phân vân không biết phải tính động đất cho kết cấu loại BTCT, KCT, hay liên hợp BTCT+KCT (theo TCVN 375 ạ?)
Em xin cảm ơn các bác.
|
terrydoa |
|
|
bạn mô hình hết cả beton và thép vào để lấy mass , còn độ nhớt thì có thể lấy bằng 4%
|
profillink10 |
|
|
hi bác Giangcd1
Em đã tính tải động đất cho nhà cao tầng btct thì tải trọng này tôi tính phân phối vào các tâm cứng D1 của từng sàn, nhưng khung tiền chế này tôi không biết phải gán tải động đất vào đâu nếu chạy khung phẳng? Liệu có phải chạy khung phẳng thì sẽ không tính được động đất không? Câu hỏi của tôi tương tự như của bác vinhhp ở trên. 2 năm rồi có lẽ bác ấy đã có câu trả lời
|
profil7 |
|
|
Cho nhà công nghiệp không có beton tính bằng phương pháp lực cắt tương đương , nhà đối xứng
Chạy khung phẳng thì bạn phải tính đc tần số dao động riêng của cái khung ấy bên pháp người ta có đưa ra một công thức tính gần đúng . Nếu mô hình thì bạn phải cho cái khung phẳng ấy vào 3D và đặt thêm một gối tại nách . Cái này là do các giằng mái gây ra ( roof bracing ).
cách gán tải trọng :
1. Lực động đất tại giằng hai bên tòa nhà . Gắn vào đầu cột . Lực động đất ở đây lấy với mass của toàn bộ mái + 1/2 thân. Ở đây là lực tập trung
2. Lực động đất với giằng mái . Tính lực động đất chỉ với mass của mái .Sau khi có lực tập trung có thể quy đổi thành phân bố đều để gán lên toàn bộ giằng mái . Cái này cũng có công thức
Bài toán của bạn có beton và thép . Nên mô hình không gian để có đc tần số dao động và chu kì đúng . Nên tính bằng phương pháp phổ phản ứng tạo các mode dao động
|
kiwisoda |
|
|
Cái nhà công nghiệp phải nói cụ thể nó là loại mấy nhịp, có sàn hay không? Nếu có sàn thì tính toán chẳng khác gì nhà btct. Với nhà chỉ có mái lợp bằng vật liệu nhẹ thì có thể coi tải trọng toàn bộ tập trung ở đầu cột để tính.
Đối với gió động thì 2737 đã quy định rõ là nhà công nghiệp 1 nhịp cao h> 36m và H/L=> 1.5 mới phải tính gió động. Theo tôi chỉ có các nhà đặc biệt kiểu nhà máy đóng tàu mới có những kết cấu kiểu này, khi đó phải chú ý thêm tải trọng do cầu trục (1 lớp hoặc 2 lớp) đặt ở vai cột.
Tải động đất đưa vào tâm cứng thì sai bét nhè nhé.
|
trannguyen1602 |
|
|
|
Cháu xin các tài liệu quý bác Umy đã chia sẻ, cháu sẽ cố gắng tu luyện thêm. Năm mới chúc bác nhiều sức khỏe ạ.
|
profillink10 |
|
|