Hỏi đáp / Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, gạch, đá
Cách tính toán ổn định - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cách tính toán ổn định

     he he các cao thủ thép ơi tôi có điều muốn thỉnh giáo đây, tôi đang làm đồ án thép bình thường thôi kiểm tra ổn định cho nó thì dễ rồi, nhưng có một cái cột chưa có bất kì qui tắc kiểm tra ổn định của nó đâu mà rất thông dụng, he he đó chính là cái cột của khung thép zamil đấy các bác có đề xuất gì về ổn định cho nó không chỉ giáo đàn tôi với.
Có 36 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Kiến trúc Phương Anh là công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ hàng đầu tại Hải Phòng!!
Renatosymn
Có thể sử dụng SAP2000 để kiểm tra ổn định. Tiết diện thay đổi để khai báo cho cột Zamil là non prismatic. Sau đó trong Analyse chọn Setoption, tiện chuột, check luôn vào mục include Pdelta (là kiểu phân tích phi tuyến hình học và kiểm tra ổn định của hệ thanh). Tiếp tục tăng tải trọng đến khi Sap báo lỗi structure is unstable thì tải trọng đó chính là tải trọng giới hạn. Bài toán này có cả lời giải tích, có thể tham khảo đề tài tốt nghiệp cao học khoá 2000 của trường Đại học xây dựng do thầy Cường - bộ môn thép nghiên cứu. Chúc thành công TVTAMHN
Renatosymn
RobbertooWig
Anh Tâm có đề đó không gửi cho tôi với.Chờ tin anh nhé.
RobbertooWig
GeraldKr
ko vào được mà cũng ko download được
GeraldKr
Stephenon OK đúng là như thế nhưng chưa, vấn đề quan trọng nhât la phải chia nho thanh đấy ra làm càng nhỏ càng tốt, và phải appliquer 1 lực nằm ngang rất bé. Mục đĩch của tôi là giải gần đúng phương trình ổn định bằng phương pháp numérique.
Stephenon
noithatchangson
Chào các bác!!! Hiện tôi cũng đang nghiên cứu về ổn định khung Zamil theo tiêu chuẩn Anh nhưng có nhiều vấn đề cần bàn wá. Bác nào quan tâm đến vấn đề này liên hệ ngay với tôi nhé Phương 46X2 ĐHXD 04.9151021
noithatchangson
Alegowasea Đơn giá thiết kế nhà tại Hải Phòng là 80-90k/m2 xây dựng. Với nhà diện tích quá nhỏ thì đơn giá sàn là 10 triệu.
Luckyman
Alegowasea
Chào các bạn ! Theo tôi có một số cách kiếm tra ổn định của cột thép có tiết diện thay đổi như sau. Có thể dùng bài toán trị riêng để tìm ngay được giá trị của tải trọng tới hạn và dạng mất ổn định tương ứng với các trị riêng va véc tơ riêng. Cách thứ hai là sử dụng hiệu ứng P- Delta để xác định P tới han. Trong thực tế tính toán người ta thường dùng hiêu ưng P-delta để kiểm tra ổn định luôn. Theo kinh nghiệm của tôi thì không cần phải có một lực ngang rất bé tác dụng, mặc dù rất nhiều tài liệu tính toán đều yêu cầu như vậy. Nhưng đơn giản và tiện lợi nhất là ta sử dụng các bảng tra có sẵn. Các bảng tra này có trong tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép của UK hoặc của My AISC - LRFD. Hiện nay tiêu chuẩn kết câu thép mới nhất của Mỹ 2005 sẽ ứng dụng hiệu ứng P-Delta để thiết kế trực tiếp đó gọi là phương pháp Direct Method, đây là một phương pháp tính thiết kế mới trong kết cấu thép. Nếu bạn nào quan tâm thì chúng ta có thể thảo luận về vấn đề này.
Alegowasea
BrandonMr
ĐÚng vậy, trong trường hợp thông thường SteelDesign nói cũng đúng, bởi vì khi khi chúng ta tác dụng các lực vào khung, mặc dù chỉ tác dụng theo phương trục thanh, thì chúng ta vẫn gây ra mô men (bởi vì đa phần liên kết nút khung là liên kết cứng), tức là một cách vô ý chúng ta đã gây ra một độ võng ban đầu rất nhỏ trong từng thanh. Cái tôi đề cập ở trên là cho trường hợp mang tính tổng quát, vì đối với một số khung đặc biệt khi trong hệ chỉ có lực dọc. Ví dụ như giải lại bài toán ổn định cơ bản của Euler chẳng hạn. Không có lực kích thích ngang này thì khó mà tìm được nghiệm chính xác.
BrandonMr
thuymo Có 2 phương pháp để phân tích ổn định của khung: 1-Bài toán trị riêng: (K-LD.Kp)X=0 K: ma trận độ cứng của hệ LD: Trị riêng hay tải trọng tới han X: vec tơ riêng hay chuyển vị chuẩn hóa của mỗi dạng mất ổn định Kp: Ma trận hình học (ảnh hưởng của lực dọc trong phần tử) Kp được thiết lập dựa trên lực dọc phân phối vào các phần tử. Lực dọc này được tính toán từ tải trọng đặt tại nút đã chuẩn hóa (tức là có ít nhất 1 giá trị bằng 1). Do đó, giá trị của tải trọng tới hạn hay dạng mất ổn định phụ thuộc vào hướng, hệ số tỷ lệ giữa các tải trọng đặt tại nút. Đối với bài toán Eurler chỉ có lực dọc (nén) trong thanh (hay bất kỳ một bài toán nào khác mà tải trọng đặt tại nút chỉ gây ra lực dọc trong phần tử mà không gây ra mô men dù là rất nhỏ), ma trận Kp vẫn tồn tại và hoàn toàn có thể tìm được trị riêng mà không cần bất kỳ một thành phần tải trọng ngang nào cả. 2-Bài toán P-delta phương trình cân bằng: (K-Kp)X=F K: Ma trận độ cứng X: Chuyển vị nút F: Ma trận tải trọng Kp: Ma trận lực dọc Phương trình trên được giải theo phương pháp lặp. Ban đầu lực dọc trong hệ bằng 0. Sau vòng lặp đầu tiên, xác định được lực dọc trong các phần tử. Từ đó xây dựng được ma trận kp của từng phần tử và ma trận Kp của toàn hệ. Thực hiện phép tính K-Kp để được ma trận vế trái của hệ phương trình. Phương trình này được giải bằng Cholesky. Nếu quá trình khai căn ma trận vế trái không thực hiện được do ma trận đó không phải là ma trận xác định dương thì tức là hệ mất ổn định dưới tải trọng hiện thời. Tương tự như phương pháp 1, ma trận KP được xây dựng từ lực dọc trong các phần tử. Tải trọng ngoài là bất kỳ và trong trường hợp đặc biệt tải trọng ngoài không gây ra mô men trong hệ thì vẫn xác định được tải trọng tới hạn. Thân Hiến Nghiêm
thuymo
Winmordbet
Một vài nhật xét về cách phân tích ổn định của hê khung thép theo phương pháp PTHH 1. Nếu dùng bài toán trị riêng để phân tích ổn định - Có thể xác định được nhiều dạng mất ổn định và tải trọng tới hạn tương ứng, nhưng thường tải dạng mất ổn định đầu tiên là có ý nghĩa nhất. Qua các dạng mất ổn định tìm được hoàn toàn có thể thay đổi các đặc tính của hệ (như thêm các thanh giằng, thêm các liên kết, hoặc sự phân phối tải trọng tác dụng lên hệ...) để được dạng mất ổn định theo yêu cầu. - Từ tải trọng tới hạn tìm được xác định được hệ số chiều dài tính toán (effective lengh factor), và kết quả tìm được thường sát với kết quả tính bằng phương pháp giải tích thông thường. Với việc xác định hệ số chiều dài tính toán theo phương pháp trị riêng đã xét được sự làm việc của cả hệ kết cấu. 2. Bài toán P-Delta Phương pháp nay cho phép kiểm tra ổn định của hệ ngay từ khi xác định nội lực và chuyển vị của hệ kết cấu. Cách phân tích này đang được sử dụng phổ biến. Nhận xét chung Nếu sự dụng phương pháp PTHH để phân tích ổn đinh có một số ưu điểm sau Kiểm tra được ổn định của khung thép có hình dáng bất kỳ như: khung có xà ngang, cột tiết diện thay đổi theo dạng hình nên, khung có xà ngang gẫy khúc, khung có các cột xiên và thanh giằng chéo, khung có các gối tựa đàn hồi, và tải trọng tác dụng bất kỳ. - Kiếm tra ổn định của hệ khung cho các trường hợp tải trọng có thể xuất hiện trên hệ, tìm ra tổ hợp tải trọng bất lợi nhất đối với ổn định của hệ. Kiểm tra ổn định của hệ khung thép, hệ thanh chống dàn giáo trong quá trình thi công. - Với phương pháp PTHH việc xác định lực tới hạn của từng phần tử và hệ chính xác hơn, có sự tương đồng giữa tải tới hạn của từng phần tử và tải tới hạn của hệ, hay nói cách khác dạng mất ổn định của các phần tử phù hợp với dạng mất ổn định của hệ, và dễ tự động hóa khi lập chương trình tính. Nếu bạn nào quan tâm về bài toán ổn định giải bằng PTHH có thể đọc quyển: Concepts and application of finite elemen analysis của Cook R. D & Malkus D. S & Plesha M. E
Winmordbet
thanhthanh
thanhthanh
SpencerJalf Hi all, Nếu t@l nhớ không nhầm thì thường các chương trình tính sử dụng 2 phương pháp để tính ổn định (tìm lực tới hạn và mode biến dạng) : hoặc là bài toán trị riêng hoặc là phân tích phi tuyến. Các í kến dưới đây chỉ dùng để sử dụng các phần mềm, bác nào tính tay, sử dụng các ma trân cơ bản như bác Hiếu Nghiêm thi tôi chịu ! Bàn toán trị riêng thì cơ bản rồi, tương tự như bài toàn euler vậy, ai học sức bền chắc đều biết cả. Tuy nhiên, theo t@l, nếu đã dùng các phàn mềm tính toán PTHH mà dùng phương pháp này thì không tận dụng được hết khả năng của chương trình. Thứ nhất là phương pháp này xem kết cấu là tuyến tính đàn hồi lý tưởng (ideal linear elastic structure), thứ hai là rất khó áp dụng cho các kết cấu có hình dạng đặc biệt hoặc thay đổi (như thay đổi tiết diện chẳng hạn), bởi thế với các kết cấu thực tế, phương pháp này không cho kết quả tin tưởng lắm. Phương pháp thứ 2 là phân tích phi tuyến, cụ thể là ta cứ tác dụng lực tăng dần đến lúc nào với một giá trị tăng lực nhỏ, nhưng thu được biến dạng lớn khác thường (bài toán không hội tụ) , giá trí lực lúc đấy chính là lực tới hạn cần tìm. Nếu tính bằng máy, ví dụ dùng Ansys, các bác có thể theo giỏi quá trình tính, thởi điểm mất ổn định rất dẽ nhận biết. Ưu thế của phương pháp này là kể được biến dạng lớn, vật liệu phi tuyến, các dạng hình học đặc biệt và thay đổi , nhờ thế mà kết quả tính toán chính xác hơn (so với trị riêng). Tuy nhiên, trong một số trường hợp kết cấu chịu lực trong "mặt phẳng lí tưởng", ví dụ như trường hợp Chapms nói, bài toán euler cơ bản, chỉ có lực nén P dọc trục, các bác cứ tác dụng lực thoải mái, từ lúc đàn hồi, đến chảy dẻo, tôi nghĩ vẫn khó mà tìm ra được điểm mất ổn định bởi vì không hề có một tí biến dạng nào ngoài mặt phẳng để bắt đầu gây mất ổn định cả. Bởi thế, trong những trường hợp như vậy, cần thiết phải tác dụng thêm một lực nhỏ nằm ngang để gây ra một biến dạng nhỏ ngoài mặt phẳng lực tác dụng chính. Có như thế, khi tăng lực đến giá trị tới hạn, kết cấu nó mới "oằn" đi trông thấy, lúc đấy mới tìm được lực tới hạn. t@l không biết ý của Champs tác dụng thêm một lực nằm ngang có phải để làm thế không ? Nếu không phải, chắc phải giải thích thêm thì bác Hiếu Nghiêm mới yên tâm được. thân t@l
SpencerJalf
Winmordbet - Theo tôi được biết hiện nay tính toán ổn định theo phương pháp PTHH được dùng chủ yếu theo 2 cách của thành viên Hiến Nghiêm đã trình bầy. Đương nhiên khi sử dụng phương pháp P-Delta để tính toán ổn định thì thời gian tính toán phải tăng lên vì phải giải lặp bài toán phi tuyến hình học. - Một số phần mền tiểu biểu của PTHH như ANSYS, STRAND 7, SAP 2000; ABACUS; GT STRUDL..., đều tính toán ổn định hoặc theo P-Delta hoặc theo bài toán trị riêng hoặc cả hai. Vậy bạn Champs biết có phần mềm khác nào ở nước ngoài có cách giải hay hơn (ngoài hai cách bác Hiến Nghiêm trình bầy) và có trò gì "Người lớn hơn" giới thiệu cho anh tôi trong diễn đàn để anh tôi còn học hỏi ??? - Riêng đối với STAAD III các phiên bản cách đây khoảng 2 năm, thì khi phân tích P-Delta, tăng tải lên rất lớn, chương trình vẫn tính toán bình thường không hề báo mất ổn định. Các Version mới hơn thì tôi chưa có dịp làm sử dụng nên không biết có thay đổi gì không. - Theo kinh nghiệm tính toán của tôi nếu cùng một kết cấu khung nếu tính theo ba cách: bài toán trị riêng, bài toán P-Delta, và phương pháp chuyển vị hay phương pháp lực (phương pháp này được trình bầy tương đối kỹ trong sách ổn định và động lực học của thầy Lều Thọ Trình), cho kết quả tính gần sát nhau sai số nhỏ thường nhỏ hơn 0.5%. - Riêng về phương pháp lực và chuyển vị đều thấy không cần phải tác dụng thêm một lực ngang (phương pháp giải cổ điển, sử dụng các hàm siêu việt, tính định thức, cái này chắc ai đã học DHXD đều biết).
Winmordbet
trangyu lan Tôi gửi cho bạn 1 ví dụ tính toán tải trọng tới hạn của khung trong giai đoạn đàn hồi chạy bằng Sap2000 theo hai cách. Lý thuyết để giải bài toán này theo PTHH như tôi đã viết trong bài gửi trước. Với Sap2000 7.42: phân tích Pdelta được tải trọng tới hạn ~ 3140 T Với Sap2000 8.2.3: Phân tích buckling được tải trọng tới hạn ~ 3525 T Với Sap2000 9.0.3: Phân tích buckling được tải trọng tới hạn ~ 3140 T Theo [1] Pcr=3165.5 T. (Lực ngang bé tí bằng 0) Còn tính toán tải trọng tới hạn có kể đến phi tuyến hình học và ngoài đàn hồi (phi tuyến vật liệu) thì bạn nhờ anh T@L giúp nhé. [1] Zenon Waszcvzyszyn, Czeslaw Cichon, Maria Radwanska. Stability of Structures by Finite Element Methods. Institute of computer Methods in Civil Engineering, Cracow University of Technology Cracow, Poland. Elsevier 1994.
trangyu lan
AlfomzoMl
trên tạp chí xây dựng có bài viết của thầy Đoàn Định Kiến về vấn đề kiểm tra ổn định của cột dạng Zamil và thầy cũng có đưa vào bảng tra các hệ số để kiểm tra ổn địnhbạn có thể tham khảo.(tôi nhớ không rõ lắm hình như là số tháng 12/2001).
AlfomzoMl
kukuca
To SteelDesign: Mấy bác cứ nhè câu chữ (người lớn, trẻ con) người ta ra mà bắt bẻ rồi choảng thế thì mất hòa khí quá. Thưa các bạn, tôi muốn tranh luận một cách nghiêm túc chứ không muốn hạ thấp ai cả. Các bác khác Còn bác Hieunghiem, tôi xin lỗi bác là tôi không có SAP ở đây nên không biết cái khung của bác hình dạng thể nào. Như tôi đã nói ở trên, tôi nghĩ là trong khung của bác chắc chắn là có mô men. Giả dụ xét 1 khung công nghiệp 1 tầng 1 nhịp chẳng hạn. Bác tác dụng 1 lực F1 lên đầu cột này, lực F2 lên đầu cột kia, (theo lý thuyết bỏ qua ảnh hưởng của lực dọc lên chuyển vị của thanh như trong cách tính CHKC vẫn dạy ở nhà trường thì đơn thuần trong hệ chỉ có 2 cột chịu lực dọc, trong hệ không có mômen) nhưng SAP và các Software khác nói chung thì nó không bỏ qua ảnh hưởng này và như thế thì 2 cột lún không đều nhau thì ở xà ngang xuất hiện mô men ở 2 đầu, mô men trên xà se phân bố vào cột và cột sẽ có mô men (khá nhỏ), và như thế thì trong cột sẽ có độ võng, thành ra Pdelta lúc nầy hoạt động rất tốt (cho nên tôi mới nói la SteelDesign nói không sai khi áp dụng vào khung thông thương nói chung mà không cần lực tác động ngang)
kukuca
greent
To Steel: Chính là ý tôi bảo mấy cái chương trình ấy đấy, thế bác không thấy la SAP so với mấy cái ABAQUS, ANSYS,... chỉ là đồ trẻ con hay sao. To T@l: Đúng đấy, ý của tôi là như vậy. Còn thuật toán Pdelta của SAP tôi có đọc mà, nó chỉ tính dựa trên độ võng sẵn có lấy từ lần phân tích nội lực đầu tiên chư hình như nó không tính như kiểu của bác đâu. Còn như bác Hieu nghiem nói nếu thằng SAP Version mới có module chuyên tính về Buckling thì khỏi phải nói, càng đỡ phải làm mấy cái thủ thuật kia, coi như mấy bài trên của tôi không nói gì cả.
greent
anhtuannguyen0904
Trong cái sử dụng Pdelta của SAP để tim lực tới hạn, tôi thấy muốn đạt giá trị chính xác của lực tới hạn, nên chia nhỏ từng phần tử thanh ra lam 3 hoặc 4 đoạn vì SAP luôn giả thiết là profile biến dạng giữa 2 nút thanh là hàm bậc 2 parabol (trong khi ta biết rằng profile mất ổn định bài toán Euler là ham sin)
anhtuannguyen0904
Robertplus
Cho tôi hỏi SteelDesign có phải la Việt anh không? Còn nếu không phải thì bỏ qua nhé.
Robertplus
MichaelKl
Anh Champs không hiểu tôi và bây giờ tôi mới hiểu anh Champs. Chúng ta đang hướng dẫn chú tôi ducxd làm bài toán ổn định. Còn anh thi nói đến bài toán Pdelta. Đúng, nếu bài toán Pdelta mà không có mô men, không có độ võng thì chả có ý nghĩa gì cả. Nhưng ý tôi nói đến Pdelta ở đây là lợi dụng phân tích Pdelta để tìm tải trọng tới hạn như tôi đã giải thích trong bài viết đầu tiên ở phần này. Khi đó không cần độ võng hay mô men gì cả cũng có thể tìm được tải trọng tới hạn(cái khung mà tôi post lên là khung 1 tầng 1 nhịp chịu 2 tải trọng thẳng đứng bằng nhau tại 2 đỉnh cột, vật liệu và đặc trưng hình học của cột và dầm là như nhau) Có lẽ chuyển đề tài thôi. Nếu mọi người ai có ví dụ tính toán hoặc tài liệu tham khảo về mất ổn định của khung hoặc của tấm mà ngoài giới hạn đàn hồi thì post lên nhé.
MichaelKl
StevenKl Ok, Có thể chúng ta không hiểu ý nhau, vậy tiếp tục tranh luận vì khoa học nhé. Đương nhiên chúng ta vào đây là tranh luận một cách hết sức nghiêm túc và mong học hỏi được những kiến thức mới rồi. Tôi có một câu hỏi: với cách phân tích của bạn ở trên liệu ta giải thích như thế nào cho trường hợp lực F1 = F2 nhỉ?.
StevenKl
hoangphunhan
Dù sao đi nữa, cái mục này viết khá hay,tranh luận hấp dẫn. Tiếp tục đi chứ các bác. Kiểm tra ổn định cái khung đi chứ nói gì lòng vòng, làm bài toán khung kèo tiền chế giả sử nhịp 70m, tiết diện tùy chọn đi.
hoangphunhan
Freddievaw
các bác cho hỏi về cách thành lập ma trận độ cừng trong phân tích ổn định giúp tôi với
Freddievaw
Arthumters Món nầy cao lắm, cậu khoagtvt3 muốn tự viết trình làm phần mềm ?, hay làm luận văn TS, Th S ? hay để làm gì ? Trình độ học vấn của tôi đến đâu rồi ? ( Trường nào, Thầy là ai ?) Trả lời các câu hỏi và cho cái mail lên đây, tôi xét và cho thử cho vài TL xem có dùng được không ! >
Arthumters
AlbertgeK Chào bác Umy , cháu đang định tìm hiểu cho luận văn thạc sĩ, cháu định lập trình phần mềm tính. Tài liệu hiện nay ít quá nhờ bác Umy tư vấn giúp.> Mail của cháu là nguyenhuongdangkhoa6* (P/s : cháu trả lời các câu hỏi kia trong mail luôn )
AlbertgeK
michaelyork
@khoagtvt3 I) cac member hiennghiem, phuho, steeldesign tham gia trong đây đều là thầy, làm TS ở ngoại quốc cả. Nên đặt vấn đề hỏi chung. Bổ ích hơn. Tôi không giỏi tiếng Việt và cũng chỉ hướng dẩn đám KS ngoại lâu năm trong kỹ nghệ, không dạy trong ĐH, Cho các cậu SV, KS VN trẻ gà chưa vững, hay được trêu trách ! Đừng tự ái. > Ráng chịu đựng để học thêm. II) Giãng sơ tổng quát về Ổn Định (Stability, Buckling) A- Tổng thể như Cầu treo, nhà cao tầng ... B- Cục bộ: Thanh (Beam, Column), Plate, Shell, dây cable treo cầu, textil Membran ... Tôi tam ghi cho biết 3 phương pháp thông dụng: 1- linear eigenwerte buckling với Buckling factor -> lý thuyết Euler ! Có ma trận cứng và vec tơ lưc, với lý thyết mất ổn định khi chuyễn vị lớn đến vô tân !!! ra nhiều lời giải => hay bị nhầm lẩn với Eigenwert factor ! 2- p- Delta -> chịu tác dụng nén và môment, bài tính lập lại nhiều lần với độ tăng thêm mô men 3- arc leng > trong các phần mềm ansys, abaqus có dùng đến. Phần nonlinear Buckling khoan bàn đến. Trình độ lập trình Cậu biết cái gì rôi ??(Matlab, Fortran, Basic, C++...)? Phải trả lời, trong đây ! Nếu làm được phần 1- và hiểu sơ tổng quát, là tạm đủ cho LV th S rồi ! TL tiếng Anh (có thể thêm tiếng Pháp, Đức !). Nếu xin TL tiếng Việt thì tìm thầy khác, tôi không giúp được. _________________________________ Tôi đã gởi 4 TL theo mail. Xem góp ý cho từng bài, đưa lên Topic. Sẻ xét tiếp có thể đi thêm hay không. >
michaelyork
Happyspringla2007 Cám ơn vì sự nhiệt tình của bác @Umy và xin tham khảo ý kiến của các member @hiennghiem phuho steeldesign nữa 1) Tôi đang định phân tích ổn định linear bằng phương pháp trị riêng eigenvalue cho kết cấu dầm. Như vậy sẽ sử dụng lý thuyết Euler? Tôi có các tài liệu về lý thuyết của Tymoshenki và Vlasov, cho tôi hỏi sẽ sử dụng thế nào? 2) Trình độ lập trình thì tôi dự định sử dụng Matlab. Nhưng vẫn còn đang chập chững. 3) Tôi có khả năng sử dụng tài liệu tiếng Anh. 4) Mong các bác giới thiệu về ma trận độ cứng hình học (geometric matrix) và cách để xây dựng. (P/s: Tôi đã nhận được tài liệu trong mail , tôi sẽ xem nhanh và phản hồi lại nhanh nhất có thể ).
Happyspringla2007
RobertDum
Nhờ bác umy thẩm định giúp tài liệu P-delta này giúp cháu với > http://media.wix.com/ugd/dd7f47_3708...66ce694f62.pdf cái giải thích P delta lớn-nhỏ cháu thắc mắc mấy ngày ni, mà bữa ni có tài liệu ni mới săn được, mong nhận được góp ý của bác ạ
RobertDum
trannguyen1602 link media.wix, tôi không vào được ! > Gởi lại TL qua mail hoặc media fire !
trannguyen1602
checkerso1
dạ cháu úp lên đây bác >
checkerso1
thanhvu Xem Figure. 5 dầm consol 2D giải thích cả ! 1. Chịu lực ngang H, sẻ cho chuyễn vị bật 1: D1 = f1*M1/(EJ) ; M1 = H*h Mô men sẻ tăng lên DM= P*D1 , như vậy Mj = M1+DM, chuyễn vị lại tăng lên Dj = fj*Mj / (EJ) . Cứ như thế bài tính sẻ được lập lại nhiều lần vì chuyễn vị tăng thì mô men càng tăng lên ... Cho đến khi nào phần chuyễn vị tăng lên còn quá ít (1%), thì bài toán được gọi là hội tụ, được dừng tính lại . Khi ấy được gọi là M2 = M1+P*(D1+Dj2+Dj3+....) được gọi là: Theorie hight Order : p-Delta, Tính tay giãn dị 2D chỉ xét mỗi độ cứng EJ của mô men uốn (bending) 2. Khó tính khi mô hình không gian 3-D, chịu ma trận độ cứng của 6 bật tự do. Với lý thuyết chuyễn vị lớn (Theo Timosenko như cần câu uốn cong hoặc) Rất khó khăn để đạt được hội tụ. Vì sau mỗi bướt tính phải kiễm lại điều kiện cân bằng của lực, và giới hạn hội tụ 1%, điều kiện vật liệu co dãn có bị chảy dẻo chưa ... Mãi đến khoãng năm 1980 phần mềm mới có đủ khả năng tính numeric được ! > Trong D đ nhà tôi, có lẻ anh hiennghiem (làm TS bên Mỹ về lập trình cho phần mềm) là chuyên môn giỏi, nắm rỏ lý thuyết về vấn đề nầy.! Tôi cũng chỉ áp dụng, chư không đi sâu vào lý thuyết.> OK, tạm hiểu rồi chứ ! p-Delta chỉ tác dụng ở công trình có độ mãnh to, khi chuyễn vị ngang. Tác dụng lực nén lớn làm tăng Mô men rất nhiều, khi tính lập lại nhiều lần sẻ xác định được kết quả thực tế ! Có công dụng tợ như công trình mãnh, bất ngờ mất ổn định bị uốn cong đi. Chuyễn vị ngang x lực nén tạo ra mô men uôn gẫy colum.
thanhvu
tieu sao thưa bác, trong tài liệu trên có 2 hệ số delta (delta nhỏ, delta lớn) 1a) theo cháu tìm hiểu thì các công thức bác nêu ra ở bài giảng trên là delta lớn 1b) còn delta nhỏ thì dùng để tính ổn định cục bộ cho member? 2) giả sử như chuyển vị tại đỉnh cột vẫn chưa hội tụ, mà cấu kiện ngàm tại đáy hệ kết cấu, thì khi sẽ hệ sập phải không ạ > không biết hiểu như vậy có đúng không ạ? >
tieu sao
StevenKl delta nhỏ hiện tại chỉ có giá trị lịch sử ! > Khoãng năm 1920 ở Âu châu, Ngành XD đã có lối tính lập lại bằng tay, dùng với thướt kéo tính được 3 con số. (Thầy NGOC_IBST, Thầy nguyenviettrung biết cây thướt kéo nầy, đám hậu bối dưới U50 chẵng cần biết làm gì ! cho nặng óc >) Với điều kiện góc nhỏ đến 7° thì sin7°= gần như tang 7°= gần như góc 7*Pi/180. Như thế thì khi tính chuyễn vị Delta nhỏ nằm ở giới hạn gần đúng Xem cái Figure 5, thanh dầm consol uốn ngang mà không bị quằn xuống như cần câu .
StevenKl
Stephenon
Không biết ý bác nói đến thước logarithm?
Stephenon
profil7
Gởi kèm mail, Nhờ bạn chuongsds up một LV tính ổn định cho cột, dầm nhà công nghệ có mặt cắt thay đổi (varỉable section) với phương pháp Newmark 1-Variable_Section_Buckling.PDF
profil7
hyutars tài liệu bác UMY gửi diễn dàn http://www.mediafire.com/view/5byi11...n_Buckling.PDF cháu cảm ơn bác.
hyutars

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       tính toán,cải tạo nhà xưởng kết cấu thép    (có 20 câu trả lời)
       Cột thép công trình cải tạo    (có 12 câu trả lời)
       Thiết Kế Cột Vát ( Nhà Thép Tiền Chế )    (có 18 câu trả lời)
       Độ võng vì kèo và xà gồ mái kính    (có 13 câu trả lời)
       kiểm tra dầm thép bị khoét lỗ    (có 23 câu trả lời)
       Đồ án thép?    (có 52 câu trả lời)
       Tiết diện cầu trục 5T và dầm chạy cầu trục    (có 9 câu trả lời)
       Lựa chọn thép ống cho thiết kế dàn vòm 2D    (có 11 câu trả lời)
       Tối ưu dàn thép trong sap v14?    (có 23 câu trả lời)
       Cách tính toán toán chiều dài neo bulông trong móng?    (có 23 câu trả lời)
       Mong được sự tư vấn.    (có 15 câu trả lời)
       Khung Zamil nhịp 64m?    (có 14 câu trả lời)
       Bản vẽ thiết kế mái vòm thép nhà thi đấu    (có 11 câu trả lời)
       Đồ án kết cấu thép 2 - Khung Zamil?    (có 207 câu trả lời)
       Vách cứng hay tiết diện cột???    (có 25 câu trả lời)
       Giúp đỡ đồ án bê tông cốt thép2    (có 12 câu trả lời)
       khung phẳng cho sàn ƯLT??    (có 105 câu trả lời)
       Xây tường trên sàn! help    (có 6 câu trả lời)
       vết nứt xuất hiện từ đâu    (có 8 câu trả lời)
       Khả năng phân phối lại nội lực của bêtong cốt thép    (có 9 câu trả lời)
       bố trí lõi cứng cho khánh sạn cao tầng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi dầm cao    (có 8 câu trả lời)
       Khả năng chịu tải của tường    (có 8 câu trả lời)
       Tài liệu và ý kiến tính hồ nước mái?    (có 29 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo về phương pháp khung tương đương !    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi kinh nghiệm về thiết kế tường gạch 110, cao 3,6m    (có 6 câu trả lời)
       Nhà 10 tầng làm mái tôn    (có 14 câu trả lời)
       Khi chay nội lực Etabs báo là unable to complete operation.....    (có 14 câu trả lời)
       Cách tính toán toán bản thành bể nước mái?    (có 7 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ hỏi về cách tính cột bê tông cốt thép?    (có 27 câu trả lời)
       Cách tính toán toán cột bê tông cốt thép ?    (có 24 câu trả lời)
       Cấy Cột Lên Sàn !!!    (có 17 câu trả lời)
       Thép cột trên lớn hơn thép cột dưới?    (có 74 câu trả lời)
       Cốt đai cho thép gia cường của dầm?    (có 25 câu trả lời)
       móng cho tháp nước    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính toán vách theo UBC 97 zone 2    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi khung chịu lực ?    (có 9 câu trả lời)
       Ứng suất tiếp max dầm chữ T?    (có 12 câu trả lời)
       Nhờ mọi người chọn sơ bộ cấu kiện nhà dân!    (có 13 câu trả lời)
       Tài liệu về thiết kế thi công 3D panel!    (có 17 câu trả lời)
       Có được trộn bê tông khác Mác với nhau không?    (có 12 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ giúp đỡ cách chọn tiết diện cột bằng thép hộp.    (có 13 câu trả lời)
       Giúp em về bản vẽ thi công...    (có 13 câu trả lời)
       Hệ số khí động nhà thép có cửa trời    (có 8 câu trả lời)
       Nhà thép CN 1 tầng, 3 nhịp ?    (có 9 câu trả lời)
       giúp em ký hiệu bản vẽ thép móng    (có 16 câu trả lời)
       Quan điểm tính toán nhà thép    (có 35 câu trả lời)
       Kết cấu thép nhịp lớn có khoét lỗ rỗng?    (có 22 câu trả lời)
       Vật liệu cho kêt cấu thép nhà cao tầng    (có 9 câu trả lời)
       So sánh tiết diện nào tốt hơn cho thanh dầm    (có 22 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top