Kết cấu nhà Zamil? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Kết cấu nhà Zamil?
Các bác ơi, tính nhà Zamil như thế nào đó tôi tính được nội lực rồi mà không tính được ổn đinh.
Em thấy trên ftp có file nhưng down mãi chả dùng được gì cả, Chán chết
Có 590 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
|
|
|
Kiếm 1 ai đó làm ở zamil mà mượn cuốn sách design manual va cuốn MBMA (k biết viết từ này có đúng không > ) cái này không nói trong 1 bài viết được đâu
|
Arthumters |
|
|
Có một cuốn khung Zamil nhưng viết bằng tiếng anh...không biết có phải mấy cuốn mọi người bảo load trên mạng xuống không.
|
StevenKl |
|
|
Tui không load về được bác có thì gửi lên tui tham khảo với!Cám ơn nhiều
|
KennethOt |
|
|
Lâu lắm rồi tôi mới viếts bài tôi đọc cái cuốn sách đó rồi nhưng có thấy nó hướng dẫn tôi tính đâu
|
muadem116 |
|
|
Phần mềm KIW của CIC cần phát triển nhiều hơn nữa để tối ưu tiết diện...
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx. |
Luckyman
|
|
|
Tui rất quan tâm đến forum này, hi vọng hợp tác với mọi người
|
mucangchai |
|
|
Tui mới biết thêm 1 phần mềm tính kết cấu nhà thép tiền chế rất nhanh. Đó là Prokon, hiện nay có bản demo trên mạng www.prokon.com và tui đang tìm hiểu thêm về phần mềm này, có bác nào biết mong chỉ giáo. Còn nữa và các tiêu chuẩn mà prokon áp dụng
|
JacimtoCogy |
|
|
Minh co mot sheet thuyet minh nay gui tang ban
nhung minh khong biet lam the nao dua len mang
nho ban chi gium
minh rat kem ve internet
|
Robertplus |
|
|
Chào các bác, tôi thấy tôi phải biết cách tính đã rồi mới sử dụng phần mềm chứ. Hiệnj tại tôi chưa biết tính ổn định như thế nào cả các bác chỉ cho tôi cái
|
muaxanh |
|
|
dung password >mxd12345 ko duoc
|
Philipboxy |
|
|
TCVN hiên chưa quy đinh phương pháp tính kết cấu này. Bạn có thể tham khảo tiêu chuẩn Anh BS
|
GordonEt |
|
|
Nho cac bac cho y kien
Minh nhan thiet ke va lap dung nha xuong kieu Zamil 60mx18m:buoc cot 6m ;cot I 200*420*8 cao 6m,dam I 420*180*6 doan noi dam I 180; chieu cao mai 3m trong do cua troi 1m; xa go C 120 cach deu 1m; khung bia cot I 150 (4cot) dam I 150; mai lop tole mau. xay cao tu mat nen 1m; xung quanh phu tole mau, khong co giang cot...
anh tôi chi giao theo huong giam gia thanh(chu dau tu it von)
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Nho anh tôi chi giao!!!
Minh nhan nha xuong dang Zamil ( khong co cau truc)- mat bang 60m*18m-cao 9m trong do cua mai 1m , chieu cao mai 2m- buoc cot 6m-Khung chinh: Cot I 200*420*8, dam I 420*150*8, noi dam I 150- khung bia: cot I 150 (4 cot) dam I 150 - Xa go C 100*50*20*2 cach deu 1m- cac mat xung quanh: xay cao len 1m , gan cua lat 4m*2m, dai xung quanh C 120 de bat tole ma mau , tam nhua lay sang , mai lop tole mau , khong giang cot...anh tôi nhan xet theo huong giam gia thanh thanks!
lưu y: gop y hay, ung dung ngay...co thuong den tan tay
|
Bernardmt |
|
|
giuùp minh voi anh tôi oi!!!
|
hoahuongduong |
|
|
Các bác ơi, tính nhà Zamil như thế nào đó tôi tính được nội lực rồi mà không tính được ổn đinh.
Em thấy trên ftp có file nhưng down mãi chả dùng được gì cả, Chán chết
Theo tôi đâu tiên bạn cần xác định là thiết kế theo tiêu chuẩn nào đã. Nêu thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam bạn phải dùng Sap 2000 để kiểm tra ổn định bằng cách sử dụng phần tử cột cột có tiết diên thay đổi (vì tiêu chuẩn Việt Nam không có công thức kiểm tra cho cột tiết diện thay đổi). Nêu thiết kế theo AISC hoac UK thì đi kiêm tiêu chuẩn (AISC va UK) trong đó có bảng tra để kiếm tra ốn định của cột có tiết diện thay đổi. Đến viện nghiên cứu kiến trúc Phòng tiêu chuẩn ở tấng 3 là bạn có tiêu chuẩn.
|
mtv_0201 |
|
|
Bạn hãy vẽ sơ đồ một mặt cắt đứng để cho xem cấu trúc. Ngoài ra tôi thấy bạn dùng các profile lạ, vậy hãy cho các trị giá của I, I/v. Thí dụ dầm của bạn là I 420*150*8 là gì?
Bạn cũng cần nói rõ là có mái hay không? Tĩnh tải, hoạt tải trên máy, trên vách ra sao? Post phép toán của bạn lên.
Với kết cấu thép kết cấu thép đài móng cọc, ứng suất chỉ là một chuyện, ngoài ra còn tổ hợp các ứng suất nữa (dùng vòng tròn Morh, và các tiêu chuẩn thích hợp), còn vân đề ổn định (stability) thì tuỳ theo độ mãnh mà đặt dây chéo (diagonales)...
Yêu tố kinh-tế của bạn là sao? Dùng profile nguyên, cắt ra, ráp lại bằng môi hàn, hay làm dầm có chiều cao biến đổi? (cái sau này tốn tiền hàn nhiêu, phải có giàn máy hàn tự động mới dám chơi)
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Không biết bạn tính toán như thế nào, nhưng có một số vân đề cần quan tâm :
1- Nhà khung kiểu Zamil luôn phải có hệ giằng kè, cột để đảm bảo ổn dịnh
2- Xà gồ bạn dùng C100x50x2 cách khoảng 1m không đảm bảo về độ võng
3- Bề rộng bản cánh cột, kèo nên cắt theo chiều rộng tối ưu
|
Roberter |
|
|
cảm ơn các ban
|
ao anh xa |
|
|
cam on anh em!!! minh muon post bản ve lên mà không được
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Nhờ các bác xem và chỉ giáo nhà tôi kinh nghiệm và cả việc tính toán còn yếu
cảm ơn đại gia đình ketcau.com!
|
trangyu lan |
|
|
Tôi có vài quan điểm như sau :
1) Mặt bằng mái : nên tạo khe nhiệt ở trục 6, bỏ những hệ thống dây chằng giữa các trục 4-5 và 7-8 vì nó không có tác dụng gì cả.
2) Kèo : cần thêm gousset, và dùng bù-lon HR (haute résistance = sức chịu cao). Ngoài ra kèo đủ sức chịu hay không thì phải còn tùy vào phép tính (mômen, T,...)
|
Alegowasea |
|
|
Sau khi đọc trả lời của bác Thu, tôi xin mạm muội góp ý thế nầy
1) Khe nhiệt có lẽ không cần thiết với nhà dài 50 m. Giằng cột ở trục 4-5, 7-8 có thể có tác dụng vì lực gió có thể truyền qua purlin và mái tôn.
2) Tôi nghĩ là Zamil đã kiểm tra cái connection roi. Gusset chắc kô cần (có thể làm giảm clearance).
|
trangyu lan |
|
|
Bạn sept_man,
Ðiểm 1 : Tại Bỉ (là xứ lạnh), với mái tôn, nhiệt độ bên trong (nếu đóng kín) có thể lên 50°C, nếu không làm khe nhiệt độ thì có thể có biến dạng vĩnh viễn.. khi không may. Cái đó tùy, làm khe thì tốn kém hơn, nhưng tránh được một số vấn đề, nếu không làm thì phải xem lại là sự dãn nở có làm hại đến phần hoàn thiện bên trong?
Ðiểm 2 : Zamil chỉ là một xưởng làm dàn thép, chứ Zamil có phải là cơ quan đặt ra tiêu chuẩn? Họ sẽ làm những gì có lợi và làm vui lòng khách, công trình rẻ tiền... Một công ty như Zamil (chắc chắn là nặc danh, hay tạm thời, nên sau khi thi công xong, họ có thể hủy bỏ đăng ký doanh nghiệp...), nếu có giữ tên Zamil, chẳng qua chỉ vì một thương hieu... Cho nên điều kiện bảo hành 10 năm chắc tôi không thể hy vọng dược.
Ta không nên nghĩ là Zamil, hay là cái công ty nổi danh nào đó đã kiểm, mà nếu các bạn có đủ sức, cũng nên kiểm lại... Trừ khi bạn không có quyền ký tên với tư cách kỹ-sư trách nhiệm, người ta baỏ gì làm đó thì thôi.
Tât cả những tài liệu ở Ðại học hay trong nghề kỹ-sư thiết kế đều có nói rõ, và kinh nghiệm đã cho thấy có nhiều khung đã gãy, quằng xuống khi tải trọng chưa đạt mức thiết kế. Kỳ vừa qua họp mặt với các đàn anh Công-chánh tại Paris, có kỹ-sư đã nói đến vấn đề này, tôi có góp ý và nêu ra một thí dụ như bài "Tensions régnant dans les portiques..." của Paduart để nhắc cho các đồng nghiệp nhớ là trong những góc khung, bao giờ ta cũng có stress lớn.
Ðiều thứ hai, lấy một thí dụ : bạn có biết là tại cái mối nối, khi profile hay tôn làm bằng thép cán, ta chỉ có thể dùng 60% sức chịu của thép hay không? Lý do là tinh thể thép đã bị kéo dài ra theo chiều cán thép, nên theo chieu thă"ng góc với hướng đó, sức chịu không thể đạt 100% mà cấu trúc không bị nhiều chuyển vị.
Môt điều nữa, các bạn cùng gọi là khung Zamil..., nhưng thật ra cái kiểu này đã có lâu đời rồi, đây là kiểu giàn thép cho nhà công nghệ, chuyên dùng cho những vùng canh nông để trữ thóc lúa, hay cỏ khô cho bò ăn tại Âu-châu.
|
cameralenguyen |
|
|
To Bac Thu,
Hiện ở VN có rất nhiều nhà máy chế tạo nhà tiền chế. Nhưng trước đó ở VN chỉ dùng kết cấu dàn (truss) thường là vì kèo tam giác, gọi là khung Tiệp (Chezch Republic). Sau khi mở cửa cho nước ngoài vào, thì Zamil (có đăng ký kinh doanh tại Saudi Arabi), nhưng là của người Mỹ, lần đầu tiên đưa khung nhà bằng thép tấm cắt hàn này vào (rafter), nên dân xây dựng VN gọi nó luôn là Zamil cho tiện. Lúc đầu họ còn nhập luôn cả khung đã chế sẵn từ Thailand hay Trung Đông vào, nhưng sau đã lập nhà máy (thông qua pháp nhân thầu phụ nội địa) để sản xuất tại Việt Nam.
Công việc kinh doanh có hiệu quả, ngày nay thì bản thân Zamil ngàn nào cũng đã thành vài ba công ty khác, do những người chung vốn ban đầu của Zamil đến Việt Nam tách ra, như PEB chẳng hạn (đăng ký tại Cyprus), vv, và có cả người Việt từng làm cho Zamil cũng tách ra như "Trí Việt". vvv.
Và vì công nghệ này không phải là công nghệ bản quyền, nên chỉ một vài năm sau, các xưởng cơ khí lớn nhỏ nội địa cũng làm được khung nhà dạng này, vì chỉ cần cắt hàn là được, nó tương đối thuận tiện do có tiết kiệm vật liệu, lắp dựng nhanh chóng. Bây giờ hầu như 95% khung nhà xưởng đều dùng dạng khung này.
Còn về thiết kế, do Zamil, PEB, Trí Việt, vv thiết kế theo tiêu chuẩn MBMA, SBC, ASCE, IBC, UBC,... của Mỹ và họ có dùng những phần mềm riêng như Gennie của Zamil, Precision Plus của PEB, vvv , và mỗi công trình họ đều xuất Thuyết minh Tính Toán - Calculation Sheet cho khách hàng. Do kỹ sư VN có xem được tài liệu này nhưng không nắm các tiêu chuẩn kia, đâm ra khó hiểu.
Còn các xưởng của VN thì cũng dùng rafter (gọi là "khung Zamil", phân biệt với khung Tiệp) nhưng tính toán theo TCVN, những người mới vào nghề thì bở ngỡ nên hay hỏi và không biết tính stability làm sao.
Thực ra, các phần mềm chuyên dụng trên của Mỹ chỉ hỗ trợ cho công việc thiết kế có tiện hơn, như vẽ luôn được bản vẽ Autocad, xuất ra được Calculation Sheet, nhưng tính toán theo tiêu chuẩn Mỹ (MBMA, UBC, IBC, ASCE,), các chuẩn về Local Conditions of Wind, Temperature in Viet Nam chưa được tích hợp vào trong đó.
Nhược điểm của khung Zamil là độ ổn định, thiết kế khung zamil thường tách biệt phần móng ra khỏi phần khung sườn (móng chỉ chịu tải trọng thẳng đứng) (liên kết khớp, pin-connection), nên hệ thống giằng tường, giằng mái phải đặc biệt chú ý. Tại Ấn Độ, đã có trường hợp đổ sập hàng loạt các khung dựng lên mà không giằng kịp thời nên khung Zamil ở Ấn độ vẫn không được ưa chuộng lắm. (Pin-connection vì nhà thầu khung thép không muốn dính dáng về mặt "kết cấu" với nhà thầu xây dựng).
Còn về khả năng chịu lực, thì tính theo tiêu chuẩn nào cũng được, chẳng qua cũng chỉ là việc cắt thép sao cho phù hợp với biểu đồ môment để tiết kiệm vật liệu mà thôi.
Về nút cột, mà như bác Thụ nói ở trên, phải dùng bản mã gouset thì hiện ở khung Zamil không thấy dùng, vì người ta "làm to" cái chỗ nối ấy ra là được, mà chỉ cần làm dày cái bản nối end-plate ra là đủ, cái chỗ tiết diện ấy nó đã to sẵn rồi (tức là bao hàm cả phần gousset ấy vào trong cái connection). Nếu làm gousset rời chủ yếu gây bất tiện khi thi công và thay đổi sự phân bố lực tại góc nối khi lắp dựng và khi chịu tải. Thực tế thì tải trọng thẳng đứng (lực cắt) tại vị trí gousset không lớn lắm.
Theo hướng dẫn trong MBMA, thì cứ 3-4 gian cần bố trí một hệ giằng mái (giằng đầu tiên ở nhịp thứ 2, nếu khung đầu hồi không phải là khung cứng), nếu 10 gian nhà như trên thì cần ở giữa 01 giằng xà gồ (bản vẽ hiện là 02 giằng).
Tuy nhiên, việc bố trí giằng này hay không tùy theo việc tính gió diaphram của tôn mái, tôn vách, trong đa số trường hợp ở VN, bỏ đi cũng không sao. Ở đây, diện tích mái quá nhỏ, tính ra, không cần bố trí giằng mái ở giữa cũng được.
Nhưng mà bố trí bước cột 6m thì không kinh tế cho lắm, nên bố trí từ 7,5 - 9,0m
Do đặc thù kinh doanh, nhà sản xuất có thể phải đưa ra thời hạn bảo hành để làm tin cho chủ đầu tư, 5 năm hay 10 năm cũng được, chứ cái khung thép ấy chắc phải 100 năm mới hư ấy chứ.
Về khe nhiệu, do đặc điểm khí hậu, biên độ nhiệt ngày đêm ở Việt Nam, nên các tiêu chuẩn thiết kế về bê tông hay kết cấu thép ở VN quy định 60m mới cần 1 khe nhiệt.
Trong các tiêu chuẩn Mỹ ở trên thì có tiêu chuẩn MBMA là do hiệp hội các nhà sản xuất khung nhà thép tiền chế Mỹ ban hành (Metal Building Manufacturers Association). Một số tiêu chuẩn do các bang ban hành vvv.
Vì nhiều anh tôi chưa làm quen với dạng khung đó rafter đó, vì tiêu chuẩn là của nước ngoài, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn tương đương, vì bị quảng bá nhiều quá, và vì đắt quá, nên nhiều người trẻ vẫn coi zamil là cái gì đó "American Standard" (!)
|
noithatap |
|
|
To bác Thu,
Lúc cháu đọc, cháu nghĩ là cái nhà đó đã được thiết kế bởi chính Zamil Steel Vietnam Ltd. Nhưng có vẻ như là thiết kế bởi PQ Trinh.
Thực ra cái khung đó rất giống khung của ZS. Tuy nhiên vì bản vẽ không chi tiết nên không thể nhận xét hết được.
Cháu biết rất rõ ZS thiết kế khung thế nào. Mọi cấu kiện đều được tính toán rất cẩn thận (ít nhất là hồi mấy năm trước). Tất nhiên ứng suât thép max. của thép chỉ dùng 60% tại mối nối. Cũng chưa có nhà nào bị đổ cả. (trường hợp đổ đều là do lỗi lắp ráp). Cháu cũng biết nhiều nơi ở VN bắt chước làm khung Zamil nhưng không hiểu mấy về phương pháp tính của họ.
Về khe nhiệt, đúng là mỗi công ty có một điều kiện riêng. Phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm. Bác nói rất chính đúng là biết dạng vĩnh viễn có thể xảy ra.
Sept_man
|
inetryconydot |
|
|
Bạn XUANTHUY và sept_man,
Có lẽ các bạn không chú ý rằng một dầm hay cột bằng thép, khi nó chịu sức uốn thì phần lớn nội lực nằm ở trên 2 nhánh (patin) trên và dưới, cho nên, nếu cắt nó đi, phải xem làm sao ổn định nội lực của nó. Lấy thí dụ, dầm cao 50cm, mômen là 30.000kgm, nội lực trên patin nén có thể ước tính là : F = 30.000 / 0.5 = 60.000 kg.
Tôi chỉ nhắc các bạn có 2 điều quan trọng (trên phương diện quan niệm thiết kế), theo hình vẻ minh hoạ dưới đây :
1) Sườn kiểu Zamil : sự ổn định chính nhờ ở lực ngang H tác dụng vào móng, cọng với mái nhà nghiêng cho nên khi mái nhà quằng xuống, nó đẩy nhiều trên móng (thành phần ngang H), nếu móng không chắc, chịu không nổi lực H, sườn sẽ sập xuống.
2) Xem cách phân lực mối nối, cần phải tính sao để cân bằng lực F, tài liệu khoa học cho thấy ta chỉ có thể bỏ qua nó khi âme (miếng thép nối lại hai patin) dư sức chịu.
|
sieunhangiambeo |
|
|
To Sept-man: Cái khung trên đúng là của PQ Trinh thiết kế rồi, chứ nếu mà do Zamil thiết kế thì, thì theo kinh nghiệm của tôi, cái vai của nó phải cao ít nhất là 500mm chứ sau lại chỉ 420mm, bởi vì họ lấy hệ số vượt tải (gọi nôm na theo kiểu TCVN) cao hơn bạn PQ Trinh lấy. Chung quy là chắt bóp tiết kiệm. Cả xà gồ cũng vậy, hẻo quá, nhưng mà nhà như vậy cũng xây nhiều lắm, miền Nam ít mưa to gió lớn nên cũng "không sao". Zamil họ sử dụng tiêu chuẩn MBMA là chính, có khi tiêu chuẩn Mỹ khác UBC, IBC, SBC, vv. Nếu bạn có xem tiêu chuẩn đó rồi thì thấy nó cũng chỉ giống TCVN mà thôi, bạn cũng thiết kế được. Nhưng nếu có phần mềm chuyên dụng thì chỉ mấy phút là xong, có thêm thuyết minh đưa cho khách hàng là họ tin sái cổ ấy chứ. Ngày xưa chứ bây giờ ở Zamil cũng đa phần là KS Việt Nam mà thôi.
To Bác Thụ: Cái khung dạng Zamil điển hình không có cái lực H lớn phải xử lý như bác nói nữa, cái lực H nguy hiểm ấy có thể cho nó phân bổ vào cho các vai ở đỉnh mái nó chịu (đây cũng là một liên kết ngàm và bottom flange phải chịu kéo) và chia cho hai cái vai ở vai cột nó chịu, tải trọng đi xuống móng là lực thẳng đứng và lực ngang, tuy nhiên, lực ngang H ấy yếu so với khả năng chịu lực ngang thông thường của móng. Việc triệt tiêu lực H sẽ làm cho cái khung nó to hơn so với trường hợp bố trí cái dây neo tinant như bác nói (cái tinant làm việc tương tự thanh cánh hạ - bottom chord- của truss - khung Tiệp (khi đó vị trí gối tính ở đầu cột) còn khung Zamil thì chính cái bottom flange sẽ phải đảm đương việc này), tuy nhiên do lợi thế chế sẵn mà tiết kiệm được chi phí. Nếu muốn, chúng ta hoàn toàn có thể gỡ bỏ lực H. Cháu đã chạy phần mềm Precision Plus cũng như tham khảo IBC, MBMA rồi, cũng đã thiết kế các dạng nhà này theo IBC-2000, MBMA-1996, cũng có thể chạy bằng các phần mềm SA khác (SAP chẳng hạn). Sự không ổn định của khung Zamil chủ yếu cũng không xảy ra ở phương của khung mà ở phương dọc nhà khi không chú ý đến biện pháp giằng dọc nhà mà thôi. Cái mối nối chỗ vai cột (haunch) cũng không đến nỗi nặng nề cho lắm. Người ta không dùng bản gia cường BC mà chỉ dùng tấm ABCD dày hơn mà thôi. Liên kết bulông khi lắp dựng có thể bố trí theo đường AB (Vertical Haunch) hoặc BD (Horizontal Haunch) ở trên.
|
cameralenguyen |
|
|
Chào các bác,
Tôi đang kiểm tra một công trình cải tạo nhà xưởng hiện hữu dùng dàn vì kèo Tiệp Khắc cũ,mái fibrocement và treo trần gỗ -ván ép. KTS định treo trần nhôm-thạch cao & và kỹ sư điện lạnh cũng định treo các ống lạnh của họ lên dàn vì kèo này . Tôi không có kinh nghiệm về các thông số thiết kế, khả năng chịu tải của các dàn Tiệp, nên rất mong mọi người ai có tài liệu, kinh nghiệm góp ý giúp đỡ .
|
duong tang |
|
|
Có một trong 2 cách :
1) Bạn thêm tải trọng (tĩnh tãi), thì tìm cách giảm bớt tĩnh tải nơi khác, thí dụ thay mái fibro-ciment bằng mái tôn + chất cách nhiệt như rockwool, sao cho tĩnh tải tổng cộng không thay đổi.
2) Chịu khó tính lại từ đầu nếu tải trọng tổng cộng thay đổi, nhưng hơi cực đó.
Tôi đã có dịp giám-định cho một vụ sụp xưởng sửa garage sửa xe Renault ơ" Bruxelles năm 1973, lý do cũng là vì KTS thêm false-ceiling ma nó sập, nhưng cái mái này nó đã yếu vì KTS dùng loại tôn hình cung tròn và tính theo kiểu vòm cung ngàm ở 2 đầu, nhip 8m (trên gôi tựa) mà xài 12m (vơi 2 ngàm) nên đã yếu, đến khi thêm trần giả thì một hôm tuyêt rơi nhiều, nó đã sụp.
Một khi nhà sụp, dù bạn có thêm tải trọng chút xíu, bạn cũng là có lỗi hoàn toàn, mà người KTS xưa dù có cho tải trọng quá lớn vẫn không có lỗi (lý do : dựa vào nguyên nhân và hậu quả mà thôi).
|
Amen1402 |
|
|
Chào các bác trong diễn đàn! Tôi vừa mới thiết kế một nhà tiền chế nhịp khung 35m, bước cột 7.5m(chiều dài nhà 120m). Chiều cao đỉnh cột 7.2m. Tiết diện theo tính toán đỉnh cột H900x200x6x12 mm, chân cột H450x200x6x12 mm (chân cột liên kết khớp) Tiết diện chân kèo H900x200x6x12 mm, giữa đỉnh kèo H500x200x6x12 mm , đỉnh kèo H700x200x6x12 mm. Theo tính toán của tôi thỉ chuyển vị đứng đỉnh kèo (theo phương z) = (U3max/L*1.25) =(119/35000*1.25)<1/250 hoặc tính theo TCVN 338-2005 thì Zmax = (11.9/1.25)*0.8 < 3500/400 thì đều đạt.Khi đưa thẩm tra, đơn vị thầm tra tính toán ra U3max = 14.8 cm và tôi có kiểm tra theo phương pháp tính trên thì không chênh nhau là mấy và đạt yêu cầu. Nhưng đơn vị thẩm tra không chấp nhận kết quả đó.Họ nói là cách tính thứ nhất tính theo TCVN 5575-1991 nay đã bỏ và cách tính thứ 2 họ chỉ tính = 14.8/1.2 > Z cho phép( không đạt yêu cầu). Họ yêu cầu tăng tiết diện đỉnh cột lên H 1100x200x6x12 mm và chân kèo H 1100x200x6x12mm. Qua đây tôi muốn hỏi các bác nào đã có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này tư vấn cho tôi phải giải quyết vấn đề này ra sao, cách tính của tôi thì có đúng không?(Thực tế tôi đã thẩm tra một ct có nhịp 45 m bươc cột 8 m và tiết diện nhỏ hơn sau khi ct của tôi đỉều chỉnh theo ý kiến của thẩm tra và nó đang hoạt động ổn đinh) Xin cảm ơn các bác trước!
|
StevenKl |
|
|
Cac bac giup toi voi. Toi thuc su buc xuc vi neu theo y kien do chu dau tu ton tuong doi tien cua!
|
muadem116 |
|
|
Bạn ơi! Thẩm tra họ nói có ý đúng đấy bạn ạ. Giá trị 3500 của bạn đó là nhịp nhà L, còn tiêu chuẩn quy định khống chế chuyển vị của đầu cột là so với chiều cao H của cột kia mà. Bạn đã hiểu sai TC rồi. Tùy loại kết cấu bao che có quy định khác nhau:
+ Tường tôn là: (1/100)*H
+ Tường gạch là : (1/240)*H
Bạn nên xem lại tiêu chuẩn cho đúng. Hơn nữa hệ số 1.25 của bạn và 1.2 của phía thẩm tra cần phải được thống nhất còn nếu không phải sử dụng đúng tải tiêu chuẩn để tính chuyển vị.
|
thanhvu |
|
|
Cảm ơn bác "nhapy" đã trả lời. Nhưng ý mà tôi hỏi là chuyển vị đứng của khung (đỉnh kèo, theo phương z ). Theo như ý bác thì đó là chuyển vị ngang đỉnh côt(theo phương x). Cái đó công trình của tôi đảm bảo,thẩm tra không có ý kiến gì.
|
trannguyen1602 |
|
|
Bạn tìm cách giảm tải trọng lên khung được không, ví dụ: không có trần, mái tôn, xà gồ loại nào, đường ống lạnh vvv., áp lực gió,
Thực ra, với nhịp nhà đó, chiều cao dầm H=900 là được rồi đấy.
|
nguoixau |
|
|
Tôi thấy bác Xuân Thủy nói đúng đó. Cơ bản là bạn thống nhất với thẩm tra về hệ số còn nếu không bạn chạy lại file tính với đúng tải trọng tiêu chuẩn rồi đem ra tranh luận với họ xem. Bên tôi với khung kiểu đó Hdầm cũng chỉ khoảng 900 thôi.
|
Philipboxy |
|
|
Cam on cac bac da tra loi! Toi tranh luan voi tham tra lai xem sao
|
Arshes |
|
|
Khung Zamil hau het dc tinh theo ASD, do vay neu ai muon nc van de nay co the tim cuon Zamilsteel Design Manual or cuon tài lieu ASD Design..
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Xin cho hỏi,có tài liệu nào về khung zamil tiếng Việt không ạ?
|
noithatchangson |
|
|
Em có cuốn zamil steel manual đấy bác nào ở TPHCM cần thì gặp tôi ! Ngoài thị trường chắc không có đâu , mọi người ai có nhu cầu in ra tôi in luôn ( hi hi 180 đ 1 trang ) nó khoảng 500 trang
|
Haroldser |
|
|
Bữa nào chép lại cho anh , hôm bữa lỡ cut qua ổ USB của tôi rồi. Hôm rồi cần , tìm mà không có. Tôi tìm tiêu chuẩn AS về cái gì ?
|
EduardoMn |
|
|
Tôi cũng quan tâm đến thiết kế của Zamil và tôi có trong tay cuốn Technical Manual cua Zamil nhưng chỉ có cấu tạo thôi chứ ko có hướng dẫn tính toán.Bạn ducxd có cuốn Design Manual của Zamil hay là cuốn Technical Manual?Nếu là cuốn Design Manual thì tốt quá.
|
rtgreter vret ẻ |
|
|
Ah để bữa nào tôi chép lại cho anh , cuốn design hàng hiếm nên khó kiếm tôi có nhưng là photo của ông anh !Ah tôi tìm AS về thiết kế nhà cao tầng đấy anh ah dành cho building
|
plantandzombi |
|
|
Các bác ơi,các bác cho tôi hỏi là cột của Zamil thường thiết kế có tiết diện thay đổi,nhưng trong đồ án của tôi lại là cột tiết diện không đổi,như vậy có phải của Zamil không ạ?
Em không biết chọn thông số xà gồ ở đâu,em nhờ các bác chỉ dẫn cho tôi với.Em cảm ơn các bác rất nhiều.
|
Robertbura |
|
|
À quên,có mọi người ai có ảnh của Nhà khung Zamil không ạ?
Em đang làm đồ án về nó mà chẳng đc nhìn kỹ nó gì cả.
|
profiltam |
|
|
He he thầy làm vậy cho bác đỡ khổ đấy , chứ tính ổn định của cột có tiết diện thay đổi hơi bị phê đấy , lên trang của zamil mà xem
|
Vimcentcow |
|
|
mấy bác cho sai pass ftp rồi còn đâu? cho lại coi
|
Donaldsor |
|
|
Cũng là 1:
Thông thường tiết diện zamil thay đổi, tăng dần theo chiều cao thì cấu tạo điều kiện biên phải là liên kết gối. khi liên kết ngàm thì cột không được thay đổi là đương nhiên rồi.
không hiểu bạn làm khung này bao m mà phải cấu tạo cột chân ngàm vậy. tôi đã thiết kế 1 khung kiểu zamil vượt nhịp > 45 m ( không biết đã sập chưa ) vẫn thiết kế chân khớp đó thôi ( mặc dù chuyển vị là khá lớn.
Còn về tính toán thì dùng SAP2000 hay STAAD mà tính. Dễ thôi. ( lưu ý trường hợp mất ổn định do độ mảnh quá nhỏ.
|
viet toan 12 |
|
|
trước đây tôi có làm cho công ty PEB STEEL mọi người ai có cần tài liệu về nhà thép thì liên hệ với tôi nhé theo địa chỉ mail nay nhé.
|
thuymo |
|
|
Anh gửi cho tôi với nhé! Tôi đang cần mà chẳng biết tìm ở đâu.
Cám ơn anh trước!
|
MrAn12345 |
|
|
Bác nào cần thì tôi sẽ gởi cho,nhưng phải đợi khoẳng vài ngày nhé vì hiện nay minh đang đi công tác không mang theo tài liệu,à mà tài liệu là tiếng Anh đó nghen.
|
dudung |
|
|
Theo tôi bạn chọn khung kèo kiểu Zamil làm đồ án là gặp nhiều khó khăn lắm đó, vì để chứng minh thanh giằng ở vị trí cần thiết để dầm làm việc ổn định là rất khó - tài liệu của ta tôi chưa thấy. thường thì người ta kiểm tra độ cứng của giằng tương đương độ cứng nhỏ nhất tại vị trí giằng của dầm là được nhưng ở đây xà gồ mái và vách nên chắc chắn độ cứng không đạt nhưng thực tế theo 1 số tài liệu khác có cách tính khác.
|
williamcuong |
|
|
Em có file BDF viết vềZamil nhưng nó lớn quá 38.4Mb nên không biết không biết làm sao mà gửi cho các bác được.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Thông số xồ gồ tôi phải tìm quyển Pre-Engineered Buildings Design Manual của công ty Zmil mà tra
tôi có tìm được một ít xà gồ (từ thời sinh viên) không biết có giúp gì không. Tuy nhiên khi làm đồ án phải nói rõ suất xứ của số liệu.
|
DanielEi |
|
|
> > >
Hic !! Hic Tôi đã nén lại rồi nhưng nó vẫn lớn lắm mà hộp thư chỉ cho gửi tối đa là 10M đính kèm một thư thôi.
Bác nào chỉ dùm tôi với !!
|
test0032 |
|
|
Em đã chia nhỏ và gửi file vào hộp thư của hai bác tiendung và huychaung rồi đậy Hai bác kiểm tra lại hộp thư của tôi nhé.
|
StephenDAK |
|
|
Các bác nào rành về kèo zamill cho tôi hỏi : khi kèo thép mà cột BTCT , chiều dài nhịp là 35m. Nếu ta ngàm ở đỉnh cột thì momen ở chân cột rất lớn. Vì cột BTCT nên chân cột cũng ngàm. Làm cách nào để giảm moment đó , để tính móng , tính cột cho hợp lí. Tôi thiết kế côt 300x800. kèo tại đỉnh cột 850x200x8x10. Cái quan trọng là làm sao giảm moment , mong các bác chỉ giúp.
Khi cột BTCT mà nhịp nhỏ (<24m) thì liên kết khớp ở đỉnh cột , ngàm chân cột khi tính cũng ra moment rất lớn. Lúc trước bác XUAN THUY có bảo giải phóng 1 liên kết ngàm nhưng cũng không được. Mong các bác lưu tâm chỉ tôi một cách rõ ràng.Em cảm ơn!
|
delta deus |
|
|
Hix, chào bác, nhịp 35m, mà bác muốn ngàm cả trên và dưới thì môment chân cột phải lớn chứ có còn cách nào nữa đâu. Chỉ có cách "nhả" liên kết ngàm [như trường hợp nhịp <=24m] thì mới môment mới nhỏ. Vì lúc đó môment sẽ dồn hết vào đỉnh kèo.
Bây giờ bác muốn tận dụng SCT của cột BT (vì giá rẻ hơn cột kèo thép) thì phải bành trướng móng ra thôi, móng hơi chân vịt ra phía ngoài ấy. Độ dốc mái cũng ảnh hưởng khá lớn đấy.
Dù sao làm móng to vẫn rẻ hơn làm đỉnh kèo to (vì phải giằng đỉnh kèo), móng to còn có tác dụng tốt với tường khi đang còn thi công nữa). Tôi đã làm một quả như vậy nhịp 56m rồi.
|
JacimtoCogy |
|
|
em có file tính toán đây, không biết có giúp được gì cho cácbác không???
|
noithatchangson |
|
|
bạn có tài liệu đó à,tôiđang ở tp.hcm,bạn có thể phôtô cho tôi 1 bản được ko
|
test0032 |
|
|
Cám ơn anh nhiều chắc chắn tôi sẽ gọi cho anh, tôi có thể gặp trực tiếp anh được không? (em đang ở Sài Gòn)
|
Amen1402 |
|
|
minh rat sang long
|
truongtiengka |
|
|
Gửi thuyết minh tính toán Zamil cho bạn (Chỉ có tính chất tham khảo )
|
StevenKl |
|
|
Tôi đang làm 2 cái nhà kiểu khung tiền chế này.
1. Bước cột 6m , Nhịp 60
2. Bước cột 7M , Nhịp 70m.
Theo các bạn đã có kinh nghiệm , tiết diện cột và kèo chữ I là bao nhiêu ?
< Tải trọng tỉnh tải gồm xà gồ , Tole , ty giằng....giống như mọi nhà công nghiệp , hoạt tải mái lấy khoảng 30Kg/m2 , Gió ( Khu vực Đồng Nai )>
Cảm ơn nhiều !
|
thanhthanh |
|
|
Chào ông. Lại gặp ông ở đây! Vì sự phát triển của diễn đàn tôi cũng mạn phép trả lời ông!
Tôi cũng đã tham gia thiết kế 1 nhà may sản xuất ở Hải Dương,nhịp 60m, bước 8m. Lưới cột được chia như sau:
Trục biên:9+7x6+9=60m
Trục giữa:9+21x2+9=60m
Tiết diện được chúng tôi lựa chon như sau:
Khung biên:cột H250x220x8x12, dầm H250x220x8x12
Khung giữa: cột H(350~750)x220x8x12, dầm H(750~450)x220x8x12
Giằng mái L63x6
Giằng đỉnh cột U210x50x3, giằng chéo thép tròn D20
Xà gồ C200x50x20x3
Thép dùng loại CT3
|
tontai |
|
|
To : kết cấu sư. Ông coi lại đề rồi trả lời giúp tôi nhé !
Và xin hỏi mọi người là kiểm tra ổn định trong kèo này thì làm như thế nào ???
|
phuonganh12 |
|
|
Tôi không đọc được cái attached image của ông. Nhà tôi làm thì có hàng cột ở giữa nhà. Nhà của ông nhịp lớn quá tôi chưa làm bao giờ cho nên không "phán" được. . Hẹn ông dịp khác vậy!
|
cameralenguyen |
|
|
CHào rei!
Với nhà dạng như của rei, theo tôi cột tiết diện (300~900)x200x10x16 là ổn. Tôi đã làm nhà bước cột 9m, nhịp 50m có tiết diện (300~900)x250x8x14. Ngoài ra tiết diện cột còn phụ thuộc các yếu tố khác.
Để tính ổn định cột tiết diện thay đổi theo TCVN là ko đủ và rất kỳ phức tap. Cty tôi thường vẫn check code ở STAAD với kết quả tạm chấp nhận nhưng chưa đủ tính pháp lý và sự thuyết phục. Vấn đề này chắc còn nhiều tranh cãi.
|
puma12 43 |
|
|
Cái này đúng là nhức đầu , sụp thì không , nhưng mà gió đến thì hơi run run một chút.
Có ai có bài toán tính toán thuyết phục , đưa lên cho mọi người tham khảo với !
|
thuymo |
|
|
1. Nên đổi bước cột cho lớn hơn để giảm chi phí gia công chế tạo, xà gồ vv: vd: 7.5m (xà gồ 200), hoặc 9.0m (xà gồ 250).
2. Nách (1000/500x185x8x12) với nhịp 6m, 1200/500x185x8x12 với nhịp 7.5m.
bản bụng ở giữa nên là 6mm, chỉ ở gần nách mới dùng 8mm. Không dùng bản bụng dày hơn mà tốn tiền tốn của, người ta lại chửi cho.
|
KennethOt |
|
|
|
con voi con |
|
|
Chào các bác, tui cũng đang làm và nghiên cứu về kết cấu khung Zamil. Tui có vài điều thắc mắc đưa lên xin anh tôi chỉ giúp. Trong kết cấu khung Zamil thì chân cột là liên kết khớp, tui đã đọc cuốn Manual của Zamil họ định nghĩa chân cột liên kết khớp khi chỉ có 2 bulông theo phương vuông góc với mặt phẳng khung. Trong thực tế anh tôi ta vẫn dùng cột vát ầm ỹ nhưng tui thấy trường hợp dùng 2 bulông là rất ít, và như vậy chân cột hoá cứng (không fù hợp với sơ đồ tính ban đầu). Hơn nữa để cấu tạo liên kết khớp là rất khó và không an toàn (đặc biệt là khi nhà cao chịu tải gió). Tui nghĩ chân cột Zamil khi > 2 bulông nên coi là liên kết nửa cứng. Tui mới lượm đc tài liều về loại lk này. Nếu anh tôi quan tâm tui sẽ up lên. Xin anh tôi cho ý kiến.
|
dudung |
|
|
Nữa cứng thì cái hệ số liên kết tính sao đây??? Cách tính K để khai báo vào Soft thế nào??
Bác nào sành SAP , check Ổn định cái khung thép tiền chế Upload lên cái File cho anh tôi tham khảo !!!! Nhớ khai báo cái sườn đó nha
Thanks
|
greent |
|
|
chào Rei tôi cũng rất khoái tính khung khẩu độ lớn.
Nhưng thưa bạn khẩu độ 60M,70M là rất tốn kém ,với lại khi dùng thép lớn hơn 14mm là cắt rất khó.bởi vì ở các công ty sx Kèo thép VN đều cắt bằng Acetylen ,nhất là các tấm đế ,tấm mã nối phải dày thông thường lớn hơn bụng 2-4mm,còn nữa giá thành thép càng dày càng đắt tiền ! bạn có biết điều này không?Nếu thiết kế cột giữa thì tiết kiệm và ổn định hơn nhiều !Nhưng đây là phương án mà ta có quyền tính đúng không Rei?
Tôi gởi kèm file staadPro và hệ số checkcode bạn nào có thích thì vào bình chơi cho vui !
|
noithatap |
|
|
Rất cảm ơn ông !
Tôi cũng máy Staad lắm, còn vẽ thì TEKLA rồi, bộ đôi của nó mà !
Tôi thấy cái hình tính toán của ông có vẽ thuyết phục đấy, gởi cho tôi cái File tính và thiết kế tiêu chuẩn nào, ông kiểm tra ổn định ra sao tôi mới hiểu nổi chứ...
Many thanks
|
Charlesquew |
|
|
Tui up một file tính toán của dân gia công kết cấu thép lên cho các Pác tham khảo và trao đổi nhé!
sorry nhé! Các Pác ơi tôi không Up lên được
|
Alegowasea |
|
|
Tôi không hiểu vì sao làm khung nhịp lớn lại phải cần dùng bản thép dày tới 14mm. Chẳng có tiêu chuẩn kỹ thuật nào bắt buộc như thế cả.
Bản bụng chỉ 5-8mm, bản cánh chỉ 12mm, thế là xong. Nhất là khi thiết kế theo tiêu chuẩn MBMA, IBC, vv...
Làm khung nhịp lớn thì không kinh tế, vì không gian sử dụng bên trong hiếm khi cần một bề rộng như thế (chắc trừ hangar máy bay).
Vật liệu thép cường độ cao, hiện nay Zamil, PEB, quay lại ra sử dụng thép cường độ cao vì nó kinh thế hơn loại CT3.
Về mặt thành phần vật liệu, thép cường độ cao có nhiều carbon hơn, giòn hơn. Vì thế hàn dễ bị nứt, điều này cần gì phải hỏi ai, đã đi làm ngành thép thì nên có một chút kiến thức về luyện kim - vật liệu xây dựng.
|
AnthonyGape |
|
|
Gửi bác Xuân Thủy!
Tôi đồng ý với bác xuân thủy về chuyện không nên thiết kế khung khẩu độ lớn quá vì tính kinh tế của nó. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi, nếu bác dùng thép 5,6 để thiết kế thanh bụng, cánh dày 8,10 thì bác phải kiểm tra ổn định của khung vì khi lắp dựng sẽ gặp khó khăn nhất định. Với tôi, khung khẩu độ <=45m thì thanh cánh nên dày 10, thanh bụng nên dày 8 đối với cột và tiết diện đầu kèo, còn chiều cao H của tiết diện tủy vào người tính để thuận lợi hơn cho việc lắp dựng. Bác Xuân Thủy có thể chỉ cho tôi nơi bán thép cường độ cao tại VN được không? Vì theo tôi biết hàng đó các nhà phân phối thép không nhập, muốn mua phải đặt hàng. Các cty thép kia tuy thiết kế ghi rõ là thép cường độ cao nhưng thực tế toàn dùng CT3 thui. Tôi đã thử rùi, CT3 khi kèo cường độ đạt lên đến >3400 kg/cm2.(đối với hàng zabo, còn loại ilic thì thấp hơn, khoảng >2500 kg/cm2 - 3000kg/cm2).Còn nữa, nếu bác dùng thép tấm cường độ cao, que hàn của bác cũng phải đạt cường độ tương đương thì mối hàn mới ngẫu. Theo tôi biết, que hàn VN đều không đạt cường độ (theo APAVE Việt Nam)
|
AlfomzoMl |
|
|
Cái vụ nhập thép cường độ như thế nào hay so sánh về giá cả để chọn loại thép nào nhập cho phù hợp để sản phẩm sản xuất ra kinh tế nhất thì bác làm cho Zamil phải rành hơn chứ.
Nếu nhãn hàng nào đó có cường độ cao thì bác có thể kéo thử, lấy chứng nhận từ Quatest để đủ cơ sở xác định cường độ thật của nó. Một thép CT3 thông thường khi đối chiếu qua là ASTM A36.
Nói que hàn VN không đạt cường độ là không đủ cơ sở. Que hàn phổ thông VN thường được sản xuất phục vụ hàn thép phổ thông theo TCVN và được sản xuất theo tiêu chuẩn que hàn TCVN.
Nếu muốn cường độ đường hàn cao hơn thì phải đặt hàng riêng. Nếu có đặt hàng chắc chắn người ta sẽ sản xuất đúng yêu cầu mà bạn cần.
|
Williamon |
|
|
Hi all,
Đến giờ mà nói, thực sự chúng ta chưa đi hết ra khỏi khu vực, cứ mãi đăm đăm nhìn vào cái thằng Zamil, nó có cái quái gì mà ta cứ mãi nói về nó.
Bạn có thể nhìn xa hơn nữa ở châu âu, Mỹ...và các nước khác. Bạn sự khác biệt.
Ở góc độ kèo tiền chế " Chúng ta gọi là Zamil" nhưng đúng ra mà nói, tên này là ko đúng. Kết cấu này có thời từ xa xưa rồi, có những cái tốt hơn nó, rẻ tiền hơn nó, chúng ta không chịu dùng, máu ngoại...thì cứ thế mà chết, kết cấu kèo này nói cho đúng là không ổn định Nếu xét kết cấu". Để ổn định thì tốn rất nhiều tiền.
Vài dòng cùng các cao thủ, ý kiến của tôi mang tính chủ quan, các bạn góp ý nhé.
<Để kết cấu thép VN phát triển, chúng ta phải làm gì đây ?> Mong các bạn trả lời giúp.
|
arthomeviet |
|
|
Hi all!
Tôi đồng ý quan điểm của Bác Rei, phải làm sao để kết cấu thép việt nam đi lên.Hiện nay ở TPHCM đã có cty của VN thiết kế kết cấu thép nhà cao tầng xuất sang úc(29A Hoàng Hoa Thám - Phú Nhuận). Trình độ của kỹ sư VN không kém, tại sao phải mua sản phẩm của Zamil?????tại thị trưởng ARAP, Kerby là cty nhà thép tiền chế mạnh hơn Zamil, họ đã vào VN từ năm 1991 và bỏ thị trường VN.Hiện nay, do tính cạnh tranh thiếu lành mạnh của XD VN nên hầu hết các cty nhà thép mang thương hiệu VN đều giá thấp hơn rất nhiều so với Zamil (trừ BMB) mặc dù chất lượng không hề thua kém (Đại Dũng, Cơ khí Tiên Tiến, ATAD, cơ khí Phú Thọ......) Trước đây, cũng có nhen nhóm ý định giữ giá để cạnh tranh với Zamil, PEB, Lysaght...... nhưng chỉ có tôi BMB là làm được điều đó (Hoan nghênh)
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Trình độ của từng cá nhân chúng ta, kỹ sư Việt Nam, thì không kém. Nhưng khả năng liên kết lại, khả năng tổ chức, tức là khả năng làm kinh tế. Đặc biệt khả năng giữ uy tín với khách hàng của các Cty VN quá thấp. Vì thế vẫn chưa có chỗ đứng vững chưa nói dám khẳng định tên tuổi (BMB thì cũng trong số đó thôi). Như vậy, các khách hàng nước ngoài vẫn phải chọn Zamil và các "dẫn xuất" từ Zamil (PEB, Lysaght, vv).
Về ổn định, phần trước của topic này tui đã có nói và so sánh giữa TCVN và TC Mỹ về tính dạng nhà khung Zamil. Họ có nghiên cứu về vấn này kỹ hơn ta, vì thế họ ban hành tiêu chuẩn mang tính thực dụng hơn.
Một trong số các chú, không biết có ai sau này thay thế những cái tên như Zamil được hay không ?
|
greent |
|
|
Em tán thành với bác về vấn đề ổn định Zamil họ nghiên cứu kỹ hơn ví theo tôi thứ nhất là cả cột và kèo đều rất ổn định vì họ có các cây chống xà gồ thứ hai là xà gồ được tính theo sơ đồ dầm liên tục và có cây chống xà gồ nên chiều dài tính toán ngắn nên rất kinh tế.
|
EduardoMn |
|
|
Chào các bác tôi là thành viên mới.
Các bác giúp tôi chọn tiết diện một khung nhà thép tiền chế có các thông số như sau :
nhịp nhà L100m (có 4 hàng cột L1=25m, L2=50m, L3=25m) nhà dài 90m, có bước cột B= 7,5m, chiều cao diềm mái là 6m, độ dốc I= 15%, ở đây tôi định dùng thép CT3. Chân thành cảm ơn!
|
Danielpr |
|
|
Xin hỏi các bác đã có quyển sách Thiết kế kết cấu thép nhà tiền chế. GS.TS Đoàn Định Kiến ? Các huynh có thể chỉ chỗ cho tôi mua được không.
|
levantrai |
|
|
Chúng thực chất họ tính theo sơ đồ dầm liên tục là vì xà gồ của họ dạng chữ Z, ***g vào nhau bạn ạ, chúng ta bắt bằng Bolt với bản liên kết tại vì kèo. Do bảng đó nhỏ và mảnh, Bắt bolt ít , nên anh tôi tôi tính đó là khớp.
Các bạn góp ý nha !
|
sieunhangiambeo |
|
|
Bạn coppy đoặn CT PTHH SAU và Pass vào file StaadPro.std chạy thử nhé -tôi đã chọn tiết diện
Theo quang điểm của tôi là phải chia nhỏ phần tử và kiểm tra ổn định bằng PDELTA
|
RaymondEr |
|
|
Cảm ơn anh DANH-TRUSS rất nhiều về bài viết khá thuyết phục của anh, anh có thể giải thích các hệ số này giúp anh tôi có điều kiện hiểu thêm.
Rất cảm ơn anh !
|
duong tang |
|
|
Anh nói rất đúng theo ý tôi, tôi có biết ở Zamil họ chỉ dùng xà gồ Z chiều dầy của xà gồ rất mỏng có khi bước cột B=7,2m, họ chỉ cần dùng xà gồ Z200x60x65x20x1,5 (Thép dùng là CT3) và xà gồ ***g vào nhau một khoảng 400, họ bắt bulông xà gồ trực tiếp vào cánh kèo không (khoan trực tiếp vào cánh trên của kèo) có bản mã hàn như liên kết xà gồ C
|
RaymondEr |
|
|
các bác giúp tôi với không biết làm sao mà để gửi được file kèm theo với. Cảm ơn các bác.
|
moaza12vs |
|
|
Gửi... các chú các bác các anh chị tôi .. phần mềm tính xà gồ, đủ các loại tiết diện và tổ hợp. Xài tốt, free.
|
Alvarogime |
|
|
Bạn vui lòng đọc hướng dẫn nha, ở phần help có trợ giúp về cái này.
Tuy nhiên, khi soạn thảo, ở phía dưới khung, có Nút Tải file từ máy, Bạn chọn vào đó và chỉ đường dẫn về máy, thế là xong rồi, Chúc vui vẻ.
|
levantrai |
|
|
Anh xuân thủy có thể gửi phần hướng dẫn sử dụng chương trình tính xà gồ lên cho tôi được không?
|
lightzar |
|
|
Chương trình ấy dễ dùng, không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, chú tự tìm hiểu tí chút là được.
|
MichelPurn |
|
|
Cảm ơn đại ca nhe
các anh góp ý cho tôi nhẹ
|
profillink10 |
|
|
chương trình này tính xà gồ Z theo sơ đồ tính dầm liên tục không hả anh?
|
noithatap |
|
|
Gửi bác Cường!
Bác có thể mua quyển kết cấu nhà tiền chế (tập 3) của GS.TS Đoàn Định Kiến tại các nhà sách phố Lê Đại Hành (Hà Nội).
Các bác dùng xà gồ Z theo zamil thì có ưu điểm về chịu lực (tính theo dầm liên tục) nhưng thực tế, nếu xét về kinh tế và thi công thì xà gồ C có lợi thế hơn. Ví dụ: đối với nhà có bước gian B=6(m) có thể dùng C150x50x20x1.6 hoặc Z150x50x20x1.5 đều được tuy nhiên với xà gồ C150 thì mỗi cây dài 5.990(m) còn xà gồ Z150 thì mỗi cây dài 6.700(m).giá của xà gồ C15016 khoảng 32.000/md còn Z15015 khoảng 33.000/md. Việc thi công xà gồ C đơn giản hơn xà gồ Z do không phải nối chồng. Tôi mới thi công một nhà xưởng có xà gồ Z, tổng thời gian lắp xà gồ Z lâu hơn lắp bằng xà gồ C là 1.4 lần. Đó là quan điểm của em, các bác cho ý kiến thêm nhé........
|
dudung |
|
|
Chán chú quá, chưa chịu tìm hiểu đã la toáng cả lên.
(Nối chồng - vào mục new analysis sẽ thấy, sơ đồ thứ 3)
Phần mềm ấy rất hay, tốt cho những ai làm về xà gồ. Nó được lấy từ nguồn có license rồi chia sẻ cho anh tôi chứ không phải là nguồn ***** trên mạng. Từ Mỹ mang qua VN đấy. (Xem file install.txt để cài đặt)
Nó còn tính được cả mái tôn nữa.
|
tieu sao |
|
|
Cảm ơn anh nhiều !
Tuổi trẻ còn nhiều bồng bột và là ngựa non háu đá anh thông cảm nhé.
Anh có file excel tính toán khung thép Zamil không, anh có thể post lên cho tôi học hỏi được không? À quên ngày xưa anh học trường nào vây.
|
MichaelKet |
|
|
Gửi đồng chí cường!
Thứ nhất, cty bác có máy cán xà gồ, nhưng bác có bán rẻ hơn Cty Ngọc Biển không????? vì nều tính theo kg, đơn giá gia công bây giờ là 12500/kg có cả sơn phết 3 lớp. Thứ hai, bác kiểm tra kiểu gì mà C150x50x20x1.8 đối với B=6 mà võng vậy???? (mời tất cả anh tôi kiểm tra và cho ý kiến????????). Thứ ba, tôi là Đức Zamil vì bạn bè anh gọi tôi như thế từ hồi tôi học đại học......
|
opera |
|
|
Bên công ty tôi bán chắc chắn là rẻ hơn như tôi đã nói bên tôi 11000đ/kg có cả sơn phết 3 lơp. Tôi làm file tính toán bằng Excel các bác xem hộ sai chỗ nào sửa cho tôi nhe.
|
CharlesEn |
|
|
Theo tôi với kinh nghiệm thì xà gồ C150x50x20x1.8 dùng cho bước cột 6m bước xà gồ <=1.4m thì quá tốt rồi chỉ sợ thị trường bây giờ khi gọi xà gồ C150x50x20x1.8 thì chỉ còn C150x35x16x1.7 thì khả năng thiếu sẽ xảy ra là không thỏa về độ võng giữa cây xg-dễ gây ra dột tại vị trí bắn vít và chồng mép,do liên kết gối của xà gồ C với batt (liên kết 2 bulon M12)
Còn về giá cả thì 12.500 đ/kg hay 11.000 đ/kg thì lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng cây xà gồ cán ra có...cong...vênh...váo ,có bầm dập...hay không nữa sơn phết 3 lớp ...như thế nào? Với lại phương thức thanh toán.Nếu là "tiền trao cháo múc " thì 11.000 đ (chưa VAT 5%) mà phôi thép cuộn ở giá 8.300 đ(có Vat) là làm được rồi mà 12.500 đ/kg mà chờ..."nghiệm thu xong" rồi "thanh toán" thì cũng...chết.Đùa vui chút chơi mà chứ còn ở mỗi đơn vị có một lợi thế riêng.
À các bác có thể cho biết đang mần ăn ở đâu được không? Để anh tôi tôi biết...cước vận chuyển và tiện nói chuyện khi gặp nhau ấy mà.
Các bác có đồng ý với tôi không ?
|
profilmuoibon14 |
|
|
Gửi Bác Cường!
Xin hỏi bác thuộc công ty gia công nhà tiền chế nào ở Sài Gòn????Gia công thép mà 11.000 kg là quá rẻ, mà nói theo dân làm thép thì là "hàng chợ" đó.Cty bác làm kiểu đó thì không lời nhiều, mà phá giá hàng gia công của anh tôi quá.Vì phôi thép đang lên.Sau lễ 2/9 thép lên 8300 kg như bác Danh-Truss nói đó. Nếu xài hàng sai quy cách hoặc hàng băng thì còn hy vọng giá rẻ thui, nhưng muốn có hàng đó phải chịu khó "dạo quanh thị trường, dạo quanh phố phường" đó.
Trích đơn giá để anh tôi tham khảo:
Thép: 8000 VND
Cắt : 100 VND
Hàn : 1800 VND
Sơn (benzo): 500 VND
Vệ sinh: 200 VND
Vận chuyển: 500 VND
Lắp dựng: 500 VND
Hao hụt = 3%*8300=250
Chi phí quản lý = 10%(8300+100+2000+500+200+500+500+250)=1200
Tổng cộng: 13000 (VND/kg)
Xin quý vị cho ý kiến!!!!
|
Freddievaw |
|
|
Chao bac DANH TRUSS
Toi co thay bac,goi file mẫu trong đó có hệ số KZ = 2.5 hiểu tai sao ,mong bác giải thích dùm.
|
Enriquecem |
|
|
Công ty chúng tôi ở hà nội, chúng tôi nhập thép cuộn từ nước ngoài về, hoàn toàn không phải là "hàng chợ".
Trích đơn giá để anh tôi tham khảo:
Thép: 7800 VND
Cắt : 80 VND
Hàn : 1300 VND
Sơn (benzo): 400 VND
Vệ sinh: 50 VND (thép mới)
Vận chuyển: 100 VND (tùy thuộc vào địa điểm công trình)
Lắp dựng: 400 VND
Hao hụt = 1%*7800=78 (chúng tôi cố gắng chia hết phôi)
Chi phí quản lý = 10%(7800+80+1300+400+50+100+400+78)=1020.8
Tổng cộng: 1128.8 (VND/kg)
|
AlbertDOB |
|
|
Hi!
Cám ơn bác Cường nhé!
Trước hết giá thép cuộn mà 7800 thì hơi cao đó, hàng cuộn chính phẩm giá khoảng 7000-7600.Thứ hai, bác làm giá đó có lời nhiều không vậy?thực sự là lo lắng đấy vì ngoài Bắc phần trích lại cho nhà thầu chính cao lắm (3-5%) không như sài gòn (1%).Thứ ba, bác hàn bằng thủ công hay hàn tự động??Thứ tư, tôi cũng là dân gia công nên tôi biết hao hụt chứ, nếu bác tính 1% hao hụt thì móm đó. Tôi có thằng bạn thân nhập thép ngoài HN, bác có muốn lấy hàng giá dưới 7800 không, hàng nhật hẳn hoi nhé?Tôi ra HN đấu mấy công trình mà bị văng mặc dù giá thấp hơn đối thủ đó.(ở HN, giá không quyết định gói thầu mà vấn đề là quan hệ bác cường à)
|
AlbertgeK |
|
|
Nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ giá thành để cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài. Tránh cạnh tranh theo kiểu dìm giá để rồi làm kém chất lượng công trình. Anh tôi cho ý kiến về vấn đề này
|
nguyentrungata |
|
|
Giá anh đưa ra theo tôi là không an tòan...Trích lại nhà thầu 1% khó nhận được ct, yếu tố thời tiết cũng rất quan trọng giá nhân công hiện nay cao, giá thép mà mua được như thế phải là tiền tươi ... Thế còn lợp tole mái, tole vách, lắp xà gồ anh tôi tôi tính sao?
|
Enriquecem |
|
|
Kính thưa các bác!
Giá gia công các bác làm thấp (11500 đ/kg so với 13000 đ/kg), giá thép các bác mua cao (7800 đ/kg so với 7600 đ/kg, tôi mua giá 7600 đ/kg mà vẫn được trả chậm đó), phần trích lại cho chủ đầu tư cao (3%->5% so với 1%), suy ra các bác đều là những "nhà từ thiện" hết ah? Giữ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm đề làm một cái gì đó cho kết cấu thép VN đi chứ các bác!!!!
Đơn giá lắp dựng tole mái: 6000 VND/1m2
Đơn giá lắp dựng tole vách: 8000 VND/1m2
|
MichaelKl |
|
|
Xin mời tất cả anh tôi cho ý kiến về khung kèo này: Nhà khẩu độ 48x120(m) có cột giữa, bước gian B=6(m), xây tại Bình Phước. Có các tiết diện như sau: Cột biên: I (250-650)x186x6x7, cột giữa I 250x186x6x7, kèo R1 I (650-350)x186x6x7, kèo R2 I 350x186x5x7, kèo R3 I (350-600)x186x5x7. Theo anh tôi thì khung này có okie không???Xin chờ ý kiến của các cao thủ!
|
traiyo1 |
|
|
chào bạn khung kèo của bạn đủ khả năng chịu lực.Nhưng bạn cần thêm giằng cột giữa suốt chiều dài nhà
|
opera |
|
|
Chưa biết cột cao bao nhiêu mét mà trả lời "đủ khả năng chịu lực" -Bác này kinh thật !!!!
|
BarbaraEr |
|
|
Cám ơn các bác đã quan tâm! Chiều cao giọt nước là 6(m).Em đang định giảm tiết diện xuống vì tôi nhận gia công lắp dựng khung kèo này. Các bác thử giúp tôi đưa ra tiết diện tối ưu đi!!! Many Thanks!!!!
|
ngoduong89 |
|
|
chao bac thong thuong cot thep 6-7m,la dung theo khung nha xuong roi
|
quyetthang122 |
|
|
Tôi góp ý với ông thế này nhé
Trong cái khung ông đưa ra tôi thấy có vài cái không hợp lý là kèo tại vị trí đầu cột giữa (Dân trong nghề gọi là nón lá)R3 I (350-600)x186x5x7 nhỏ hơn kèo R1 I (650-350)x186x6x7 là không hợp lý (Về kỹ thuật và kinh tế) Vì Moment tại R3>>R1
Cột giữa cao Ông dùng bản cánh 186mm thì độ ổn định không cao (theo trục z )tôi đề nghị ông dùng cánh 200mm
Vì ông "thiết kế kiêm thi công " Nên kiến nghị luôn ông dùng 2 cẩu lắp dựng kèo một lượt nguyên khung k48m này ,không nên lắp dựng một nữa vừa qua nón lá rất nguy hiểm vì lắp dựng như thế cột giữa sẽ thiếu do moment lớn.
À tôi không dùng 7mm cho thiết kế bởi vì 7mm hình như Nga không sản xuất mà chỉ có thép TQ đúng không ông.Bản giá Thép Việt báo 8300đ/kg mà ông mua được thép gì mà 7600đ/kg cho tôi biết đ/c được không? Giúp nhau mà !!!
Đổi lại thiết kế như sau :
I (250-600)x180x5x6, cột giữa I 250x200x5x6, kèo R1 I (600-350)x180x5x6, kèo R2 I 350x180x5x6, kèo R3 I (350-750)x180x5x6.
cột giữa nên giằng cách giang bỏ giang.
Khung này thì sẽ kinh tế hơn cái khung của ông củng khá nhiều đấy !
À tôi cũng hay đi công trình ở Bình Dương khi nào có công trình trên đó gọi cho tôi với (Làm vài chai ấy mà !)
CHÚC ÔNG GẶP NHIỀU MAY MẮN!!!
|
Philipboxy |
|
|
[Vì ông "thiết kế kiêm thi công " Nên kiến nghị luôn ông dùng 2 cẩu lắp dựng kèo một lượt nguyên khung k48m này ,không nên lắp dựng một nữa vừa qua nón lá rất nguy hiểm vì lắp dựng như thế cột giữa sẽ thiếu do moment lớn.]
Thế nếu không nối tại vị trí nón lá thì sao hả bác
Thế chưa bắn tôn thì mô men có lớn không bác
Thế trong quá trình lắp dựng có cần giữ ổn định tạm thời không bác
Thế sau khi giữ ổn định tạm thời và lắp dựng xong còn nguy hiểm không bác
|
Robertbura |
|
|
Gửi bác Danh - Truss!
Thứ nhất là cám ơn những đóng góp quý báu của bác. Thứ hai, tôi xin có ý kiến thế này, bác chia 180 thì sẽ dư thép nhiều lắm, chia theo khổ 186 thì bác sẽ dư rất nhỏ trong một tở thép khổ 1.5m, nếu chia 200 thì nên chia 212 (để hao hụt không đáng kể).Thứ ba, tôi dùng hàng 7ly vì nó là hàng sai quy cách, rẻ hơn rất nhiều so với hàng phổ thông (rẻ hơn 1000 đ/kg).Bác thấy thế nào????tôi dự định chơi loại đó vì trong kho tôi còn hơn 100 tấn hàng 7ly. Bác định lấy hàng tấm hay hàng cuộn??? Bác muốn nhập luôn hay lấy qua cầu?? Cty thép việt của Mr Huân thì cũng lấy hàng lại của bạn tôi mà.Hii, giá của Mr Huân cao lắm....không chơi được.Tôi thi công dưới Bình Dương nhiều lắm, khu nam tân uyên đó. Bác cho tôi sdt để tiện liên lạc nhé?hỏi luôn, bác làm cho cty nào hay làm cho bản thân bác????
|
Happyspringla2007 |
|
|
Gửi đồng chí!
Nếu không nối tại vị trí nón là, thì nối ở đâu để dễ lắp dựng?đồng chí phải đấu sống để gá lắp cho dễ, thì chỉ có vị trí nón là thôi.Nó chỉ mất ổn định khung khi lắp dựng đối với khung thứ hai thôi, các khung khác đã có hệ xà gồ giữ rùi.Đồng chí chưa đọc qua quy trình lắp dựng của ZAMIL sao?????Đồng chí hỏi câu "Thế sau khi giữ ổn định tạm thời và lắp dựng xong còn nguy hiểm không bác" nghĩa là thế nào???
|
WeksizzySl |
|
|
[I]Nếu không nối tại vị trí nón là, thì nối ở đâu để dễ lắp dựng?đồng chí phải đấu sống để gá lắp cho dễ, thì chỉ có vị trí nón là thôi.Nó chỉ mất ổn định khung khi lắp dựng đối với khung thứ hai thôi, các khung khác đã có hệ xà gồ giữ rùi.Đồng chí chưa đọc qua quy trình lắp dựng của ZAMIL sao?????Đồng chí hỏi câu "Thế sau khi giữ ổn định tạm thời và lắp dựng xong còn nguy hiểm không bác" nghĩa là thế nào???
Tôi nhất tri. Nếu anh tôi nào khi thi công và kiêm luôn lắp dựng nên đọc cuốn manual zamil nó hướng dẫn chi tiết cách lắp dựng, hoặc nếu muốn yên tâm nên tìm các chỗ thuê cẩu có kinh nghiệm người ta làm rất nhanh và có đầy đủ đồ nghê...
|
profilmuoisau16 |
|
|
Khung kèo thép cũng như thằng xỉn rượu vậy mà ,nếu một thằng xỉn đứng một tôi thì dễ té lắm còn hai thằng xỉn quàng cổ nhau thì khó té hơn , ba bốn thằng thì khá hơn nhiều nếu quàng cổ tốt (nó giống như giằng cột và giằng xà gồ vậy mà)
Các bác cứ uống nhiều vào khi xỉn rồi thí nghiệm nhé !!!
|
hoangphunhan |
|
|
Mời các Pác tham gia!
Khung kiểu Zamil khẩu độ L=48(m) bước gian B=6 xây dựng tại Tân Uyên Bình Dương, cột biên BTCT cao 5.636(m), cột giữa BTCT cao 9.2(m) (độ dốc 15%) có các tiết diện kèo như sau: R1 I (350-650)x186x5x6, R2 I (650-850-650)x186x5x6, R3 I (650-350)x186x5x6.Theo các Pác tiết diện trên đã tối ưu chưa? Xin mời các Pác cùng giải quyết với tôi bài toán này. Many thanks!
|
profilmuoisau16 |
|
|
Chào các bác
Hôm vừa rồi tôi có đi vào khu công nghiệp quế võ tỉnh bắc ninh, tôi thấy có nhà thép tiền chế do PEB đang thi công nhịp L90m có bước cột B=10m họ dùng xà gồ Z200x63x69x1,8 (thép cường độ cao) nên tôi nghĩ các công ty như Zamil, PEB, BlueScope, họ thiết kế rất kinh tế và có lãi rất cao. Về khối lượng xà gồ rất nhẹ dẫn đến tải trọng tác dụng lên khung thép sẽ nhỏ lên trọng lượng khung thép nhẹ nên nội lực tác dụng (Q, N) lên móng sẽ nhỏ dẫn đến kết cấu móng rất kinh tế. Các bác thấy tôi nghĩ vậy có đúng không, các bác cho ý kiến nhé.
|
hiepsitayto |
|
|
Xà gồ mà PEB hay ZAMIL dùng là loại xà gồ mạ kẽm nên nó cứng hơn rất nhiều so với xà gồ cán thủ công. Chứ thật ra nó không phải là thép cường độ cao như các bác nghĩ đâu. Cường độ tính toán khoảng 2800kg/cm2 thui.hiiiiiiiiiii!đó là kinh nghiệm từ thời gian lăn lộn với Zamil
|
nguoixau |
|
|
Chào anh, hiện nay tôi dang làm cho một công ty nhà thép tiền chế (em làm thiết kết kết cấu thép) nhung chưa bao giờ chạy nội lực, tổ hợp tải trọng cả nói đúng hơn là làm Cader (vẽ ) thối và theo kinh nghiệm của người khác ở trong phòng em. Khi tôi hỏi các anh ỏ cùng phòng họ cũng bảo làm theo kinh nghiệm thội anh có thể dậy tôi tính toán được không. Tôi chân thành cảm ơn !
|
duong tang |
|
|
Không có gì. Theo anh chúng ta cùng bắt tay nhau để ngày hôm nay hơn ngày hôm qua, à quên tôi cho anh hỏi ngày xưa tôi học trường kiến trúc hay xây dựng, tôi ra trường được mấy năm rồi?
|
ao anh xa |
|
|
Anh ơi biết làm gi đây vì đúng là tôi ở hà nôi. Thôi hay là anh có thể gởi mail cho tôi vê trình tự tính toán nhà thép tiền chế theo tiêu chuẩn Anh hoặc mỹ được không hình như tôi thấy theo tiêu chuẩn của họ thì kiểm tra ổn định cục bộ dầm thép tổ hợp rất hay.
VD :
1 Chọn tiết diện khung sơ bộ theo kinh nghiêm.
2 Tổ hợp tải trọng
Hay là tốt nhất là tôi đang báo giá 1 cái nhà L50D120B8H7I15% là nhà có cột giữa (L1=25m, L2=25m), nhà dài 120m, bước cột 8m, chiều cao diềm mái 7m, độ dốc 15%. Anh giúp tôi với, Chân thành cảm ơn nhiều !
|
profil7 |
|
|
Trả lời:
Cột biên I (250-700)x186x6x8
Cột giữa I 250x186x6x8
Kèo R1 I (700-350)x186x6x8
Kèo R2 I350x186x6x8
Kèo R3 I (350-800)x5x6
Xà gồ Z200x64x70x20x1.8
Kiểm tra với tiết diện này thì okie, tuy nhiên nếu gia công bằng hàng cuộn thì có thể đưa các tiết diện khác cho phù hợp với những gì tôi đã có.
Thân ái và quyết thắng
|
Haroldser |
|
|
Cảm ơn anh nhiều, có phải Zamil sơ đồ tính toàn là khớp đúng không?cột giữa anh cấu tạo khớp 2 đầu đúng ạ. Tôi có làm một cái nhà như vậy như sau :
Kèo R1 I (650-400)x200x6x8
Kèo R2 I400x200x6x8
Kèo R3 I (400-600)x6x8
Nhưng tôi thấy nó vẫn võng, tất nhiên là tiết diện này do các đồng nghiệp của tôi tại công ty chọn rôi.
Anh có thể nói chi tiết hơn ở đỉnh kèo liên kết như thế nào không?
Anh có thể chỉ giúp tôi có các tổ hợp nội lực như thế nào không?
|
mtv_0201 |
|
|
Em đang tính móng nhà kho CN khung Zamil có cột giữa, do chưa có khảo sát địa chất nên ở Quế Võ Bắc Ninh tôi lấy cường độ đất nền giả định là 10T/m2 (1kg/cm2). Nền nhà được tôn cao so với cốt tự nhiên (nền đường) là 1,3m.
Vậy cho tôi hỏi nếu khi tính toán sức chịu tải của nền, kiểm tra theo
hai công thức là P < Rtc và Pmax <= 1.2Rtc thì P và Pmax tôi tính như thế nào? Có kể đến lớp cát, bêtông nền không? Trường hợp cột giữa và cột biên thì tính có khác nhau không?
Em đã tính như sau liệu có đúng không:
- Cột biên (Vì một bên là có lớp cát đầm chặt của nền cao 1.3m nên p=N/Fmóng + g.1,3. (g: Khối lượng riêng của nền dày 1.3m)
- Cột giữa P=N/Fmóng
Rồi kiểm tra với Rtc?
Rất mong các bác có kinh nghiệm trong tkế nhà CN khung Zamil chỉ bảo giùm tôi với! Chân thành cảm ơn các bác!
|
ao anh xa |
|
|
[QUOTE=HuyenIDT]Em đang tính móng nhà kho CN khung Zamil có cột giữa, do chưa có khảo sát địa chất nên ở Quế Võ Bắc Ninh tôi lấy cường độ đất nền giả định là 10T/m2 (1kg/cm2). Nền nhà được tôn cao so với cốt tự nhiên (nền đường) là 1,3m.
Vậy cho tôi hỏi nếu khi tính toán sức chịu tải của nền, kiểm tra theo
hai công thức là P < Rtc và Pmax <= 1.2Rtc thì P và Pmax tôi tính như thế nào? Có kể đến lớp cát, bêtông nền không? Trường hợp cột giữa và cột biên thì tính có khác nhau không?QUOTE]
Theo tôi không nên đưa lớp cát dày 1,3m vào tính toán vì đầy là lớp cát san nền chưa đạt độ ổn định (nếu đưa vào tính toán thì thời gian san lấp >5năm) và chú ý nên đặt đáy (mớng chiều sâu chôn móng hm) qua lớp đất này tức >hm=1,5m.
Việc giả định cường độ đất nền Rdn=10T/m2 thì cũng được nhưng nếu với nhà sử dụng kéo Jamil nhịp lớn nên phải ép cọc nên khái niệm Rdn=10T/m2 không sử dụng đến
Bác qua thêm mục móng để xem thêm
|
tandc128 |
|
|
Chào anh, anh có thể gửi cho tôi cái biểu đồ bao momen được không?
|
ngoctrinh |
|
|
1. Nếu có KSĐC thì Rtc= A.b.y1 + B.h1.y2 + D.c (trong đó y1 trọng lượng riêng đất tại đáy móng, y2 là trọng lượng riêng trung bình các lớp đất từ đất tự nhiên đến đáy móng-h1).
Khi bạn tính toán, ứng suất P < Rtc-h2.y3 (trong đó h2: ccao từ nền hoàn thiện đến đáy mong, y3 trọng lượng riêng trung bình các lớp đất từ nền hoàn thiận đến đáy móng).
Còn P = (tải trọng tiêu chuẩn bất lợi nhát)/(diện tích móng). và Pmax < 1.2Rtc - h2.y3, Pmax = P + Q.h/W (P: nêu trên, Q: lực cắt tại chân cột, h: chiều cao từ chân cột đến đáy móng, W: momen kháng uốn của móng)
2. Nếu không có KSĐC, R gỉa định của bạn là Rtc nêu trên
Vài dòng để bạn tham khảo
|
dolkihote |
|
|
Rất cám ơn bác pmdc (HuyenIDT)
|
terrydoa |
|
|
Các bác cho tôi hỏi với!
Nhà CN khung Zamil chiều cao cột biên là 5,1m nhịp 48m có làm thêm cột giữa. Với sơ đồ kết cấu là liên kết khớp tôi đã chọn tiết diện và kiểm tra khả năng chịu lực thì đảm bảo. Tuy nhiên về chuyển vị ngang tại đỉnh cột (đầu kèo) và độ võng giữa bán kèo vượt quá giới hạn cho phép (theo TCVN) rất nhiều. Mà nếu để đảm bảo các đk này thì tiết diện khung sẽ rất lớn và không kinh tế. Tôi nghe bảo là để kinh tế thì thường một vài đk sẽ ko được đảm bảo. Nhưng như Zamil,.. thì người ta có trong tay thương hiệu nên họ không lo ngại chứ như tôi thiết kế xong, liệu có sợ người ta thẩm tra lại không? Khi ấy thì...
|
CharlesEn |
|
|
Gửi tôi gái!
Anh gửi tôi file thiết kế của anh nè! anh đã thiết kế và gia công xong rùi đó, chất lượng trên cả tuyệt vời. Tham khảo nhé!
|
dudung |
|
|
Cám ơn anh trai! hi hi
|
Arshes |
|
|
Các bác hô hồ cho to thế thôi, chứ nói cho đúng, so với các vị tính nhà cao tầng, dạng khung tiền chế này còn dễ hơn cái dầm liên tục.
Cứ xài SAP hoặc Staad.pro, đọc qua cuốn dầm có tiết diện thay đổi, kiểm tra ổn định, thế là xong, không có gì khó dữ thế đâu.
Làm ăn kinh tế đối với nhà xưởng, thì đơn giản, Hmax=Lnh/40
Hmax:Chiều cao dầm chữ I tại nách
Lnh:Chiều rộng một nhịp nhà.
Chúc cả nhà vui vẻ.
|
DonaldMi |
|
|
Chào đại ca, anh có thể cho tôi công thức chọn tiết diện kinh tế của nhà xưởng được không?
ở đây anh cho tôi tiết diện tai nách cột Hmax=Lnh/40 vậy thì còn đỉnh kèo và đoạn giữa kèo và chân cột thi sao hả anh? Help me!
|
Stephenon |
|
|
Chào các cao thủ trong lĩnh vực kết cấu đặc biệt là kết cấu thành mỏng (kết cấu nhà thép tiền chế) cho tôi hỏi vấn đề về tải trọng, tổ hợp tải trọng và chọn nội lực ra để tính toan như thế nào. Chân thành cảm ơn các đại ca.
1. Tĩnh tải (Dead Load) 0,1KN/m2
2. Hoạt tải (Live Load) 0,57KN/m2
3. Gió (Win Load) tốc độ gió là : 130km/h
A. Tổ hợp tải trọng đối với trường hợp nhà không có cầu trục như sau :
TH1 : DL + LL
TH2 : DL + WL
1. Tĩnh tải (Dead Load) 0,1KN/m2
2. Hoạt tải (Live Load) 0,57KN/m2
3. Gió (Win Load) tốc độ gió là : 130Km/h
4. Tải trọng cầu trục (Crane Load)
5. Tải trọng phụ (Collateral Loads) 0,15 KN/m2
B. Tổ hợp tải trọng đối với trường hợp nhà có cầu trục như sau :
TH1 Dead Load + Collateral Load + Live Load
TH2 Dead Load + Collateral Load + Wind Load
TH3 Dead Load + Collateral Load + Crane Load + 0.5 * Wind Load
TH4 Dead Load + Collateral Load + Crane Load
Xin hỏi các đại ca thế có đúng không ?
Help me ! Help me ! Help me ! Help me !
|
Roberter |
|
|
Đúng là tính toắn khung thép tiền chế tiết diện thay đổi mà dùng SAP , STADD kiểm tra theo kiểu check code thì không có gì khó , nhưng đây chỉ là kiểu nhắm mắt làm bừa ( tôi cũng dùng cách đó )
Để tính tay chuẩn một khung như vậy theo tôi không dễ , một số bạn hay tính theo TCVN , dùng tiết diện trung bình và chiều dài tính toắn căn cứ vào tiết diện TB đó để tính ổn định , theo tôi là không ổn.
Mong bạn nào biết cách tính tay theo tiêu chuẩn Mĩ hoặc EC thì hướng dẫn cho mọi người học tập
|
Marcunst |
|
|
Gửi các đồng chí!
Tôi nhớ hình như có lần anh tôi cùng trao đổi với nhau về khung smarttruss đúng không nè. Hôm nay tôi có một bộ hồ sơ thi công smarttruss để anh tôi cùng tham khảo và đưa ra những nhận định và so sánh để có thể đưa ra một dạng kết cấu tương đương mang nhãn hiệu made in vietnam nhé!Ghi chú: hiện nay tôi đang lắp dựng tại vũng tàu công trình này.anh tôi nào có điều kiện xuống dưới đó trao đổi thực tế với tôi thì hay quá!
|
ngoctrinh |
|
|
chao cac dong chi
|
CharlesEn |
|
|
Chào anh!
Anh cho tôi xin một bản vẽ kết cấu nhà thép tiền chế có nhịp nhà rộng 30m.
Chân thành cảm ơn !
|
sieunhangiambeo |
|
|
có ai đã làm kết cấu dạng này chưa?
|
Roberter |
|
|
Đọc cái mục này thấy chữ Zamil nghe là mệt rồi, dân xây dựng vô tình đi quảng bá thương hiệu cho nó, trong khi nó ko cần bỏ ra 1 xu nào cho quảng cáo cả.
Khung tiền chế có từ bao đời rồi mà cứ gọi là Zamil, ko hiểu ra sao.
Còn cái khung thì tiết diện thay đổi, ko biết thì chụp hình, lấy vẽ lại thôi, có gì mà khó dữ vậy, chẳng lẽ cái gì cũng cần khuôn mẫu (temp)
|
dudung |
|
|
Họ ko biết mới hỏi. Ông Việt này khó tính quá đó >. Có tài liệu gì liên quan thì gửi giúp người ta đi kìa
|
phuonganh12 |
|
|
Chào các cao thủ nhà thép tiền chế, các anh có thể tư vấn thiết kế cho tôi cái nhà thép này không?
Nhịp nhà L=60m
Chiều dài nhà D=60m (chọn bước cột B=7,5m)
Chiều cao diềm mái H=8,5m
Độ dốc I=15%
Cầu trục 15T
Chiều cao vai cột Hv=6m
Xây tường cao 2m
Địa điểm lắp dựng Hà Nội
Mong sớm nhận được câu trả lời của các anh.
Trân thành cảm ơn !
|
kukuca |
|
|
Chào các bác!
Em mới chập chững bước vào lĩnh vực thép, còn thiếu nhiều kinh nghiệm, kiến thức chưa có nhiều rất mong được các cao thủ chỉ giáo.
Hiện tôi đang làm cái nhà: nhịp 45m, cột 5m, bước khung 9m, khu vực gió II.B. Tôi đã nhập sơ đồ và phân tích nội lực, trong các bước tính toán đang gặp vướng mắc, chưa biết giải quyết ra sao. Trong phần tính toán ổn định tổng thể trong mặt phẳng của cột, độ lệch tâm tính toán me = 23,4. Tra bảng D.10 trang 104 TCXDVN 338-2005 để tìm hệ số phi thì trong bảng tra chỉ có số liệu với me<=20. Như vậy thì phải tính toán như thế nào: coi là cấu kiện dầm hay cột, các bước tính toán tiếp theo ...
Các bác sớm Reply nhé,
|
terrydoa |
|
|
Gởi các Bác tài liệu này để tham khảo.
|
ewrewrwewe |
|
|
Điều này có lẽ bạn nên xem lại, vì khi m > 20 thì không cần kiểm tra điều kiện ổn định tổng thể trong mặt phẳng uốn
Tiện đây tặng bạn bộ file thuyết minh thiết kế nhà công nghiệp khung thép tiền chế, mong bạn dùng và hồi âm
|
RaymondEr |
|
|
Cám ơn Bác nhiều lắm, xin Bác tặng luôn các bản vẽ kèm theo thuyết minh này cho trọn bộ luôn nhé.
|
taolaai |
|
|
Thực ra tôi lập bảng tính này hoàn toàn dựa vào lí thuyết, các số liệu trong bảng chỉ là giả thiết một phần
Đây là file kết cấu của một nhà máy thiết kế theo khung tiền chế, hy vọng giúp được các bạn!
|
con voi con |
|
|
Cám ơn tài liệu cùa bác nhé
|
53caugiay |
|
|
Một điều khiến tôi băn khoăn khoăn khi tính toán, là do đặc điểm cấu tạo nên trọng lượng bản thân của kết cấu là bé, trong khi đó tải trọng bốc do gió lại lớn, nên xảy ra hiện tượng xuất hiện phẩn lực âm dưới chân cột - tức là móng bị nhổ lên
Do chưa có kinh nghiệm thiết kế, nên tôi cũng không đánh giá được sự hợp lí của kết quả.
Xin hỏi các anh các bác đi trước, những người đã có kinh nghiệm thiết kế khung tiền chế về vấn đề phản lực âm như trên, và cách khắc phục để dưới đấy móng không có ứng suất âm
|
trannguyen1602 |
|
|
Tại sao tôi không đính file TCVN TCXDVN 338 - 2005 THIET KE KET CAU THEP.pdf nó cứ báo lội
"Thông số $idname không đúng, xin liên lạc với webmaster để báo lỗi này"
Các bác giúp tôi với nhé.
|
Marcunst |
|
|
Cái này chắc là do mấy hôm nay mạng trục trặc nên mới thế. Bác có thể refresh nhiều lần hoặc thoát ra gửi lại. Bác chịu khó chút vậy, cái gì kỳ công cũng quý mà
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Khi thiết kế khung thép tiền chế thì móng chịu nhổ là việc xẩy ra như cơm bữa mà với nhà CN ! Chỉ cần tổ hợp TT+GIO là đủ chết !
Chỉ còn cách dùng móng cọc hoặc tăng kích thước móng lên (nếu là móng đơn) ! KHi tính toán chịu nhổ thì tính cả đất trên đài và đặt móng sâu xuống thôi ! Còn chẳng có cách gì hay ho cả ! (Hay là đối với tôi thì thế )
|
suanhadthouse |
|
|
Tôi thấy trên phần tính toán kết cấu khung Zamil đã có nhiều thành viên cung cấp các file thuyết minh tính toán kết cấu khung thép tiền chế, nhưng có một vấn đề chưa thấy được các tác giả đề cập đến đó là cách kiểm tra ổn định của xà ngang. Theo tôi xà ngang là một kết cấu chịu nén uốn, nội lực trong xà có M, N, và Q, theo tiêu chuẩn Anh hoặc Euro code đều yêu cầu phải kiểm tra ổn định trong và ngoài mặt phẳng uốn của xà ngang, vậy nên chăng khi tính toán trong thực tế nên kiểm tra ổn định của xà ngang.
Trên diễn đàn nếu thành viên nào đã thử kiểm tra rồi, hoặc có kinh nghiệm gì hay thì trình bầy cho mọi người.
Xin cảm ơn.
|
duong tang |
|
|
|
53caugiay |
|
|
|
Edwandhext |
|
|
|
Chào cả nhà!
Tôi theo dõi các bạn tranh luận khá nhiều về vấn đề thiết kế, thi công Nhà tiền chế ( hay còn gọi là nhà Zamil), toi thay có rất nhiều ý kiến có giá trị, nhưng theo quan điểm và kinh nghiệm thiết kế, thi công của tôi thì có mấy vấn đề như thế này:
- Khi thiết kế thì điều đầu tiên là theo yêu cầu của chủ đầu tư, theo công năng và tính chất của công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố: dây chuyền công nghệ, dạng công trình nhà thi đấu,..... (họ là người quyết định). Nhưng từ ý kiến của chủ đầu tư, thì tôi là người tư vấn phải cho họ phương án nào là ưu điểm hơn (cả về kỹ thuật cũng như về kinh tế) chứ không có nghĩa là họ bảo gì thì tôi nghe thế.
- Khi thiết kế với các công trình có nhịp lớn hơn 50m thì không nền làm kèo (phần đỡ mái) thay đổi tiết diện bằng thép tấm mà nên dùng cột đặc hoặc rỗng và mái bằng dàn (kèo) thép ống (vuông, tròn) có thể không gian, giàn phẳng (hay còn gọi là dàn delta, giàn thang...) để đỡ mái che thì hiệu quả hơn rất nhiều chứ không nhất thiết là cột kèo thay đổi tiết diện bằng thép tấm như mọi người vẫn tranh luận trên. (Tôi đã thiết kế rất nhiều công trình có nhịp >50m nhưng ít khi tôi dùng kèo thép tấm tổ hợp, vì nó không kinh tế mà trong quá trình thi công chế tạo, lắp dựng cũng phức tạp hơn).
- Nếu như ai đã chọn phương án là kèo thay đổi tiết diện thì cũng không vấn đề gì, chỉ có điều tốn kém hơn phương án tôi nói trên. Nhưng chú ý khi thiết kế phải tính đến phương án chế tạo, vận chuyển và cẩu lắp. Về chế tạo thì chiều dầy 14-30mm vẫn cắt và chế tạo bình thường không vấn đề gì (chỉ có điều tốn kém hơn, không hiệu quả). Tôi đã cùng tham gia chế tạo nhà máy nhiệt điện xây dựng tại Bắc Giang (do Trung Quốc thiết kế) các cấu kiện còn lớn hơn rất nhiều (có cấu kiện có tiết diện lên đến 1,4m và dầy 22mm), khi lắp dựng phải dùng đến cần trục 100T.
- Khi lựa chọn chiều dầy, tiết diện thì không thể đánh đồng các công trình có nhịp giông nhau thì tiết diện giống nhau được mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: địa điểm xây dựng, dạng công trình và có cầu trục hay không cầu trục chứ không chỉ phụ thuộc vào nhịp và tải trọng mái (có trần giả? tôn lợp Apul chồng nóng hay không....).
- Còn xà gồ thì thông thường lựa chọn theo hai phương án chính:
+ Với bước cột >=8m thì nên dùng xà gồ chữ Z, vì theo sơ đồ làm việc xà gồ chữ Z được thiết kế làm việc như một dầm liên tục (chúng nối chồng lên nhau), còn xà gồ chữ C thì được thiết kế như một dầm đơn giản 1 nhịp do đó độ võng của hai loại xà gồ này khác nhau hoàn toàn khi làm việc. Mặt khác, khi sử dụng xà gồ chữ Z thường tốn hơn xà gồ chữ C (vì đoạn nối chồng) do đó cần cân nhắc khi thiết kế (thông thường trọng lượng xà gồ chiếm từ 15-35% tổng trọng lượng của kết cấu toàn công trình) do đó cũng đáng kể khi lựa chọn xà gồ.
+ Với công trình có nhịp <8m và yêu cầu về độ võng không lớn, mái dốc lớn thì nên dùng xà gồ chữ C sẽ kinh tế hơn và các yêu cầu khác đều đảm bảo.
Còn nhiều vấn đề khác (giằng xà gồ, giằng mái...)nhưng không có điều kiện trao đổi ở đây, hẹn gặp lại dịp khác.
Có gì xin chỉ bảo thêm.
Chúc các thành viên luôn tự tin, lựa chọn phương án tối ưu nhất và thành công.
Cứ yên tâm, tôi nói đều có cơ sở vì tôi đã làm trên dưới 150 công trình rồi và chưa vấn đề gì, he he =)).
|
dutrieu |
|
|
Kích thước bạn chọn là hợp lý đấy, tôi cũng thiết kế công trình tương tự chân kèo tôi chọn H850X220X8X12 nhà đã thi công xong và đưa vào sử dụng được hơn năm rôi.
|
Robertbura |
|
|
Hinh nhu tôi co cai manual cua Zamil, o bit co jup duoc moi nguoi o? Bac nao muon thi lien lac voi em!
|
casinomkw |
|
|
tôi vùa tính một khung dạng zamil nhịp 22m, bước cọt 7,5m. Tôi tính ra mômen đỉnh cột đối với gió lên đến 23 tm, tôi đang phân vân không biết có đúng không, nhung tôi kiểm tra lại tải trọng không có gì sai cả, không biết có ai đã tính với khung nhịp như vậy mà cho nội lực lớn thế chưa, hay là tôi tính sai nhỉ, xin bà con cho ý kiến
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Mấy quyển e-book của bác Phiphi hay quá nhưng khi down xuống và mở ra thì báo file bị lỗi. Bác có thể cho cái link nào khác không?
Cảm ơn bác rất nhiều
|
arthomeviet |
|
|
cái này chỉ là technic manual, còn 1 dong design va tieu chuan thep, MBMA.....
|
CharlesEn |
|
|
Miss đúng là cao thu kc thép Zamil
|
tungch46 |
|
|
chà chà, vậy theo huynh thì cái cổ cột chịu moment cũng khá lớn. móng phải tính ổn định trượt, lật. thanks
|
dolkihote |
|
|
900 là mấy bác dùng thép cường độ thấp à
|
MichaelKet |
|
|
đúng là diễn đàn này rất nhiều anh tài "ngọa hổ tàng long"
|
Freddievaw |
|
|
1 khung đầu hồi giải như thế nào (gán tải trọng, tổ hợp NL, đặc biệt là tải gió, động đất...)
Cậu đã tính được thì cũng phải gán được chứ!????
2 Khi dùng xà gồ Z,C mấy anh dùng sơ đồ tính nào để tính (dầm liên tục hay dầm đơn giản.....)
Coi xà gồ mái là dầm liên tục 2 đầu khớp.
3 Ti giằng xà gồ và cáp giằng mái tính như thế nào
Cái này thì tôi cũng chưa thử bao giờ, có bác nào đã làm rùi chỉ giúp với!
4 hệ dầm sườn tường tính như thế nào
Cái này thì tính như bình thường thui!
5 khung nhà thép móng bê tông dùng liên kết chân cột là khớp (di động hay cố định) hay là ngàm...
Cái này thì tùy cậu, thường là khớp cố định họăc ngàm, cả 2 loại này đều tính toán và thi công được.
6 Nút đỉnh mái là khớp hay là ngàm....
Nút đỉnh mái thường là ngàm.
(câu hỏi trên về nhà công nghiệp 1 tầng khung thép móng bêtoong)
Mấy anh giúp tôi cái.
|
dutrieu |
|
|
Bác này nghe bảo từng làm ở Zamil HCM, trong tay có các tài liệu of Zamil thế mà lại hỏi những câu này, chẳng lẽ để test anh tôi kc chắc
|
GeorgeEr |
|
|
|
suanhadthouse |
|
|
lâu lâu không ghé diễn đàn, thấy các chú tranh luận zữ wa!
anh thấy chú tôi rao bán mấy quyển sách gì gì đó của Zamil mà sao đi hỏi mấy câu hỏi lơ ngơ như con bò đeo nơ vậy?????
Nếu là để dành cho các bạn trẻ thì nên ghi ở mục đố tôi nhé! Dân Zamil không ai hỏi vậy đâu nhé. Nếu thắc mắc có thể liên lạc với anh. Số đt anh trên diễn đàn đã có. Chứ đã rao bán sách Zamil mà đi hỏi như vậy, các anh tôi khác cười cho đấy.
Đúng là hậu sinh khả ố!
|
JacimtoCogy |
|
|
Giá của PEB và Zamil cao lắm, bọn đó đấu giá với tôi toàn thua thôi! Có thì giới thiệu cho tôi nhé!
|
muaxanh |
|
|
" Các bạn trẻ" cũng không lạ lẫm với loại nhà này nữa đâu! nhiều trường đã đưa nhà loại này vào làm đồ án thép 2 rồi! Mỗi tội là TCVN chưa có tài liệu chi tiết tính toán về cột vát, liên kết khớp nên hơi "lai tạo" dùng cột thẳng và fix base(lấy lí do là chuyển vị ngang lớn, ảnh hưởng đến sự làm việc of crane!), tuy nhiên tiết diện ra to đoành, nhất là chiều dày bản bụng, cái điều kiện Hw/ tw <= 2,3(e/f)^0.5 thật là khắc nghiệt!
|
JacimtoCogy |
|
|
Bà con bình tĩnh thảo luân, tranh luận nhưng ko tranh đấu. Các tôi trẻ và sinh viên đưa ra câu hỏi cũng nhằm mục đích thảo luận thôi. Tuy nhiên câu hỏi nào mà phổ thông rồi thì tạm thời chưa đưa ra, khi nào có ai hỏi thì trả lời cũng đươc.
Đặc biệt các bạn trẻ nên hết sưc kiềm chế khi bị (được) góp ỵ
Thân,
Nguyên
|
Stephenon |
|
|
Tôi cũng chỉ mới thiết kế được vài cái nhà công nghiệp thôi chứ cũng chưa phải chuyên gia về KC thép như một số bà con trên diễn đàn tuy nhiên tôi nhận xét những câu hỏi như của henycuong khi đã làm ở các cty chuyên về kc thép là hơi bị thừa.
Theo tôi việc các liên kết là ngàm hay khớp đều do người thiết kế quy định cho mô hình tính toán của tôi. Nếu coi nó là liên kết khớp thì tính toán thiết kế tiết diện khớp còn nếu coi liên kết đó là ngàm thì tính tiết diện ngàm chứ có j phải hỏi nhỉ
|
bachtuu |
|
|
Thực ra, bạn đã hỏi như trên có nghĩa là bạn không biết về kèo thép tiền chế. Chuyện không biết là bình thường. Nếu không biết mà nói là biết mới không bình thường.
Nếu các chữ cái AE-.... mà bạn có viết trong chữ ký của bạn là tên viết tắt các công ty bạn đã làm qua thì tui có biết về bạn. (Vì một số nhà quản lý các công ty đó là bạn cũ của tui)
|
kiwisoda |
|
|
Nghe thiên hạ đồn , có mấy tên hay lên diễn đàn quăng lựu đạn lắm!Chắc chuẩn bị tập trận chiến đấu ở Hoàng Sa chăng> !
|
chongthambamien.vn |
|
|
Nếu bạn không biết mà hỏi, tui biết cái gì trả lời cái đó. Nếu để thảo luận thì tui xin thôi ạ.
Nếu như tui nói trên, nếu đó là các công ty bạn đã làm qua thì tui đã gặp bạn 01 lần khoảng 01 năm trước. Khả năng của bạn lúc đó tui biết. Tui không tin trong vòng 01 năm với vài lần thay đổi cty lại có điều thần kỳ đến với bạn.
Tui nhớ được 02 tên viết tắt: AE & CPE
AE có aHồng (KTS-K89) & aSơn (KS-K89) là đồng nghiệp của tui vào năm 1999-2002 là chánh phó giám đốc.
CPE có aTrình (Ks-Khỏang K86-87 sau có đi học thêm ở Úc)là giám đốc tui có quen vào năm 1995-96 khi tui là ks thiết kế của công ty mà a Trình có liên hệ công việc.
Tui có ghé thăm công ty CPE năm 2005, cty AE năm 2007.
Càng nói càng lạc đề, tui xin dừng ở đây.
P/S: Nói thêm với bạn @henycuong: (spam nhiều quá)
Tui không gặp bạn ở AE & CPE, đã gặp bạn ở công ty của tui. Nếu thời điểm đó bạn bị stress thì có thể tui đã không nhận định đúng về khả năng của bạn. Lúc gặp đó, bạn có nói đến các công ty bạn làm qua nên tui mới nhớ. Dẫu sao cũng là người đã gặp mặt, nên tui mong bạn có định hướng tốt & thành công.
(spam nhiều quá) - Không phải nói bạn @henycuong đâu mà nói về phần viết thêm của tui. Còn cách bạn tham gia diễn đàn ntn là quyền của bạn - Tui không có ý kiến.
Tui kết thúc câu chuyện tại đây.
|
controlledpills |
|
|
1-""Khả năng của bạn lúc đó tui biết. Tui không tin trong vòng 01 năm với vài lần thay đổi cty lại có điều thần kỳ đến với bạn.""
thật sự thời gian làm việc của tôi tới giờ chỉ gói gọn 1 năm, còn lại ở ẩn khi bị stress.ko có chuyện gì mà ko phải trả giá, tôi vẫn ổn suy nghĩ có thay đổi chút xíu thôi, ko bị đột biến đâu>
2-aSơn (KS-K89) "not true"
3-"Tui có ghé thăm công ty CPE năm 2005, cty AE năm 2007." 2 lần này anh đâu có gặp em
4- anh Trình rất good, xứng tầm nhà lãnh đạo
Hân hạnh được biết anh
who are you???
anh cho biết tên, thì tôi sẽ nhớ có gặp hay chưa>
Sorry các bạn
|
tungch46 |
|
|
Gửi tặng các bác Model 3D nhà tiền chế tiết diện tổ hợp để tham khảo
|
MrAn12345 |
|
|
Nếu anh đã có lòng cho anh tôi tham khảo thì gửi luôn model Tekla luôn nhé,như thế anh tôi se học hỏi được nhiều hơn đó
Dù sao cũng rất cảm ơn anh
|
GeorgeEr |
|
|
Em nhớ ra bác rồi >. Thật ra những người từng gặp mặt tôi khi phỏng vấn, chưa có ai tôi đánh giá là good. khi tiếp xúc lúc phỏng vấn. sorry bác. Chúc bác tuyển được người good với cách phỏng vấn của bác
@henycuong: (spam nhiều quá) thú thật với bác tôi vào diễn đàn tìm niềm vui là chính. qua đó cũng góp 1 phần nhỏ bé kiến thức kém cỏi của tôi thôi. Bác hiểu sao về chuyện spam>.
Nếu nói thế mong bác đóng góp vài lời cho diễn đàn để anh tôi thảo luận,
nói thêm cho bác rằng SV hiện nay mới ra trường chỉ cần 2 năm để bắt kịp mấy đàn anh ra trường trước 6-7 năm trở về trước > > Vì quan niệm của mấy bác đã lỗi thời
|
hiepsitayto |
|
|
tôi có vài ý kiến về vụ này nhé
1 số sinh viên hiện này ; thườgn tốt nghiệp với những đồ án không tầm thường chút nào ; Với những đồ án thường là những công tỉnh2 cao tầng ; vách lõi rất nhiều ; Sự phát triển mạnh mẽ của phần mềm giúp sinh viên am hiểu rất tốt. CHỉ cần ngồi nghiền ngẩm khoảng 1 tháng về những cái mà đàn anh tưởng là vài năm thì mới tiếp thu được. SV ra trường bây giờ rất nhạy bén ; đặc biệt là thiết kế.
Phỏng vấn của các chủ trì kết cấu đa số thường có con mắt khinh thường đầu tiên vì nghĩ rằng tuổi trẻ ít kinh nghiệm và thường làm việc phải tập ; đào tạo.
Nói thật ra các đàn anh kinh nghiệm 5-10 năm thời trước thì đa số không giỏi bằng sinh viên hiện nay ; không thiết kế chuẩn bằng sv hiện nay. Tất nhiên nhưng sv có tính học hỏi và đam mê --- Không nhất thiết phải bằng khá hay giỏi ; chỉ cần người chủ trì tạo cơ hội cho người ta thể hiện trình độ trong cuộc phỏng vấn ,
Có 1 số phỏgn vấn rất buồn cười :
+ tôi biết gì về cty anh???
+ cty anh làm nhà thép liệu tôi có biết gì về staapro ---
---
chuyện biết hay không biết thì cái đó trước sau gì cũng biết ; quan trọng là nguyên lý cơ bản có hiểu không? nếu hiểu bản chất thì chẳng có phần mềm nào là khó cả ; chịu khó đọc help là biết thôi.
+Thấy PV sv có nhiều người còn có kiến thức kém hơn sv nhiều ; có những cuộc PV biến thành 1 buổi tranh luận ; thậm chí cải nhau vì người pv không có đủ lý lẽ để cho sv phải khâm phục---> giỏi quá vào cty tao mày hơn tao thì sao ( heheh)
+ trong thời gian 1-2 năm hiện nay SV có thể tiếp nhận kiến thức rất nhanh gấp 10 lần các anh chị đi trước khi mới ra trường. Đó là đều hiển nhiên ; chứ kiểu như mấy bậc tiền bối thì khi nào phát triển được nhân tài???
vài dòng
|
Vimcentcow |
|
|
+ tôi biết gì về cty anh???
họ muốn tôi gắn bó lâu dài, để bóc lột tôi>
+ cty anh làm nhà thép liệu tôi có biết gì về staapro ---
hạ giá anh tôi xuống để vừa tuyển được người giỏi mà ko phải trả lương cao>
Đừng hỏi tại sao tôi hơn anh tôi sẽ ko trả lời được ( copy của "Đừng hỏi vì sao anh yêu tôi anh sẽ ko trả lời được")
Thế hệ sau luôn tiến bộ hơn thế hệ trước sao mấy bác ko thừa nhận. Đó là lẽ đương nhiên theo quy luật tiến hóa. trình độ 200 năm trước khác trình độ 100 năm trước khác trình độ 50 năm trước và khác trình độ 20 năm trước và đến bây giờ là số 1> > >
|
MrAn12345 |
|
|
Chào cà nhà!
có ai biết vấn đề này xin chỉ giáo cho tôi út, sẵn sàng mời đi nhậu để được học hỏi:
Tole Klip lock có nối được không? cách nối như thế nào??????
Many thanks
|
Robertgomo |
|
|
Hình như cái mô hình này làm từ thép đúc Hot roll mà đâu phải thép tổ hợp, đúng ko vậy
|
tandc128 |
|
|
Bác Rei xem kỹ lại coi, buit_up mà.>
|
AlbertDOB |
|
|
Hiện tôi đang tính toán khung Tiệp, bạn nào có bản vẽ và thuyết minh tính thì cho minh xin với
|
fordthudo1 |
|
|
em xin hoi anh HOANG CUONG la, cai model cua anh, thuc hien hoan toan tu dong bang component hay co 1ti thu cong bang tay hay khong, tôi co thu bang tu dong nhung co ve hoi kho nen choi them 1 ti thu cong--->hoi bat tien, anh cho tôi loi khuyen voi
cam on anh truoc nhe !!!
|
thanhthuonghm |
|
|
Không đao được rồi.Bác có thi cho nên để anh tôi cung đao về thảo luận
|
duong tang |
|
|
Minh cung down ko duoc. Goi cho minh voi nhe (danghoang_viopt@yahoo.com) Thank Kìu
|
thanhtinh |
|
|
Em co nhan kiem tra su on dinh cua 1 cai kho. Chua bit ve khung tien che nay. Xin moi nguoi giup em. Khung 3 cot
- Khung 60.8m, nhip 8m
- Cao: 5.7m va 12m
- Cot: 2Cot bien cao 5.7m Chan cot H300(380x14x10), dinh cot H300(1180x14x10). Cot giua cao 12m: chan cot H300(380 x10x8), dinh cot 380x10x8),
- Dam: H300 (1220x12x8), H300(890x12x8)
- Tai trong phu tai tran: 20kg/m
- Tai trong hoat tai mai:50 kg/m
- Tai trong gio vung IIA
-Pmax 2 dau cot bien 450kg.
-Khi giai thi noi luc bang Sap 2000: tôi thay M tai đầu cột và dâm rất lon. Cho tôi hoi voi voi tiet dien tren khung nay on dinh ko?. Va kiem tra on dinh bang cach nao?. Day la file giai noi luc cua em. Xem giup tôi bi sai cho nao ma noi luc rat lon.
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Ai gop y dum tôi voi. Dang can gop y gap lạm Giup tôi voi
|
hoahuongduong |
|
|
Có ai ở trong Đà Nẵng không thế? Kiểm tra lại thông tin này nhé. Tôi nghe tin là ở trong Đà nẵng thì qua cơn bão năm ngoái thì công trình Da nang Steel của Zamil thiết kế và lắp dựng bị bay gần hết tôn mái.
|
Haroldser |
|
|
bác nói thế ko được kháck quan. 1 số công trình của PEB, Bluescope, Zamil ..... ở miền trung đều bị tróc nóc.........
|
trannguyen1602 |
|
|
Chao cac ban,
Xin loi la toi ko the go dau tieng Viet duoc. Cac ban cho toi hoi xem lieu Zamil Vietnam co the che tao khung cot thep cao 25m, khau do lon de lam khung kho lanh nhiet do am 25do C. Vi du cho dien tich kho khoang co 5,000sq.m? Luu y rang khung kho thep nay ben trong kho, chiu nhiet do rat lanh, co the gay bien dang cuong do thep, de gay vi gion.
Hon nua, lieu TCVN minh co tieu chuan nao cho khung kho lanh kieu nay chua?
Cam on cac ban
Quockhanh
|
KennethOt |
|
|
Em đang muốn tính cột, kèo và chân móng nhà xưởng kích thước ngang 30m, dài 25m,kết cấu kèo Zamil. Các cột chống cách nhau 5m (tổng cộng mỗi bên có 6 côt).Mỗi cột cao 8.5m,đỉnh mái cao 10m.
Các bác chỉ giúp êm vơi!! Tôi dân cầu đường mà sếp lại giao thêm nhiệm vụ này! Help me............gấp gấp!
|
CharlesEn |
|
|
Nguyên tắc tính toán đơn giản hơn cầu đường nhiều. cố lên bạn>
|
Vincentpype |
|
|
Các bạn nghĩ sao về những vấn đề này?
- Nguyên lý mô hình hóa hệ khung thép bằng phần mềm tính toán (SAP, STAAD Pro): chiều dài tính toán, phương pháp direct strength theo AISC, Eurocode 3, TCVN.
- Thiết kế xà ngang, cột theo TCVN 338:2005, AISC 2005, Eurocode 3 :ổn định tổng thể, cục bộ,...
- Thiết kế xà gồ theo lý thuyết thành mỏng.
- Tính toán chi tiết liên kết: chân cột, xà ngang với cột, xà ngang với xà ngang theo TCVN 338:2005, AISC 2005, Eurocode
|
EfrainKl |
|
|
Có phương pháp gọi là direct strength hả bác?
|
CharlesEn |
|
|
Nó có thể gọi là direct analysis (Phụ lục 7 của AISC) nhưng trong kết cấu thành mỏng người ta còn gọi là direct strength (AISI)
|
Winmordbet |
|
|
Để cho khỏi phải rối diễn đàn, mong bạn
struct chuyển những câu này sang mục "Hội thảo
khoa học" hoặc Quảng cáo rao vặt thì hay hơn,
vì bạn đã post những câu này quá nhiều rồi.
Chân thành!
|
JacimtoCogy |
|
|
Chuyện này giống như có 2 cây cột: 1 cây cao 1m, 1 cây cao cao 10m, có cùng tiết diện và lực dọc trục.
Do ứng suất nén dọc trục fa=N/a (N là lực dọc, a là diện tích tiết diện)
Nên 2 cây giống nhau.
Nếu vậy thì phân tích ứng suất trực tiếp chắc ko kể đến chiều dài tính toán ?
Thực tế thì SAP không hiểu được chiều dài tính toán được và mặc định đúng bằng chiều dài thực, Cmx, Cmy, điều kiện liên kết 2 đầu không tự tính được cho nên rất khó khăn khi thiết kế. Thực chất nên thiết kế bằng tay 1 bài sau đó quay về tính bằng máy, bạn sẽ có câu trả lời.
Với đề bài trên thì chúng ta muốn hệ số Ratio 2 bài giống nhau, chỉ cần chia cây 10m ra 10 phát có chiều dài giống nhau là xong. ác ác ác !!!
Bởi thế nên nhiều ông thiết kế nhà công nghiệp kiểu này tôi thấy hơi lạm dụng phần mềm.
anh tôi chúng ta ai cũng có cái sai cả, góp ý để tiến bộ thôi. Cởi mở để biết nhiều thêm. Ko nên để xảy ra chiến tranh các bạn ơi. Ở đây người giỏi như hien nghiem là bậc sư phụ rồi.
|
test1212 |
|
|
[
Với đề bài trên thì chúng ta muốn hệ số Ratio 2 bài giống nhau, chỉ cần chia cây 10m ra 10 phát có chiều dài giống nhau là xong. ác ác ác !!!
Bởi thế nên nhiều ông thiết kế nhà công nghiệp kiểu này tôi thấy hơi lạm dụng phần mềm.]
Lạm dụng và sai nữa khi chia như vậy vì vô tình xem Leff. của cây cột
10m (không có giằng) bằng với Leff. của cây cột 1m!
Xin hỏi bạn Reivietnam tý là trong Staad có thể xem khoảng cách
sườn cứng của dầm, cột tương ứng với việc khai báo UNB, UNT không?
Mong bạn giúp.Thanks!
|
240315 |
|
|
Tôi modify bài tí, sáng vội vàng tưởng bạn hỏi các tham số khai báo, Bạn có thể nói rõ hơn không vì bạn hỏi "có thể" Tôi rất khó trả lời.
|
thanhthanh |
|
|
Ví dụ là với các sườn cứng trong dầm và cột, mình đặt cách khoảng
là 1.5m thì trong mục khai báo các tham số thiết kế mình khai báo
chiều dài không giằng của cánh dưới và cánh trên UNB = UNT = 1.5m,
như vậy có đúng không Rei? Bạn xem giúp nhé.
Thanks!
|
Robertol |
|
|
Thực chất của UNT và UNB là khoảng cách giữa các điểm không được cố định cho phần cánh chịu nén bao gồm cánh trên và cánh dưới của cấu kiện chịu uốn.
"Unsupported length of the top* flange for calculating allowable bending compressive stress. Will be used only if flexural compression on the top flange".
Do vậy, bạn chọn đúng bằng khoảng cách sườn là hợp lý rồi.
Còn stiff như định nghĩa của nó:
"Spacing of stiffeners for plate girder design".
|
AlbertDOB |
|
|
Cảm ơn Rei nhiều.
|
StephenDAK |
|
|
Zamil còn nhiều thứ hay lắm , có bác nào biết phần mềm macro INTELEST của họ không nhi. Thứ này dùng cho sales engineer các bác ah.
|
Charlesquew |
|
|
bac thu oi xa ngang khung zamail thi minh chia khoang noi cho nao la duoc vd nhu khung cua con co nhip 27m chia doi la 13,5 con fải chia ra nối đén chổ tiết diện thay đỏi như thế nào la dược vậy bác
|
test0032 |
|
|
Các bác có thể hướng dẫn một cách cụ thể về tính ổn định cho cột thép có tiết diện thay đổi được không a. Dùng Sap để tính thì không thuyết phục được đơn vị thẩm tra thiết kế. Tôi tìm tài liệu mãi mà không được.
|
RaymondEr |
|
|
Bạn kiếm tài liệu :" Manual of Steel Contrution" - Load and Resistance Factor Design - Third Edition - Appendix F (Beams and Other flexural Memebers) - Muc F3 Web-Tapered Member có hướng dẫn tương đối kỹ phần tính toán cho cột thép có tiết diện thay đổi.
|
chongthambamien.vn |
|
|
Theo tôi một vấn đề còn tồn tại trong TCVN về kết cấu thép khi tính toàn khung tiền chế đó là cách xác định hệ số chiều dài tính toán cho xà ngang vì xà ngang là cấu kiện chịu nén uốn. Vấn đề này được các tiêu chuẩn Châu âu và Mỹ đề cập tương đối kỹ.
|
ngoctrinh |
|
|
Theo tôi hiểu thì UNT là chiều dài không giằng cho cánh trên. thông thường thì xà gồ mái (purlin) sẽ được liên kết với cánh trên của mái. vì vậy UNT chính bằng khoảng cách giữa các xà gồ.
UNT là chiều dài không giằng cho cánh dưới. cái này phải có thanh chống (thường thì có thép góc liên kết giữa xà gồ mái và cánh dưới của dầm (beam). nếu không có hệ nào có tác dụng tương tự thì UNT chính bằng chiều dài của dầm.
Trong AISC không qui định sườn cho dầm. nó chỉ khuyến cáo là phải đặt sườn cho các vị trí đầu dầm và nơi có tải tập trung lớn. vì thế nếu coi UNT và UNB là khoảng cách các xà gồ thì trong hầu hết các nhà của Mỹ hay EU, các nhà này sẽ không được giằng và sẽ "tiêu" sớm, trong khi thực tế, nó rất khỏe.
Theo em, sườn cứng thực hiện rất ít chức năng của giằng. vì thế, tuy làm sườn cứng rẻ và đơn giản hơn làm thanh giằng khung rất nhiều nhưng các công ty của USA hay EU (trừ Anh, Úc) hiếm khi dùng sườn cứng (stiffener). họ làm giằng (flange brace). Trong phiên bản AISC-360-05 (bản mới nhất) cũng không hề định nghĩa stiffener là kết cấu support như các bác vừa nói.
ngược lại. flange brace lại thực hiện rất tốt chức năng này, nó mới chính là cấu kiện support cánh trên và cánh dưới của dầm, cột. nó không những giúp ổn định theo phương ngang mà còn chống oằn cho cấu kiện chịu nén. (cái này TCVN không có)
còn stiffener, nó có tác dụng rất lớn trong các kết cấu chịu tải trọng lớn, tải tập trung, tăng chống cắt, tạo hiệu ứng giàn, sử dụng trường lực kéo (tension field). AISC có cả 1 chương để bàn về nó còn tiêu chuẩn việt nam thì không.
|
GeorgeEr |
|
|
Theo như bạn nói thì tất cả những ai dùng Sap để design KC thép sai hết cả >
hay tại bạn thần tượng staad quá
|
rtgreter vret ẻ |
|
|
Ngay cả Staad cũng là những parameter mặc định, phải chỉnh sửa cho phù hợp thôi.
|
ngoctrinh |
|
|
đây Là Staad:
|
cameralenguyen |
|
|
Còn MIDAS thì sao hả bác?
|
thanhthanh |
|
|
Tiendung này chơi chọt nhau hoài
Đây là Midas:
|
RaymondEr |
|
|
Nói thế cũng hơi oan cho anh revietnam, những phiên bản cũ của SAP không có thông số unbraced length ratio, vả lại nó cũng không định nghĩa là top braced hay bottom braced nên khi chạy với nhiều tổ hợp thì bất lợi hơn staad. cái này thì có thể khẳng định bằng lý thuyết của AISC và BS
càng ngày SAP càng có những tính năng tuyệt vời và cần có thời gian sử dụng, nghiên cứu lâu dài người dùng mới có thể tận dụng một phần của nó.
Cám ơn các bác đã post những bài có giả trị
|
duong tang |
|
|
Chào bạn! tôi chuyên về thiết kế khung jamin, minh thấy rằng khung của ban la không thực tế. I200*480*8 là chưa đủ để chế tạo cột. chiều cao mái 3m của trời 1m, vậy dốc mái của bạn là bao nhiêu %? Kèo I420*150*8 cũng là không đúng.Xà gồ C100 là quá nhỏ. Và đặc biệt bất cứ 1 nhà thếp tiền chế nào cũng cần có giằng cột vì giằng cột có tác dụng như một cái khóa giữ sự liên kết của các khung.
Tôi gửi cho bạn một khung vẽ tạm bạn xem qua xác định lai thông số của tôinhé. sau đó tôi trao đổi tiếp.
|
StephenDAK |
|
|
To BAC THU : nhờ bác xem giúp cháu khung vòm như vậy được chưa bác nhe. cháu chụp bằng máy điện thoại nên hơi mơ. cảm ơn bác trược hi
|
bachtuu |
|
|
Xin chào mọi người.
Em mới bắt đầu vào tìm hiểu thiết kế khung nhà Zamil, mong các bác chỉ giúp
|
thanhtinh |
|
|
tốt hơn chúng ta học các thiết kế từng công ty như zamil, PEB, kirby,...tôi được biết Mr SIMO là người giỏi số 1 về nhà tiền chế, tôi có 1 quyển sách có Mr này rất hay.
|
williamcuong |
|
|
Tôi tình cờ có được báo cáo nghiên cứu khoa học của GS. Nguyễn Quang Viên (ĐH XD) về kiểm tra ổn định cột vát. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu mới chỉ đề cập đến thanh chịu nén mà chưa có thanh chịu nén uốn.
Được biết Việt Nam đã có "tiêu chuẩn" kiểm tra ổn định cột vát, khôgn biết có ai có tài liệu này không?
Dù sao có một bản tính theo tiêu chuẩn VN vẫn tốt hơn là kết quả trong STAAD hay ETABS
|
dacbiet |
|
|
Tôi thấy bây giờ phần mềm ngày một hiện đại. Cần gì phải tra cho mệt, cứ nắm lý thuyết cơ bản, cho chạy phần mềm, check lại bằng kinh nghiệm và lý thuyết cơ bản.
Cỡ như sân vận động tổ chim mà ngồi tra bảng chắc bây giờ mới xong cái khung
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Nói thật là so với AISC-360-2005 và BS 5950-2000 thì TCXDVN 338-2005 có nhiều thứ chưa đề cập đến, kết quả tính toán cũng sai khác nhiều. vì thế khó có thể nói là một bản tính theo một báo cáo khoa hoc lại tốt hơn dùng STAAD hay ETABS được.
Nếu một bản tiêu chuẩn được coi là tốt, theo tôi nghĩ, đó là khi nó được nhiều nước công nhận, được áp dụng rộng rãi, và trong cùng một điều kiện tải trọng, tiêu chuẩn đó vẫn an toàn và tiết kiệm được vật liệu nhất.
Nếu bạn đem so sánh tính tiết kiệm vật liệu giữa 2 loại tiêu chuẩn (cứ cho là SAP/ETABS và STAAD là đại diện cho AISC và bảng tính của bạn là TCVN thì bạn sẽ thấy).
Với lại, khi ta tính tay, hệ số kx, ky thì sẽ rất khó xác định phụ thuộc vào độ cứng của các dầm/cột liên quan, trong SAP hay STAAD, nó sẽ tính cho bạn cái này, còn nếu bạn tính tay, bạn phải tự làm hết và phải tính lặp vì khi thay đổi tiết diện thì hệ số kx cũng thay đổi theo, dẫn đến lực tới hạn euler thay đổi, Mô men đầu cột thay đổi (vì nó tỷ lệ theo độ cứng cột)....Các thay đổi này không lớn lắm nhưng sẽ làm sai lệch kết quả. Nếu không có phần mềm, các cột liên kết với nhiều dầm và cột thép đặt trên côt bê-tông. bạn tính bằng excel được là cũng mệt đấy.
Còn về SAP hay staad, tôi không thuộc loại sính ngoại nay quá tin vào phần mềm nhưng đó là các phần mềm được xây dựng bằng công sức của nhiều giáo sư, kỹ sư, trải qua nhiều cải tiến, nâng cấp, bổ sung, sửa chưa, được nhiều người tin dùng thì tôi nói bảng excel (dựa trên cơ sở một báo cáo-chưa phải là TC) lại tốt hơn họ thì có vẻ hơi quá lời.
Nếu bạn chưa tin nó, bạn lập môt bảng tính và check lại bằng phần mềm, sau đó bạn sẽ tin.
|
greent |
|
|
Cái "tốt hơn" ở đây không muốn nói về chất lượng!
Tốt hơn ở đây muốn nói về sự thuyết phục.
Được biết Việt Nam đang thiết lập tiêu chuẩn mới theo Eurocode. Cũng được biết các điều kiện chuyển vị của VN đã được điều chỉnh để không quá khắt khe.
Etabs cũng chỉ là một phần mềm, dù nó là sản phẩm của ai đi nữa, nó thực sự là một cái hộp đen. Còn cái được gọi là tính lặp để cho chính xác (kx, ky) thì Excel cũng thừa sức làm (tất nhiên là nếu biết làm )
Chính vì muốn có cái thuyết phục hơn, nên tôi đang tìm cái điều kiện ổn định cột vát, ai có up lên giúp tôi vơi
|
MattieHek |
|
|
Hoàng Vân ạ. tôi muốn nói là khi bạn tách rời cấu kiện cột ra để tính bằng excel thì tức là mô hình làm việc của nó đã thay đổi, bạn có một cái cột và các gối tựa trong khi mô hình thực là một thành phần của hệ kết cấu, cái này khi cậu làm bằng excel với cột riêng rẽ thì không thể được, dù có lặp bao nhiêu vòng đi nữa. còn cả hiệu ứng panel zone nữa.
Tôi không biết TCVN hay Eurocode nói về cột vát, nhưng nếu bạn thích thì có file của AISC, trong đó chứa cột vát.
|
taolaai |
|
|
Đây là file cấu tạo chi tiết và các liên kết cột vát, còn file tính toán tôi upload nhưng bị lỗi, tôi sẽ gửi lại cho cậu hoặc câu search "tapered column", chắc sẽ có nhiều tài liệu.
|
GordonEt |
|
|
Tôi không rõ ý bạn lắm.
Nội lực của cột vẫn được tính trong mô hình của khung cơ mà.
Khi tính toán ổn định cho cột, độ cứng của các liên kết đàn hồi được lấy từ độ cứng của hệ dầm
|
Happyspringla2007 |
|
|
Tức là bạn lấy nội lực từ phần mềm rồi tính toán tiết diện theo TCVN!
Tôi không rành về TCXDVN338-2005, nhưng trong đó tôi biết là không hề có điều kiện giằng cánh cho cột theo phương yếu và cũng gặp khó khăn khi đó là transition column (giống như cột trong nhà dân lệch tầng ấy).
Cậu cứ thử bằng SAP hoặc ETABS nhé, rồi đọc phần detail của nó, so sánh với công thức AISC ở từng tiết diện, bạn sẽ thấy sức mạnh, độ chính xác và sức thuyết phục của phần mềm bây giờ.
Còn về bảng tính excel, nó là đứa con tinh thần, là công sức của mỗi kỹ sư, tôi cũng làm và trân trọng nó nhưng chỉ dùng khi làm report và connection thôi.
Nếu tôi không nhầm thì bạn là Hoàng Hải Vân đúng không?
|
trannguyen1602 |
|
|
Nhờ các bậc tiền bối về Zamil góp ý giùm!
Em tính kèo thép xưởng may có khẩu độ 39M bằng phần mềm KIW của CIC, kết quả tính toán chọn tiết diện tối ưu (file tính toán và file cad đính kèm). Xem kết quả tính toán tôi có thắt mắt như sau: Kèo KIW chọn rất nhỏ, gọn đảm bảo các điều kiện ổn định nhưng chiều dày bản bụng và bản cánh rất lớn (13mm - 18mm) --> Không kinh tế. Nếu chọn lại tiết diện theo thực tế các công trình đã thi công, khi kiểm tra đều không thỏa mản về điều kiện ổn định tổng thể , nhưng các công trình vẫn tồn tại đến ngày nay. Như vậy nên chọn tiết diện như thế nào cho ổn định, hợp lý về kinh tế thỏa mản các điều kiện khi thẩm tra.
Mong các bác cho ý kiến. Xin cảm ơn!!!
|
profilmuoibay17 |
|
|
Cac Bac oi cho tôi xin do an ket cau thep (khung Zamil) co duoc khong ?
Em cam on cac Bac rat nhieu ....
|
AlfomzoMl |
|
|
Chào bạn kshoang75,
tôi vừa download và mở file của bạn, cái kèo khung thép của bạn, tôi xin mạn phép đưa ra mấy nhận xét sau:
Về số liệu đầu vào:
1- độ dốc mái lớn quá, 19 độ, tương đương với dốc khoảng 3.4/10. Nếu không có yêu cầu gì đặc biệt từ phía khách hàng, độ dốc hợp lý là (0.5-1.5)/10. Chỉ cần làm độ dốc vừa đủ thoát nước và giảm lực đạp ngang của kèo.
2- vì bạn chưa ghi số liệu đầu vào, giả sử gió là 0.95 KN/m2, hoạt tải mái là 0.4 KN/m2, tải trần treo là 0.1 KN/m2, bước cột 6.0 m
Về số liệu xuất ra:
1. Tiết diện kèo quá lớn, không có vị trí các splice, tức là xưởng sản xuất sẽ không biết cắt thép ở đâu.
2. Các đoạn kèo dài hơn 12 m thì phải được tách ra làm 2 splice và có connection. Nếu không thì không thể vận chuyển được.
3. tiết diện không phù hợp với biểu đồ mô men của khung
4. Các tiết diện máy xuất ra đều gây lãng phí thép. ví dụ, tiết diện: 564x13W+370x18F nghĩa là bản bụng cao 564mm, dày 13mm, cánh rộng rộng 370 mm, dày 18mm. thế thì cắt thép thế nào cho tiết kiệm được? bất cứ thiết kế nào cũng phải dựa trên kích thước thép tấm nhập về. ví dụ, dùng chiều cao bụng là 600 mm thì bạn sẽ dùng tấm thép 1800mm cắt nó ra làm 3 phần thì mới tiết kiệm được.
5. dù thiết kế theo tiêu chuẩn nào thì cũng phải ưu tiên tiết diện có Jx lớn. vì thế, tiết diện kèo thường có chiều cao lớn gấp 3-5 lần chiều rộng cánh.
6. dùng quá nhiều loại thép sẽ gây lãng phí.
7. các bu lông đặt quá sát nhau. vừa ít tác dụng lại vừa khó lắp. các bu lông thường sẽ phải bố trí sát biên và ra bên ngoài cánh của kèo. thế mới tận dụng hết khả năng chịu lực của nó. các bu lông ở giữa không có tác dụng gì cả.
8. đường hàn quá dày có thể gây ứng suất do hàn và cong vênh bản thép (chắc chắn là thế). đường hàn 10 mm, 2 phía thường sẽ chỉ áp dụng cho bản thép dày 30-50 mm.
9. vị trí knee hay panel-zone là nơi có lực cắt lớn, vì thế độ dày của bản bụng chỗ đó thường lớn hơn chỗ bên cạnh. trong thiết kế này không hề thấy xuất hiện điều đó. sườn gia cố mà dày có 8mm là hơi mỏng, có khi còn không đủ điều kiện ổn định cho sườn, nói gì đến tăng cứng.
10. không hiểu sơ đồ kết cấu của bạn thì chân cột là khớp hay ngàm. nếu là ngàm thì bu lông chân cột phải tương đương với bu lông ở đỉnh (ridge) hoặc ở nách (knee). nếu là khớp thì không đúng vì khoảng cách giữa các bu lông quá lớn và không có stiffeners ở 2 bên.
11. Nếu là ngàm thì chân cột sẽ phải lớn hơn knee. không tin bạn chạy SAP thử xem.
Vì thế, tôi nghĩ là:
- Với phần mềm như KIW thì bạn thà chạy SAP còn hơn. bản vẽ của nó thì trông kinh khủng quá, không thể có một bản vẽ tệ hơn. Với connection thì bạn có thể tính bằng tay.
- Phần mềm như KIW không thể thay thế con người, cho dù là công việc nhỏ nhất trong khi với SAP, công việc của bạn là tối ưu hóa thiết kế.
vài dòng mong bạn cân nhắc.
|
Arshes |
|
|
Cảm ơn bác trung ha & helios đã nhiệt tình chia sẽ những kinh nghiệm quý báu.
Thiệt tình mà nói, với kết quả tính toán thiết kế từ KIW như trên thì cũng chẳng thể nào dùng được, nên tôi đã lục trong diễn đàn này có 1 file tính kèo thép nhà tiền chế bằng excel của ai tôi cũng không nhớ (xin cảm ơn tác giả) để kiểm tra lại thì thấy kết quả khả thi hơn.
Sẵn đưa lên đây xin các bác cho ý kiến để cho kết quả chính xác và thực dụng hơn.
Mong sự góp ý của mọi người!
|
Enriquecem |
|
|
Em vừa xem file của bác, tôi xin có nhận xét sau:
Về file excel: Tôi nghĩ đó là một tác phẩm rất kỳ công và tuyệt vời, tiếc là máy tôi thiếu font nên đọc không hết được.
về tải trọng bác nhập vào (nếu bác có thể sửa thì sẽ thuyết phục hơn)
1. hoạt tải tác dụng lên khung là 0.3 KN/m2 (đúng theo 2737-95)-OK
2. Hoạt tải tác dụng lên xà gồ cũng là 0.3 KN/m2 (cái này trong tiêu chuẩn không ghi), tôi nghĩ giá trị đó không an toàn. Nếu so với TC nước ngoài mà tôi biết thì:
với MBMA:86-2002, hoạt tải tối thiểu trên xà gồ là 0.57 KN/m2 (=12 psf), với UBC-91/97 là 0.96 kN/m2.(=20 psf)
Với xà gồ, ngoài lực phân bố, còn phải tính trường hợp tải tập trung do sửa chữa. lực tập trung đó là 45 kg (=100 pounds), đặt ở giữa nhịp, đấy là lực qui đổi do 1 người hay máy móc dẫm lên một xà gồ. Với xà gồ C, cold-formed (dập nguội-thành mỏng) thì trường hợp này tương đối nguy hiểm.
3. Nói chung không nên dùng tổ hợp bao vì nó có thể đúng với dầm nhưng không đúng với cột. nhà công nghiệp 1 tầng (theo phương pháp ASD) thì sẽ có 2 tổ hợp cơ bản:
TH1: Dead load+ Roof Live Load
TH2: Dead Load + Wind Load.
Về hoạt tải mái:
có chất lệch tải và chất đầy tải 2 bên mái để tìm ra ứng suất lớn nhất và độ võng lớn nhất.
Về tải gió: có 3 trường hợp.
Gió trái/phải. trường hợp này thường gây chuyển vị ngang rất lớn cho nhà. do tải không đối xứng nên nó cũng thường gây nguy hiểm hơn
Gió thồi từ đầu hồi: nguy hiểm cho xà gồ tường, mái và cho khung trong một sốt trường hợp đặc biệt.
tổ hợp với gió không đi với tổ hợp với hoạt tải mái vì đang bão to không ai lên leo lên mái cả. (chỉ dùng cho ASD-allowable stress design)
Tất nhiên, nếu tính theo trạng thái giới hạn (LRFD hoặc limit state) thì sẽ khác từ tổ hợp tải trọng đến các hệ số tính toán nhưng kết quả cuối cùng thường không khác nhau nhiều.
|
nguyentrungata |
|
|
Gửi kshoang75
Phần tính toán zà gồ bác tính là ql2/8 là hơi lãng phí vì với nhịp 7.9 m nên để 2 thanh giằng zà gồ khi đó công thức khác đi .
|
dacbiet |
|
|
Gửi bác thangcoi,
Thanh giằng xà gồ là để chống võng và giữ ồn định cho xà gồ theo phương yếu của nó. theo phương chính của nó (phương chịu lực chính) thì nó không hề có tác dụng. Nếu không phải là hệ mái trượt (loại panel trượt, không dùng fastener) thì chỉ cần dùng 1 thanh giằng là đủ
(em hiểu thanh giằng ở đây là ty giằng-sag rod)
|
Rolandpr |
|
|
Bác Hải có thể up file đó lên mediafire được không ạ ?
|
kiwisoda |
|
|
Tôi đồng ý với bạn helios. Xà gồ 7.9m nên có 2 thanh giằng chéo ( thép góc) 2 đầu và liên kết xuống kèo mái. Khi đó nhịp sẽ giảm xuống.
Ti giằng cũng phải có để ổn định xà gồ.
|
Stevennefs |
|
|
Em chạy Sap cái khung nhà thép nhịp 30m, bước gian là 7.5m và được kết quả nội lực là:
+ M = 48,44(Tm)
+ N = 17,74(T)
+ Q = 0,25(T)
Với kết quả này để tính móng thì sẽ có độ lệch tâm rất lớn nên bất lợi trong việc kiểm tra chống lật của móng. Mặt khác khi tăng kích thước móng lên to quá thì thấy hơi vô lý vì kích thước sẽ rất lớn. Tính toán lún thì đảm bảo nhưng các kết quả chống lật thấy rất bất lợi. Liệu kết quả của tôi có đáng tin cậy hay không ?
Vì chưa chạy kiểu này lần nào nên chưa có cơ sở chắc chắn khẳng định kết quả đúng, sai ra sao. Kính mong bác cao thủ nào đã có kinh nghiệm chỉ giáo !
|
sukem13579 |
|
|
Trong trường hợp này, bạn nên chạy khung với chân cột là khớp thì sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều (kể cả khung và kết cấu móng).
Không hiểu phản lực chân cột mà bạn nêu là thuộc trường hợp hay tổ hợp tải nào, nhưng phản lực Q=0.25 MT thì có vẻ hơi trong khi mô men 48.44 T.m thì lại hơi lớn, bạn nên kiểm tra lại tải trọng.
|
Donaldsor |
|
|
Em xin lỗi, quên mất, tôi nhầm, trong các giá trị trên Q (Rx) = 11.62 (Tấn) chứ không phải là 0,25 bác à !
Mặt khác vì cột của tôi là cột bê tông liền móng nên tôi nghĩ là không thể khai báo là khớp được, bác bảo tôi đúng không ? Nếu tôi thiết kế từ đầu thì lại đã khác, đằng này tôi "khắc phục hậu quả" do một chú thiết kế trước đó đã "trót" làm kết cấu như thế, nếu thay đổi lại cột thép sẽ thay đổi nhiều ở dự toán nên chủ đầu tư người ta ngại.
Tôi xin chân thành cảm ơn góp ý quý báu của bác !
|
Arthumters |
|
|
Xin chân thành cảm ơn các anh đã góp ý rất nhiều. Cái công trình của tôi có chiều cao là 6,5m, khu vực IIIB (Thanh Hóa) nên có W0 = 125.
Em dùng tổ hợp bao nội lực (Envelope) và sau khi đã thêm đầy đủ các hệ giằng chân, đầu cột, mức tải trọng gió ở cao độ 4,5m thì nội lực lớn nhất tại điểm có nhịp nhà 30m (giữa nhà) là:
+ M = 41,53 (Tm)
+ Q = 11,43 (T)
+ N = 17,48 (T)
Vì nền đất tương đối tốt nên khi tính lún thì đảm bảo, nhưng Sigma-tt(min) bị âm, vì vậy tôi đã mở rộng đế móng lên 3,0x2,4 (m) (đồng thời tăng chiều cao hm) và chôn móng xuống sâu để tăng Moment giữ và chống lực xô ngang. Không biết là đã tương đối hợp lý chưa ? Theo các anh thì kích thước móng đó là có quá lớn đối với nhà CN 1 tầng ?
|
kukuca |
|
|
Kích thước móng vậy theo tôi có thể chấp nhận được (nhịp 30m cơ mà), nhưng có 1 điều lưu ý bạn là thiết kế móng nông thì không được phép có vùng ứng suất âm. Thậm chí tôi có nhớ khi làm đồ án thép nhà công nghiệp có yêu cầu là móng nông nhà loại này phải đảm bảo ứng suất S(min) phải > 25% S(Max) (cùng là dấu dương). Nếu vẫn cấu tạo chân cột liên kết ngàm thì bạn nên dùng phương án móng cọc, tính toán sẽ dễ đảm bảo, vì móng cọc chịu tải trọng ngang rất tốt.
Xin hỏi thêm bạn đã vào sơ đồ như thế nào để có đủ hệ giằng ? Mức tải trọng gió ở cao độ 4,5m là sao? Lấy mức đó làm trung bình àh ? Bạn có thể up sơ đồ đã nhập để tính toán cho tôi xem không ?
|
Robertbura |
|
|
Bạn tính ổn định theo 2 phương : trong mặt phẳng uốn và ngoài mặt phẳng uốn theo sách của tác giả : TS. PHẠM MINH HÀ - ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI.
Công thức tôi quên nên không viết được.
|
GordonEt |
|
|
Thêm 1 chút: tính toán ổn định theo sách của thầy Hà chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn 338. Cuốn sách này tên là "Thiết kế khung thép NCN 1 tầng, 1 nhịp" chủ yếu phục vụ sinh viên làm đồ án. Cụ thể ở đây chỉ để cập nhà có cột tiết diện không đổi. Kiểm tra ổn định là của CẤU KIỆN, công thức bạn xem thêm, về cơ bản là giống như 338.
Về bài toán kiểm tra cột vát, mời các cao thủ Kết cấu thép trao đổi thêm, cũng như giới thiệu 1 số tài liệu để bọn tôi tiện bề tham khảo.
|
dutrieu |
|
|
Lý do gì lại như thế hả anh ? Theo tôi biết thì tổ hợp bao là tập hợp tất cả các giá trịnooiu lực lớn nhất từ các trường hợp tải nên tôi mới lấy thế. Hay ý bác muốn nói là phải lấy kết quả tổ hợp tay giống như hồi làm đồ án Bê tông 2 ?
|
nguoixau |
|
|
Móng được tính bởi cặp nội lực mô men lớn nhất+lực dọc +lực cắt tương ứng; lực dọc lớn nhất+mô men +lực cắt tương ứng
Tổ hợp bao nội lực chỉ có thể lấy các giá trị nội lực đơn chiếc ví dụ: Lực dọc lớn nhất hay mô men lớn nhất.
Tổ hợp bao chỉ cho ta hình bao của nội lực mà không phải là cặp nội lực tương ứng---> không thể dùng để tính móng được
Ví dụ: mô men là của trường hợp gió trái, lực dọc là của gió phải, vậy là toi rồi
|
AnthonyGape |
|
|
Chân cột chú cứ giải là khớp, thực tế bê tông liền khối móng với cột nên nó là ngàm, tức nó đã gánh một phần M cho vai cột, như thế là thiên an toàn. Nội lực sẽ tỷ lệ với độ cứng mà. Khi chịu tải trọng ngang, biến dạng sẽ xảy ra ở vai cột trước, vai cột sẽ gánh M trước, nếu nó gánh không hết thì nó sẽ đẩy xuống ngàm móng-cột. Khi cả hai chú này không đỡ nổi nữa thì đó đứt. Mtổng = Mvai + Mmóng.
Móng-cột là ngàm luôn là an toàn và tiết kiệm hơn so với khớp. Thực tế đổ nhà công nghiệp là do cái khớp vô lý chỉ có vài con bulông nhỏ ở chân cột.
|
levantrai |
|
|
Không bạn ạ, nếu là cột bê tông liền móng thì kèo thép liên kết khớp với đầu cột cũng được (gọi là Roof-system). Cái này rất hay dùng nhưng phải tính độ cứng của cột bê tông vào trong mô hình tính của kèo thép. Nếu tôi thiết kế mấy nhà kiểu này cho nhà máy giấy An hòa (vinaconex 9 nhà thầu trung gian), có kích thước gần giống nhà của bạn.
nói thật với bạn, phương án kèo thép liên kết ngàm với cột bê tông không tiết kiệm đâu, tôi nêu ra mấy nhược điểm nhé:
- đầu cột bê tông chắc chắn phải lớn để đủ chỗ liên kết bu lông neo (thường là 4 hàng-8 bu lông)
- cột bê tông phải lớn
- Móng phải lớn
- Khi thi công phải tiến hành cân chỉnh cao độ ở cao trình đỉnh cột (cái này hơi mệt) và phải dùng bu lông neo có 2 nut.
còn về vấn đề tính cột, như các bác trước đã nói rồi, hồi học đại học chắc bạn cũng làm rồi: không thể dùng tổ hợp bao để tính cột được vì cột có thể nguy hiểm nếu Mô men lớn và lực dọc nhỏ (độ lệch tâm lớn).
Mong bạn có thể tham khảo.
|
MichaelKet |
|
|
Hi, ngại quá!. > Tôi chỉ là newbie thôi, mới tốt nghiệp hàh (khéo ít tuổi hơn bạn). Hơn nữa chưa bao giờ vào cả cái sơ đồ khung gian cho nhà công nghiệp cả, nên làm sao đủ trình check cho bạn được
Tôi nhờ bạn up lên để tham khảo thôi. Tuy nhiên sau khi xem qua tôi cũng mạo muội đưa ra vài ý kiến cá nhân như sau:
1. Cái tiết diện dầm giằng (DG22x20) quá nhỏ với nhịp của nó là 6m và 7,5m.
2. Độ dốc mái là nhỏ nên bỏ cái dầm 22X55 nằm ngang đi (nếu không thì chắc khó thi công phần gần đỉnh cột lắm)
3. Kết quả của việc chia phần tử xà ngang bởi giao điểm với các xà gồ dẫn đến tiết diện bị sai thế này:
>
4. Chưa thấy gán hệ giằng mái vào khung, mặc dù bạn đã khai báo vài cái tiết diện giằng thép góc. Không biết đấy có phải sơ đồ bạn dùng để tính nội lực không.
5. Cái khung giữa nhà sao không dùng xà ngang thép nốt
Tôi không có kinh nghiệm nên không dám phân tích tính hợp lý của sơ đồ bạn đã dựng, Sap bị lỗi nên cũng chưa chạy thử. Có lẽ ta đợi các tiền bối thôi nhỉ!
Mong được trao đổi thêm cùng bạn
|
DonaldMi |
|
|
Rất cảm ơn những phát hiện của bạn ! Và phải nói rằng, bạn là một người rất có năng lực vì là một newbie mới TN mà đã có những nhãn quan rất tốt của một nhà kết cấu. Thực ra tôi cũng biết việc tiết diện sau khi Divide frames nó bị ra như thế nhưng ngại sửa lại vì ngĩ là lúc đầu tôi khai báo cho cả thanh to với tiết diện đúng nên nghĩ lúc chia nhỏ ra thì nó vẫn đảm bảo khối lượng tổng nên không sửa nữa.
Cái dầm 20x22 mà bạn nói thực ra nó là một dầm giằng trên tường (xây tường đặc) chứ không phải là để trống và quây tôn nên chắc nó làm thế (vì tôi sửa cho một tên nên cũng ko để ý mấy cái đó lắm, sẽ xem lại sau bài viết này)
|
muadem116 |
|
|
Bạn nói quá rồi! Những điều tôi chỉ ra đều là cơ bản, sinh viên nào cũng được học..
Về cái tường xây, nếu mảng tường cao tới 4,5m rộng bằng bước cột 7,5m thì không ổn chút nào. Tường lại chịu gió nữa, nếu không thêm giằng, cột phụ khéo chưa xây xong đã đổ. Thêm giằng và cột phụ chịu gió cũng làm giảm tải trọng ngang tác dụng lên khung.
Theo tôi để đơn giản bạn nên tính toán lại với sơ đồ khung phẳng với các tải trọng đứng phân bố trên xà ngang, gió lên cột. Sau đó tham khảo các cấu tạo hệ giằng cột, giằng mái cho hợp lý, bước cột 7,5m nên thêm hệ giằng xà gồ nữa.
|
Alvarogime |
|
|
Đúng là không thấy mặt thiết kế ở công trường bao giờ
|
hoangthienthu |
|
|
Các nguyên nhân như bác nói là đúng... Nhưng giả sử các chân cột không phải là khớp mà là ngàm thì chẳng bao giờ có nguyên nhân của các nguyên nhân đó.
Dù bác coi đó là khớp, với mục đích tăng vai cột, mà bác cấu tạo nó là ngàm, để tận dụng SCT của móng. Thì các khung nhỏ cũng có thể có khả năng tự đứng được.
Liên kết giữa dầm và cột nếu biến dạng thì từ ngàm nó chuyển thành khớp, nếu chân cột lúc đó cũng khớp nữa thì tiêu là đúng rùi ah.
Liên kết ngang là hệ khung giằng, tất đứt một thanh giằng sẽ có chuyện. Nếu chân cột là ngàm thì nếu nó có "chết" cũng chết từ từ ah, còn nếu là khớp thì nó đứt cái rụp.
Nếu đem làm phép tính bê tông 1000k/m3, thép+gia công 16k/tấn, thì cột bê tông ngàm kèo thép vẫn rẻ hơn cột thép+kèo thép, nhất là khi xây tường gạch cao đụng đỉnh cột. Hạn chế của nó là không vượt được nhịp lớn.
|
bachtuu |
|
|
Xin lỗi, tôi chưa hiểu ý bác. bác có cần địa chỉ của công trình này không, ai là nhà thầu lắp dựng và số tiền vinaconex 9 còn nợ là bao nhiêu không?
|
StephenDAK |
|
|
Bác đa cảm quá không có ý gì cả.
Tôi làm ở An Hòa gần 1 năm. Hôm trước có lên thăm anh em.
Vina 9 có tới mấy tổ đội, họ còn nợ thế nào thì tôi không quan tâm lắm chỉ quan tâm tới quân tôi thôi.
|
Vincentpype |
|
|
Công trình này có nhiều hạng mục, nhưng phần khung thép và lắp dựng khung thép thì không do vinaconex 9 đảm nhận mà thuê nhà thầu phụ khác. tôi muốn nói đến cái hạng mục này, còn các hạng mục khác thì nó là bê tông, không trong topic này.
|
DanielEi |
|
|
Trong trường hợp này, bạn không nên dùng mô hình không gian để tính khung ngang nhà công nghiệp mà nên dùng mô hình 2D vì cái xà gồ nó liên kết với cánh trên của kèo chứ không đâm thẳng vào giữa thân của kèo như trong mô hình SAP, tất nhiên là kết quả tính toán sẽ không còn đúng nữa (nếu bạn dùng chức năng check/design)
|
RaymondEr |
|
|
Em nghĩ đổ nhà công nghiệp chủ yếu là do thiếu giằng trong quá trình thi công, còn nếu là khung cứng, chân cột khớp thì tôi chưa biết trường hợp nào bị sập do thiếu bu lông móng cả. trong nhà thép thì bu lông móng là thép thường (thường là thép CT3, trong khi phần khung thì có thể dùng thép ASTM A572), do đó nó là phần rẻ nhất và được tính với hệ số an toàn cao nhất, vì thế hiếm khi bu lông móng chết trước khi các bộ phận khác chết.
|
profiltam |
|
|
Em dùng tổ hợp bao nội lực (Envelope) và sau khi đã thêm đầy đủ các hệ giằng chân, đầu cột, mức tải trọng gió ở cao độ 4,5m thì nội lực lớn nhất tại điểm có nhịp nhà 30m (giữa nhà) là:
+ M = 41,53 (Tm)
+ Q = 11,43 (T)
+ N = 17,48 (T)
Vì nền đất tương đối tốt nên khi tính lún thì đảm bảo, nhưng Sigma-tt(min) bị âm, vì vậy tôi đã mở rộng đế móng lên 3,0x2,4 (m) (đồng thời tăng chiều cao hm) và chôn móng xuống sâu để tăng Moment giữ và chống lực xô ngang. Không biết là đã tương đối hợp lý chưa ? Theo các anh thì kích thước móng đó là có quá lớn đối với nhà CN 1 tầng ?[/QUOTE]
Bạn khai báo mô hình đà kiềng + tải tường xây vào luôn đi, khi đó N tăng, xem sigma(min) có còn âm hay không?
|
DonaldMi |
|
|
Bạn khai báo mô hình đà kiềng + tải tường xây vào luôn đi, khi đó N tăng, xem sigma(min) có còn âm hay không?[/QUOTE]
OK, cảm ơn bác nhiều ! Gợi ý này của bác rất hay và có ý nghĩa thực tế !
|
duancuacuon |
|
|
Hiện nay có bác SUMO dạy thiết kế thép bên Kirb.y rất hay, anh tôi nào quan tâm thì join vào để có 1 job học hỏi sau vài tháng học Ok rồi thì out, thiết kế zmail này ko quá khó.
|
inetryconydot |
|
|
All.
Lâu quá mới ghé lại diễn đàn, thấy anh tôi tranh luận vụ sập nhà tiền chế. Thông thường có một vài nguyên nhân gây sập nhà tiền chế
1.thiết quá không đủ khả năng chịu lực (sập là chắc chắn rồi)
2. trong quá trình lắp dựng, hệ giằng tạm bị tháo ra quá sớm trong khi xà gồ và hệ giằng mái chưa kịp lên đây là nguyên nhân chủ yếu gây sập. Do đó, biện pháp lắp dựng rất quan trọng. Thông thường người lắp bắt đầu từ khoang có hệ giằng khung và lên ít nhất 50%xà gồ mái. Việc đó tạo ra một hệ cứng để phát triển các khung tiếp theo.
3. Nguyên nhân thứ 3: khi hệ khung đã lên toàn bộ 100% xà gồ, nhưng chưa kịp lên Flange brace trong khi đã tháo hệ giằng tạm, thì khả năng gây sập cũng xảy ra, nhất là những lúc có gió lớn. Tui chứng kiến trường hợp sập này 1 lần rồi.
Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, nếu chưa lên tole mái thì tuyệt đối không được tháo hệ giằng. mà việc hệ giằng phụ rất dễ gây tranh chấp mặt bằng giữa nhà thầu BTCT và nhà thầu kết cấu thép trong trường hợp tiến độ bị ép. Do đó, anh tôi lắp dựng cần thuyết phục được nhà thầu BTCT nhằm đảm bảo an toàn cho công trình.
Trên đây là vài dòng chia sẽ với anh em.
|
profil7 |
|
|
1,2. Tôi đồng ý với bác.
3. Thưa các bạn, tôi muốn thêm ý này:
- Khung chính (main frame), Xà gồ (purlins & Girts), hệ giằng (bracing), strut beam được gọi là erectable materials. tức là không có nó thì không thể lắp dựng được, còn tôn lợp thì có thể có, có thể không. Trên thực tế, không cần có tôn lợp, kết cấu vẫn đứng vững trong thời gian lắp dựng, lúc đã tháo giằng tạm đi rồi. Như bác có thể thấy, sau nhiều cơn bão lớn, tôn lợp bị bay hết mà kết cấu vững đứng vững (lúc này hoàn toàn không còn giằng tạm). Mặt khác, vì nhiều lý do, tôn mái có thế do nhà thầu khác cung cấp và đến chậm, vì thế không thể vì chờ nhà tôn mái mà trì hoãn các phase khác của dự án. Ngay cả khi cùng 1 nhà thầu (với các dự án lớn) thì thông thường tôn lợp cũng đến công trường chậm hơn erectable materials.
|
truongtiengka |
|
|
cái khung thép tiền chế (tạm gọi là khung zamil) thì cũng như các khung thép khác trong SAP thôi mà.
|
fordthudo1 |
|
|
Ban muon tinh on dinh thi :
- thiet ke so bo tiet dien cua keo
- kiem tra ben tiet dien da chon
- kiem tra on dinh gom
+ on dinh trong mat phang
+ on dinh ngoai mat phang
+ on dinh cuc bo ban canh
+ on dinh cuc bo ban bung
+ on dinh tong the ban canh giap ban bung
khi tinh toan de y cac he so.
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Xin mời các cao thủ thi công nhà thép giải bài toán "dễ nuốt" này.
em vừa nhận design and built thi công nâng cấp một nhà xưởng như sau:
- Nhà xưởng hiện hữu:khung cầu trục như hình H1 đính kèm, bước cột 9m, móng đơn kích thước 3.4x2.8(m) đặt ở cao độ -1.5m (H2), nền nhà xưởng BTCT 200#, dày 20(cm) thép 2 lớp d12@150. nền nhà chịu tải Q=15 tấn/m2. nhà xưởng này đang hoạt động bình thường ở Đồng Nai (Rtc=21t/m2)
- Nhà xưởng nâng cấp: khung cầu trục như H3 đính kèm, giải pháp gia cố khung thi tôi đã xử lý xong như H3.
- Bài toán đưa ra: Giải pháp kết cấu móng và biện pháp thi công móng thế nào cho an toàn và tiết kiệm nhất??? ngoài biện pháp tôi đưa ra (H4), còn có giải pháp nào hay hơn không, xin mời các cao thủ cho ý kiến.
Em xin mời bác nào cho tôi biện pháp thi công móng hay nhất đi nhậu một chầu sáng đêm mới về.........
|
duancuacuon |
|
|
Em chỉ cảm nhận thế này, bác kiểm tra lại thử xem. Thực ra bác chỉ nâng chiều cao cầu trục là chủ yếu, sức tải còn giảm đi (Cầu trục trục A-D giảm từ 30T xuống 25T; D-G giảm từ 20T xuống 15T). Do vậy bác gia cố mấy cái cột chắc chịu tải ngang là OK rồi nhưng phần móng có vẻ hơi phí vì bác bỏ qua khả năng chịu tải của lớp bêtông nền nhà xưởng (Mác 200 dày 200 thép D12@150 hai lớp mà chỉ chịu tải có 15t/m2 thì >). Bác xem có thể chỉ cần cấu tạo 1 khối bê tông đủ to và sâu đủ để neo bulông phần cột ốp, phía trên cái khối bêtông đổ thêm đó bác làm 1 cái dầm dài độ 1m hay 2m gì đó để ép tôi bêtông nền phải tham gia chịu lực cùng (Thích thì làm thành 1 cái dầm chạy suốt chiều dài nhà luôn cho nó máu >). Như vậy thì khối lượng bêtông phải phá dỡ và đổ mới đều giảm đi nhiều chứ tôi thấy bác đào về mỗi bên cột theo cạnh dài tới gần 2m thì nhiều quá - Nhưng lại có cơ hội đào được cổ vật khi đào móng - Khó nghĩ quá.
Đấy là thiển ý của tôi bác xem thử liệu có được không
|
MattieHek |
|
|
Thanks ý kiến của Dũng.
Tuy nhiên, khi làm việc với nền có tải trọng 15 tấn/m2, khi đó nền bị lún xuống dần đến hệ móng BTCT riêng biệt của cột phụ lún theo (điều này có xảy ra không? DŨng suy nghĩ thử xem?) khi đó, độ lún giữa móng của cột chính và móng cột phụ sẽ không đồng đều, ảnh hưởng đến chuyển vị tại vai cột => có thể xoắn cột. Tôi cũng suy nghĩ phương án mà Dũng đề xuất rồi nhưng không dám làm. Xin mời các anh tôi khác góp ý thêm...
|
Marcunst |
|
|
15 tấn/m2 nghe thì to nhưng đất nền là 21tấn/m2 mà công trình đang sử dụng bình thường chứng tỏ còn dư 6 tấn/m2. Móng cột phụ chịu tải bao nhiêu bác đã kiểm tra chưa > - Vì có nghĩ đến hiện tượng lún cục bộ nên tôi mới nói bác kiểm tra lại mà. Riêng tôi với đất tốt thế, nền xịn thế, gió tại Đồng Nai thuộc vùng IA, tải trọng cầu trục lại giảm đi như thế (Bỏ qua sự làm việc đồng thời của cột cũ và phần cột gia cố nhá) khỏi cần tính luôn nếu không có yêu cầu (Không kể đưa đi thẩm định thì vẫn phải làm bảng tính rồi >). Còn nếu bác không xét đến việc giảm tải của cầu trục và tận dụng khả năng làm việc của bê tông nền thì chắc hết cách rồi >
Tiện tôi hỏi thêm bác chút - Trong phương án của bác nếu bác đã lo lắng đến việc lún của nền bác có kiểm tra lại độ an toàn của cánh móng sau khi cải tạo chưa ạ? 15 tấn/m2 đè lên phần cánh móng cải tạo cũng to to bác nhỉ >
|
nguoixau |
|
|
Thanks Dũng về những góp ý.
Hiện nay với giải pháp kết cấu khung đưa ra, lực nén max tại cột phụ theo tính toán của tôi khoảng 37.5 (tấn) moment max khoảng 3.1 (tấn), nếu sử dụng móng đơn cho cột phụ, tôi tính toán sơ bộ diện tích móng cũng phải 1.4x1.4 m, độ lún khoảng 6.7cm trong khi với cai móng hiện hữu (nhà xưởng sử dụng được 1 năm), độ lún chỉ khoảng 2.5cm. Về tải trọng tác dụng lên nền, đúng là yêu cầu chỉ 15 tấn/m2 tuy nhiên do đơn vị chuyên sản xuất thép nên họ không bao giờ chất tải 15 tấn/m2 mà có khi là 25->30 tấn/m2 (tùy vào cuốn thép đó nặng bao nhiêu). Vấn đề tải cầu trục, đúng là có hạ tải xuống tuy nhiên nâng cao vai cột lên, moment chân cột tất nhiên là lớn hơn so với ban đầu rồi. Anyway, thanks Dũng nhiều về những góp ý. Tôi sẽ nghiên cứu kỹ hơn ý kiến của Dũng. Dũng ở SG hay HN vậy?? Nếu SG, cho tôi số phone để anh tôi gặp nhau uống vài ly nhé...
Trân trọng
|
Renatosymn |
|
|
Xin góp ý vào nhà Zamil, Khung dàn thép:
- Phải có thanh giằng chéo (timber diagonal) ở vách và mái nhà, để giử Ổn định chống lật ngang.(domino effect)
- Đã có phần mềm thì nên tính khung thép 3D cho 2 giai đọan:
a) Montage (thi công), sự cố thường xây ra thời điểm nầy.
Vì vậy cho thêm gia tốc tác dụng ngang 3% đến 7% của Lực thẳng để tăng an tòan trong giai đọan nầy.
b) Operation, Lúc nao cũng phải tính ổn định kết quả cho vào Thuyết minh kết cấu (Report static). Lực Gió tính tác dụng ngang, ép, kéo phải có.
PS: Tham gia Topic nầy, vì vừa biết được có tai nạn khi thi công khung tại VN
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Em xin phép bình luận cái nhận xét của bác umy:
1. Đúng là cần phải có giằng như bác nói, nhưng nếu có hiệu ứng domino thì ngay cả khi có giằng chéo, nhiều cột/dầm vẫn bị oằn theo phương ngoài mặt phẳng (mặt dù không sập) và không sử dụng được nữa.
2. Tiêu chuẩn AISC qui định cấu kiện được giằng ngang nếu thanh giằng chịu được 5% lực dọc lớn nhất trong cấu kiện, Eurocode EC03 qui định tỷ lệ này là 10%. Vì vậy tỷ lệ 3-7% mà bác nói, tôi nghĩ là hợp lý. Mong các bác bình luận thêm.
3. Đúng là tải trọng và độ ổn định trong quá trình thi công phải được tính toán nhưng theo thiết kế của nhiều công ty (kể cả ẤN độ, Trung Quốc, Singapore), họ thường bỏ qua khâu này vì:
3.1. Nhà thầu thiết kế thường không phải là nhà thầu lắp dựng, và thực tế là họ cũng không biết ngoài công trường lắp dựng như thế nào, vị trí móc cẩu ở đâu, góc của dây cáp là bao nhiêu... Đề xuất lắp dựng của kỹ sư thiết kế nhiều khi thiếu tính thuyết phục do họ không có kiến thức về lắp dựng.
3.2. Việc tổ chức thi công sẽ thuộc về phòng lắp dựng hoặc erection coordinator. Họ sẽ lập một biện pháp thi công (gọi là "Method statement & quality control for erection work") cái này độc lập với design calculation/ structure calculation. vì thế, để 2 tài liệu này không conflict với nhau, nhiều công ty chủ động bỏ tính toán biện pháp thi công trong design/structural calculation.
Còn lực gió thì tất nhiên là đã được cho vào tính toán vì với nhà công nghiệp, thông thường lực gió là lực nguy hiểm nhất.
|
nguyentrungata |
|
|
Em ở Hà Nội bác ạ Rượu làm vài ly thì tôi cố được chứ cafe mà cố vài ly chắc chịu không thấu ...
|
taolaai |
|
|
sao lại kém thế... những vấn đề này hãy mang về mà tư nghiên cứu lại
|
MrAn12345 |
|
|
-------------------
đồng chí up lại đi
|
opera |
|
|
Có vấn đề gì với đầu óc của ông này thế nhỉ?
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Tôi có cảm giác ông phụ tùng này pst bài xong không đọc lại tí nào bài tôi vừa viết. Thế nên bị cảnh cáo tơi tả mà vẫn buông những lời lẽ trên. Hay là thích lên cột điện ngồi.
|
hoang tuan |
|
|
Em kết cái avartar của a.he.A có thể gửi cho tôi ảnh cỡ đầy đủ của nó ko?thanhk
|
Vimcentcow |
|
|
các bác cho e hỏi chút?
khi thiết kế xà gồ cho nhà công nghiệp,khoang cách giữa các xà gồ chọn như thế nào?ai có bản catalo tôn lợp mái Tempcon Hight-RIB
có đu thông số kĩ thuật ko ah >
|
AlfomzoMl |
|
|
Thank!A cho e hỏi.khi e thiet ke dam cau trục,lúc kiểm tra độ võng thấy nó khó thỏa mãn,em áp dụng công thức fmax=MtcXB2/10EJ
Mtc=Ptc.B/4(em lấy giá trị Ptc la áp lực tiêu chuẩn lớn nhất của 1 bánh xe lên ray có đúng ko ah?)(dầm cầu trục jamil)
|
53caugiay |
|
|
không rõ công thức này ở đâu ra, nhưng thông thường thì cầu trục sẽ có 2 bánh 1 bên ray, 2 cầu trục sẽ có 4 bánh 1 bên ray. Như vậy bạn phải vẽ đường ảnh hưởng rồi tính độ võng tương ứng.
|
bachtuu |
|
|
Em lấy trong sách Kết cấu thép 2 của thầy Hội.
|
Charlesquew |
|
|
1. Trong đó, thầy ghi" Với độ chính xác cho phép, có thể dùng công thức sau đây để tính độ võng..."
mô ment và độ võng của dầm cầu trục phụ thuộc vào số bánh xe cầu trục, số cầu trục, chiều dài dầm, khoảng cách giữa 2 bánh xe của 1 xe, chiều dài của 1 xe. Nó phụ thuộc nhiều vào catalogue cầu trục chứ không phụ thuộc vào kỹ sư kết cấu.
2. "độ chính xác cho phép" là bao nhiêu?, cái này chung chung quá, cần có số liệu cụ thể.
3. Mtc, trong sách ghi là mô ment do 1 cầu trục gây ra, không phải là giá trị Ptc*L/4. không tin bạn cứ vẽ thử ra thì thấy.
|
taolaai |
|
|
Thanhk a!e tính được rồi,lần này nó thỏa mãn.
A cho tôi hỏi,các phương án chất tải cho khung nha 3 nhịp (hoạt tải mái và hoạt tải cầu trục)
khi chất hoạt tải mái ta chất cả 3 nhịp hay tôi phân ra 1 trường hợp ở nhịp giữa,1 trường hợp chất 2 nhịp biên?
|
truongtiengka |
|
|
Với hoạt tải mái
theo TCVN 2737-1995 thì phải có trường hợp chất lệch nhịp,chất tất cả các nhịp.
Với nhà công nghiệp thì bạn còn có thêm trường hợp chất tải nửa mái bên trái, nửa mái bên phải nữa. Đây là trường hợp thường gặp nhất trong nhà CN, nhất là khi dùng mái Seam.
Với tải cầu trục:
Theo TCVN, phải chất tất cả các trường hợp tải có thể có.
Tuy nhiên, để giảm khối lượng tính toán, bạn nên chọn những tổ hợp nguy hiểm nhất thôi.
|
hyutars |
|
|
Download cái này về chia nhỏ ra rồi up lên này.
|
Renatosymn |
|
|
Ai co tieu chuan ibc 2000(2003) tinh tai trong gio cho tôi xin voi
|
deptrainhatnha |
|
|
A cho e hỏi cách kiểm tra khả năng chống nhổ bu lông của móng nha công nghiệp
|
trangyu lan |
|
|
hi các bác, hôm nay tôi xin các bác giúp đỡ tôi cái này.
Tuần sau tôi có buổi phỏng vấn với mấy anh Design Engineer nhưng k có kinh nghiệm và hiểu biết nhiều trong lĩnh vực nhà thép tiền chế lắm.
Bác nào nhiều kinh nghiệm xin cho tôi một loạt các câu hỏi để biết chính xác ai là người có năng lực và kinh nghiệm trong thiết kế nhà thép thật sự.
Cám ơn cả nhà tôi nhiều!
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
phỏng vấn cho kirby phải không? bác hỏi bên tuyển người cần cái gì? và họ đưa câu hỏi cho bác. chứ kiến thức thì chuyên sâu, đâu thể nói trong vòng 1 vài trang.
bác hỏi vậy? biết tiêu chuẩn mỹ không? độ võng tính như thế nào? kiểm tra cái gì khi thiết kế? biết tính connection không? biết cách tính gió theo tiêu chuẩn vn và mỹ không? biết gì về động đất?...
còn hỏi chuyên sâu thì cần chuyên gia.
|
ClintomEa |
|
|
các bác ơi , tui load roi ma co thay gi dau , xin cac bac chỉ cụ thể nhé , thanhks
|
profilmuoisau16 |
|
|
Các đại huynh ơi cho tôi hỏi vấn đề về cách chia kèo thành các đoạn nhỏ tiện cho việc lắp dựng.Em thấy có 1 số tài liệu thì với kèo > 30m thì chia làm 3 , nhỏ hơn 24m thì chia làm 2.Vậy có tài liệu nào qui định vấn đề này không .Mong các đại huynh chỉ giáo cho đệ với
|
MichaelKl |
|
|
Tùy phương tiện chuyên chở, vân tải, thi công của mổi nước.
Tại Mỹ có Xa Lộ lớn dể chuyên chở kèo dài, Âu châu ngắn hơn tí.
Bên nhà VN ? tùy nơi chuyển đến dài hơn 10m bắt đầu thấy khó rồi chăng ? - chắc không có tài liệu nào qui định vấn đề ngoài luật giao thông về chuyên chở đăc biệt theo xe vận tải của ta.
|
Donaldsor |
|
|
1. Chia như vậy là hợp lý vì điều kiện giao thông thông thường chỉ cho phép vận chuyển kèo không lớn hơn 12 m.
2. Thông thường, trong technical specification của dự án đã qui định kích thước tối đa của các cấu kiện. Bên cạnh đó, nhà thầu/ người thiết kế phải cân nhắc điều kiện thực tế từ nơi sản xuất đến nơi lắp dựng.
Thông thường thì:
Nếu là các dự án trong nước: chiều dài tối đa của các cấu kiện có thể bằng hoặc lớn hơn chiều dài tối đa của thùng xe tải (>=12 m), cao <=2.5 m hoặc 3.8m
Các dự án xuất hàng qua đường biển: nhà thầu phải đàm phán với chủ đầu tư về các điều kiện vận chuyển, tuy nhiên, các cấu kiện sẽ ngắn hơn chiều dài của của Container. ( 6m, 12m, 13.5m, 15m).
Nếu trong hợp đồng hoặc technical specification không đề cập gì, bạn có thể lấy chiều dài tối đa của cấu kiện xuất khẩu là 11.7 m.
Ngoài ra, bạn cần cân nhắc là khối lượng của đoạn kèo không được quá lớn (thông thường là 2.5 MT, tối đa là 10 MT). Nếu không, việc gia công, lắp dựng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
|
profilmuoisau16 |
|
|
Các bác ơi, cho tôi hỏi trong thiết kế nhà công nghiệp, xà gồ thép là tôi phải chọn (chữ C hoặc chữ Z) theo quy cách thép hình, nhưng tôi muốn hỏi là tôi phải chọn dựa vào cơ sở nào? Vì tôi chưa bao giờ thiết kế một nhà công nghiệp nào hết á. Mà trong bảng quy cách thì có rất nhiều loại thép có kích thước khác nhau. Giả sử như nhà thép một tầng một nhịp có nhịp là 24m,..? Các bác nào đã từng làm thì giúp tôi heng. Tôi cám ơn trước.
|
muaxanh |
|
|
Thiết kế xà gồ thì dựa vào các các yêu cầu sau:
1. Yêu cầu kỹ thuật:
- Cấu kiện phải đủ chịu lực.
- Cấu kiện đảm bảo độ võng.
- Yêu cầu dễ gia công, thi công
2. Yêu cầu kinh tế.
- Giảm tối đa khối lượng cấu kiện
- Cấu kiện là điển hình và phổ biến.
Nếu trên thị trường có nhiều loại khác nhau thì bạn nên thử 1 vài loại sau đó mới có thể nói đó là phương án hợp lý hay chưa.
Với điều kiện VN, bước cột 6-9 m, xà gồ Z200 dày ~ 2.0 mm thường được dùng hơn cả.
Loại xà gồ thì sẽ ít phụ thuộc vào nhà rộng hay hẹp mà phụ thuộc vào bước cột và tải trọng.
|
inetryconydot |
|
|
Thanks bac nhieu. E dang tim tai lieu nay lau lam roi.
|
Haroldser |
|
|
Anh tôi cho hỏi khi tính toán nhà thép tiền chế nếu quan niệm gối cột là khớp, đồng thời chiều cao h của cột tương đối lớn >10m. Khi tính toán với tổ hợp tải trọng gió ngang thì chuyển vị ngang của nhà là rất lớn, tôi thấy hơi khiếp >. Vậy có tiêu chuẩn nào xác định chuyển vị đó nằm trong khoảng cho phép không.
|
kukuca |
|
|
Giới hạn chuyển vị ngang đỉnh cột xem điều 3.3.3 tcxd 338-2005
|
53caugiay |
|
|
tui dang hoc phần TIC ma chua chay het ai bit khong chi bao tuivoi
|
ClintomEa |
|
|
Nhà của anh có cầu trục chứ? Nếu có CT thì chân cột nên cấu tạo ngàm, còn không thì cứ khớp thôi.
|
kiwisoda |
|
|
xà gồ nên dùng chữ z, tại sao vậy?
|
SpencerJalf |
|
|
hiepakay!
Theo tôi xà gồ chữ z hay chữ c có sự khác nhau một chút về momen kháng uốn nhưng không lớn; sở dĩ dung dạng chữ z chủ yếu ở những lợi thế về cấu tạo của loại tiết diện này. tiếc rằng các cơ sở chế tạo rất ít chế tạo vì yêu cầu kỹ thuật của nó.
|
RobertDum |
|
|
minh cung dang lam ve nha zimain day. noi chung doc tai lieu kho lam. thuong to thiet ke theo kinh nghiem nha co san. cach nay noi chung la khong dung khoa hoc. minh dang hoc phan mem sap2000. nhung chua hoc duoc.ban thu nghien cuu cai nay coi.
|
thanhtruc |
|
|
Thân chào các bạn,
Tôi hay đọc thảo luận trên diễn đàn này, không hiểu sao tôi vẫn thấy một số bạn vẫn dùng tên gọi KCT "kiểu Zamil" theo thói quen (?!)
Xin thưa! KHÔNG hề có kết cấu kiểu Zamil, hay khung nhà kiểu Zamil nào cả!!!
Tôi nhớ trước đây, Có đồng chí Việt cũng đã nói đến viêc này rồi, mới đây là đồng chí Quyền-BK92 cũng nhắt lại, Zamil không phải là danh từ riêng để gọi...nhưng tôi thấy đến bậy vẫn còn gọi (ngay tên đề tựa của mục diễn đàn này)
.Đơn giản nó chỉ là Thép tiền chế với KC thép tổ hợp (chữ I) - tiết diện thay đổi (còn gọi là Pre-engineered Steel Building)
Các bạn nên đổi cách gọi cho phù hợp và đúng với bản chất của dạng KC này. Là dân Việt Nam, không nên cứ quảng bá không công cho chữ "khung Zamil" hay "kiểu Zamil" nữa!
Thân
|
EduardoMn |
|
|
Tôi thấy trong nhà thép của Zamil có thanh chống xà gồ, các bạn cho tôi hỏi thanh chống này có tác dụng đến kết cấu nhiều không và nhà thép của một số công ty khác như PEB, BMB... có thiết kế thanh chống xà gồ không?
|
EduardoMn |
|
|
@maldini
Dĩ nhiên là các thanh chống xà gồ này (nếu xét theo tên tiếng Anh của nó là flange bracing, thì cách người Việt tôi gọi là thanh chống xà gồ thì thật là tam sao thất bản và gây hiểu lầm) có ảnh hưởng đến kết cấu. Tác dụng của nó như sau (tôi chỉ nói về định tính thôi, còn định lượng thì phải đọc lại sách xem công thức): Dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng thì một số vị trí khung portal (khung kèo vát, tôi tránh dùng từ khung kèo zamil) như ở giữa có moment dương (căng thớ dưới), các vị trí nách kèo & dỉnh kèo sẽ có moment âm (căng thớ trên). Vị trí có moment dương thì bản cánh trên của kèo tiết diện chữ I vát sẽ bị nén, giữ ổn định ngoài mặt phẳng làm việc chính (hay là giữ ổn định trong mặt phẳng ngang) nhờ các liên kết với xà gồ mái chính các nút liên kết xà gồ làm giảm chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng của cánh trên. Nhưng đối với vị trí có moment âm thì cánh dưới chịu nén, do đó để giữ ổn định bản cánh dưới người ta cho thêm thanh chống xà gồ vào (bây giờ thì bạn hiểu tên đúng nó phải là flange bracing phải không?).
Mặc khác dưới tác dụng uplift của tải trọng gió thì biểu đồ moment sẽ đổi dấu, nên các vị trí giữa kèo cũng phải có thanh flange bracing (và ngay cả trên cột cũng sẽ có).
Các thanh giằng bản cánh (gọi chính xác phải như thế) này thường cách mỗi xà gồ mái thì đặt một thanh.
Zamil có file excel tính toán bố trí thanh giằng này.
|
Haroldser |
|
|
Cám ơn troublemaker. Ban đầu tôi nghĩ nó có tác dụng chính là giảm chiều dài tính toán của hệ xà gồ.
Giờ nhìn vào kết cấu nhà thép tiền chế thì thấy cánh trên của kèo được giằng bởi chính hệ xà gồ + với hệ giằng chéo nên mặt trên phẳng cánh trên của kèo có ổn đỉnh cao và để tăng độ ổn định của kèo ở cánh dưới Zamil đã bố trí thêm thanh chống nối cánh dưới của kèo và xà gồ mái.
|
arthomeviet |
|
|
thanh chong xa go ma cac bac noi de lam on dinh canh duoi cua keo thi ko the dung duoc. theo minh nghi thanh chong xa go co tac dung chong vong cho xa go mai co khau do lon. coi chung ban nham roi.
|
thietkelogo |
|
|
Bac cung that la ranh qua!
|
duancuacuon |
|
|
@madini
Bạn troublemaker giải thích cho madini là hoàn toàn chính xác rồi. Thanh chống xà gồ chì là thói quen gọi, bản chất chính xác là thanh "giằng cánh dưới" của kèo-" bottom flange bracing", thường kí hiệu là FB.
Thanh giằng này chỉ được bố trí ở một số vị trí (dự vào biểu đồ moment), chứ KHÔNG nhất thiết là phải bố trí ở tất cả thanh xà gồ
Ở thiết kế của Zamil,Peb,Bmb đều có thêm một đặt điểm nữa là CHỈ DÙNG 1 THANH V để chống, một số vị trí bản BỤNG quá cao thì bố trí 2 thanh V. Khoảng lớn của bản bụng bao nhiêu để bố trí 2 thanh giằng này thì đều chưa có qui định cụ thể ở một tiêu chuẩn nào cả, mà tùy thuộc vào quan điềm và kinh nghiệm của KS Thiết Kế kết hợp với kinh nghiệm thi công của từng công ty.
Trong thép tiền chế (chú ý, không gọi là theo "kiểu Zamil" vì không đúng) hay có cụm từ "practical design" để giải thích cho những trường hợp này
Thank you
Thiencivil82
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Quy định về bracing cho cột, dầm được đề cập trong AISC-1999, Chapter C. Họ làm theo Tiêu chuẩn và có cơ sở chứ không đơn giản là theo kinh nghiệm và quan điểm thiết kế.
Còn từ "practical design" là muốn nói đến tính tiết kiệm trong thực tế của các thiết kế đối với quá trình mua sắm, chế tạo và thi công. Điều này là yêu cầu bắt buộc với các nhà thầu EPC.
|
taolaai |
|
|
Chào bạn helios
Tôi cũng đọc khá nhiều sách tiêu chuẩn Mỹ khá nhiều.Từ MBMA/ IBC/AISC/ASCE... cho đến AISC modul chuyên đề "Code of Standard practise for Steel building and Bridges"
nhưng thật sự vẫn tìm không ra qui định về ĐỘ CAO DẦM BỤNG CỦA KÈO là bao nhiêu để qui định khi nào thì sử dụng 2 thanh V giằng cánh dưới, Khi nào chỉ cần sử dụng 1 giằng V . Và tôi cũng hỏi nhiều tay thiết kế ở nhũng cty thép tiền chế, bạn bè bên tư vấn mà cũng k tìm được câu trả lời.(nếu dùng tất cả 2 thanh V để giằng, ở vị trí tất cả các xà gồ thì không có đáng nói, nhưng dùng 1 thanh và cho chỉ cho một số vị trí nhất định=> Tiết kiệm chi phí).
Theo bạn thì có tiêu chuẩn này ở AISC. Bạn chuyên về AISC, bạn post trích dẫn tiêu chuẩn này cho Anh Tôi trên diễn đàn KC tham khảo nhé
Note: Chapter C của AISC có đề mục là "STABILITY ANALYSIS AND DESIGN : phần 3a,3b,3c cũng không thấy qui định này
Cám ơn chia sẻ của bạn
Chúc sức khỏe,
Thân
|
Vincentpype |
|
|
Bạn định tìm qui định trực tiếp về độ cao dầm bụng ư? . Nếu AISC mà qui định trực tiếp như thế thì nó không còn tiêu chuẩn mang tính quốc tế nữa.
AISC qui định các công thức tính toán thôi, để các kỹ sư áp dụng cho các loại tiết diện, các loại thép khác nhau, ở phạm vi trong và ngoài nước Mỹ.
Trong AISC-RLFD-1999, các công thức C3.1-C3.14 (trang 19-23) có qui định về độ bền và độ cứng của cho Lateral bracing, Torsional bracing cho cột, dầm và cả purlins/ girts. Từ các công thức này, từ vật liệu mà nhà thầu dùng, section mà họ lựa chọn sẽ tính toán được tiết diện và số lượng bracing cần thiết cho dầm cột có độ bền tương ứng.
Để không phải mất công tính tiết diện và số lượng của thanh giằng cho từng tiết diện, các công đã tự đề ra convention cho riêng tôi.
Đấy là logic của việc bố trí giằng ngang và giằng chống xoắn, Tôi không còn bản mềm của AISC-1999 nên không post lên đây, nhưng bạn có thể search trên mạng.
Note: Nếu bạn chạy chương trình nhiều rồi thì cũng dễ dàng nhận thấy có những tiết diện cho thêm giằng vào thì cũng vẫn ra hệ số an toàn như khi chưa có giằng, nên việc bố trí 1, 2 hoặc không có giằng V sẽ phải phụ thuộc vào bài toán cụ thể.
|
AlbertgeK |
|
|
Thank helios,
Vừa rồi tôi đọc quyển AISC/ASD (spec).Các công ty thiết kế Kết cấu thép theo TC Mỹ hầu hết đều sử dụng t/c này
...Vừa loáng thoáng nhanh qua Chapter C của AISC/LRFD (hiếm hoi lắm mới coi lại quyển này sau khi có comment của bạn, chắc chừng 4 năm rồi): "FRAMES AND OTHER STRUCTURE" - thấy có nhiều công thức tính hệ giằng . Để tôi xem kỹ hướng dẫn tính toán cụ thể hơn(về giằng cánh dưới). Xem như có cơ hội để đọc lại t/c AISC/LRFD
Thank anyway
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
lin di roi bac oi
|
thanhvu |
|
|
em co cai nay gui len cac bac tham khao cho vui
|
CharlesEn |
|
|
tham khao day anh tôi oi
|
controlledpills |
|
|
xin chào cả nhà. đệ đang chuẩn bị làm ct nhà thép tiền chế cho nhận.đệ đang tiềm xưởng gia công thép sư huynh nào có tư vần giúp đệ với. giá gia công 1kg sắt là bao nhiêu?nếu có cho đệ xin sdt nha.cám ơn các sư huynh rất nhiều.chúc cả nhà vui. a đệ ở sài gòn.
|
BarbaraEr |
|
|
Các bạn cho tôi hỏi: Nhà thép 2 tầng tầng 1 làm kho lên cao 5m làm bằng tường gạch như vậy phải thiết kế thế nào? Nếu để tường gạch 220 mà cao 5m đứng độc lập thì không chịu được tải trọng gió, mà nếu liên kết tường vào cột thép thì cột thép chuyển vị tường sẽ bị ảnh hưởng mà nếu làm cột bê tông đỡ tường gạch thì tốn kém. Các bạn có cao kiến gì không?????
|
noithatchangson |
|
|
cam on pac nhe.minh dang can
|
AnthonyGape |
|
|
Tôi đag thiết kế 1 con nhà dân . Gặp trục trặc ở chỗ không biết bố trí onngs dẫn nước từ mái xuống đất nên đặt vào tường hay vào cột . ống nước fi60 . Ai giúp tôi với
|
ngoctrinh |
|
|
các pác ah.em la 1 thằng kĩ sư hàn nhung mà ra trường chưa có đất làm ăn.mọi người ai có thể giúp tôi được ko/em tên CHÚC
|
tungch46 |
|
|
Có Sap2000, Staad Pro, Loseke, Asphal,...nói chung là rất rất nhiều phần mềm tính kết cấu thép.
Có DIT của delta tính cho tiêu chuẩn việt nam.
Vấn đề của thiết kế không phải là phần mềm, mà là sử dụng kiến thức kết hợp phần mềm.
Thanks
|
Haroldser |
|
|
em dang lam nha thep khung zamil.dau hoi khung be tong
bac nao co bai mau goi cho e voi
mail cua e.tvluan86gmail.com
|
profilmuoibay17 |
|
|
E chạy ko gian cho nhà.help me!
|
JacimtoCogy |
|
|
anh chi nao co do an nen mong cho tôi voi e dang can
|
KennethOt |
|
|
mấy anh ơi cho tôi hỏi lúc tổ hợp tải trọng theo LRFD thì tải cầu trục Dmax Dmin và lực hãm ngang tôi tô hợp ntn vậy ?
em chỉ thấy người ta tổ hợp :
1,4 D
1,2D+ 0,5Lr
1,2D + 1,6 Lr
0,9 D -1.3 W
vậy tải cầu trục tôi cho nó vào trường hợp hoạt tải mái rồi tổ hợp như trên có được ko mấy anh ?
|
GeorgeEr |
|
|
Tôi sắp sửa làm phiên dịch cho một giám đốc quản lí dự án về xây dựng. nhưng lĩnh vực này tôi không biết nhiều từ, ví dụ như
kết cấu, trắc địa, cọc nhồi ........... Bác nào có cuốn sách hoặc tài liệu về những kiến thức này xin giới thiệu.
|
sukem13579 |
|
|
Chào mọi người.
Tôi đang thiết kế 1 nhà kho diện tích 50x120m, loại nhà 2 gian (mỗi gian khẩu độ kèo 50/2=25m), bước cột 7.5m (dự định), cột cao 8m, mái dốc 15%, ở vùng Đồ Sơn, Hải Phòng nên có lẽ sức gió là IVB. Vì đặt ở vùng sát biển, nên tôi hơi run tay trong việc tính toán, mong các cao nhân chỉ giáo giúp tôi. Xin cám ơn trước.
|
SpencerJalf |
|
|
cho tôi hỏi anh thiết kế công trình thật hay làm đồ án. là nhà làm kết cấu thép hay bê tông lắp ghép
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
nick của tôi là ctm8-k44 tức là lớp ctm8 khoá 44 của trường BKHN, khoá này ra trường năm 2004; năm nay là cuối năm 2010. Vậy tôi làm đồ án hay thiết kế thật? Đây là room "Kết cấu nhà Zamil", nếu hiểu nôm na thì đương nhiên tôi đang hỏi về khung thép tiền chế. Rất mong mọi người chỉ giáo cho dự án này.
|
michaelyork |
|
|
Theo tôi Đồ Sơn là gió IVB không nên dùng bước cột 7.5m vì khi đó xà gồ mái và tường chịu tải gió rất lớn. Còn khung thì với nhịp đó cũng đơn giản thôi. Chúc bác chắc tay trong tính toán
|
fordthudo1 |
|
|
minh dang can cai de cuong quan ly du an xay dung ai co cho minh voi
|
MaroldPl |
|
|
các bạn tham khảo tài liệu sách bài tập kết cấu thép của Trần Thị Thôn của ĐHBK HCM . có hướng dẫn cách giải
|
DonaldMi |
|
|
Ai có catalogue cầu trục không ? Tôi đang làm đồ án thép 2 khung zamil mà không có số liệu về cầu trục ! ( sức trục 25 t, nhịp 27 m, cao trình đỉnh ray h1=8,5 m)
xin giúp chọn cầu trục và các thông số của cầu trục
cảm ơn trước nha
|
nguoixau |
|
|
Các sách về kết cấu thép 2 đều có catalogue cầu trục nằm ở cuối sách đó! Bạn lật ra xem là có ngay ấy mà!
|
Edwandhext |
|
|
Hi cả nhà ta.
Chúc cả nhà bước sang năm mới với những thành công mới, có nhiều những sáng kiến khoa học mới đưa vào thực tế thi công.
|
bachtuu |
|
|
cảm ơn anh rất nhiều!đúng là những tài liệu hay. a còn sưu tập được cho tôi nhá! tôi mới bước vào lĩnh vực nhà khung thép rất cần. kui anh nha
|
Stevennefs |
|
|
tôi đang làm cái văn phòng làm việc 2 tầng bằng thép,sàn bằng bê tông.a chị nào có tài liệu chỉ e với
|
hoibmtose005 |
|
|
may ranh.trieuttraitim.info vao phím18+ hay lam.ảe yeu ok.
|
DonaldMi |
|
|
em chào các bác đàng ANH . tôi moi gia nhap có vấn đề cần các bác giup . mọi người ai có các thông số kỹ thuật của các cầu trục thông dụng từ 5-60 tấn cho tôi xin với .
tôi cảm ơn các bác nhiều ..
mail cua tôi (tinhcodonnd_2000opt@yahoo.com
|
GeraldKr |
|
|
bác (VIET201) trong sách BÊ TÔNG CỐT THÉP THÌ CÓ CHỨ CÒN kết cấu thép 2 KHÔNG CÓ bác ơi . bác còn thông số cụ thể nào của cầu trục không giúp tôi với.
-trọng lượng xe con
-khoản cách hai bánh xe
-trọng lượng cầu trục /1m dài
( sư phụ nào có cho tôi xin với)
|
trangyu lan |
|
|
Bác k cho pass để giải nén thì xem thế nào được,rút kn nhé
|
duancuacuon |
|
|
Cty tui cũng làm về KCT tiền chế khung Zamil
Ai có cách tính chi tiết từng phần của nhà Zamil cho tui tham khảo với
|
nguoixau |
|
|
Cái này phụ thuộc vào hãng sản xuất cầu trục bạn ạ. Bản thân cầu trục cũng có loại 1 dầm, 2 dầm, loại 1 móc cẩu, 2 móc cẩu, loại có cabin, loại điều khiển bằng tay. các thông số của các loại này rất khác nhau. Vì thế số liệu trong 1 sách có thể đúng cho 1, 1 số loại cầu trục chứ không thể dùng cho các loại được.
Cách tốt nhất là cần loại nào thì bạn search số liệu của loại đó hoặc yêu cầu bên kỹ thuật cung cấp hoặc đưa ra số liệu tham khảo, yêu cầu họ confirm
|
RaymondEr |
|
|
|
các bác ai có tài liệu tính tải trọng cầu trục theo tiêu chuẩn AISC-2005 ko ạ
|
test1212 |
|
|
tui cũng rất quan tâm đến vấn đề nhà kết cấu thép.
tính toán về nó gần như mù tịch
|
tandc128 |
|
|
Tôi thấy có cuốn sách này cũng hay các bác tìm tham khảo:
Thiết kế khung thép nhà công nghiệp một tầng một nhip(của ts.pham minh Hà)
|
Donaldsor |
|
|
các bác ơi ! các bác có biết về phần mềm DTI k? bác nào bit jới thiệu tôi với
|
profiltam |
|
|
tôi thấy kiw và DTI tương tự giống nhau.ai co kinh nghiệm về phầm mềm này chi cho tôiu
|
nguyentrungata |
|
|
Có ai cho minh hoi lệnh SPL trong autocad co nổ ra được ko, vừa rồi có ngưới bạn nói nổ ra được và thách chầu nhậu tôi nói là ko được nó nói cho minh 3 ngày để nghiên cứu, Các bác có ai biết chỉ dùm!
|
rtgreter vret ẻ |
|
|
Ai biết cach tính khung nhà 42m co cột giữa chỉ dùm minh với.liên kêt cột giữa nên làm khớp hay ngàm.
|
puma12 43 |
|
|
Công trình ở đâu ? tải gió ra sao , chiều cao cột thế nào, có hệ thống cứu hoả tự động không ? tĩnh tải mái ra sao , bước nhịp của các khung là thế nào? độ dốc mái ( theo địa điểm từng nơi mà cấu tạo ) ................. nó là nhà kho chứa gì ? có cầu trục hay không ? . Hỏi 1 câu thế thì ai mà trả lời cho được ?
Đối với khugn 42m , nếu tải gió là 55Kg/m2 , cao 12m , bước nhịp 8m thì có thể sử dụng như sau:
Thép CT3: 2150kg/cm2
H ( cột , dầm ) =1300-400x240x8x10
Thép cường độ cao của Zamil :3150kg/cm2
H ( cột , dầm ) =1000-400x220x8x10
|
MaroldPl |
|
|
tôi cũng rât quan tâm tới KIW hay DTI ban nao bit nhiều về phần mềm trên giup đỡ tôi với.
|
kukuca |
|
|
Xin phép hỏi một chút các anh trên diễn đàn một câu như sau:
-Khi thiết kế khung thép tiền chế chân cột cấu tạo khớp thì với tổ hợp tĩnh tải và gió ngang, chuyển vị đỉnh cột thường khá lớn. Các anh cho tôi hỏi là các biện pháp hiệu quả nhất để giảm chuyển vị trên ?
Cảm ơn các anh!
|
Robertvove |
|
|
Chuyển vị ngang trong mặt phẳng khung của đỉnh cột phụ thuộc vào độ cứng của khung vì trong mặt phẳng khung không thể bố trí được hệ giằng. Vì vậy muốn hạn chế chuyển vị ngang chỉ có cách tăng moment quán tính của cột và dầm (tăng kích thước tiết diện).
Tuy nhiên không nên chỉ tăng mỗi cột hoặc mỗi dầm, nếu bạn dùng cơ kết cấu để thiết lập công thức tính chuyển vị thì chuyển vị phụ thuộc vào độ cứng tương đối (I/l) của cột và cả dầm. Ví dụ tăng tiết diện cột nhiều quá trong khi nguyên nhân gây chuyển vị lớn là do dầm yếu thì không hiệu quả. Cần tìm quan hệ của các thông số này để thiết kế tiết kiệm.
|
JacimtoCogy |
|
|
Theo ý kiến cá nhân tôi có vài cách:
1 - Chuyển công trình vào vùng ít gió; Vùng IA là nhất.
2 - Giảm thời gian sử dụng công trình xuống. Sử dụng dưới 5 năm thì hệ số điều chỉnh theo 2737 còn có 0,61.
3 - Không cho làm tường bao che nữa.
Ngoài những cách đó ra thì tôi cũng không biết nữa, ai biết chỉ giùm đi >
|
Bernardmt |
|
|
Nếu chân cột của bạn liên kết bằng 04 bulong móng thì trong mô hình tính, liên kết chân cột là liên kết ngàm và phải khai báo tiết diện cột và kèo là tiết diện thay đổi thì mô hình tính toán sẽ sát với bài toán thực tế. Khi đó chuyển vị ngang sẽ được đảm bảo.
|
sieunhangiambeo |
|
|
Chân cột là khớp hay ngàm thì cần phải phân tích độ cứng của liên kết (tỉ số giữa moment uốn và góc xoay) mới biết được bạn ạ. Nhận xét cảm tính phụ thuộc vào số lượng bu lông là không chính xác. Nếu bản đế của của chân cột ngắn và mỏng thì 4 bu lông nó vẫn xoay dễ dàng.
TCVN chưa đưa ra giới hạn để phân biệt liên kết khớp hay ngàm nên bạn có thể tham khảo tiêu chuẩn các nước khác.
|
Stevennefs |
|
|
Thực tế tôi tham khảo cả 1 số công trình tương tự như của tôi của các anh trên diễn đàn và một số nơi khác, cột và dầm vát, chân cột khớp. Tuy nhiên khi chạy khung phẳng trong sap thì chuyển vị ngang của đỉnh cột không đạt. E cũng đã tăng tiết diện dầm, cột nhưng cũng chỉ giảm một phần mà thôi. Giải pháp tăng cứng cho liên kết chân cột tôi cũng nghĩ đến nhưng tôi cũng muốn cấu tạo sao cho đơn giản dễ thi công nên muốn tham khảo ý kiến các anh trên 4r.
|
cameralenguyen |
|
|
Nếu bản để mỏng bạn có thể tăng chiều dày. 04 bu lông vẫn xoay thì bạn tăng lên 08 bu lông.
|
Danielpr |
|
|
Tôi đang làm một showroom nhỏ 2 tầng ở trung tâm tp Bắc Giang:
4.5x25m. B = 5m, H cột =7m.
Kèo V
Xà gồ 120C20
Cột: I395x200x6x10
Dầm: I300x150x6x8
Mong anh tôi góp ý dùm
Khi khai báo nội lực trong sap, đối với kèo V thì khai báo như thế nào (tiết diện, nội lực).
|
tungch46 |
|
|
Có ai có phương pháp tính cột khung Zamil bằng bảng tính Excel không ? Cách đó nhanh nhưng mà tôi tìm không ra .
|
BarbaraEr |
|
|
Có cách nào khai báo cột có tiết diện Nonprismatic + auto select list được không? để tôi thiết kế cột nhà xưởng dạng Zamils ấy mà.
|
Philipboxy |
|
|
So ong ban rui day. keke!
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
minh dang lam nha thep.moi noi cot thep minh chua hieu ro lăm ban nao biet giai thich gium minh tinh moi noi cot thep nhu the nao.cac ban co phan mem cho minh xin.cam on nhieu(nha thep dang bao che cao tang)
|
hyutars |
|
|
toi lam do an khung za minh nhip 18m
suc cau 20tan
ko biet cac bac co muon lay khong
|
Charlesquew |
|
|
Ko tính được ổn định là sao nhỉ?
|
AnthonyGape |
|
|
Kiễm tra Buckling. Đi sâu về stability thêm thì hiểu được
1- Cột, (có thể cã dằng chéo) có độ mõng (slenderness) khi bị tác dụng bởi lực ép lớn (+ mô men) bị bất ngờ uốn cong: mất ổn định.
2- các tấm thép nối với độ mõng lớn, dưới tác dụng của ứng suất ép (compression membran stress) bị phình bụng --> local Shell buckling.
|
daohiepukb |
|
|
chào moi người
|
puma12 43 |
|
|
bác naod có bản vẽ và tính toán khối lượng đầy đủ 1 khung nhà zamil cho tôi xin với vì tôi đang nghiêm cứu về vấn đề này . xin trân trọng cám ơn
|
nguoixau |
|
|
Theo tôi, bạn lên xin vào Zamil làm 1 thời gian đi. Vì với 1 công trình nhà xưởng bạn phải tính toán cả tháng mới xong kết cấu. Nhưng Zamil họ có phần mềm chuyên dụng chỉ cần chạy buổi sáng là xong.
He he, hôm trước vừa có thằng bị CA túm vì ăn trộm phần mềm đó đi bán đấy
|
profilmuoinam15 |
|
|
ai có mẫu nhà thi đáu phú thọ cho tôi với
|
Vimcentcow |
|
|
[QUOTE=Mylove;2254]cần tài liệu thiết kế nhà thép tiền chế,ai có gửi cho mỉnh tham khảo với
|
lightzar |
|
|
Tôi đã làm nhiều nhà công nghiệp, nhưng chưa tính toán mấy, chỉ sơ sơ thôi, tuy nhiên, tôi cũng sưu tầm được nhiều mẫu mã, kích thuoc, anh tôi nào cần liên hệ với tôi nhé, vì file nhiều nen ko up len day dựoc
|
Stevennefs |
|
|
Vậy anh có thể cho tôi một vài đầu sách về vấn đề này để tôi có thể tìm hiểu kỹ hơn a.
Tôi cũng đang tìm hiểu về stability nhung chủ yếu là về tổng thể chứ chưa đi sâu vào ct.
A có thể cho tôi một vài lời khuyên khi tìm hiểu về vấn đề này được không a.
Cảm ơn anh nhiều.
|
AlbertgeK |
|
|
Tìm những sách vở có liên hệ đến kết cấu thép, của Âu châu thì sách chỉ dẩn dung EC3 cho Thép. Đi sâu hơn thì tìm theo cử stability - Buckling.
Tên sách: (> 2MB, đã có đưa lên Dđ rồi, hoặc tự tìm có nhiều)
1) Code of pratice for the structural use of steel 2005
2) Designing with structural Steel , A Guide for Architects
3) Examples in Structuresl Analysis -Mc Kenzie
4) Handbook of structural steelwork
5) The behaviour and design of steel structurres to EC3
Sách và TC Việt Nam cũng đã được ACE nhắc nhở và đưa lên nhiều, kiên nhẩn tìm kiếm học sẻ giỏi.
|
williamcuong |
|
|
Các anh chị ơi e mới vào nghề nên còn yếu.Anh chị nào có tài liệu về kết cấu giúp e với.E không biết bắt đầu từ đâu nữa.
Thanks anh chị nhiều nhiều.
|
GeraldKr |
|
|
Hihi Chú ơi Con không tải cái trên đâu. Nói vậy thôi chứ Con biết Chú nhắc khéo AE trên diễn đàn phải không ạ?>
|
trangyu lan |
|
|
Đề nghị anh tôi ai down cái gì tự giác bấm nút Thanks nhé. Chứ không hôm sau chẳng có mà down đâu.
|
Rolandpr |
|
|
Không thèm nhắc khéo đâu, đây là chương trình tuyển chọn super talent của truyền hình đấy.
Tôi đang xem xét có member nào có triển vọng làm danh ca hay làm super model chăng ? >
|
moaza12vs |
|
|
Hi, newbie xin chào anh chị tôi nhà kết cấu.
|
trangyu lan |
|
|
Khi đã biết tính nhà Zamil (khung công nghệ) rồi, thì cũng biết cách nối cột thép vào móng bê tông. (ngàm, khớp).
Cũng cùng phương pháp kết cấu và tính toán như thế mà giãi quyết cho nút liên kết với trụ bê tông cốt thép với dầm thép.
Còn gõ dấu mà cũng không biết (không chịu gõ), thì:
"hoi cong thuc tinh kich thuoc dam zamil lien ket voi tru be tong cot thep" cũng chắng biết làm.
Phệt quá !> Anh syhung0205 Trả tiền mướn KSXD trong Dđ nầy vào làm cho.
|
test1212 |
|
|
Thường liên kết giữa cột bê tông với dầm thép zamil là Ngàm . Khi đó bạn thiết kế tiết diện chịu M,Q như dầm thép thông thường . Dầm thép lúc này cũng thay đỗi tiết diện như dầm zamil liên kết với cột thép . Không có gì đặc biệt mà bạn lăn tăn .
|
lightzar |
|
|
Thông thường thì cột bê tông liên kết với dầm thép bằng liên kết khớp vì:
* Lý do thiết kế:
- Đầu cột bê tông lúc đó không có mô men, không bị phá hoại do lực nhổ từ bu lông móng. Mặt khác liên kết ngàm luôn cần đầu cột lớn hoặc bracket để đủ chỗ đặt 6-8 bu lông. Do đó, thường không tiết kiệm. Liên kết khớp tránh được điều này.
* Lý do thi công:
Khi lắp dựng, thường có độ sai lệch giữa lỗ bu lông ở bản đế và bu lông đặt sẵn ở đầu côt. Với các cột ở vị trí cao (ví dụ >=3.0 m), Độ sai lệch này sẽ lớn hơn so với bu lông móng bình thường. Liên kết khớp thì con có thể cấu tạo slotted holes để khắc phục, chứ liên kết ngàm thì không.
Tất nhiên tùy vào hiện trạng cụ thể của công trình thì mới khẳng định được.
Với các cty khác thì không rõ. Với Zamilsteelvietnam, PEB, dầm đặt trên cột nhà <=2 tầng thì hiếm khi làm ngàm.
|
arthomeviet |
|
|
Hợp tác thế nào vậy bác ? Tôi cũng có cái xưởng gia công thép ở Q12 . Lát về sẽ add nick trao đổi thêm .
|
dacbiet |
|
|
Các bác cho tôi hỏi ở TPHCM, có cty nào cung cấp thép hình theo chuẩn BS hay AISC không ạ, tôi cảm ơn.
|
hoang tuan |
|
|
Cả nhà cho tôi xin ý kiến về khung tiền chế sau ạ:
Nhịp 18m bước cột 6m vai cột 6,5 m, đỉnh cột 8 m, cầu trục 5 tấn, độ dốc mái 15%, địa điểm gần hà nội có
- cột biên I 450 x 186 x 6 x8
- cột giữa I 250 x 186 x 6 x 8
- kèo R1 I ( 450 - 250) x 186 x 6 x 8
- kèo R2 I 250 x186 x 6 x 8
- xà gồ mái C200
- xà gồ biên C150
Rất mong nhận được ý kiến đòng góp.
|
ngoduong89 |
|
|
Thôi không ai giúp thì chốt phương án:
- cột biên I 500 x 186 x 6 x8
- cột giữa I 250 x 186 x 6 x 8
- kèo R1 I ( 400 - 250) x 186 x 6 x 8
- kèo R2 I 250 x186 x 6 x 8
|
tieu sao |
|
|
Vật liệu thép bạn định dùng cường độ bao nhiêu?
-Theo tiết diện bạn định chọn tôi chạy bền thì ra kết quả nội lực và chuyển vị (file đính kèm). Từ kết quả này có thể xác định được sơ bộ tiết diện được chọn có đảm bảo không.
- Nhà thép tiền chế ngoài việc kiểm tra bền thì điều quan trọng phải đảm bảo ổn định của kết cấu thông qua hệ giằng, bản mã tăng cứng, thanh chống ổn định cánh dưới của dầm. Những điều này bạn có thể hỏi ý kiến của nhiều anh có kinh nghiệm làm về nhà thép tiền chế.
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Tôi dùng thép SS400.
Tôi nhìn kết quả mà không hiểu gì...ngại quá.
|
hoang tuan |
|
|
Ban nhìn phần ghi chú kết quả cho chuyển vị, lực và ứng suất cho từng tổ hợp ở dòng phía dưới bên trái của hình ảnh.
|
Williamon |
|
|
23 lần tải rồi.
|
KennethOt |
|
|
Xin mọi người ý kiến với!
|
mtv_0201 |
|
|
tôi cần giúp đỡ, mới tập sự thiết kế mà đang phải thiết kế nhà công nghiệp, khẩu độ 50m, không cột chống giữa, nhịp 8m, chiều cao nhà 4,5m, dốc mái 10 độ.
tôi có thiết kế sơ bộ như sau:
1.trục giữa I(1200-550)x250x8x12 đoạn này dài 12m; I550x220x8x12 đoạn này dài 10m; I(550-800)x8x12 đoạn này dài 3m; cột I(500-1200)x250x8x12
2.trục đầu đầu hồi I500x200x6x10; cột đầu hồi I500x250x6x10
3.một số dữ liệu: gió IIB, mái lợp tôn dày 0.5mm, nhà không có cầu trục, diện tích 50x120m.
|
AnthonyGape |
|
|
Một số bác già yêu cầu khi thiết kế cột nhà nên cho đầu cột nghiêng và trong lòng nhà một khoảng nhất định (tùy nhà, tùy kinh nghiệm) để bù lại khoảng đầu cột bị đẩy ra ngoài dưới lực tác động của kèo.
Tôi thấy vô lý quá, xin mọi người chỉ bảo.
|
sukem13579 |
|
|
Ý bạn là sao? Tôi chưa hiểu lắm. (hệ giàng sàn hãm) là sao nhỉ?
|
opera |
|
|
Là hệ giằng chống lật của hệ dầm đỡ ray cầu trục bạn ah!!!
Nó chính là hệ thép L để liên kết giữa dầm đỡ ray và hệ giằng dọc nhà tạo mặt phẳng chống lật...
|
dacbiet |
|
|
Kể ra a e thay đổi cái tiêu đề kêt cấu nhà Zamil thành kết cấu nhà thép tiền chế thì tốt biêt mấy....
Như thế a e làm trong lĩnh vực nhà thép của VN đỡ tủi thân hơn...huhu
|
Amen1402 |
|
|
Tôi đang nghiên cứu đè tài về nhà thép cao tầng và bài toán kinh tế.
Bạn nào có tài liệu hay và có hứng thú thì gửi cho tôi nhé...thanks
|
DonaldMi |
|
|
chào mọi người! Zamil đi cùng với chúng ta!
|
muadem116 |
|
|
qua đường Tô HIến Thành mua sách Của Cô Trần Thị Thôn về mà tính
|
delta deus |
|
|
em đang tìm đường apply vào zamil mà chưa đc, hic
|
taolaai |
|
|
Ổn định cột hay xà ngang. nếu ổn định về xà ngang thì quy phạm của tôi chưa đủ lý thuyết để tính (đây là ý kiến của thầy Hoàng Văn Quang, DHXD Hà Nội) nhưng có một cách đơn giản là chọn bước xà gồ sao độ mảnh quy ước của cánh nén ngoài mặt phẳng khung thõa mãn điều kiện không oằn bên (đk không cần kiểm tra ổn định của dầm) là ok.
Cột thì tính bình thường.
|
JacimtoCogy |
|
|
Với xà hay dầm thép có điều kiện kiểm tra ổn định tổng thể trong TCXDVN 338, nếu bạn quan tâm tới kết cấu thép thì qua Topic của tôi "Chiều dài tính toán của các cấu kiện dầm, giằng, cột" chúng ta thảo luận nha!
|
moaza12vs |
|
|
Vấn đề ổn định của xà ngang tôi control được, nếu kỹ tính thì kiểm tra oằn bên (lateral buckling) và oằn uốn dọc theo SNiP II 23 -81 là okay.
Nhưng thực tế trong quy phạm của tôi đối với tiết diện thay đổi và moment đổi dấu thì không có lý thuyết đâu bạn ạ!
đúng như bạn nói vấn đề về chiều dài tính toán là khó và quan trọng nhưng thực tế thiết kế phải tìm ra cánh xác định nhanh và ít sai sót. trong AISC 360 - 2005 có chỉ phương pháp tra toán đồ cho khung có giằng bên và khung không giằng bên, tính toán dựa vào quan hệ độ cứng các phần tử xung quanh nhưng quá thủ công.
Theo tôi đơn giản nhất: Thanh chịu kéo trong dàn Kx =1 (vì K luôn nhỏ hơn 1 nên lấy bằng 1 cho đơn giả). Khung phẳng không có chuyển vị ngang Kx=1. các trường hợp khác thì để phần mềm tính (function --> Auto có hỡ trợ RTA, Staadpro). Ngoài mặt phẳng khung thì Lo lấy bằng khoảng cách các điểm giằng, Ky thì tương tự.
|
tandc128 |
|
|
Đúng rùi, với dầm thay đổi tiết diện tiêu chuẩn lại không có lý thuyết tính, ngay cả trong giáo trình học cũng không tính đến cái đó, còn về cái chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng của cột tôi điên đầu mấy hôm nay rùi mà chưa giải đáp được, có gì sang Topic của tôi giúp tôi 1 tay nha!
Thân!
|
greent |
|
|
uhm, tôi cũng thường hay điên với nó, nó là parameter quan trọng nhất khi thiết kế cột. okay để tôi xem. chào bác!
|
profillink10 |
|
|
Chao Ban,
Ban co su dung thanh thao staad.pro de thiet ke nha thep tien che khong ?
|
deptrainhatnha |
|
|
bạn cứ chọn tiết diện sơ bộ gắn mô hình vào trong sap hoặc etap run xong lấy nội lực ra kiểm tra, nếu tiết diện bạn chọn thỏa mãm thì ok, còn không thì chọn lại thôi
|
test0032 |
|
|
ủa vậy bạn không kiểm tra mất ổn định à?
|
RobertDum |
|
|
mọi người ai có kết cấu zamil nhà máy đường khong vậy, tôi gặp một nhà máy đường có dầm thép đỡ bồn nấu 30 tấn hic hic, hồi trước nấu 20 tấn, giờ chủ đầu tư nâng cấp lên 30 tấn rung quá nên gia cố ^^
|
JacimtoCogy |
|
|
ong ban nay co ve pro the nhi?
|
trannguyen1602 |
|
|
bạn có thể cắt file ra. lên gôgle seach xem. có hướng dẫn cụ thể nhé bạn
|
suanhadthouse |
|
|
nhà tôi ai có kết cấu thép nhà máy đường công xuất 2000t/1 ngày không vậy, share cho ace tham khảo với ^^
|
sukem13579 |
|
|
Gui anh e 1 cai nha thep toi vua lam, anh e cho y kien nhe.
|
checkerso1 |
|
|
ý kiến này
- cái hình khá đẹp, theo kiểu truyền thống nhà công nghiệp
- bạn thiết kế rất tiết kiệm, chiều dày các tấm rất nhỏ so với chiều cao. Không biết lúc thiết kế bạn có kiểm tra mất ổn định cục bộ của các tấm bụng hay không (bị vồng cục bộ). Nếu bạn thiết kế với Eurocode 3 thì các tiết diện thanh ở đoạn 2 và 3 sẽ rơi vào class 4 - loại tiết diện rất mảnh có nguy cơ mất ổn định cục bộ và phải tính toán sau khi loại bỏ các vùng bị giảm yếu, không được phép tính toán đàn hồi với tiết diện nguyên.
Nói chung đối với bản bụng tỉ lệ tối thiểu để tiết diện đạt class 3 là hw /tw ~70 (còn phụ thuộc vào loại của thép). Ví dụ đoạn 3 cao 850 chiều dày của bụng phải ~12mm nếu bạn không muốn kiểm tra ổn định cục bộ.
Có thể với thiết kế của bạn vẫn không có vấn đề mất ổn định nếu lực tính toán không lớn.
|
hoangphunhan |
|
|
Cam on ve nhung nhan xet cua ban. minh thay trong staad.pro co tieu chuan My nen nghien cuu, thiet ke, nhung van lay gio theo tieu chuan VN va hoat tai lay bang 30KG/m2. Minh ko biet tieu chuan Eurocode 3.
|
Haroldser |
|
|
tiết diện co ve ko hop ly lam, ban tinh thep cuong do nao?
de dễ đanh giá hơn
|
Robertbura |
|
|
Quen mat, Ung suat chay la 345Mpa.
|
DanielEi |
|
|
Dear Anh ban moi,
Toi vua thiet ke cai nha kho cho bon tong cuc du tru quoc gia thong so nhu sau:
Rong 40m, buoc cot 8m, dai 96m. chiu tai trong nhu sau : tinh tai 8KG/m2, hoat tai 30KG/m2, ap luc gio 55KG/m2 . Nhung gio chua biet tinh cac lien ket. Anh ban co the giup toi dc ko? Toi ko muon boc thuoc.
Tim ly thuyet tinh toan tren mang, nhung toan bang tieng anh kho hieu qua.
Chu y :Toi tinh theo tieu chuan My. Ung suat chay lay bang 345Mpa
|
MichaelKet |
|
|
Làm thay bạn thì tôi không giúp được nhưng nếu bạn làm và post lên thì tôi có thể đóng góp ý kiến.
Tài liệu kết cấu thép nếu bạn chịu khó đọc tiếng nước ngoài thì có thể còn dễ hiểu hơn các tài liệu tiếng Việt đấy.
|
Vimcentcow |
|
|
Tính liên kết anh có thể khai thác module Steel của Prokon, Riêng tôi thì thấy nó hay hơn và nhiều hơn cả thằng Robot áh. Nguồn mở, thuyết minh ổn và cho hiệu chỉnh tùy ý .
@NBG: Không biết anh gán gió cho các bồn trụ như thế nào anh, không biết anh có tài liệu nào về phần này share cho ACE. Mong được anh giúp đỡ.
Trân trọng,
Em, Ái
|
truongtiengka |
|
|
- trước khi khai thác phần mềm để đơn giản hóa tính toán bạn nên đọc tài liệu để hiểu các nguyên lý tính toán, các thành phần cần kiểm tra của một liên kết KCT. Có 2 tài liệu tiếng Anh khá hay của SCI (Steel Construction Institute) về Simple connection và Moment connection đã được up lên diễn đàn nhiều lần, bạn có thể tìm về tham khảo.
- Tôi không biết TCVN có quy định tải gió cho các bồn trụ hay không, các tiêu chuẩn nước ngoài vẫn có đề cập. Bạn có thể tham khảo §7.9 của EN1991-1-4.
Nếu không thì bạn vẫn có thể tính toán tải gió với những giả thiết thiên về an toàn phù hợp với cách làm việc của kết cấu, dựa trên những trường hợp cơ bản đã quy định trong tiêu chuẩn. Cần so sánh các giới hạn trên dưới của hệ số Ce -Ci để không an toàn quá, không tiết kiệm.
Tải gió là loại tải trọng khá phức tạp, khi hình dạng công trình vượt ra ngoài tiêu chuẩn thì khó mà nói được thế nào là đúng. Tôi đã làm một vài công trình mà tải trọng tính toán dựa trên tiêu chuẩn và kết quả của thí nghiệm hầm gió khác nhau rất xa.
|
GordonEt |
|
|
Xin hoi ban quan tri mang. Tai sao bai cua toi post len de hoi anh NBG lai bi xoa?
|
nguoixau |
|
|
Xin hỏi anh Staadpro. Tại sao không gõ dấu nhiều bài rồi ? nên đọc nội quy lại nhé. Học cách gõ dấu vào.
Vi phạm lổi nầy thì bất cứ min mod nào cũng được phép xử được >. Chẳng thèm nhắc nhở >
Tôi nhắc cho bạn vui, vì còn nhiều bài của bạn chưa gõ dấu vẫn còn được dung thứ không bị xóa
|
dudung |
|
|
Ok. Xin lỗi ban quản trị mạng. Lần sau không mắc lỗi này nữa.
|
StephenDAK |
|
|
Pls help me!
Anh NBG có thể hướng dẫn giúp tôi tính momen thực tế phải chịu của bản mã liên kết như file đính kèm ko ?
Tôi xuất được nội lực tại liên kết như sau:
Tổ hợp 1 : M=-12933KGm
N= 6425KG
Q= 1261KG
Tổ hợp 2 : M= 15987KGm
N= -4960KG
Q= 1261KG
Thank u for your helping!
|
AlbertgeK |
|
|
Không hiểu câu hỏi của bạn: momen thực tế phải chịu của liên kết chính là momen của các tổ hợp 1 và 2 chứ còn cái nào nữa? (nếu bạn mô hình đúng, tải trọng đúng và xuất dữ liệu đúng)
Còn về việc tính toán giúp: công việc của tôi còn làm không kịp nữa là bạn phải tự tính thôi. Tôi chỉ có thể góp ý.
Nhận xét về cái khung của bạn: bạn cố thiết kế một cách tiết kiệm về vật liệu nhất bằng cách thay đổi tiết diện dầm và cột theo biểu đồ momen, chắc bạn đang đi học vì thực tế không cần thiết đến như vậy. Với khung 40m thay đổi tiết diện tại 1 điểm là đủ rồi. Nếu 3m bạn thay đổi 1 lần thì công cắt thép, hàn có thể còn đắt hơn chi phí vật liệu thép. Tính toán cũng phức tạp hơn. Tôi đoán bạn chưa kể hết các vấn đề mất ổn định trong thiết kế khung này.
|
ewrewrwewe |
|
|
Cái này thì đơn giản, bản mã dày 12mm, Bolt M20 HSB, là okay!
Nếu bạn tính theo AISC thì phải kể đến biến dạng của bản mã trong quá trình chịu lực. Thép 3 của THs Hoàng Văn Quang viết rất rỏ về điều này!
|
AlfomzoMl |
|
|
Vậy xin hỏi anh, khi tính cái liên kết này, cái bản mã liên kết có chịu uốn do bulông chịu kéo ko ?
Cảm ơn anh về những nhận xét mang tính chất xây dựng và rất chân thành.
|
CharlesEn |
|
|
Bạn có thể gửi cho tôi cái tính toán mà bạn tính ra chiều dầy bản mã là 12mm ko ?
Cảm ơn bạn!
|
ArthurGip |
|
|
Có chứ, bi uốn mạnh nữa là khác. Khả năng chịu lực của từng bulong không được vượt quá khả năng chịu uốn cục bộ của bản mã (chảy dẻo xung quanh thân bulong chịu kéo).
Vì vậy bản mã phải đủ dày, hoặc phải gia cường để bulong phát huy được hết khả năng chịu kéo của nó. Cách tính thì mỗi tiêu chuẩn một kiểu nên bạn làm với tiêu chuẩn nào xem tiêu chuẩn đấy.
|
profilmuoibon14 |
|
|
Chào a NBG,
Tôi muốn hỏi a tính toán khả năng chịu uốn của bản mã ntn ? Nhưng có lẽ tôi cũng sẽ nhận đc 1 câu trả lời như những lần trước mà thôi. Vậy chỉ xin hỏi 1 câu nữa thôi, hy vọng a sẽ trả lời. A dựa vào đâu mà nói "Tôi đoán bạn chưa kể hết các vấn đề mất ổn định trong thiết kế khung này." Tôi thiết kế cái nhà kho đấy theo tiêu chuẩn Mỹ.
|
hiepsitayto |
|
|
Đúng rồi nếu bạn lại hỏi tính toán khả năng chịu uốn của bản mã chịu uốn này như thế nào thì tôi chịu không trả lời được vì nó phụ thuộc vào từng tiêu chuẩn và quá dài để trả lời trong khi tôi có cảm giác bạn còn chưa chịu đọc. Tiêu chuẩn Mỹ tôi chưa bao giờ làm nhưng về nguyên lý tính toán các tiêu chuẩn giống nhau. Tính theo Eurocode thì liên kết này khá phức tạp, có thể phải tính cả chục trang giấy nếu muốn tính đầy đủ.
Trả lời câu hỏi thứ 2: dựa vào cảm giác vào sự bất hợp lý về tiết diện mà bạn chọn. Vì tôi không có mô hình, không có tải trọng nên tôi không khẳng định, chỉ hỏi bạn vậy thôi. Để biết được bạn có kể đến mất ổn định hay không bạn hãy trả lời cho tôi các câu hỏi sau:
- Chiều dài tính toán trong và ngoài mặt phẳng khung bạn của bạn là bao nhiêu? Nếu bạn để mặc định giá trị của phần mềm thì sai rồi.
- Cột thay đổi tiết diện như vậy bạn kiểm tra mất ổn định uốn dọc và mất ổn định oằn theo giả thiết nào?
- Chiều dài tính toán của xà ngang trong và ngoài mặt phẳng bạn lấy bao nhiêu? Vì sao? Nếu bạn không sửa giá trị mặc định trong phần mềm thì bạn cũng sai nốt.
- Xà ngang của bạn là kết hợp giữa nhiều đoạn tiết diện thay đổi với nhau, bạn kiểm tra mất ổn định uốn dọc và oằn như thế nào?
- Bản bụng của các cấu kiện rất mảnh, bạn có kiểm tra mất ổn định vồng không? Kiểm tra tự động hay kiểm tra tay? Nếu có thì post lên cho tôi nghía cái. Nhìn cách chọn chiều dày bản bụng của bạn tôi thấy không hợp lý.
Đấy, ngon thì trả lời đi
|
Donaldsor |
|
|
giờ mới chú ý cái link của bác umy có nhiều tài liệu hay quá, cảm ơn bác!
|
AlbertDOB |
|
|
em moi ra trường nhìn nhận thiết kế viet nam đã co bulong cường độ cao đủ chuan chưa? đường han viet nam minh nhu the nào ? thep nguyen lieu đủ hay chi nhập thép tieu chuan hồ cẩm đào xuất sứ từ nhà máy địa phương! co ji sai xin chi giao hoc hỏi.
|
Happyspringla2007 |
|
|
cậu nhatranhpk hỏi như người từ phương xa chưa hề biết đến VN vậy!>
Bạn ở đâu trên trái đất nầy thế ? Ghi ra cho Dđ được biết. Đã ra KS chưa? Có từng thiết kế thép chưa ? làm mấy nhà công nghệ kiểu zamil rồi ?
Muốn biết bulong cường độ nào ? 5.6? 8.8? 10.9?
Biết về hàn (Welding) theo TC nào ở nước nào ?
Biết về thép loại gì theoTC nào, mà phát biểu có vẻ trịch thượng và khinh thường thế ?
( tieu chuan hồ cẩm đào xuất sứ từ nhà máy địa phương !)
Cho biết cái kiến thức và khả năng của cậu, để ACE xác dịnh mà trả lời các câu hỏi và thảo luận.
|
tungch46 |
|
|
Đọc trả lời của bạn vẫn chưa rõ được bạn kiểm tra đầy đủ một cấu kiện như thế nào. Bạn có thể post lên bản tính toán đầy đủ của cấu kiện cột chẳng hạn (kiểm tra tự động bằng phần mềm cũng được), lúc đó tôi mới có thể phân tích giúp bạn được.
|
dudung |
|
|
Chào umy,
Bản tính đầy đủ làm sao e có được, e chưa phải là cao thủ về kết cấu thép. Trình độ e còn có quá nhiều hạn chế, e chỉ kiểm tra ổn định cục bộ theo các bước như sau:
1. Kiểm tra phân cấp tiết diện dầm:
- Xét điều kiện độ mảnh bản bụng suy ra cấp của tiết diện bản bụng.
- Xét điều kiện độ mảnh bản cánh suy ra cấp của tiết diện bản cánh.
2. Xác định ứng suất cho phép khi uốn và cắt trong bụng và cánh dầm theo từng trường hợp.
vd: Tiết diện đặc :
Bản cánh: b/2tc<65/sqrt(Fy) và Bản bụng: h/tb<640/sqrt(Fy)
thì ứng suất cho phép khi chịu uốn là Fb = 0,66 Fy.
Thank u for your idea.
|
suanhadthouse |
|
|
Nếu chỉ cần nó đứng được cứ táng thanh cánh là 48x1,2 thanh bụng thì muốn gì cũng được, tiết diện cột và dầm cùng 1 tiết diện cho nó dễ làm. Còn đòi nó chịu đủ tải gió (Lại ở vùng ven biển nữa) thì xin ca bài Cuốn theo chiều gió cho nhanh
|
tandc128 |
|
|
e đang học sap2000.ai có bài tập về khung nhà thép không ạ
|
arthomeviet |
|
|
Chào các Bác:
Hiện nay tôi công tác tại công ty chuyên về kết cấu của VN , minh đã làm ở đây cũng nhiều năm rồi. Một số kinh nghiệm nhỏ gửi đến các Bác về nhà thép tiền chế:
+Về xà gồ: có 2 loại
Chữ C (tính cho dầm đơn giản), loại này thường hay sơn nên thiết kế ở cường độ thấp, rất thích hợp tiêu chuẩn Việt Nam.Chủ yếu thiết kế thường bị thiếu võng ở khu vực gió iiA .loại này ít tiền
hơn mạ kẽm
+Về chữ Z: Loại này thương hay mạ kẽm nên cường độ rất cao. thích hợp với tiêu chuẩn Mỹ, vì gió đầu hồi rất lớn. chủ yếu thiết kế theo cường độ la chính. loại này thích hợp với chủ đầu tư nước ngoài hơn.
Về cột và dầm: tôi sẽ nói sau
|
thietkelogo |
|
|
Pls help me!
Tôi đang gặp khó khăn khi phải thiết kế cái nhà kho chứa thóc thông số như sau:
Rộng L=80m, bước cột 8m, dài 56m, cao 18m. Chiu tải trọng như sau : Tĩnh tải 10KG/m2, họat tải 30KG/m2, áp lực gió 95KG/m2 .
Tôi cũng có tính toán qua loa rùi vì nhịp quá lớn và quá cao, tôi thực sự không tự tin, mặc dù cũng có chút kinh nghiệm. Gửi các bạn cái tiết diện tôi đã chọn. Mong các bạn trong diễn đàn ai đã từng làm cái nhà nhịp lớn nào rùi có thể tư vấn cho tui vài kinh nghiệm nhé or đã có cái nhà nào thi công rồi thì gửi giúp cho tôi 1 bản để tham khảo.
Cảm ơn nhiều!
Chú ý :Tôi tính theo tiêu chuẩn Mỹ. Ứng suất chảy lấy bằng 345Mpa
|
GordonEt |
|
|
Có 1.4m cho cột và đầu dầm là hơi bé , bạn thử kiểm tra lại chuyển vị
Bề dày cánh không nên dùng thép bản quá dày lên đến 2.5cm
Về cơ bản thì kích thước DC3( bên trái) = DK1; DC3(bên phải)= Dk16 vì những vị trí đó momen bằng nhau
chọn quá nhiều loại thép bản : d = 12, 10, 15, 8, 20, 25,.
độ dày thép bụng vầ thép cán đôi chỗ quá trên lệch nhau, (kiểm tra ổn định bản bụng dc = 20, db =8)
Các vấn đề khác : chưa rõ vì chưa tính
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Cảm ơn anh vì những ý kiến đóng góp, e sẽ kiểm tra lại. Anh có biết đơn vị nào từng làm cái nhà nào nhịp lớn vậy chưa? Anh giới thiệu e đc? Nó quá sức đối với e. Mong sớm nhận đc hồi âm.
|
Robertgomo |
|
|
Bên công ty tôi
|
ewrewrwewe |
|
|
Vậy ah? Tốt quá bên a đang dùng phần mềm gì để tkế vậy? A đang làm ở công ty nào vậy?
|
profiltam |
|
|
Sap2000 ( tôi dùng Sap7.42) và Staadpro (ít dùng )
|
Robertvove |
|
|
Em thấy nhiều người dùng Sap 7.42 để tính toán cho nhà thép, phiên bản này ổn định nhất à bác. Bác thiết kế nhà thép zamil bác hay dùng tiêu chuẩn Việt Nam hay tiêu chuẩn nào.
|
hoang tuan |
|
|
Hi!
Thế a dùng sap2000 a có khai báo đc điểm giằng cánh ngoài, trong bất kỳ dọc theo phần tử ko? A chỉ e đc ko?E chỉ dùng sap2000 lam btct thôi.
|
quyetthang122 |
|
|
thông thường để đơn giản, người ta chỉ tính theo khung phẳng , các cấu kiện còn lại tính bằng tay, quy ra các bài toán nhỏ .
|
thanhtinh |
|
|
Sap7.42 đến bây giờ tôi vẫn thấy ổn định nhất , tuy rằng một số tính năng hơi khó sử dụng , song , gần 10 năm tính toán và so sánh giữa các phiên bản với nhau , tôi vẫn quay về Sap7.42.
Đã là công trình ở việt nam , vật liệu việt nam thì tính theo tiêu chuẩn việt nam . Tuy nhiên nếu tính toán theo tiếu chuẩn AISC - LRFD93 kết quả khá giống với tiêu chuẩn Việt Nam; giữa TCVN và AISC93 lệch nhau<5%. ( theo thống kê của tôi )
Khi thiết kế tôi thường tính song song 2 tiêu chuẩn , AISC thì sử dụng Sap tính luôn làm cơ sở để sao sánh, còn TCVN thì tính tay để làm thuyết minh.
|
MichaelKet |
|
|
Hi Anh,
Theo như e đc biết nếu như thiết kế theo tc Mỹ và VN cho kết quả tương đối giống nhau khi phải chỉu tải trọng lớn, còn khi chịu tải trọng nhỏ thì sẽ rất khác nhau.
Vd: Khi thiết kế 1 cái cột chịu tải trọng P đúng tâm chẳng hạn:
1. TCVN bao giờ cũng phải chọn cánh và bụng cột phải đảm bảo đk ổn định.
2. TC Mỹ thì không bắt buộc, Tiết diện có thể là: Đặc, ko Đặc, Mảnh.
Khi P rất lớn thì cả Mỹ và VN giống nhau đều phải chọn cánh và bụng thỏa mãn đk ổn định cụ bộ. Khả năng chịu lực của tiết diện đạt ghạn chảy. Khi P nhỏ VN vãn phải chọn cánh và bụng phải thỏa mãn đk ổn định cục bộ, còn Mỹ thì tùy vào P mà chọn tiết diện, có thể tiết diện đc chọn là ko đặc, thì khả năng chịu lực của tiết chỉ bị giảm đi mà thôi. Nếu mà khả năng chịu lực của tiết diện vẫn lớn hơn P thì vẫn dùng đc. Đây chính là nguyên nhân vì sao mọi người bảo tc Mỹ tiết kiệm hơn TCVN.
A có thể gửi cho e 1 vd thiết kế nhà thép tiền chế theo tiếu chuẩn AISC - LRFD93 và TCVN đc ko?
Thank u so much !
|
thietkelogo |
|
|
Trích:
Sap7.42 đến bây giờ tôi vẫn thấy ổn định nhất , tuy rằng một số tính năng hơi khó sử dụng , song , gần 10 năm tính toán và so sánh giữa các phiên bản với nhau , tôi vẫn quay về Sap7.42.
Đã là công trình ở việt nam , vật liệu việt nam thì tính theo tiêu chuẩn việt nam . Tuy nhiên nếu tính toán theo tiếu chuẩn AISC - LRFD93 kết quả khá giống với tiêu chuẩn Việt Nam; giữa TCVN và AISC93 lệch nhau<5%. ( theo thống kê của tôi )
Khi thiết kế tôi thường tính song song 2 tiêu chuẩn , AISC thì sử dụng Sap tính luôn làm cơ sở để sao sánh, còn TCVN thì tính tay để làm thuyết minh.
|
Cho tôi hỏi cái này. trong Sap hay Etabs, đối với dầm hay cột thay đổi tiết diện khi xuất bảng nội lực tôi không thể nào tìm thấy các thông số hình học như moment quán tính, t, b, h ...Vậy xin hỏi bạn tính toán như thế nào khi không có những thông số này. Những thông số này chỉ xuất hiện trong thuyết minh Design trong chính phần mềm.
|
Robertol |
|
|
Nhà này có nhất thiết phải dùng dạng nhà Zamil ko? Với nhà khẩu độ lớn thế này dùng zamil ko kinh tế lắm. Bản có thể chuyển sang dùng dạng dàn không gian hoặc dùng kèo kết cấu ống hàn,
Với dạng nhà như bạn thiết kế độ dốc nhà tương đối lớn dẫn đến tiết diện vì kèo cũng tăng theo nhiều đó. Cái này bạn có khắc phục bằng cách tăng chiều cao vai cột lên. Thiết kế nhà zamil dùng TCVN or Tiêu chuẩn AISC đều như nhau cả
|
BarbaraEr |
|
|
Em cũng đang chưa hiểu về cách tính cửa mái và bố trí xà gồ cho hợp lý.Ai giúp tôi với. thanks trước
|
AlbertgeK |
|
|
hi, chào cả nhà, đệ đang phải thiết kết nhà công nghiệp khung zamil. nhịp 33m, bước cột 5m, sàn công tác tải tc =16,5kN/m. nhịp sàn 11m.
khung zamil với sơ đồ tính siêu tĩnh bậc 1. đệ đang vướng mắc ở cách tính khung zamil với sơ đồ và tải trọng như vậy. vì thầy không cho chạy nội lực bằng soft mà phải tính bằng tay và nếu cần phải thuyết minh cách tính.
đệ cũng giải nội lực theo phương pháp lực. nhưng thực tế kết quả chênh lệch khoảng 1/2( tính tay chỉ cho nội lực bằng khoảng 1/2) khi chạy nội lực bằng soft.
về cách tính đệ giả định như thế này:
phần mái là hệ cứng, liên kết ngàm với 2 đầu cột, cột liên kết gối tựa cho cả 2 chân.
theo lý thuyết, đệ chuyển hệ tính sang hệ tĩnh định cộng tác dụng với phản lực ngang thay thế ở một gối tựa. sau đó tính và vẽ momen cho từng dạng tải trọng.
theo cao kiến các cao nhân thì lý thuyết giả định như vậy là ổn chưa? tham khảo cho đệ biết còn cứng răng mà bảo vệ nữa.
không biết có cao nhân nào đã từng tính tay như vậy chưa?
cám ơn cả nhà đã quan tâm ^^
|
CharlesEn |
|
|
các mọi người ai có đề thi mẫu kết cấu thép 2 ko?cho tôi xin nhe.cảm ơn nhiều ạ.
|
truongtiengka |
|
|
các bác ơi, tôi mới bắt tay vào làm một cái nhà xưởng ở Long An nhịp 40m, dài 80m, chưa có kinh nghiệm về nhà thép lắm phần tính móng, nếu chọn chân cột là khớp thì khi tính móng lại thiếu phần moment, nên tiết diện móng sẽ nhỏ. vậy bác nào biết xin giúp đỡ. tôi dự định làm sơ đồ là ngàm tính phần móng, sơ đồ khớp tính phần khung thép.
các bác thấy thế nào?
|
nguyentrungata |
|
|
Với khung tiền chế thì nên làm giải pháp chân cột liên kết khớp, đầu cột liên kết ngàm vào dầm sẽ hợp lý hơn.
|
StephenDAK |
|
|
nếu chân cột là khớp thì móng có bị thiếu không bác,
|
Danielpr |
|
|
Thiếu hay thừa là do bạn tính chứ. Bạn tính thiếu thì nó thiếu, tính thừa thì nó thừa.
|
hoangphunhan |
|
|
cổ chận bạn là khớp tại mặt cá chân , bàn chân là móng , thì bạn không bao giờ có thể đứng được trên đôi chân bạn , vì...luôn thiếu ( không hiểu thiếu thừa ở đây là cái gì nữa? )
|
test0032 |
|
|
Chữ đỏ : đã là khớp rồi thì lấy đâu ra moment mà bạn bảo là thiếu ?
Tuy là chân khớp , nhưng bạn phẩn để ý : lấy lực cắt nhân với chiều sâu móng => nó có thành phần momen ở đó đấy.
|
Renatosymn |
|
|
tôi cũng có tính moment này, quy lực cắt về tâm đáy móng, nhưng thực tế thì cái chân cột không là khớp, mà cũng không là ngàm nên tôi cũng nghĩ có moment ở đây, vậy khi tính móng lấy thêm moment không, tôi sợ lực cắt đó không đủ
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Dear anh Helios.
Nhà khung ngang 1 tầng 1 nhịp không cầu trục, nhịp 70m không cột giữa, chiều cao đỉnh cột 22m, chiều cao đỉnh mái 33m, gió vùng IIIB 125kG/m2). Theo anh phương án khung tiền chế và phương án dàn cầu thì cái nào khả thi và hợp lý hơn ạ?
|
thanhtruc |
|
|
Trong trường hợp này, tôi thấy khung dạng dàn thì hợp lý hơn.
|
KennethOt |
|
|
Xin hỏi bác với dạng dàn thì các khe cấu tạo bố trí thế nào ạ (Khe lún, khe biến dạng). Khoảng cách giữa các khe, khoảng cách 2 khung tại vị trí kheo. Nhà dài 350-400m
|
AlbertgeK |
|
|
Khe lún thì vẫn sẽ phải làm nếu có sự chênh lệch về tải trọng. Còn khe nhiệt thì có thể dùng expansion joint. Mối liên kết expansion joint trong tương tự như trong nhà tiền chế: cho xà gồ trượt trên slotted holes.
Không nhất thiết phải làm 2 khung kèo độc lập cạnh nhau.
|
profilmuoisau16 |
|
|
anh in cho e 1 cuon nha
|
Winmordbet |
|
|
Password la gi vay bac?
|
Edwandhext |
|
|
kết cấu khung thép tiền chế thường có dạng vát
mục đích của việc vát này là tiết kiệm thép có đúng không mọi người hay còn có nguyên nhân nào nữa? xin mọi người chỉ giáo
|
Stevennefs |
|
|
A sơ bộ tôi khung nhịp 24m có cột giữa với không có cột giữa được không ạ
|
ao anh xa |
|
|
Sao lại vào topic nhà Zamil để hỏi về BTCT, giống như đi chợ gặp hàng bánh mì lại hỏi chị ơi có bán kem không vậy
Dồn tải kiểu gì mà nút khung chẳng có momen hả bạn. Câu hỏi của bạn chưa rõ ý nhé.
|
MaroldPl |
|
|
À nhỉ e bất cẩn quá hè hè. Tại trong tập câu hỏi cô giao có câu hỏi y như vậy nên e cũng không hiểu nên đành phải lên đây hỏi chắc chiều tôi hoa mắt nên click nhầm vào khung zamil này đấy
|
RaymondEr |
|
|
3- Bề rộng bản cánh cột, kèo nên cắt theo chiều rộng tối ưu nghĩa là phải cắt như thế nào để được tối ưu nhỉ? có ai giải đáp với!
|
ClintomEa |
|
|
Kích thước bản thép là 1500*6000
Vậy nên khi cắt sẽ cắt 186-214-250-300 thì chiều 1500 sẽ chia hết và tiết kiệm nhất nhé.
|
Danielpr |
|