Hỏi đáp / Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, gạch, đá
Khung hỗn hợp : Dầm thép liên kết với cột bê tông - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Khung hỗn hợp : Dầm thép liên kết với cột bê tông

     Khi tính kết cấu hỗn hợp khung dạng như nhà công nghiệp một tầng dầm mái bằng thép liên kết cứng với cột bê tông bằng bulong neo tôi gặp phải một vấn đề là mô men tại chỗ liên kết rất lớn, đòi hỏi tiết diện của cột khá lớn.( Để giảm mô men này ta có thể dùng một phần trên đỉnh cột là côt thép tuy nhiên đôi khi nó không đảm bảo về mặt kiến trúc). Tôi muốn tiết diên của cột bê tông ở mức nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo cho liên kết ở đó. Các bác có kế sách gì không? Với lại khoảng cách tối thiểu từ tim của hàng bulong biên đến mép cột và khoảng cách giữa hai bu lông cạnh nhau có yêu cầu gì không để bê tông không bị phá hoai trước khi bulong neo bi phá hoại? Hay phải tính toán? (Tôi chưa tìm thấy tài liệu nào nói về vấn đề này). Mong các bác chỉ giúp.
Có 41 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
ewrewrwewe
kich thuong tiet dien cot ko lam tang khoi luong be tong cogn trinh nhieu, mot dieu vo van nhat la ngi den chuyen giam TD cot. dam vi cac ban tinh thu xem khoi luon gbetong mot cong trinh tang len bao nhieu, ma do yeu tam thi giam xuong rat nhieu. TOi thay Vietnam thep san co mu la ko can thiet, chi can thi cong dat thep duoc o miem tren la duoc roi.
ewrewrwewe
tungch46 Bạn cần xem lại sơ đồ (schema) của phép tính : 1) Bạn có thể bỏ hẳn mômen của dầm ở mối nối cột, và xem như gối tưa, cách này cho phép bạn thiết kế cột nhỏ lại. (cách này dùng cho nhà cao tầng, nhưng phải có lõi trung tâm (noyau central)). 2) Nêu bắt buộc phải có mômen của dầm ở đầu dầm, kinh nghiệm trong ngành kết cấu thép kết cấu thép đài móng cọc là bạn phải làm gousset (bằng chiều cao H của dầm thép). 3) Khoảng cách giữa các bù-lon và từ tim bù-lon đến các mép có trong các tiêu chuẩn, bạn cứ tìm mà đọc, chắc chắn là có .
tungch46
Renatosymn À chú Thu, Chú Thu có thể giải thích rõ hơn về cái "gousset" này được không ah?. En attendant votre réponse. Merci chú.
Renatosymn
sukem13579
Bác nào giỏi về kết cấu thép thì bàn tiếp về vấn đề này cho anh tôi học hỏi , cái nầy hay gặp lắm mà tôi cũng rất lơ mơ về sơ đồ tính.BÁc Thu có thể giải thích thêm , cháu cảm ơn !
sukem13579
AlfomzoMl Nếu làm gối tựa cho dầm thì mô men nhịp rất lớn bác Thu ạ. Bác nói rõ hơn về cái gouset được không ạ? Cháu cũng đang làm 1 công trình hỗn hợp cột bê tông, dầm thép, sàn bê tông 2 tầng. Nhịp 12m, bước 6m. Cột cháu làm vai để chịu lực cắt. Đầu dầm cháu bắt bu lông vào thân và vai cột. @vanhoi: Nhà của bạn nhịp lớn không mà bạn sợ cột lớn vậy?
AlfomzoMl
Robertgomo Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất)
Luckyman
Robertgomo Lâu quá bận việc, trở lại thì thấy các câu hỏi đã qua trên 6 tháng. Chữ gousset (tiếng Pháp) có thể dịch là gì thì tôi không biết, chưa học tiếng Việt kỹ-thuật đầy đủ. Gousset là một bản thép, hàn vào bên dưới một dầm thép, mục đích là để tăng chiều cao của kết cấu dầm, như vậy tăng đòn bẩy, và làm giảm sức kéo của các bù-lon khi đầu dầm phải chịu sức uốn, tuy nhiên khi sức cắt quá to, sắp xếp bù-lon không đủ chỗ, ta còn phải dùng đến gousset để có chỗ bắt bù-lon . Dĩ nhiên, các bạn vì lý do sức chịu của bê-tông kém, và vì sự định vị chính xác của công trình kết cấu thép (1mm), các bạn không thể siết chặt bù-lon để ép bản đầu dầm vào cột BT, mà các bạn cần neo cả một bản phụ mỏng hơn vào cột trong khi đúc BT, xem hình vẽ . Sơ đồ các công trình công nghệ thì thường là cột bê-tông neo ở móng, đầu cột chịu tải trọng đứng của dầm, với ít mô-men, thông thường ta tính đầu cột như gối tựa . Bạn có nói là nếu đầu dầm là gối tựa thì mô-men ở bụng dầm rất lớn : thì cũng hơi lớn, nhưng chỉ có 12m thì có gì là bao ? Có cách làm giảm mô-men giữa dầm là dùng sơ đồ kiểu Zamil (kiểu này ở Âu-châu hay dùng cho nhà công nghệ như nhà kính, nhà kho chứa cỏ khô cho bò ăn, chứa vật liệu ... Nhưng kiểu này không tiện cho kết cấu hỗn hợp : cột BTCT với dầm thép, mà đúng ra phải toàn là thép cả . Lý do là đầu cột BTCT không thể có bộ assemblage (bộ nối bù-lon) đủ sức để chịu mô-men ngàm của dầm.
Robertgomo
Renatosymn Kính gửi chú Thu! Cháu cũng là người đam mê về kết cấu thép với một ý tưởng đưa kết cấu thép Việt Nam trở nên phổ biến hơn trong các công trình xây dựng. Chú có thể giúp cháu trong việc tìm thêm các tài liệu về silo thép, các tài liệu tính toán nhà cao tầng kết cấu thép bằng tiếng Anh được không ah!Ở Việt Nam tài liệu hiếm quá! Cháu chân thành cám ơn chú!
Renatosymn
Arshes Tôi cũng hay gặp trường hợp này, cách giải quyết của tôi giống như 1 ý của bác Thu, thông thương liên kết giữa cột BT & Dầm thép không nên coi (cấu tạo) là ngàm để giảm mômen cho cột bt, hơn nữa liên kết giữa bt và thép hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thi công nên nếu tính là ngàm mà khi thi công không được ngàm, hoặc có sai số thì rất nguy hiểm
Arshes
Amen1402 Vừa rồi cũng có một cái có khá giống như bác Thu chỉ bên trên, có điều biện pháp thi công lắp dựng của loại này hơi phức tạp: >
Amen1402
inetryconydot Liên kết cứng với nhịp lớn như vậy mô men lớn cũng là chuyện bình thường.Nhưng tôi không hiểu tại sao bạn lại nói là để giảm mô men này ta có thể dình một phần trên đỉnh cột là cột thép.Mô men chỗ đó theo tôi không có cách nào giảm trừ việc quan niệm liên kết lại.Còn tiết diện của cột bê tông phải thỏa mãn chịu được mô men và thỏa mãn cấu tạo của liên kết với vì kèo,không ai muốn nó to làm gì mà bạn bảo là tôi muốn tiết diện cột là nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo liên kết,đấy là nhiệm vụ chung của thiết kế.Khoảng cách 2 bulong và từ bulong ngoài cùng cho đến mép cột theo tôi bạn có thể tính toán theo khả năng chịu cắt của bê tông.Bạn nên cân nhắc kĩ phương án liên kết ngàm.Lời khuyên của tôi là chỉ khi chuyển vị quá lớn mới nên làm ngàm,hoặc là trường hợp đặc biệt khác.Còn đâu làm khớp khả thi hơn nhiều.Nhịp 12m chưa phải là lớn đối với kết cấu thép kết cấu thép đài móng cọc.
inetryconydot
profil7
Tôi bây giờ cũng gặp trường hợp này nhưng nhịp lên tới 50 m, nếu đầu cột mà coi là khớp thì moment nhịp quá lớn, còn coi là ngàm thì cột bê tông quá lớn, theo mọi người thì o đây nên dùng liên kết gì và dàn thép dùng loại dàn nào cho phù hợp nhất, thank
profil7
test1212 Nếu chỉ là mái lợp tôn và không có yêu cầu gì đặc biệt thì làm dàn không gian là dễ nhất. Liên kết cứ tính là khớp cho nó lành.
test1212
Robertplus
quan trọng là cấu tạo như thế nào để được cái khớp? tôi thấy có công trình nhịp 45m, không có cột giữa, đầu kèo vát dang tam giác, bố trí 4 dãy bu lon, chiều cao đầu kèo 200, đỉnh kèo 1000, vậy cấu tạo này có phải là khớp không. Nếu là khớp sao nhìu bu lon quá. Nhìn thấy bất an lắm nhưng đã được thi công rồi. Mong mọi người góp ý cho rõ vấn đề.
Robertplus
240315 Cấu tạo như vậy thì không thể coi là khớp được (Chắc là 4 bulông chứ 4 dãy bulông thì kinh qúa) kể cả khi bản mã đầu kèo mỏng và không có sườn, mà coi là ngàm cũng không ổn vì chiều cao đầu dàn quá bé so với nhịp. Công trình như vậy chỉ có thể coi là liều thôi - Nhịp 45m kể cả chỉ là mái nhẹ mà cao chỉ có 1m tại đỉnh dàn không thể nào đạt được nếu tính toán đầy đủ (Không kể dùng vật liệu của tương lai thì tôi chịu roài). Nếu quả thật công trình đó đã lắp dựng xong và đưa vào sử dụng mà không xây thêm tường đỡ phía dưới chắc chắn mái đẹp lắm, chưa kể lên mái đứng sẽ có cảm giác đang ở cõi Thiên thai ngay
240315
tandc128
Vậy trong trường hợp này ( cột bê tông, kèo thép) thì phương án nào là tối ưu. Tôi thấy có công trình tương tự như vậy, nhưng thiết kế kiểu như "Zamil", đầu cột làm cái vai đưa ra để bố trí bu lon, chiều cao đầu kèo lớn, giữa bé. Công trình đã đưa vào sử dụng 1 năm, chưa có cơn bão lớn nào nên chưa thấy sự cố j.
tandc128
DonaldMi
Dầm thép liên kết vs cột bê tông - đang băng khoăng về E tại connection ko biết thế nào ?!
DonaldMi
deptrainhatnha Thực sự không hiểu câu hỏi của bạn, bạn muốn nói E: mô-đun đàn hồi hay E nào? Nếu là mô-đun đàn hồi của vật liệu vẫn như bình thường thôi
deptrainhatnha
profilmuoibon14 Kinh tế - Không xét tiến độ và chắc chỉ đúng tại VN - thì kèo thép cột BT rẻ hơn. Tôi nói kết cấu không ổn vì lúc đầu bạn nói là vì kèo thông thường giữa nhịp cao 1m đỉnh cột cao 0,2m chứ có phải như sau này bạn nói là kiểu "Zamil" đầu kèo lớn giữa bé đâu? Nhưng kể cả kiểu Jamil với nhịp 45m không có cột giữa thì ở giữa nhịp cũng không thể bé được. Tính thử 1 cái với tải bản thân không thôi là biết liền (Trừ trường hợp độ dốc thanh cánh lên >45 độ thì không dám chắc vì chưa thử bao giờ )
profilmuoibon14
puma12 43
Đồng ý với anh dunghn, trong trường hợp này thì giàn thép là tiết kiệm hơn kèo tiền chế. Với nhịp lớn như thế, nếu cột chỉ để đỡ kèo thép thì dùng cột thép sẽ có 1 giải pháp tổng thể rẻ hơn, dễ làm hơn.
puma12 43
WeksizzySl
@dunghn: 2 công trình khác nhau bác ơi. Vấn đề là cấu tạo liên kết như thế nào để kết cấu làm việc thực tế giống như ý đồ thiết kế, và thiết kế ntn là an toàn và kinh tế. Thiết nghĩ mọi người nên bàn luận tập trung vào vấn đề này.
WeksizzySl
cameralenguyen
@helois: giàn thép thì chưa biết có tiết kiệm hơn hay không chứ kèo thép thì địa phương nào làm cũng được, lắp dựng cũng nhanh=> nhanh có xiền
cameralenguyen
thietkelogo 1/ Bạn có nói chỗ nào là 2 công trình khác nhau đâu? Giờ mới biết thì đỡ làm sao? 2/ Cấu tạo như thế nào để kết cấu làm việc thực tế giống như ý đồ thiết kế => Xin mời xem lại sách đã học là đủ, muốn dư lên mạng tìm thêm > 3/ Thiết kế như thế nào để kế cấu an toàn => Tính hết các trường hợp làm việc của kết cấu. 4/ Thiết kế như thế nào để kết cấu kinh tế => Thử tính vài phương án khác nhau => Bóc khối lượng + Biện pháp thi công (Làm vài biện pháp) => Có giá thành kinh tế nhất. Nói chung cứ làm nhiều sẽ rút dần dần kinh nghiệm thôi, các ý kiến chỉ để tham khảo - Tự tôi làm sẽ hay hơn. Trước đây tôi cứ nghĩ dạng nhà công nghiệp mái nhẹ nhịp tầm 12m đến 18m dùng dạng khung Tiệp là kinh tế nhất nhưng đã vấp 1 cái nhà nhịp 15m lại dùng dạng khung Jamin là rẻ nhất Đơn giản cái nhà đó có chiều cao quá khổ, nếu áp đủ tải gió thì mái chuyển vị quá cỡ do phần khung mái quá nhẹ > (Vùng gió IIB). Của đáng tội nếu không phải qua thẩm định thì tôi vẫn chiến dạng khung Tiệp vì tải gió cỡ đó (Nếu nó xảy ra thật) vào việc đầu tiên nó xé cha tôn lợp ném đi mất rùi còn đâu tải chất vào khung nữa mà lo >
thietkelogo
dacbiet Kèo thép tiền chế, 45 m, 2 đầu khớp thì không đơn giản, nhất là chỗ liên kết với cột BT.
dacbiet
thanhthanh
để tôi post bản vẻ lên cho mọi người rõ rồi hãy tranh luận.
thanhthanh
tungch46 Bác nào tính cái này chắc chắn có nhầm lẫn rồi. Cấu tạo tại vị trí liên kết dầm thép vào cột là tệ hại lắm cũng là 1/2 ngàm rồi chứ coi là khớp thế nào được nữa. Cái này qua được thẩm định cũng giỏi đấy. Tôi mà thẩm không cần coi bảng tính không thèm xem sơ đồ cũng cho hồ sơ này loại ngay từ vòng gửi xe Sai một điều cơ bản về chiều cao đường hàn, bản gia cường dày 8mm => h hàn <= 1,2 x 8 = 9,6mm vậy mà lại chỉ định chiều cao đường hàn 10mm > Một vài điểm bất hợp lý nữa, với bước xà gồ có 6m đã dùng xà gồ C150x48x20x3 lại còn cả hệ giằng xà gồ mà còn thêm thanh giằng xà gồ nữa thì quá thừa. Hệ giằng nghiêng theo mái dùng cáp D14 không có tăngđơ điều chỉnh thì làm sao mà dùng được? Tiết diện dầm chạy suốt không thay đổi cũng gây lãng phí nhiều vì có nhịp lớn thì momen thay đổi khá nhiều theo chiều dài. Chốt: Cái này nếu như tôi được ưu ái giao cho thi công tôi chỉ xin nhận chế tạo chứ không nhận lắp dựng vì sợ phù thủy đền gà >
tungch46
bachtuu Nói thật nhé frogwell911, nếu bên tôi là chủ đầu tư thì cái thiết kế này hơi khó qua đấy. Tôi comment nhé: 1. Liên kết với cột bê tông như hình vẽ không thể là khớp được 2. Cách cấu tạo liên kết và chia đoạn liên kết chưa hợp lý, về cơ bản những hàng bu lông ở giũa bụng dầm rất ít tác dụng. 3. Dùng sườn ngang nhiều. Trong thực tế tính toán thì không cần. 4. Các kích thước trên bản vẽ tương đối rối. 5. Xà gồ thiết kế không tiết kiệm. Bạn vào xem 1 nhà nào đó do Zamil, Kirby hay PEB làm sẽ thấy ngay sự khác biệt. Nếu là nhà thầu EPC, chắc chắn họ sẽ thiết kế khác.
bachtuu
Stevennefs
Như bản vẽ của bạn tại vị trí gối không thể tính toán là khớp được, theo tôi đấy là ngàm. Còn nếu tính toán là khớp thì bạn có thể kết cấu theo kiểu chốt xoay tại vị trí gối. Hiện hệ dầm thép của bạn liên kết với phần cột bê tông bằng hệ bulong M30 đặt sẵn trong cột cột thép. Bạn chú ý tính toán lại khả năng chịu lực cắt của bu long vì lực đạp của dầm thép sẽ rất lớn. Về liên kết gối tôi nghĩ bạn nên làm bản mã đặt sẵn ở đỉnh thì hợp lý hơn, kèo thép có hể hàn trực tiếp vào bản mã chờ ở đỉnh cột và dung sai giữa phần xây dựng và phần thép có thể xử lý được thông qua bản mã đặt sẵn này.
Stevennefs
AlfomzoMl
@dunghn: bác có thể nói thêm về 1/2 ngàm không? theo bác nên cấu tạo như thế nào? @helois: Không là khớp vậy nó là cái gì? @maldini: Tôi không rành cái chốt xoay lắm, có hình vẽ của nó cho tôi xin với mà cũng chưa thấy ct nào hàn trực tiếp bản mã với kèo thép cả. Maldini có thì post lên cho mọi người học hỏi với. Tôi có ý kiến như sau: Chổ này chắc chắn không fải là ngàm. Do vậy chổ này fải "nhả" một ít momen để tính bu lon và chiều cao đầu kèo. Sau đó quan niêm là khớp tính chiều cao đỉnh kèo. PP tuy có hơi stupid, uneconomic nhưng đc cái chắc chắn. Mọi người thấy sao?
AlfomzoMl
noithatchangson Nói 1/2 ngàm là cách nói định tính về cái liên kết như trong bản vẽ thôi. Cấu tạo như vậy đúng ra phải coi đó là ngàm rồi nhưng do đầu kèo không đủ cứng nên chắc chắn sẽ gây biến dạng - Kiểu như 1 râu thép D6 chờ trên cột bê tông, tuy không xoay chuyển gì nhưng tôi thích thì tôi bẻ cong nó luôn Bạn nói nhả 1 ít mômen để tính vậy là nhả bao nhiêu? Cái này chưa có cơ sở, còn nếu bạn chứng minh được thì khỏi bàn - OK. Còn nếu gọi là chắc chắn thì nên quan niệm cái kèo đó như liên kết với cột như 1 dầm đơn giản, một bên gối cố định (Bên đó làm như bản vẽ cũng đươc) một bên gối di động (Cái này tự tìm nha). Tóm lại, tại sao bạn không chạy lại cái kèo đó theo đúng tiết diện như bản vẽ, giải phóng liên kết tại gối theo ý thích của bạn rồi kiểm tra thử xem sao?
noithatchangson
thanhthanh Liên kết nửa cứng. Như vậy mà là khớp thì hơi bị liều.
thanhthanh
Vimcentcow Vấn đề là chổ này đây. Vẫn chưa thông đc.>
Vimcentcow
ngoduong89 e thay nhieu nha cn nhip lon nguoi ta hay dung 2 dam cong doi dau vao nhau tao thanh nhu 1 cai vom, viec nay co the giai quyet huu hieu momen nhip.e online bang dt nen k co vietkey cac a thong cam
ngoduong89
AnthonyGape Vào cái Web congtrinhthep của anh maldini xem các TL, hình ảnh KC thép nơi đó, bạn frogwell911 sẻ bớt stupid
AnthonyGape
plantandzombi
Tôi còn trẻ đừng gọi tôi như vậy. Cái này đơn giản thôi Trường hợp làm thêm thanh màu đen như trên thì đó cũng đã là 1 dạng dàn được tạo bởi 3 thanh rồi. nếu làm vậy thì nên thêm các thanh đứng và chéo tại các điểm của xà gồ để chia nhỏ chiều dài chịu nén của thanh ==> giảm tiết diện. Thanh đen sẽ chịu kéo là chủ yếu, chịu nén trong trường hợp có gió, uốn trong trường hợp có plafond. vậy nên chọn profil có thể chịu nén kéo và uốn như H chẳng hạn nếu không có plafond thì thép góc tube .... Trường hợp làm kèo dạng dầm nên làm cấu tạo ngàm. nếu làm khớp với goc nghiêng của kèo khoảng 15° nó sinh lực đẩy khá lớn trên đầu cột không tiếp kiệm. Hoặc có thể release liên kết ngang của dầm vào 1 đầu cột để triệt tiêu lực đẩy => hậu quả sẽ phải tk liên kết đặc biệt hơn tiết diện dầm cũng sẽ tăng đáng kể ......... Tóm lại nên làm dàn.
plantandzombi
moaza12vs Cứ tưởng là bác sinh năm 1952 Cám ơn bác nhiều ạ! Thế này bác ạ lúc trước em(tại bác nói bác còn trẻ) có thử với liên kết ngàm thì M cột cũng khá lớn, bố trí thép thì cũng được nhưng khó nỗi là có cột dưới tầng 1 nữa bác ak! kích thước như vậy mà thép lại chạy đều lên thì lãng phí quá!, nên tôi chuyển qua khớp thì hàm lượng thép vượt quá hl max, sâu tôi mới bố trí thành màu đen đó bác thì mới thấy tiết kiệm hơn. Theo như tôi biết thì lực xô gây nguy hiểm hơn cho cột nhưng hình như là giảm bớt M cho dầm thì phải ( tỉ lệ thuân với yk) tôi không nhớ lắm (hình như là cơ học kết cấu 1 của bác Lều Thọ Trình), mà e chạy nôi lực ra thì M giưa kèo cũng khá nhỏ(chừng 80 KN),(tt 10kg/m2,HT 30kg/m2), gió IA, không biết có nhầm lẫn gì không nữa. Bác có thể phát họa ( xấu như của tôi cũng được ạ ) cái liên kết đặc biệt như bác nói để tôi được thông não tí được không ạ?
moaza12vs
Stevennefs
Tốt nhất là làm dàn: Mỗi người có cách làm riêng ví dụ liên kết sau: trong trường hợp đầu cột bé có thể làm lỗ dài tại cánh dưới của dầm.
Stevennefs

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Phương pháp tính kết cấu nhà thép?    (có 110 câu trả lời)
       Dàn thép 21m    (có 14 câu trả lời)
       Bản mã, Bu lông trong nhà thép    (có 13 câu trả lời)
       Cách tính toán ổn định    (có 36 câu trả lời)
       tính toán,cải tạo nhà xưởng kết cấu thép    (có 20 câu trả lời)
       Cột thép công trình cải tạo    (có 12 câu trả lời)
       Thiết Kế Cột Vát ( Nhà Thép Tiền Chế )    (có 18 câu trả lời)
       Độ võng vì kèo và xà gồ mái kính    (có 13 câu trả lời)
       kiểm tra dầm thép bị khoét lỗ    (có 23 câu trả lời)
       Đồ án thép?    (có 52 câu trả lời)
       Tiết diện cầu trục 5T và dầm chạy cầu trục    (có 9 câu trả lời)
       Lựa chọn thép ống cho thiết kế dàn vòm 2D    (có 11 câu trả lời)
       Tối ưu dàn thép trong sap v14?    (có 23 câu trả lời)
       Cách tính toán toán chiều dài neo bulông trong móng?    (có 23 câu trả lời)
       Mong được sự tư vấn.    (có 15 câu trả lời)
       Khung Zamil nhịp 64m?    (có 14 câu trả lời)
       Bản vẽ thiết kế mái vòm thép nhà thi đấu    (có 11 câu trả lời)
       Đồ án kết cấu thép 2 - Khung Zamil?    (có 207 câu trả lời)
       Vách cứng hay tiết diện cột???    (có 25 câu trả lời)
       Giúp đỡ đồ án bê tông cốt thép2    (có 12 câu trả lời)
       bố trí lõi cứng cho khánh sạn cao tầng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi dầm cao    (có 8 câu trả lời)
       Khả năng chịu tải của tường    (có 8 câu trả lời)
       Tài liệu và ý kiến tính hồ nước mái?    (có 29 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo về phương pháp khung tương đương !    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi kinh nghiệm về thiết kế tường gạch 110, cao 3,6m    (có 6 câu trả lời)
       Nhà 10 tầng làm mái tôn    (có 14 câu trả lời)
       Khi chay nội lực Etabs báo là unable to complete operation.....    (có 14 câu trả lời)
       Cách tính toán toán bản thành bể nước mái?    (có 7 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ hỏi về cách tính cột bê tông cốt thép?    (có 27 câu trả lời)
       Cách tính toán toán cột bê tông cốt thép ?    (có 24 câu trả lời)
       Cấy Cột Lên Sàn !!!    (có 17 câu trả lời)
       Thép cột trên lớn hơn thép cột dưới?    (có 74 câu trả lời)
       Cốt đai cho thép gia cường của dầm?    (có 25 câu trả lời)
       móng cho tháp nước    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính toán vách theo UBC 97 zone 2    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi khung chịu lực ?    (có 9 câu trả lời)
       Ứng suất tiếp max dầm chữ T?    (có 12 câu trả lời)
       Nhờ mọi người chọn sơ bộ cấu kiện nhà dân!    (có 13 câu trả lời)
       Tài liệu về thiết kế thi công 3D panel!    (có 17 câu trả lời)
       Có được trộn bê tông khác Mác với nhau không?    (có 12 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ giúp đỡ cách chọn tiết diện cột bằng thép hộp.    (có 13 câu trả lời)
       Giúp em về bản vẽ thi công...    (có 13 câu trả lời)
       Hệ số khí động nhà thép có cửa trời    (có 8 câu trả lời)
       Nhà thép CN 1 tầng, 3 nhịp ?    (có 9 câu trả lời)
       giúp em ký hiệu bản vẽ thép móng    (có 16 câu trả lời)
       Quan điểm tính toán nhà thép    (có 35 câu trả lời)
       Kết cấu thép nhịp lớn có khoét lỗ rỗng?    (có 22 câu trả lời)
       Vật liệu cho kêt cấu thép nhà cao tầng    (có 9 câu trả lời)
       So sánh tiết diện nào tốt hơn cho thanh dầm    (có 22 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top