Vách cứng hay tiết diện cột???
|
Nhà cao tầng, cột ở các tầng phía trên có tiết diện nhỏ dần so với cột ở tầng trệt để tiết kiệm vật liệu do nội lực cột ở phía trên nhỏ. Nhà cao tầng có chiều dài lớn thường có vách cứng để tăng độ cứng của công trình làm cho công trình ổn định hơn. Tải trọng gió là 1 loại hoạt tải tác dụng vào công trình làm giảm độ cứng của công trình. Vậy tại sao ko giữ nguyên tiết diện cột, không tạo vách cứng để tính toán dễ dàng hơn. Tải trọng gió khi tác dụng vào công trình thì sẽ tác dụng theo trình tự nào??? Tác dụng vào tường - cột - dầm như vậy có chính xác ko??? Có cách tác dụng nào khác không khi chất tải để chạy máy??? Mong các huynh chỉ giúp cho tôi vấn để này...>
|
|
Có 25 câu trả lời!!
|
Trả lời
|
|
Thay đổi tiết diện cột hay ko là tùy bác, nếu ko thay đổi tiết diện cột thì an toàn khi dao động, vì chỗ thay đổi tiết diện có thể bị đứt gãy. Nếu thay đổi tiết diện cột thì thép ở chỗ thay đổi có tăng lên có khi lớn hơn thép ở cột dưới, còn ko thay dổi thì thép nhỏ hơn. Hợp lý hay ko bác xem hàm lượng muy. Còn làm vách thì tùy chứ, nếu công trình muốn có cửa hay thay đổi gì thì vách đã làm rồi khó khoét lắm, với lại vách bố trí phù hợp với mặt bằng công trình chứ? Tải gió tác dụng được gán ở dầm biên or tâm hình học, chứ bác có mô hình tường đâu mà gán vào tường.
|
mtv_0201
|
|
|
Chúc mừng anh Tân nha,Em lên diễn đàn nên biết, Anh thử việc chỗ công ty thầy thành chưa
|
Robertgomo
|
|
|
Bác này nói hay thật. Giả sử công trình mà không có cột.Chỉ có dầm và vách cứng thì sao nhỉ . Lúc đó dầm chẳng biết gác lên đâu nữa-> rớt mất
Tải trọng gió tác dụng vào công trình thì: gió tĩnh tình tác dụng vào đâu tùy bác( có 4 cách quy tải lận). Còn gió động thì nó tác dụng vào tâm công trình.
Lo gì
|
AlfomzoMl
|
|
|
Chưa, mà anh cũng chưa biết. Nếu được anh nộp đơn ở trường kiến trúc đi dạy xem sao.
|
Alegowasea
|
|
|
|
Kiến trúc ở đâu anh. Mà nếu anh làm ở công ty thầy thành tốt đó. Công ty thầy làm toàn những công trình lớn mà phức tạp nữa. Lương cao nữa đó ( tùy vào sức lao động mừ)
à nick chat tôi nè. vào chat cho nhanh trinhxd87
|
tontai
|
|
|
Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển. |
Luckyman
|
|
|
Chào anh!
Theo tôi hiểu thì như thế này: Trong NCT, người ta bố trí Vách cứng hay Lõi cứng mục đích để tăng độ cứng cho công trình và chịu tải trọng ngang như tải trọng gió hay kháng chấn động đất. Còn cột cũng góp phần chịu tải trọng ngang nhưng rất nhỏ mà chủ yếu là chịu tải trọng đứng từ dầm hay sàn các tầng trên truyền lên. Chính vì vậy, càng lên cao thì tải trọng đứng càng giảm nên người ta thường giảm tiết diện cột để tiết kiệm như anh nói. Tuy nhiên, thay đổi tiết diện cột hay không là tùy ở khâu thiết kế hoặc yêu cầu của chủ đầu tư.
|
EfrainKl
|
|
|
Có đấy chứ , tại bác chưa thấy thui Công trình dạng này đang được làm khá nhiều đấy
|
lightzar
|
|
|
Nhà cột dạng vách rất nhiều.trong nhà cao tầng thì việc giảm khối lượng rất quan trọng.Cái này liên quan đến dao dộng của công trình.Giảm tiết diện cột là một việc làm 2 mục đích(tiết kiệm và giảm khối lượng công trình).Nếu thay cột bằng vách thì độ cứng tăng dao động giảm nhưng chưa chắc đã tiết kiệm.Vì vậy phải kết hợp Cột và vách(dầm sàn nữa) để đảm bảo chịu lực,ổn định,kinh tế
|
terrydoa
|
|
|
Hi hi. Theo tôi làm chắc chắn là được. Hì.
|
casinomkw
|
|
|
theo tôi hiểu thì nếu công trình cao thì bố trí vách là một yêu cầu gần như bắt buộc. vì nếu như bạn nói ko giảm tiết diện cột để tận dụng sức chịu tải theo phương ngay do gió và động đất gây ra. nhưng nếu cùng diện tích thì hình chữ nhật có mômen kháng uốn lớn hơn. vì thế dùng vách kinh tế hơn,dễ kết hợp với thang máy và giấu vào tường.còn nếu cột mà có độ cứng theo phương ngang tương đương cùng với vách thì chắc là to quá ko hợp với yêu cầu kiến trúc.
còn câu hỏi gán tải gió thì theo tôi với nhà cao tầng thì gán gió vào tâm hình học.
|
trytrytr tr453434
|
|
|
|
Việc bố trí vách hay cột thì cần phải xem lại loại kết cấu nào chịu lực ngang "stability system". Cần phải xác định dạng kết cấu bạn đang sử dụng là "Khung ngang chịu moment" hay "Khung giằng" hay "Cột conxon" hay "Vách cứng liên kết" hay "Kết cấu khung vách hỗn hợp", hay "Lõi trong lõi... Với công trình cao tầng và siêu cao tầng, việc bố trí lõi cứng là thật sự cần thiết vì nó sẽ là bộ xương cho cả công trình, vị trí cho các thang máy, hệ thống cơ điện...và lõi này sẽ được thiết kế để chịu toàn bộ lực ngang, gió và động đất, còn cột dùng để chịu lực dọc mà thôi. Không biết đã có ai binh kết cấu và tính toán kết cấu nhà cao tầng bằng phương pháp tính tay chưa? Việc giảm tải trọng bản thân là thật sự cần thiết, để giảm tải xuống móng và đồng nghĩa là giảm giá thành công trình. Ngoài ra việc giảm trọng lượng bản thân sẽ có nghĩa là giảm lực ngang động đất. Tôi đã từng làm bài toàn về Structural optimisation, nên nếu công trình của bạn là cột, vách, lõi bêtong cốt thép thì bạn nên chú trọng việc sử dụng bêtong và thép cường độ cao để giảm khối lượng và việc giảm tiết diện cột, vách là tất nhiên.
Phuong Le
ARUP
|
Vimcentcow
|
|
|
he, không có cột, có vách thì dầm gác vào vách được chứ bác
|
muaxanh
|
|
|
Vậy công trình từ trên xuống dưới cứ 3-5 tầng thay đổi tiết diện, thế vách cứng có làm như vậy không?
|
michaelyork
|
|
|
không bao giờ!:d
|
opera
|
|
|
công trình 3 tầng đâu cần vách cứng . Cột là được rồi
|
Arshes
|
|
|
Bác hiểu nhầm ý e rồi, nhà cao tầng kìa, e mới đọc tc nó bảo là giữ tiết diện vách cứng từ trên xuống dưới.. Mà theo tcvn thì h>3b thì mới gọi là vách.
|
nguyentrungata
|
|
|
|
đúng thế . Phải không thay đổi tiết diện
|
deptrainhatnha
|
|
|
chào anh tôi trong diễn đàn
Tôi bị mất cuốn sách "Kết cấu bê tông cốt thép" -phần Cấu kiện đặc biệt của thầy Ngô Thế Phong, Lý Trần Cường. Bây giờ tôi đang làm việc ở Phú Yên nên không tìm được . Anh tôi trên diễn đàn có thể giúp tôi không ? Có thể up lên để anh tôi trên diễn đàn cùng chia sẻ . Cảm ơn mọi người trước nghe
|
Roberter
|
|
|
Bạn đừng quan tâm nó là gì! mà chỉ cần biết bạn đặt cấu kiện đó vào để làm gì? rồi hãy định nghĩa cột hay vách!
|
PrikoliSsSSdda
|
|
|
Haha thấy vui đây, cột với vách thực ra chỉ là do người thiết kế thấy nó hợp lý với việc bố trí kiến trúc hay không, thực ra thì vách cũng chỉ là cột mà thôi, theo thầy Nguyễn Đình Cống thì cột được xem là vách khi mà chiều cao cột lớn gấp 4 lần bề rộng cột, có một số thầy thì bảo là 3 lần, không sao cả. Vậy thì không có cột, ta bố trí vách,lúc đó dầm lại được gác lên vách, có sao đâu
Gió nói chung và gió tĩnh nói riêng người ta đặt vào khung biên bên ngoài công trình, tuỳ vào hình dạng công trình phức tạp hay đơn giản mà có hai cách làm khác nhau, kết quả gần giống nhau.
Thân
|
profiltam
|
|
|
yes! quá chính xác . Vách tính như cột 1 phương Nhưng vẫn kiểm tra ổn định theo phương còn lại .
|
muaxanh
|
|
|
theo ý tôi, tôi có biết còn một cách khác " biểu đồ tương tác " tính vách cứng như cột lệch tâm xiên.
bác nào biết phương pháp "biểu đồ tương tác"giải thích giúp tôi với.
|
plantandzombi
|
|
|
|
interactive diagram - biểu đồ tương tác thể hiện mối quan hệ giữa moment M và lực dọc P phụ thuộc vào độ lệch tâm e=M/P. Khi độ lệch tâm e-->0 thì kết cấu có xu hướng phá hoại nén. Khi độ lệch tâm e--> vô cực thì kết cấu có xu hướng phá hoại dẻo do cốt thép đạt đến giới hạn chảy dẻo.
Biểu đồ tương tác có 2 miền, (1) miền chịu lực nằm bên trong đường cong tương tác, giá trị thiết kế nằm ở miền chịu lực và càng gần đường cong tương tác thì càng tốt, khi đó tận dụng triệt để khả năng chịu lực của kết cấu. (2) miền phá hoại nằm bên ngoài đường cong tương tác.
>>>
|
Danielpr
|
|
|
theo sách thầy cống . Thiết kế cột lệch tâm xiên mang tính chất là xiên theo kiểu quy đổi từ 2 phương về 1 phương . Nhưng có những cặp mômen không thể cho quy đổi được . Thực tế phải vẽ mặt cong ảnh hưởng khả năng chịu lực của cột . Vấn đề này chỉ có thể phân tích theo FEM . Như vậy theo tôi bạn phải dùng tới prokon hay csicolumn thì có thể chính xác . Etabs nó dùng đường cong ở góc an pha 180 hay 0 .
|
Robertvove
|
|