vết nứt trong dầm ?? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
vết nứt trong dầm ??
Tại mọi điểm trong dầm luôn luôn chịu ứng xuất dẫn đến tại những điểm đó luôn có vết nứt Chính vì thế cần bố trí cốt thép để không gây ra vết nứt ở mọi vị trí nhưng sao ta chỉ bố trí cốt dọc và cốt đai để không xuất hiện các khe nưt thẳng góc và khe nứt nghiêng ở những chố gần gối tựa và những chỗ có momen lớn.Còn những chỗ khác sao không nghiên cứu để bố tri , xuất hiện vết nứt thì sao ??
Khó hiểu quá mọi người giải đáp hộ dùm
Có 31 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Kiến trúc Phương Anh là đơn vị Xây nhà trọn gói Hải Phòng uy tín, chất lượng từ năm 2003. Luôn nằm trong top 3 tìm kiếm trên google.
|
|
|
thế này bạn nhé
Cái gì cũng nên tìm nguyen nhân sâu xa trong đó, đó là cuốn sức bền vật liệu và tôi gợi ý cho bạn đó là phần ứng suất chính và phương chính ( cái này tốt nhất là bạn tự tìm hiểu để giai thich những cái khác sau này hay hơn và để tư duy hơn trong vấn đề) nếu chưa hiểu thì lúc ấy hỏi lại lần nưa. hihi
|
thanhthuonghm |
|
|
Có phải tự dương tự nhiên tôi lại nghĩ ra vấn đề này đâu
|
MichaelKet |
|
|
Đâu có cốt đai được bố trí suốt chiều dài dầm đó thôi. Mà khi tính toán chúng ta đều kiểm tra khả năng chịu cắt của tiết diện theo 2 điều kiện đó thôi.
|
SpencerJalf |
|
|
Chào bạn!
Trong dầm, vùng gần gối tựa chịu moment âm, vết nứt xuất hiện theo phương nghiêng, chính vì vậy mà trong tính toán có xét đến cốt xiên!
Vùng giữa nhịp chịu moment dương, vết nứt thường có xu hướng nứt thẳng góc so với trục dầm.
Nếu như vậy, vết nứt có thể xuất hiện cả 2 đầu dầm và giữa nhịp. Vậy theo bạn những chổ khác sao không nghiên cứu là nhửng chổ nào nửa Bên kia đại dương ha? >
Thêm 1 ý nửa, trong dầm ngoài cốt thép dọc và cốt đai (không kể cốt giá) thì bạn nghĩ còn cốt thép gì nữa? Cốt người hả? Chắc chờ bạn phát minh ra cho bà con tham khảo!!!
Thực tế người ta không quan tâm lắm vấn đề nứt trong thiết kế kết cấu BTCT (ngoại trừ 1 số kết cấu đặc biệt như bể chứa, hồ bơi, ...). Riêng kết cấu BTULT người ta mới thiết kế theo trạng thái U (Un*****ed - không nứt), tệ lắm là trạng thái T (Transition - trung gian giữa nứt và không nứt) thôi bạn à
Chú ý màu đỏ ở trên!!!
Tự nhiên sao cái từ "cờ rắc" ở trên không viết được nhỉ? Có vi phạm bản quyền gì ở đây đâu?
|
Marcunst |
|
|
đọc bài của bác viet2010 tôi cứ cười xíu nữa té kít. Lời văn thật dí dỏm.
Thanks bác viet2010
|
ao anh xa |
|
|
Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003 |
Luckyman
|
|
|
Ứng suất kéo trong bê tông là nguyên nhân gây ra nứt nhưng không phải cứ kéo đâu là nứt đấy. Cái này gọi là điều kiện tương thích biến dạng hay nói cách khác là vết nứt có sự phát triển. Trong một dầm không có cốt thép, khi tải trọng tăng dần, vêt nứt sẽ xuất hiện trước nhất ở nơi có ứng suất lớn nhất rồi mở rộng dần vào những vùng có ứng suất kéo nhỏ hơn. Nói cách khác, vết nứt ở chỗ ứng suất kéo lớn nhất có mở rộng thì những chỗ khác mới nứt theo. Do đó bố trí cốt thép ở nơi có ứng suất kéo lớn nhất làm cho hạn chế độ mở rộng vết nưt, ví như trên đoạn đường tắc ông nào cũng máu chiến tiến lên phía trước, nhưng đầu đường có quả đại xa đứng chình ình ở đấy thì có máu đến đâu cũng ngồi đấy mà đợi thui. Do vậy trong trạng thái giới hạn sử dụng (SERVICE), ta có bài toán kiểm tra mở rộng vết nứt.
|
profilmuoibay17 |
|
|
chung quy lại ai không hiểu về bố trí thép đai và thép chịu lực thì về học lại sức bền vật liệu và cơ kết cấu. hihi tât cả chỉ nằm trong đó, phần ứng suất chính và phương chính ấy, cả phần momen và lực cắt, lực dọc nữa là ok. con anh viet2010 có lẽ chưa hiểu lắm về ứng suất chính rồi, bạn phải hiẻu rất kĩ về kết cấu thì vấn đề này rất dễ giải thích thôi
TẠi giữa dầm các phần tử có ứng suất ntn? mà thép trên lại bớt đi, thép dưới tăng lên, thép đai giảm x uống, tại đầu giầm lực cất ntn? gây ra cho phân tố nội lực ntn? với nội lực ấy thì trạng thai ứng suất ntn? phương chính ở đâu? tại sao lại tăng thép đai và thép chịu lực ở trên. bạn tìm hiểu nhá.
|
Donaldsor |
|
|
Chà chà, bạn Ninh ngày xưa cũng giỏi văn lắm nhỉ? Lời văn dí dỏm thật, có kém gì mình đâu? Keke, đặc biệt cái phần chữ đỏ ấy!!!
Cũng xin góp ý thêm nhé! Sở dĩ người ta không tính nứt và võng thì đây là điều kiện về sử dụng (cũng như Ninh nói là yếu tố thứ yếu đó), người ta thường tính toán đủ điều kiện về chịu lực là OK rồi. Vả lại tính toán võng và nứt không phải là đơn giản. Đặc biệt cái anh chàng nứt thì tính toán hơi bị "chua" đấy!
Hiện nay có 1 số tiêu chuẩn, như ACI 318 chẳng hạn, nó có quy định về kích thước về cấu kiện như sơ bộ chiều dày sàn chẳng hạn, thì khi thiết kế đã đảm bảo được chiều dày sàn rồi thì không xét đến điều kiện về độ võng nữa.
Không biết có đúng không? Mong các bác góp ý thêm!
|
deptrainhatnha |
|
|
trandinhninh, viet2010 chắc là tán gái giỏi lắm nhờ , Đang bị bồ đá mà đọc bài tên trongtri này chỉ muốn lấy quyển Sức bền đập vỡ răng hắn mất . Lại còn bày đặt , vớ vẩn .
|
mtv_0201 |
|
|
Tôi đang học tại trường Đại Học Kiến Trúc Tphcm, mong muốn được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với tất cả mọi người trong diễn đàn .
|
MichaelKet |
|
|
Mấy bác này tính toán thế nào đối với cấu kiện chịu uốn vậy. Nứt trong cấu kiện có thể bỏ qua , ok. đối với những công trình thường người ta bỏ qua nhưng đối với những cấu kiện đặc biệt thì kể đến
Nhưng vì sao bỏ qua, mấy bác có thấy trong giáo trình BTCT1 cách tính thép không. Tính để phá hoại dẻo đó. Thế thì nứt là chắc chắn rồi đó chứ. Tui có thấy điều kiện nào tính toán để không nứt đâu.
|
RaymondEr |
|
|
To trinhxd87
Ai bảo bạn là bỏ qua ko tính nứt. Tính hết. BTCT thường chắc chắn có nứt nhưng người ta khống chế độ mở rộng vết nứt bằng việc khống chế ứng suất trong cốt thép (theo ACI). Còn giáo trình BTCT 1 có tính nứt đấy bạn.
|
Alvarogime |
|
|
Khớp dẻo xuất hiện khi bắt đầu có vết nứt-> Tính như vậy để tiết kiệm thôi! Nắm nguyên lý thôi! Còn đi làm toàn xem vật liệu làm việc trong giai đoạn đàn hồi, với lại các kích thước và công thức tính sơ bộ đã hạn chế độ võng rồi. Bác nào tính toán mà chọn giá trị nhỏ hơn so với công thức sơ bộ thì phải kiểm tra võng -> tránh nứt.
|
Alvarogime |
|
|
Nhân tiện nói về nứt, gửi 1 file cho anh tôi xem chơi. File này tui up 1 lần ùi hehe
|
duancuacuon |
|
|
To ngoctan q
- Khớp dẻo mà xuất hiện ngay khi bắt đầu có vết nứt thì chết.
-Thế nếu khách hàng bắt bạn là dầm không được cao như bạn tính sơ bộ mà vẫn không được nứt thì bạn không biết làm sao mà? Mà khách bảo không được chơi dự ứng lực nhé.
-Tóm lại là phải tính hết.
|
inetryconydot |
|
|
Hoan nghênh bác sonxd đã gửi lên bản tính nứt. Nhưng cơ mà sao ko có sheet tính nứt dầm bác nhỉ. Post tiếp đi bác.
|
AnthonyGape |
|
|
Cấu kiện kéo, uốn, nén gì có đủ cả. chú cứ bấm vào biểu tượng mũi tên phía dưới là các sheet hiện ra hết
|
xac suat |
|
|
Sẵn tiện thêm 1 file kiểm tra xoắn nho nhỏ nữa
|
greent |
|
|
Công thức nào tính nứt đâu bác. tui dùng tc 356 à
|
BrandonMr |
|
|
Cái khớp dẻo nhớ mang máng, sai thì các bác bỏ qua.
Còn dầm chọn sơ bộ thực ra nó hợp lý cho bê tông mác 200. Giờ muốn tăng độ cứng thì tăng mác lên thôi mà!
|
Rolandpr |
|
|
tôi đang lam về chuyên đề các loại vết nứt của dầm hộp trong thi công và khai thác thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng.mọi người ai có cho tôi với
|
noithatap |
|
|
|
tôi đang lam về chuyên đề các loại vết nứt của dầm hộp trong thi công và khai thác thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng.mọi người ai có cho tôi với
|
quyetthang122 |
|
|
|
Đây sơn ơi, bảng tính của bạn hình như chưa chuẩn, tiết diện to thế mà chưa đạt Mx bé tí
|
puma12 43 |
|
|
Cái tính nứt dầm của bạn tính ra to tổ bố. Công thức thấy không theo TC 356, không biết bạn lấy theo TC nào!
|
53caugiay |
|
|
Tôi đang học tại chức xây dựng trường Đại Học Bách khoa Tphcm, mong muốn được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với tất cả mọi người trong diễn đàn .
|
profil7 |
|
|
các vết nứt trong dâm chủ yếu xuất hiện ở vị trí 2 đầu dầm và ở giữa dầm. Vì dầm chịu các ứng suất lớn nhất tại các vị trí đó nên khi xuất hiện và sự lan rộng của các vết nứt đến khi cốt thép không còn chịu được thì dầm sẽ bị phá hoại hoàn toàn.
|
Robertvove |
|
|
sự làm viêc của bê tông là sự làm việc chung giữa bê tông và cốt thép bằng lực dính.khi ta bố tri cốt đai thì đảm bảo cho bê tông vùng kéo không bị phá hoại bởi lực cắt.bố trí cốt đai kiểm tra khe nứt không bị phá hoại bởi us chính.rồi ta kiểm tra xem bê tông vùng kéo có đủ khả năng chịu lực hay không.nếu đủ ta bố trí côt đai theo cấu tạo(kiểm tra khả năng chịu lực của cốt đai).nếu không thỏa mãn ta phải tính toán khoảng cách cốt đai theo tính toán.
|
AlbertDOB |
|