Đồ án kết cấu thép 2 - Khung Zamil? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Đồ án kết cấu thép 2 - Khung Zamil?
Chào các bác. Tôi đang làm đồ án kết cấu thép 2, khung Zamil nhà công nghiệp một tầng, một nhịp. Bác nào có đồ án mẫu (Cả thuyết minh và bản vẽ) cho tôi xin nha! Cảm ơn các bác
Có 207 câu trả lời!!
|
|
|
|
spam tý: Viêt có bit sao pac thongtri bị banned nick ko? mới sáng còn 8 mà?
|
levantrai |
|
|
Chắc bác ấy "NỔ" và chém gió dữ quá nên các Mod khai đao rồi! Hồi chiều tôi lên diễn đàn thì thấy bác ấy đã bị khai tử rồi!
Sorry các Mod và Admin, tôi spam tý thôi!
|
ewrewrwewe |
|
|
Cảm ơn bác đã giúp đỡ. Nhưng đây là đồ án tốt nghiệp mà bác. Tôi đang cần cái đồ án kết cấu thép 2 hoàn chỉnh. Bác có cái náo khác cho tôi với!
|
MichelPurn |
|
|
Không biết cái này có giúp được chú không nữa! Hên xui à nha!
Tôi khuyên chú nên tự mình làm, đồng ý là tham khảo bài làm của người ta theo đúng nghĩa "tham khảo" của nó, tức là ta chỉ tham khảo cách tính toán, trình tự thiết kế 1 tiết diện, cách lấy nội lực, kiểm tra ổn định tổng thể, ổn định cục bộ, .v.v... chứ không phải kiếm 1 bài mẫu y chang rồi chỉ việc thế số! Tôi khuyên chú không nên làm thế, phải tự mình tạo ra "sản phẩm" cho riêng mình! >
Vài dòng, chúc chú thành công!
|
deptrainhatnha |
|
|
|
bạn xem cái này có dùng dc ko? (full version đấy! )
(vì dung lượng file lớn hơn 3Mb nên tôi phải chia ra)
nếu ok thì thanks phát!
|
noithatap |
|
|
Rất hay. Cảm ơn bác nha!
|
Renatosymn |
|
|
Cảm ơn bác đã chia sẻ. Tôi xin đồ án mẫu cũng chỉ để tham khảo thôi còn lấy của người ta rồi thay số như bác nói thì không có đâu. Phương châm của tôi là: "Học thật, làm thật". Bác yên tâm. Mong sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác để đàn tôi trở thành những kỹ sư làm được việc
|
ClintomEa |
|
|
chao cac dca, noi dung hay, cam on cac bac nhiêu nhe
|
EduardoMn |
|
|
Cua ban day ne. Nghien cuu nhe zamil
|
daohiepukb |
|
|
cam on nhiu
|
Roberter |
|
|
bac nao co do an tot nghiep ket cau thep khong?cho tôi xin kai
|
profilmuoisau16 |
|
|
anh nào có sách hướng dẫn thiết kế khung Zamil theo tiêu chuẩn ASCE7 ko ạ, tôi đang cần để làm đồ án chứ đọc bản english toàn chữ đọc ko nổi, giá nó có vài tấm hình minh họa thì hay biết mấy
|
SpencerJalf |
|
|
Chạy ra nhà sách mua quyển Thiết kế nhà thép tiền chế của Ths. Trần Thị Thôn và còn vài quyển nữa mà ko nhớ tên hihihi.
|
MichelPurn |
|
|
cuốn này tôi đang nghiên cứu nhưng nó thiếu vài phần, chẳng hạn tính áp lực gió thì hệ số phụ thuộc dạng địa hình chỉ có cho địa hình B và C, vận tốc gió cũng chỉ có địa hình B và C. mà đồ án tôi làm là địa hình A.
kiếm trong tiêu chuẩn ASCE7-05 mà vẫn chưa ra...hix
|
thatgia |
|
|
Tính cho công trình ở đâu mà theo ASCE7, thay vì TCVN vậy.?
Cho biết thêm:
ASCE7-98: có Exposure Category A < B < C < D
ASCE7-02: A bỏ đi. Chỉ còn lại B < C < D -> được phép chọn B thay A
ASCE7-05: đã bỏ A, Chỉ còn lại B < C < D -> được phép chọn B thay A
vận tốc gió cũng tùy Windmap. (Bản đồ Gió), nhớ đổi đơn vị cho thích hợp (mph -> bao nhiêu ? kmh)
Để bạn không rơi xuống thành rongdat (Biết Long thổ là gì chăng?)
Tôi cho 2 files.exel tính gió: theo ASCE7-98 (có A trong MWFRS) và ASCE7-02. (ASCE7-05 không có !!)
Theo đó tính cho xong. Sau nầy ráng học thêm chút ngoại ngữ để thành được rongcuoimay.
|
EduardoMn |
|
|
A có 1 bản exel ĐATHép 2 hoàn chỉnh,trc làm theo nên nhanh nhất lớp,dc 9 đ nên cứ yên tâm mà xài : khung thép
|
AnthonyGape |
|
|
cháu cảm ơn bác umy...thật ra làm theo TCVN thì cháu làm được nhưng thầy nói làm theo ASCE7 cho điểm nó cao ^^ và cháu nghĩ nhà BTCT còn làm theo tiêu chuẩn ACI chắc ở ngoài cũng có nhà thép làm tiêu chuẩn ASCE7
ngoại ngữ cháu cũng có học nhưng thật khó quá đi, mới thi toiec được 460, hì...vẫn phải miệt mài
@hanhpro10: mail của tôi là rongcuoimay6*, có để tham khảo cách làm thật tốt biết mấy, thanks anh rất nhiều
|
Marcunst |
|
|
@rongcuoimay: chú ý thầy cho là vùng A đó là vùng phân theo tiêu chuẩn VN, bạn phải dựa vào đặc chưng của vùng đó rồi quy ra theo tiêu chuẩn AISC.
|
kiwisoda |
|
|
các bác cho tôi hỏi 1 tí:
+theo TCVN thì tính tải gió cho nhà công nghiệp theo công thức W=Wo*k*c, trong đó Wo là áp lực gió theo vùng vd vùng IIA có Wo=83daN/m2
+theo tiêu chuẩn ASCE7-05 thì áp lực gió tính như sau: qh=0.613*Kz*Kzt**Kd*V^2*Iw, trong đó V là vận tốc gió theo vùng
có cách nào để quy đổi từ Wo sang V được ko ạ? vì tôi làm đồ án nhà thép ở việt nam
|
MrAn12345 |
|
|
@anh boyunlovely: (câu hỏi của bạn đáng quan tâm đấy)
1) Đưa Vấn đề khó hiểu của bạn lên Dđ cho mọi người giúp đở và học hỏi. Theo Nguyên tắc: Làm việc hợp tác chung, Bổ ích cho Dđ.
Chứ không nên gởi mail riêng đến tôi. Hiểu tại sao không ?
2) Hình kèm theo để hỏi phải cho biết nguồn gốc, TL gì nào, trang mấy. Để dể tra cứu nhanh thêm mà trả lời. --> cho lên Dđ đi, ngạy ngùn gì.
3) Giúp đưa các files tôi kèm theo Mail trả lời cho bạn : 1 giải thích và 3 thí dụ tính gió theo ASME-7 lên đây, cho các bạn khác cùng học hỏi.
|
Enriquecem |
|
|
bác umy cho cháu hỏi 1 tí
đây là file tính gió của bác, cháu nhập số liệu vào sheet MWFRS(low-rise) thì được kết quả như file cháu gửi lên đây
có 1 chỗ cháu ko hiểu là bảng MWFS wind load for transverse direction
2 số "4.07" và "9.92" là tính bằng cách nào vậy ạ
|
DanielEi |
|
|
Xem thêm, Còn các thí vụ fíle nặng quá không đưa lên được.
Nhờ bạn boyunlovely tìm cách úp lên giúp.
Các files nầy và cả file.xls của người khác làm và viết lại. Tôi chỉ sưu tầm lại cho các bạn thôi, Chịu khó xem, tìm hiểu thêm
|
BarbaraEr |
|
|
@boyunlovely: anh có thể up vd lên cho tôi tham khảo được ko, nặng quá thì anh up len mediafire rồi cho anh gửi link cũng được
|
Renatosymn |
|
|
Bạn không cần qui đổi sang vận tốc gió mà dùng hệ số tra bảng có sẵn trong ASCE 07-05 hoặc IBC-2009.
Nếu bạn vẫn muốn dùng công thức tính đổi từ áp lực gió tại 10 m (Wo) sang vận tốc gió thì dùng công thức sau:
V = 4.039*sqrt(Wo) (từ công thức 6 trong TCVN2737-1995, đúng cho mọi tiêu chuẩn)
V: Vận tốc gió (m/s)
Wo: áp lực gió (daN/m2).
Trong bài toán của bạn, V=36.8 m/s~ 132.5 km/h
|
Charlesquew |
|
|
ASCE-07 là tiêu chuẩn tải trọng, tương đương với TCVN-2737 của VN, không phải tiêu chuẩn thiết kế thép. Khung ngang nhà công nghiệp thì nên thiết kế theo AISC 360/ LRFD (nếu bí quá thì làm theo ASD cũng được)
|
viet toan 12 |
|
|
Số 4.07 là áp lực gió (positive) tại vùng I: =16.24*0.25=4.07
Số 9.92 là áp lực gió (negative) tại vùng I: =16.24*0.61=9.92.
0.25, 0.61 là hệ số khí động tương ứng của vùng I, có thể tra bảng hoặc tính toán. bạn nên đọc qua tiêu chuẩn để hiểu ý nghĩa các hệ số trước khi dùng bảng tính. Theo kinh nghiệm của tôi thì nên tự lập các bảng tính để học tập và kiểm soát số liệu.
|
profilmuoinam15 |
|
|
chào anh, cảm ơn anh đã góp ý cho em.
em có thắc mắc chỗ này: áp lưc gió tại vung I tôi tính ra là 0.43 như trong file tôi đã up lên, như vậy thì p=0.43*16.24=6.98 ( 0.43 là số tôi nội suy từ bảng "tính hệ số khí động" trang 54 - tiêu chuẩn ASCE7-05)
mong nhận được góp ý của anh.
|
dacbiet |
|
|
Bạn đọc công thức 6-18. Các giá trị tính ra là net pressure
p =q(GCpf-(+/- )GCpi)
Trong khi đó, số 0.43 của bạn là GCpf
|
Robertbura |
|
|
anh Helios có thể cho tôi biết được tại sao tiêu chuẩn của mỹ khi tính áp lực gió lại phân thành áp lực dương và áp lực âm không ạ. Trong khi VN chỉ có áp lực "âm". Phải chăng họ xét đến 2 TH gió thổi vào trong công trình nhiều hơn và gió thổi vào bề mặt ngoài công trình nhiều hơn.
|
thanhthanh |
|
|
Tiêu chuẩn Mỹ, Anh và nhiều nước khác mô hình 1 cái nhà thật, có cửa và cửa sổ, có lỗ mở nên có áp lực gió trong nhà.Vì thế bạn có thể thấy nó phân ra 3 trường hợp: Nửa kín, kín và hở (Partially closed, closed & open). Khi mô hình tải gió, có nhiều trường hợp xảy ra và họ lấy 2-4 trường hợp conservative nhất để tính. Tải gió với mái thì phức tạp hơn tường vì phụ thuộc vào độ dốc mà tính tải bốc (+), hay đẩy (-). Ngoài ra các hệ số gió để tính cho panel và girt/ purlin cũng khác với tải cho khung và tất nhiên là tiêu chuẩn VN không có cái này.
Tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên mô hình đặc (có nghĩa là tạo 1 mô hình gần giống cái nhà) gió chỉ tác dụng lên các mặt ngoài, không có áp lực gió trong nhà nên hệ số khí động cũng khác.
|
viet toan 12 |
|
|
Vâng! bây giờ thì e đã hiểu cách làm của họ. Một vấn đề nữa e xin hỏi là chuyển vị cho phép của tiêu chuẩn Mỹ thấp hơn so với tiêu chuẩn VN phải chăng các số liệu đầu vào theo tiêu chuẩn đã kiểm soát một cách gắt gao trong khi cách quy tải gió theo TCVN thì quá dễ dàng nên chuyển vị cho phép lơn hơn một xíu để thiên về an toàn.
|
xac suat |
|
|
Mỗi tiêu chuẩn được lập ra đều được dựa trên cơ sở những tính toán theo điều kiện và yêu cầu của mỗi nước chứ không phải do đã kiểm soát tốt giá trị đầu vào (vì tải gió theo TC cũ của Mỹ còn nhỏ hơn giá trị bây giờ). Những giá trị chuyển vị cho phép trong TC Mỹ là yêu cầu tối thiểu cho công trình nói chung, nhưng trong thực tế, nhiều công trình có yêu cầu chuyển vị khắt khe hơn nhiều.
TCVN có nguồn gốc từ TC Liên Xô cũ, ra đời cách đây đã nhiều năm, lại ở các điều kiện khác xa Việt Nam nên có những điểm chưa phù hợp. ví dụ: Chuyển vị cho phép của cột đỡ cầu trục là H/1250. Đây là con số không hợp lý đối với kết cấu thép và cũng quá khắt khe với kết cấu đỡ dầm cầu trục. Gây lãng phí cho chủ đầu tư và khó khăn cho nhà thầu.
Với các kết cấu nhà thuần túy (không đỡ các thiết bị công nghệ) thì tiêu chuẩn VN và Mỹ không khác nhau nhiều lắm.
|
GeorgeEr |
|
|
Cho tôi hỏi là tại sao trong TCVN chỉ có gió trái và gió phải, còn trong AISC có GIÓ DƯƠNG(i+) ( gió trái+gió phải) và GIÓ ÂM(i-) (cũng gió trái+gió phải).
Vậy chẳng lẽ tải gió theo AISC tôi nhập tới 4 lần vào SAP trong khi TCVN chỉ có 2 lần ??
|
240315 |
|
|
Về lý thuyết chung chung thì phải là như thế, nhưng có những trường hợp gió âm (-) nhỏ, có thể bỏ qua hoặc nếu nhà đối xứng thì chỉ cần nhập gió trái (hoặc phải thôi). Cái này làm 1 thời gian thì kỹ sư có đủ kinh nghiệm để tự quyết định được.
|
delta deus |
|
|
Mọi người ai có catalog cái trolley với sức nâng 30T cho boy xin. Kiếm mỏi mắt mà không có trang nào cho tôi cái catalog để tra xem trọng lượng nó là bao nhiêu.hix
|
nguoixau |
|
|
Bác Umy cứ chặt chém cháu không hà. Điều ngớ ngẩn nhất từ tối đến giờ là cháu không tìm trên diễn đàn mà toàn nhờ Mr.Google. Cho ra nhiều kết quả nhưng toàn 10T đổ lại, không thì chẳng thấy catalog đâu hết bác ạ. Cám ơn bác Umy.
|
deptrainhatnha |
|
|
Ngày xưa có câu:"Không thầy đố mầy làm nên"
Thôi vậy boy ráng học làm thầy, nhớ chỉ dẩn giúp đở lại các bạn khác.
Tui hay bắt chước bác NGOC_IBST: thấy mến các bạn trẻ thì nên phải chặt chém cho roi cho vọt để chúng nó nên người
Còn có thắc mắt gì thêm, nếu khó khăn quá thì đừng hỏi tôi nhiều, e không trả lời được mất mặt, quê với tôi út quá. Qua hỏi anh helios, nhờ bạn tốt của tôi cứu bồ cho.
|
BrandonMr |
|
|
Cám ơn bác đã cho roi cho vọt chỉ cần được mọi người chỉ giáo dù roi to cỡ nào cũng phải học. Kiến thức là bao la ta hỏi phía Bắc người ở phía Nam không biết là chuyện bình thường phải không bác, chỉ sợ bác không ra tay thôi hihihi. Nhân đây mọi người cho cháu hỏi trong cuốn " Metal Building systems Manual" phần II. Crane loads trang II-16 có câu : "the wheel loads without impact shall be used simultaneously with 50 percent of the lateral force from both of the two cranes or 100 percent of the lateral force for either one of the cranes, whichever is critical" boy không hiểu lắm từ này va chạm ở đây là sự va chạm nào trong hai trường hợp sau:
1/ Sự va chạm giữa hai cầu trục hoạt động song song.
2/ Sự va chạm giữa trolley phía trên bridge với bridge khi chạy về 1 phía. (cái này theo e nghĩ vô tình không thắng kịp nên trolley va phải bộ phận cản để trolley khỏi rớt xuống dưới hihi)
Mong mọi người chỉ giáo.
|
hoang tuan |
|
|
Thêm một câu hỏi nữa xin mọi người chỉ giáo thêm. Khi cầu trục chạy dọc nhà thắng lại sẽ gây một lực dọc theo chiều dọc nhà gây xoắn cột vậy có nên mô hình tải trọng này vô trong mô hình không hay thường bỏ qua do ảnh hưởng không đáng kể. Thanks
|
Donaldsor |
|
|
các bác có tài liệu hướng dẫn tính toán cột và dầm khung cho khung zamil theo tiêu chuẩn hoa kì ko?
tiện thể cho tôi hỏi mấy cái hệ số này trong SAP có giá trị là nhiêu (vật liệu là thép):
+ modulus of Elasticity, E
+ Poissons Ratio, U
+ Cofficient of Thermal Expansion, A
+ Shear Modulus, G
|
con voi con |
|
|
Boy up sách Metal Building systems Manual nầy lên cho tôi học thêm.
Trả lời tổng quát cho 2 câu hỏi:
wheel loads có 3 thành phần:
a) Z-vertical (thẳng đứng) là phần chính --> Rmin và Rmax
b) X-transversal (hướng chạy) có được do ma xát của với đường rầy (khoãng 10% đến 15% theo hệ số ma xát của thép vào thép) khi thắng hoặc mở máy chạy.
Lực Transversal Pu có thể lớn hơn khi va chạm (Impact), Tùy theo loại Buffer gắn ở đầu dầm.
c) Y-lateral, Lực ngang: Hs Hm cũng có 2 loại tính toán, hơi khó tùy theo công thức của TC mổi nước 8 đến 30% lực Vertical.
- Để tính Nhà Khung Thép có thể xem theo trong catalog (thí vụ stahl_traverkran).
Trả lời thẳng vào câu hỏi:
1/ Khi Nhà khung thép có nhiều cầu trục hoạt động, thì tính cả hai trường hợp:
- hai cầu trục hoạt động song song, đươc phép giảm 50% lực lateral Hs, Hm + transversal Pu
- một cầu trục hoạt động với 100% lực lateral Hs, Hm +transversal Pu
Sau đó:
Cả 3 thành phần Lực, tác dụng vào mặt đường rầy chuyển xuống côn son đưa vào cột khung thép, như vậy phải đưa các tải trọng này vô trong mô hình luôn cả với các moment tùy thuộc theo đó!
Nguyên tắc Chuyển Lực đên môt điểm nào (Nút trong mô hình) phải xem có đủ 3 thành phần trong 3D, và kiểm xem nếu Lực có ly tâm sẻ tạo thêm môment. Đừng quên hắn
|
Danielpr |
|
|
Cháu gửi bác Umy cuốn sách đây ạ, nhưng đây là bản năm 2002, cháu nghe đồn có 2005 nhưng kiếm không ra, nếu vô tình bác có thì update cho cháu nhé. Cám ơn bác trước hihihi
|
bachtuu |
|
|
Impact là lực là tác dụng động của cầu trục, được lấy theo % của lực tĩnh. Không phải là chỉ có va chạm
|
dacbiet |
|
|
Em đang tính toán lực xô ngang của cần trục tác dụng lên vai cột, và cũng giống như những gì bác Umy đã nói nếu không có sự va chạm (tác động) thì lấy lực xô ngang bằng 50% của hai cần trục hoặc 100% của 1 cần trục gây ra lực xô ngang. Vậy cho e hỏi hai ý:
Thứ nhất: a nói hệ số tác dụng động có phải là hệ số động do cầu trục khi vận hành gây ra không, nếu phải vậy khi tính toán vai cột phải kể hệ số tác dụng động đó tôi lấy khoảng bao nhiêu % của tải tĩnh, hệ số này dựa vào kinh nghiệm hay tiêu chuẩn quy định tôi đọc phần Crane Loads mà không thấy nói đến hệ số này.
Thứ hai: vì hệ số này là hệ số động do cầu trục gây ra, vậy tải ngang tôi phải lấy 100% của cả hai cầu trục cộng thêm tải tác dụng động nữa vậy thì tải có quá lớn không anh.
Mong anh chỉ giáo thêm.
|
Enriquecem |
|
|
1. Theo TC, không cần tính.
2. Đúng, thế là quá lớn. Tôi nên lấy theo TC. Tải trọng động không dùng trong tính khung.
|
Stevennefs |
|
|
Cho tôi hỏi :
1.khi nhà có cầu trục ta coi liên kết giữa cột khung và móng là khớp được ko?
2.Tính chuyển vị cho khung bằng SAP2000 ta chỉ nhập khung dạng các thanh có các độ cứng I1, I2,... Hay phải nhập các tiết diện cột kèo đã chọn sơ bộ ở trước.
3.Trong SAP, có ai biết cách nhập gió vuông góc với dầm kèo ko?
Em cám ơn!!!!!!! ~:>
|
Robertbura |
|
|
|
Trả lời bạn:
1/ Coi là liên kết nào đi chăng nữa miễn sao thỏa chuyển vị theo tiêu chuẩn quy định là ok.
2/ Sao bạn không khai báo trực tiếp vô luôn mà lại quy ra độ cứng I1, I2.
3/ Bạn vô phần gán tải trọng thấy cái ô Loads type and direction => tại dòng Coord System đổi GLOBAL thành Local => xuống phía dưới 1 hàng dòng Direction chọn 1,2,3 trong đó 1,2,3 là hệ tọa độ của thanh. Trong trường hợp của bạn chắc là số 2.
Mọi người cho e hỏi cách tổ hợp tải trọng theo ACSE/ LRSD như thế nào đối với nhà có cầu trục. Đọc trong tiêu chuẩn chỉ thấy nói đến Live loads không biết hoạt tải cầu trục có được xếp vô trong đây không nữa.Em mô hình khung không gian để tìm nội lực khung chính ngoài ra còn để tính thanh giằng cột, giằng mái không biết có hợp lý không vậy. Mong mọi người chỉ giáo cho e.
|
sukem13579 |
|
|
1. Live load không phải là tải cầu trục. Tải cầu trục là trường hợp tải riêng
2. Mô hình không gian cho nhà công nghiệp cũng được. Tuy nhiên không nên mô hình hóa tất cả xà gồ. Nhưng nếu chỉ là khung đơn giản và tất cả các khung đều giống nhau thì chỉ nên tính khung phẳng điển hình, như vậy sẽ giảm được khối lượng công việc mà vẫn đảm bảo tính chính xác.
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Nếu live load không kể đến tải cầu trục vậy thì tôi phải tổ hợp làm sao để tính toán cho khung vậy a Helios, trong khi tiêu chuẩn ACSE đưa ra các dạng tổ hợp e không thấy có trường hợp tải của cầu trục ở trong đó. Tôi xem xà gồ chỉ có tác dụng chịu tải trọng do tôn truyền xuống nên không mô hình nó vào, e chỉ mô hình giằng cột (giằng cầu trục) và giằng mái mà thôi. A có kinh nghiệm gì trong việc mô hình nó xin chỉ e vài chiêu hihi. Cám ơn anh!
|
nguyentrungata |
|
|
ASCE không phải là tiêu chuẩn đề cập tỷ mỉ về tải cầu trục. Tôi nên xem cuốn MBMA anh đã gửi.
|
opera |
|
|
Vâng cám ơn anh để e xem kỹ lại lần nữa xem sao.
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
A Helios e đọc đi đọc lại mà không thấy nói đến hệ số tổ hợp trong đó a ơi, chỉ có phần Heavy Duty Cycle Cranes thì có phần tổ hợp gồm 3 case nhưng e thấy hình như là tính toán cho dầm đỡ cầu trục chứ không áp dụng cho tính khung thì phải. Chắc tại trình độ còn nông cạn nên không hiểu hết rồi. hichichic.
Mọi người ai có tiêu chuẩn thiết kế nhà thép theo tiêu chuẩn Canada NBCC 2005 thì cho e xin để tham khảo nhé. Thanks
|
Williamon |
|
|
Em đọc lại đi, có tổ hợp tải cho nhà đấy chứ.
|
profilmuoibay17 |
|
|
Nó nằm ở phần mấy vậy a, e chỉ biết tổ hợp của mỗi loại tải trọng do cầu trục tác dụng chứ tìm mãi mà không ra, đọc cuốn tính cầu trục của Canada thì có nói đến cách tính khung theo LRFD(em nghĩ thế vì nó cũng dựa theo MBMA, ASCE) mà có hệ số tổ hợp của cầu trục luôn, nhưng e thấy nó cứ thiếu thiếu sao khi trong mỗi tổ hợp chỉ có 2 thành phần tải trọng chính và 1 thành phần tải trọng phụ:
VD: 1/1.25D + 1.5C + 0.5S or 0.4W or 0.5L
2/ 1.25+ 1.5S or 1.5W or 1.5L + 0.5C.
Mong a gợi ý thêm cho e tí, bí 3 ngày nay rồi a ơi.
|
ngoduong89 |
|
|
Mấy anh cho tôi hỏi, nếu chạy Sap rồi mà chuyển vị ngang (theo AISC là H/90 ?) ko thỏa thì nên tăng gì, giảm gì,...em ko có kinh nghiệm. Mong mọi người giúp đỡ .
|
profil7 |
|
|
Gửi boyunlovely load combination-AISC:
|
RobertDum |
|
|
Cám ơn a Helios đã chia sẻ tài liệu. Hình như tổ hợp này nằm trong phần 2.1 Heavy duty cycle cranes của cuốn MBMA thì phải, e đọc thì thấy tổ hợp có kể đến hệ số Vertical Impact mà a trước đây đã nói với e là không kể đến hệ số này trong thiết kế khung, làm e phân vân nên sinh ra ý nghĩ đây là tổ hợp để tính dầm cầu trục sao? Hôm nay được a đưa tài liệu lên tham khảo lại có kể đến hệ số va đập ấy, hay tôi lấy tổ hợp ấy bỏ hệ số lực va đập đi rồi mang đi tính khung hả a. A có thể nói cho e thêm vài ý được không, e làm phiền a quá...hihi
|
BarbaraEr |
|
|
Chuyển vị cho phép trong nhà thép có cầu trục theo AISC 2005 theo phương ngang và phương đứng là bao nhiêu vậy mấy đại ca
|
profilmuoibay17 |
|
|
Sao không thấy ae nào trả lời dùm tôi hết vậy.
Hhuhuhuhu
|
DonaldMi |
|
|
Các bạn tham khảo: asce
|
arthomeviet |
|
|
do an thep 2 la loai do an rat de dang lam duoc
cau nen tu lam thi hon
lay phai mau de lam cho nhanh thi dong y
nhung dung tim file giong de edit mỗi cái tên thôi nha. Nguy hiểm khi bảo vệ lắm đấy.
|
Bernardmt |
|
|
chuyển vị hình như là Delta = H/300 thì phải lâu rồi không nhớ lắm
|
kiwisoda |
|
|
Bạn spam quá nhiều và lại viết không dấu nữa. Đọc nội quy của Diễn đàn đi.
|
opera |
|
|
tôi nhớ có post mấy file rồi mà.
Bạn tìm lại xem sao.
gữi các bạn file này xem dùng ok không nha
|
ngoctrinh |
|
|
Đồ án này mà có phần mềm ASDF gì gì đó chắc làm loáng cái là xong in bản vẽ đi nộp.
|
trytrytr tr453434 |
|
|
E hơi gà tí. Mấy a cho e hỏi khi thiết kế nhà tiền chế 1 tầng 1 nhịp không có dầm câm chạy thì tính như thế nào dzậy. Phần cột ta chọn sơ bộ tiết diện như thế nào dzậy. Thanks mọi người! Có file mẫu thì cho e xin với nha. E đọc nhiều tài liệu rồi nhưng vẫn chưa thông.
|
ao anh xa |
|
|
Thầy giáo tôi hỏi là "Cầu trục làm việc ở chế độ BT,nhẹ,nặng ý nghĩa về mặt kết cấu của nó là gì" Ai trả lời giúp tôi đc k ?
|
BrandonMr |
|
|
|
cám ơn các bác nhé
|
profilmuoinam15 |
|
|
Xin lỗi bạn không nên đặt tên (Đồ án kết cấu thép 2 - Khung Zamil)
vì Zamil chỉ là một công ty thiết kế và gia công kết cấu thép thôi.
|
puma12 43 |
|
|
tks cac bac nhe!
|
truongtiengka |
|
|
|
sao tôi ko download no ve dc ha anh? no ko chay dc ma!
|
Roberter |
|
|
anh ơi anh có thể giử cho tôi được không , mail tôi là duchau456*. cám ơn anh rất nhiều
|
profiltam |
|
|
Em thank anh Tin nha. Quân đội hutech đây mà anh.
|
Renatosymn |
|
|
thank you tất cả bà con
|
tandc128 |
|
|
e đang làm đồ án kết cấu thép 2,bí quá....> bác nào giúp tôi đi,em cám on nhiều.L=27m,Q=20T,Hr =7m mái tôn mạ màu,kết cấu dầm mái.bác nào giúp đươc thì giúp e với....e cần một bài mẫu tương tư thoi mà..hhuhu
|
Renatosymn |
|
|
hix..anh nào chỉ tôi vs xíu..cho tôi biết giùm khối lượng riêng của thép.
|
thanhvu |
|
|
mjnh cung có mấy cái đò án thép đây mà ko biết thep gi.mới học năm 3..chưa học thép..ko biết giúp bạn dc ko
|
Philipboxy |
|
|
bac nao co do an ket cau thep 2 nhip L = 32,5m; B = 6m; Q = 12,5T; vung gio IV-A cho tôi xin voi, tôi can lam, cam on cac bac nhieu
|
inetryconydot |
|
|
vay ban gui cho minh di biet dau lai la cai minh dang can, cam on ban nha
|
Robertvove |
|
|
A/c nào có đồ án kết cấu thép 2 cho tôi xin với. khung thép nhà tiền chế một khung một nhịp
|
xac suat |
|
|
thành viên diễn đàn xin chỉ dùm tôi cáh xác định nhịp tính toàn khung zamil.trục tính từ tâm cột hay cách cột một khoảng nào đó...
|
sieunhangiambeo |
|
|
thank bác tôi cũng đang cần
|
Vincentpype |
|
|
mới vào chuyên ngành dính phải đồ án thép 1, khung zamil, nhip 33m, bước cột 5m, sàn công tác thép cao 8m Qtc=16,5kN/m.
công trình ở tp hcm. bạn nào ở bình thạnh đang làm đồ án tôi có thể share tài liệu nè. tôi đang tính tới phần khung. tôi chọn cao trỉnh đỉnh mái 12m. i=10. khung siêu tĩnh bậc 1.
|
Robertol |
|
|
Các bác cho tôi hỏi cột thép trên để 2.1m thì có lẻ quá không nhỉ?
|
kukuca |
|
|
cảm ơn bạn nhé tôi cũng đang cần cái này
|
thietkelogo |
|
|
tự làm hết đi.thời gian mong người trên diễn đàn giúp thì làm xong rồi đấy.có cái gì cái đồ án thép 2 đâu mà ai cũng kêu rối lên.
|
rtgreter vret ẻ |
|
|
em đang làm đồ án thép nhà công nghiệp 1 tầng,phần kiểm tra cột tôi có chỗ băn khoăn mong các anh giải thích giúp tôi kiểm tra cột đã thỏa mãn điều kiện bền (nghĩa là thép làm việc đàn hồi,ko chảy rồi phải ko ạ) vậy khi kiểm tra ổn định tại sao phải có hệ số hình dạng tiết diện ,vì theo tôi hiểu khi thép chảy thì mới có hệ số này vì khi ấy phần tiết diện thép làm việc đàn hồi mới bị thay đổi
hi,chắc tôi hiểu sai cái hệ số này chăng
|
RobbertooWig |
|
|
cảm ơn tất cả mọi người nha
|
Amen1402 |
|
|
cám ơn mọi người nha
|
Donaldsor |
|
|
Các anh ai có thuyết minh thiết kế kết cấu thép nhà nhịp lớn kiểu hệ vòm không cho tôi xin với. Thày giáo bắt làm bài tập lớn về hệ vòm mà ít công trình dạng này quá nên ko biết làm sao nữa. Mong các bác giúp em.
|
quyetthang122 |
|
|
anh ơi cho tôi xin bản đó với.đag làm mà khó wa. mail của e là:tranminhchanh15086* thank trước anh nha.
|
Robertplus |
|
|
thank nhé, nửa tháng ngồi cày cuốc mỗi ngày 12h liên tục cuối cùng cũng xong cái đồ án + có một mớ kiến thức trong đầu, học giỏi thật đơn giản )
|
hoahuongduong |
|
|
tôi có bản viết tay thôi mà cổng trường bán đấy, mua thêm mấy cuốn này nữa
- kết cấu thép cấu kiện cơ bản
- kết cấu thép nhà dân dụng và công nghiệp
- Thiết kế khung thép nhà công nghiệp
Giờ thì dựa vào thứ tự đó, tự viết tay tính tay, cày cuốc chỉ 20 ngày thôi là xong cái đồ án mà lúc thi môn học cũng ngon luôn, dễ cực
|
Happyspringla2007 |
|
|
alo ! bác oi cho E hoi ?
e làm khung nhà một tầng nhưng 3 nhịp .
e còn thắc mắc ở chỗ các tổ hợp tải trọng của nó lúc nhập mô hình ? nếu bác có cái file sap or etab thi send cho e xem với đc ko ạ ?
thanks nhiều
mail cua e : minhdongks6*
|
duong tang |
|
|
các bác ơi hiện giờ tôi đang học môn tổ chức thi công, tôi đang tìm bộ hồ sơ kỹ thuật công trình. không biết mọi người ai có tôi xin tôi cảm ơn nhiều
|
daohiepukb |
|
|
các anh oi ai co ban vẽ đồ án thep 2 của thầy khoa trường đại học mở bán công cho tôi với
|
viet toan 12 |
|
|
chào các a chị,e đang làm đồ án kct 2 có L=30M, B=8.5M, Q=16T, mong các a chị giúp đỡ và cho xin bài mẫu để làm, cảm ơn các a chị nhiều ah mail của e "truongquocvinh146*"
|
RobertDum |
|
|
Chào các anh...e đang làm đồ án thép 2 ( khung zamil )...chỗ hoạt tải khi tôi làm tôi có chia cho cos..nhưng khi lên sữa bài thầy kêu tĩnh tải chia, hoạt tải khỏi chia...góc anpha của e là 10,2 độ....các anh giải thích dùm e được hok.....
|
nguoixau |
|
|
Các Bác nào có đồ án thép nào khung 60m có cầu trục 2 móc không cho tôi xin vào mail này với hoặc các bác có thể cho tôi xin cái link được không ạ
email của tôi : caoxuanvu.gtvt6*
cảm ơn các bác xin được hậu tạ bằng nhiều cách có thể
|
ngoctrinh |
|
|
không lẽ người ta đứng (live load) theo phương nghiêng hả bạn?
tĩnh tải thì lúc nào chẳng hướng xuống mà chia làm j?
|
CharlesEn |
|
|
cam on cac anh rat nhieu.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
cho tôi hỏi giải sap nhà công nghiệp 1 tầng để lấy nội lực tính toán cho dầm, cột thì phần tiết diện dầm cột trong sap giả thiết hay lấy đâu ra vậy.
|
profilmuoibon14 |
|
|
Lấy từ kinh nghiệm hoặc các bài mẫu trước !
Nếu mới tập tính lần đầu chưa có kinh nhiệm, hoặc không có file mẫu. Thì dùng phương cách lập lại:
- Thử tính lần đầu với một tiết diện nào đó cho dầm cột : Tính nội lực.
- Kiễm soát ứng suất, thép có thiếu hoặc thừa gì đó: Thay đổi tiết diện cho thích hợp hơn, mô hình không đổi: Tính nội lực lại
... cứ thế lập lại, chỉnh sửa tiết diện khoãng 3 lần là có được kết quả tương đối tốt.
Lần sau tính, sẻ có kinh nghiệm đầu vài file mẫu đó mà làm.
Lâu năm trong nghề sẻ giỏi thôi . >
|
Donaldsor |
|
|
Đang lọ mọ mô hình kèo thép kiểu của Zamil trên sap. Đây là file sap, tôi mạo muội gởi lên diễn đàn mong mọi người cho nhận xét đã ổn chưa? Chân thành cảm ơn đến BQT diễn đàn và những ai quan tâm!
|
suanhadthouse |
|
|
Hình mô phỏng tôi xin phép được up lên
|
hoangthienthu |
|
|
ai co đồ án thép 2 cho tôi xin. đang khổ vì nó.
|
Robertol |
|
|
cam on dien dan ket cau rat nhieu!
chuc dien dan ngay cang duoc nhieu yeu thich
|
ewrewrwewe |
|
|
thank moi nguoi nha
|
arthomeviet |
|
|
A. Viet2010! A có bản vẽ cad của phần thuyết minh TT khung zamil của a không cho tôi xin!phần thuyết minh rất hay đúng ý tôi tìm!e xin tham khảo cách vẽ liên kết khớp!thanhks a nhiều!
|
CharlesEn |
|
|
A nào có file cad bản vẽ đồ án thép khung 1 nhip 1 tầng: liên kết chân cột với móng là liên kết khớp cho tôi xin!e cảm ơn!đang làm đồ án không biết vẽ liên kết khớp đó như thế nào! Tôiail: huaminhdoan6*.
|
opera |
|
|
Bác nào có bản vẽ khung nhà công nghiệp kết cấu vì kèo không cho tôi với, bản vẽ chi tiết càng tốt. cám ơn các bác nhiều
|
tungch46 |
|
|
Mail em:ledainghia19126*
thx anh nhiu
|
Alvarogime |
|
|
cho tôi hỏi là nhịp cầu trục 28m thì phải nội suy từ bảng tra phải k các bạn. mà số liệu thầy tôi cho cũng k có cao trình đỉnh ray vậy thì chọn ntn vậy.
Sức trục Q(T)25
Nhịp cầu trục LK (m)28
Số cầu trục: 2 Bước cột:B (m): 6
Số bước cột: 13 Vùng địa hình: IIB Loại địa hình: B
|
BrandonMr |
|
|
chào các anh tôi đang là kết cấu thép II khung zamil L=22m. các anh cho tôi hỏi cách tinh của trời như thế nào? tôi xin cảm ơn!
|
terrydoa |
|
|
Nếu ko nhầm thì trong phạm vi đồ án môn học thì các bạn có phải tính cửa trời đâu nhỉ,
|
Philipboxy |
|
|
cho tôi xin với.cảm ơn anh trước .
|
Freddievaw |
|
|
Các chuyên gia cho tôi hỏi ngu chút :
Ở TCVN 2737 - 1995 VD: Khu công nghiệp ĐỒNG VĂN HÀ NAM vùng gió là III B ==> quy đổi sang ASCE hoặc MBMA thì phải chọn Exposure Categories là B hay C.
Điều này làm tôi phân vân bấy lâu nay.
Trích ASCE:
Surface Roughness A:
Surface Roughness B: Urban and suburban areas, wooded ar-
eas, or other terrain with numerous closely spaced obstructions
having the size of single-family dwellings or larger.
Surface Roughness C: Open terrain with scattered obstructions
having heights generally less than 30 ft (9.1 m). This category
includes flat open country, grasslands, and all water surfaces in
hurricane prone regions.
Surface Roughness D: Flat, unobstructed areas and water sur-
faces outside hurricane prone regions. This category includes
smooth mud flats, salt flats, and unbroken ice.
Trích TCVN2737:
Địa hình dạng A là địa hình trống trải, không có hoặc có rất ít vật cản cao không quá 1,5m (bờ biển thoáng, mặt sông, hồ lớn, đồng muối, cánh đồng
không có cây cao ).
Địa hình dạng B là địa hình tương đối trống trải, có một số vật cản thưa thớt cao không quá 10m (vùng ngoại ô ít nhà, thị trấn, làng mạc, rừng th|a hoặc rừng non,vùng trồng cây th|a )
Địa hình dạng C là địa hình bị che chắn mạnh, có nhiều vật cản sát nhau cao từ 10m trở lên (trong thành phố, vùng rừng rậm )Công trình đ|ợc xem là thuộc dạng địa hình nào nếu tính chất của dạng địa hình đó không thay đổi trong khoảng cách 30h khi h 60 và 2km khi h > 60m tính từ mặtđón gió của công trình, h là chiều cao công trình.
|
profilmuoibay17 |
|
|
dạng địa hình IIIb theo EC thì là nơi đô thị, hoặc công nghiệp, hoặc được che chắn bởi các vườn cây ăn quả.
==> vậy theo bạn nó tương ứng với địa hình nào?
Không nên qui đổi. bạn có thể nhìn trực tiếp địa hình trên google earth sẽ tương ứng với vùng nào của từng tiêu chuẩn như vậy sẽ chính xác hơn
|
hoahuongduong |
|
|
không mọi người ai có quyển đồ án thép mẫu của trường xây dựng ạ, cho tôi file mềm với, hoặc có file cứng để tôi pho to cái. cảm ơn các bác
|
Alegowasea |
|
|
Mấy anh xem giúp tôi cái tiết diện này với,em chọn tiết diện này thì nó thỏa độ võng nhưng khi kiểm tra ứng suất thì ứng suất rất bé khoảng một nửa ứng suất cho phép.Em đã thay đổi nhiều rùi mà ko khả quan.Mong mấy anh có kinh nghiệm cho tôi chút lời khuyên.
Tiết diện tôi chọn là dầm mái tiết diện dầm chữ I thay đổi I-500-250-8-10 ở 1/3 và không đổi I-350-250-8-10.Cột trên tiết diện 320-250-14-16 ( bản cánh vs bản bụng tôi chọn hình như có vấn đề ) và cột dưới cột rỗng C đinh hình 400-115-8-13.5 và I tổ hợp 400-300-14-16. Với nhịp L =21m , Hr=8m và Q = 20 T vùng gió khu vực Tp HCM. Mấy anh cho tôi chút kinh nghiệm để khi chọn sao cho ứng suất sát nhất,em đã thử kt bằng sap kết quả cho ứng suất rất sát với ứng suất cho phép,mà không hiểu sao khi tính tay lại ra số rất bé .Xin cám ơn
|
Williamon |
|
|
cho file sap lên để mọi nguoi xem hộ cho
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
thử giảm tiết diện dầm đi tăng tiết diện cột lên xem? Khi thay đổi tiết diện cột cứng hơn thì dầm giảm góc xoay tại liên kết dầm cột => giảm chuyển vị. như vậy sẽ thu đuọc kết quả hợp lý giữa dầm và cột
|
kukuca |
|
|
Cái tiết diện dầm đó tôi không thể giảm được anh ơi,hix thầy kêu nếu giảm nữa thì nó không phải là dầm nữa,mà cồn bắt tôi tăng lên nữa > mà cái tiết diện cột dưới gồm dầm định hình chữ C vs dầm I tổ hợp anh xem giúp tôi có cách nào hay thay đổi tiết diện ?? để làm giảm độ lệch tâm giữa cột trên và dưới đồng thời tăng ứng suất lên ko ạ,em đã thay đổi nhiều lần mà ứng suất ra nhỏ xíu ,mà tôi kt bằng sap thì ứng suất thấy cũng lớn lắm không biết sao nữa ???. Cám ơn anh
|
profiltam |
|
|
Đơn giản thôi. trước khi trả lời làm ơn cho tôi hỏi tiết diện dầm của bạn là do bạn tự chọn hay là tiết diện comerce?
Nếu là tụ chọn thì thử nâng chiều cao tiết diện giảm chiều rộng xuống.
Còn nếu là tiết diện comerce thì nên thay đổi type của tiết diện để nâng chiều cao tiết diện nên và giảm chiều rộng.
Mục đích để tăng độ cứng Iy của dầm và có thế giảm module Wel ==> giảm độ võng tăng ứng suất. Do vậy thông thường dầm chịu ún thì h=2b. Khi tăng độ cứng cho dầm có thể sẽ giảm được tiết diện cột
còn giảm độ lệch tâm thì thử nghĩ xem nhé. đang làm đồ án mà?
|
Arshes |
|
|
Em chào các anh ạ. Tôi xin giới thiệu, tôi là sv năm cuối của BK, đặc biệt là khoa Dệt may, đặc thù ngành nghề thì bọn tôi chỉ học những môn liên quan đến dệt, may, đại cương thì 2 năm đầu học gần giống các bạn khoa cơ khí. Kiến thức về xây dựng thì ko có, nhưng đồ án năm nay lại là Thiết kế nhà máy may, sử dụng khung thép tiền chế Zamil, tôi muốn tham khảo bản vẽ của 1 anh chị nào đó, cái của tôi thì đơn giản, chỉ cần có mặt cắt ngang, mặt cắt dọc, mặt bằng và các chi tiết như móng, dầm, mái, hè rãnh thoát nước. ko cần tính toán tải trọng gì gì đó như các anh ở trên (môn học này tôi chỉ đc học trong 8 tuần tương đương 8 buổi nên lúc làm đồ án như gà mắc tóc). Tôi rất cám ơn các anh đã giúp đỡ!
|
thietkelogo |
|
|
steel halle projects: Bài tập làm khung công nghệ của ĐH ngoài, trọn bộ, tiếng Anh.
Có bản vẻ dwg, thuyết minh.doc, bài tính với phần mềm SAP
Gởi kèm Theo mail đến cậu chuongsds .
Nhờ bạn up TL qua media fire vào Topic nầy giúp đở cho ACE.
|
michaelyork |
|
|
Em/cháu ko biết xưng hô như thế nào cho đúng mong chú/thầy thông cảm, em/cháu cảm ơn rất nhiều ạ!
|
Marcunst |
|
|
bác UMY thuộc hàng U60 rồi... , bạn thấy hợp sao thì xưng hô thôi. >
|
240315 |
|
|
file excel DA Thep - Copy bị sai font cách sửa làm sao vậy bác ???
|
kukuca |
|
|
Thì ngồi viết lại, vừa được file "hand made" lại còn hiểu thêm về file tính của tôi. Viết lại cũng là 1 lần kiểm tra xem file tính của người ta có chuẩn không nữa đấy >
|
RobbertooWig |
|
|
sai font thì sao biết gì mà viết bác nuce
|
checkerso1 |
|
|
Tôi cũng có mấy bài tính xel bị lỗi font nhưng tra ngược vào công thức cũng đoán lờ mờ được nó viết gì mà Bạn gửi file đây tôi kiểm tra font hộ cho.
|
nongdan |
|
|
Chờ bạn hoanghutech này lâu quá nên tôi mò lại file và sửa xong rồi, tôi hướng dẫn bạn làm để sau gặp file này cứ thế mà làm nhé.
Font của file excel này đang để loại Vni times newroman nhưng không phải là nguồn của vni. mà là nguồn của Vietware X ( font này hình như dùng từ năm 95 97 gì đó)
Bạn sử dụng công cụ chuyển mã ở phần mềm Unicode hay sữ dụng rồi chọn nguồn là vietware X - chọn đích là unicode thì chuyển mã sẽ đọc được
|
MattieHek |
|
|
Bạn thông cảm tôi hay dọn dẹp màn hình nên những file không cần thiết tôi đã xóa ngay hôm sau đó, bạn cứ làm theo hướng dẫn của tôi đảm bảo là được Nó ko có kỹ thuật gì phức tạp đâu...
|
lightzar |
|
|
Lười quá đáng. Chắc có mỗi tôi bạn là bận.
|
terrydoa |
|
|
chỉ có người trong cuộc hiểu người trong kẹt >
|
jinchan |
|
|
Chào các anh chị...!
Tôi đang tìm hiểu về tính toán khung zamil, tôi có thắt mắc nhờ các anh chị giúp.
"Trong TCVN 5575 - 2012 đối với cấu kiện chịu nén uốn, chỉ có công thức tính toán ổn định cho cột đặc có tiết diện không đổi trong mặt phẳng của mômen trùng với mặt phẳng đối xứng.Vậy với cột có tiết diện như khung zamil thì tôi kiểm tra như thế nào ạ."
Em cảm ơn....!
|
EduardoMn |
|
|
Cảm ơn anh đã chỉ dẫn...!Tiếng Anh tôi tệ lắm, chắc phải nhờ Bác Google gõ quá. Nhờ anh giúp đỡ nhiều.
|
tandc128 |
|
|
Thật sự cảm ơn anh đã chỉ dẫn....!
Em ra trường được hơn 2 năm rùi, mà mãi chạy theo công việc, mưu sinh.Trong khi đó qua thực tế công việc thì thấy tôi còn yếu và rất yếu về chuyên ngành mà khi còn là sinh viên tôi chưa nắm ..
Về phần này, chắc anh đã nắm và hiểu rõ nên anh có thể cho tôi xin một số tài liệu để tôi và các bạn như tôi nghiên cứu học hỏi không ạ...!
Thanks anh..!
|
delta deus |
|
|
vậy là tôi nhỏ tuổi hơn anh rồi, tôi đang là sv năm 5 thôi a
Xét về ổn định đối với phần tử chịu nén thì trong sách sức bền vật lộn có nói rõ ràng rồi đó anh, vô mạng gõ cái giáo trình sức bền vật liệu thì có thôi >
Còn tài liệu nâng cao thì a theo cái đường link ở #193 vào đó tải về học thì sẽ có, chứ tài liệu học về ổn định thì tôi cũng lấy từ đó mà ra hết à
vài dòng...
|
hoibmtose005 |
|
|
Xin chào các bạn. Topic này đã lâu nhưng vẫn thấy có nhiều bạn xin. Tôi không phải dân XDDD, hồi sinh viên có lọ mọ làm cho mấy ông XD cái khung zamil nhà công nghiệp giờ tìm thấy. Xin gửi các bạn file excel tính toán. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn
|
chongthambamien.vn |
|
|
Link đầu tiên die rồi bạn ơi...Vui lòng cho tôi xin lại nhé
|
Alegowasea |
|
|
Bạn có file thì cho tôi xin với nhé...Thaniks
|
puma12 43 |
|
|
Anh chị cho tôi hỏi là khi nào thì dầm ngang nhà công nghiệp ( Zamil) cần thay đổi tiết diện vậy?
|
nguyentrungata |
|
|
Việc thay đổi tiết diện của các cấu kiện dầm cột trong nhà công nghiệp dựa vào quan điểm của người thiết kế cũng như vát theo giá trị của moment nhằm mục đích giảm tiết diện tối đa đồng thời phù hợp với quan điểm tính toán.
Tuy nhiên theo tôi nên phải nắm vững các yếu tố sau để có thể tránh những sự cố đáng tiết:
i) hiểu được các cách để bố trí liên kết hợp lí giữa lí thuyết tính toán kết cấu+vận chuyển thi công
ii) đảm báo các tiết diện phải được kiểm tra và thỏa mãn các vấn đề về ổn định từ cục bộ đến tổng thể bởi tất cả các trường hợp bất lợi.
iii) Nên xem qua các manual giới thiệu vể kết cấu khung có tiết diện vát để có những kiến thức ban đầu về loại này đồng thời hiểu được các hệ giằng, hệ chống xà gồ.
....
Vài dòng
|
profillink10 |
|
|
Thông tin rất hữu ích và có lợi .
|
PrikoliSsSSdda |
|