Khoảng cách bấc thấm? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Khoảng cách bấc thấm?
Nhân có câu hỏi của anh Oanh tại sao lại cắt dư 20cm bấc thấm phía trên lớp đệm cát tôi cũng có muốn hỏi mọi người 1 câu hỏi:
"Tại sao trong 22 TCN 262-2000 quy định khoảng cách bấc thấm không được nhỏ hơn 1.3m. Trong khi tôi đã nhiều công trình của nước ngoài và cả Việt Nam đã thi công với mật độ nhỏ hơn. Cơ sở nào khi lập quy trình này ta lại quy định như vậy?"
Có 55 câu trả lời!!
|
|
|
Bạn đọc kỹ lại xem. Cái điều khoản qquy định khoảng cách bấc thấm này không hoàn toàn như bạn hiểu. Các bạn hay mắc cái bệnh đọc nhanh quá.
Điều khoản về khoảng cách bấc thấm đó đại loại là : Để tránh xáo động, phá hủy đất nền, khoảng cách bấc thấm không được nhỏ hơn 1,3 m.
Như vậy, nếu bạn muốn khoảng cách nhỏ hơn 1,3 m vẫn được nhưng trong tính toán bạn phải xét đến ảnh hưởng do xáo động đất nền. Các công thức tính toán ảnh hưởng của xáo động đất nền này cũng được trình bày trong TC đó và trong nhiều tài liệu khác. Tuy nhiên, khoảng cách bấc thấm thì không được nhỏ hơn 0,8 m vì lúc này xáo động lớn quá, các công thức tính toán ảnh hưởng đã có chưa xét đến loại ảnh hưởng này. Còn có những nghiên cứu cho kết quả là khi khoảng cách dầy quá (<0,8 m) thì mức độ xáo động ảnh hưởng đến sự thấm quá lớn đến nỗi hiệu quả của việc làm ngắn đường thoát nước không đủ bù lại.
|
trangyu lan |
|
|
xin đính chính lại là không nên nhỏ hơn 1.3m
Về lý thuyết kc giữa bấc thấm càng nhỏ thì cố kết càng nhanh, tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy khi kc giữa các bấc thấm nhỏ quá sẽ ko có hiệu quả theo quy luật trên nữa, vì thế thực tế khi xử lý sẽ có giới hạn minium theo loại đất và theo cả loại bấc thấm và thiết bị cắm bấc thấm. Ngoài ra khi kc giữa bấc thấm cảng nhỏ thì xáo động nền càng lớn.
con số 1,3m chắc là con số được thống kê theo nhiều nghiên cứu (hoặc theo những gì của cụ soạn tiêu chuẩn đọc được từ sách hay tc nào đó ) là spacing hiệu quả cả về kinh tế và kỹ thuật.
|
profilmuoisau16 |
|
|
Xin cám mọi người. Tuy nhiên tôi vẫn muốn mọi người đóng góp để làm sáng tỏ ý kiến tại sao lại là "không nên nhỏ hơn 1.3", kết quả của các nghiên cứu bấc thấm với các mật độ khác nhau với ĐẤT YẾU VIỆT NAM như thế nào.
Cụ thể:
+ Với mỗi loại bấc thấm khác nhau sẽ có vùng ảnh hưởng khác nhau. Với mỗi loại đất khác nhau cũng có một vùng ảnh hưởng khác nhau vậy 1.3 trong quy trình là nghiên cứu với loại bấc thấm nào? Loại đất nào?
+ Về vấn đề xáo động: nó ảnh hường lớn nhất trong loại đất nào (đất có hệ số thấm lớn hơn giá trị nào thì bố trí >1.3 và nhỏ hơn giá trị nào thì <1.3). Trong quy trình có quy định các hệ số xáo động này tuy nhiên lại không chỉ ra hệ số xáo động tương ứng với loại đất nào.
Quay lại với vấn đề 1.3: Vậy dựa vào kết quả nghiên cứu của dự án nào để quyết định mật độ nên >=1.3.
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Cái này là copy Paste của Tây. Để trả lời được hết các câu hỏi của bạn cho điều kiện VN thì cần mở 1 đề tài nghiên cứu lớn.
|
JacimtoCogy |
|
|
Theo nghiên cứu mới nhất của NC. Oanh thì khoảng cách có thể đến 0.9m. Kết quả rất tốt. Tất nhiên máy đóng bấc thấm phải tốt chứ máy rởm thì chưa có nghiên cứu
|
Arthumters |
|
|
|
Em cũng xin confirm cái 0.9m (cái gemalink của tôi cũng đang xài cái 0.9m này đây).. Và 1 thông tin khác là nội bộ công ty không bao giờ cho thiết kế với khoảng cách < 0.9m, còn lí do chắc do xáo động bác Ngọc có nói, nhưng chứng minh thế nào còn phải coi lại.
P/S: Dạo này tôi bận quá, việc nước lẫn việc nhà, không lên góp vui được với mấy bác. Heheh. Hi vọng từ bữa nay có sự đóng góp nhiều hơn.
|
sukem13579 |
|
|
Em chào Thầy Ngọc và các anh, tôi đọc qua tiêu chuẩn thì thấy việc xác định chiều sâu cắm bấc thấm hơi khó hiểu, và nếu muốn tính toán xác định chiều xâu này tối ưu thì luận chứng ra sao ạ? Tôi cám ơn nhiều!
|
dolkihote |
|
|
chắc phải thử dần thôi.
- khi đã quyết định khoảng cách giữa các bấc thấm, với các chiều sâu cắm bấc thấm khác nhau, sẽ tính được cắm bấc từ độ sâu nào trở đi thì đảm bảo tốc độ và độ lún theo yêu cầu. Cái độ sâu cắm tối ưu sẽ là cái độ sâu nhỏ nhất mà đảm bảo yêu cầu thiết kế đó. Việc này đơn giản nhưng tôi nghĩ chỉ cần làm như vậy.
- Khi chưa quyết định khoảng cách giữa các bấc thấm, sẽ phức tạp hơn khi phải xét thay đổi cả khoảng cách và chiều sâu cắm bấc, sẽ tìm được các cặp giá trị khoảng cách và chiều sâu khác nhau mà đảm bảo yêu cầu thiết kế. Sau đó Làm thêm tính toán chi phí cho vật liệu và thi công bấc thấm cho các trường hợp đó nữa. Trường hợp nào rẻ nhất sẽ là tối ưu nhất.
Lưu ý: ngoài ra cần xét thêm cái tối ưu như thế nào và tối ưu với ai: chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, nhà cung cấp bấc thấm.... việc này mới khó
|
con voi con |
|
|
Bên tôi có làm cái xử lý bấc thấm cho cái công trình cũng toa toa. Khoảng cách cấm bấc thấm nhỏ nhất là 0.8m như bác Ngọc nói.
Ông bergado cho rằng vùng xáo trộn ks = 1/10kh của đất nền xung quanh => ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát nước => cấm càng dày đến mức nào đó thì hạn chế khả năng thoát nước thì quá hợp lý
|
Stevennefs |
|
|
Cám ơn bác ạ, Tôi gửi tải liệu này lên bác xem rùm tôi nhé: http://www.mediafire.com/?tiu9m5icnkk40hk Tôi thấy họ nói xác định chiều sâu hiệu quả bấc thấm rất khó, và chưa nghiên cứu được..........
|
Vimcentcow |
|
|
khó và phức tạp thì đúng rồi, nhưng nguyên tắc chọn cũng như tôi nói thôi, đều phải thử dần cả.
Ở trường hợp điều kiện đất nền cụ thể, loại bấc thấm đã chọn, khi đã có khoảng cách bấc thấm tối ưu, tính thử dần cho các độ sâu khác nhau thì sẽ ra độ sâu tối ưu thôi (việc này tính nhiều hay ít thì cũng không mất sức lắm nếu đã có phần mềm và mẫu rồi). Nói phức tạp ở đây là độ sâu cắm bấc tối ưu phụ thuộc nhiều vào điều kiện nền đất nên ko dễ dàng kết luận 5m, 10m, 15m hay 20mm... thế thôi, một phần nữa tác giả nói phức tạp bởi có thể tác giả chưa làm hoặc không muốn đề cập trong bài báo mà thôi.
cũng bởi thế mới đẻ ra anh thiết kế xử lý chứ >
|
Danielpr |
|
|
Cám ơn anh ạ! Hiện tại tôi định lập 1 bản VBA về mối quan hệ (chiều sâu cắm và khoảng cách bố tri) tối ưu. Ko biết có ai làm vấn đề này chưa ạ?
|
opera |
|
|
Thường thì người ta không đặt ra vấn đề chiều xâu tối ưu.
Các bạn hay lạm dụng cái từ tối ưu này quá. Có thể dùng từ hợp lý thay cho tối ưu thì có thể sẽ tối ưu hơn.
Khi bề dày lớp đất yếu chỉ có khoảng từ 5 đến 10 m thì chiều xâu tối ưu chắc sẽ là chính bề dầy lớp đất yếu đó.
Khi bề dày lớp đất yếu thật là lớn (>25 m) thì chiều sâu cắm bấc thấm sẽ tùy thuộc vào độ lún dư cho phép của công trình nhưng không nên vượt quá 25 m (Hình như ở ta không có máy cắm bấc thấm sâu quá 25 hay 30 m gì đó).
Nếu cắm sâu quá mà áp lực đất gia tải trước bé xíu (ví dụ bề dày lớp đất gia tải chỉ có 100 mm) thì chắc sẽ chẳng có tác dụng làm thoát nước ở dưới sâu.
Túm lại, tối ưu nhất là không xét đến chiều xâu tối ưu. Thường thì người ta chọn bừa vài độ sâu bấc thấm nào đó rồi thì từ đó tính được khoảng cách bấc thấm và sẽ cho ra khối lượng bấc thấm. Cái nào cho ra khối lượng lớn hơn thì cái đó sẽ là tối ưu cho nhà thầu và nhà cung cấp bấc thấm. Tuy nhiên, cũng chẳng đáng là bao vì giá của nó cũng chẳng lớn.
|
Edwandhext |
|
|
Thưa thầy Ngọc, qua tham khảo của tôi thì hoàn toàn xác định được chiều sâu tối ưu cho bấc thấm. Có điều quy trình tôi chưa nói kỹ ạ. Quy trình chưa nói kỹ nếu cắm bấc thấm ngắn hơn (Za)- chiều sâu tắt lún. Do đó cần kể đến đoạn có gia cố và đoạn ko gia cố. Hai cái này độ cố kết thẳng đứng thì ko khác nhau. Nhưng cố kết ngang thì hoàn toàn khác nhau. Vậy nếu cắm càng sâu thì cố kết ngang càng lớn ===> tổng cố kết phải lớn. Vậy bài toán đặt ra:căm đến độ sâu nào, bố trí như thế nào là "tối ưu)
===> f(d,L)
|
inetryconydot |
|
|
Cái này có, đó là bài toán thử dần!
Bạn thay đổi chiều xâu xử lý, mật độ hay là khoảng cách bấc thấm, sơ đồ bấc thấm dần dần bạn sẽ thấy:
1. Thay đổi chiều xâu xử lý, giữ nguyên khoảng cách và dạng bố trí: tổng lún xử lý được không thay đổi nhiều mặc dù chiều xâu xử lý tăng lên, như vậy cái phần chiều xâu xử lý mà bạn tăng lên trở thành không cần thiết gây lãng phí.
2. Thay đổi mật độ (khoảng cách) bấc thấm: cũng như trên bạn thử dần và nhận thấy mặc dù khoảng cách bấc thấm giảm nhưng độ cố kết không tăng lên=> gây lãng phí.
Trong quy trình quy phạm có nêu vấn đề này, bạn có thể tìm hiểu lại.
|
ao anh xa |
|
|
cái này nhà cháu nói rồi, bác ko chịu đọc các thread trước thì phải
còn nếu viết cụ thể cho tôi nó hiểu thì phải nói là tốc độ lún và độ lún ở thời gian nào đó, hay độ lún còn lại sau xử lý đảm bảo yêu cầu, chứ tổng lún chung có hay ko có bấc thấm vẫn là ko đổi
|
RobbertooWig |
|
|
Chí phải! Tại tôi lười đọc quá! Cám ơn wasabi đã nhắc nhở!
Coi như một lần nhắc lại cho nó nhớ ssâu đậm!
|
Danielpr |
|
|
topic của bác mà, bác phải chú ý tới chứ, chẳng may nhà cháu hay ông nào vào viết bậy bạ còn biết mà tuýt còi
|
Robertol |
|
|
Chán quá. Không rõ tham khảo ở đâu.
|
checkerso1 |
|
|
Thông thường thì chiều sâu cắm bấc thấm phải hết chiều sâu Za đó, nhưng có 2 trường hợp xảy ra:
1. Chiều sâu Za quá lớn, vượt quá khả năng cắm của thiết bị thì phải phụ thuộc vào thiết bị.
2. Chiều sâu Za nằm trong lớp đất yếu và nằm trong khả năng của thiết bị thì ok nó sâu bằng Za
Nếu Za nằm trong lớp đất tốt bên dưới, thì chiều sâu bấc thẩm chỉ kết thúc ở lớp đất yếu cần xử lý
Do vậy theo tôi, như các bác ở trên đã nói chiều sâu cắm bấc thấm đứng một tôi thì khó xác định được đâu là tối ưu, nhưng xét chung chiều sâu và khoảng cách bấc thấm sẽ cho đáp án tối ưu với điều kiện đầu bài (kinh tế- kỹ thuật)
|
Bernardmt |
|
|
Đây chính là điều tôi muốn nói. Tôi đang hoàn thiện code cho bài toán này. Chắc cũng ko mấy khó khăn. Vì bảng tính cơ bản hoàn thiện.
|
ngoduong89 |
|
|
Bác xem lại tiêu chuẩn giúp tôi với? Nếu đơn giản thế thì nói làm gì bác?
Bác xem chỗ thay đổi chiều sâu cắm bấc L đi? L tăng dẫn đến độ cố kết U còn giảm ấy chứ????
Nếu xét kỹ ra thì L tăng ( đặc biệt khi mà LZa
L=Za
L
|
mucangchai |
|
|
có vẻ vẫn chưa ra hướng nhỉ>
cái màu đỏ lôi ở đâu ra thế câu sau như đá câu trước ý nhỉ??
cái quy tắc lấy chiều sâu cắm như thangdcct nói có vẻ đơn giản và nghe có vẻ hợp lý, nhưng tôi thấy vẫn có trường hợp: Chiều sâu Za nằm trong lớp đất yếu và nằm trong khả năng của thiết bị mà người ta chỉ cần cắm L
|
bachtuu |
|
|
Có lẽ tự đi vào ngõ cụt xem có ma ko, hjhj
Còn câu trên ko đá nhau đâu ạ:
Theo quy trình bác tính thử mà xem: L tăng===> U giảm
Còn cái dưới là bản chất thật: L tăng (khi chưa đạt tới Za- lúc này ta đang tiết kiệm) ===> U tăng là cái chắc
Còn về các trường hợp này thì Thầy Dương Học Hải có viết ạ...
|
terrydoa |
|
|
Nó đơn giản mà, đừng làm phức tạp vấn đề.
U giảm vì chiều xâu xử lý tăng do đó độ cố kết trong phạm vi xử lý giảm (nếu vẫn giữ nguyên chiều cao đắp), nhưng không phải lúc nào nó cũng giảm, có trường hợp vẫn tăng đấy.
|
bachtuu |
|
|
Hãy tham gia một dự án có monitoring thực tế, và tham gia luôn cả việc phân tích và quan trắc thì sẽ thấy rằng không phải như bạn thangdcct nghĩ>. Za hình như không phải là yếu tố quan trọng lắm, thay vào đó cần phải biết cái tải trọng, cái trạng thái của nền khi chịu tải trọng đó, cái mực nước rồi thì tỉ thứ khác nữa.
Thông thường thì người ta lựa chọn cái chiều sâu bấc thấm trước, rồi mới tùy từng điều kiện tiến độ mà bố trí khoảng cách bấc thấm hoặc chiều cao gia tải. Mà bấc thấm là cái thứ rẻ nhất trong cái xử lý nền nên người ta không quan tấm lắm bằng những thứ khác đắt tiền hơn
|
MichaelKl |
|
|
Em gửi các bác file này tham khảo:
http://www.mediafire.com/?y8cbnsb2uub85nm
Từ đây cho thấy có thể có (D,L) tối ưu.
Phần mềm tính toán tối ưu tôi đã tính ra OK
Chạy rất tốt
Và tôi thấy khi L thay đổi thì U% thay đổi khá nhiều
Thân!!!
|
ewrewrwewe |
|
|
Bài nghiên cứu này có cái sai về cơ bản mà hình như bạn không thấy vì không kể đến việc lớp đất dưới mũi bấc thấm, và vùng gây lún được đề cập trong bài báo này lại bỏ qua ảnh hưởng áp suất tiền cố kết!!!(không thấy đề cập). Khi L thay đổi thì U nào thay đổi khá nhiều???!!!
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Anh Oanh có thể nói rõ hơn về cái "sai" cho tôi tham kháo với ạ!
Nếu theo bài báo này thì tôi tính được: L thay đổi (L
|
Robertol |
|
|
Anh Oanh có thể nói rõ hơn về cái "sai" cho tôi tham kháo với ạ!
Nếu theo bài báo này thì tôi tính được: L thay đổi (L
|
dolkihote |
|
|
Sao lại thiếu hết thông tin post lên vậy ạ?
|
ClintomEa |
|
|
Bạn chú ý: Tôi quan tâm đến vấn đề độ cố kết trong phạm vi xử lý (trong phạm vi hệ thoát nước thẳng đứng), độ lún dư còn lại sau khi xử lý, khi các yêu cầu này không đạt thì bắt buộc phải tăng chiều sâu xử lý, giảm khoảng cách, thay đổi mạng xử lý, kéo dài thời gian chờ, gia tải thêm... nếu các cách trên không đạt thì phải chuyển qua giải pháp xử lý khác. Độ cố kết chung cho toàn vùng (Za như bạn nói) không có ý nghĩa quyết định nhiều.
|
thanhvu |
|
|
Chào mọi người!
Tôi cũng có đọc sơ qua một số tài liệu về bấc thấm. Có thể nói đây là một phuơng pháp thi công nhanh, giá thành tương đối rẻ, giảm thời gian chờ lún nhanh. Nhưng tôi cũng có 1 số thắc mắc mọi người nghiên cứu nhiều hơn giải đáp giùm nha.
1, Về chiều sâu bấc thấm. Tôi thấy mọi người thắc mắc về chiều sâu tối ưu, nhưng còn 1 vấn đề tôi thấy cũng đáng quan tâm là giả thiết về khả năng thoát nước vô hạn của bấc thấm. Theo tôi hiểu (rất có thể hiểu lầm >), tùy thuộc vào địa chất công trình và tải trọng tác động bên trên khi ở 1 độ sâu nhất định áp lực ngang lớn tác động lên bấc thấm gây biến dạng và làm giảm khả năng thoát nước thẳng đứng, có 1 số tài liệu khẳng định tác động này làm khả năng thoát nước gần như bằng 0. Hơn nữa, nếu độ lún quá lớn thì bấc thấm cũng xảy ra hiện tựong biến dạng và ảnh hửong đến khả năng thoát nứoc.
2. Về khoảng cách giữa các bấc thấm: tôi nghĩ rằng phạm vi vùng ảnh hửong là bao nhiêu thì tùy thuộc vào phưong pháp, thiết bi cắm bấc thấm, vì vậy thừong không có 1 quy định chính xác.
mọi người xem xét nha!!!!!!
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Bác nào có thế cho tôi câu trả lời thảo đáng hơn ko?
Hoặc phân tích câu trả lời này giúp em?
Theo tôi biết thì độ lún dư còn lại phụ thuộc vào Sc vô cùng và U tổng Vậy nếu ko quan tâm đến Za thì anh tính Sc như thế nào ạ?
|
AlbertgeK |
|
|
Tìm sách của SVEN Hansbo hoặc của Jan Hartlen mà đọc thì đỡ phải lăn tăn vấn đề này. Người ta đã giải quyết xong cái này từ những năm 1970 rồi.
|
taolaai |
|
|
Em cám ơn Thầy Ngọc!
|
Robertplus |
|
|
Có mấy File bạn đó đính kèm đó bác Ngọc! Bác xem mục #11.
|
thuymo |
|
|
Tôi đọc bài đó rồi. Nếu là tác giả của bài đó post lên đây thì tôi sẽ có ý kiến. Riêng cái tên của bài đó đã có nhiều điều đáng để bàn.
|
thanhthanh |
|
|
Theo tôi cái bài đó chỉ đăng trong trường thôi! Không có đăng trên cái tạp chí chuyên ngành đâu?
|
Haroldser |
|
|
Thì hồi giờ có biết dùng cho nó có hiệu quả đâu nên phải nâng cao Mà toàn nâng cao kiểu ngồi máy lạnh nói chuyện âm phủ thế này thì đúng là thua
|
xac suat |
|
|
Em chỉ mong mấy bác thi công nâng cao được chất lượng thôi> là tôi mừng rồi.
|
test0032 |
|
|
Chủ yếu là thiết kế phải nâng cao chất lượng ấy! Tôi thấy mấy cái thiết kế nhà tôi hình như có vấn đề
|
terrydoa |
|
|
Cám ơn anh nhé? Tôi đọc tài liệu và ngộ ra rồi...
|
lightzar |
|
|
các bác nói nhiều minh cũng có một vài ý thế này.
tôi vùa làm cái đề tài cũng có liên quan đến vấn đề này.nều chiều sầu cắm bấc nhỏ hon chiều sâu vùng gây lún thì theo thầy Dương Học Hải và qua các luân án ths,ts có nói đến phải tính công thức độ lún tổng cộng theo công thức khác có xét đến đọ lún ộoan chiều sâu không có cắm bấc.
|
hiepsitayto |
|
|
Chưa thấy bác có ý kiến gì? Đề nghị bác bổ sung ý kiến hoặc có thể đưa đê tài nghiên cứu của bạn lên cho mọi người tham khảo và học hỏi.
Cám ơn nhiều.
|
checkerso1 |
|
|
Em có xem qua một hồ sơ thiết kế về đất yếu, thì hình như chúng ta đang nói về cùng một vấn đề cả thôi.
1. Nếu tính độ cố kết chung cho toàn vùng gây lún Za thì được là Utong
Sau đó tính cái St theo thời gian thì dựa vào cái Utong này (cái này Thầy Dương Học Hải viết)
2. Nếu gia cố đến độ sâu nào, thì chia lớp và tính từ độ sâu đó lên trên (có bấc thấm) tính U như tiêu chuẩn, còn từ đó đến độ sâu Za thì tính U với Uh=0% ===> cái này ko đi tính cái U chung cho cả 2 vùng? mà tính riêng cho từng phân lớp, từ đó tính lún cho từng phân lớp.
|
Freddievaw |
|
|
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Chà, bữa giờ quên topic này ta..Thấy mấy ý kiến PRO quá, chưa nhai được hết..tiếp tục nghe ngóng phát..
|
hiepsitayto |
|
|
Nếu có thể xin được trao đổi trực tiếp với anh em.
Mail :lehoang19882000opt@yahoo.com
Tel : 0915278377.
|
michaelyork |
|
|
trao đổi thông tin trên đây đi ạ
e cũng đang cần tìm hiểu về bâc thấm ạ
|
hyutars |
|
|
Đọc tài liệu bạn gửi thấy phần tài liệu tham khảo có
Viện Nghiên cứu Nền móng & Công trình Ngầm, Viện Thiết kế Nền móng Quốc gia (1995),
Sổ tay thiết kế Nền và móng, Tủ sách Đại học Kiến trúc.
Không biết cái viện này có không và nếu có thì nó ở đâu nhỉ? Tôi hỏi thật đấy - không phải hỏi đểu đâu vì tôi google không thấy nó.
|
terrydoa |
|
|
Cái tiêu đề còn thêm câu hỏi,vì sao cắt bấc thấm 20cm trên tầng cát
Các bác cho ý kiến luôn
|
deptrainhatnha |
|
|
Để cấm lại bấc thấm (PVD) xuống đất, tránh tình trạng đất cát rơi vào trong bấc thấm. Không phải lúc nào cũng cắt 20cm đâu, nếu mà làm thoát nước ngang (PHD) thì cắt khác à.
|
BrandonMr |
|
|
em nghĩ chắc nó giống 50cm vải địa phủ trùm quá ạ!
|
thanhvu |
|