Vấn đề lún ở đầu cầu và hố thu thoát nước - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Vấn đề lún ở đầu cầu và hố thu thoát nước
Em đi đường thấy có 1 hiện trạng:
1. Các cửa hố thu thoát nước, hay cống trên đường thì xung quanh hay sảy ra hiện tượng lún.
2. Ở các đường dẫn đầu cầu, ở những nơi đắp cao... cũng hay sảy ra hiện tượng lún.
Những vấn đề này đều gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng vận hành của đường cũng như hư hại về tài sản (vớ vẩn cả con người)
Vậy ở nước ta hiện nay thì giải quyết vấn đề đó như thế nào ạ
Có 27 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
|
|
|
Thì kệ nó, hỏng chỗ nào thì chữa chỗ ấy, vì những người làm các thiết kế này còn chưa (hoặc không biết) để ý đến cái điểm này. Đa số các thiết kế lại đặt cái mố cầu (hoặc cống) lên hệ cọc cứng, trong khi xung quanh nó thì lại mềm và có độ lún dư lớn hơn cái cứng kia nhiều thì, hiện tượng này không thể tránh khỏi.
Để thiết kế những thứ này cần có kiến thức khá sâu, chứ không thể khơi khơi được.
|
kukuca |
|
|
phải có biện pháp xử lý từ khi thiết kế bản vẽ, những vị trí này thì các bạn cầu, đường giao thông khá rõ
|
noithatchangson |
|
|
Rõ nên nó mới có tình trạng này xảy ra ngày càng nhiều. Đến khi sợ quá thì quất luôn sàn giảm tải cho nó máu.
|
nguyentrungata |
|
|
Hình như là có nếu cái cống này là cái cống chui
|
duancuacuon |
|
|
|
|
Tức là họ sẽ sửa chữa trước khi độ lún của nền đạt đến độ lún giới hạn của quy định. còn việc lún, trước hay sau thông tư thì nó vẫn lún tự do thôi.
|
Arthumters |
|
|
hình như không phải đâu ạ. Cái này mới
Mà cái e muốn hỏi cũng là cách giải quyết, chứ nó lún kệ nó
Ở trong cái quy định đưa ra nhiều giải pháp, cơ mà toàn công nghệ cao, đắt tiền>
. Trên diễn đàn ta có bác làm về cái này rồi (ở Ngã ba Huế thì phải), đợi hôm nào biết đâu được hóng về giải pháp
|
traiyo1 |
|
|
Giống câu chuyện ở khu vực lân cận các mép cống khẩu độ lớn. Khi thiết kế các cống khẩu độ lớn phía trên có xe tải thiết kế bên tôi giảm phần lún gần cống này bằng các bản quá độ dày 20cm, 1 đầu gác lên thành cống, 1 đầu đặt trên mố. Chiều dài thì tùy tính toán cụ mà bố trí.
|
quyetthang122 |
|
|
về vấn đề này nghe đâu bộ GTVT mới ban hành quy định 3095. cách giải quyết vẫn là những cách lâu nay vẫn làm, chỉ có điều thích làm gì thì làm nhưng phải được như cái mà mấy ông ấy ngồi và phán ra như trong đấy! (mà tất cả các công trình chưa thi công đều phải sửa theo nó mới ác chứ, thế là anh tôi TV lại có thêm việc để làm)
|
fordthudo1 |
|
|
He he, dân tôi anh thì gọi là bản quá độ, anh thì gọi là bản giảm tải, rồi thì là sàn giảm tải...Có dịp tiếp xúc với 1 số hồ sơ gần đây thấy mấy chú thiết kế nhà ta dạo này máu làm sàn giảm tải thế. Cứ đất yếu đắp cao mà chờ lún lâu thì cứ phang cái sàn giảm tải rồi thì ép cọc ở dưới cho nó chắc.
Thực tế nguyên bản cái bản quá độ (hay bản giảm tải) đặt ở đầu cầu thì khó mà giảm lún được vì thứ nhất độ cứng nó chả là cái đinh gì so với tải trọng khi xe vào cầu (bao gồm cả phần xung kích), chưa kể trong phần lớn trường hợp thì nó lại chỉ "kê" lên mố cầu nên trong tính toán chỉ coi chỗ đấy là khớp. Nó chỉ có tác dụng đúng như tên của nó: Quá độ hay là CHUYỂN TIẾP độ cứng từ đường vào cầu, vuốt êm đoạn này và hạn chế lực xung kích tác động vào xe để xe vào cầu êm thuận hơn mà thôi.
Còn cái sàn giảm tải thì nó khác hẳn. Đương nhiên nó giảm được lún vì nó đặt trên nền cọc, mà móng cọc thường lún ít. Nó đang là "mốt" xử lý nền yếu đắp cao hai đầu cầu ở VN mà lị...
|
delta deus |
|
|
không hẳn đâu! cái quy định này là để chuyển tiếp dần từ đường thông thường vào đường đường đầu cầu. Ngày trước thì khi xử lý đường đầu cầu (Sr=10) và đường thông thường(Sr=30) thì chỉ đảm bảo độ lún dư còn lại. Như vậy sẽ có 1 đoạn từ 30~10 như thế nào??? giờ nó bắt phải xử lý thế nào cái đoạn chênh này cho hợp lý. Còn tính hiệu quả của các biện pháp xử lý thực tế trước đây thì nó rành rành, các ông ấy đi về quê thấy cứ qua cầu lại xóc nên .... đẻ ra thêm cái quy định. Cơ mà cũng thấy có cái hay, khi mà nhiều người thiết kế không để ý đến mấy cái như chỗ đoạn (30~10)
|
Arshes |
|
|
về bản quá độ (bản vượt) và sàn giảm tải thì tôi đồng ý. Chỉ có điều về bản giảm tải thì khác bản quá độ thì phải. Bản giảm tải thì nó ngàm cứng vào thân của tường trước mố (chứ không phải là gối chốt ở đỉnh tường đầu của mố như bản quá độ) và nhiều khi còn làm nhiều bản giảm tải ( ở các cao độ khác nhau tùy thuộc vào chiều cao mố). Và cái bản giảm tải này có thêm tác dụng như:
+ làm giảm áp lực ngang do hoạt tải
+ trọng lượng của đất bên trên ( và của cả hoạt tải nữa) trong phạm vi của bản giảm tải này sẽ tạo thêm mômen giữ và làm tăng ổn định cho mố.
+ Và cái mô đun đàn hồi đoạn đường bên trên bản giảm tải cũng được tăng lên làm cho êm thuận hơn.
|
noithatchangson |
|
|
Cái này cần đọc lại giáo trình Tổng luận cầu mới được.
Tôi nhớ không nhầm là:
Khi nó là Bản quá độ thì chiều dài của bản lớn hơn chiều dài cung trượt của chiều cao đất đắp đường đầu cầu.
Nó là bản giảm tải khi nó nằm trong cung trượt.
Còn tác dụng của nó thì dựa vào nguyên lý làm việc và tính toán ta có thể biết được.
+ làm giảm áp lực ngang do hoạt tải
+ trọng lượng của đất bên trên ( và của cả hoạt tải nữa) trong phạm vi của bản giảm tải này sẽ tạo thêm mômen giữ và làm tăng ổn định cho mố.
+ Và cái mô đun đàn hồi đoạn đường bên trên bản giảm tải cũng được tăng lên làm cho êm thuận hơn.
Cái này thì đúng rồi.
Vấn đề lún ở đầu cầu và hố thu thoát nước
Đây là một vấn đề xảy ra rất phổ biến tại các vị trí tiếp giáp đường và cầu.
Các giải pháp đưa ra nhằm giải quyết vấn đề lún đầu cầu có nhiều tác dụng đúng theo khoa học. Tuy nhiên để các giải pháp như bản giảm tải, bản qúa độ đã không đạt được những kết quả như mong muốn trong đó có nhiều nguyên nhân:
Về khách quan bao giờ cũng phải đưa vấn đề địa chất ra đầu tiên vì nói đến ông này thì khó có ai bắt bẻ được, sau đó là VVVVV.
Về chủ quan:
Do thiết kế đã tính toán đúng và có đủ các số liệu khảo sát địa chất chuẩn không . . . ..
Do thi công (Tôi thấy phần này nhiều):
- Vấn đề chất tải đường đầu cầu có đủ tải trọng và thời gian hay không cần đặt một câu hỏi lớn ở đây??????.
- Vấn đề thi công lu nèn tại các vị trí gần tường đỉnh mố có khó khăn. Theo quan sát tôi thấy đa phần các vị trí này bị rỗng (Thầy bói xem voi thôi) vì sau một thời gian đưa vào khai thác thì tại các vị trí tiếp giáp đường và tường đỉnh mố thường lõm xuống đục ra thì thấy trống rỗng bên dưới nên phần móng đường bị nọt vào các lỗ này gây lún sụt ở đây. Đặc biệt còn có trường hợp một đầu dưới của bản quá độ bị lún gây ra hiện tượng đầu trên của bản có xu hướng trồi lên làm cho mặt đường đầu cầu tiếp giáp mố có cao độ cao hơn cao độ tường đỉnh nếu không kiểm tra khảo sát kỹ và lắm phần kết cấu bản qua độ có thể phán đoán nhầm là mố cầu lún nhưng thực ra không phải.
Còn phàn làm San giảm tải hiện nay các cầu sử dụng nhiều nhưng cá nhân tối xin có chút ý kiến: Có thể so sánh bài toán kinh tế khi là sàn giảm tải cho tưng trường hợp với chiều dài của sàn và thiết kế thêm một nhịp nữa. Vì tôi thấy có cầu làm Sàn có chiều dài quá dài do chiều cao đường đầu cầu lớn và kéo dài.
Do chưa được thiết kế công trình như này lên chỉ đưa ra ý kiến chủ quan. Mong anh tôi chém nhẹ tay nhé!.
, đặc biệt những năm gần đây sử dụng nhiều Sàn giảm tải
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Cái màu đỏ bạn kiểm tra lại xem nhé! Cũng trượt theo phương dọc cầu thường rất sâu, nên theo tôi nghĩ thì tất cả đều nằm phía trong của cung trượt này cả!
còn vấn đề lún thì đúng là TK và TC đều có lỗi ở đây cả, Nhưng cuối cùng thì cũng hòa cả làng
|
hyutars |
|
|
Thế thì nó là bản giảm tải!!!!.
Ở đây đưa ra vấn đề để làm sao có thể làm tốt hớn chưa vấn đề này huề cả làng từ bao nhiêu năm nay rồi còn gì.
Nó có lún thì bù lún. Cuối giai đoạn bảo hành nhà thầu bù lún thế là xong. ký biên bản xác nhận kết thúc bảo hành - nấy tiền rồi biến.
Còn nó tiếp tục nún thì kệ nó và bao nhiêu năm nay đường lún coi như là chuyện đương nhiên.
|
AnthonyGape |
|
|
Tôi mới đọc cái Quy định tạm thời kia về công nghệ xử lý chuyển tiếp đường sang cầu, cống, nhưng đúng là các giải pháp công nghệ đưa ra nghe như của các bác giáo sư đưa vậy, vì quá đắt, không thực tế, gói thầu khi đó đảm bảo bị đội giá lên rất nhiều, như cái tuyến đường sắt trên cao nào đó đang bị đình lại vì bị kiểm tra do giá gói thầu cao quá.
Có 1 anh bạn nói bên Trung quốc nó dùng kết cấu phần sát kết cấu cống và cầu là đắp toàn bộ bằng cuội sỏi từ cao độ thiên nhiên lên đến đáy móng đường, rồi sau đó thi công tiếp phần móng. Không biết có bác nào đã biết hoặc đã áp dụng kết cấu đó chưa.
|
Winmordbet |
|
|
Cái màu tím kia ko những không làm giảm được lún mà còn lún nhiều hơn
|
Robertgomo |
|
|
bản giảm tải và bản quá độ là khác nhau đấy , nó vần là nó, và nó không phụ thuộc vào bất cứ thằng nào cả
|
MattieHek |
|
|
Bạn tìm đọc QD 3095 : "QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP GIỮA ĐƯỜNG VÀ CẦU (CỐNG) TRÊN ĐƯỜNG Ô TÔ"
mới ban hành ngày 7/3/2013 để hiểu thêm.
Thân!
|
thatgia |
|
|
Muốn biết nó là nó thì cần phải có cái để phân biệt nó với thằng khác.
Nó phụ thuộc vào cái cung trượt để chứng tỏ về nguyên ly làm việc của nó khác hoàn toàn với thằng giảm tải. Muốn biết nó khác như thế nào thì tự suy nghĩ và tìm hiểu nhé.
|
MichelPurn |
|
|
theo như bạn nói có nghĩa là cùng kích thước và cấu tạo (chiều dài và vị trí lắp đặt) nhưng cung trượt khác nhau (chiều cao đất đắp khác nhau)thì tên gọi của nó khác nhau???
|
quyetthang122 |
|
|
Tất nhiên là không đúng hoàn toàn:
Bản giảm tải có thể ngàm cứng vào thân mố và tạo các khắc từ dài đến ngắn từ trên xuống phù hợp với ảnh hưởng của tải trọng động tác dụng vào đường đầu cầu. Mô hình tính toán của dạng này là liên kết ngàm.
Còn Bản giảm tải thường chỉ làm một đầu gối vảo thân mố một đầu gối trên bệ của bản giảm tải, các bệ này được đóng cọc tùy theo tải trọng tính toán của bản (chịu hoàn toàn tải trọng hoạt tải hay chịu một phần, nếu chịu một phần thì dưới bệ sẽ không có cọc mà chỉ kê vào kết cấu nền đường) Mô hình tinh toán của dạng này là dầm giản đơn.
Chủ yêu của vấn đề là khi chiều dài của nó vượt khỏi chiều dài cung trượt của đất đắp đầu cầu và nó chịu hoàn toàn tải trọng động của hoạt tải tác dụng vào nền đường gây ra lực đẩy ngang đối với mố thì nó là bản quá độ.
Còn nó chỉ giảm một phần tác dụng của tải trọng động của hoạt tải thì nó là bản giảm tải. mà ngay cái tên của nó cũng thể hiện được nội dung rồi.
Có thể tôi phân tích chưa được chính xác mong được trao đổi thêm.
|
RaymondEr |
|