**
Xây tường trên sàn? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Xây tường trên sàn?
các bác cho e hỏi có cần làm dầm hay gia cố gì ko cho vị trí dưới tường ko ?
Có 104 câu trả lời!!
|
|
|
Đối với sàn mỏng thì cần đặt thêm thép gia cường chạy dọc theo vị trí xây tường
|
thanhthuonghm |
|
|
có hình bác xem hộ e cái , có thể làm cái dầm dưới tường và ko làm dầm nối cột dc ko bác
|
AlbertDOB |
|
|
Làm dầm cũng được nhưng còn phụ thuộc vào kinh tế và thẩm mỹ. Nếu làm dầm mà vẫn đảm bảo đc 2 yếu tố đó thì tội gì ko làm. Phương án đơn giản nhất hay gặp là đặt 2 cây d16 lớp dưới sàn chạy dọc theo tường
|
sukem13579 |
|
|
khoảng cách tường cách dầm chính bao nhiêu thì ko cầm gia cố bác nhỉ ?
|
BrandonMr |
|
|
bác chém giúp e với
|
terrydoa |
|
|
Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003 |
Luckyman
|
|
|
đây là cách làm của mấy ông thi công, không có cơ sở hay lý thuyết nào chứng minh cho cái này cả...
e cũng chưa thấy TVTK làm như thế này. và e cũng chưa làm bao giờ..
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Nếu không có dầm đỡ thì cần phải gia cố rồi, gia cố theo anh Sơn cũng được. Có thể dùng 4pi12 cũng được, nhưng thường dùng 2pi16 chạy dọc tường, theo tôi cần dải thêm lớp cấu tạo vuông góc nữa.
|
terrydoa |
|
|
Cái này nếu bạn có tính toán thì cũng ra vậy thôi không chênh lệch đáng kể (thường thì tường xây trên sàn người ta dùng tường 100). Bạn có thể mô hình bằng dầm ảo giả ra chính xác nhất.
Để tránh nứt tường thì người ta thường hay bố trí như vậy đó. Nếu làm thiết kế thì bạn phải mô hình và tính toán cụ thể chứ.
|
nguoixau |
|
|
chào các bác tôi mới là thành viênc ủa diễn đàn.em góp ý kiến nhá.theo bác làm dầm dưới tường là tôi chưa thấy ai làm và cũng chưa thấy ai thiết kế cả.vì theo tôi nghi khi dầm liên kết với cột tạo một khung cứng.để liên kết toàn bộ cả khung nhà.nếu bác đặt dầm lên tường thì khi tại liên kết khi xuất hiện momen xoắn thì sẽ xuất hiện các vết nứt rồi bị phá hủy.
|
Renatosymn |
|
|
- nứt tường hay nứt trần? hay là cả hai cùng nứt..?
- bác đang làm TK hả? đã làm cái nào như vậy chưa? vẽ thép sàn bác thêm 2D16.... người ta có hỏi gì bác ko??? bác tính thế nào để ra 2D16 đó??
- nói chung TVTK ko làm như thế bao giờ.../ trừ mấy ông thiết kế nhà dân 2,3 tầng gì đó...>
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Đặt 2 cây d16 vào cái sàn mỏng như thế làm gì tiêu chuẩn cho làm hả bác, nứt mất. với những vị trí tường xây trên sàn thì tốt nhất vẫn cứ tính như bt là mô hình cái dầm thật vào đấy chất đủ tải rồi xem mô men với độ võng là bao nhiêu từ đó có điều chỉnh cho hợp lý thôi.
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Đường kính thép bố trí trong sàn D <= h/10 (h là chiều dày sàn)
|
KennethOt |
|
|
Em lại nghỉ nơi nào có tường trên sàn thì bố trí 4d12@50 chạy suốt từ dầm đến dầm thì hợp lý hơn...
|
thanhthanh |
|
|
Không thấy là phải e ah?Vì mấy ông đó để cái đó trong ghi chú chung đấy.Chẳng hạn ghi như thế này:Nơi tường đặt trên sàn gia cường 2 cây thép phi.....gì đấy.Ghi kiểu này thì khi thống kê lại thiếu 1 đống thép.>>>
|
deptrainhatnha |
|
|
trên diễn đàn có bài tranh luận về vấn đè này rui!bạn chịu khó tìm đọc nhé
|
Alvarogime |
|
|
em mà gặp thằng nào làm thế này thì tôi "chém" ko thương tiếc, họ ko thành tật thì tôi thành tật. heee
|
Robertol |
|
|
Chém thế nào?Nói thử xem đúng không để a học chém với?
|
Robertvove |
|
|
lần trước tôi có làm 1 cái trường học. tôi cũng dùng phương pháp tường xây trên sàn một số chỗ nhưng khi lên UBND thành phố để họ thẩm định thì bị gạch ngay lập tức. họ bảo cứ dưới tường thì phải có dầm. tôi giải thích hết nước bọt mà vẫn ko được. tức quá chẳng biết làm sao cuối cùng phải theo chúng nó vậy để được con dấu thẩm định.
|
ewrewrwewe |
|
|
Nếu vậy thì chắc nhà toàn dầm ko quá...>
|
Freddievaw |
|
|
Cãi mấy chú NN là tốn thời gian tôi thôi.Nhà ở của tôi xây thử đi lên xin phép xây dựng xem họ hành tôi ntn?Hành quanh năm suốt tháng không duyệt,muốn nhanh đưa mấy ông đó vẽ rồi đưa $ xong cái rẹt.>>>
|
MrAn12345 |
|
|
làm như anh SONXD2003 là ok rồi, tôi cũng đã làm 1 cái nhà ở ĐỊNH CÔNG, nhưng nhưng vì chiều dài sàn quá lớn nên mới để cái dầm gia cố tránh vòng sàn,chứ khoảng cách không lớn thì để 2 pi 16 là quá ok rồi
|
daohiepukb |
|
|
vậy cuối cùng là tường 100 dùng 2d16, tường 200 dùng 3d16. nhà phố tôi toàn làm thế, có thấy gì đâu nhỉ. các bác xét lại xem ok chưa ah. nếu sai thì lần sau e không dám làm thế nữa
|
muadem116 |
|
|
Ai thấy sai thì tính toán laị như thế nào là đúng??? Cho anh tôi học hỏi nhé!
|
DanielEi |
|
|
- Nếu có thể tránh được trường hợp tường xây trên sàn thì hãy tránh.u như trường hợp tường xây trên sàn chỉ gập ở nhà dân là chủ yếu (do tận dụng diên tích, tạo diểm nhấn kiến trúc...)
- Vì thế khi gặp thì gia cường 2d 16 chạy dọc theo tường là tạm ổn
|
MattieHek |
|
|
Ở đây đang hỏi xây tường trên sàn tức là xây bằng gạch, vậy thì tường xây gạch mà gia cường thép thì gia cường ntn ạ ( bố trí, uốn neo thép vào tường tn?) ??? xin dc chỉ giáo ạ
|
Vincentpype |
|
|
Thép gia cường được lắp cùng lúc với thép sàn đấy bạn.
|
Alegowasea |
|
|
Cứ tưởng gia cường cái gì nên hỏi cho rõ chứ gia cường cho sàn thì tại sao phải lên đây hỏi nhỉ, sao không tự kiểm tra xem có đạt hay không bằng cách tự tính toán xem có cần đặt hay không!!!
Việc cần thiết hay không cần thiết đều dựa vào việc tính toán cụ thể chứ ko thể theo cảm tính người bảo đặt người bảo ko đặt. Việc tính toán có lẽ chẳng có gì phức tạp cả, đều phụ thuộc vào số liệu đầu vào cả thôi.
|
hyutars |
|
|
2 thanh phi 16 dọc theo tường là thanh cấu tạo rồi, bản làm việc theo phương cạnh ngắn mà, theo tôi phần sàn đua ra bác làm dày lên đan thép dày theo phương vuông góc với dầm (sàn 150, thép phi 10@100)
|
mtv_0201 |
|
|
Cái đấy gọi là gia cường chứ không phải cấu tạo vì không có quy định nào yêu cầu nào yêu cầu cần thêm vào sàn dưới tường 2 thanh phi bao nhiêu cả (cấu tạo như cần thêm thép để cốt thép ko cách nhau quá xa hoặc ko chịu lực nhưng đưa vào để đảm bảo điều kiện làm việc đồng thời của BT và thép ...),
chỉ vì tuy đã đảm bảo những vẫn thêm vào cho hệ số an toàn tăng lên nên ae quen gọi là cấu tạo thôi. Mà việc đó đơn giản cũng từ tính toán mà ra cả.
Chỉ là người đầu tiên tính toán sử dụng đã OK nên các thế hệ sau... CỨ THẾ MÀ LÀM nên ko ai thèm để ý để tính thôi.
|
test0032 |
|
|
Tại sao không thể hiểu là dầm có chiều cao bằng chiều dày của sàn. Khác gì nhau không?
Trước đây thầy giáo của tôi có hướng dẫn như thế, gọi là dầm trong sàn. Tính toán đơn giản là cắt 1 dải sàn rộng bằng tường, chịu tĩnh tải của tường, đặt thép bình thường
|
casinomkw |
|
|
Đó chính là việc mà mọi người cần làm
|
profilmuoibon14 |
|
|
Nếu sàn của bạn dày trên 20cm và bước cột nhỏ thì có thể coi như thế là tạm ổn.
Theo tôi với trường hợp này phải có dầm đỡ tường.Còn làm theo kiểu áng chừng như các đồng chí nói thì hư hỏng chỉ còn là vấn đề thời gian thôi.
|
duong tang |
|
|
Nhưng cắt thành dãy bản như vậy thì thành ra dầm có b=100 (rộng tường) , cao h=100 ( cao sàn). Với tiết diện dầm như vậy, khi tính toán, cho phép nhịp tường tối đa là 2,5m. Còn nhịp lớn hơn không thoả hệ số A.
Và khi tính như vậy, tôi tách ra thành dầm độc lập, mà thực tế là bản sàn liên tục có bề rộng lớn.
xin mọi người góp ý thêm.
|
StephenDAK |
|
|
Một số nhà phố vẫn đặt thép gia cường cho sàn có tường 100, thậm chí với tường nhỏ không cần đặt thép vẫn không sao, điển hình là một số vách gần ban công hay ô cửa gì đó. Nên đặt thép là 3D12 hoặc 3D14 @ 50 bạn ah.
|
profil7 |
|
|
tường trên sàn thì ta xem tải trọng tường phân bố lên sàn theo công thức gt = Gt/S ( Gt = d.ht.lt.gamma )
gt: trọng lượng phân bố đều lên S sàn
d: chiều dày tường
ht: chiều cao tường
lt: chiều dài tường
gamma : tổng tỉ trọng tính toán của tường
|
StevenKl |
|
|
Xin hỏi bác là bác lấy cơ sở nào để đảm nó không sao, hay là chưa thấy bị sập cái nào chưa bị ra tòa lần nào nên dám chắc vậy!!! chẳng phải cái đó cũng phải tính toán mới có kết quả dám chắc sao!!
Việc đặt 3D12 hay 14 bác lấy cơ sở nào??? nếu giả sử vật liệu xây tường ko phải là 1.8T/m3 mà là 3 hay 4T/m3 thì bác cũng đặt 3D 12 vào sao (đừng bảo là do lúc đó vì nó nặng nên phải có dầm nhé , giờ người ta làm sàn phẳng ko dầm nhiều rồi, với lại có đặt dầm thì phải biết sao lại phải đặt dầm chứ ???)
|
Vincentpype |
|
|
Nhầm rồi bác ah,không phải là không có cơ sở đâu, bác cứ khai báo hẳn tường dày 100 vào trong Etabs sẽ rõ, trong khoảng nhịp từ 3-4m thì sàn vẫn chịu lực bình thường, bác ah, bởi vậy cứ làm thôi, còn thép 3D12, 14 là để gia cố thêm thôi. Còn dầm 200 thì phải làm dầm rồi.
|
Alvarogime |
|
|
theo tôi thấy xây tường trên dầm là hợp lí nhất nhưng vì yêu cầu mỹ quan kiến trúc nên những tường nhà wc thì nên xây trên sàn và bên dưới 2 cây 14 là ok thôi
|
SpencerJalf |
|
|
Theo tôi thì xây tường trên sàn có gia cường 2 phi 14 là thiếu cơ sở. Không nên làm như vậy. Nếu thiết kế mới nên làm dầm phía dưới. Nếu sàn nhà vệ sinh không may nó nứt thì các bác biết thế nào rồi đấy...Em thấy có vài cái nứt rồi....
|
profilmuoisau16 |
|
|
anh cho tôi hỏi là nó sập lúc nào, vừa xây xong thì sập hay 1, 2 tháng nữa hay 1, 2 năm mới sập?
|
MichaelKet |
|
|
Bản thân tường cũng có độ cứng chống uốn của nó nên khi xây lên sàn thì bản thân nó cũng tham gia chịu lực(gia cường thêm 2 thanh thép dọc tường thì nó làm việc như cấu kiện gạch đá cốt thép), còn cụ thể tính toán mô hình nó thế nào vào sơ đồ tính thì tôi chịu, ai chỉ hộ tôi cái!
|
dutrieu |
|
|
thử tính theo kiểu , cắt một dải bản rộng 1m vuông góc với tường.
hai đầu là gối tựa lên dầm, tường là lực tập trung tại vị trí tường.
tính toán khả năng chịu lực của bản sàn đó.
|
Alegowasea |
|
|
Kiểu này hồi xưa mới dùng để tính tay. Chứ bây giờ có máy móc tính kiểu đó không chính xác. Vì bạn đã bỏ qua liên kết giữa dải bản đó với phần sàn còn lại. Liên kết này ảnh hưởng đáng kể đến nội lực trong bản.
|
Alewohabee |
|
|
Nếu sàn làm việc 1 phương thì gia cường thép dưới tường theo phương cạnh dài đâu có tác dụng gì đâu nhỉ?
Mà cho tôi hỏi chút là bản kê ba cạnh (cạnh tự do còn lai là cạnh dai, như kiểu ban công nhưng vẫn xây tường 220 lên) thì làm việc sẽ tính theo phương cạnh ngắn hay cạnh dài ạ?(dài/ngắn >2)?
|
Stephenon |
|
|
Cái này phân tích cho đúng không phải đơn giản vì trạng thái ứng suất của nó phức tạp, phụ thuộc nhiều vào độ cứng của dầm. Ví dụ nếu không có dầm bo thì là bản kê 3 cạnh, nhưng có dầm bo thì bản sàn ban công vẫn kê lên 4 cạnh đấy chứ. Thực tế các bản kiểu này sẽ làm việc 2 phương.
|
Vimcentcow |
|
|
Trong ETABS, họ hướng dẫn Tường xây trên sàn,có thể làm như họ :1/Vẽ 1 dầm ảo.( Dầm không có,không chịu tải trọng)
2/ Trọng lượng tường phân đều trên sàn
Tôi đã làm nhiều như vậy,thấy chưa phải hầu tòa.Có lẽ sau đó kết quả cho ra cũng thấy hợp lý,nên yên tâm. Bây giờ rất ít người làm theo các kiểu vòng vo Tam quốc lắm.
|
Arshes |
|
|
Xin hỏi các bác : Khi nạp tải vào Hồ chứa nước, chất lỏng hao hụt theo thời gian; ( Thường bây giờ là những bồn nước INOX) các bác nhập tải Tĩnh,Hoạt như thế nào.
Nước trong bồn là Tĩnh hay Hoạt tải ???? Nhờ các "sư phụ" chỉ cho chiêu này???
|
quyetthang122 |
|
|
Nước trong bồn khi bơm lên là nó rung ring, suy ra nó là hoạt tải, khà khà khà
|
DanielEi |
|
|
Thế lúc bình thường nó không rung rinh thì sao hả bác??
|
phuonganh12 |
|
|
Tính như này chắc chắn hàm lượng thép là rất lớn so với cái tiết diện dùng để tính toán, vì cái tiết dầm đó là rất bé so với tải tính toán. Nói chung thiết kế đôi khi phải dựa vào kinh nghiệm và thực tế sử dụng thôi.
|
BarbaraEr |
|
|
Em nghĩ còn tùy thuộc vào chiều cao và chiều dài của tường. Và còn phụ thuộc vào chiều dày của sàn. Sàn mà dày 20 mà bố trí 2 lớp thép thì chắc không cần.
Lúc trước tôi có giám sát thi công một chung cư 6 tầng. Sàn dày có 10 cm. Những chỗ có tường tôi cho bố trí 2Ø14 chạy dọc để gia cường. Nó giống như một cái dầm ẩn trong sàn...
Trân trọng.
|
Arshes |
|
|
Tính tay rõ là thiên về an toàn. Tôi cắt 1m theo phương vuông góc với tường để tính sàn. Mà thực ra cái bài toán này cũng là tính toán sàn có một lực tập trung tại vị trí có tường thôi.
Máy tính có thể tính ra lực, chuyển vị & ứng suất tại vị trí đó (ngừoi tính cần phải xem ứng suất do tải tường có vượt quá ứng suất cho phép hay không)
Bạn nào rành về PROKON có thể tự làm ví dụ (trong phần hepl của PROKON cũng có thể tham khảo)
Vui lòng xem file đính kèm.
Tôi dùng PROKON bản try license.
|
traiyo1 |
|
|
Bạn thuicsp thân, tôi thấy cái của bạn tính ra độ võng ngắn hạn là 6.5mm, còn dài hạn thì sao bạn? tôi đoán chắc cũng >4cm
|
Arthumters |
|
|
Đúng là độ võng ở trên chỉ tính cho tải ngắn hạn
có kể đến hệ số dài hạn là time facor ở ngay trang đầu tiên đó bạn:
Cái này tôi đọc trong phần hepl của PROKON (lấy bằng 2 với thời gian chất tải là 2 với tải trọng là 5 năm hoặc hơn:
trích nguyên văn
Duration of load Time factor ξ
5 years or more 2.0
12 months 1.4
6 months 1.2
3 months 1.0
sau đây là độ võng có kể đến tải dài hạn (theo ACI)
vui lòng xem file đính kèm
PS : cái sàn này chỉ là ví dụ tham khảo.
|
dolkihote |
|
|
k nên xây tường 200 trên sàn. cho dù tang cường 2 cay 16, đủ khả năng chịu lực, nhưng hàm lượng cốt thép tại vị trí gia cường cao, nên có thể nứt sàn. vài dòng góp ý...
|
hyutars |
|
|
Cũng nhịp đó mà xây từng 100, sử dụng dầm tiết diện lớn. Nếu cắt dầm rộng 100, cao bằng dày sàn, liệu có thỏa mãn tiết diện ko???. Nếu vậy nhà toàn dầm 100, bằng chiều cao sàn luôn. Nhìn cho phẳng phiu.
|
taolaai |
|
|
a e cho hỏi tí
mô hình bằng dầm ảo giả la gi?
đang đi học nên ko biết a e thông kam???
|
Amen1402 |
|
|
Bạn làm thiết kế mà lại bảo chưa thấy ai làm như thế là sao, cứ phải làm rồi thì mới chấp nhận được à..
Quan trọng là phải hiểu, phải có sơ đồ tính. Đừng dập khuôn máy móc quá
|
kiwisoda |
|
|
các bác cho e hỏi có cần làm dầm hay gia cố gì ko cho vị trí dưới tường ko
Trước đây khi tính sàn phải tra bảng. Các bảng chia ra nhiều loại liên kết sàn, tải thường là phân bố đều. Khi tính tường xây lên sàn thì phải quy đổi tải trọng tường lên toàn bộ diện tích sàn để tra bảng. Khi quy đều như vậy thì sơ đồ tải không giống thật nên người ta ngại, phải tăng cường thêm thép chạy dọc tường, hay để an toàn hơn nữa, làm cái dầm dười tường... Nh7ng vẫn cứ sợ là không an toàn.
Bây giờ có Etabs rồi bạn không cần phải làm như vậy. Có thể làm như sau: Tạo một dầm ảo (none) ngay dưới tường. Gán tải tường lên dầm ảo này. Sau khi chạy Etabs, xuất sang Safe để bố trí thép sàn.
Hãy nhìn kết quả biều đồ M trong Etabs hay Safe để hiểu thêm trước đây ta làm bị sai chỗ nào.
1. Không chắc gì M theo tường là lớn nếu kích thước sàn theo phương vuông góc là bé. Cũng không chắc gì đặt thép theo phương vương góc tường là đúng.
2. Không chắc gì đặt 2p16 hay 3p18 là đủ hay thiếu.
3. Tường đặt lên sàn thì cả sàn cùng chịu chứ không riêng gì vùng sàn ngay dưới tường. Vậy tại sao phải đặt ngay dưới đó để hàm lượng thép lớn mà không hiệu quả.
4. Làm dầm để đỡ tường là không nên. Nên tăng cường bề dày sàn. Nó vửa thẩm mỹ, vừa thuận lợi thi công, vừa triệt để tận dụng khả năng chịu lực của sàn.
Bởi vậy
1. Đừng nên thấy tường là làm dầm bên dưới
2. Đừng ghi ở Ghi chú chung: dưới tường gia cường 2p16.
3. Đừng nên vẽ 2p16, 3p18 dưới tường.
|
xac suat |
|
|
Đúng là phải giả định thành dầm ảo , trên etab cũng có phần giả định này mà
|
thuymo |
|
|
Nếu bạn đặt 2 cây thép D16 lên trên sàn thì bạn có hình dung là: Thép sàn lớp dưới bao giờ cũng có 2 lớp ngang và dọc thép D10, mỗi lớp dày 1 cm vậy 2 lớp + lớp bảo vệ 1.5cm thì tổng là 3.5cm, bạn đặt thanh D16 lên thì tâm của thanh này nằm ở vị trị 5cm tức là giữa lớp bê tông và cũng chính là Trục trung hòa. Cây thép này sẽ không làm việc hiệu quả 1 chút nào cả. Cách tốt nhất là tôi tăng cường thép D10 ở lớp dưới VD: lớp dưới sàn đặt D10a150 thì bạn tăng lên thành D10a50 ở những vị trí có tường xây thì tốt hơn rất nhiều.(Tôi đã bảo vệ thành công sàn gia cường kiểu như thế thay 3D18 thành 5D10 vừa tiết kiệm mà hiệu quả)
|
RobertDum |
|
|
Dầm biên hay dầm chiếu nghỉ ????
Dầm biện thì bình thường cột bắt qua cột.
Dầm chiều nghỉ thì ăn theo chiếu nghỉ. chiếu nghỉ hình chữ "dích giắt" thì dầm cũng hình "dích dét"
|
RobertDum |
|
|
Em thấy bác phân tích có vẽ hợp lý.
Mà bác bảo vệ ở hội đồng cấp nào vậy?
|
MichelPurn |
|
|
Nếu là tôi, và làm với TCVN thì tôi sẽ làm 2 bước như sau:
- Kiểm tra khả năng chịu nén cục bộ của sàn theo 6.2.5 TC-356.
- Nếu không thỏa, mô hình sàn đó và mô hình một dầm có chiều cao bằng chiều cao sàn ở bên dưới tường đó, rồi đặt thép dọc như một dầm bình thường.
Mọi người cho ý kiến
|
Renatosymn |
|
|
Em thấy gia cố thêm thép trong sàn dưới tường như vậy có vấn đề gì đâu nhỉ? Coi nó như 1 dầm có chiều cao bằng sàn.Thường những vị trí đó là tường 110 mà bố trí dầm sẽ rất xấu, có phải cứ chỗ nào có tường là bố trí dầm đâu. Bản thân tường cũng chịu lực rồi, trong mô hình etabs, các bác vẽ cái dầm gia cường đó bình thường gán tải vào thôi, đạt thì dùng mà ko đạt thì phải tăng dầm lên thôi, những trường hợp như này thường gặp ở nhà dân, và thường là nhịp nhỏ (WC) nên phần lớn là ok. Các bác chém nhẹ tôi thôi nhé.
|
inetryconydot |
|
|
Mấy bác cho tôi hỏi : khi tường đặt trên sàn thì tôi quy tải trọng tường thành phân bố đều đặt lên sàn đúng ko, tôi thấy mấy bảng vẽ thi công người ta thường đặt 2fi16 dưới tường, khi đó sàn chịu lực như thế nào, tính toán ra sao
|
Danielpr |
|
|
Anh nói tôi đồng ý. và nó rất hay. nhưng tôi xin bổ xung thêm ý kiến.
Theo tính toán thực hành của thầy Nguyền Đình Cống. thì tôi nghĩ đây cũng là trường hợp nén thủng không có vật cản. Nên từ hai mép tường hạ góc 45độ và bố trí thép gia cường trong pham vị đó. (còn dùng thép phi bao nhiêu là tùy theo cảm nhận của một người kỹ sư kinh nghiệm hoặc tính toán hợp lý)
|
Happyspringla2007 |
|
|
Không theo cảm nhận được, để chống nứt thì cùng với 1 diện tích thép đường kính thép càng nhỏ càng hạn chế vết nứt (356-2005).
|
hoang tuan |
|
|
Anh giải thích giúp em. tại sao trong sàn thép sàn chiều lực không vượt quá 1/10 chiều cao sàn được không.
|
Stephenon |
|
|
Chủ đề này đc rất nhiều bạn quan tâm; tôi có ý tưởng này: Để giảm tải trọng của tường chuyền xuống sàn, tại các vị trí tường trên sàn ta thiết kế cho nó một cái .... vòm BTCT (VD:110x200/2d16) nó sẽ giảm 50% tải trọng của tường xuống sàn - not too bad, int it!!!
|
Robertgomo |
|
|
Thông thường thì người ta bố trí 3d14 hoặc 3d16 dưới sàn chỗ có tường ( cứ tưởng tượng như nó là 1 cái dầm bẹt). do bản thân sàn không thôi cũng đã đủ chịu lực tập trung của tường . Đã có nhiều công trình sàn kích thước 6x6m (nhà văn phòng ) bố trí 3d16 mà vẫn chịu lực tốt .
|
MrAn12345 |
|
|
Các bác gia cố thêm thép khi xây tường trên sàn chỉ là làm theo cảm giác thôi chứ lý thuyết chỗ đó chưa tính rõ ràng được. Theo tôi là mô hình dầm ảo trên đó rồi kiểm tra đọ võng và độ cứng sàn xem có đủ chịu lực ko. Khi kiểm tra đủ rồi thì cứ xây bình thường nhưng để an toàn ta gia cố thêm thép dọc dưới tường để chống nứt cục bộ và phải đặt dưới thép sàn mới đúng chứ đợi khi đổ sàn xong rồi mới đặt thì cũng mất tác dụng vì lúc đó thép sàn chịu toàn bộ lực tường tác dụng xuống chứ thép gia cố không chịu lực.
Thân chào>>>
|
profilmuoibon14 |
|
|
Tại sao lại đổ sàn xong rồi mới đặt thép hả anh?
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Tôi có một thắc mắc: nếu dùng dầm bẹt 3d16 vậy ô sàn có bị chia nhỏ không??? Dầm dó có chịu tải trọng ô sàn truyền vào không? có bạn nào nghĩ tới chưa?
|
williamcuong |
|
|
ko ai là ko nghĩ tới chuyện đó cả, điều tất nhiên là 3d6 có chịu tải ô sàn( câu hỏi ko thể hiểu nổi), việc chia ô sản khi dầm đó có độ cứng lớn thì việc chia ô sàn là cần thiết, chẳng wa việc tăng cường 3d16 vào đấy để tăng khả năng chịu tải tường xây trên sàn, lúc thiết kế thì tuỳ ng, có ng vẽ dầm ảo(3d16) và cũng có ng ko vẽ mà gán tải tường phân bố đều trên sàn mà thôi, lúc vẽ kc thì họ sẽ tuỳ tải tường mà tăng 2 ỏ 3 cây thép tại vị trí xây dầm.
|
Freddievaw |
|
|
đổ sàn xong thì làm sao đặt thép gia cường dc, bác chỉ giúp tôi xem kiểu đổ sàn đó dc ko.
|
profil7 |
|
|
Bạn cho tôi biết 3D16 bạn bố trí thế nào??? bạn đã tính toán để chắc 3d16 đó chịu được lực từ 2 ô sàn truyền vào vầtir trọng của tường 110 không? và khi bạn coi ô sàn truyền vào dầm, bạn có thấy KT ô bản đã thay đổi ( cạnh ngắn của ô bản vuông góc với dầm bẹt).. bạn có chắc tôi đã đổi thép chịu lực theo phương đó??? tôi hơi thiếu kinh nghiệm thực tế mong bạn chỉ giúp...
|
Philipboxy |
|
|
Tôi có vài ý kiến cóp nhặt đóng góp thế này vì đề tài này nghe cũng khá hay.
Về mặt kiến trúc: khi bố trí nhiều hệ dầm thì chia nhỏ trần nhà thành những ô nhỏ, mất mỹ quan. Giải pháp đóng trần để che dầm đi thì ko hay lắm. Có thể dùng giải pháp sàn âm.v..v..
Về mặt kết cấu: Khi bố trí nhiều hệ dầm phụ thì quan điểm về truyền lực hơi phức tạp và chưa thật chính xác. Đối với trường hợp này bố trí nhiều dầm phụ chỉ tốn kém và nặng thêm cho kết cấu mà thôi.
Theo tôi nghĩ việc bố trí tường xây đòi hỏi một vài yêu cầu như sao:
+ hs >=80 (vì như vậy độ cứng của ô sàn sẽ khá lớn --> khả năng chịu nén >, độ võng <).
+ Tường xây dày 100 (gạch 8x8x18) hoặc vách ngăn (vì kết cấu bao che này nhẹ, tải trọng tác dụng lên ô sàn nhỏ).
+ Gia cường thép lớp dưới sàn (trường hợp tường xây trên thép mũ có thể không cần gia cường). Việc làm như vậy mục đích là để giảm độ võng, làm cho độ võng đồng đều hơn cho ô sàn tại ví trí đó. Việc gia cường là cần thiết vì theo quan sát một số công trình đã thi công thì khi xây tường trên sàn, do sàn bị võng --> tường biến dạng không đều --> nứt mạch vữa xây trên tường.
+ thép gia cường phải được neo buộc vào thép dầm
+ Quan điểm tính có thể xem như thép gia cường là 1 dầm giằng (hd=hs). Kiểm tra độ võng, sự xuất hiện và hình thành vết nứt
+ Việc truyền tải từ tường vào sàn có thể quy về tải phân bố lên sàn, không cần có hệ số quy đổi.
Một giải pháp khác là làm giằng (tiết diện b=100; h> hs) để đở tường xây mà không cần dùng dầm. Anh tôi có thể cho ý kiến khác..
|
Robertbura |
|
|
theo tôi nếu đặt 2 cây thép phi 16 thì ko hợp lý,dễ gây nứt tường theo như pp tính nứt và tiêu chuẩn bs thì ko dc bố trí thép sàn
>
Và ô sàn quy đều về tải phân bố
>
>
Theo tôi cách tốt nhất là mô hình và đặt thép theo moment vùng ảnh hưởng của tường.dưới tường gia cường bằng lưới thép,giống thép sàn có lẽ tối ưu nhất
|
Robertgomo |
|
|
Bên ctrình tôi thì thiết kế chỉ định gia cường 6 thanh thép = đk thép sàn ở vị trí dưới tường, mở rộng mỗi bên 150mm qua khỏi vị trí tháp đâm thủng.
>
|
AlbertDOB |
|
|
Cách này chính xác là cách mô hình giống của tôi .Nhưng bác cho tôi hỏi,có gia cường thêm thép vuông góc với tường không ạ
|
hoahuongduong |
|
|
theo tôi nghĩ là gia cường thép vậy là được rồi, xem như phần sàn phía dưới tường là một dầm chịu tải trọng phân bố đều, nếu như bố trí thép nhu vậy mà sàn chịu lực không đủ thì ta mới bố trí thép thép thep phương ngang với tường.
|
AlbertDOB |
|
|
Trường hợp này tôi đã nói 1 lần rồi. Theo kinh nghiệm, nhiều cụ tăng cường thép ở sàn chân tường (kiểu như là 2 phi 14 hay 2 phi 16 gì đấy), nhưng theo tôi ko hiệu quả, chỉ giảm phá hoại xuyên thủng, chứ sàn vẫn có nguy cơ nứt. Bản thân sàn bt ko được tính toán để chịu lực tập trung thế này, thứ nữa tải trọng tường này không phải là nhỏ nên sẽ làm tăng độ võng sàn, mà tăng độ võng thì nứt thôi. (độ võng thì ko phụ thuộc vào thép bố trí trong sàn là bao nhiêu cả nên tăng 2 cây phi 16 cũng thế thôi)
|
arthomeviet |
|
|
Coi bộ 3 câu cuối của bác "evphams16", "hai co", "ms710" hình như là cấu kết của đề tài này rồi phải không các bác
|
inetryconydot |
|
|
Ai bảo cách đó là cách làm của mấy ông thi công?Bạn nghe dầm ảo bao giờ chưa?Bạn chưa thấy TVTK làm có nghĩa là không có ai làm.Đừng phát biểu liều như thế.
|
trannguyen1602 |
|
|
Đồng ý với bạn là gia cường thép (đường kính giống thép sàn) theo vùng ảnh hưởng của mô men. Nhưng chuyện xây tường trực tiép trên sàn hay không thì cần phải kiểm tra ttgh2 -> cái này mới quyết định này...
|
Vimcentcow |
|
|
Thực ra thì còn tùy thuộc vào vị trí của tường trên sàn. Nếu gia cường dưới tường thì cũng không nên dùng thép đường kính thép lớn hơn thép sàn nhiều quá
|
terrydoa |
|
|
Việc xác định xây tường (tường 220 trơt lên mới tính) trực tiếp trên sàn thì đa số là do yêu cầu về kiến trúc là chính, trừ nhà sửa chữa thì ko nói chuyện. Nều vậy thì lúc tính toán làm KC thì nên tính toán tăng chiều dầy sàn, or tăng khoảng cách lưới thép, gia cường thép sàn tại vị trí tường xây (nên cả 2 phương) xem có đủ khả năng chịu lực, chống nứt, chọc thủng không. Chú có nói chỉ cần gia cường dọc vị trí tường xây thì tôi nghĩ không ổn ah. Các bác thủ xem vùng tác dụng của tường lên sàn ntn mà bảo chỉ cần gia cường như vậy.
|
checkerso1 |
|
|
Trường hợp tường xây trên sàn mà dưới nó cũng có tường ăn xuống móng thì có cần gia cường thép không các bác nhỉ...(Giả sử trường hợp làm dầm bề rộng bằng tường vào vẫn xấu nhà)...
|
Marcunst |
|
|
Tùy từng trường hợp cụ thể tôi ah
|
kiwisoda |
|
|
Bác nên tìm hiểu thêm về KC chịu lực và không chịu lực, thêm 1 chút về cái vụ truyền tải trọng
P/s : đừng hỏi thêm tôi không trả lời đâu? , mà cũng dễ hiểu mà --> hiểu được sẽ tự phân tích được là trong trường hợp nào cần và không cần ( đừng hỏi kiểu chung chung như thế)
|
StephenDAK |
|
|
Nếu cái sàn không đủ cứng để nhận hết tải trọng của tường thì nó sẽ truyền xuống cái tường dưới rồi tiếp tiếp xuống tầng 1. Khi đó phải kiểm tra chịu nén của cái tường tầng 1 phải không bác. Tôi nói sai mong bác góp ý nhé...
|
53caugiay |
|
|
Khi bạn xây tường trên sàn, chỉ làm tăng trọng lượng tĩnh tải lên thôi, còn truyền xuống cái tường dưới e là khó vì thường họ xây tường là ở phần hoàn thiện, sàn với dầm nó chuyển vị( võng xuống) lúc đó tải truyền vào khung rồi còn đâu, he he. tất nhiên có trường hợp ngoại lệ, tôi nói trên quan điểm của tôi để bạn tư duy thử
|
profilmuoibon14 |
|
|
Trường hợp ngoại lệ của bác có phải thế này không ạ:
1. Dầm sàn võng quá lúc đó tường sẽ hỗ trợ.
2. Đối với công trình nhà dân thường xây tường chèn trước rồi đổ bê tông dầm sàn.
|
thanhvu |
|
|
Nếu võng quá thì tính toán lại, để võng quá ảnh hưởng tới cái to thì chết
|
trangyu lan |
|
|
Cái to là cái gì thế Bác @_@ @_@
Thôi đành nhờ Bác thanhdhdx chỉ giúp tôi cái " to" là cái gì chứ tôi thấy cái sàn và tường nó thuộc loại to nhất "nhà" rồi ấy chứ
Mà 2 bác này đang nói chuyện giữa "trời" và "đất" sao??? 1 người đang nói về nhà cấp 4, cấp 3. Người kia lại nói về nhà "hơi cao" chút? Thế bất đồng quan điểm quá làm sao "tiến lên" được. Chúng ta nên quy về " hơi cao" chút để dễ nói chuyện. Chứ nhà cấp 4 thì cho tôi "cái bay, gạch, thước" , tôi xây 10 năm nữa được cũng xong thôi @_@
|
ClintomEa |
|
|
Em cũng thắc mắc cái "to" là cái gì. Nếu như bác tiendang139 thì sàn và tường là 2 cái to nhất nhà rồi thì có thể gây ra:
1. Sàn dưới chân tường võng sẽ gây nứt chân tường...
2. Sàn võng quá gây nứt sàn nhìn thấy được bằng mắt thường, ảnh hưởng đến thẩm mỹ...
|
profilmuoibon14 |
|
|
Tiện đây các bác cho tôi hỏi chút: Trong nhà dân dụng khi xây tường bao che hay tường ngăn thì nếu tường 110 trên 3 đến 4m và tường 220 trên 4 đến 6m thì cần phải bổ trụ bê tông liên kết. Nếu nhà khung chịu lực thì cái trụ đó không được néo thép vào dầm phải không các bác...
|
DonaldMi |
|
|
Cái to là nhiều cái nhỏ hợp lại, cái nhỏ mà không ổn thì cái to chắc cũng k thọ lâu được.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Tùy theo kích thước và chiều dày sàn mà có phương án dùng dầm hay không. Theo tôi thì chỉ sử dụng hệ dầm chính, sử dụng sàn chiều dày hợp lý đỡ tường để đảm bảo về mặt thăm mỹ thì hơn. Nói theo chiều nào thì có vẽ cũng đúng, nhưng đạt được cái mong muốn quan trọng nhất là gì, là thẩm mỹ hay kinh tế thôi. còn bền vững dĩ nhiên là có phương pháp để đảm bảo thôi.
|
Haroldser |
|
|
Trong tiêu chuẩn quy định D<=h/10 ở mục nào vậy lthienkt, tôi tìm mà không thấy. Mong được giúp đỡ
quy định D<=h/10 hay chỉ là do kinh nghiệm, do người khác truyền đạt.
Hay là xem sàn dưới tường như một dầm, có chiều cao h=h sàn, b=b tường rồi kiểm tra điều kiện quá hoại giòn. Mong mọi người làm sáng tỏ giúp phần này. Xin cảm ơn
|
puma12 43 |
|