Thay đổi tiết diện cột nhà cao tầng - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Thay đổi tiết diện cột nhà cao tầng
Nguyên tắc giảm tiết diện: Giảm phải đảm bảo độ cứng công trình. Theo mục 2.5.4 TCVN 198-1997 quy đinh như sau: Độ cứng và cường độ của kết cấu nhà cao tầng cần được thiết kế đều nhau hoặc thay đổi giảm dần lên phía trên và tránh thay đổi đột ngột. Độ cứng của kết cấu tầng trên không nhỏ hơn 70% độ cứng của kết cấu tầng dưới kề nó (Tức là giảm không quá 30%). Nếu 3 tầng giảm độ cứng liên tục thì tổng mức giảm không vượt quá 50%
Như vậy EJ1/EJ2 > 70% <=> b1h1^3 > 0.7x b2h2^3
Giả sử b1=b2 thì h1 > h2x(0.7)^1/3
Nếu dùng cột 500x700 thì tiết diện thay đổi cho phép là 500x620...
Như vậy thì thay đổi không bao nhiêu cả.! ???
Mong được góp ý về vấn đề giảm tiết diện cột này. Trong một công trình Cột 500x700 xuống còn 400x600 thì sẽ vượt quá 30% như vậy có được không?
Có 34 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Ngày nay xây nhà cấp 4 cũng rất tốn tiền. Nhất là nhà cấp 4 mái thái. Chi phí xây nhà cấp 4 phụ thuộc nhiều vào quy mô mong muốn của gia chủ.
|
|
|
Nếu đạt theo yêu cầu trên tức là giàm không quá 30% thì e là hơi khó. Như vậy, theo mình thì có 2 cách như thế này:
1 là: Có thể 4 hoặc 5 tầng thay đổi 1 lần, Như vậy bạn có thể thay đổi tiết diện cột 500x700 xuống còn 500x600 thôi, chứ giảm xuống 400x600 thì nhỏ quá, độ cứng giảm đi rất nhiều.
2 là: Mặc dù khi ta giảm tiết diện cột nhưng không thỏa về điều kiện độ cứng. Khi phân tích dao động, các mode dao động cho ra chu kỳ hợp lý, kiểm tra điều kiện về ổn định công trình, thỏa mãn chuyển vị cho phép 1/750 (đối với kết cấu hệ khung - vách) và khi tính toán cốt thép đảm bảo hàm lượng Muy hợp lý là OK rồi!
Vài lời góp ý, nếu tôi có gì sai sót, các bác chém tôi nhẹ tay kẻo tôi đau! Hjhj
|
ngoduong89 |
|
|
Theo "Hướng dẫn thiết kế kết cấu Bê tông và Bê tông Cốt thép theo TCXDVN 356:2005" Bảng 8.15. Kích thước tiết diện cột - Thì không nên chọn tiết diện cột 400x500 và 500x600! Không biết cơ sở nào mà người ta lại nói thế? Nếu giảm từ 500x700 xuống còn 500x600 thì bị vi phạm cái không nên.
Còn nếu giữ nguyên 500x700 từ trên xuống dưới thì bên trên toàn ra thép cấu tạo...
Mong được góp ý nhiều hơn về vấn đề giảm tiết diện cột này...
|
MrAn12345 |
|
|
Nếu vậy bạn có thể thay đổi tiết diện từ 500x700 xuống còn 400x700 thì Ok không? Xem lại cái Bảng 8.15 gì đó xem có thỏa mãn hay không?
PS: Bạn có cuốn sách đó không vậy? Nếu có up lên cho mình tham khảo với. Thanks nhiều!
|
hoang tuan |
|
|
Đúng là về phương diện khối lượng bê tông giảm không đáng kể ví dụ làm phần thôi cái nhà cao tầng 200 tỷ mà tiết kiệm 8 khối bêtông cột (thực tế là không nhiều hơn!!@) được 40 triệu, một con số không có ý nghĩa gì, còn nói giảm dể tăng không gian kiến trúc càng không hợp lý, vì thiết kế các tầng giống nhau, nên nói chung việc giảm tiết diện không đem lại lợi ích gì mà có ngày thì mang họa nữa.
|
profillink10 |
|
|
Đây mới là ý kiến hay. Theo tôi trước khi đặt vấn đề nghiên cứu cái gì anh tôi nên tìm hiểu xem thực tế có cần không đã. Nếu không là mất công toi.
Thực tế rất hiếm khi thay đổi tiết diện cột để tiết kiệm, ngoại trừ là yêu cầu kiến trúc.
Việc thay đổi tiết diện cột tiết kiệm bê tông thì ít nhưng gặp rất nhiều bất lợi:
1. Độ cứng giảm đột ngột, gây nên những moment cục bộ (tập trung) tại chỗ thay đổi. Độ cứng chống xoắn nhìn chung giảm. Đó là những cái mà người thiết kế ít kinh nghiệm có thể không nhìn ra.
2. Có thể làm chậm tiến độ thi công nếu dùng coffa định hình. Cái này quan trọng trong thời buổi lãi suất ngân hàng cao, bão giá đang hoành hành và chưa có dấu hiệu giảm.
3. Nếu thiết kế tầng điển hình thì sẽ làm khó cho kiến trúc và nội thất.
Nói chung người thiết kế cần phải có một cái nhìn bao quát và toàn diện trước khi đi vào chi tiết kỹ thuật.
|
tungch46 |
|
|
Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất) |
Luckyman
|
|
|
nếu nhà không quá nhiều tầng thì thường chẳng thấy nơi nào giảm tiết diện.
Nếu muốn giảm td theo tôi chọn theo cách này là hay:
- Cứ 2 tầng thì giảm đi 5 cm
- giảm td sao cho khi uốn thép cổ chai góc nghiêng <16 độ
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Nhưng nếu không đổi tiết diện thì cột 500x700 ở những tầng trên ra thép âm và đặt cấu tạo... Khoảng 8d18 đối xứng theo chu vi, hàm lượng 0.58%. Tính theo cột lệch tâm xiên. Bố trí 8d18 cho cột 500x700 thì thấy nó ít ít sao á. Khoảng cách giữa 2 cây thép s>200...
|
GeraldKr |
|
|
bạn nên tìm hiểu cách tính thép cột, hàm lượng 0.58%? cho hàm lượng côt giữa khác cột biên và góc? cường độ thép ?chiều dài tính toán cột không phải L= 0.7 hoặc 1 đặu nhe bạn
|
Vimcentcow |
|
|
Thiết kế theo TCXDVN 356:2005 cho nha cao tầng bê tông cốt thép toàn khối có quy định khác nữa ah? Mới biết /
|
ArthurGip |
|
|
em xin góp ý thế này:
1.chiều dài tính toán của cột phụ thuộc vào liên kết của cột
2.hàm lượng cốt thép min của cột là 1%,đặt theo chu vi( mỗi chiều 0.25%),vậy nên nếu tính ra thép âm thì ta đặt theo cấu tạo(tức giá trị min)
3.khoảng cách max giữa các thanh thép với tiết diện cột như thế là 400mm
|
daohiepukb |
|
|
Tôi xin phép tham gia ý kiến cùng diễn đàn thế này: hiện nay tôi thấy trong đồ án môn học các thầy mới yêu cầu làm trường hợp tiết diện cột thay đổi. Trên thực tế tại các tòa nhà cao tầng như Licogi 13 ở đường Khuất Duy Tiến nhà thầu thi công vẫn làm tiết diện cột không đổi(sàn họ làm bằng công nghệ C-Deck). Hay các tòa nhà cao 34 tầng ở khu đô thị Xa La- Hà Đông, tòa nhà đa chức năng ở đường Nguyễn Trãi tiết diện cột cũng không thay đổi, hay tòa nhà cao 40 tầng ở đường 70 gần viện 103 cũng là cột không thay đổi tiết diện. Khối lượng bê tông khi giảm tiết diện cột là không đáng kể so với khối lượng bê tông khổng lồ để xây lên cả tòa nhà, trong khi đó nếu giảm tiết diện cột thì tổ thép lại vất vả hơn khi phải thêm công tác gia công cốt thép chỗ tiết diện cột thay đổi. Vài dòng ý kiến mong các bác thông cảm cho tại hạ. Đa tạ đa tạ.
|
terrydoa |
|
|
thanks tất cả những ý kiến trên
|
AlbertDOB |
|
|
em cũng trực tiếp chứng kiến 1 công trình cao 16 tầng và 1 tầng hầm nhưng có thấy họ thay đổi tiét diện đau.côt 500*2000 đấy.
|
MichaelKet |
|
|
bạn xem lại chứ cột kt: 500*2000 có phải còn gọi là cột không?
|
240315 |
|
|
Mấp mé, chấp chới, chơi vơi, tuỳ quan điểm
|
greent |
|
|
cái đây tôi biết nếu 2 cái đấy chia cho nhau mà lớn hơn 3 thì phải,tính nó như 1 cái vách
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
4. BS bảo là 4. Cứ tạm theo BS đi.
|
JacimtoCogy |
|
|
tránh những con số nhạy cảm đó cho khỏe,khỏi cãi nhau
|
profilmuoinam15 |
|
|
Bạn có thể trích từ TCXD 375 để được con số 4 này. tạm coi là cơ sở cho bạn khi trả lời trong bảo vệ hay thẩm tra. Còn việc bản chất làm việc thì tùy từng người sẽ có nhận định riêng nhưng tôi chưa thấy ai nói <4 hết . Chú này lười học tiêu chuẩn quá.
chúc vui.
Ái, thân.
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Cần gì theo BS bác,chơi TCVN cho nó oách.=<4 là cột.
|
muadem116 |
|
|
phải phân biệt cho thật kỹ độ cứng ở đấy là độ cứng cho cả tầng chứ không riêng tôi cột.
mômen quán tính chính trung tâm của cột đối với trục đi qua tâm tầng nhà bằng J cột + S cột* bình phương khoảng cách. nên giảm từ 60> 50 cm theo tôi vẫn ok. chưa xuống 10% nữa là 30
|
Roberter |
|
|
Cao siêu quá.Đơn giản như thế này xem sao :
1. Với các công trình không có vách thì độ cứng tầng được xem như chia ra cho các cột và khi giảm tích tiết cầm đảm bảo yêu cầu độ cứng của cột trên và cột dưới theo tiêu chuẩn.
2. Với các ông trình có vách cứng tiết diện không đổi thì độ cứng tầng là tổng độ cứng cột + vách. Tuy nhiên vách không thay đổi tiết diện nên việc giảm tiết diện cột này có thể có thể bóp 10cm vẫn được.
3. Hiện nay với cách quy định của tiêu chuẩn quy định là chênh lệch độ cứng tầng trên và tầng dưới thì dù bạn bóp .............mất cột luôn xem nó có làm giảm được độ cứng tầng xuống 30% được không hihi. Tuy tiêu cũng có quy định về phân bố độ cứng kết cấu theo phương đứng và phương ngang có thể xem như "chửa cháy" cho quy định trên.
4. Tiêu chuẩn quy đinh rõ ràng chổ này (độ cứng cột tầng trên và cột tầng dưới ) thì chắc cột phải bóp hai tầng một lần hay mỗi tầng một lần thì may ra mới thỏa được không thì giám sát chắc có thêm thu nhập hihi.
ÁI, thân.
|
BrandonMr |
|
|
chắc tại tôi học chưa tới hay sao?
các bác cho tôi hỏi câu này
một công trình không có lõi cứng, chỉ có cột đã bố trí như vậy trên mặt bằng, khi giảm độ cứng của mỗi cột xuống 30% mà không thay đổi vi trí cột,thì tổng độ cứng của các cột trong tầng có giảm tương ứng 30% hay không.
|
Winmordbet |
|
|
nó sẽ giảm 30%
|
Robertbura |
|
|
ý kiến này chưa chắc đúng. Vì đa số nhà cao tầng thường là chung cư hoặc văn phòng cho thuê, giá tính theo m2, nên giảm tiết diện cột là cũng có lợi đáng kể đấy.
Ví dụ cái nhà chung cư 20 tầng. giảm được mỗi cột 0.08m2/ cột. Vậy 30 cột thì sẽ tăng được 0.08*20*30 = 48m2 sàn. Nếu giá sàn khoảng 18-20tr/m2 thì sẽ có lợi 48*20 = 960 triệu. Một con số không hề nhỏ.
|
noithatap |
|
|
Cuối cùng là như thế nào??? 70% là của cột hay của nguyên cái tầng đó.
|
MaroldPl |
|
|
độ cứng cột cấu kiện chịu nén là EF chứ đâu phải EJ bạn?
|
WeksizzySl |
|
|
đúng rồi, nhưng cột nhà, đặc biệt là nhà cao vời vợi thì không hẳn chỉ đơn thuần là chịu nén bạn à
|
thatgia |
|
|
Tôi đang làm khách sạn 19 tầng. Khối đế 4 tầng dùng cột tròn 1m, bắt đầu lên tầng 5 chuyển sang dùng vách (0,25x 1,4)m. nhịp nhà 7,5m. anh tôi cho hỏi chỗ liên kết cột tầng 4 với vách tầng 5 có vấn đề ji không, và có phải làm dầm chuyển không. Khi tôi chạy etabs thì phần mềm ko báo lỗi ji
|
noithatchangson |
|
|
vì khi khai báo trong Etabs là khai báo liên kết tại tâm cột nên không thể thấy được vấn đề.
Cần phải làm dầm chuyển ở tầng 5.
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Tôi nghĩ cột cấy lên dầm chịu tải trọng lớn mới cần làm dầm chuyển chứ anh trungql
|
CharlesEn |
|