Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
  • Nếu không có thời gian trông coi giám sát thì Xây nhà trọn gói là lựa chọn có vẻ ổn nhất. Công ty nào xây nhà uy tín ở Hải Phòng nhỉ?
Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)! - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!

     Việc thiết kế dầm móng (dầm giằng) lâu nay vẫn là vấn đề "Nan giải" đối với các kết cấu sư. Mỗi người lý luận, tính toán và cấu tạo một kiểu. Chẳng hạn một công trình cỡ Trung bình khoảng 15-20 tầng, có đơn vị Thiết kế lấy tiết diện dầm móng là 40x80 (cm), có đơn vị lấy đến tận 100x200 (cm) ... Hiện nay, Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 đã đưa ra yêu cầu cấu tạo cho dầm móng mà theo Tôi, anh tôi ta nên sử dụng trong thiết kế, tránh tranh luận nhiều, đơn giản, dễ hiểu, lại vừa phù hợp với Tiêu chuẩn hiện hành. Có lẽ nhiều người không để ý đến phần này. Bạn nào đó hãy lập một file Excel đơn giản để tính toán và Post lại lên đây để mọi người sử dụng. Tính toán: Tham khảo mục 5.4.1.2 Các liên kết theo phương ngang của móng. Hình chụp Tiêu chuẩn hướng dẫn đính kèm ở dưới. Còn đây là nguyên bản tiếng Anh của Eurocode. (6) Tie-beams The following measures should be taken: a) the tie-beams should be designed to withstand an axial force, considered both in tension and compression, equal to: ± 0,3 α⋅S⋅NEd for ground type B ± 0,4 α⋅S⋅NEd for ground type C ± 0,6 α⋅S⋅NEd for ground type D where NEd is the mean value of the design axial forces of the connected vertical elements in the seismic design situation; b) longitudinal steel should be fully anchored into the body of the footing or into the other tie-beams framing into it.
Có 78 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cập nhật báo giá xây nhà trọn gói Hải Phòng mới nhất!!
tungch46 Tôi có ý kiến ! khi thiết kế dầm giằng . Một số công ty thì làm lớn , một số thì làm nhỏ , Thật sự vô lý hết sức . Cái dầm giằng khi tính toán có 2 trường hợp cần nghĩ đến : + nó chỉ là hệ ràng buộc các móng lại với nhau , có nghĩa là nó bị kéo ; vấn đề quan trọng lực kéo bao nhiêu ? và tính toán thế nào ; thì dùng tiêu chuẩn là ok ; và tuỳ vào công trình nữa , loại này trước kia chỉ làm kiểu cấu tạo là chủ yếu . người thì kiểu này ; kẻ thì kiểu khác , thậm chí ko có cũng ko sao , nhưng hệ móng không được liên kết với nhau thành khối cứng cũng bất an. + Còn khi tính toán tôii vị trí mà cái cột bị lệch so với trọng tâm khối móng thì giằng móng mà chỉ tính lực dọc thì chết cả đám . Có 1 số công ty tính tôii 100x200 không phải nhắm mắt mà làm thế , mà nó cho ra với tiết diện như thế mới chịu nỗi . Ví dụ như móng cọc nhà xây chen ; lệch tâm ; thử xem , trọng tâm nhóm cọc lệch với lực dọctrục của cột 1 đoạn khoảng 700 mm như vậy cái nhà phố cho 50 tấn thì mômen lệch tâm là 50*0.7= 35 (tm) thì cũng cho tiết diện đà giằng khá lớn rồi đấy .
tungch46
Vincentpype Đồng ý với KS Minh về trường hợp móng lệch tâm thì cần phải bố trí dầm móng lớn đẻ tham gia chịu mô men lệch tâm. Tuy nhiên, tôi đã thẩm tra một số dự án do các Công ty khá lớn làm, không có móng nào lệch tâm mà họ vẫn bố trí dầm móng với tiếng diện từ 80x160 đến 100x200 (cm ) như đã nêu mới là điều đáng bàn luận.
Vincentpype
CharlesEn Hình như công thức tính trong TCXDVN 375:2006 không thấy ghi.Có ai biết nó nằm trang mấy không?Thanks.
CharlesEn
mucangchai khi thấy hồ sơ nào chẳng có móng nào lệch tâm và chọn tiết diện đà giằng lớn đến thế ( 40x80 , 100x200 ---) thì theo tôi nghĩ thế này : + một là cty đó không biết suy nghĩ , và thấy vấn đề đà giằng còn nan giải quá , nên phang cho bự vào cũng chẳng chết ai + hai là vì họ quan niệm 2 khối móng lún lệch nhau , có thể là địa chất công trình xây dựng không đảm bảo là đều đặn , Hồ Sơ khảo sát địa chất của các hố khoan quá chênh lệch về tính chất đất đai tại vị trí xây dựng . Khi tính lún cho mỗi móng , độ lún khác nhau , vì vậy đà giằng cho 2 móng có độ lún chênh lệch có thế rất lớn , vì vậy đà giằng lúc này chịu phát sinh nội lực do lún lệch . Giống như kiểu 1 thanh 2 đầu ngàm , 1 đầu ngàm bị chuyển vị 1 đoạn thì nội lực sẽ phát sinh trong dầm cũng khá lớn đấy chứ . + thứ 3 là sợ lún làm gãy đà giằng nên xem như móng đứng yên , 1 móng lún 8 cm theo tiêu chuẩn , rồi tính toán , điều này cũng cho nội lực khá là lớn đấy .
mucangchai
DanielEi
ngoài bác ksminh ra thì ai cũng đều ko biết hết...Kết nhất cái câu tủ của bác....Chẳng có công ty nào chịu suy nghĩ cả nhỉ...chỉ có những người suy nghĩ nhiều mới thấy cần phải nghĩ....
DanielEi
mtv_0201 Không biết xu hướng thiết kế nhà Hải Phòng hiện nay thế nào nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà. Nên chọn phong cách thiết kế hiện đại hay tân cổ điển.
Luckyman
mtv_0201 với kiểu góp ý thế này . thì liệu có hứng thú tiếp tục thảo luận hay tham gia diễn đàn này nữa không nhỉ ??? thảo luận thì không , mà spam thì quá nhiều .
mtv_0201
53caugiay
ý e ở đây không phải là spam...Em cũng muốn thảo luận lắm nhưng trình e chưa đạt nên nghe bác nói vây.. Nhưng e mong bác nói giảm đi tí chứ cùng là dân trong nghề nói thế có quá đáng ko... Nếu là spam thì xin lỗi bác Huy nhé! Tôi cũng chỉ muốn anh e tôi trao đổi nhiệt tình chứ ko nên xảy ra tình trạng người này bảo người kia dốt, dốt thì mới cần phải học chứ!
53caugiay
hyutars Đây là diễn đàn kỹ thuật các chú cứ trao đổi, thảo luận thoải mái.
hyutars
Happyspringla2007 Em cảm ơn anh Huy! Mà hôm trước e cũng ko nhớ anh có post 1 quyenr sách tính móng bằng tiếng anh, quyển đó hình như có cả phần tính toán.E ko nhớ tên, anh có thể cho e biết tên quyển sách đó được ko anh...Cảm ơn anh
Happyspringla2007
noithatap Theo tôi nên tách ra các loại móng ra để có sơ đồ tính đà giằng cho phù hợp hơn, nhưng phải tuân thủ nguyên tắc cân bằng mômen tại nút: + Đối với móng đơn: Nếu mômen phát sinh trong quá trình chất tải thì đơn giản là lấy mômen tại chân móng để tính cho đà giằng. + Đối với móng chân vịt: Tính đà giằng bao gồm cả mômen phát sinh và mômen lệch tâm để tính. + Đối với móng cọc: tương tự như 2 trường hợp trên nhưng phải xét đến trường hợp khả năng chịu kéo của cọc phía bên kia của cột. **** Có 1 điều rõ ràng là các dầm khung phía bên trên vẫn tham gia giằng móng, cho nên nhà càng cao tầng thì đà giằng càng không cần thiết lắm.
noithatap
lightzar
Tôi cũng đang tìm hiểu vấn đề này để làm để tài tốt nghiệp. Theo tôi khi đài cọc lệch tâm phải tính đến cả độ cứng của nhóm cọc ngàm vào đài nữa. Độ cứng của cả nhóm cọc ngàm vào đài với hệ số độ cứng khoảng 0,5 cũng đáng kể đấy. Còn về vấn đề tính toán dầm móng khi cho một móng đứng yên còn móng kia lún 8cm thì phải xem lại, mục đích đưa dầm móng vào là để chống lún lệch, với chiều dài dầm móng khoảng >4m thì độ cứng đơn vị của dầm phải rất lớn. Tôi nghi ngờ về khả năng chống lún lệch của dầm móng nên đã tính thử, kết quả là khi tăng gấp đôi độ cứng đơn vị của dầm móng thì lún lệch giảm đi không đáng kể. Do đề tài đang làm dỡ nên chưa thể post lên được, ai quan tâm đến vấn đề này có thể tự tính toán với mô hình lưới 6x6, tại các nút khai báo hệ số spring giống nhau, tại nút chính giữa khai báo tải trọng sao cho lún lệch là 8cm so với các nút bên. Liên kết giữa các nút là dầm móng. Thử tính toán với các tải trọng khác nhau của nút và các độ cứng đơn vị của dầm móng để rút ra kết luận.
lightzar
RaymondEr
Vấn đề dầm móng tại vị trí lõi thang máy cũng đáng quan tâm. Nếu nhà cao tầng có mặt bằng không đối xứng khi chịu động đất sẽ xuất hiện xoắn lớn trong đài móng khi này mà bố trí tiết diện dầm móng như bình thường thì chưa đúng vì lúc này dầm bị uốn ngoài phương chịu lực. Tình hình là vừa chịu uốn và nén đồng thời, căng đây
RaymondEr
hoangphunhan
Giằng móng có giảm lún lệch? Bạn có thể vào đây để xem thêm http://structdesignpro.s2.bizhat.com...tructdesignpro
hoangphunhan
controlledpills Đồng ý với bác Minh, theo tôi: khi lập sơ đồ tính toán, đưa luôn dầm giằng (Đà kiềng) đúng với sơ đồ mô hình công trình vào khung không gian 3D (tuỳ chương trình), sau khi nạp đầy đủ tải trọng (tuỳ cấp công trình) - và cho chạy tính toán, kết quả sẽ thấy ngay, chỗ nào có các dầm giằng lệch tâm sẽ sinh momen lớn ngay, chỗ nào đúng tâm, thì cũng có momen theo kết quả... vậy thì ta cứ lấy nội lực ra mà tính toán... Em có vài dòng vây.
controlledpills
dudung Cho tôi nói lại là bạn mô hình như vậy thì cần xem lại những qui định trong tiêu chuẩn như Anh Huy đã nhắc ở trên. Tôi có một số quan niệm như thế này về dầm giằng cho các móng cọc, barette nhà cao tầng: 1) Vấn đề lệch tâm: Về thực tế thì trong quá trình thi công đều cho phép độ lệch của các cọc. Lệch do hai yếu tố : thứ nhất là độ dịch chuyển cho phép trên mặt bằng; thứ hai là độ nghiêng của cọc 1%. Do vậy tại cao trình cắt cọc thì vị trí các cọc đều khác so với thiết kế. Đối với móng một cọc thì chắc chắc phải thiết kế đài móng và đà giằng để đỡ độ lệch tâm này. Vì sẽ không thể đưa môment lệch tâm này xuống cho cọc chịu. Đối với một nhóm cọc, thì moment lệch tâm này sẽ sinh ra việc nén khác nhau giữa các vùng cọc trong đài, nếu SCT của cọc vẫn thỏa yêu cầu thì không cần thiết kế đà giằng. Còn một số cty vẫn muốn thiết kế đà giằng gánh độ lệch tâm để lực phân bố xuống cọc đều hơn. Do vậy việc thiết kế đà giằng cũng phải dựa trên giả định về độ lệch của cọc và sẽ phải được hiệu chỉnh nếu kết quả thi công độ lệch cọc lớn hơn giả thiết. 2) Vấn đề lún lệch: Chúng ta có thể căn cứ vào biểu đồ thí nghiệm nén thử tĩnh của cọc để lấy một căn cứ về độ lún của cọc. Thông thường chúng ta nén thử tĩnh để chọn Pth. Một số kết quả nén ở cấp tải 2-2.5Ptk cũng chỉ cho độ lún cọc khoẳng 3-5cm. Ở cấp tải Ptk thì độ lún cũng khoẳng 1-2cm hoặc hơn một chút. Nếu hai móng gần nhau và chịu tải ngang nhau thì liệu có xảy ra lún lệch và độ lún lệch sẽ là bao nhiêu? Chưa tính đến việc cọc đã bị lún dần trong quá trình thi công. Vấn đề trên cho thấy rằng việch đưa một độ chênh lún quá lớn vào để tính toắn đà giằng là hoằn toằn không có cơ sở. Nếu bài tóan thiết kế của chúng ta không có những trường hợp đặc biệt về lệch tâm cũng như lún lệch thì có thể căn cứ theo tiêu chuẩn để lấy những giá trị moment giả định nhỏ nhất như A Huy đã nêu ở trên. Vài lời mong cùng trao đổi
dudung
Arshes Điều này tôi đồng ý với bác, đối với nhà xây chen thì ngại nhất là độ lệch tâm giữa cột và trọng tâm đài, nhất là nhịp nhà 6m trở lên, độ lệch tâm 60-80cm, lúc đó khi móng 2 bên chịu tải sẽ làm dầm bị uốn vồng lên trên một lực cả trăm T.m ấy chứ (để ý nhiều nhà thâý nền nhà tầng trệt bị đẩy "bông" cả gạch nền lên thì biết- cái này tôi nghĩ một phần do dầm móng thiết kế không tốt, không biết các bác nghĩ sao?). Do vậy đối với dạng nhà này cần bố trí cọc sao cho độ lệch tâm là ít nhất, ngoài ra phải cân đối các yếu tố như: hệ số nền, hệ số k cọc, chuyển vị đàn hồi... ??? Mà các bác cho tôi hỏi chút, cái k đầu cọc lấy dựa theo kết quả thí nghiệm chịu tải cọc trong phần "spring constant" có 3 thông số thì các bác lấy 2 thông số "rotate about x,y" thế nào nhỉ- tôi đang lăn tăn vấn đề này
Arshes
truongtiengka Anh HUY và các bạn có thể cho e biết nguyên bản tiếng Anh này nằm ở EUROCODE mấy không?Em đã hỏi 1 lần rồi mà không thấy ai trả lời.Chân thành cảm ơn.
truongtiengka
thanhthuonghm Em đồng ý với ý kiến của bác.Hồi làm ĐATN,thầy hướng dẫn kết cấu bọn tôi cũng nói về vấn đề này.Mỗi tội bon tôi chẳng ai tính toán j cả.híc,lười quá!
thanhthuonghm
hiepsitayto Thấy các bác bàn luậ sôi nổi vậy mà không ai chỉ giúp tôi nguyên bản tiếng anh này nằm chỗ nào trong EUROCODE hết vậy?thanks
hiepsitayto
tieu sao Chỉ dẫn đã đã khá chi tiết, còn lại thì Bạn nên tự tìm đọc sẽ tốt hơn.
tieu sao
dudung Em đã tìm rồi,trong tc 305-2006 thì nói chung chung con trong EUROCODE thì e tìm không thấy nên mới hỏi,mong anh chỉ giúp.Chân thành cảm ơn anh.
dudung
ewrewrwewe
Vấn đề quan trọng của dầm móng là giảm lún lệch . Vậy chúng ta phải kiểm tra theo trường hợp là Cho chuyển vị ở hai đầu của dầm, như trong SBVL thì sẽ phát sinh do chuyển vị đó . Các bạn có thể đọc trong sách bê tông2 phần nền móng sẽ thấy .
ewrewrwewe
profilmuoibon14 Theo tôi nghĩ đây không phải là giải pháp tính giằng móng tổng quát như bác huycdc đã nói, tiêu chuẩn chỉ quy định giằng móng phải chịu được lực động đất (gây ra lực dọc trục đối với giằng-trong công thức thì lực dọc xuống móng chỉ gây ra khối lượng là (0.3-0.6)Ned) như công thức đã nêu. Như vậy, tiêu chuẩn không khẳng định làm như vậy là đã đảm bảo tính toán được giằng móng cho các trường hợp khác như như: lún lệch, móng chịu tải trọng lệch tâm... là trường hợp hay gặp nhất đối với công trình.
profilmuoibon14
Freddievaw
Theo bạn, công trình cao tầng, nằm trên hệ cọc khoan nhồi có 2 tầng hầm. Thí nghiệm cho thấy cọc không lún ( rất ít sau khi dỡ tải). Vậy hệ giằng móng còn cần thiết nữa ko? Sàn hầm cuối dày bằng tường hầm (400mm thi công đào mở), đài cao 2m, mỗi đài có 4 cọc 1000mm sâu 50m tựa lên nền loại B! Ý kiến cá nhân tui là bỏ được, mời các bác thảo luận!
Freddievaw
trytrytr tr453434
Nhân đề tài này, tôi gởi mọi người một file tôi có tổng hợp một chút cấu tạo kháng chấn của PS92 từ một tài liệu tiếng Pháp, phần đầu có một ít liên quan đến giằng móng chịu chuyển vị ngang tương đối do động đất, ở đây giải thích hiện tượng khá rõ. Theo tôi thì giằng móng có nhiều tác dụng như mọi người đã trao đổi, việc cấu tạo kháng chấn là bắt buộc đối với giằng cho móng sâu nên phải xem nó như một điều kiện tối thiểu chứ không thể bỏ nó khi không có lún lệch và lệch tâm được (vì còn chịu sự chuyển vị tương đối ngang của đất nền nữa). Đồng ý với ksminh về các lý giải tuy nhiên tôi cũng không cho rằng dùng giằng móng để chịu lún lệch là một giải pháp tốt.
trytrytr tr453434
StevenKl
Nếu sàn tầng hầm dưới cùng đủ để giằng rồi thì sao? Lực dọc đã truyền xuống cọc qua đài, các lực tác động theo phương ngang nếu xét trong từng cột hay vách thì chỉ là cục bộ, sàn hầm đủ dày để tạo thành 1 cái hộp với vách hầm thì giằng móng theo tui là có thể bỏ được! Dĩ nhiên, nhà càng cao thì đạt đc điều kiện này càng khó, do đó, làm giằng móng sẽ đc cân nhắc đưa vào thay vì đổ BT dày toàn bộ mặt bằng. Một số công trình dùng cọc nhồi singapo thiết kế đã bỏ giằng móng, bạn nào tiếp cận đc thôgn tin thì gửi lên với cho mọi người học hỏi!
StevenKl
Happyspringla2007
Tôi không hiểu lắm ý bạn, vấn đề không phải là tầng hầm đủ cứng hay không, hiện tượng này do đất nền tại vị trí 2 đài móng dưới chân cột (gần nhau) chuyển vị ngang tương đối (hình vẽ trong file của tôi) khi có động đất. Trong trường hợp móng nông thì có thể không cần giằng nhưng phải kể đến chuyển vị tương đối này trong tính toán kết cấu phần trên, trường hợp móng sâu thì bắt buộc, tôi đã trích từ quy phạm PS92 của Pháp ra câu này, không phải tôi tự nghĩ. (Tôi không bình luận quy phạm VN vì mục đích của tôi là đưa ra cho mọi người một tham khảo của quy phạm pháp)
Happyspringla2007
EfrainKl Cái này thì do bạn đọc chưa kỹ tài liệu của tôi rồi, ngay phần đầu đã có nói có thể dùng sàn tầng hầm hoặc tầng hầm cứng để đóng vai trò liên kết ngang này ...
EfrainKl
StevenKl Về việc kiến nghị bỏ giằng móng, lưu ý là không áp dụng cứng nhắc cho bất cứ công trình nào. Tui chỉ đề nghị bỏ trong trường hợp sau : - Kết quả thí nghiệm cọc khoan nhồi hoặc baret là tốt, độ lún các cọc thí nghiệm gần như ko có. - Kết quả mẫu khoan lõi BT mũi cọc đạt yêu cầu. Mũi cọc tì lên nền đất cứng tốt đều đặn trong phạm vi công trình. Các yêu cầu này thể hiện mục đích không có lún lệch với tải trọng công trình tác dụng lên đầu cọc. Một trong các yêu cầu trên không đạt, dĩ nhiên phải có giằng. Vậy, khi kiểm soát đc các yêu cầu trên, đặt vấn đề cấu tạo đài móng, sàn hầm, tường vây tốt chúng ta có thể bỏ giằng móng được không?! Bài toán tôi hướng mọi người thảo luận đây là thế, không phải ý tưởng "cứng" cố bỏ giằng móng đi bằng bất cứ giá nào! Bạn có thể nói kĩ hơn về việc "khi có động đất sóng cắt sẽ tạo chênh lệch tải trọng đứng tại mỗi khỗi móng phụ thuộc khoảng cách giữa chúng theo thời gian" đc không?!
StevenKl
MattieHek Trong nhà cao tầng thì kết cấu phần thân tạo thành hệ giàn có độ cứng rất lớn so với độ cứng của dầm móng, do vậy khi lún lệch chắc chắn các kết cấu phần thân phải truyền bớt tải trọng lún lệch sang các móng lân cận. Vì vậy dùng dầm móng để chống lún lệch trong nhà cao tầng không hiệu quả.
MattieHek
MichaelKet
Sàn hầm nếu phẳng (không dật cao độ) thì chịu lực ngang rất tốt và có thể coi là tuyệt đối cứng để chịu lực ngang....QUOTE] Sàn tuy dày và không bị giật cao độ nhưng bị giảm yếu nếu có các rảnh thu nước. Mà sàn tầng hầm thì thường phải làm các rảnh này. Vì vậy nếu tận dụng sàn tầng hầm để truyền lực ngang còn phải xem xét. Tốt nhất là dùng dầm móng cho chắc. Tôi cho rằng trong nhà cao tầng sử dụng hệ cọc nhồi đường kính lớn và đa số các đài cọc đều có số lượng cọc là =>3 thì dầm móng nên quay ngang để tiết kiệm bê tông và ván khuôn, giảm thời gian thi công móng. Tôi sử dụng lý thuyết tính mặt ngàm quy đổi của Brom để tính chiều dài ngàm của cọc, sau đó đưa cọc+đài+dầm móng vào làm việc cùng phần thân. Bỏ qua đất nền quanh cọc. So sánh 2 phương án dầm thẳng đứng và dầm xoay ngang thì đối với công trình mà đài cọc có số lượng cọc=>3 thì chuyển vị ngang của đỉnh nhà thay đổi không đáng kể <1% khi xoay ngang dầm móng. Điều này càng thể hiện rõ với các công trình có tầng hầm. Tiến hành kiểm tra nội lực cột trên đài cọc cho thấy nội lực không thay đổi nhiều <1% với lực dọc và <10% với mô men. Cũng phân tích một số công trình chịu động đất cho thấy cột dưới cùng bị phá hoại chiếm tỷ lệ lớn. Tôi cho rằng việc thiết kế dầm móng có độ cứng chống uốn theo các trục ngang rất lớn là đi ngược lại với nguyên tắc kháng chấn cho công trình, khớp dẻo cần hình thành ở cấu kiện dầm. Trên đây là một số điểm chính của đề tài nghiên cứu của tôi. Hy vọng sau khi kết thúc sẽ up lên để anh tôi phản biện. Tôi up lên phần tính toán chiều dài ngàm cọc theo brom, nói chung chưa hoàn chỉnh lắm, anh tôi cứ phê phán nhiệt tình nhé
MichaelKet
dudung
Hiện nay trong các tiêu chuẩn có 2 phương pháp để mô hình hóa cọc chịu tải ngang [1]: 1) Phương pháp dùng nghiệm bài toán giải tích với hệ số nền biến đổi tuyến tính theo chiều sâu, còn gọi là phương pháp "m" (Theo tiêu chuẩn Trung Quốc). 2) Phương pháp dựa trên đường cong p-y (Matlock et al. 1978) Nhận xét: Phương pháp của bạn có 1 số nhược điểm[1]. --------------------------- [1]Cọc chịu tải ngang
dudung
SpencerJalf
Trích:
NEd giá trị trung bình của các lực dọc trục thiết kế của các cấu kiện thẳng đứng được liên kết trong điều kiện thiết kế kháng chấn;
xin hỏi các lực dọc là 2 lực 2 cột ở đầu đoạn dầm, hay là tất cả các cột có liên kết với dầm móng này (theo cùng phương)? Ví dụ: dầm gồm 2 nhịp có 3 cột A,B,C thì giá trị Ned tính thế nào: đoạn 1: =(A+B)/2 hay là (A+B+C)/3 ? đoạn 2: =(B+c)/2 hay là (A+B+C)/3 ?
SpencerJalf
EfrainKl
Hi các anh tôi diễn đàn, tôi dang tính cái công trình khoảng 13 tầng, móng cọc dưới chân lõi thang,gom tải trọng xuống Pỉe vách khoảng 1800T,M2=1058(T.m),M3=13.2(Tm),em bố trí khoảng 32 cọc tiết diện 350x350,Ptk=65(T)đây là móng lệch tâm công trình xây chen nên khôn thể dời hệ cọc về đúng tâm của móng nên phải giải quyết moment lệch tâm M2=1058(T.m),nếu tính theo công thức như móng tuyệt d0o61i cứng thì không thõa rồi,còn bố trí đà giằng thì cũng không ăn thua vì đà giằng quá to,nếu ai đó cho rằng moment lệch tâm sẽ truyền xuống hệ móng cọc chịu thì có cách lý luận nào để giải quyết vấn đền này dùm tôi không vì tính tay ko thõa giá trị Ptk đầu cọc,các anh nhiều kinh nghiệm cho tôi xin vài ý kiến giải quyết gút mắc này dùm...thanks các đại ca nhiều...
EfrainKl
jinchan
đề tài này khá hay,bắt đầu từ 2009, không biết bây giờ đã có quan niệm, cách tính,hay mô hình hóa để cho việt tính dầm móng chuẩn hơn không?
jinchan
profillinkmuoimot11
Tôi xem cái thớt này của anh Huy xong thì đến 2010 tôi bỏ giằng móng và chỉ làm sàn tầng hầm với đài thôi
profillinkmuoimot11
hoang tuan Đó chính là cái tôi hướng tôii khi làm đề tài sau khi tham gia thẩm tra một số công trình nhà cao tầng với dầm móng có kích thước bxh=1x2m. Kết quả là chỉ ra vai trò không đáng kể của dầm móng trong nhiều trường hợp thực tế, tuy nhiên theo thầy Phan Quang Minh và thầy Ngô Thế Phong thì nước ngoài nó bỏ dầm móng lâu rồi, thành ra cái đề tài của tôi là lạc hậu>>>>
hoang tuan
jinchan ôi, xin chia buồn cùng pác. Hình như là vấn đề pác post ở trên đã có đề cập ở phụ lục B tiêu chuẩn 189 và phụ lục G tiêu chuẩn 205
jinchan
ngoctrinh Tôi nhất trí với quan điểm 2 của bác Minh, tuy nhiên cái tô màu đỏ của bác tôi thấy không ổn lắm. Về cái quan điểm tính để cho lún tương đối 2 móng là 8cm và tính theo sơ đồ thanh 2 đầu ngàm chịu chuyển vị gối tựa thì thật sự là moment cực khủng khiếp, dầm càng to, càng cứng thì moment càng lớn, có thể tính ra nhưng không đủ chỗ để bố trí thép hoặc dầm đấy sẽ bị phá hoại giòn. Mà ta đang cho dầm để giảm lún mà vẫn cho lún 8cm thì... cho vào làm gì. Theo tôi chọn dầm móng tiết diện lớn là hợp lý và có cơ sở. Ngoài những tác dụng cơ bản đã biết của dầm móng, tôi mạo muội có ý kiến như sau: Quan niệm tính toán khung BTCT có nhấn mạnh 1 điều:coi như tại mặt móng, khung liên kết ngàm, và trong tính toán dao động cũng như nội lực và chuyển vị của khung,ta đều coi khung ngàm tại mặt móng. Vậy thì để cả hệ móng thành 1 khối cứng, tiết diện dầm móng phải rất lớn. Nếu chọn dầm móng nhỏ, thì những khâu tính toán phần thân sẽ không thể theo cách truyền thống dc nữa. Mong các anh chém nhiệt tình
ngoctrinh
MichaelKet
các pác cho hỏi tính toán dầm móng có cần thêm tải trọng do sàn tầng hầm tác động vào dầm không ?
MichaelKet
MichaelKl
với lại trong điều 5.4.1.2 (6) thì chỉ nói đến lực dọc vậy khi đó dầm móng tính như một cây cột nằm ngang phải không ? vậy khi đó hệ số độ mảnh tôi lấy bao nhiêu ạ ?
MichaelKl
kiwisoda Vấn đề mà bạn thắc mắc thực ra vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết, tiêu chuẩn hay sách nước ngoài thì tôi chưa nghiên cứu nhiều nhưng cũng xin có chút ý kiến sau : 1. Dầm móng, hay giằng móng, khi tính toán thường lấy theo cấu tạo, cấu tạo như thế nào thì xem lại trong các tiêu chuẩn về móng cọc, về cấu kiện bê tông cốt thép ... 2. Nếu coi 2 móng được giằng là tuyệt đối cứng và không có chênh nhau về chuyển vị đứng, khi đó giằng móng có tác dụng liên kết theo phương trục giằng, nghĩa là chỉ chịu tác dụng kéo hoặc nén dọc trục, và chịu uốn bởi các tải trọng đặt trực tiếp lên giằng như tải trọng phân bố của sàn tầng hầm, tải trọng tường ...Khi đó tính như 1 dầm thông thường với các yêu cầu về nhịp cũng như về tải trọng tác động ... Nhưng thực tế giằng móng còn chịu uốn khi 2 đài mà nó liên kết xảy ra chênh lún, hơn nữa giằng móng còn gánh 1 phần Momen chân cột khi đài móng và các cọc trong đài không gánh hết số Momen này ...> Gửi bạn 1 Link để tham khảo thêm, nghĩ thêm chắc điên quá ! http://ketcau.wikia.com/wiki/Gi%E1%B...%B0%E1%BB%9Dng
kiwisoda
profillinkmuoihai12
các bác cho tôi hỏi giằng móng có phương pháp tính không?và tính như thế nào?em cũng đã tìm hiểu về phần này nhưng vẫn chưa hiểu rõ...có bạn thì cho rẳng phần giằng móng này dựa trên kinh nghiệm mà chọn.nếu như vậy thì chọn tiết diện bao nhiêu là hợp lý đối với móng đơn và móng cọc??? >
profillinkmuoihai12
sukem13579 Vấn đề này bạn tìm đọc thêm trên diễn đàn xem sao, chứ cụ tỉ ra thì khó nói lắm, bạn đọc rùi tự tổng hợp lấy kinh nghiệm tính xem sao, đây vẫn còn là vấn đề nan giải đấy, bạn nghiên cứu xong thì trao đổi với anh tôi trên diễn đàn, biết đâu lại có ý hay ! > Thân !
sukem13579
hoang tuan
Các bác cho tôi hỏi giằng móng và dầm móng với nhau đúng không ạ! Dầm móng nhà cao tầng dùng móng cọc khoan nhồi nếu không có tường ở trên thì liệu có chịu uốn không ạ hay chỉ chịu kéo nén theo tcvn 375-2006 ?
hoang tuan
Alvarogime
bạn có thể cho anh tôi đề tài nghiên cứu của Thầy Dũng về vấn đề này được không ? Bao nhiêu tầng thì gọi là cao tầng để bỏ qua giằng móng ? Nhà thấp tầng thì sao ? Có loại nhà cao tầng nào mà giằng móng lại đóng vai trì chủ đạo và không thể bỏ đi không ?
Alvarogime
MaroldPl - Nói chung có rất nhiều vấn đề để nói ở đây: + Đề tài nghiền cứu thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với thầy + Công trình cao tầng hay thấp tầng đã được nhiều giáo trình định nghĩa rồi, bạn có thể tham khảo ở đó. Còn với công trình cao bao nhiêu tầng thì có thể bỏ qua giằng móng thì còn tùy vào quan điểm thiết kế, nếu bạn thấy thiết kế như vậy có hiệu quả hơn thì bạn làm. + Có loại nhà cao tầng nào mà giằng móng đóng vai trò chủ đạo hay không thì còn tùy, trong việc không dùng dầm móng thì cũng có thể cấu tạo các cấu kiện khác để nó đóng vai trò như dầm móng.
MaroldPl
kiwisoda Tôi để ý nhất là hai vấn đề màu đỏ ấy, cái còn tùy ấy há chẳng phải là...cứ bố trí vào chăng ? vậy chung quy lại là ..phải tính toán và phan tích thì đúng hơn nhỉ ?
kiwisoda
hoangphunhan
Chào các ban. Tôi thấy chủ đề thảo luận này hay hay nên vào có vài ý kiến thế này. Để thiết kế dầm móng chúng ta phải căn cứ vào tác dụng của nó.Tuy nhiên mọi thiết kế đều phải trải qua giai đoạn thiết kế sơ bộ.Như vậy nó cũng được thiết kế như một loại dầm mà thôi.Kích thước nó to hay nhỏ phụ thuộc vào vượt nhịp và tác dụng của nó chứ không phải cái nào cũng giống cái nào.
hoangphunhan
MichaelKet
Hiện nay mọi người đang thiết kế dầm móng theo lý thuyết nào vậy ?
MichaelKet
kukuca Lý thuyết... safe
kukuca
profilmuoibay17 Lý thuyết safe tức là mô hình cả đài và dầm móng vào. Các cọc được mô hình là các spring hả bác Trungql ? Ưu và Nhược điểm của phương pháp này là gì vậy bác?
profilmuoibay17
profil7
Muốn biết nó có ưu điểm hay nhược điểm thì phải tính bằng nhiều phương pháp khác nhau, so sánh kết quả. So sánh với số liệu đo đạc ngoài thực địa... Biết 1 phương pháp/kể tên nó ra thì làm gì có ưu- nhược điểm .
profil7
Stephenon Thep tôi thì xếp hạng tương đối về độ chính xác của các phương pháp thế này nhé 1. TÍnh tay< 2. Mô hình lò xo<3. Mô hình phần tử hữu hạn (plaxis, geo...) < 4. Mô hình lò xo hiệu chỉnh( có các tải trọng phức tạp)
Stephenon
KennethOt Tôi thấy cái này là bạn bí quá nên...phang bừa . Tính toán dùng phần mềm hay giải tích thì cần có lý thuyết soi sáng. Ví dụ khi tính cả cái dầm vấn đề mô phỏng cái lò xo cũng cần thí nghiệm và sơ đồ để mô phỏng, phương pháp tính điều chỉnh mô đun đàn hồi, số lượng lò xo- vị trí lò xo cần đưa vào mô hình. Ví dụ cái dầm gác trên/ neo vào cái cọc thì khi mô phỏng có 2 lò xo với độ cứng khác nhau: lò xo mô tả độ cứng của cọc, lò xo mô tả độ cứng của dầm. Cách điều chỉnh độ cứng này theo tính chất của đất ? Cần nhất vẫn là sự hiểu biết mô hình. Tính tay hay dùng phần mềm chẳng qua là 1 mà thôi. Vì phần mềm chẳng qua là cách giải gần đúng, đưa hệ phương trình vi phân về hệ phương trình đại số tuyến tính. Giải bằng cách lặp- thử dần, đến 1 độ chính xác nào đó thì dừng lại -> in ra kết quả. Với cách giải gần đúng ( dùng phần mềm ) thì đỡ phải ngồi cong mông giải toán, mà nhiều khi không giải nổi, vì kỹ sư xây dựng bây giờ học toán quá dồt mà lại không có tiền thuê các nhà toán học và giáo sư Ngô Bảo Châu . Phương pháp số: là xử lý các con số, chương trình tính nhiều khi nó đưa ra giao diện cách nhập tên lớp đất, in đường đồng mức, vẽ đồ thị thì chẳng qua đánh lừa người dùng mà thôi . Thường chỉ nhìn thấy cái kết quả cuối cùng, cái đoạn nó chạy và thay số liệu bị che khuất để người dùng phụ thuộc vào nó mãi mãi. Tiêu chuẩn thì họ đã dựa vào lý thuyết- lập sơ đồ và tính ra kết quả rồi, người dùng chỉ thay số mà thôi. Nếu mô hình- bài toán của tôi không giống tiêu chuẩn thì phải xem xét lại và việc đưa ra phương pháp tính- lời giải mới là bình thường.
KennethOt
Robertgomo Cao siêu quá bác ạ. E đã viết là xếp hạng tương đối theo suy nghĩ của tôi, theo hiểu biết của tôi và... cả theo kinh nghiệm của bản thân nữa (xin phép được dùng từ kinh nghiệm).
Robertgomo
Roberter Trình độ tôi gà nên bác cho tôi hỏi tí ạ. Trong ý thứ 2 bác nói ngàm là ngàm vào đâu ạ, chẳng lẻ dầm khổng lồ ngàm vào đài ? , ý thứ 3 bác nói lún lệch nhưng theo tôi nghĩ khi lún lêch thì toàn bộ khung sẽ xoay với tâm xoay là phần móng không lún nên có thể moment trong dầm không lớn lắm. Mong bác chỉ giáo thêm ? - P.Trường
Roberter
hyutars Có thể anh chưa đọc Spec của họ
hyutars
thanhvu Anh Huy à! Tôi tìm hoài mà vẫn không thấy cách nào cụ thể tính dầm chịu mô men lệch tâm. Bài toán phân phối mô men cho dầm và cọc nhồi thì đã rõ rồi. Nhưng bài toán phân phối mô men cho dầm móng cọc tiết diện nhỏ thì tôi chưa tìm đâu ra. Theo tôi biết thì dùng các phần mềm có thể giải quyết được vấn đề này, nhưng dùng phần mềm thì khó hiểu bản chất của vấn đề và vẫn chưa thực sự phổ biến. Thưa các bạn, tôi muốn tìm một công thức giải tích cho vấn đề này. Anh Huy và các anh có thể tư vấn giúp tôi được không. Tôi cám ơn!
thanhvu
Robertgomo
các bác tư vấn dùm tôi dầm móng tính đã đúng chưa mô hình tính như thế nào
Robertgomo

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Sức Chịu Tải của Móng Cọc?    (có 91 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top