Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
Cắt cọc bê tông ly tâm UST? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Cắt cọc bê tông ly tâm UST?

     Xin phép hỏi các bác là khi ta cắt đầu cọc cái thằng cọc ứng suất trước này thì cái ứng suất trước có bị mất đi không ạ, hay nó suy giảm theo kiểu nào ạ ! Tôi cảm ơn ! >>>>>
Có 57 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
Marcunst Cắt đi thì nó có suy giảm. Dưng mà nó suy giảm hay không thì cũng chẳng cần đến cái ứng suất trước của nó nữa. Xem kỹ tác dụng và hiệu quả của UST thì sẽ hiểu. Chẳng quan tâm gì đến nó nữa sau khi cọc đã cắm vào lỗ.
Marcunst
Alegowasea Khi nó cắm vào lỗ rồi thì suy giảm ứng suất lại có khi càng tốt cho việc chịu lực của cái cọc chăng. Tuy nhiên theo tôi thì nó không suy giảm nếu đi và nhìn vào cái PC bar hình dáng nó ra sao. Khi cắt ra rồi thì thấy PC bar nó vẫn bằng với mặt BT cắt, chắc là nó không bị co ngắn lại do tuột. Mà hình như rất nhiều người nghĩ cắt rồi thì nó mất UST lắm đấy.
Alegowasea
BarbaraEr Có suy giảm. Có cái bọn đúc cọc nó cũng nghĩ là sau khi BT đông cứng rồi thì không suy giảm UST với âm mưu là tháo bỏ cái thằng thép bản đầu cọc khi cọc không phải nối nhằm tiết kiệm giảm giá thành. Âm mưu của chúng thất bại hoàn toàn khi vận chuyển cọc đến Tĩnh gia Thanh hoá. Sau đó chúng nó lắp các đầu đo vào thép thì thấy nó có suy giảm khi tháo bỏ các bản thép. Mức độ suy giảm phụ thuộc vào cường độ kéo căng ban đầu và vật liệu thép, BT và chiều dài cọc. Lực kéo căng càng lớn thì sẽ suy giảm càng lớn. Sẽ không có suy giảm chút nào khi mà lực kéo căng bằng hoặc nhỏ hơn cái ma sát giữa thép và BT cọc.
BarbaraEr
opera
Báo cáo các bác là không suy giảm ạ. Có cắt đi thì vẫn còn ứng suất do cái này là cáp bám dính căng trước ạ. Còn nếu căng sau mà bơm vữa vào để thành cáp kết dính thì cũng không mất ứng suất ạ. Để dễ tưởng tượng tôi xin mô tả thí nghiệm như sau: - Lấy cái dây chun 2m rồi kéo dài 2 đầu - Sau khi kéo dài ta cố định 2 đầu lại - Cách 50cm ta cố định chúng lại thành 5 điểm cố định - Lấy dây kéo cắt đi một trong 4 đoạn đây chun - Hỏi đoạn dây chun còn lại (không bị cắt) có bị co lại không? Bác tự thí nghiệm thì sẽ thấy là ứng suất trong cáp của cọc không mất đi ạ
opera
MichaelKet Xem lại các điều kiện của thí nghiệm này đi. Nếu cái này luôn đúng và phù hợp với mọi trường hợp của cọc UST thì kết quả thí nghiệm mà chúng nó đã làm thực tế trên cọc là sai bét hết cả.
MichaelKet
EduardoMn Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx.
Luckyman
EduardoMn Bác có thể cho biết thực tế họ không biết làm sao mà để kiểm tra ứng suất của cọc ko? Cái này tôi chưa biết.
EduardoMn
casinomkw Bác có thể cho biết thực tế họ không biết làm sao mà để kiểm tra ứng suất của cọc UST ko? Cái này tôi chưa biết.
casinomkw
JacimtoCogy
Ở đấy theo ý tôi hiểu là bạn này hỏi là cọc khi đóng hoặc ép xong và cắt đầu cọc, thì ứng suất trong cọc có bị hao đi không. Xin trả lời ngay là không ảnh hưởng gì tới lực căng của đoạn còn lại. Còn bác Ngọc bảo ở đâu đó nó chở cọc tới Tĩnh Gia Thanh Hóa mà đo lại thấy nó hao thì chắc là phải xem lại máy móc và ý chí chủ quan niềm vui của người đo có làm cho mấy ông thi công đau khổ không
JacimtoCogy
Edwandhext
Các bậc tiền bối cho tôi hỏi: Tôi có công trình sẻ thi công ở quận 2. Bộ phận thiết kế yêu cầu tôi khi cắt cọc bê tông ly tâm để đổ nút bê tông đặt thép chờ liên kết cọc vào đài thì phải hàn bản mã vào bịt lại đầu cọc và neo kéo cáp lại. Theo các huynh thì đối với cọc bê tông ly tâm ứng trước căn trước và cọc bê tông ứng suất trước căn sau, ứng mới mổi trường hợp thì có cần thiết phải làm vậy không ạh? Ý kiến của tôi về vấn đề này là đối với cọc bê tông ứng suất trước căn trước thì do ứng suất mà cáp truyền vào cọc thông qua lực dính giữa bê tông cọc vào từng sợi cáp do đó không cần phải hàn bản mã và kéo cáp lại. Tuy nhiên chủ đầu tư bảo không được. Vậy các bác có tài liệu, tiêu chuẩn nào để giải thích một cách thuyết phục cho bộ phận thiết kế giúp tôi không ạh?
Edwandhext
profilmuoisau16 Người ta lắp các tenxơ datric hoặc các dụng cụ theo các nguyên lý đo biến dạng lên các thanh thép để thí nghiệm. Để tôi tìm xem, nếu thấy thì tôi sẽ post ảnh lên thì dễ hình dung hơn.
profilmuoisau16
ngoctrinh
Cọc ly tâm ở Quận 2 thì phải hỏi bác Ngọc IBST ra tay Bạn post cái bản vẽ mà đơn vị thiết kế yêu cầu để anh tôi cùng tham khảo góp ý kiến
ngoctrinh
BarbaraEr
Bác Ngọc cho tôi xin cái ảnh đo cọc ở Tĩnh Gia Thanh Hóa ấy ạ. Em xin cảm ơn
BarbaraEr
AnthonyGape Thực ra thì sau khi đã vận chuyển cọc đến hiện trường và phát hiện ra các cọc đã bị đứt gãy hết thì người ta mới làm thí nghiệm để kiểm tra lại giả thiết mà thôi. Bạn được cái suy luận chủ quan rất nhanh nhưng lại chưa đúng với thực tế đã xảy ra.
AnthonyGape
deptrainhatnha Cho tôi xin cái ảnh đo thí nghiệm của bạn nói rằng nó không thay đổi đi.
deptrainhatnha
nguyentrungata
Đối với công trình đất yếu như ở quận 2, đài một->hai cọc. Cọc chịu moment lớn, cáp lúc này sẻ chịu môment, mặt dù cọc đã được ép vào trong đất. Vậy vấn đề ở đây là cắt cọc nhưng vẩn đảm bảo cho cọc chịu được moment. Các bác giúp tôi với ạh!
nguyentrungata
53caugiay Bạn hãy hỏi cái bọn thiết kế quái dị đó là cái căng ứng suất trước là để làm gì. Khi cọc đã cắm xuống đất rồi thì tại sao lại phải căng. Ích lợi của việc căng thêm này là gì. Bảo với chúng nó là trước khi làm cái gì thì nên thamkhảo xem các cụ chúng nó đã làm như thế nào bằng cách đi xem các công trình thực tế khác hoặc đọc sách. Đừng nên cứ ru rú nằm mơ màng ở trong phòng máy lạnh để rồi cứ phán nhằng.
53caugiay
Vimcentcow Nếu căng thêm sau khi đã ép cọc xong thì cọc chịu mô men hơn được cái gì so với khi không căng thêm.
Vimcentcow
DanielEi
Em đã có lý giải rồi rằng "cọc của bác là cọc căn trước cho nên dù có cắt cọc nhưng lực căng cáp vẩn còn và cáp vẩn chịu lực" thế mà hắn lại không chịu thế mới khổ.
DanielEi
BrandonMr Bác có thể cho tôi biết về cái cấu tạo khi liên kết cọc tròn UST với đài móng sau khi cắt đầu cọc được không (trường hợp cọc chịu nhổ) vì không như cọc thường còn có thép neo vào đài khi phá đầu cọc. đằng này cọc tròn thì cắt trụi mất rồi. mà mấy cái râu thép neo khi đổ trụ thêm(trường hợp cọc làm việc chịu nén) thì khó có thể chịu được khi cọc chịu nhổ. Thks bác!
BrandonMr
Alewohabee Bạn đã lý giải sai. Chúng nó có đủ bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy sau khi cắt cọc thì có suy giảm ứng suất trong thép kéo căng. Mức độ suy giảm tùy thuộc lực kéo căng, ma sát giữa thép với BT và chiều dài cọc. Khi lực căng trước càng lớn, chiều dài cọc ngắn, ma sát nhỏ thì mức độ suy giảm sẽ càng lớn. Tuy nhiên, cái chuyện suy giảm này chẳng ảnh hưởng quái gì đến khả năng chịu lực của cọc cả sau khi nó đã được hạ đến độ sâu thiết kế.
Alewohabee
nguoixau Bạn thử tìm ở topic khác trên Diễn đàn. Tôi có thấy đã có ảnh chụp rồi đấy.
nguoixau
duancuacuon Chắc là chưa đọc kỹ bài số 8. Vẫn chưa chừa cái tính bộp chộp, nhanh nhẩu đoảng, vội vàng sai.
duancuacuon
Stephenon Tks bác đã cho link! Nhưng cái này tôi xem rùi. Theo tôi nó chỉ phù hợp cho trường hợp cọc tròn UST làm việc chịu nén thôi. Chứ nếu cọc làm việc chịu nhổ thì theo tôi liên kết kiểu này không ổn lắm. Bác có ảnh hay cấu tạo cho liên kết cọc tròn UST làm việc chịu nhổ khi liên kết đài nào nữa ko?
Stephenon
KennethOt À, cái cọc chịu nhổ thì nó hơi bị khác. Khi chịu nhổ thì người ta cần phải làm sao cho cái lực nhổ truyền được vào cọc. Tùy theo cái giá trị của lực nhổ mà người ta có các cấu tạo khác nhau. Thường thì tôi làm cọc khi chịu nhổ ở bến cảng là tôi thiết kế sao cho không phải cắt cọc để có thể dùng cái bản thép đầu cọc liên kết hàn vào với đài. Có nhiều loại khác nữa, ví dụ như chính cái liên kết chịu nén mà bạn đã xemnhưng người ta kéo thật dài cái phần chôn trong lòng cọc cùng với đổ vữa không co sao cho có khả năng kéo gấp 2 lần lực nhổ. Còn một cách nữa cũng hay mà có thằng cha tên là Nguyễn Công Oanh có biết. Bạn cứ réo tên hắn lên mà ...., thế nào hắn cũng sẽ cấp cho bạn.
KennethOt
PrikoliSsSSdda
Y a hú, y a hú, Ba h... bảy v... của anh Oanh ở đâu thì về đây ngay nhé
PrikoliSsSSdda
quyetthang122 Chả hiểu thép này chịu những cái gì mà to thế không biết. Chắc thiết kế bốc thuốc quá
quyetthang122
ngoduong89
Em thấy vấn đề này rất hay, khi tính cọc chịu nhổ thì đoạn thép neo (chiều dài neo, đường kính neo), đoạn cọc ngàm vào đài cần được xem xét. Tôi cũng từng hì hục tìm tài liệu về tính đoạn thép neo này. Nhưng chưa tìm được cái nào rõ ràng và tin cậy. Em thấy bên Phan Vũ thì ứng với một loại đường kính thì chiều dài đoạn neo này sẽ khác. Giờ tôi lót dép ngồi nghe nếu không tìm được cái nào hay hay có thể góp vui cho topic này. @Thầy Ngọc : Con nhập hai topic Cắt cọc ly tâm UST thành một, nên phần thầy trao đổi với anh hanovina ở trang trước bài #12. Nếu không có gì bất tiện thầy cho phép con ẩn cái topic kia để tiện theo dỏi hơn. Con, Ái. Chúc diễn đàn ngày càng phát triển. Em, Ái.
ngoduong89
dutrieu Khi chưa có tài liệu mà vẫn phải tính thì có thể làm theo hai cách mà tôi đã trình bày. Tính cho trường hợp đặt neo thì cũng dễ thôi cứ tính ma sát BT với BT mà tính. Có những trường hợp khi phải kéo quá dài phần neo trong lòng cọc dẫn đến khó kiểm soát chất lượng vữa không co ở dưới sâu, nhất là ở những vùng có nước thì người ta làm cái bộ phận ôm ngoài thành cọc để neo. Lúc này, do chu vi phần tiếp giáp tăng lên nên chiều dài neo sẽ giảm đi. Người ta có thể lằm đồng thời cho cả liên kết bên trong và bên ngoài của cọc cho nó đỡ thấy sợ. Hệ số an toàn khi tính nhổ phải lấy lớn hơn 2.
dutrieu
ao anh xa
Theo các thí nghiệm cho thấy rằng đối với các cọc bê tông dự ứng lực mà chịu nhổ nhất là ở quận 2 - HCM, thì các các bạn cứ thả ***g thép liên tục đến tận đáy cọc và nhồi đặc lại bằng bê tông cho chắc ăn
ao anh xa
xac suat Hehehehee, lúc đầu nhảy vô topic này tôi cứ tưởng có bác thiết kế nào đó gần 15 năm nay (khoảng từ 1998 là có cọc UST, căng trước, sản xuất tại VN) mà bác ấy không chịu copy kiến thức về cho tôi, hóa ra là các bác nói đùa. Nhưng và về việc khi cắt cọc ứng suất có mất đi hay không thì tôi khẳng định với các bác là nó không mất đi một tí nào. 1) Ứng suất được duy trì là do ma sát giữa cốt thép và bê tông. 2) Cái "củ tỏi" đầu mỗi thanh thép chỉ có tác dụng giữ lực căng khi bê tông còn ướt. 3) Cái mặt bích đầu cọc có tác dụng định vị và truyền lực cho các củ tỏi khi kéo căng và khi đem ra thi công thì nó sẽ là nơi hứng chịu những nhát búa. 4) Nếu công nghệ cho phép giữ được ứng suất khi bê tông còn ướt và vẫn đóng tốt khi không có mặt bích, thì hoàn toàn có thể không cần đến cái mặt bích đó cho tốn tiền. 5) Để đúc cọc cừ vuông, các dầm lắp ghép, các tấm panel UST căng trước, thì người ta căng thép thật dài (cỡ chừng vào trăm mét) trên một cái bệ rồi sau đó đổ bê tông riêng lẻ cho từng cấu kiện (cỡ vài tấc đến vài mét). 6) Các bác xem mấy cái hình sau đây là các cọc vuông 25x25, dài 9m được đúc bằng 4 cây thép DUL D7.1 vào năm 2007, một số thép đai rất ít, bê tông cọc M350. Đoạn thép dày 38m, chia làm 4 cọc 9x4=36m, còn lại là khoảng hở thi công. Sau khi cắt thép thì ứng suất hoàn toàn truyền vào bê tông. Cọc này giá rẻ, nhưng vì không mấy ông dám thiết kế nên sản phẩm dạng này đến nay vẫn chưa phổ biến. 7) Về vấn đề neo thép chống nhổ, thì việc tính toán nằm ở ma sát thân cọc và các vấn đề bê tông cốt thép thường, tính toán cũng như với cọc BTCT thường. Hầu như không xem xét gì đến ứng suất trong cọc.
xac suat
Bernardmt Ấy thế mà vẫn có trường hợp cọc UST bị giảm cái ứng suất căng trước đấy. Cái của XUANTHUY trình bày là đối với các loại cọc mà bạn đã biết mà thôi. Cứ lấy một số loại cọc giá rẻ của các đồng chí anh tôi chung núi chung sông phía Bắc thì sẽ biết ngay ấy mà. Thực tế đã xảy ra rồi. Như đã trình bày ở trên, cái việc nó có thất thoát hay không khi cắt cọc thì phụ thuộc vào lực căng trước, chiều dài của cọc và ma sát giữa BT và thép. Khi nó bị vi phạm điều kiện thất thoát thì nó sẽ thất thoát còn khi nó không vi phạm thì nó sẽ không thất thoát chứ không phải là nó sẽ không bao giờ thất thoát.
Bernardmt
profil7 Cái này thì rằng là mà nguyên nhân khác chứ không phải tuột neo đâu bác ạ
profil7
GordonEt Việc suy giảm ứng suất trong cáp UST có nhiều nguyên nhân, vài nguyên nhân là do chùng ứng suất, do từ biến, do ma sát, do co ngắn đàn hồi... Và còn do đứt cáp khi căng trong nhà máy nữa. Cọc mà bị nứt thì nhiều khả năng là do cái đứt cáp, mà lười xả khuôn ra làm lại đấy ạ.
GordonEt
RobbertooWig Đúng là có những nguyên nhân này nhưng ở hiện trường mà tôi được biết thì không phải là như vậy. Nguyên nhân rất oái oăm là cọc nhỏ bỏ hai bản thép ở hai đầu sau khi BT đông cứng, chiều dài cọc ngắn nhưng vẫn đủ dài để gây mô men nứt cọc khi vận chuyển. Đã tiến hành đo thí nghiệm ngay tại nhà máy rồi.
RobbertooWig
thietkelogo Chỗ tôi đã dùng cọc d300 L=14m mà chưa thấy nứt, lúc đóng cũng hơi kinh tí Thế hàng của bác dài bao nhiều mà nứt thế ạ?
thietkelogo
Robertgomo Hihì, thì đúng là kiểu gì cũng bị mất ứng suất vì các lý do kỹ thuật: 1) do chùng cốt thép (đo độ giãn dài của cốt thép trong 1000h) 2) do biến dạng đàn hồi của bê tông 3) do co ngót của bê tông 4) do từ biến của bê tông Những cái "mất" này đều làm mất lực dính giữa bê tông và cốt thép. Những cái này "mất" sẽ được tính toán và kéo bù vào để cho nó đảm bảo tuổi thọ sử dụng theo tiêu chuẩn. Còn thì cọc kém chất lượng, ví như bê tông bị nứt do dưỡng hộ nhiệt không đúng, kỹ thuật căng neo, xả neo tồi, thì... nó nằm ngoài phạm vi tính toán. Nó sẽ làm siêu giảm lực bám dính giữa bê tông và cốt thép. Hehehe, ngoài lề một tí chút với các bác: Ví dụ về tuổi thọ 100 năm: năm ngoái có một trường học tại TPHCM được một công ty bên Pháp gửi một thông báo là tòa nhà mà họ xây tại đó nay đã được 100 năm, hết tuổi thọ thiết kế,>>> thế mà bà con ta có đi xem xét, thấy nó còn chắc hơn cái tòa nhà mà kỹ sư ta mới xây bên cạnh chưa được 10 năm, hehehehehe).
Robertgomo
AlfomzoMl Trước khi chuyên chở có tháo bỏ bản thép hai đầu không ??? Cọc ở chỗ tôi biết là d250 dài 8 m không bản thép 2 đầu. Chưa kịp ép, mới có chở đến hiện trường, xếp đống thì thấy nó muốn đẻ rồi, nứt hết cả đống.
AlfomzoMl
Donaldsor Ơhooo, hiiih, hàng của bác ý dài.... 14mm. Sorry spam bác tý.
Donaldsor
greent Này, không được làm lộ hàng của người ta nhé. Như thế cũng là dài lẳm rồi.
greent
Haroldser 14mm chứ có phải 14cm hay 14m đâu mà bác bảo dài hả bác? Không biết là dài so với cái gì Nhân tiện cho tôi hỏi: _ Tuổi thọ trung bình của cọc UST thường là bao nhiêu năm? _ Tại sao phải nhổ cọc ạ?
Haroldser
arthomeviet Màu blue: giống tuổi thọ của ... BTCT thì phải nhỉ? Màu đỏ: không, có ai nhổ cọc lên làm gì đâu.
arthomeviet
thatgia Tôi biết tên XUÂN THỦY nó trêu tôi mà. 14 mm cũng là dài lắm rồi. Đủ tuổi thì sẽ biết. Chỉ sợ lúc đó nó không được như thế. - Tuổi thọ trung bình của cọc thì quan tâm làm quái gì. Thằng đang ở trên mặt đất thì không quan tâm, quan tâm đến cái thằng chôn dưới đất để làm gì. Đã chôn xong rồi là hết phim. - Không phải là nhổ cọc mà là cọc chịu lực nhổ. Còn tại sao cọc nó chịu lực nhổ là bởi vì có lực nhổ từ móng hoặc có lực ngang và mô men gây nên hệ cọc bị bên héo bên tươi. Bên tươi thì chịu nén còn bên héo thì chịu lực nhổ. Có mấy ai điên mà tự nhiên lại đi nhổ cọc để làm gì. Đóng xuống đã bở hơi tai rồi thì lấy sức đâu ra mà nhổ. Kệ nó thôi.
thatgia
Haroldser Cám ơn bác Ngọc và bác cà mên. Vậy mà tôi cứ tưởng bên VN cũng đã có luật như bên Nhật rồi chứ. Đất sau khi hết thời hạn thuê sử dụng phải trả lại hiện trạng như ban đầu, phải nhổ hết các cọc đã đóng xuống đất. >>>
Haroldser
con voi con Đùa đấy chứ hả. Nếu thế thì cái tiền nhổ còn đắt hơn tiền đóng vì việc nhổ khó hơn việc đóng rất nhiều. Cái cọc nó đã được đóng rồi là nó cứ ỳ ra đấy còn lâu mới nhổ được nó. Để trả lại hiện trạng như ban đầu thì khó lắm vì cứ cho là cọc đã được rút đi rồi thì lấy đất ở đâu để nhét vào cái lỗ bỏ không đó sao cho nó giống như các lớp đất ban đầu. Bốc phét.
con voi con
SpencerJalf Tin thật 100% đó bác, nếu không nhổ cọc thì nó sẽ bắt bồi thường tiền để tụi nó nhổ cọc lên. Tôi sẽ tìm vài hình để gửi cho bác tin. Hơn nữa khi buôn bán đất với nhau, nếu trong lòng đất còn cọc thì giá sẽ rẻ hơn rất nhiều so với nguyên trạng ban đầu. Lý do chắc tôi nghĩ là: mày để cọc lại mấy thằng thiết kế sao kiếm cơm nên ép giá để tụi thiết kế nó còn miếng cơm manh áo qua ngày. Hiện tại tụi xây dựng Nhật đã hết việc để làm nên mới đẻ ra nhiều thứ vậy để cho các công ty xây dựng nó còn có đường sống chứ ạ.
SpencerJalf
moaza12vs Tôi có quen mấy tên ở Công ty Japan Pile (Tokyo). Chúng nó bảo dân XD ở nhất chỉ phất lên sau khi có động đất lớn. Nghe nói dự báo ở quanh Tokyo sắp có trận động đất rất lớn có tên là Kanto khi cái anh mảng lục địa ở phía nam hứng lên trườn đè lên chị mảng lục địa ở phía Bắc. Lúc đó thì không biết có còn phải nhổ cọc đi không nhỉ. Tôi cũng thích có cái luật phải nhổ cọc ở VN để cho chắt của chắt tôi có việc làm.
moaza12vs
puma12 43 Đó đó bác, bây h bác đề nghị các ông tai to mặt bự soạn thảo luật là vừa đó bác ^-^ Bên trên tôi nhầm là kô phải trả lại hiện trạng ban đầu, mà chỉ phải dọn dẹp hết những thứ kô phải là đất ra khỏi lòng đất thôi ạ. Chứ làm sao mà lấp đất lại để cho nó có sức chịu tải y như hồi trước được ^-^. Bác có thể hỏi với mấy anh tôi bên Japan Pile thì chắc sẽ biết cái luật này thui ạ. Còn vụ động đất thì nghe nói Tokai nhiều hơn là Kanto bác ạ. Nghe hù từ hồi mới qua Nhật đến h mà vẫn chưa xảy ra, trong khi ở vùng Tohoku kô nói gì hết đã hứng liên tục 3 trận hơn 7 độ rùi ^-^ ÚI bác Ngọc tài quá, hôm qua xem news thì nó đưa tin là nhiều khả năng thằng động đất Kanto sẽ xảy ra trước cả Tokai và có qui mô còn lớn hơn nữa. Kô biết bác Ngọc mới bắn tin cho tụi báo chí Nhật hay sao mà tụi nó đưa tin ngay sau bác thông báo cho tôi biết ở trên này ^-^
puma12 43
MichaelKl Thấy hội nghị tiếp tục ném đá vui quá, tôi lại nhảy vào hóng hớt tiếp: - Việc tháo bản thép hay không không quan trọng với cọc dính kết bác Ngọc ạ. Lúc này lực do ứng suất trước sẽ phân bố đều trên chiều dài cọc ạ - Cac công tác hao ứng suất như bạn Xuân Thủy nói đã được tính toán hết trong thiết kế rồi. Ra ngoài công trường chắc chắn không có hao nữa ạ - Trường hợp của bác nói ngoài tầm của bọn tôi thì tôi lót dép ngồi hóng hớt tiếp ạ. Bác khai sáng cho chúng tôi với ạ
MichaelKl
Alvarogime Đúng là ra đến công trường thì nó không hao thêm nữa vì nó đã hao hết trước khi vận chuyển rồi. Cho nên, khi hạ cọc từ xe xuống hiện trường thì một số ít cọc bị nứt ngang, chỉ khoảng 80% mà thôi. Muốn biết lúc nào bị hao lúc nào không bị thì phải tính toán, khi thấy có khả năng bị hao thì phải tiến hành đo kiểm chứng chứ không thể làm theo kiểu bỏ phiếu tín nhiệm và nghe ngóng ý kiến người khác được.
Alvarogime
CharlesEn
Thầy Ngoc_TBST làm rõ cho tôi về cái tenxơ datric khi cắt đầu cọc được không ạ! e tra google nó ko ra nên đành phải hỏi thầy! Mong thầy chỉ bảo cho e vấn đề này.
CharlesEn
WeksizzySl Nó là phiến đo điện trở theo nguyên lý cầu Winston được gắn vào thép để xác định biến dạng. Muốn mua thì người ta bán đầy. Ngoài ra người ta còn dùng đến các loại khác tốt hơn nhưng mà ....tốn lắm.
WeksizzySl
fordthudo1
Theo thầy Ngoc_TBST thì tenxơ datric "Nó là phiến đo điện trở theo nguyên lý cầu Winston được gắn vào thép để xác định biến dạng." Vậy e xin được hỏi tiếp là: Khi cắt đầu cọc là luôn luôn dùng tenxơ datric(hoặc thiết bị khác có công năng tương tự) để kiểm tra thép trong cọc phải không? Nếu thép có biến dạng thì phải khắc phục như thế nào? Việc cắt đầu cọc sau đó sử dụng 1 bản ốp , và neo thép vào bản ốp đó (đây là ý kiến của 1 bạn đã đi làm cung cấp_ở trang 1) có ý nghĩa không? Nếu có xin làm rõ? Đây là các câu hỏi thật sự e cũng rất bế tắc, mong thầy Ngoc_IBST chỉ giáo. Tôi xin cảm ơn thầy.
fordthudo1
greent Mỗi loại đặc thù của kết cấu có những nhiệm vụ khác nhau trong các giai đoạn khác nhau. Với cọc thì cái anh ứng suất trước trong thép chỉ có ý nghĩa nhiều trong quá trình vận chuyển và đóng cọc do nó có khả năng chịu uốn ngang tốt. Sau khi cọc đã được đóng xuống đất, nếu không phải chịu lực uốn ngang lớn thì cái ứng suất trước của thép sẽ chẳng còn nhiều ý nghĩa gì nữa. Vì vậy cái việc có cắt cọc hay không để có thể làm suy giảm mất hay không suy giảm mất cái anh ứng suất trước này sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới. Cái việc người ta đo biến dạng của thép khi cắt thép mà không làm mũ đầu đoạn cọc được làm khi đổ BT cọc. Người ta làm cái việc đo này là để kiểm tra sự suy giảm của cái anh ứng suất trước trước khi vận chuyển và đóng cọc vì e rằng nó bị suy giảm thì cọc sẽ không còn là cọc ứng suất trước theo đúng thiết kế nữa dễ dẫn đến cọc bị gãy trong khi vận chuyển và hạ cọc. Thực tế là có những trường hợp cọc đã bị phát hiện có nứt ngang khi vận chuyển đến hiện trường. Cho nên người ta mới tiến hành đo. Nếu không thì chẳng ai tiến hành đo để làm gì.
greent
CharlesEn
Các bác cho e hỏi, giá khi cắt đầu cọc 1 cọc bê tông ly tâm ứng suất trước D300 là bao nhiêu ạ, e đang làm dự toán mà bị vướng cái này. Mong các bác chỉ giúp ạ
CharlesEn

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ hỏi về máy ép cọc    (có 29 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       B.vẽ nhà có tầng hầm?    (có 23 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Sức chịu tải của CỌC KHOAN NHỒI CỌC    (có 36 câu trả lời)
       Cách tính toán toán SCT của cọc theo TC Nhật Bản    (có 77 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Ép cọc ly tâm D400-600 vào lớp cát chặt vừa!    (có 11 câu trả lời)
       Hướng dẫn chi tiết tính toán móng cọc bằng safe    (có 32 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
       Cọc bị nứt khi chưa đạt 2pmax và Pvl- nguyên nhân    (có 11 câu trả lời)
       Móng cọc nhà xây chen?    (có 40 câu trả lời)
       Thắc mắc về cách bố trí thép móng cọc lệch tâm?    (có 18 câu trả lời)
       Chương trình tính nội lực đầu cọc PILING.    (có 43 câu trả lời)
       Khoảng cách tối thiểu để ép cọc đối với nhà xây chen    (có 14 câu trả lời)
       xin í kiến các anh chị về giải pháp móng cọc lệch tâm    (có 20 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng    (có 8 câu trả lời)
       Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá    (có 9 câu trả lời)
       Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.    (có 8 câu trả lời)
       BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?    (có 6 câu trả lời)
       được phép tăng 20% sct của cọc    (có 11 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế    (có 19 câu trả lời)
       Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?    (có 24 câu trả lời)
       Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc    (có 11 câu trả lời)
       Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý    (có 5 câu trả lời)
       Cọc ly tâm?    (có 34 câu trả lời)
       Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!    (có 78 câu trả lời)
       Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?    (có 53 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng    (có 16 câu trả lời)
       TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?    (có 45 câu trả lời)
       Allowable axial load or Material axial load?    (có 6 câu trả lời)
       Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?    (có 6 câu trả lời)
       Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi    (có 39 câu trả lời)
       Gia cường móng cọc    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?    (có 11 câu trả lời)
       Cắt cọc bê tông ly tâm UST?    (có 57 câu trả lời)
       Ép cọc như thế nào là đúng    (có 9 câu trả lời)
       Cho hỏi kết cấu móng này    (có 8 câu trả lời)
       PIT cọc khi đã có đài    (có 22 câu trả lời)
       Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.    (có 8 câu trả lời)
       Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu    (có 17 câu trả lời)
       Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !    (có 8 câu trả lời)
       Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?    (có 8 câu trả lời)
       xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp    (có 9 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top