Hỏi & đáp trong chuyên mục "Thiết kế móng cọc" |
|
|
Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi
|
Chào các tiền bối,
Em có khoảng 40 cái cầu cần mở rộng (xây thêm 1 cầu mới cạnh cầu cũ). Một số nằm trong khu thị trấn, phần lớn nằm ở đồng ko mông quạnh.
Nền có thể mô tả như sau:
5 đến 15m lớp đất đầu là cát sét lẫn lộn sỏi, kết cấu rời rạc.
Tiếp đó là đá granit phong hóa mạnh (RQD<30%),
Các cầu cũ khả năng là sử dụng cọc đóng.
Theo kinh nghiệm các bác thì phương án nào tối ưu ạ (rẻ nhất )?
a: 100% cọc đóng (ép nếu cần) : Đóng thì có sợ ảnh hưởng tôii móng cầu cũ bên cạnh (có nhịp giản đơn) hay ko?
b: 100% khoan nhồi: Giá thành có nhảy vọt ko?
c: Kết hợp lẫn lộn, vừa nhồi vừa đóng (tư vấn đề xuất cách này, nhưng tôi thấy nhiều chỗ cọc khoan nhồi mà dài có 10m thì chướng mắt ):
Các bác cho tôi lời khuyên với, cám ơn.
|
|
Có 39 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng
|
Tôi dự định xây dựng nhà nghỉ 5 tầng (1 trệt 4 lầu 1 sân thượng) diện tích 25X7.3M
Đất nhà tôi không thuộc đất yếu (đất xa lộ hà nội đối diện suối tiên), cách đường quốc lộ đường tàu điện metro số 1 10 m
Để chống rung đường xa lộ, đường tàu. Bên thi công đề nghị sử dụng cọc 300x300 làm móng
Các bạn cho tôi hỏi như thế có ổn không ? đặt móng cọc sắt việt nhật 18 mác 250. Mỗi chân 2 tim (tổng cộng 30 tim)
Tôi không rành về kết cấu, có nhiều người bảo làm móng băng tứ phương, móc bè.
Rất mong các bạn trong nghề tư vấn dùm tôi, cảm ơn!
Sẵn cho tôi hỏi để biết cọc đó đúng như tôi đặt thì phải làm sao và cọc được đỗ thì bao nhiêu ngày mới dùng được
|
|
Có 16 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
|
Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế thay thế tiêu chuẩn TCXD 205:1998 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 do trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Ở tiêu chuẩn mới này có nhiều điểm mới hơn so với tiêu chuẩn TCXD 205:1998, các anh tôi trong ngành xây dựng cập nhập để áp dụng
|
|
Có 19 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
|
|
|
|
Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá
|
Hiện tại tôi đang tính toán 1 công trình sử dụng cọc khoan nhồi ngàm vào đá có độ cứng vừa phải chỉ số RQD 40%. Cường độ nén ở trạng thái khô 125T/m2. Nhưng tôi đọc trong tiêu chuẩn thiết kế cọc nhồi thì không thấy có tính toán sức chịu tải của cọc chống vào đá mà chủ yếu các công thức tính toán sức chịu tải mủi cọc theo đất rời với các hệ số tra bảng của đất rời và đất dính. Tìm được 1 tài liệu của PGS.TS Nguyễn Hữu Thái của đại học thủy lợi có công thức tính toán thế này nhưng tôi vẫn phân vân không biết có nên áp dụng bởi theo công thức này thì cọc càng ngàm sâu vào đá thì lại càng chịu lực cao. Nếu ngàm vào đá 1,5m thì khoảng 150T nhưng nếu ngàm sâu 2,5m thì khả năng chịu tải lại lên gần 200T. Các cao thủ cho ý kiến về trường hợp chịu tải của cọc phụ thuộc vào chiều sâu ngàm vào đá với
>
>
|
|
Có 9 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Móng bè trên cọc nhồi?
|
Phù....>
Cuối cùng thì cũng tạo được cái account mới
Em đang thấy lăn tăn cái này, mong các bác chỉ bảo thêm
Móng bè trên nền thiên nhiên hay trên cọc đóng, cọc ép thì còn có pp tính độ cứng của cọc, cái này các anh đã nói nhiều rồi, nhưng với cọc khoan nhồi:
K= P/s
nguyên tắc là cọc nhồi không lún thì độ cứng của cọc khi khai báo trong Sap hay Safe thì thế nao??
Nếu sử dụng : K= EF/h
( E-mô đun đàn hồi; F-dtích mặt cắt ngang; h- chiều dài cọc )
thì có chấp nhận được không??
He, các bác giúp với nhé!!
|
|
Có 115 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
|
Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!
|
Việc thiết kế dầm móng (dầm giằng) lâu nay vẫn là vấn đề "Nan giải" đối với các kết cấu sư. Mỗi người lý luận, tính toán và cấu tạo một kiểu. Chẳng hạn một công trình cỡ Trung bình khoảng 15-20 tầng, có đơn vị Thiết kế lấy tiết diện dầm móng là 40x80 (cm), có đơn vị lấy đến tận 100x200 (cm) ...
Hiện nay, Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 đã đưa ra yêu cầu cấu tạo cho dầm móng mà theo Tôi, anh tôi ta nên sử dụng trong thiết kế, tránh tranh luận nhiều, đơn giản, dễ hiểu, lại vừa phù hợp với Tiêu chuẩn hiện hành. Có lẽ nhiều người không để ý đến phần này. Bạn nào đó hãy lập một file Excel đơn giản để tính toán và Post lại lên đây để mọi người sử dụng.
Tính toán: Tham khảo mục 5.4.1.2 Các liên kết theo phương ngang của móng.
Hình chụp Tiêu chuẩn hướng dẫn đính kèm ở dưới.
Còn đây là nguyên bản tiếng Anh của Eurocode.
(6) Tie-beams
The following measures should be taken:
a) the tie-beams should be designed to withstand an axial force, considered both in
tension and compression, equal to:
± 0,3 α⋅S⋅NEd for ground type B
± 0,4 α⋅S⋅NEd for ground type C
± 0,6 α⋅S⋅NEd for ground type D
where NEd is the mean value of the design axial forces of the connected vertical
elements in the seismic design situation;
b) longitudinal steel should be fully anchored into the body of the footing or into the
other tie-beams framing into it.
|
|
Có 78 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?
|
Hiện tại tôi đang nhận đề tài tốt nghiệp có phần thiết kế và thi công cọc khoan nhồi , khổ nổi e lại không tìm đâu ra tài kiệu nào viết chi tiết về loại cọc này.Mong các mọi người ai có thông tin về phần lý thuyết, phương pháp tính toán , kiểm tra và thi công cọc khoan nhồi thì chỉ giáo giùm tôi với ,em xin chân thành cảm ơn > >
|
|
Có 53 câu trả lời. Mời xem!
|
|
Sức Chịu Tải của Móng Cọc?
|
Chào các bác,
Việc tính toán SCT của Cọc có rất nhiều phương pháp : Tính theo Phụ Lục A – TCXD 205-1998 , Phụ Lục B – TCXD 205-1998 , Công thức Meyerhof , Công thức Nhật Bản … Mặc dù trên diễn đàn cũng đã có nhiều Topic bàn luận về vấn đề này rồi , nhưng tôi vẫn thấy chưa đâu vào đâu cả .
Mỗi phương pháp đều cho ra mỗi kết quả khác nhau , có những kết quả sai lệch nhau rất lớn . Vì vậy ,việc lựa chọn SCT là 1 vấn đề khá “nhạy cảm” .
Em vừa tính toán móng cọc khoan nhồi cho 1 công trình , thấy kết quả SCT theo Phụ Lục A là nhỏ nhất , Phụ Lục B cho ra kết quả lớn nhất , tính theo SPT thì nằm khoảng giữa (lớn hơn Phụ Lục A & Nhỏ hơn Phụ Lục B) . Theo các bác đã có kinh nghiệm thì kết quả tính toán ấy ntn ? Có người bảo rằng tính theo Phụ Lục A ra kết quả không chính xác ( do việc tra bảng ) . Còn có người cho rằng tính theo Phụ Lục A chính xác với kết quả Thữ Tĩnh hơn . Xin các bác có kinh nghiệm cho ý kiến .
Thanks & best regards,
|
|
Có 91 câu trả lời. Mời xem!
|
|
|
Trả lời mọi thắc mắc về thiết kế kiến trúc, kết cấu xây dựng và các vấn đề khác trong lĩnh vực Thiết kế móng cọc
|
|