Khai báo Mass source tính tần số dao động? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Khai báo Mass source tính tần số dao động?
+Em thấy thông thường thì người ta thường khai
báo :1TT+0.5HT với HT là hoạt tải chất đầy các tầng.
+Nhưng tôi không biết kiểu khai báo như thế này có được không: 1TT+ 0.5HT Tầng chẵn +0.5 HT tầng lẻ.
HT tầng chẵn:hoạt tải chất đầy tầng chẵn.
HT tầng lẻ : hoạt tải chất đầy tầng lẻ.
Vì không hiểu rõ bản chất nên tôi không biết đúng hay sai,mong các bác chỉ giáo giúp.
Có 31 câu trả lời!!
|
|
|
Bản chất của nó là việc bạn xét đến kể đến (tĩnh tải + 0.5 hoạt tải) tham gia vào quá trình tính toán giao động => tính ra dao động riêng.
+ Tĩnh tải (Chắc chắn luốn có) một số bạn tách tĩnh tải ra là tải tường và tải trọng bản thân thì bạn phải tính cả hai vào (DEAD + WALL)
+ Hoạt tải thẳng đứng tính một nửa giá trị, xét đến trường hợp khi sẩy ra sự cố (Như gió hay động đất...) mà công trình vẫn có hoạt tải tác dụng và sử dụng bình thường.
Bạn chia ra làm trường hợp HT tầng lẻ, HT tầng chẵn nhưng vẫn đảm bản nguyễn tắc 0.5 tổng hoạt tải tác dụng là được.
|
Edwandhext |
|
|
Thanks bác,mấy bữa nay tìm hiểu mấy vấn đề này ,giờ cũng tự tin hơn
|
AnthonyGape |
|
|
Nếu công trình có tính đến động đất về sau này mà bạn sử dụng tổ hợp TT+0,5Ht thì chưa đúng rồi. Tổ hợp này chỉ sử dụng với việc xác định thành phần tham gia dao động để tính gió thôi, Còn động đất thì bạn phải lấy TT+0,25HT.
Do đó để thiên về an toàn cho cả 2 trường hợp Gió và DD thì bạn lấy TT+0,25Ht để khai báo Mass source...
Có đôi lời!
|
michaelyork |
|
|
Theo tc động đất 375 có nói về việc khai báo Mass Source đấy, tôi không nhớ rõ trang nào chỉ nhớ là ở chương 3. Đối với công trình là nhà ở hay văn phòng thì khai báo Mass Source như bác vividkt nói là đúng TT+(0.3*0.8)HT
Tuy nhiên còn 1 điều tôi còn thắc mắc là 375 lấy từ EUROCODE 8 ra, mà theo EUROCODE 8 thì TT và HT khi khai báo Mass Source là ko lấy hệ số vượt tải nên ko rõ theo 375 nhà tôi thì TT và HT có phải cũng là thế ko nhỉ?
Bác nào nắm rõ hơn về vấn đề này có thể giải thích để anh tôi hiểu rõ hơn ko?
|
Vimcentcow |
|
|
Tôi thấy có một điểm hơi bất ổn trong việc khai báo Mass Source!
TÔi lấy thông qua một ví dụ: tôi tính toán trên 2 mô hình - Mô hình 1, cho chạy trên mô hình bình thường, Mass Source mặc định là From Self and Specified Mass. Nghĩa là Khối lượng được lấy từ khối lượng bản thân và khối lượng gán thêm. Ở đây ko có khối lượng gán thêm. Kết quả cho chu kỳ dao động đầu tiên là: T1 = 0.435929
- Mô hình 2, Mass Source được chỉ định là From Loads, nghĩa là chỉ lấy từ tải trọng (ko có khối lượng bản thân). Ở đây tôi khai báo tải trọng chính bằng trọng lượng sàn (sàn dày 15cm -> q = 3,75 kN). Khi khai báo hệ số bằng 1, thì T1 = 0,5432173.
Như vậy nghĩa là sao? Mass Source phải được hiểu thế nào cho đúng. Vì cùng một khối lượng đó nhưng lại được tần số khác.
Lần cuối, khi tôi khai báo hệ số là 0.7, thì cho kết quả T1 = 0,436....
Nhưng hệ số 0.7 không đúng cho mọi trường hợp
Ai rành về cái này có thể giải thích dùm được ko?
http://www.4shared.com/file/11149387...22c/ETABS.html
|
BarbaraEr |
|
|
|
Lý do là bác khai 2 lần trọng lượng sàn trong mô hình 2 , khi để giá trị selfweight multiplier = 1. Làm 1 phép tính đơn giản:
- Tổng khối lượng dầm + cột = 4x7x0.4x0.22x4x2.5+6x0.4x0.4x10.5x2.5 = 49.84(tons)
- Tổng khối lượng sàn = 4x2x4x4x0.15x2.5 = 48(tons)
Khối lượng thực sự của công trình = 97.84(tons)
Khối lượng dùng trong tính toán = 145.84(tons)
Dẫn đến sự chênh lệch trong chu kỳ dao động = SQRT(145.84/97.84) = 1.22 xấp xỉ = 1.246 = 0.5432173/0.435929
Hy vọng đã trả lời đc câu hỏi của bác
|
trangyu lan |
|
|
Ko lấy hệ số vượt tải bác ạ, vì xác suất xảy ra cả đỉnh tải trọng động đất và đỉnh tải trọng đứng (nhân hệ số vượt tải) là gần như ko có, giống như trường hợp gió và động đất vậy (đó là lý do tại sao ko tổ hợp gió với động đất), với chu kỳ 50 năm 1 lần của đỉnh tải trọng gió và chu kỳ 475-2475 năm 1 lần của đỉnh tải trọng động đất thì xác suất gặp nhau của nó liệu đc bao nhiêu . GS của e bảo, nếu công trình nào mà gặp quả động đất mạnh trong lúc đang có typhoon thì coi như đen thôi >, chấp nhận sập.
|
profiltam |
|
|
Khi bác làm trường hợp 2 bác đã bỏ khai báo khối lượng bản thân kết cấu chưa?Em đoán là chưa, vì tôi thấy T2>T1.
|
profil7 |
|
|
Cái đó không phải là hệ số vượt tải mà là super imposed của hoạt tải trong động đất. Tức là một phần hoạt tải sẽ được xem như tĩnh tải tham gia vào phương trình dao động của hệ. Trong BS có qui định về thành phần này khi tính với earthquake load case.
nc. oanh
|
AnthonyGape |
|
|
sao tôi chạy mô hình ra thấy khối lượng mass không đúng với khối lượng tính tay của 1 hệ dầm sàn mặc dù khai báo máource =1 để kiểm thử..nhưng không thấy giống với tinh tay.....ai rành về cái này lý giải giúp nhé...
|
kukuca |
|
|
Công tác kiểm tra khối lượng bằng tay so sánh với phần mềm không liên quan đến Mass source.
Mass source không phải dùng để làm cái việc đó.
|
Happyspringla2007 |
|
|
vậy ví dụ trong tiêu chẩn 229 tính mass bằng cách tính khối lượng dầm sàn để tính gió động thì sao hả bác????ý tôi muốn nói,ví dụ tính mas bằng tay,còn máy cũng ra mas cũng lấy cái này tính gió động,vậy sao 2 cái ko giống,.....vậy cơ sở nào để kiểm tra.....
|
MichaelKl |
|
|
Việc kiểm tra này thì sẽ có sai số. Nếu sai số nhiều thì khả năng là bạn tính sai chỉ cần tiệm cận đến con số do Etabs tính ra là coi như tĩnh tải của bạn là chính xác (câu này không có nghĩa là Etabs là cha là mẹ nhé).
|
williamcuong |
|
|
cho tôi hỏi luôn cái mas source gió động: 1tt + 0.5 ht
còn động đất : 1tt + 0.25 ht
vậy tại sao :1tt+0.25 ht là an toàn hơn vậy bạn....
|
arthomeviet |
|
|
Ở đâu nói làm thế an toàn hơn?
|
sukem13579 |
|
|
Bạn trả lời không cần xem àh,bạn ViVidkt nói trang trên cùng đó...
Nếu công trình có tính đến động đất về sau này mà bạn sử dụng tổ hợp TT+0,5Ht thì chưa đúng rồi. Tổ hợp này chỉ sử dụng với việc xác định thành phần tham gia dao động để tính gió thôi, Còn động đất thì bạn phải lấy TT+0,25HT.
Do đó để thiên về an toàn cho cả 2 trường hợp Gió và DD thì bạn lấy TT+0,25Ht để khai báo Mass source...
Có đôi lời!
|
michaelyork |
|
|
Đào mả chôn từ cách đây 2 năm lên lại bảo người khác không nhìn.
Cái đó là không có cơ sở, thưa cụ.
|
ngoduong89 |
|
|
ko có lý luận gì hết ngoài việc khẳng định,chắc hôm nay bị sếp chửi hay sao bực dữ vậy...
|
profilmuoibay17 |
|
|
Bạn mới đang khẳng định là 1TT+0,25HT... tôi đang nói cho bạn biết là con số này từ "chỗ không ở chỗ nào" mà ra.
|
dudung |
|
|
sao lại ko có......
hệ số tổ hợp và tải trọng khi xét động đất...
điều B.11
các hiệu ứng quán tính của động đất xét tổ hợp:
tinh tai + k* htai
K=a*b
a: khu văn phòng : 0.3
b: các tầng sử dụng đồng thời: 0.8
==K=0.24 ~=0.25 chứ làm gì không có....
|
Alewohabee |
|
|
?! Cụ hỏi mọi người là an toàn hơn với không an toàn hơn cơ mà
Cái bên trên ai chả biết hả trời. Tánh tình như cụ làm việc chắc bị mắng vẫn mỉm cười.
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Chỉ trích trực tiếp kiểu này thì cụ có nguy cơ lắm. Tạm biệt vậy, có thể đăng ký lại được bằng nick khác nhé.
|
bachtuu |
|
|
các anh ơi cho tôi hỏi chủt về chỗ khai báo trong mass source vì theo như thầy giáo e thì chỗ khai báo lấy là TT là 0.91 còn HT là 0.2 vì là khi ta tính tĩnh tải hoạt tải ta đã nhân với hệ số 1,1 và 1,2 vì thế nên khi khai báo vào mass source ta lại phải chia cho hệ số đó đi vậy liệu có đúng không ạ?pRo nào biết trả lời giúp tôi với e đang cần gấp vấn đề này ạ!
|
thanhvu |
|
|
a=0.3
thế còn các khu vực khác thì sao?.
tôi vẫn hơi băn khoăn. Động đất là ngẫu nhiên thì áp dụng bài toán xác xuất nào đó, nhưng khi bão xảy ra thì người ta có xu hướng chui vào trong nhà tránh mưa gió. Nên lấy theo 375 là hơi non với gió động
|
Vincentpype |
|
|
trường hợp này là rất nhỏ bác ak.dường như trong cùng 1 thời điểm động đất và bão xảy ra cùng 1 thời điểm là rất ít nhưng tôi muốn hỏi các bác là khi khai báo mass source thì nên lấy ntn.thầy giáo tôi nói thì là khi khai báo cái đó thì phải chia hệ số an toàn tức là TT lấy 0.91=1/1.1 còn HT lấy 0.2=0.3*0.8/1.2 như vạy có đúng ko hả các bác
|
kukuca |
|
|
Cậu này làm theo thầy thì ít ra phải tìm hiểu tại sao lại có những hệ số như vậy chứ. Trong 375 thì tải trọng tham giao dao động lấy ntn?
1.0 TT + k*HT.
Vậy, tại sao lại có 0,91 và 0,2? Trong tính toán võng, nứt, dao động ( TTGH2 ) thì luôn lấy là tải trọng tiêu chuẩn. Chia 1,1 và 1,2 tức là bạn đầu ta đã nhập vào tải trọng tính toán, giờ quy đổi ra tiêu chuẩn để chạy ra mode dao động.
|
xac suat |
|
|
Theo tôi vẫn hay làm thì bài toán dao động để tính gió động & động đất được giải 2 lần, đối với nhà cao tầng thì lấy thế này:
- Gió động: lấy theo 2737 khai báo Mass Source lấy 1 TT + 0.5 HT
- Động đất: lấy 1 TT + 0.24 HT (0.24 = 0.3*0.8) trong TC 375 có
Tôi vẫn chưa thấy trong TCVN có nói phải chia cho hệ số vượt tải, bám sát TC hình như là như vậy. Bác nào biết thêm gì thì chỉ giùm
p/s: điều này cũng giải thích cho thắc mắc của pác tskh11 đó là khi giải bài toán gió động lấy tới 0.5 HT chất đầy chứ k phải 0.24HT như bên động đất đâu pác, vậy là cũng an toàn rồi
|
Enriquecem |
|
|
Nhưng mà tải trọng người ta nhập là tải gì mới quan trọng. Dao động tính theo TTGH2 thì phải tải tiêu chuẩn. Còn nhập ra sao tùy thuộc người chế biến thôi. Không chia càng an toàn >
|
StevenKl |
|
|
thanks 2 bác e cũng vỡ ra được nhiều điều nhưng còn 1 vấn đề nữa là khi e tính động đất bằng cách nhập phổ vào spectrum function và tôi tính theo 375 là được lực động đất sau đó phân các lực động đất đó lên các tầng thì tôi thấy 2 kết quả ra khác nhau nhiều.không biết có phải tôi tổ hợp sai hay không nữa.có bác nào biết tổ hợp khi khai báo phổ theo spectrum và tổ hợp theo phân lực lên các tầng chỉ bảo tôi với ạ.nếu theo như tcvn 375 thì thường với công trình bình thường tổ hợp sẽ là TT+0.3HT+DX.nếu như dùng spectrum thì cách tổ hợp đó có còn dùng được không ạ?
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
ý tôi là k=0,24 hoặc 0.25 gì đó là chưa chuẩn theo 375 dù là tải trọng tieu chuẩn hay tính toán đi nữa.
|
phuonganh12 |
|