Hỏi đáp / Gia cố nền đất
|
|
|
Xử lý nền đất yếu của miền tây yêu dấu - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Xử lý nền đất yếu của miền tây yêu dấu
các bác hộ tôi ca này với tôi có một công trình ở cà mau. nhà 2 tầng cấp IV diện tích xây dựng khoảng 800m2 chiều cao tầng 3,6m thằng nền đất nó yếu quá
lớp 1: cát lập hạn mịn, trạng thái ròi rạc dày 1,2 đến 1,4m
lớp 2 bùn sét pha trang thái chảy đến chảy dẻo Nspt lần lượt là 0 2 0.8 búa dày khoảng 13.8 - 15.9m Eo= 10 Ro<0.5
lớp 3 sét sét pha, trạng thái nửa cứng day khoang 7,6 đến 7,9 m Nspt 16 22 17,8 búa. Eo=146 Ro=2,45
lớp 4: cát pha, trạng thái dẻo Nspt 21 14 17,5 búa Eo=86 Ro=2 dày khoang 1,8 đến 2,4 m
Lớp 5: sét pha trạng thái dẻo cứng đến nửa cưngNspt 23 9 15.8 búa
Eo= 149 Ro=2.3 . mà tôi đang muốn tiết kiệm không dùng cọc bê tông, tôi muốn ken dày cừ tràm theo các bác có được không.
Phải nói là gái miền tây thật là xinh đẹp da trắng như trứng gà bóc, mặt trái xoan nói chung là khoản "bo đì" okie mà lại còn khuyến mại thêm giọng nói như giót mật vào tai nữa chứ. Thôi không kể nữa không lân sau đi công tác lại toàn gặp các bác trong đó
Có 22 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Phần lớn các shop đều thuê kiến trúc sư thiết kế và thi công shop mỹ phẩm . Không nên mua đồ chắp vá sẽ khiến khách hàng thiếu tin tưởng!!
|
|
|
SPT làm gì có giá trị 0.8 búa?
Ken dày cừ tràm, lấp cát đệm phẳng rồi làm 1 lớp bê tông nghèo khoảng 20-30cm sau đó xây móng lên.
Tuy nhiên cần căn cứ vào kích thước nhà vì nếu dài, rộng quá thì nên đóng cọc bê tông.
|
RobertDum |
|
|
Theo tôi thì giải pháp móng trên nền cừ tràm vẫn dùng được để tiết kiệm chi phí. Cách đay 4 năm tôi cũng có tham gia tk mấy cái trường cấp 1,2 Huyện Tháp mười -Đồng Tháp gồm 1trệt,1 lầu, mái ngói dùng cừ tràm với giả định Rtc=8T/m2
|
tandc128 |
|
|
Tôi ở Long An, công trình Vùng Đồng Tháp Mười như Tân Thạnh, Tân Hưng, Vỉnh Hưng tôi cũng có thiết kế. Đặc biệt làm nhiều về trụ sở và trường học, 1 trệt, 1 lầu, mái ngói. Mà nơi đây rất nổi tiếng về cừ tràm. Đương nhiên ta tôi cũng thiết kế nền móng trên nền gia cố cừ tràm.
Cừ có đk gốc 80-100, ngọn 40-50 , dài 4,2M
Sức chịu tải tính toán 8t/M2.
Chúc bạn có phương án hợp ký và kinh tế nhất
|
Winmordbet |
|
|
thanks các bác tôi tính dùng cừ tràm và móng băng các bác thấy có được không. Mảng dưới đất là tôi yếu lắm ah.
|
duancuacuon |
|
|
Tính toán thiết kế nền móng cho cái nhà 2 tầng này thì phải tính toán kiểm tra theo 2 điều kiện, đó là cường độ và lún.
Đ/k địa chất khu vực có vẻ giống với khu trại giam gần nhà máy khí điện đạm Cà mau nhỉ.
Đ/k Cường độ:
Cu của cái anh bùn sét này nhỏ nên với tải trọng của nhà 2 tầng thì chắc là không đảm bảo điều kiện này. Lúc này, biện pháp thường được sử dụng là gia cố nền. Có nhiều biện pháp gia cố nền, bao gồm cọc cát, xi măng đất, cừ tràm.... Với diện tích công trình XD nhỏ (800 m2) thì việc áp dụng cọc tràm là hợp lý tại khu vực Cà mau, nơi có sẵn cọc tràm. Với cọc tràm đóng dày 16 - 25 c/m2 là có thể đảm bảo khả năng chịu lực của đất nền.
Đ/k lún:
Với bề dày của lớp bùn khoảng 17 m thì kiểu gì cũng sẽ bị lún nhiều khi làm móng nông kể cả khi nền đã được gia cố bằng cọc cừ tràm.
Tải trọng gây lún ở đây bao gồm tải trọng của công trình (nhà 2 tầng) và tải trọng của lớp cát san nền (1,5 m). Dự tính, theo thời gian khoảng 10 năm thì công trình sẽ bị lún khoảng 40 đến 50 cm kể từ khi bắt đầu san nền. Nếu thời gian san nền lâu thì độ lún còn lại cho công trình sẽ ít đi. Cái lún này thì không tránh được đối với móng nông nếu như không có biện pháp cho lún trước. Với quy mô công trình nhỏ như thế này thì khó áp dụng biện pháp cho lún trước. Có thể tham khảo giải pháp sau:
- Tôn nền nhà cao thêm dự phòng khoảng 40 cm.
- Chấp nhận cho công trình lún lớn nhưng gia cường móng để giảm thiểu hư hỏng công trình. Biện pháp gia cường móng có thể tham khảo bài số 55 trong topic sau:
http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=24608
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ |
Luckyman
|
|
|
bác cái gì cũng biết nhỉ đúng là cái trại đó đấy. mà bác phán hộ tôi xem nó lún khoảng bao nhiêu. Thằng ku tý tư vấn bên tôi nó cứ khăng khăng cọc BTCT thế có đau tôi không cơ chứ
|
Donaldsor |
|
|
Độ lún thì tôi đã nêu trong bài viết rồi đó. Khoảng 40 cm nếu mới san lấp 1,5 m. Nếu lấp lâu rồi thì nhỏ hơn và phải tính toán kỹ lại thì mới xác định được. Đọc kỹ lại xem.
Đóng cọc Bt cho nhà 2 tầng cũng được nhưng nên giữ bí mật. Để lộ ra người ta biết người ta cười cho đấy. Người ta có thể còn chửi là nhiều tiền quá mà ......
|
Robertbura |
|
|
Theo tôi nghĩ thì nền móng như huyết mạch của căn nhà, sau này nâng tầng, cải tạo kết cấu, ... nếu có 1 bộ nền móng vững chắc thì rất tốt . Chỉ có những người nghèo, thiếu hiểu biết nên mới cười khi tôi xử lý nền móng vững chắc thôi chứ nhỉ?
Còn việc nâng nền nhà cao lên để chống lún dự phòng thì tôi không có kinh nghiệm, nhưng lỡ như xảy ra hiện tượng lún không đều thì sao ạ? Nhưng cách của anh hướng dẫn thì cũng không chắc là sẽ kô xảy ra hiện tượng này. Mong anh chỉ giáo giúp
|
Vimcentcow |
|
|
bác cho tôi hỏi máy công trình bác làm có lún nhiều không tôi định làm quả đệm cát xong làm lớp bê tông lót khoảng 20-30 cm sau đó làm móng băng thì có được không thanhks bác.
|
con voi con |
|
|
Đệm cát mà gặp bùn nó trôi hết. Phải bọc đệm cát lại.
Dù sao thì gia cường bằng vật liệu thân thiện với đất nền có sẵn là cọc cừ tự nhiên vẫn ổn hơn.
|
dacbiet |
|
|
Đối với một cái nhà, nền móng vững chắc là cần thiết và sẽ làm cho các kết cấu dầm cột làm việc giống như giả thiết tính toán. Mặc dù nền móng vững chắc là cần thiết nhưng nó cũng chỉ cần đủ vững chắc chứ không nên very quá vững chắc bởi tốn tiền vô ích. Với cái nhà 2 tầng ở khu vực Cà mau có địa chất tương tự như ở đây thì chẳng có ai lại đi đóng cọc BTCT cả, ở đây người ta toàn làm cọc cừ tràm cho các công trình 2, 3 tầng. Ngay cả khi đóng cọc BTCT thì vẫn xảy ra hiện tượng ma sát âm do nền đất bị lún bởi tác động của cái lớp cát lấp 1,5 m. Nếu không có biện pháp cẩn thận thì có thể sức chịu tải của cọc BTCT sẽ bằng không. Điều đó có nghĩa là cọc BTCT sẽ ít có tác dụng. Độ lún ở đây xảy ra chủ yếu là do cái đất lấp này chứ ít do tải trọng công trình.
Với các công trình sử dụng móng nông thì chẳng bao giờ có lún đều cả. Vì vậy, thường thì người ta khống chế độ lún tuyệt đối để độ lún lệch sẽ không lớn. Cái độ lún lệch mà người ta lo sợ gây nứt công trình là độ lún lệch làm cho công trình bị uốn éo. Nếu bị lún lệch mà độ lún chỉ nghiêng không uốn thì sẽ không gây nứt nẻ công trình. Giống như các con thuyền đi trên nước, nó có thể trồi lên, sụt xuống, nghiêng nghiêng lắc lắc nhưng toàn bộ vỏ thuyền ít bị uốn thì các kết cấu trên thuyền vẫn OK. Vì vậy, cái giải pháp bổ sung làm tăng độ cứng chống uốn EI ở đây chính là để giải quyết vấn đề này.
Còn có một cách khác để có thể sử lý cái lún lệch sao cho không gây hư hỏng công trình, đó là đưa kết cấu nhà về hệ tĩnh định. Ví dụ như kết cấu khung thép. Thì đấy, các lều tranh vách đất, nhà gỗ có bao giờ bị hỏng do lún đâu.
Cái chuyện tôn nền dự phòng lún thì người ta làm nhiều lắm rồi. Các cụ ở Thái bình và Hải phòng đã áp dụng cái này từ vài trăm năm nay rồi.
|
kiwisoda |
|
|
Nếu chỉ làm đệm cát mà không dùng cừ tràm thì phải tính toán kỹ bề dày lớp đệm cát sao cho áp lực tác dụng lên bùn phải nhỏ hơn sức kháng cắt không thoát nước Cu. Với bề dày lớp san lấp vốn có là 1,5 m thì chắc là không đủ, tính toán kỹ có thể cần dày khoảng 3 m. Như vậy sẽ phải hoặc là đào sâu xuống 3 m để thay đất bằng cát hoặc là tôn nền cao thêm 1,5 m. Cả hai cách đều rất phiền. Khi đào xuống thay cát thì phệt lắm còn tôn thêm nền lên cao thì sẽ tăng tải lên đất => tăng độ lún sau này.
|
MichelPurn |
|
|
Bài viết rất hay,kinh nghiệm của chú thật phong phú(thấy giọng văn rất xúc tích chắc đã chinh chiến lâu năm rồi, tạm gọi là chú vậy). Chú có thể cho con xin ít thông tin về cái "nền dự phòng" được k?(tài liệu, links dẫn 1 bài viết nào về vấn đề này cũng được)
|
dolkihote |
|
|
|
Em cũng như bác hamento, nếu bác Ngọc có cái nền dự phòng nào thì cho tôi tham khảo ạ
|
Alvarogime |
|
|
Về tài liệu và bài viết về cái này thì chính là cái mà bạn vừa đọc đấy thôi.
Đường link thì đây: Dọc các con phố và nhà hàng có bia.
Cái vấn đề này thì thuộc dạng cơ bản, phọt phẹt, mẹo vặt nên chẳng ai người ta viết ra hay nghiên cứu để làm gì cả. Người ta chỉ nghiên cứu những cái hoành tá tràng, quy văn mô mà thôi. Có nhiều loại tài liệu lắm, bao gồm sách vở, bài báo, in tẹc nẹt.... Nhưng vẫn còn những tài liệu hữu ích nằm ngay trong kiến thức của các người dân đã sống ngay tại các địa phương, họ đã viết các tài liệu này vào chính các công trình mà họ đã xây. Chịu khó nhìn rồi cố mà thấy thì sẽ biết. Khi đi đến các nơi nên chịu khó chuyện trò với dân ở đó thì sẽ học rất nhiều.
|
trannguyen1602 |
|
|
Võ lâm cao thủ mà k biết nè
|
sieunhangiambeo |
|
|
theo tôi bạn nên dùng cừ tràm đóng 16-25 cọc/ m2. sau đó trải 1 lớp cát đệm , tiêp theo ban dung 1 lớp bt lót mác 150 dày 25- 30 cm . sau đó thi công phần móng , đắp cát tôn nên + 0.3 so với cos 0.00 măt giằng móng và chờ lún .
|
fordthudo1 |
|
|
em chân thành cảm ơn các bác. Tôi quyết định là quả gia cố bằng cọc cừ tràm 25 cọc/m2 cọc 5,5m và thêm lớp bê tông lót dày 25cm. tôi thay móng cột bằng hệ thống móng băng. Theo tôi thế là okie. chắc chắn bị lún nhưng hi vọng lún đều. Bây h thì gác công việc lại đã phải ngắm các tôi gái xinh đẹp miền tây.
|
Robertvove |
|
|
Chú cẩn thận! Ngọt ngào nó cũng có cái giá của nó đấy!
Tôi vẫn khuyến cáo bạn chú ý khi chiều dài và chiều rộng nhà quá lớn nhớ chia nhiều trụ và giằng ngang nhiều 1 chút cho nó an toàn!
|
trangyu lan |
|
|
thanks bác tôi sẽ chú ý nhưng nói chung diện tích xây dựng bé theo tôi thì chỉ cần tăng độ ứng của móng chút ít thôi
|
levantrai |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
Bơm hút chân không
(có 35 câu trả lời)
|
[Help] Độ cứng của một số loại đất
(có 7 câu trả lời)
|
Bấc thấm ngang
(có 27 câu trả lời)
|
xin 1 công trình cụ thể về xử lí nền móng ạ !
(có 6 câu trả lời)
|
Cọc đệm?
(có 5 câu trả lời)
|
Cách tính hệ số nền sau khi đã gia cố bằng cọc bê tông cốt thép?
(có 10 câu trả lời)
|
Xử lý đất yếu?
(có 42 câu trả lời)
|
Đất bão hòa?
(có 13 câu trả lời)
|
Ko hiểu vì sao thường san lấp bằng cát?
(có 5 câu trả lời)
|
Cách tính toán lún cho móng băng?
(có 10 câu trả lời)
|
Dung dịch bentonite?
(có 15 câu trả lời)
|
Giải pháp gia cố móng 70cm khi hàng xóm xây 6 tầng + móng ép cọc?
(có 11 câu trả lời)
|
Xử lý nền đất yếu bằng vải địa _ Thông số của vải địa KT trong SLOPE?
(có 6 câu trả lời)
|
Xử lý nền móng đồng bằng sông Cửu Long?
(có 13 câu trả lời)
|
Khả năng xây dựng của cát mịn?
(có 10 câu trả lời)
|
Nguyên nhân gây hư hỏng công trình khi XD trên nền đất yếu?
(có 12 câu trả lời)
|
Móng cừ tràm nhà nhỏ liên kề?
(có 16 câu trả lời)
|
Dùng cát thô cho giếng cát?
(có 8 câu trả lời)
|
Nhà nào gây lún?
(có 24 câu trả lời)
|
Kết quả áp lực chân không trong Vacuum Preloading!
(có 276 câu trả lời)
|
Mối quan hệ giữa Modun đàn hồi E và sức kháng cắt C của cọc ximăng đất
(có 9 câu trả lời)
|
Cát ở đệm cát bị xói ngầm
(có 5 câu trả lời)
|
Cọc giảm lún?
(có 12 câu trả lời)
|
Cọc Xi Măng đất Dsmc?
(có 20 câu trả lời)
|
Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?
(có 6 câu trả lời)
|
[Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.
(có 16 câu trả lời)
|
Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút!
(có 10 câu trả lời)
|
Xử lý nền bằng bao đất
(có 24 câu trả lời)
|
Khi nào dùng giếng cát, cọc cát
(có 11 câu trả lời)
|
Biểu đồ đường cong thành phần hạt.
(có 21 câu trả lời)
|
Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp
(có 24 câu trả lời)
|
Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?
(có 29 câu trả lời)
|
lún từ biến nền đất yếu
(có 91 câu trả lời)
|
Ý nghĩa phân tích drain và undrained?
(có 129 câu trả lời)
|
Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis
(có 5 câu trả lời)
|
Làm móng thủy đình
(có 7 câu trả lời)
|
Móng bếp trên mặt ao lấp
(có 10 câu trả lời)
|
xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún
(có 6 câu trả lời)
|
Đánh giá độ bền của nền đất yếu?
(có 9 câu trả lời)
|
Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".
(có 22 câu trả lời)
|
giải pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi để đảm bảo cảnh quan thiên nhiên
(có 10 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ Phần Mềm SASPRO Gấp
(có 5 câu trả lời)
|
Gia cố móng trên đất đắp
(có 17 câu trả lời)
|
SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang
(có 22 câu trả lời)
|
giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên
(có 5 câu trả lời)
|
Khái niệm peak angle of friction
(có 9 câu trả lời)
|
độ cố kết
(có 6 câu trả lời)
|
Đắp nền đất yếu theo giai đoạn
(có 27 câu trả lời)
|
Cọc xiên?
(có 8 câu trả lời)
|
Kết cấu của đất
(có 13 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|