xử lý móng nông trên nền đá như sau (vấn đề được trình bày trong bản vẽ )
Do đơn vị thi công không có giải pháp phá đá nên tôi đề xuất phương án sử lý như trên. Cả nhà cho tôi" />
Xử lý móng nông trên nền đá? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Xử lý móng nông trên nền đá?
Tôi gặp phải vấn đề xử lý móng nông trên nền đá như sau (vấn đề được trình bày trong bản vẽ )
Do đơn vị thi công không có giải pháp phá đá nên tôi đề xuất phương án sử lý như trên. Cả nhà cho tôi ý kiến về đề xuất này và việc chọn Mac bê tông lớp đệm như trên là hợp lý chưa? Thanks!
[IMG]>[/IMG]
Bản vẽ: http://www.mediafire.com/file/8tiube...1thanhminh.rar
Có 48 câu trả lời!!
|
|
|
1) Góp ý với bạn: Xử lý, không phải là Sử lý.
2) Kích thước trong bản vẽ có chuẩn không thế, hình vẽ của bạn là kết cấu gì vậy. Có lẽ hình vẽ thiếu thông tin, cái kết cấu này rất dễ bị đổ nghiêng.
3) Bạn cho chi tiết nhiều hơn mới biết được kết cấu đó phải chịu những lực gì. Cơ bản bê tông M300 thì tốt rời. Với chiều cao 1,5m thì đó là móng BTCT. Liên kết giữa bê tông và đá cũng phải tính đến.
|
noithatchangson |
|
|
Đây là mố cầu bác ạ.
Còn phần đất bên trên và xung quanh nữa chắc bác ấy ko vẽ vào.
|
thietkelogo |
|
|
Bác ạ, tôi không phải dân thiết kế, nhưng mà tôi thấy thực tế thường người ta hay bố trí khoan tạo lỗ và cấy thép neo vào trong đá rồi mới đổ lớp bê tông đệm lên trên, trong bản vẽ của bác tôi không thấy đâu cả. Cái cầu này như ở miền núi miền Trung ấy nhỉ, đá có R = 26,5MPA.
|
tandc128 |
|
|
bạn là dân địa chất mà sao lại phán như đúng rồi ý, lại còn đến phẩy lăm nữa chứ
|
RaymondEr |
|
|
tốt nhât là phá lớp đá mặt đi giống cao độ như thiết kế bên trái, khoan tạo lỗ cắm D32 làm neo..
Phá đá cực kỳ đơn giản, thuốc nố TNT có vài trăm vnd cho một kg, thợ phá củng rẻ khoảng 500 ngìn - > 1 triệu là cùng.
|
kukuca |
|
|
Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx. |
Luckyman
|
|
|
Không phải tôi phán mô bác Wasabi ơi, thông tin ấy trong bản vẽ ấy, tôi chỉ đao về xem và hỏi lại thui. Bác cũng mần nghề khảo sát địa chất mà?
|
RobertDum |
|
|
Nói chung trước đây đều dùng cách như một anh đã nêu: khoan một số lỗ sâu vào nền đá bằng chiều cao bệ móng, bố trí theo mạng ô vuông cách đều 1m, đổ vữa đầy các lỗ đó, nhét các đoạn cốt thép dài 2 lần chiều sâu lỗ,có thể dùng các đoạn CT tận dụng thừa, hoặc thép góc 100x100x10 gì đó. Không cần keo kiếc gì đâu cho tốn tiền. Rồi thì đổ BT lớp lót và BT bệ móng. Cái loại neo này hồi xưa có tính toán gì đâu, giống như khuyến mại ấy mà.
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Về cơ bản :
1- Cấu kiện đặt trên đã vẫn phải tính đến ổn định.
2- Điều kiện bền:
+ Tiếp xúc bê tông đá: có chỉ tiêu tính toán ma sát đàng hoàng nếu vậy thì kiểm tra xem có trượt phẳng không. Nếu trượt phẳng thì xử lý bằng khoan neo ( đường kính lấy theo lực cắt tính toán / Ra của thép- chỉ tiêu thép tính cho thép đai =số thanh, đường kính, và bước)
+ mác bê tông M300 là quá ổn. Thông thường M200 có Edh xấp xỉ đá IIB gốc rồi , chỉ cần chọn mác tương đương với Edn tương ứng của đá đã là rất an toàn rồi.
3- Gặp đá tốt thì không ai nổ mìn để rồi cho BT bù đâu.
|
xac suat |
|
|
Kaka, có khi hai "thằng cha" này học cùng lớp đại học với nhau đấy >>
|
kukuca |
|
|
Tôi thấy thầy Trung nói mà chẳng có tí chuyên môn về kết cấu gì cả!!!
Thử hỏi thầy có tính đến sự co ngót của bê tông mới chưa?còn nữa thử hỏi đây là hạng mục thiết kế trên nền địa chất chịu biến động(động đất chẳng hạn) liệu có chịu được không?
Là dân thiết kế chúng ta phải tối ưu hóa mọi khâu thì mới mong có hạng mục công trình thẩm mỹ, bền vững với thời gian được.
|
trangyu lan |
|
|
Bác này chắc chưa biết nhiều về thầy Trung rồi,cận thận lời nói chứ bác.
|
CharlesEn |
|
|
Ai đưa ra ý kiến thì cũng cần biết trong ý kiến đó họ muốn nói gì. Bạn mktvietnam nói không phải không có lý. Cái lý của bạn ấy muốn kỹ hơn, muốn tính toán tối ưu hơn.
@mktvietnam: thầy Trung muốn nói về làm thực tế cho nó dễ, nhanh, rẻ, thông dụng nhiều nơi làm nhất.
Còn muốn tính thì ta lại ngồi tính, có sao đâu. Bạn nói nhẹ nhàng hơn nhé.
|
MaroldPl |
|
|
Cảm ơn bạn nhắc nhở!
Nhưng chúng ta đang bàn về kết cấu chứ có phải văn thơ đâu mà có thể lãng mạn được!>
|
chongthambamien.vn |
|
|
Có những cái đơn giản thì đừng làm phức tạp hóa vấn đề lên. Chỉ chỉ ra một đều là thiếu kinh nghiệm thiếu tính thực tế thôi.
|
thanhthanh |
|
|
Cái chuyện thầy Trung có chuyên môn về kết cấu hay không thì chắc là sẽ có nhiều người có ý kiến khác với ý kiến của bạn, nhất là bạn tham gia ở đây chủ yếu với mục đích quảng cáo sản phẩm keo dán thép.
Xin bàn với các ý kiến của bạn.
Đúng là thầy Trung khi đưa ra ý kiến chưa xét đến các ảnh hưởng co ngót của BT và động đất khi neo BT vào đá. Không biết bạn đã thiết kế nền móng nhiều chưa và đã bao giờ bạn quan tâm đến co ngót của BT của các loại cọc khoan nhổi trong đất không.
Hiện nay, có nhiều loại neo BT và Đinh đất được cắm vào trong đất. Trong các trường hợp neo vàp đất này thì chắc là keo dán của bạn không thể dùng được, hay là bạn có loại keo dán BT với đất ??? Vậy mà, chẳng cần cái keo dán đó người ta vẫn neo được các thanh neo BT vào đất đấy. Với đá, có thể khi không dùng keo dán thì sức kháng kéo của nó kém hơn nhưng không có nghĩa là không thể vứt nó đi. Để biết thì có các thí nghiệm kéo kiểm tra nó. Tôi đã làm cái loại neo đất và neo đá này khá nhiều mà chưa dùng đến cái keo của bạn. Có thể sẽ tốt hơn khi dùng keo của bạn nhưng không phải vì thế mà miệt thị các phương pháp vốn có.
Tiện đây tôi kể cho bạn nghe về chuyện có 1 chú đi học ở nước ngoài về chê các phương pháp vốn có của quê nhà là vứt đi. Với bố, chú ấy bảo rằng, cái việc mổ thịt lơn bằng tay rồi pha chế để ra các thanh lạp xường là quá lạc hậu. Khoa học tiên tiến bây giờ có máy móc để nhét con lớn vào đó thì sẽ cho ra hàng đống lạp xường. Bố chú bảo: Cái máy đó chưa ghê, tao có cái máy mà chỉ cần đút lạp xường vào là sẽ cho ra một con lợn như mày.
Còn về cái từ bạn nói là phải tối ưu hóa mọi khâu thì tôi sợ rằng bạn chẳng hiểu quái gì về từ tối ưu cả. Chăc đó chỉ là do thói quen dùng từ hoành tráng mà thôi.
|
thanhvu |
|
|
Cụ chém nhẹ tay thôi. Có những cái nên đứng trên thiên hạ, đọc cả topic chả thấy người mà mọi người là thầy Trung trả lời lại ( y như ông thày dậy lý hồi xưa của tôi bảo : Tôi sẽ trả lời những câu hỏi mà các bạn đưa ra xung quanh bài giảng, nhưng tôi không trả lời những câu hỏi dạng : " thưa thầy tôi không hiểu phải hỏi thầy như thế nào vì tôi chả hiều gì cả"
|
Donaldsor |
|
|
Ý, tôi hơi tò mò tý, té ra thầy Trung đụng chạm vào nghề riêng của người ta.
Người ta chuyên bán hóa chất dùng để neo thép vào bê tông, vào đá mà thầy lại bảo là không tính toán gì cả. Nóng là phải.
|
AlbertgeK |
|
|
Các bác chém nhe tay cho tôi nó tự tin theo nghề! cái vấn đề ở dây theo tôi thấy người hỏi đã hỏi xong rồi , người trả lời cũng có rồi. Tôi là tôi mong anh chị tôi có tâm huyết thì giúp đỡ nhau, đừng nạng tay quá.
|
ArthurGip |
|
|
Bác này là dân IBST mà nói hay nhỉ! Đang ở chủ đề về cầu và tôi đâu đã chê các phương pháp vốn có chưa?Bác chỉ giùm. Tôi chỉ đưa ra một phương án trong vô số các phương án thôi, còn việc bác đã làm thí nghiệm với loại keo nào tôi đâu quan tâm. Còn để hoành tráng về ngôn từ thì đâu cần phải giới thiệu là Ngốc IBST thì người ta mới hiểu tôi là dân Viện KHCN XD. Bác này nếu làm cầu rồi thì chắc chỉ là làm Cầu Giấy thôi!!!Còn tôi mới có 11 năm làm cầu thật thôi!
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Ứ ừ, chết nhá. Nói với người khác thế là vi phạm nội quy đó.
|
Alvarogime |
|
|
Chú Ngọc cũng lớn tuổi rồi bạn nói chuyện lịch sự 1 tí.Bạn làm 11 năm cũng chưa có nhiều đâu mà phải đưa lên như vậy.
|
tandc128 |
|
|
Đọc topic này thầy buồn quá, lại nhờ cuốn "chân dung và đối thoại của" của Trần Đăng Khoa, sau khi ra cuốn sách có rất nhiều ý kiến phê phán vô hình chung các tác giả là nhà văn tự xưng là người có học lại đem những ngôn từ "mỹ miều" chửi nhau là vô học.
Đối với khoa học cũng vậy có thể người đi trước chưa chắc đã giỏi hơn người đi sau, khoa học cần tranh cãi, những nên tranh cãi như thế nào để ra vẫn đề. Thôi Topic này nên dừng ở đây ông nào hỏi cứ cho xây đi đến khi sự cố thì rút kinh nghiệm biết đâu VN tôi lại có tháp Piza thứ 2 trên thế giới, hoặc có sự cố đổ cho thiên tai ( mưa, động đất hóa lỏng, gió bão...)
Vậy nhé, ai hỏi cứ hỏi không biết mới hỏi ai trả lời được cứ trả lời, nhưng hay nhớ ta là người VN ta có truyền thống tôn trọng bậc cha anh và bậc đi trước nhưng "đừng biến hoàng hôn của người khác thành bình minh của tôi". Con trẻ ít tuổi xin có vài lời chúc các bác nỗ lực hết sức giúp cho ngành xây dựng nói chung vươn lên để có những công trình, to hơn, đẹp hơn, bền vững hơn và đỡ tốn kém hơn ( nhưng điều cuối chưa chắc chủ đầu tư đã thích)
|
MichelPurn |
|
|
Kha kha, làm cầu đâu đấy? Sao phải chuyển sang bán keo 502 thế này? Chắc làm cầu không sống được.
Ban đầu thì chê thầy Trung (kiểu này chắc không phải dân giao thông) sau lại chê bác Ngọc, sắp tới thì không biết sao đây???
|
tungch46 |
|
|
Cám ơn bạn đã có lời khen là tôi nói hay. . Và rất ngạc nhiên là tại sao bạn lại biết là tôi NGỐC. Đây là bí mật của tôi chẳng dám khoe cho ai biết vậy mà bạn lại ném toẹt ra đây thì tôi ngượng chết đi được.
Tôi sợ là bạn có một chút vấn đề về phương pháp đọc.
1. Đây không phải là chủ đề cầu như bạn đã nêu ra mà nó thuộc chủ đề móng nông và topic là xử lý móng nông trên nền đá. Bạn thử xem lại cái máy tính của bạn xem, chắc là chữ trên đó hơi bị nhòe làm cho bạn đọc sai chủ đề đang bàn ở đây. Lỗi này chắc chỉ là do máy tính thôi chứ những người như bạn thì không bao giờ sai được, bạn luôn luôn đúng.
2. Trong bài số 11 của cái topic này, bạn đã chê thầy Trung là "chẳng có tí chuyên môn về kết cấu gì cả". Cái này chắc thầy Trung sẽ cười, cho qua. Ở đây, tôi góp ý cho bạn không phải để bảo vệ thầy Trung (thầy ấy không cần đâu) mà là tôi lo cho bạn quá. Bạn cứ đọc thêm các góp ý của các bạn khác về cái cách viết của bạn thì sẽ hiểu vì sao tôi lo cho bạn.
3. Cũng trong bài số 11 đó, bạn đã chê phương pháp thầy Trung đã đưa ra là chưa kể đến "sự co ngót của bê tông mới " và bạn nghi ngờ phương pháp đó không chịu được "địa chất chịu biến động(động đất chẳng hạn)". Cái phương pháp mà thầy Trung đã đưa không có gì là mới cả, nó đã được áp dụng ở ta từ thời Pháp và ở nước ngoài từ thời Napoleon cởi truồng. Chắc là cái lũ các cụ chúng nó ngày xưa ngu dốt chưa xét được cái co ngót của Bt cũng như cái biến động địa chất như bạn đã nêu ra.
4. Cái sự đã làm nhiều hay làm ít thì không phải lúc nào cũng quyết định cho cái sự hiểu biết là ít hay nhiều hoặc là hiểu biết đúng hay sai. Cái thằng cha Victo Huy gô, cả đời không bao giờ giao du với lũ du thủ du thực vậy mà hắn lại viết những câu chuyện và những cảnh sinh hoạt của những người đó trong tác phẩm "Những kẻ Khốn nạn" hay và đúng đến nỗi ai cũng phải biết đến thằng cha đó. Có nhiều người đã trải qua hàng chục mối tình và vẫn cứ băn khoăn không hiểu nổi tình yêu là cái cóc khô gì, trong khi đó ông Xuân Diệu thì lại quá hiểu tình yêu đến nỗi phọt ra những bài thơ tuyệt tác về tình yêu để lại cho đời mặc dù ông ấy lại không có khả năng.... (Nghe chúng nó bảo thế). Vì vậy, cái việc bạn đã làm cầu thật 11 năm hay đến 110 năm thì cũng chẳng có nhiều ý nghĩa lắm để có thể đem ra dọa thiên hạ được. Tôi sợ cái thời gian mà thầy Trung đã làm cầu thật nhiều hơn rất nhiều so với cái con số 11 năm mà bạn đã khoe ra và khi bạn làm cầu thật thì chắc là bạn phải sử dụng cái tiêu chuẩn mà thầy Trung đã viết đấy. Vậy mà thầy ấy vẫn thấy là ít và có lẽ thầy ấy vẫn ngượng mà chẳng dám bi bô như bạn được.
Vài lời để bạn rút kinh nghiệm.
P/S: Hình như có nhiều người bảo là bạn viết không được lịch sự và vi phạm nội quy của Diễn đàn. Tôi thì tôi chẳng rõ là có đúng như thế không. Bạn thử xem lại xem, nếu đúng như thế thì không nên lặp lại nhé bởi nếu cứ lặp lại thì có khi bạn phải đăng kí nick khác khi vẫn muốn tham gia Diễn đàn này đấy.
|
muadem116 |
|
|
Cái mầu đỏ sao cụ biết, cụ có sống cùng với anh HuyGo đâu ( lại nghe ai bảo rồi)
Cái mầu xanh, biết đâu Bác Xuân Diệu thích Cụ Ngọc nhà tôi nên làm thơ hay thế (cụ đừng chối nhé)hì hì
|
lightzar |
|
|
Các vấn đề tranh luận ngoài kỹ thuật ra xin dừng lại tại đây. > . iem là iem sợ các bác các anh có tâm có tầm trong diễn đàn chạy mất vì các tranh luận không hữu ích thôi.
|
BrandonMr |
|
|
Cụ Xuân Diệu với tôi khác thế hệ nên không thể "thích" tôi được. Cái hồi cụ ấy làm thơ thì tôi có khi vẫn còn đang tôi đi nhà trẻ.
|
hyutars |
|
|
Lâu lắm tôi không vô diễn đàn, cầu tạo mố của bác không vấn đề gì, ngoài ra tôi xin có một số ý kiến:
+ bác nên đặt bệ mố vào trong đá ít nhất 0.5m, vì lớp đá trên cùng phong hóa rất mạnh sức chịu tải kém.
+ bác nên khoan tạo lỗ DK D76 cách khoảng 1-1.5m, cấy thép D32 L=1-1.5m, ngàm vào đá 75cm
+ Phá đá bằng búa căn, phá theo từng lớp. không nên dùng thuốc nổ để phá đá trong trường hợp này có thể phá vỡ nền thiên nhiên.
+ Chúc bác thành công
|
Robertbura |
|
|
Ông chú thằng bạn của đứa người yêu tôi gái thằng tôi đọc được tên nó trên mạng có những 50 năm kinh nghiệm làm cầu, đáng nể thật. Không biết trong 50 năm vị tiền bối ấy đã đốn bao nhiêu tre để bắc từ bờ lạch này sang bờ lạch kia. KINH NGHIỆM ĐÁNG NỂ thật ... TÕM
|
profillink10 |
|
|
Cả 2 bác "mktVietnam" và "Phandungdkt" hình như cùng lòo ra thì phải, tôi mạo muội thắc mắc "mkt" và "dkt" là gì và có liên quan gì tới keo dán không ah? Có phải là mã hiệu gì đó hay không?
Thật ra lâu lâu có các bác kỳ cựu lên đây tranh luận nhau thì bọn tôi mới có cơ hội nhìn nhận được vấn đề đa chiều, khách quan. Các bác có kiến thức sâu rộng mới dám tranh luận quyết liệt, chứ đâu phải ai cũng dám "bật" lại, . YES OR NO?
|
53caugiay |
|
|
dkt chắc là viết tắt của địa kỹ thuật. Nếu đúng vậy thì thằng cha này chắc cũng biết bơi dưới đất.
|
kiwisoda |
|
|
Lần đầu vào topic nầy đọc, cũng là lần đầu thấy có anh mktvietnam chê thầy Trung như vầy, chắc anh mktvietnam là tay đại cao thủ rồi thì phải. Cã 11 năm làm cầu , biết thiết kế trên nền địa chất chịu biến động (động đất chẳng hạn) lại còn tối ưu hóa mọi khâu thì ... mới mong có hạng mục công trình thẩm mỹ, bền vững với thời gian được.
Xin anh mktvietnam dẩn chứng cụ thể:
1- Những cầu (BTCT hay Thép) nào tại đâu anh đã tham gia, phần nào?
2- Tính và thiết kế chịu biến động ra sao ? đưa TL dẩn chứng lên.
3- bền vững với thời gian,fatigue? tính và làm ra sao ?
4- Tối ưu hóa mọi khâu ra sao ? công trình thẩm mỹ -> cho vài hình ảnh cầu lên để kiễm chứng.
Nếu không có TL trả lời, thì ACE trong Diển đàng tôi sức mấy mà tin mktvietnam được.
Chém gió thì ACE nhà tôi cũng đã gặp nhiều rồi. Hổn hào thì cũng có gặp rồi.
Cũng lạ các bạn trong Dđ và tôi cũng biết chuyên môn chút ít, có đủ kiến thức để kiểm lại tài năng tính toán, thiết kế về động, về mõi và tối ưu cho các cây cầu , có khả năng kiểm công việc anh đã làm, có đúng như lời anh nói không.
Chúng tôi mong gặp được nhân tài thật sự, giúp đở cho nhau. Chứ chẵng muốn các "cụ non" vào quấy phá Dđ.
|
duancuacuon |
|
|
Hic lỡ học trường mỏ khoa địa chất công trình nên lấy nick là dkt tức là "đi khoan thuê" thôi chứ địa kĩ thuật khỉ gì toàn bốc đất thôi
|
Enriquecem |
|
|
Thôi bác Mktviet nam ơi
Bác có thấy không, vì chưa kể bác Ngọc đáp lại bác rất đàng hoàng, lịch sự và nhã nhặn kèm theo 1 chút nhắc nhở, thi thầy Trung chắc lại buồn nên không muốn nói gì khi bác suốt ngày vận dụng quy trình của thầy mà thi công nay quay lại bảo thầy này nọ. Riêng về thầy, mặc dù tôi chưa 1 lần gặp mặt, cũng chưa học thầy buổi nào nhưng tôi đã được đọc nhiều comment của thầy trên nhiều topic và tôi thực sự cảm thấy kính trọng thấy vì cách nói chuyện và giải đáp thắc mắc. Còn tôi nghĩ rằng có thể bạn bức xúc nhất thời do quan điểm bất đồng nên phán xét vậy thôi. Nếu là tôi, một lời xin lỗi cũng là một kết thúc tốt của topic này. Và biết đâu đấy, lại là một sự mở màn mới cho những lần tham gia hay hơn của thầy Trung sau này. Hãy vì ước mong chung của cả diễn đàn bạn nhé. Ta gặp nhau để cùng nhìn về một hướng chứ đâu phải để choảng nhau bể đầu, đúng không bạn?
|
RobbertooWig |
|
|
Mỗi bác này đưa ra câu trả lời cụ thể và "tối ưu hóa" {như anh gì nói ấy) cho chủ topic. Nhưng tôi xin bổ sung thêm tý:
- Khoan tạo lỗ k cần đến D76 đâu bác, D42 là ổn rồi.
- Bây giờ có món phá đá bằng thuốc nở nhanh gọn nhẹ hơn, nên dùng = PA này vì khối lượng đá k nhiều.
Có bác bảo không nên phá đá đi để đổ lại bằng BT tôi thấy chưa chuyên nghiệp, nếu cái phần đá đấy nó chiếm 2/3 -3/4 của bệ mố thì đổ BT bù để nâng cao độ bệ mố hay giữ nguyên như sử lý. Vì bác TVTK cái mố này phải kiểm toán lật và trượt mà.
Cái món khoan cấy thép giữa đá và bệ mố đúng là khuyến mại thật, phương pháp cổ điển xưa các cụ dùng cho nó chắc ăn, bây giờ tiên tiến rồi, các cháu cứ lôi ra kiểm toán trượt, thấy oke là khỏi phải khoan với cấy cho đỡ mất công.
Còn bác mkt này chưa biết thầy Trung với ngành cầu Viêt Nam có quan hệ với nhau ntn rồi. Có lẽ bác chuyên làm cầu "gỗ", và định chơi trò "cò gỗ mổ cò trong tranh" đây (tranh chắc làm = "giấy").
|
hoahuongduong |
|
|
Việc pha đá đi rồi đổ bù bê tông lại thì cần xem kỹ, thông thường sẽ được xem về các vần đề : Edh của đá, mức độ nứt nẻ của đá Kb, Rn của đá. Đối với công trình nhỏ việc bóc bỏ đá có thể rất đơn giản và không tốn kiếm nhiều, nên dễ dàng có quyết định, các anh thường cho rằng chuyên nghiệp là phải đưa và đủ thép, và bê tông à? theo thiển ý của tôi, việc này không nhất thiết:
1- Xét về kỹ thuật đá làm việc nguyên khối là tốt nhất, nếu không có tác động gây nứt nẻ ( động đất, nổ mìn....).
2- Khi đổ BTCT sẽ có phân vùng US cục bộ do Edh khác nhau( vì thế có anh bán keo mong hạn chế--> OK) nên để đáp ứng 3 yếu tố : Liên kết BTCT - nền đá và phân bố US tôt hơn; Hạn chế nứt nẻ có trong đá; Ổn định công trình. Như thế bài toán có đáp án về độ bền và ổn định ngay.
3- Việc cắm neo quan trọng nhất là kiểm soát được khả năng làm việc,nên có tính toán đường kính và bước( tôi đã có đề cập trước). đuòng kính lỗ khoan tùy theo đk thép neo. Nếu là fi32 nên là D76 vì bảo đảm về việc chèn vữa. Hơn nữa fi45 hay 42 đơn giá đôi khi cao hơn D76 ( vì thường thủ công mà) vậy nên đừng ngại khi dùng D76
4- Bóc đá tốt thay bàng bê tông là không kinh tế và mất nhiều thời gian. ( ở đây là đá tốt nhé) .
hay so sánh Kinh tế và kỹ thuật thì thấy ngay mức độ an toàn và tính hiệu quả ( Đây là cơ sở để xem công việc có thật sự chuyên nghiệp không đấy !)
|
SpencerJalf |
|
|
Vấn đề là bệ móng còn bố trí cốt thép, bác bảo để nguyên đá (tốt) thì bố trí cốt thép ra làm sao. Các bác chỉ quan tâm đến đá thôi ah.
Bác nên nhớ lỗ khoan D76 rất khó khoan = máy nén khí, máy nén khí chỉ thông dụng với
|
Robertbura |
|
|
Bác Ngọc nghĩ ra một câu chuyện khá hay, rất hàm ý, làm cho hai bác bán keo dán "chuột " (mktVietnam+phandungdkt) dễ mà bị thổ huyết không thì cũng bỏ nghề dán keo.
Đọc mấy phần tranh luận của các bác tôi thấy thế này, ở đây có hai trường phái hiện đại và cổ điển trong việc xây dựng công trình giao thông nhưng các bác hãy nghĩ đến một mục đích chung là công trình ổn định lâu dài với thời gian. Tôi thì không dám khẳng định là phuơng án nào tối ưu hơn vì còn phải tính toán, so sánh giá thành, kiểm chứng thực tế vv... nhưng tôi sẽ lựa chọn dựa vào túi tiền, quy mô công trinh và khả năng thi công.
Về chỗ bạn mktVietnam dám chê thầy Trung trước bàn dân thiên hạ là không nên vì sẽ bị các đệ tử trung thành chém tả tuơi. Bạn có biết hằng ngày bạn đang sử dụng cái tiêu chuẩn cầu 272-05 là do thầy soạn đó, tuy dịch nguyên bản gốc và bám theo nghĩa đen gây khó hiểu nhưng bạn phải cảm ơn thầy đã dám tiên phong. Và bạn có đọc những sách mà thầy Trung viết không tuy quyển nào nội dung cũng sơ sài nhưng lĩnh vực gì thầy cũng viết được, cũng tham gia, tuy ưu tiên về số lượng hơn là chất lượng nhưng đã cung cấp cho bạn khá nhiều kiến thức đó.
|
deptrainhatnha |
|
|
Anh Bạn làm đường không biết đã thấy người ta đặt thép chưa? nếu phải đặt thép bên trên nền đá thì đã làm sao nào?
Cái lỗ khoan D76 chuyên dùng cho khoan máy, làm thủ công mệt là đúng rồi, mấy cái máy nén khí chỉ dùng đào đất đá cường độ thấp thì được còn đá cứng chắc thì hỏng. Ở đây tôi thấy anh dùng Fi32 mà dùng lỗ khoan D 42 hay 45 là không ổn nên tôi mới đề xuất từ kinh nghiệm thế thôi. thường thì kiểu thế này ít dùng tới thép fi 32 lắm anh "làm đường" a! . Nếu thử neo mà ổn loại này thì cực hiếm đấy. Ngày xưa sở dĩ có cái đường kính fi 42 là do đởn giá nó cao( thủ công mà) nên máy ông nhà ta thi công cứ thích đề xuất, giờ bất đắc dĩ mối dùng thôi.
|
Alewohabee |
|
|
bác này không nên nói như vậy, "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" chứ, thầy Trung là người rất nhiệt tình, bận rất nhiều công việc nhưng thầy vẫn dành thời gian trả lời những thắc mắc của thế thệ đi sau. Bản thân tôi rất mến thầy, nửa đêm tôi đt hỏi thầy về kiến thức thầy vẫn nhiệt tình trả lời. Không phải nói nhiều thầy đã đóng góp rất nhiều cho ngành GTVT. Bác mktvietnam nói vậy chứng tỏ bác có cách nhìn rất thiển cận, không có đầu óc chỉ biết phán bừa, một lần nữa bác nên xem lại tôi và sửa bài nếu không xin mod xóa bài cuả bác này đi. tks alot!
|
EfrainKl |
|
|
Kính gởi Thầy Trung.
Đừng buồn Thầy nhé. Rất cám ơn Thầy hôm trước giúp đỡ Tôi về fc.
|
MichaelKl |
|
|
Tôi cũng ko đồng tình với cách trả lời của thầy Trung. Trả lời giống như nông dân "làm lụi" vậy. Với móng này tính như thế nào? Theo tôi thì cũng tính như móng nông bình thường, lấy Rtc bằng cường độ của đá(phải chia cho 1 hệ số an toàn), thì ta có được diện tích cần khoan và đổ bê tông. Sau đó cần kiển tra ổn định trượt. Vì địa hình đồi núi rất dễ trượt, lỡ đất đá
|
muadem116 |
|
|
Nếu nhớ không nhầm thì BS 8081 yêu cầu ít nhất có 10 mm vữa bao quanh neo. Vậy thì D32 cần lỗ khoan ít nhất là D51-D56. Nhắm mắt nhắm mũi thì tôi lấy cái đường kính lỗ khoan chừng 2-2,5 lần đường kính thép (với điều kiện là neo dạng thường, không có yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn này nọ) và kiểm tra xem thỏa mãn chiều dày tối thiểu của vữa bảo vệ hay không.
|
JacimtoCogy |
|
|
Đúng là có vụ này, anh không nhớ nhầm. Vấn đề là ở VN ngoài công trường họ vẫn có dùng và dùng được, tuy nhiên giờ người ta thiết kế một kiểu ra tc cũng nhiều kiểu lắm. Tôi cũng ớn mấy vụ ấy lắm rồi!
|
hoibmtose005 |
|
|
Thầy Trung tư vấn về kinh nghiệm thiết kế thôi, cái mà bác nói "nông dân làm lụi" đó bác học cả đời không hết đâu, không biết bác có phải dân thiết kế hay ko. Tất nhiên chúng ta phải tính toán. Đối với móng đặt trên nền đá như mố cầu dựa vào kết quả bc địa chất chúng ta tính toán ra sức kháng nén danh định của đá nhân với hệ số sức kháng nén (=0.55) theo 272-05 kiểm tra so với áp lực tính toán đáy móng do tải trọng thiết kế: q (nhỏ hơn rất nhiều so với sức chịu tải của đá). Các bác lưu ý rằng khi nén mẫu đá chúng ta có sức chịu tải của đá nhưng trong thực tế đá gốc tồn tại dạng khối nên sức chịu tải vô cùng lớn, móng đặt trên nền đá là yên tâm và an toàn, tải trọng tuyền trực tiếp và đá gốc. Khi tính toán chúng ta không cần tính cái mà bác bảo là "diện tích khoan" cái này làm thêm neo D32 để cho ổn định trong thi công và khai thác. nói chung là làm thêm để ngủ ngon giấc thôi. còn trong trường hợp địa hình đồi núi phức tạp dễ trượt lở đất đá như bác nói thì ta còn nhiều phuơng án khác đâu nhất thiết dùng móng nông, căn cứ vào kết quả báo cáo ks địa chất cụ thể chúng ta đưa ra PA tối ưu và tiết kiệm nhất.
Chúc các bác thành công.
|
MaroldPl |
|
|
Tự nhiên đang ko cần những lời khuyên quý báu của thầy Trung thế mà phá đám. Tôi không biết ông gì gì đó giỏi tới mức nào nhưng nói về mọi mặt thì chắc ông không bằng thầy Trung. Nói chung tôi chưa bao giờ học thầy Trung nhưng mọi vấn đề thiết kế đều đọc từ sách của thầy Trung cả. Có thể nói thầy Trung là 1 trong những giáo sư đầu nghành hiện nay. Có thể chưa hiểu lắm thì nên hỏi lại chứ ko nên phản bác 1 cách tiêu cực như thế.
|
EfrainKl |
|
|
bạn coi bị bắt bẻ đó
|
BrandonMr |
|