Hỏi đáp / Gia cố nền đất
Xử lý đất yếu? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Xử lý đất yếu?

     Xin chào cả nhà. em có mốt câu hỏi xin nhờ cả nhà chỉ giáo dùm. Nghe danh các bác : Bác Oanh, Bác Ngọc,Bác phạm,Bác hùng ...đã có rất nhiều bài viết về chủ đề về xử lý đất rất nóng bỏng. Nay tôi có một câu hỏi mà tôi không thấy có sách nào trả lời rỏ ràng: Đó là cách định nghĩa về các khái niệm : Độ lún cố kết,độ lún tức thời,độ lún sơ cấp,độ lún thứ cấp,độ lún thứ cấp xảy ra khi nào? Cách hiểu của tôi và ở trong các quyển sách đều không rỏ ràng lắm,mong các bác chỉ bảo dùm,Thank
Có 42 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
anhtuannguyen0904 Chúng nó xảy ra khi mà nếu không xảy ra thì chúng nó không chịu nổi.
anhtuannguyen0904
AlbertgeK + Độ lún cố kết = Độ lún sơ cấp
AlbertgeK
Alvarogime
Trong sách thí nghiệm đất hiện trường và ứng dụng trong phân tích nền móng có viết: Độ lún tức thời là khi nước chưa kịp thoát đi ,đất biến dạng như vật thể đàn hồi Độ lún cố kết (thấm) là do sự giảm thể tích lỗ rỗng ,do nước thoát dần ra ngoài Độ lún từ biến do biến dạng của bản thân khung cốt của đất (của bản thân hạt).
Alvarogime
hoang tuan Nếu cái này đúng thì chắc là (-) Độ lún cố kết = Độ lún thứ cấp
hoang tuan
lightzar Em chưa rõ lắm, Mong bác nói rõ hơn? Theo tôi hiểu độ lún thứ cấp là lún xẩy ra sau khi lún cố kết ( chỉ áp dụng cho một số loại đất yếu, và thông thường có thể coi độ cố kết đạt U>=90% là có thể xuất hiện lún thứ cấp).
lightzar
PrikoliSsSSdda Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx.
Luckyman
PrikoliSsSSdda Cái tô đỏ: - Với những vật liệu không có nước, ví dụ như cát khô, thì nó đúng là vẫn có lún tức thời khi nước không kịp thoát đi bởi vì không có nước. - Nếu lún tức thời biến dạng như vật thể đàn hồi khi gia tải thì nó có trồi trở lại y như cũ sau khi dỡ tải không ??? Nếu nó không trồi trở lại như cũ sau khi dỡ tải thì không phải là đàn hồi. . Nếu không phải là đàn hồi thì nó là cái gì ????
PrikoliSsSSdda
Alewohabee
trong đất gồm không khí, nước, và hạt đất (hạt đất này rất nhiếu thứ) - lún tức thời không khí sẻ thoát ra ( xãy ra rất nhanh) - lún sơ cấp ( lún cố kết) nước thoát ra. - lún thứ cấp ( quá cố kết) trạng thái bi phá hoại. đọc sách cơ học đất hoặc thổ chất. làm thí nghiệm nén cố kết thi biết.
Alewohabee
cameralenguyen
Sách cơ học đất ứng dụng của phan trường phiệt: Độ lún cố kết thấm là độ lún xảy ra ở giai đoạn đầu của quá trình lún cố kết nên gọi là độ lún sơ sinh(sơ cấp) Độ lún từ biến xảy ra ở giai đoạn tiếp sau nên được gọi là độ lún hậu sinh(thứ cấp)
cameralenguyen
rtgreter vret ẻ Cái màu đỏ: Với đất sét bùn ở tít dưới sâu, khi chịu nén sẽ có độ lún tức thời xảy ra rất nhanh. Nếu nguyên nhân là do khí thoát ra thì cái khí này sẽ đi đâu được khi đất ở tít dưới sâu. Chắc nó chạy từ nhà này sang nhà khác và khí nhà khác lại chạy sang nhà này. Nếu khí không chạy đi đâu được thì không có lún tức thời à ????
rtgreter vret ẻ
fordthudo1 Cái tít dưới sâu đó liệu với thời gian tức thời nó đã kịp chịu ảnh hưởng chưa bác nhỉ? Nói tóm lại bác cho câu trả lời toàn cục đi để hậu sinh học ạ.
fordthudo1
dacbiet
Nếu lún tức thời biến dạng như vật thể đàn hồi khi gia tải thì nó có trồi trở lại y như cũ sau khi dỡ tải không ??? Nếu nó không trồi trở lại như cũ sau khi dỡ tải thì không phải là đàn hồi. . Nếu không phải là đàn hồi thì nó là cái gì ???? Chắc đợi thấy ngọc tìm ra lý thuyết mới thay lý thuyết đàn hồi mới giải thích nổi
dacbiet
Alegowasea Cái tô màu đỏ : Cái định nghĩa về Cố kết thấm này là khác với định nghĩa cố kết thấm của Tẹc sa ghi. Theo Tẹc sa ghi cùng công thức tính lún của ông ấy thì lún cố kết thấm xảy ra mãi mãi cho đến khi thời gian bằng con số 8 nằm ngang thì dừng.
Alegowasea
thuymo
[QUOTE=NGOC_IBST;180709]Cái màu đỏ: Với đất sét bùn ở tít dưới sâu, khi chịu nén sẽ có độ lún tức thời xảy ra rất nhanh. Nếu nguyên nhân là do khí thoát ra thì cái khí này sẽ đi đâu được khi đất ở tít dưới sâu. Chắc nó chạy từ nhà này sang nhà khác và khí nhà khác lại chạy sang nhà này. Nếu khí không chạy đi đâu được thì không có lún tức thời à ????[/ cái này khó đấy, vậy theo bạn nước và không khí có đi chung được ko?
thuymo
suanhadthouse Chẳng biết, nhưng tôi thấy chúng nó vẫn tính cho đất ở tít dưới sâu.
suanhadthouse
Đúng rồi, tôi không biết lắm về đất nên lên đây để học. Nhờ bạn bày cho tôi mới biết là kiểu gì cũng có khí. Dưng mà, bạn lại bẩu là lún tức thời là do khí thoát ra rất nhanh nên tôi cứ băn khoăn là cái khí thoát ra thì nó thoát đi đâu. Chắc là rất khó thoát bởi mấy lần đi diving (lặn sâu) tôi rất khó trung tiện. Phải đợi đến khi ngoi lên mặt nước mới làm được. Chắc đất nó cũng như vậy khi nó nằm ở dưới sâu.
puma12 43 bạn suy diễn như vậy là sai lầm rui. bạn có thấy trong thí nghiệm nén có đại lượng hệ số rổng ko? có biết lổ rổng hình thanh cùng lúc với đất đá ko? và có 2 loại lổ rổng 1 loại chứa nước loại chứa khí. chắc bạn ko ranh về đất lắm. sâu cở nào củng có khí, ví dụ mỏ khí, ngay cả trong nước cung có khí.đá củng có....
puma12 43
rtgreter vret ẻ Nếu nước và không khí đi chung được thì có nghĩa là thoát khí đồng thời với thoát nước. Nếu vậy thì lại thấy giông giống với lún cố kết thấm mất rồi. Sau một hồi suy luận thì thấy lún tức thời có nguyên nhân giống hệt lún cố kết thấm à ???
rtgreter vret ẻ
casinomkw
Sau khi đọc mấy cái tranh luận này thì có 1 thằng cha xem ôm nó có ý kiến như sau: 1. Khi đặt tải hự 1 cái thì người ta thấy có một độ lún xảy ra gần như ngay lập tức (từ 1 s đến vài ngày cho hiện trường thực tế). Độ lún này không hoàn toàn là độ lún đàn hồi bởi nếu dỡ tải thấy nó không phòi trở lại như cũ. Theo phương pháp hộp đen, người ta chọn bừa công thức tính lún đàn hồi để tính trong đó thay thế mô đun đàn hồi bằng mô đun không thoát nước Eu. 2. Theo Tẹc sa ghi thì cái anh lún cố kết thấm là xảy ra như lời hứa của mấy đôi mới yêu nhau kiểu như là "anh sẽ cố kết thấm mãi mãi với em". Tình yêu kiểu này là không thực tế nên người ta quy định là chỉ lún cố kết sơ cấp cho đến khi đầu bạc răng long thôi (U = 0,9 đến 0,95). Cái anh lún cố kết sơ cấp này không phải là cố kết thấm của Tẹc sa ghi. Tuy nhiên do bí nên người ta lấy bừa công thức lún cố kết thấm của ông Tẹc sa ghi để tính cho lún cố kết sơ cấp. Thời gian xảy ra cái lún này là khi nước trong đất bắt đầu thoát ra cho đến khi U = 0,9 hoặc 0,95 tùy theo sự tùy tiện của từng chuyên gia. 3. Sau khi kết thúc cái anh lún cố kết sơ cấp thì người ta cho rằng sẽ xảy ra lún cố kết thứ cấp. Lún cố kết thứ cấp không hoàn toàn là lún từ biến nhưng người ta vẫn bí nên lấy bừa công thức của lún từ biến để tính toán cho nó. Túm lại: Cái việc tính lún theo các kiểu lún là toàn do bí nên dùng bừa các lý thuyết khác để tính lún. Thực tế đất nó lún ra răng thì chỉ có giời biết vì nghe nói Ông Trời là chồng của bà mẹ đất.
casinomkw
StephenDAK
Các phần khác bác Ngọc chém rụng lả tả rồi tôi chỉ xin bổ sung thêm một số mầm và lá thế này: (Phần này chỉ áp dụng cho mục nền đường thôi nhé) Lún tức thời: theo quan niệm của tôi là lún sảy ra ngay trong quá trình bắt đầu thi công dưới tải trọng của mấy anh xe ủi, xe ô tô trong lúc khai đào, nó chẳng phải là lún đàn hồi như mấy sách hay viết. Vì nó mù mờ, lờ mờ không rõ thế nào nên trong quy trình nó cũng để cho cái anh này lờ mờ biến đổi m=(01.-:-0.4)*Độ lún cố kết (phụ thuộc vào cái anh đất nền, càng yếu thì m càng lớn). Lún sơ cấp: thường thường tính đến U90. Ở cái tuổi 90 là tuổi thọ khá cao rồi, hiếm trường hợp tính đến tuổi thọ U95 lắm. (khi tính toán thời gian lún cố kết các bạn chú ý là cái anh thí nghiệm cố kết làm theo phương pháp nào nhé T50 hay T90 vì nó sẽ ảnh hưởng đến thông số Cv mà bạn lựa chọn) Lún thứ cấp: theo một số sách vở thì thấy cũng có nêu, nhưng với tôi thường bỏ qua vì khi xử lý nền bao giờ cũng phải xử lý đạt được >= 90%*Lún cố kết do đó theo tôi cái anh thứ cấp cho dù có cũng chẳng đáng là bao. Hơn nữa, nếu xử lý lún không đạt thì phần kết cấu mặt bao giờ cũng phải làm mặt đường cấp thấp, chấp nhận đường đi không đẹp trong vài năm sau khi đạt được yêu cầu mới làm mặt đường cao cấp.
StephenDAK
puma12 43
Em không có nhiều kinh nghiệm cho lăm nhưng như anh nói thi thật khó cho nhu cầu về kết cấu hạ tầng hiên nay.
puma12 43
EfrainKl
chào các anh em!thấy cac anh tôi trao đổi cũng hào hứng về vấn đề này nên tôi có vài ý thế này mong các anh tôi tham khảo:theo tôi được biết lún nền đất xảy ra do các quá trình:nén chặt,cố kết, biến dạng đàn hồi và biến dạng do từ biến của khung hạt.độ lún tức thời là độ lún xảy ra trong một thời gian ngắn sau khi đặt tải,lún tức thời xảy ra do biến dạng đàn hồi của đất.còn đối với các loại đất sét bão hòa nước thì sau khi đặt tải ngoài độ lún tức thời còn có lún do cố kết,độ lún do cố kết chỉ xảy ra khi có sự thoát nước(thấm) trong các lỗ rổng,mà tốc độ thoát nước của các loại đất sét thì rất lâu,có khi phải đến hàng triệu năm thì lún của các loại đất sét mới kết thúc.các quá trình nén chặt,cố kết và biến dạng đàn hồi của đất gây ra lún sơ cấp.còn độ lún thứ cấp theo tôi được biết là độ lún do quá trình từ biến của đất nền sau khi đã kết thúc quá trình lún sơ cấp.hiểu biết của tôi về cơ học đất còn hạn chế mong các anh tôi góp ý.
EfrainKl
ao anh xa
Lâu quá rồi quên không biết công thức nầy ở đâu và để làm gì. Stt = g * h * A2 * (GH - (A / A)2 * GH) / (Ebdtb * (A - A)) Các thầy có thể giúp nói rõ ý nghĩa của các ký tự trong đó nói gì và áp dụng để làm gì không hè. Hình như nó cũng thuộc lĩnh vực nền móng thì phải. Xin cho một câu hỏi : Có 1 cái đìa bùn nhảo như cháo lỏng KSDC 32m SPT=0; E0=0.36MPa; e=2.4; góc ms 3 độ, vậy làm sao san lấp. Bơm cát vào bao nhiêu chìm nghĩm bấy nhiêu chỉ có sụt bùn ? - Lún tức thời ? - Lún cố kết ? - Có làm đường được không ? Tui có đề xuất với chủ đầu tư mua thêm chiếc tàu cuốc để khi san lấp bơm cát vào thì bơm bùn lên ruộng phơi khô tái tận dụng làm vỉa hè và công viên sau nầy trồng cây đở tốn tiền mua đất.>>
ao anh xa
thatgia Làm tốt mà! Trong Năm Căn Đất Mũi còn yếu hơn thế mà vẫn làm được. Vấn đề là Chủ đầu tư có dám làm hay không? Nếu ổng vẫn muốn làm thì báo cho tôi nhé Kiếm ít tiền mới anh tôi uống bia.
thatgia
MichelPurn Về cái công thức tô đỏ thì có vẻ giông giống với công thức tính lún của Nga cũ ngày xưa. Bây giờ, cái việc tính lún như thế ít được sử dụng chính tắc nữa. Với trường hợp nền đất như bác TamNguyen (không thấy có chữ Yên Đổ ) đã đề cập thì người ta vẫn làm ngon. Đất có nhiều loại lún, biến dạng. Loại được xét đầu tiên là các loại lún và biến dạng khi nền đất bị phá hoại cường độ. Lúc này, giá trị lún là khó tính toán được và ít có ý nghĩa thực hành. Khi bơm cát vào mà nó cứ chìm nghỉm thì cái độ lún đó có thể được coi là lún do phá hoại cường độ. Khi đã khống chế được điều kiện phá hoại, việc tính các loại lún còn lại như tức thời, cố kết... mới có thể tiến hành được. Như vậy, với trường hợp mà bác TamNguyen đã nêu thì giai đoạn đầu là lún phá hoại. Sau đó, khi cứ đổ cát vào mãi thì thấy cái nền đất nó chán không phá hoại nữa. Lúc này thì nó sẽ xảy ra lún tức thời và rồi thì lún cố kết sơ cấp và sau đó là lún cố kết thứ cấp. Đất đó không cần phơi khô vẫn có thể sử dụng được ngay tại chỗ. Bác thừa biết cách làm nhưng cứ đùa cho vui. Nếu phơi đất vào các cái mâm thì đất sẽ nhanh khô hơn.
MichelPurn
profil7
Đất mà bác TamNguyen nêu ra chưa yếu bằng loại đất bùn ở bên Nga, hệ số rỗng của nó có khi bằng 10 (e ~ 10). Vậy mà người ta đã tiến hành xử lý trong khoảng thời gian có vài ngày để sau đó xe tăng đi qua được bình thường (1943 -1944).
profil7
PrikoliSsSSdda
Bác Ngọc nói đúng đấy. Trước đây 1982, khởi công làm đường Nhà Bè Duyên Hải, biết bao nhiêu cây tràm, đước và vĩ tre được xếp dọc ngang xiêng xéo kết hợp với đất sỏi đỏ laterite Đồng Nai, xe ủi lấn dần, nhún đến đâu bùn trào đùa sang 2 bên thành bờ mẫu và mặt đường cứ từng lớp cơi dần, có độn cốt thì tải dàn đều giảm lún. Gần 30 năm bù lún tu chỉnh dần mới được như thế... và con đường dân sinh chỉ có ngân sách NN mới làm được ! Con đường chiến lược chỉ có Công binh vận dụng mọi loại vật liệu đất, cát, đá tại chổ và các mõ gần nhất trong thời gian ngắn nhất có thể chuyển quân ra tuyến ? Chuyện bình thường... Ở đây, vốn tư nhân đầu tư kinh doanh địa ốc (Quy hoạch đô thị mới). Tại thời điểm đóng băng hiện nay có CĐT nào liều mạng lấy tiếng ? Dự báo san lấp đến cao trình (theo qui định +2.600) độ dày san lấp 2.40m và bù lún đến 90% để còn được lún dư cho phép < 0.40m (22TCN 262-2k) phải bù 3.20m. Kể cả giếng cát bq. tính tròn 7m³/m². Về tài chính gấp 3 lần. Đường NVL có thu phí, đường tẻ vào các khu đô thị thì chịu chết, vậy có nên chuyển công năng thành khu công viên sinh thái ? Hay khu chứa rác thải ? Cái khó là không phù hợp xây dựng. Nếu chỉ làm BT (T+1L) mà làm bè thì không kinh doanh được. Làm c/c 6-8 tầng mà cọc >= 60m, chả kinh tế chút nào hết. hay đăng ký chứa rác như bên Đa Phước chừng 50 năm sau chất tải chặt nền rồi xây dựng cũng được. >! . Các bạn góp ý nhé !
PrikoliSsSSdda
profil7
Đã bảo là xứ lý được hết mà! Tại sao cứ phải GIẾNG CÁT nhỉ? Có phương pháp tương tự san nền sao không làm???
profil7
AlbertgeK
Em xin có ý kiến: Lún tức thời: (lún đàn hồi) gây ra do biến dạng đàn hồi của đất(khô , ẩm hay bão hòa) mà ko làm thay đổi độ ẩm. Lún cố kết: (lún sơ cấp) Phụ thuộc tgian t & hs thấm k, là sự biến đổi thể tích của đất bão hòa do nước thoát ra khỏi lỗ rỗng trong đất. Lún thứ cấp: Phụ thuộc tgian t trog đk ứng suất có hiệu ko đổi.xh trong đất dính bão hòa nước(do sự sx lại cấu trúc của đất)
AlbertgeK
MrAn12345 Em xin hỏi các chuyên gia: khi gia tải đạt cố kết đạt yêu cầu thì - Dỡ tải trong mùa khô hay mùa mưa thì tốt nhỉ, vì tuyến đường này lại đi qua vùng ruộng ngập nước đến chân ta luy nền đường.
MrAn12345
EfrainKl trích lời giáo sư Xoay: dỡ mùa khô cho đỡ phải lội bẩn
EfrainKl
Stephenon Thưa các bạn, tôi muốn hỏi thêm chút là - Còn khoảng gần 10% chưa và đang cố kết liệu có bị áp lực ngang của nước dâng 2 bên ép vào không nhỉ - Khi dỡ tải tôi làm kết cấu mặt phải hoàn thiện mái để ốp và lấp hết các vị trí thoát nước lúc gia tải(hố đá dăm bọc vải địa), khi nền cố kết tiếp tục thì nước trong nền làm sao thoát ra, nhưng nền lại vẫn cố kết(bằng chứng là đường vẫn còn lún chậm, nên nhà báo nó hay cáo lên) Nhờ các bác chỉ giúp
Stephenon
lightzar Thưa các bạn, tôi muốn hỏi thêm chút là - Còn khoảng gần 10% chưa và đang cố kết liệu có bị áp lực nước dâng bên ngoài ép vào không nhỉ - Khi dỡ tải tôi làm kết cấu mặt phải hoàn thiện mái để ốp và lấp hết các vị trí thoát nước lúc gia tải, khi nền có kết tiếp tục thì nước trong nền làm sao thoát ra, nhưng nền lại vẫn cố kết(bằng chứng là đường vẫn còn lún chậm, nên nhà báo nó hay cáo lên) Nhờ các bác chỉ giúp
lightzar
hyutars
Trong thời buổi kinh tế bấp bênh, địa ốc đóng băng như hiện nay, các nhà đầu tư còn đang lo bị phá sản bất cứ lúc nào thì chỉ có tiền âm phủ mới dám phiêu lưu chạy theo công nghệ mới xử lý không đến nơi đến chốn nào cả mà chỉ thấy toàn phát sinh câu rê vừa tốn kém, tiêu hao nhân vật liệu và thời gian, kinh doanh không hiệu quả, sập tiệm mấy hồi ? Thầy Ngọc vừa mới có mấy cái topic lót lá và kê chõng, còn tiết mục mắc võng lưới Geo thì chưa thấy ai lên tiếng. Nền đường sau khi làm xong thường hay bị xé toạt dọc cận biên tại những nơi qua vùng đất yếu. Đường cao tốc Bắc Hà chưa kịp thôi nôi cũng có sự cố tương tự; không biết mấy anh bán võng lưới và vải tám có suy nghỉ gì không ? Ở Nam bộ dân gian họ làm đường đơn giản lắm, cứ vét bùn đắp bờ trồng cỏ (nhất là cỏ can-ti-vơ) chờ cho rể cỏ bó cứng bùn họ lại đắp tiếp, chừng 1 năm sau là có nền đường, xe nông nghiệp chạy phà phà, chổ nào lún là lấy đất ta luy có sẵn rể cỏ và gốc rạ tấp lên rồi bồi thêm bùn sửa lại ta luy mới cho đến khi nền chịu được xe tải nặng họ mới đại tu nâng cấp móng đá áo đường.... vừa rẻ lại vừa bền. Cụ thể là tuyến đường Nhà Bè Duyên Hải ở TP.HCM, xử lý ban đầu có kết hợp tràm và tre chống lún cục bộ và trải mặt bằng đất sỏi đỏ 30-40% laterite Đồng Nai. Bây giờ là đường nhựa sáng sủa biết bao!! Thuở hàn vi làm gì cũng tốt, khá giả rồi học sách đua đòi " làm giàu tư bản, làm nghèo nhân dân". Vật liệu mới đâu đã đáp ứng mọi tính năng kỹ thuật và giá mây thì chỉ khi nào cấp bách, đáp ứng bài toán kinh tế thì CĐT mới nên sử dụng. Trong kinh doanh đâu chỉ bỏ tiền mua sản phẩm hàng nằm...lãi mẹ đẻ lãi con : chờ chết. Một lần, nghe báo cáo về xử lý bấc thấm chân không; anh bạn Vũ (chuyên mua bán vải, lưới, làm chủ xị) có đề cập tới 1 công trình nào đó mà anh đã tham gia. Theo tính toán dự báo lún ban đầu sau khi gia tải ghim bấc và hút chân không, sau 5 tháng thì tổng lún là 3.50m đạt yêu cầu cố kết 90%. Nhưng… chỉ có 3 tháng mà nền đã sụp đến 5m (cũng vì cái nhưng này mà chủ đầu tư đã phải nghiến răng bay qua Bali an dưỡng hết nữa tháng). So sánh 2 bản báo cáo ĐCCT mà tôi hỏi các bạn nên làm gì và công trình đã lún tới bến nầy thì tương đương. Và anh bạn khuyên 1 câu "Dục tốc bất đạt" không nên vắt nước lấy bụi bùn, đất nầy co ngót lớn lắm, xử lý thoáng cho nước tự trào, tự thoát, tự dẽ chặt theo tốc độ gia tải bám bùn là tốt nhất, đến một thời điểm nào đó cát thâm nhập xuống bùn thành nền á cát có góc ma sát > 20d, m nở hông < 0.4 ; lúc đó hảy xử lý thấm đứng. Đó chỉ là ý kiến, nghe qua có lý, không biết có đúng không, nhờ các bạn giúp cho làm cách gì cho rẻ (?) mà không để phá hoại sâu. 1.Ở đây đất không chân chỉ có đàn mà không hồi. Cần xử lý, cải tạo. 2.Chưa đủ tải gây lún, chưa cố kết được. (Tạm thời chưa tính lún, sẽ làm lại ĐCCT sau cải tạo). 3.Phân tử vật chất chưa đạt đến độ dẽ chặt tối ưu thì không thể biến tính (loại trừ bài toán từ biến)
hyutars
taolaai Để cửa thoát nước. Khoảng 20-:-50 để 1 chú.
taolaai
BrandonMr Có rất nhiều cách! Vấn đề là phải biết được nó yếu đến mức nào? Mà muốn biết được thì phải có cái đầu vào? VD: Hỏi: Tôi có cái vùng đất nó yếu như nước mà vẫn muốn có đường đi được trên nó? Trả lời: Nhiều tiền thì xây cầu cạn. Ít tiền thì xây 2 cái bến rồi làm con phà chạy qua chạy lại, không thì xây bến thôi sau đó cứ để dân nó bơi thuyền cũng đc. Nói vui vậy để bạn hiểu giải pháp xử lý có hiện thực hay không thì phải coi cái anh bạn đất nền của bạn thế nào? Còn về giải pháp xử lý có nhiều lắm, vấn đề là bạn chọn giải pháp triệt để hay không triệt để (giống như giải pháp sống chung với lũ ấy). Tôi thấy trình độ hiện tại có rất nhiều giải pháp rẻ mà hiệu quả tại sao lại cứ phải là: giếng cát, bấc thấm, gia cố chân không????
BrandonMr
Freddievaw
Các bác cho tôi hỏi hiện tượng hao hụt đất khi ta đào một thể tích đất nhất định sau đó đắp lại bằng chính lượng đất đó thì lại thấy lượng đất bị hao hụt đi rất nhiều (không đầy thể tích đã đào)? xin cảm ơn
Freddievaw
cameralenguyen Bác làm thí nghiệm thấy như thế thật àh???
cameralenguyen
MichelPurn
Theo tôi sau khi tham khảo các ý kiến của các bạn , tôi xin mạn phép góp ý 1 câu thui : Ở chương IV " Độ lún của nền đất" trang 112 - 113 Của Giáo trình cơ học đất nêu rất rõ các khái niệm các bạn đã thảo luận . và tôi thấy có thể có sai lầm trong các quan niệm về tải trong quá trình đặt vấn đề VD : thả 1 cục đá xuống nền đất cứng sau khi lấy cục đá lên vết lõm vẫn tồn tại . Nhưng nếu ném nó xuống bùn sệt thì liệu hiện tượng trên còn không . Mong các ban chỉ giáo thêm để học hỏi
MichelPurn
GeorgeEr Ném hòn đá xuồng bùn sệt sợ mất luôn cả hòn đá ấy chứ, nói gì đền vết lõm>>>>
GeorgeEr
Vincentpype theo em,khi đắp đất mới nó có độ tơi xốp lớn ,vậy nên khi bù vào ắt nó sẽ lún khá nhiều và nhanh nữa.vậy nên mà k thể đầy thể tích mà bác đào đi,nên tính toán phải nhân với hệ số độ tơi xốp nữa ạ
Vincentpype
profilmuoinam15 nếu ném xuống bùn sệt thì giữa lõm bùn sệt trồi mô lên.. đàn hồi..các bác coi phải không.:
profilmuoinam15
GeraldKr bác cho một gợi ý đc không? hay là cái bác Tamnguyen goi là lưới gì đó a? Phải xem va theo dõi để học bằng được bài học này vậy
GeraldKr

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Đất bão hòa?    (có 13 câu trả lời)
       Ko hiểu vì sao thường san lấp bằng cát?    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính toán lún cho móng băng?    (có 10 câu trả lời)
       Dung dịch bentonite?    (có 15 câu trả lời)
       Giải pháp gia cố móng 70cm khi hàng xóm xây 6 tầng + móng ép cọc?    (có 11 câu trả lời)
       Xử lý nền đất yếu bằng vải địa _ Thông số của vải địa KT trong SLOPE?    (có 6 câu trả lời)
       Xử lý nền móng đồng bằng sông Cửu Long?    (có 13 câu trả lời)
       Khả năng xây dựng của cát mịn?    (có 10 câu trả lời)
       Nguyên nhân gây hư hỏng công trình khi XD trên nền đất yếu?    (có 12 câu trả lời)
       Móng cừ tràm nhà nhỏ liên kề?    (có 16 câu trả lời)
       Dùng cát thô cho giếng cát?    (có 8 câu trả lời)
       Nhà nào gây lún?    (có 24 câu trả lời)
       Kết quả áp lực chân không trong Vacuum Preloading!    (có 276 câu trả lời)
       Sự cố nền?    (có 8 câu trả lời)
       Thi công vải địa kỹ thuật?    (có 25 câu trả lời)
       Cách tính toán lún nền cát SPT=10?    (có 33 câu trả lời)
       Cách tính toán lún của nền đất thấm 2 chiều?    (có 7 câu trả lời)
       Cọc Cát đầm (sand Compaction Pile)!    (có 39 câu trả lời)
       Gia cố nền bằng cọc tre!    (có 11 câu trả lời)
       Xử lý nền đất yếu bằng PP đầm động (dynamic compaction)?    (có 36 câu trả lời)
       Mối quan hệ giữa Modun đàn hồi E và sức kháng cắt C của cọc ximăng đất    (có 9 câu trả lời)
       Cát ở đệm cát bị xói ngầm    (có 5 câu trả lời)
       Cọc giảm lún?    (có 12 câu trả lời)
       Cọc Xi Măng đất Dsmc?    (có 20 câu trả lời)
       Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?    (có 6 câu trả lời)
       [Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.    (có 16 câu trả lời)
       Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút!    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý nền bằng bao đất    (có 24 câu trả lời)
       Khi nào dùng giếng cát, cọc cát    (có 11 câu trả lời)
       Biểu đồ đường cong thành phần hạt.    (có 21 câu trả lời)
       Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp    (có 24 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?    (có 29 câu trả lời)
       lún từ biến nền đất yếu    (có 91 câu trả lời)
       Ý nghĩa phân tích drain và undrained?    (có 129 câu trả lời)
       Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis    (có 5 câu trả lời)
       Làm móng thủy đình    (có 7 câu trả lời)
       Móng bếp trên mặt ao lấp    (có 10 câu trả lời)
       xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún    (có 6 câu trả lời)
       Đánh giá độ bền của nền đất yếu?    (có 9 câu trả lời)
       Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi để đảm bảo cảnh quan thiên nhiên    (có 10 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ Phần Mềm SASPRO Gấp    (có 5 câu trả lời)
       Gia cố móng trên đất đắp    (có 17 câu trả lời)
       SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên    (có 5 câu trả lời)
       Khái niệm peak angle of friction    (có 9 câu trả lời)
       độ cố kết    (có 6 câu trả lời)
       Đắp nền đất yếu theo giai đoạn    (có 27 câu trả lời)
       Cọc xiên?    (có 8 câu trả lời)
       Kết cấu của đất    (có 13 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top