sức chịu tải quy ước và cũng có một số diễn đàn đề cập đến chủ đề này. Nhưng tôi thấy còn một số khía cạnh mà các bạn chưa chú ý đến." />
Về sức chịu tải quy ước - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Về sức chịu tải quy ước
Tôi thấy các bạn bên lĩnh vực kết cấu hay quan tâm đến sức chịu tải quy ước và cũng có một số diễn đàn đề cập đến chủ đề này. Nhưng tôi thấy còn một số khía cạnh mà các bạn chưa chú ý đến. Đó là xác định giá trị tính toán theo trạng thái giới hạn I (chịu tải), giới hạn II (biến dạng). Vì phần lớn các báo cáo kết quả khảo sát ĐCCT hiện nay thường chỉ cho giá trị TB (tiêu chuẩn) mà kô đưa ra các giá trị tính toán.
Vì vậy, các bạn bên kết cấu sử dụng giá trị này như thế nào trong tính toán?
Các giá trị tính toán theo 2 trạng thái(ví dụ như C, phi) nhỏ hơn giá trị tiêu chuẩn, mức độ như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào sự phân tán của kết quả thí nghiệm trong phòng (ví dụ theo tô). Mà sức chịu tải quy ước lại phụ thuộc vào C, phi?!. Ngoài ra đối với đất rời(cát chẳng hạn), không biết làm sao mà xác định giá trị sức chịu tải quy ước theo trạng thái 1?
Có 47 câu trả lời!!
|
|
|
Về nguyên tắc, hồ sơ địa chất đó chưa đầy đủ. Trong hồ sơ địa chất phải tính toán các giá trị tính toán của các chỉ tiêu với các xác suất độ tin cây khác nhau (ví dụ với TTGHI: c, f tính với xs độ tin cậy a=0.95). Bạn có thể xem trong TCXD 74-1987: đất xây dựng - phương pháp chỉnh lý thống kê các kết quả xác định các đặc trưng; TCXD 45-78 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình; TCVN 4253-86 nền các công trình thủy công hoặc sách Tính toán móng nông của thày Vũ Công Ngữ và các tiêu chuẩn về nền móng khác.
Về sức chịu tải qui ước bạn có thể đọc cuốn cơ học đất do thày Bùi Anh Định chủ biên và các sách nền móng, cơ học đất khác.
|
Amen1402 |
|
|
Chào các bác,
Cho tôi tham kiến một chút.
Có nên bàn ở đây chỉ là cách chỉnh lý số liệu theo các trạng thái giới hạn, mà cái đó theo tôi thì cứ làm đúng theo TC như bạn wavessg2006 đề cập hoặc theo TCXD 74-1987 thì sẽ chẳng có gì phải bàn thêm.
Vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là chúng ta không nên nhầm lẫn giữa sức chịu tải quy ước và sức chịu tải tiêu chuẩn. Sức chịu tải quy ước chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc đánh giá một cách tương đối về khả năng chịu tải của đất khi khảo sát địa chất công trình. Sức chịu tải tiêu chuẩn mới thực sự đánh giá khả năng chịu tải của đất nền cho móng và được xác định qua kích thước móng, phi, c, gamma (dung trọng)-tất nhiên là lấy theo các giá trị đã được chỉnh lý thống kê. Còn sức chịu tải quy ước thì chỉ có ý nghĩa "quy ước" theo đúng cái tên của nó và được tính khi móng vuông có kích thước rộng =1m, sâu =1m. Và cũng chẳng có kỹ sư kết cấu nào dùng đến cái gọi là sức chịu tải quy ước đó để tính toán cả mà chỉ tham khảo thôi. Cái đó kể ra cũng hay khi anh tôi làng địa chất công trình đưa vào báo cáo KSĐCCT cho nó có vẻ "Technical" một chút và qua đó "phán" thì dù sao cũng hay hơn là không có.
À mà tôi đố bác nào dịch được cái sức chịu tải quy ước ra tiếng Anh đấy. Nếu có dịch ra thì tôi cũng đố luôn xem có bố thằng tây nào hiểu được. Nếu có viết công thức tính ra thì may ra nó hiểu, nhưng hiểu được cách tính rồi thì nó lại càng không hiểu tính vậy để làm gì.
|
GordonEt |
|
|
Vậy vấn đề này giải quyết sao hả pác Wasabi
|
Arthumters |
|
|
đã làm việc với tây thì bỏ cái sức chịu tải quy ước đó đi, làm theo mẫu báo cáo của họ.
Còn nếu để thì dịch thế quái nào cũng được, vì đằng nào họ cũng chẳng hiểu và không dùng đến
|
thanhtruc |
|
|
Với tôi:
Sức chịu tải quy ước chỉ để có khái niệm tổng quan về cường độ nền. Tuy nhiên điều này củng không cần vì xem xét phi, c hay số SPT thì chính xác hơn.
Tây không có khái niệm sức chịu tải quy ước, chỉ có các giá trị theo trạng thái giới hạn 1, giới hạn 2.
|
hoangphunhan |
|
|
Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003 |
Luckyman
|
|
|
tôi có ý kiến về vấn đề này
khi bên báo cáo địa chất của công trình sắp thiết kế ; người ta cung cấp đầy đủ các tính chất của đất ; và đánh giá đất ; và sau đó người ta đánh giá khả năng chịu lực của đất với khối móng BXL=1mx1m cho mỗi loại đất ; cái ngày thực ra ta không thể dùng con số này để thiết kế nền móng được ; bởi vì khả năng chịu lực của đất phụ thuộc vào diện tích móng thực tế ; vì sao thì các bác đã học hết rồi nên dư biết ; nhưng tại sao báo cáo địa chất lại có Sức Chịu TẢi Quy Ước??/ là vì đó cũgn là cơ sở để đánh giá đất tốt hay yếu qua cường độ đất nền cho diện tiếp xúc với đơn vị 1m2; nhưng có thể sài được cho nhà phố cũng không sao ; nhưng công trình quy mô thì không đùa được ; vì thế nó đánh giá sơ bộ thôi về đất ; nếu ta tính toán mógn và so sánh với Nó nếu có chênh lệch quá lớn thì cũng có cơ sở để xem lại ta đã đúng chưa ; tăng thêm niềm tin và sự cẩn thận của kỷ sư thiết kế nền móng
vài dòng
|
hoangphunhan |
|
|
Cái từ "quy ước" ở đây chắc các thầy viết sách trước kia dùng để mô tả cái hố móng quy ước 1mx1m đó ông anh ạ!
Mà tôi cũng chả hiểu sao trong tài liệu báo cáo địa chất luôn luôn có đại lượng này để làm chi ko biết, có sử dụng được gì đâu, anh tôi thiết kế toàn phải tính lại để có cái sức chịu tải tiêu chuẩn ko hà.
|
lightzar |
|
|
Quả đúng là "quy ước" vì nó là quy ước cho móng 1mx1m. Chỉ để đánh giá tương đối và đấy là ý nghĩa của nó. Lý do tại sao báo cáo địa chất nào cũng có là vì từ trước đến giờ vẫn thế. Hì , ông sau bắt chước ông trước, cứ thế làm theo, có nhiều ông còn tưởng cái này dùng để tính móng .
Có lắm cái trong ngành ĐCCT bắt chước buồn cười lắm, cứ như là "quy ước" ấy. Ví dụ, cứ nhìn mấy cái đánh giá đất đá trong các bài báo khoa học hay một báo cáo bất kỳ, về ổn định mái dốc chẳng hạn, các bác nhà ta bưng tất cả 17 chỉ tiêu (thậm chí để nguyên cả bảng và còn nhiều hơn 17 chỉ tiêu, cả giá sức chịu tải quy ước mà chúng ta đang nói) vào để báo cáo, chả hiểu chỉ tiêu nào có tính quyết định đến việc tính toán. Có lẽ phải như thế mới thể hiện được tôi là dân địa chất công trình chăng? Hay cũng là theo khuôn mẫu của các tiền bối đi trước. Có một điều tôi phải công nhận là cứ nhìn thấy cái báo cáo nào như vậy, thì chắc chắn tác giả của nó là đồng nghiệp ĐCCT chứ không phải dân kết cấu hay địa kỹ thuật.
|
terrydoa |
|
|
Sức chịu tải Ro có ích đấy chứ, nhằm nhận định lớp đất này tốt, yếu. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhằm đánh giá khả năng chịu tải quy ước của đất nền khi b=h=1m. Tuy nó không dùng để tính toán móng nhưng báo cáo khảo sát địa chất công trình vẫn phải có nó, dựa vào đây người đọc báo cáo có thể biết là đất yếu hay đất tốt.
Không thể bỏ nó được.
|
dolkihote |
|
|
chuyện này thì ko ai phủ nhận
|
Robertbura |
|
|
Có tôi phủ nhận.
Các đồng chí thiết kế phát biểu đi, R quy ước dùng để làm gì, không có nó thì có vấn đề gì không?
To wasabi
Nhiệm vụ khảo sát do tư vấn lập. TRong đó , tuỳ theo tính chất công việc sẽ có nội dung tương ứng, do đó không nhất thiết là 17 chỉ tiêu mà chỉ thí nghiệm các chỉ tiêu cần thiết. Vì vậy nếu bạn thiết kế móng sâu mà chằm hăm soi vào R quy ước ( thông số cần thiết mà TCXD đề cập phải là số SPT) thì chẳng ra làm sao.
Tóm lại cần có tư vấn giỏi để lập đúng nhiệm vụ khảo sát.
( Trong một số trường hợp có lẽ R quy ước củng cần thiết, tuy nhiên nó chỉ là thông số phụ)
Các bạn chỉ giáo thêm.
|
BrandonMr |
|
|
tôi ko phủ nhận vì nhìn vào đó cũng biết được sơ bộ đât nền. Còn bác ko cần thì bác vẫn tính ra được R từ những chỉ tiêu khác. cho nên sct quy ước có hay ko là ko quan trọng nhưng ko thể nói nó ko có ý nghĩa gì. Thân
|
Edwandhext |
|
|
Tôi nhất trí với bạn betameo.R quy ước chỉ là thông số phụ, chỉ đánh giá sơ bộ đối với móng nông mà thôi. Như vậy, tôi không hề phủ nhận ý nghĩa của R qư, có điều tùy lúc mới đưa vào báo cáo ĐCCT. Nếu là hàng chuyên gia về thạch luận, thì chẳng cần nhìn vào Rquy ước làm gì vẫn biết nó tốt xấu thế nào, còn nếu lơ mơ thì nhiều khi nhìn vào R qư lại nguy hiểm, chưa hẳn Rqư lớn đã là tốt. Điều này xin các bạn chỉ giáo thêm.
Còn theo bạn nguyenthinu168, nếu nhất thiết trong báo cáo phải có, bạn dịch giúp cái sức chịu tải quy ước này sang tiếng Anh sao cho bọn mắt xanh, mũi lõ nó hiểu, thanks.
Còn chuyện các chỉ tiêu (17 hay n chỉ tiêu cũng vậy), tôi muốn nói là không phải lúc nào cũng cần thiết và phải trưng hết ra khi báo cáo, đặc biệt là một báo cáo khoa học. Nếu trong báo cáo ĐCCT thông thường thì tôi không nói làm gì, vì phải đếm chỉ tiêu tính tiền (nghe hơi "chợ" một chút) , còn trong khoa học thì chúng ta nên trình bày những gì cần thiết với yêu cầu thiết kế.
|
puma12 43 |
|
|
Riêng với bọn Tây thì đâu cần các chỉ tiêu đó. Nó bắt khoan nhiều, lấy mẫu nhiều, nhưng thí nghiệm mẫu thì ít , nó cần chính xác và nó yêu cầu cụ thể từng chỉ tiêu một và tiêu chuẩn thí nghiệm cho từng chỉ tiêu. Không nhiêu chỉ tiêu như của VN.
|
ngoctrinh |
|
|
Bác nói cũng đúng đó nhưng người Việt tôi thì muốn làm việc nhiều lấy số lượng chứ không có lấy chất ,Em có tham qan một số nơi kiểm định thấy mấy ông mang mẫu về vứt đó sau rùi kiển định sau thế gọi gì là Chất nữa.nói không hay ra mấy ông này còn kiếm thêm chút ìt từ sản phẩm này.còn về giá trị R tiêu chuẩn mọi người bàn rất hay đó nhưng tiêu chuẩn Việt Nam thiên về an toàn nhiều quá có mấy ai có bản tiêu chuẩn nào hay có thể Post len cho chúng tôi coi với nha!> >
|
hoibmtose005 |
|
|
Nếu ko có nó tôi cũng ko ngại gì, vì thật ra nếu bác tính cho móng nông thì bác sẽ nghĩ đến Rtc, kèm theo nó là bác kiểm tra lại độ sệt B, C, ma sát. Còn nếu bác tính cho móng cọc thì ngoài các đại lượng đó để ra được SCT 1 cọc, tính lún cho khối móng quy ước thì bác có thể áp dụng cách SPT để ra thêm 1 con số nữa. Từ đó bác sẽ kiểm chứng lại SCT 1 cọc theo cách tính nào an toàn rồi làm cho bài thiết kế của tôi. Nói chung Rqu chẳng có tác dụng gì.
Em chưa từng bao giờ dòm ngó đến con số Rqu này!
|
Charlesquew |
|
|
Bác ah`, nếu quả như lời bác nói thì ở chổ bác tư vấn vẽ đường chạy rồi, chủ đầu tư yếu rồi. Thật ra nếu làm theo đúng luật xây dựng thì trong giai đoạn này GS A của chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm theo chân mấy anh thí nghiệm của tư vấn đến phòng thí nghiệm kiểm tra. Tất nhiên là tôi đang nói theo luật, còn thực tế ngoài cuộc sống kia thì chẳng có anh GS A nào lại "làm khó" như vậy! Luật thì vẫn bài bản đầy đủ đấy bác, nếu có chuyện xãy ra bác sẽ thấy tính chặt chẽ của luật tôi!
|
AlbertDOB |
|
|
bác nói hay lắm nói tiếp đi> >. Nói rõ về cái spt xem
|
RaymondEr |
|
|
Thí nghiệm trong phòng cho độ chính xác cao, SPT là thí nghiệm được xem là kém chính xác nhất trong các loại thí nghiệm hiện trường. Khi bác dùng hai loại thông số có được từ hai nguồn thí nghiệm để so sánh độ chính xác để có con số an toàn theo tôi là không đúng. Chẳng qua là chọn giá trị min để an toàn hơn thôi, còn hệ số an toàn thật sự thì....
nhờ bác giải thích làm rỏ.
|
hoahuongduong |
|
|
1) Thí nghiệm theo PP nào cũng chỉ là "dự báo" SCT thôi, ko có cách nào chính xác đến 100% hết. Trên thế giới này có đến... mấy chục cách tính "dự báo" SCT bác ah. Ng kí sư thiết kế bây giờ "quyền" to lắm, có thể tính theo nhiều cách để ra được SCT. Miễn sao chọn 1 con số "an toàn". Tôi ví dụ như: nội trong TCXDVN 205:1998 đã có đến mấy cách dự báo ra SCT; tôi bên cầu thì còn thêm QT79 theo Nga xưa kia, 22TCN 272-05 theo ASSHTO Mỹ, mà trong 272-05 đã có 3 cách tính, rồi còn cho phép tham khảo 1 số quy chuẩn khác nữa, hóa ra sơ sơ gần ... 10 cách.
2) An toàn nhất là cách khi đưa ra thi công, khi đã "dự báo" ra chiều dài cọc để đạt SCT "dự báo" đó. Nếu bên nhà thì thữ tĩnh cọc. Còn bên cầu thì luôn luôn lúc đóng cọc thử thì KS thiết kế phải có mặt để quyết định chiều dài thực tế của cọc. Hệ số an toàn là ở chổ đó đó bác.
|
Alewohabee |
|
|
Bác nói rỏ thêm nội dung:
Trong nhiều cách tính SCT , với nhửng công trình bác tham gia có tình trạng giá trị min thường là giá trị tính từ số SPT không?
|
jinchan |
|
|
Giá trị SPT rất quan trọng trong thiết kế và trong xác định độ chặt, trạng thái của đất. Nhưng sai số SPT do nguyên nhân khách quan thường xảy ra. Nên cần kết hợp với kết quả thí nghiệm trong phòng , không nên phủ nhận kết quả thí nghiệm trong phòng.
Giá trị sức chiu tải trong dân dụng hầu như người thiết kế không cần mà chỉ là giá trị tham khảo. bởi vì các số liệu khác người thiết kế sẽ tính toán lai.
Trong giao thông TCN còn đưa ra sức chịu tải ứng với các loại đất khác nhạu giá trị này rất quan trọng trong thiết kế đường vì nó giúp cho người thiết kế có cách nhìn tổng quan nhất và đưa ra phương án đào đắp sau đó sẽ kiểm toán ổn định của nền. do đó bạn nói giá trị sưc chiu tai ko can thiêt??? có gi ban chi giao them nhe!!!
|
AlbertDOB |
|
|
Thông thường trong quá trình thiết kế đường thì thông qua cột địa tầng và số búa SPT nhảy, tất nhiên kết hợp với TN trong phòng để cho ra độ sêt, C, fi... để đánh giá chất lượng đất (từ đó cũng cho phép gọi tên đất) và từ đó tìm ra biện pháp xữ lý nền (đào, xữ lý vãi địa, đắp cát hay hơn nữa là dùng cọc cát... nếu cấp đường quan trọng và chiều sâu lớp bùn sâu quá). Chứ ko ai nhìn vào Rqu 1x1m để đánh giá là đất này yếu hay ngon cả.
|
Happyspringla2007 |
|
|
Nói chung ko biết bên bạn thì sao chứ bên tôi thì tự có luôn máy khoan địa chất nên ngay từ giai đoạn ban đầu này tôi đã "bám" rất sát mấy anh bên tổ khoan từ chất lượng khoan, cách đếm búa SPT cho đến công tác lấy mẫu, chiều sâu từng lớp địa chất (liên tục gọi điện để quyết định chiều sâu hố khoan). Thì tôi thấy rằng giá trị SPT nếu được đếm đàng hoàng thì khi tính ra kết quả (theo 272-05) là ổn định hơn các PP tính trong phòng TN, giá trị SCT tính ra gần xít sát so với SCT thực tế. Chiều dài cọc thường thì tính ra chỉ "dư" hơn thực tế 1, 2m (tính từ ngày tôi làm cái cầu đầu tiên tới tháng 01/08). Nói chung là ko bị phát sinh tăng, ko bị chủ đầu tư la.
Vài lời góp ý cùng bạn!
|
levantrai |
|
|
KO DÙNG SPT TÍNH CHO ĐẤT BÙN. BÁC RẤT CÓ LÝ, NÊN KS CẶN KẼ. KẾT QUẢ SPT CŨNG KHÁ TIN CẬY SAU NÀY CÒN THỬ TĨNH ĐỂ KIỂM TRA NỮA NÊN AN TÂM
|
Robertgomo |
|
|
các bác cho tôi tham khảo:
Số SPT đưa vào tính toắn các bác hiệu chỉnh bao nhiêu phần trăm năng lượng hữu ích.
Ngoằi ra cần hiệu chỉnh gì nữa không.
Hơi lạc đề mong mọi người bỏ qua.
Thân.
|
noithatap |
|
|
Có một số bác chưa hiểu ý nghĩa của sức chịu tải quy ước được nêu trong các tài liệu địa chất. Ví dụ: có bác thì cho là vì sức chịu tải tính cho móng 1mx1m nên gọi là quy ước, có bác lại không rõ đây là thuộc trạng thái giới hạn 1 hay giới hạn 2.
Thực ra, theo tiêu chuẩn tính toán của Liên Xô cũ (trước đây Việt Nam thường áp dụng) có một đại lượng là Rtc (Liên Xô là RH)được gọi là "áp lực tiêu chuẩn của nền đất" hay "áp lực tính toán quy ước".
Ý nghĩa của Rtc: là giới hạn đảm bảo rằng dưới áp lực này, ứng suất trong nền còn khá nhỏ (cụ thể là vùng biến dạng dẻo chỉ mới phát triển tới độ sâu b/4 kể từ đáy móng, với b là chiều rộng móng), và do vậy có thể chấp nhận giả thiết nền biến dạng tuyến tính. Đây là điều kiện để có thể tính ứng suất trong nền đất theo lý thuyết đàn hồi và có thể áp dụng tính lún theo phương pháp cộng lún.
Công thức tính Rtc này cũng phụ thuộc vào C, phi, gamma. Nhưng cách tính thì khác với cách tính sức chịu tải của nền đất (trạng thái giới hạn 1) mà được tiếp cận theo lý thuyết cân bằng giới hạn (ví dụ công thức của Tezaghi, Mayerhof...).
Tuy nhiên, qua áp lực Rtc này cũng phần nào đánh giá được sức chịu tải của nền. Thường khi áp lực tiêu chuẩn dưới dáy móng < Rtc, thì nền cũng đảm bảo TTGH 1, nhưng không luôn như vậy.
|
viet toan 12 |
|
|
Các bác đều đúng cả và hết sức... cẩn thận !
Như bác company đã nói, sức chịu tải quy ước của đất là Rtc được tính với móng "chuẩn" (bề rộng móng 1m và độ sâu đáy móng "?"); Có thể nói sức chịu tải quy ước là sức chịu tải tính tóan của nền tương ứng với móng "chuẩn" (vì là sức chịu tải của nền !);
Đối với "dân tay ngang" như tôi thì sức chịu tải quy ước cũng rất hữu ích đấy, vì những công trình quy mô nhỏ thì không cần phải khảo sát địa chất (có sai Luật XD không nhỉ?), nếu có thì mất một khoẳng tiền (dân tôi gọi là... lãng phí) vả lại đối với từng loại đất có đặc trưng sức chịu tải quy ước riêng (tương đối) mà có thể nhận xét bằng... mắt thường ! Còn việc móng có kích thước và độ sâu chôn móng khác với móng "chuẩn" thì dùng công thức... quy đổi !
Tôi quên mất độ sâu chôn móng "chuẩn" là bao nhiêu, nhờ các bác đính chính giùm, cám ơn !
Các bác bình luận thêm !
|
jinchan |
|
|
Bác Company ơi, cái Rtc mà bác gọi là quy ước đó tụi này gọi nó là SCT tiêu chuẩn (tính cho hố móng bất kỳ). Còn cái Rqu thì tụi này hiểu nó là SCT quy ước cho hố móng "quy ước" 1mx1m.
|
AlbertDOB |
|
|
Thật sự định nghĩa về sức chịu tải quy ước trong sách không rỏ. Tôi hiểu như sau: với một lớp đất bất kỳ trong hố khoan xuyên qua, được xem là ở độ cao tại MĐTN ( có 0.0) và tính sức chịu tải cho móng tiêu chuẩn về hình dạng (1x1m) ở độ sâu tiêu chuẩn ( tôi không nhớ cụ thể là 1m hay 2 m). Tức là bỏ qua sự đè của các lớp đất phía trên nếu có và xem nó đủ dày để tính ( dù lớp có thể < 1 m).
Còn Rtc thì dể hiểu rồi.
Bác gì ở trên nói không cần khảo sát mà chỉ cần Rqước thì chắc bác chưa tham gia thiết kế hợac thi công CT.
Nếu có người cầm cục đất mà phán được thì sẽ có 50% kỹ sư thất nghiệp.
|
Rolandpr |
|
|
Chào bác Batameo! Thí nghiệm trong phòng là thí nghiệm có độ chính xác cao. Điều đó là hiển nhiên rôi , còn thí nghiệm SPT độ chính xác là kém chính xác nhất. Rất đúng thí nghiệm này còn phụ thuộc tay nghề của công nhân khoan, địa tầng và chiều sâu thí nghiệm có đúng với chiều sâu đáy lỗ khoan hay ko? Do vậy thí nghiệm này đồi hỏi tây nghề của kỹ sư giám sát và người đứng máy khoan. Cho nên thực tế chúng ta ko nên nói rằng thí nghiệm này kém chính xác và nói chung ko dùng được là hoàn toàn ko đúng bới bản chất của thí nghiệm này. nếu vậy thì cần gì thí nghiệm nữa nói chung thí nghiệm này đã được kiểm chứng và có tính đánh giá địa tầng khả quan vì vậy trong môi trường khảo sát của Việt nam do tay nghề người thực hiện và quy trình áp dụng chưa chuẩn nên ko có độ tin cậy cao. Vì vậy, khi các số liệu SPT đã đựoc thực hành chuẩn và kết hợp với số liệu trong phòng thì số liệu sẽ rất tốt. Cho nên mong rằng chúng ta cần xây dựng thương hiệu Địa kỹ thuật nên nhé chứ đừng ép giá quá mà ngành chúng ta sẽ ko phát triển được. Đơn giá đừng down quá thấp để nhận được việc mà khi thi công bỏ qua nhiều khâu quan trọng trong quá trình khoan nhé. Mong các bác chỉ giao thêm.
|
deptrainhatnha |
|
|
Trong giao thông không tính toán nền sức chịu tải quy ước theo Rqu 1x1m để đánh giá mà có bảng tra theo tiêu chuẩn ngành trong đó phụ thuộc hệ số rỗng, độ sệt B và chỉ số deo. nên từ số liệu này sẽ đưa cho người thiết kế cách nhìn tổng quan nhất là đào đi hay đắp nên....
|
lightzar |
|
|
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn nhưng bạn cũng cần chú ý tới chiều sâu thí nghiệm SPT có đúng với chiều sâu đấy hiệp khoan đó ko? Thí nghiệm này nằm tròn tầng đất nào có lẫn dăm sạn hay ko?... chứ thực tế nêu thí nghiệm này ko áp dụng đúng theo quy trình thì số liệu sẽ ko chính xác còn thực tế thí nghiệm trong phòng là số liệu đáng tin cậy nếu chúng ta thí nghiệm đúng quy trình và mẫu vận chuyển lấy lên đảm bảo là nguyên dạng thì số liệu trong phòng là rất đáng tin cậy.
|
DonaldMi |
|
|
Chào bác Khiem
Tôi không công tác trong lỉnh vực địa chất, nhưng củng đồng tình với bác, chất lượng của công việc phải song hành với tiền lương.
Đọc sách " Thí nghiệm xuyên SPT" của Viện sỉ Capod ( Tên tiếng pháp tôi không chắc viết đúng) có câu: Không được lấy kết quả nghiên cứu về thí nghiệm SPT của vùng đất A đem áp dụng cho vùng đất B.
Ngoài ra:
Ở việt nam không thấy công bố nghiên cứu nào về thí nghiệm SPT.
Các thiết bị thí nghiệm SPT không được PTN nào kiểm tra độ hợp chuẩn.
Công nhân thí nghiệm củng không có chứng chỉ gì.
Hao hụt năng lượng bao nhiêu chẳng biết.
Vậy test SPT bằng cái gì? Trả lời: trong một số trường hợp là thử tải trọng tỉnh ( cho cọc)
Hỏi tiếp : thế thì thí nghiệm nén tải tỉnh có thí nghiệm đến trạng trái phá hoại không?
Trả lời: hầu như trong tất cả các trường hợp là không?
Vậy kiểm tra thế nào các số liệu thí nghiệm có được? Trả lời : chịu.
|
duong tang |
|
|
Bạn có thể tham khảo tài liệu "Tính toán móng nông... " của bác Vũ Công Ngữ;
|
DanielEi |
|
|
Thí nghiệm SPT vẫn là thí nghiệm được ưu chuộng nhất hiện nay khi khảo sát địa chất công trình. Không thể phủ nhận vai trò của nó trong công tác khảo sát. Đặc biệt đối với đất rời, khoan không lấy được mẫu đất nguyên trạng, thí nghiệm SPT vừa dùng để lấy mẫu và đánh giá tính chất cơ lý của đất.
Về thí nghiệm nén tĩnh cọc, đâu nhất thiết cần nén đến trạng thái phá hoại, quá lãng phí .
|
quyetthang122 |
|
|
Như anh Hướng đã nói, thì hiện nay nhiều báo cáo ĐCCT mọi người thường lấy form của nhau và viết theo nhau chứ có khi không hiểu gì cả. Nhiều khi người khảo sát không biết người thiết kế cần gì nên cứ cung cấp đại khái. Vì vậy thiết nghĩ trước khi khảo sát bên TVTK cần đưa ra NHIỆM VỤ KHẢO SÁT, ở đó TVTK nêu những vấn đề gì cần, những chỉ tiêu cần thiết để tính toán. Được như vây thì bên khảo sát sẽ cung cấp được số liệu đầy đủ và chính xác cho thiết kế, tránh phải "dò" nhau.
|
Robertbura |
|
|
Các việc bạn viết hiện nay các kỹ sư địa chất và kỹ sư kết cấu vẫn đang làm tốt đó chứ! chưa thấy vấn đề lớn nào xảy ra như bạn ạ.
|
profil7 |
|
|
Có thể chưa có vấn đề gì lớn xảy ra, nhưng việc một báo cáo ĐCCT đưa ra những chi tiết thừa hoặc thiếu cũng gây khó khăn trong thiết kế. Khi đó thiết kế lại "sợ" và thiết kế quá an toàn gây lãng phí. Vì vậy trong khảo sát va thiết kế công trình nên có thông tin từ hai phía một cách rõ ràng để công việc có hiệu quả.
|
mtv_0201 |
|
|
vấn đề này tôi có một số ý kiến như sau:
- về mẫu báo cáo: thực tế là rất nhiều a e thường lấy mẫu của nhau. tuy nhiên tôi thấy cũng chẳng theo form nào cả, mặc dù Tiêu chuẩn cũng đưa ra quy định chung về nội dung báo cáo. tôi ủng hộ việc phải có form chung để cho thống nhất.
- như một số a e nói là nhiều khi báo cáo có những chỉ tiêu ko cần thiết vẫn đưa vào. như có lần thảo luận, việc TVTK có dùng hay ko thì là một việc còn vấn đề chuyên môn thi vẫn phải trình bày vì nó là các chỉ tiêu cơ sở để bổ sung, tham khảo và dùng để xác định các chỉ tiêu khác. vậy nên ko sợ thừa (theo quy định chung rồi) chỉ sợ cung cấp thiếu chỉ tiêu cho TVTK thôi. hiện tượng này là thường xảy ra với cách làm cũ: bên k/sát thì cứ khảo sát, ko cần biết TK yêu cầu gì, còn bên TK thì ko biết bên k/sát là ai vậy nên ko có sự phối hợp với nhau. bởi vậy nên theo cách làm mới hiện nay đang dần được áp dụng:
đơn vị khảo sát chỉ thực hiện c/tác k/s khi có đề cương k/s được lập trên cơ sở nhiệm vụ k/s do TVTK lập, và phải được chủ đầu tư chấp thuận. có như vậy, thì TVTK ho ko trách được k/sát. và như vậy báo cáo nội dung gì thì theo yêu cầu mà làm thôi.
nhiều khi, k/sát phải trình bày đầy đủ theo logic nên người dùng có cảm giác như thừa vì ko dùng đến nó. điều này ko nên trách họ.
- Còn về sức chịu tải quy ước: theo tôi, a e cả khảo sát cũng như TK hãy xem như là một chỉ tiêu thông thường thôi, vì nó có được dùng để thiết kế đâu, có ai dung cái Ro để tính toán móng đâu. chỉ tiêu này được dùng như những chỉ tiêu tham khảo kết hợp giữa phi, c ----> cho khái niệm tổng quan về cường độ của lớp đất đó thôi, giúp phân loại, gọi tên,.... thực chất nó chỉ là một chỉ tiêu dẫn suất thôi. nó ko quan trọng như a e hiểu đâu.
vài góp ý tham gia.
thanks
|
Rolandpr |
|
|
bác nguyenthinu168 này ba phải quá>>...nói chả ăn nhập gì
|
JacimtoCogy |
|
|
các bác cho e hỏi? khoảng cách vị trí công trình cách tối đa hố khoan địa chất là bao nhiêu m ạ! e cảm ơn >
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Bạn đọc một số sách về địa chất có đề cập đó. M thấy khoảng cách hố khoan từ 30~60m. Còn tùy thuộc mặt bằng. Ví dụ mặt bằng chiều rộng 10~15m, dài 60~80m thì làm 3hk. Ít nhất 1hk ở tâm
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
Còn cách mép của khu đất thì m thấy một số công trình nhỏ hơn 30m.
|
hiepsitayto |
|