Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
|
- Nếu không có thời gian trông coi giám sát thì Xây nhà trọn gói là lựa chọn có vẻ ổn nhất. Công ty nào xây nhà uy tín ở Hải Phòng nhỉ?
|
|
Về sức chịu tải R của nền đất - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Về sức chịu tải R của nền đất
Tôi thấy bên hòm thư VSSMGE có ông thảo luận rất tâm huyết về cái gọi là sức chịu tải của nền đất.
Bác Ngoc_IBST có khi biết ông đó, nhờ bác copy giúp rồi paste sang đây để anh tôi mở mang. Xin bác trình bày luôn một số vấn đề khi sử dụng công thức tính toán cũng như ưu, nhược của các cách tính khác nhau.
các bác khác cùng thảo luận.
Có 36 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Chán quá, bên đó có nhiều thư tôi không quan tâm nên cứ thấy là xóa xóa và xóa, thành ra đâm quen tay xóa sạch mất rồi. Để lục thư thùng rác xem có còn không. Không chắc còn.
|
EfrainKl |
|
|
em luôn giữ lại các thư trao đổi kiến thức và tranh luận (kể cả phang nhau), tôi chỉ xóa xóa xóa những thư quảng cáo và giới thiệu thôi
|
suanhadthouse |
|
|
Em cũng tham gia trong hội, mấy lần viết trả lời cảm ơn, mà toàn bị mấy bác, mấy anh...cảnh cáo thôi ???
hichic
|
kukuca |
|
|
Bên đó họ không thích có người cám ơn người khác một cách trắng trợn. Nếu cám ơn chính họ thì được.
|
profilmuoisau16 |
|
|
Có người đặt ra vấn đề về bài toán cường độ của móng nông bên mail list của Hội Địa Kỹ thuật. ông ấy viết dài lắm, tôi tóm tắt vấn đề các trao đổi này để các vị vào đây mà chém:
Xin chào....
Nhân dịp ....
1. Về ccông thức tính toán cường độ của đất nền theo TCXD45:1978
R = m. [ A.b.G + B.h.G + D.c]
Khi áp lực đáy móng vượt qua R thì móng mất ổn định. Như vậy R là sức chống trượt đi qua mép móng phát triển đến độ sâu b/4.
1. Trong công thức này, khi tính theo B tại sao lại dùng tham số góc ma sát trong của đất dưới đáy móng mà lẽ ra phải lấy cho đất trên đáy móng mới đúng.
2. D, C và c phải xác định theo ma sát và lực dính trung bình của cả đất bên trên và bên dưới của đáy móng mới đúng trong khi đó công thức lại chỉ quy định cho mỗi đất dưới đáy móng
Thế rồi có thằng cha rỗi hơi đã trả lời như sau:
1. Cái cường độ tiêu chuẩn này không dùng cho bài toán cường độ mà lại dùng như điều kiện để cho phép tính lún (miền dẻo bằng 1/4 bề rộng đáy móng) theo cố kết thấm của trường phái Liên xô trước đây. Khi tính toán kiểm tra theo cường độ, người ta dùng công thức khác mà ngày xưa gọi là R(II), còn cái này là R(I).
2. Hiện nay, chắc là ít người sử dụng công thức này nữa và có lẽ vì vậy người ta làm biếng hoặc không quan tâm nên không trả lời bạn. Chắc là cũng với lý do đó mà việc phân tích các vấn đề quanh công thức này mà bạn đã nêu người ta cũng ngại quan tâm.
3. Năm 1978 cách nay là 33 năm. Khi viết tiêu chuẩn xuất bản năm 1978, người ta thường dựa trên những kiến thức và hiểu biết vào thời điểm hình như trước năm 1978. (lớn hơn 32 năm). Hình như 33 năm là khoảng thời gian khá dài đủ để nhiều thứ cần phải thay đổi. Việc thay đổi chính thức bằng các tiêu chuẩn thay thế cũng cần thời gian và được thực hiện theo mức độ cấp thiết và ưu tiên cho từng loại vấn đề.
Hình như cái giải thích này chưa ổn nên ông ấy vẫn giữ nguyên quan điểm lập trường thậm chí còn cho rằng cách tính như công thức là không đảm bảo tính logic. Thằng cha rỗi hơi lại phải chém gió tiếp như sau:
Để may ra trả lời được các "sắc mắc" của bạn, cũng chính là của tôi trước đây, xin có mấy ý ngọ nguậy như sau:
1. Đã có thời, với kỳ vọng " anh muốn ôm cả trời, tôi muốn ôm cả đất" người ta đã cố gắng lập nên hệ tiêu chuẩn để mọi thứ đều phải theo tiêu chuẩn. Với sự phát triển kỹ thuật mạnh mẽ hiện nay, cái kỳ vọng này trở nên khó theo kịp tất cả thực tế sản xuất. Vì vậy hiện nay người ta đã phải "đau đớn" quan niệm lại rằng tiêu chuẩn chỉ là tham kháo, không bắt buộc. Chỉ có hình như là quy chuẩn thì bắt buộc. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tài liệu khác để giải quyết công việc của bạn và bạn phải tự chịu trách nhiệm đối với công việc đó. Điều này có nghĩa là : ngay cả khi bạn sử dụng đúng với các tiêu chuẩn hiện có mà để xảy ra sự cố thì trách nhiệm vẫn thuộc về bạn và lúc này bạn chỉ có thể góp ý để có thể sửa đổi và chỉnh lý tiêu chuẩn trong đợt soát xét lần tới mà không được "bắt đền" tiêu chuẩn.
2. Nếu xem xét hình thức của hai công thức tính R1 và R2 như bạn đã dẫn theo bộ quần áo mà chúng nó mặc thì quả thật thấy chúng có vẻ rất giống nhau. Cũng đầy đủ mũ, áo, quần, tất và dày. Chúng chỉ khác nhau về màu sắc, kiểu túi ... một chút mà thôi. Điều này rất dễ ngộ nhận cho rằng chúng như nhau. Nếu lột hết các quần áo của chúng ra, bạn sẽ thấy bản chất của nó hoàn toàn khác nhau. Do phép lịch sự, và muốn tỏ ra là có giáo dục, rất nhiều người thường hay tôn trọng các công thức mà không thực hiện các hành động thô bạo để hiểu được bản chất của nó dẫn đến đột nhiên xuất hiện các "sắc mắc". Để giải quyết đựoc các "sắc mắc" của bạn, bạn có thể tạm quên đi bộ quần áo của công thức đó mà lần mò đến nguồn cội của việc thành lập các công thức.
Với công thức R1, cái đồng chí thiết lập công thức với giả thiết là biến dạng chảy dẻo của đất DƯỚI đáy móng tạo nên một miền có bề rộng là 1/4 bề rộng đáy móng. Có lẽ vì vậy nên phải lấy các tham số của đất dưới đáy móng. Đợi đến khi nào có thằng cha khác thiết lập công thức với giả thiết là vùng biến dạng dẻo của đất nằm TRÊN đáy móng thì chúng ta sẽ vô tư sử dụng các thông số của đất phía trên đáy móng để tính toán. Thực tế tôi còn thấy có người tính toán không lấy số liệu của đất dưới đáy móng mà lại lấy số liệu của đất cách xa nơi đó với TẦM nhìn xa trên 10 km.
Với công thức R2, mô hình để thiết lập công thức hoàn toàn khác với mô hình thiết lập R1. Lúc này, công thức được thiết lập khi cho một khối bao gồm 2 cái tam giác kẹp giữa một cái quạt nằm dưới đáy móng cùng đánh võng sang một bên. Thế rồi người ta lúi húi tính toán một hồi ra cái công thứ R2 đó. Tự nhiên hai chú này (R1 và R2) giông giống nhau khiến khối người hiểu nhầm chúng là anh tôi 1 nhà. Thực ra chúng khác nhau hoàn toàn. Rõ ràng là, khi lập công thức, người ta chỉ xét đến khả năng chịu tải của đất dưới móng nên phải lấy tham số của đất dưới đáy móng để tính. Trong công thức R2, thành phần phụ tải được đặc trưng cho lớp đất bên trên đáy móng vì vậy công thức này rắc rối hơn R1 khi phải lấy dung trọng riêng của đất trên đáy móng khi xét đến lớp phụ tải này (khi nhân với độ sâu chôn móng Hm).
Về chuyện nó có logic hay không thì tôi không dám bàn bởi hình như có nhiều kiểu logic lắm. Việc áp dụng cái logic nào để phán xét một vấn đề còn tùy thuộc rất nhiều tham số mà chắc là phức tạp hơn cái chuyện là sử dụng tham số trên hay dưới của cái đáy .... móng. Tuy nhiên để ra cái kết luận là nó không đảm bảo tính logic như bạn đã nêu thì tôi sợ là hơi sớm.
Vài ý giải thích theo kiểu xe ôm, may ra được chấp nhận. Nếu bạn vẫn không chấp nhận thì tôi chịu đấy nhé bởi kiến thức của tôi ngắn lám, không đủ để giải thích thêm nữa đâu.
Có vẻ thân mến,
Tiếp đó ông ta có vẻ chấp nhận một phần các ý kiến trên nhưng vẫn còn băn khoăn tại sao cái mặt trượt chỉ dừng ở độ cao đáy móng mà không chịu kéo lên trên mặt đất cho nó có không khí để thở. Để giải thích vấn đề này, thằng cha rỗi hơi rất mệt gần chết đã thều thào giải thích tiếp như sau:
1.
2. Hiện nay, nếu để tính toán bài toán móng thì tôi chỉ dùng công thức R2 để tính cuờng độ. Còn cái điều kiện R1 thì ko quan tâm đến. Kệ nó, đất ở dưới nó dẻo hay chảy nước thì cứ kệ nó. Đó là việc của nó không phải việc của tôi. Thực ra cũng có việc để mà tính cái này đâu. Chẳng qua là Sĩ văn Diện nên nói cứ như là áp dụng thường xuyên ấy.
3. Cái mà bạn muốn kể thêm cường độ của của móng do xét đến sự phát triển của mặt trượt trong vùng đất phía trên móng là hoàn toàn có lý. Tuy nhiên, nếu tính như vậy thì cũng cảm thấy hơi run run bởi:
- Đất bên trên là đất đã được con người đào lên rồi lấp lại khó cho đuợc các tham số ổn định để tính. Đa số là được lấp lại theo kiểu thi công hiện trường.
- Không phải lúc nào thích phát triển và kéo dài ra là được đâu. Nhiều khi muốn cũng chẳng được. Với mặt trượt đang kéo dài từ dưới lên tít tận trên mặt đất sẽ đột nhiên bị cắt phựt một cái bởi cái mà ngưòi ta gọi là khe nứt căng. Mặc dù rất tốn công kéo dài nhưng do cái khe nứt căng phá đám nên chiều dài mặt trượt cũng chẳng kéo dài ra được nhiều.
- Tất cả các mô hình đều là bịa cả ấy mà (lý thuyết hộp đen), chắc gì đã đúng hoàn toàn mà phải phân vân kể thêm cho nó chính xác hơn.
- Đang tính theo kiểu cũ mà còn thỉnh thoảng bị ăn đòn huống chi lại tính theo kiểu giảm an toàn bằng cách kể thêm chiều dài mặt trượt để tăng khả năng chịu của nền đất.
4.
Chuyện đang dừng ở đây có gì xảy ra tiếp thì tùy theo tình hình sẽ bổ sung thêm.
|
MichaelKet |
|
|
Tôi đang cần tìm công ty thiết kế nhà tại Hải Phòng uy tín và đơn giá xây rẻ một chút. Các bạn có thể cung cấp cho tôi một số công ty để tôi tham khảo. |
Luckyman
|
|
|
Theo tôi trong ct này: b: là chiều rộng của lớp đất dưới móng, còn h là chiều sâu của lớp đất bên cạnh móng. Các giá trị G cũng phải tương ứng với các lớp đất đó. Như vậy ông gì đó nói cũng có lý
|
AlfomzoMl |
|
|
Các lớp đất đó là lớp đất nào ??
|
hoibmtose005 |
|
|
Theo tôi
1.Các lớp đất này đã tồn tại ít nhất là 1 tháng trước khi đào hố móng.
2.Trong công thức tính Rtc thì khi tính theo B ta phải dùng chỉ tiêu cơ lý các lớp đất dưới đáy móng vì sự phát triển vùng biến dạng dẻo xuất phát tại mép móng(Cạnh B),sau đó sẻ phát triển xuống phía dưới.....Hệ quả là đất sẻ bị phá hoại do trượt và bị trồi lên phía trên.Do đó nguyên nhân chính là phía dưới,trên chỉ là hệ quả
|
mtv_0201 |
|
|
Là lớp trên với lớp dưới cốt đáy móng chứ lớp nào nữa bác?
|
greent |
|
|
Hình như tôi đã giải thích rõ vấn đề này ở trên.
Bạn thử giải thích rõ hơn ý của bạn được không ?
|
BrandonMr |
|
|
Xem lại lời giải gốc thì sẽ thấy ngay rằng cái thằng bên trên mặt móng là cái thằng phụ tải thôi. Nó chính là q=gammaxHmong day. Còn các thứ còn lại phải là cái gì đó tiếp xúc với đáy móng chứ nhỉ. Tiêu chuẩn thường chỉ đưa ra kết quả cuối cùng nên nhiều lúc không thể hiện rõ chi tiết được.
|
plantandzombi |
|
|
chủ đề này rất hay nhưng sao thấy ít người bàn luận vậy, tôi kiến thức còn thấp nên chỉ đứng ngoài học hỏi, mong mọi người cho ý kiến riêng về vấn đề này
|
plantandzombi |
|
|
thế ai giải thích cho tôi h ở đây tính từ đáy móng lên đến đâu ( đối với đất dính và đất rời ), cụ thể ở đây là đến cốt tôn nền ( cốt 0.0 ) hay cốt tự nhiên?
em đang làm đồ án móng nông, đau đầu với cái này, hic.
|
Alvarogime |
|
|
Có sẵn ở trên rồi đó, đọc kỹ sẽ hiểu.
Nếu đau đầu thì đi chơi đi hoặc mua thuốc an thần mà uống.
|
anhtuannguyen0904 |
|
|
như công thức của bác thì bọn tôi được học là áp lực hông của đất lên đáy móng, nhưng ở đây Hmong tính ra sao.
Nếu như gọi chiều cao tính từ đáy móng đến cốt tự nhiên là h, chiều cao từ cốt tự nhiên đến cốt tôn nền (cốt 0.0) là htn thì ta sẽ tính Hmong ở đây như thế nào, trong trường hợp đất trên đáy móng là đất dính, đất rời.
Hmong = h + htn hay Hmong = h ??????????????
|
checkerso1 |
|
|
nói thật với bác tôi dốt nên đọc mà ko hiểu gì, >>>
ý tôi chỉ muốn hỏi ở đây là Hmong trong công thức q=gamma.Hmong thì Hmong tính thế nào.
Em thấy có quan điểm nói rằng khi móng đặt trên nền đất dính thì khối lượng đất tôn nền ko tính đến, vì phải mất một thời gian dài thì đất dưới đáy móng mới bị ảnh hưởng bởi phụ tải tôn nền ==> Hmong = h = độ sâu chôn móng (tính từ cốt tự nhiên đến đáy móng). Còn đối với đất rời thì phải cộng h tôn nền vào.
|
profillinkmuoimot11 |
|
|
Hmong = độ sâu đáy móng kể từ mặt đất hiện tại.
Cái mà bạn viết ở đoạn sau là bài toán tính lún. ở đây là bài toán cường độ. Hai bài toán này khác nhau. Không nên lấy râu bà cắm vào mồm ông, kinh lắm.
|
nguoixau |
|
|
hichic, đúng là trong bài toán tính lún thì h phải tính từ cốt tự nhiên đến đáy móng khi ứng suất bản thân tại đáy móng.
Nhưng trong bài toán cường độ R thì tôi nghĩ với khi có thêm phụ tải (cụ thể ở đây là đất tôn nền) thì đất rời sẽ bị nén chặt hơn, do vậy R tăng ==> Hmong tính cả phần tôn nền (tính đến cốt tôn nền <=> cốt 0.00) . Còn với đất rời thì theo như lý luận là thời gian tác dụng phụ tải sẽ lâu nên ko tính h tôn nền trong Hmong.
Mong bác khai thông kiến thức cho tôi với, tôi xin đa tạ
|
BrandonMr |
|
|
ở đây chẳng có rời với chặt gì cả. Tại sao cứ nghĩ lung tung thế nhỉ. Với bài toán cường độ cứ tính Hmóng = độ sâu chôn móng kể từ mặt đất hiện nay. Chưa già đã lẩn thẩn.
|
GeraldKr |
|
|
hihi, tôi cảm ơn bác.
|
lightzar |
|
|
Bác ơi, trong tc 45-78 nói Hm là độ sâu chôn móng có kể đến lớp đất tôn nền mà. Tôi nghĩ nếu tôn nền rộng phủ trên móng thì làm cho nền đất ổn định hơn chứ. Đối với móng biên thì mới xem Hm = độ sâu móng so với mặt đất hiện tại chứ!
|
checkerso1 |
|
|
Đúng rồi. Với móng hàng biên thì so với mặt đất hiện tại. Với móng bên trong thì mặt đất hiện tại là so đến cốt tôn nền. Tóm lại là so với cốt của đất hiện tại ở ngay gần móng nông đó nhất. Nếu cốt quanh móng khác nhau thì lấy cốt thấp nhất mà tính.
|
duong tang |
|
|
Cũng phải có những ông kễnh mắng người khác lộng ngôn để có người lấy cớ đó để chém lại chứ. Không có các ông kễnh ấy thì dao biết chém vào đâu.
|
EduardoMn |
|
|
Chào cả nhà
Em xem sách có hai công thức tính sức chịu tải của nền đất: theo Terzaghi, theo Meyerhof và theo Hansen. Bác nào biết trường hợp nào áp dụng cho từng tác giả ? Mong các bác chỉ giáo. Thanks !
|
Robertplus |
|
|
Cái tô đỏ ở trên nó có cùng chung nguyên lý giống như cái nhận định sau:
"Vào thời nhà Trần, các cụ đã hoc tập tinh thần anh dũng của con cháu trong cuộc chiến tranh chống Mỹ nên đã chiến thắng được quân Nguyên đến 3 lần"
|
AnthonyGape |
|
|
Ai giúp tôi trả lời câu hỏi này với.
"Sức chịu tải của đất phụ thuộc vào tính chất vật lý, cơ lý nào của đất?"
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
1. Xem công thức tính SCT
2. Xem các đại lượng trong công thức.
3. Tìm hiểu xem đại lượng nào thuộc tính chất vật lý, đại lượng nào thuộc tính cơ lý của đất.
4. Kết thúc.
|
xac suat |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
Cách tính toán toán móng đơn?
(có 45 câu trả lời)
|
Công thức tính sức chịu tải của nền móng
(có 20 câu trả lời)
|
Độ mở rộng của lớp lót bê tông lót móng
(có 11 câu trả lời)
|
Móng chân vịt trong nhà xây chen
(có 78 câu trả lời)
|
Cách tính toán móng băng giao thoa?
(có 26 câu trả lời)
|
Móng đơn, băng và bè thì cái nào lún nhiều hơn?
(có 68 câu trả lời)
|
Đồ án mẫu Nền Móng?
(có 47 câu trả lời)
|
Nội lực tính móng?
(có 48 câu trả lời)
|
Thuyết minh tính toán móng bè?
(có 20 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng đơn cho nhà 3.5 tầng
(có 13 câu trả lời)
|
giằng móng
(có 12 câu trả lời)
|
Cách tính toán lún móng đơn?
(có 10 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng cho hàng rào?
(có 56 câu trả lời)
|
Vấn đề về móng băng khi giải SAFE????
(có 41 câu trả lời)
|
Sức chịu tải của nền?
(có 24 câu trả lời)
|
PA khả thi móng và biện pháp thi công móng
(có 9 câu trả lời)
|
Sự cố khi thi công móng đơn?
(có 17 câu trả lời)
|
Độ sâu chôn móng?
(có 30 câu trả lời)
|
Chống rung cho nhà gần xưởng máy
(có 15 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK mặt bằng móng?
(có 12 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán móng băng?
(có 95 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng đơn?
(có 98 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán móng bè?
(có 102 câu trả lời)
|
Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?
(có 42 câu trả lời)
|
Bản vẽ móng băng nhà phố?
(có 67 câu trả lời)
|
Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s
(có 24 câu trả lời)
|
Thi công khoan cấy thép.
(có 15 câu trả lời)
|
Bố trí thép cho móng?
(có 15 câu trả lời)
|
Nội suy trên đường cong e - p?
(có 18 câu trả lời)
|
ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát
(có 15 câu trả lời)
|
tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch
(có 13 câu trả lời)
|
Bố trí thép móng băng
(có 33 câu trả lời)
|
Móng đá hộc?
(có 14 câu trả lời)
|
Thí nghiệm sức chịu tải của nền?
(có 16 câu trả lời)
|
Phương pháp giảm lún cho móng nông ?
(có 68 câu trả lời)
|
Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?
(có 52 câu trả lời)
|
Cách tính toán móng bè cho cột điện?
(có 27 câu trả lời)
|
Móng gạch cho nhà dân?
(có 52 câu trả lời)
|
Móng băng hay móng bè?
(có 46 câu trả lời)
|
Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền
(có 90 câu trả lời)
|
Móng máy dây chuyền sản xuất?
(có 8 câu trả lời)
|
Giá trị của góc ma sát trong của đất ?
(có 8 câu trả lời)
|
Áp lực tiêu chuẩn nền đất?
(có 8 câu trả lời)
|
Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?
(có 8 câu trả lời)
|
Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng
(có 8 câu trả lời)
|
Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc
(có 8 câu trả lời)
|
Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm
(có 11 câu trả lời)
|
Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?
(có 33 câu trả lời)
|
tinh lun co y nghia gi?
(có 14 câu trả lời)
|
thắc mắc hệ số nền
(có 15 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|