Hỏi đáp / Khảo sát địa chất, lựa chọn PA thiết kế
Vấn đề tồn tại của thí nghiệm trong phòng và thiết kế móng? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Vấn đề tồn tại của thí nghiệm trong phòng và thiết kế móng?

     Đây là vấn đề tôi vẫn đang suy nghĩ và chưa nghĩ ra cách giải quyết như thế nào là hợp lý: Như chúng ta đã biết, công việc tính toán thiết kế móng hiện nay phải thực hiện theo 2 trạng thái giới hạn I (chịu tải) và II (biến dạng). Tuy nhiên phần lớn kết quả khảo sát ĐCCT hiện nay đều không đầy đủ, không tính toán các chỉ tiêu theo trạng thái giới hạn. Đơn vị thiết kế cũng chẳng yêu cầu vì họ sử dụng luôn giá trị trung bình để tính toán (khối lượng thể tích tự nhiên, lực dính kết, góc ma sát trong, hệ số nén lún,...). Tôi muốn nghe các thông tin phản hồi từ các anh chị làm việc liên quan đến vấn đề này!
Có 28 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Hoàn toàn có thể sở hữu mẫu nhà 2 tầng nông thôn 500 triệu được. Nếu bạn biết cách lựa chọn mẫu thiết kế và phân giai đoạn thi công xây dựng
trangyu lan
Không thể góp ý được gì thầy ạ vì có hai điều mà tôi nhận thấy : + do thiết kế không yêu cầu mà chủ nhiệm dịa chất không thống kê và từ đó dẫn tới thành 1 hệ thống làm việc theo thói quen người sau học của người trước.( hoặc có thể là bản thân người thiết kế không có kinh nghiệm nên cũng không yêu cầu) + từ điều trên dẫn tới nhiều người làm địa chất trẻ ( có cả em) rất ngại thống kê ( vì đôi khi không hiểu ) ( từ 2 điều trên theo tôi nghĩ là dấu dốt) + Bản thân nhìn từ thực tế do công tác lấy mẫu hiện trường bị coi nhẹ dẫn tới lấy mẫu không nghiêm túc dẫn đến nếu thống kê có lẽ nó sẽ bay đi đâu đấy. cuối cùng tiện đây tôi muốn hỏi thầy 1 vấn đề nếu tôi có 12 mẫu thí nghiệm cắt khi thông kê có 4 mẫu cắt 0.5 1 1.5 kg/cm2, 5 mẫu cắt 0.5-1-2 kg/cm2 và 3 mẫu cắt 1-2-3 kG/cm2 ( các mẫu đều có trạng thái dẻo cứng gần dẻo mềm) thì thống kê phi và C từ tô kiểu gì ạ ( đây là thực tế làm không yêu cầu thống kê nhưng tôi hỏi để nhỡ sau này phải làm) cảm ơn thầy
trangyu lan
hoangphunhan Chắc bạn chưa nghiên cứu kỹ cách thiết kế móng. Có nhiều cách thiết kế móng mà không phải duy nhất một cách mà bạn đã biết chưa đầy đủ. Cái anh I không phải là chịu tải. Bạn xem lại đi, chắc là lơ mơ. Cái mà bạn biết đó là cách tính theo hệ số an toàn riêng phần theo kiểu Liên xô. Hiện nay thì đang tính theo kiểu hệ số an toàn tổng và đang sắp sửa trở lại hệ số an toàn riêng phần theo EURCODE. Tùy theo cách tính theo hệ số an toàn riêng phần hoặc hệ số an toàn tổng mà người ta chọn các giá trị số liệu khảo sát tương ứng. Cái cách làm theo hệ số an toàn tổng thì người ta chỉ cần lấy giá trị trung bình. Sau này, khi bắt buộc áp dụng tính theo EURO CODE thì người ta sẽ lấy các giá trị của các tham số tương ứng với hệ số an toàn riêng phần. Các hệ thống kỹ thuật của ta thì nhào trộn be bét, lẫn lộn lung tung. Nhìn ở ngoài vào thì thấy nó giống món lẩu thập cẩm. Vì vậy, khi ăn lẩu thì nên phân biệt là tôi đang gắp thịt, hay là cá hay là rau hoặc xương để mà liệu cách nhai và nuốt chứ nếu không bị hóc thì rất phiền.
hoangphunhan
RaymondEr em kô nhầm đâu bác ạ, bác thử đọc sách hướng dẫn đồ án Nền Móng của thầy Tiến trường Đh Xây dựng đi, mà chưa có tiêu chuẩn nào thay thế TCXD 45-78 nên những cái bác noí chưa chính xác. Mà cái này đã tồn tại nhiều năm chứ kô phải bây giờ.
RaymondEr
mtv_0201 Bạn lại mắc cái bệnh đọc 1 cuốn sách rồi kết luận tất cả mất rồi. Thử đọc thêm sách của thầy Quân nữa xem sao. Rồi thì nếu còn thời gian thì đọc sách của thầy Ngữ, Thầy Thắng và nhiều thầy khác nữa. Nó chẳng giống nhau đâu. Cái tư duy coi tiêu chuẩn của ta là kinh thánh thì đã được xóa bỏ từ Thiên niên kỷ trước rồi. Từ trước năm 2000 thì Tiêu chuẩn của ta đã được dùng để tham khảo và không bắt buộc nữa rồi. Chỉ bắt buộc dùng Quy chuẩn mà thôi. Người ta có thể dùng các tiêu chuẩn khác để tính. Cái 45-78 là dịch từ Xờ nhíp II 15- 72. Cho đến nay bọn Nga đã thay nó bằng 2 đời tiêu chuẩn khác rồi và sắp cho ra đời tiếp theo còn ta thì vẫn giữ để cho lên bàn thờ. Cái việc mà bạn cứ bám theo cái 45-78 thì bạn đã thuộc tầng lớp các cụ rồi (Cái số này chết cũng tương đối nhiều rồi). Bọn trẻ chúng tớ, những người xấp xỉ 60 t thì đã không dùng cái đó từ lâu lắm rồi. Chắc bạn không thiết kế móng nên không biết đó thôi.
mtv_0201
michaelyork vấn đề tồn tài này cũng từa lưa lắm, các bác thiết kế là người yêu cầu dân khảo sát cung cấp thông số gì, cũng như yêu cầu loại thí nghiệm trong phòng và hiện trường, nhưng vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên cũng từa lưa, còn dân địa chất thì cứ theo đề cương mà làm, mà cũng vì nhiều lý do nên cũng tè le. nói chung ở VN rất đặc biệt là từ công tác khảo sát đến thiết kế là một vòng lẩn quẩn, người thiết kế thì chả hiểu thông số đất, còn người khảo sát thì k fai dân XD, phải chi VN tôi đào tào thêm kỹ sư ngành DKT Xây Dựng, mà nếu có chắc cũng từa lưa tuốt
michaelyork
Edwandhext Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà
Luckyman
Edwandhext
Chả ai chịu giúp tôi ở mục 2 cả
Edwandhext
SpencerJalf Kiểu thí nghiệm như thế này thì không thống kê được mà chỉ có thể thống phong được thôi.
SpencerJalf
williamcuong Vẫn làm phình phường thôi, cái phương pháp bình phương cực tiểu nó đâu có qui định các cấp áp lực cắt phải như nhau đâu ta??? Còn không thích thì cứ vất cả đám đấy nó lên cùng một đồ thị tau-sigma thì sẽ ra cái đường thẳng để ra c và phi thôi mà!!!
williamcuong
RaymondEr Cái cách mà Oanh đã "lói" ở đây chỉ cho ra được cái giá trị thống kê của tập phi và C để tính theo cái cách hệ số an toàn toàn phần của phương Tây. Theo cái cách của Liên xô thì không thống kê theo kiểu đó khi cần xác định cái anh C(I), phi(I) và C(II) và phi(II) để áp dụng hệ số an toàn riêng phần. Với cách của Liên xô (45-78) thì không có Phi và C. Hai cách tính này thuộc hai hệ khác hẳn nhau.
RaymondEr
muadem116 Chẳng có chuyện gì xảy ra sất nếu bạn dùng béng luôn TC của Tây mà tính (Trừ TC của Nga, Trung quốc và của VN)
muadem116
hyutars Có khi phandungdkt đợi thêm một thời gian nữa thì có thể sẽ có bảng tra xử lý thống kê mà chỉ cần có 2 giá trị, thậm chí có khi sẽ chỉ cần 1 giá trị.
hyutars
levantrai Bác xem lại giúp trong cái tiêu chuẩn thống kê nó có bảo từng cấp tải phải có ít nhất 6 giá trị không nhỉ??? Tôi thì vẫn cứ nghĩ nó lại qui cho tổng số mẫu thí nghiệm đấy chứ vậy thì hình như cái ví dụ này nó đã có nhiều hơn 6 mẫu rồi (cái này thì cần xem lý thuyết thống kê thôi, mà tôi nghĩ thằng địa chất nó chẳng thể làm gì khác được cái mà thống kê qui định thì phải). Nếu bác đưa ra được cái evidence về cái mầu đỏ ở trên thì quí hóa quá, hay bác suy đoán là thế @bác NGOC_IBST: Theo tôi hiểu thì cái thằng I, và II chẳng qua nó áp cái mức độ tin cậy khác nhau để ra giá trị tính toán thôi mà bác!!! Việc này thì ngành nào chả dùng BT, Thép.....cũng thể cả!!! @flatgeo: chẳng ai chơi cái trò hiệu chuẩn cấp áp lực ở đây được bác ạ, bác cứ thử hiệu chuẩn kiểu đó rồi xuất báo cáo xem rồi gửi cho đối tác xem họ nói gì? Cái này mà hiệu chuẩn được thì tôi chỉ cần làm một mẫu duy nhật rồi cứ hiệu chuẩn tất cả các mẫu còn lại cho nó máu P/S: Trích nguyên văn trong cái TCXD 74-1987 như sau: "bla bla bla lên quan đến cánh tính thống kê c và phi, khi dP giữa các cấp...bla bla bla thì tanphi và c được tính bằng công thức đơn giản sau từ 3.8 đến 3.14...bla bla bla" còn không giống nhau thì cứ mần phình phường theo 3.4, 3.5 và 3.6!!! Không lẽ đến cái này tôi đọc cũng hiểu nhầm so với những gì các anh địa chất hiểu chăng???
levantrai
hoahuongduong Em chỉ hướng dẫn đồ án liên quan mà không thiết kế móng cho công trình cụ thể, nhưng đồ án nhiều trường lại không quan tâm đến các trạng thái giới hạn này (bỏ qua) hoàn toàn. Mà thực ra với cái móng nông thông thường thì chỉ cần theo anh Nga là ổn rồi . Về nguyên tắc làm vẫn phải bám theo TCXD cho dù đã cũ. Dưới đây là bài giảng Nền móng của thầy PGS.TS. Nguyễn Hồng Nam, từ trang 10 có đề cập đến vấn đề tính toán theo trạng thái giới hạn. Riêng ngành thủy lợi rất quan tâm trạng thái giới hạn này, còn ngành xây dựng thực sự không quan tâm.
hoahuongduong
Bernardmt - Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. - Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Nguồn: Luật tiêu chuẩn - quy chuẩn (số 68/2006)
Bernardmt
kukuca Cái nguyên tắc tô đậm ở trên thì người ta đã bỏ đi từ tận thiên niên kỷ trước rồi. Lạc hậu quá.
kukuca
Arthumters Em đã hỏi mấy thằng bạn làm thiết kế, cóc thằng nào thèm tính kiểu này, nhiều người có kinh nghiệm còn bốc thuốc nữa chứ. Tuy tiêu chuẩn đã cũ nhưng nó vẫn là cơ sở để tính toán chứ, nếu có thay thế thì lại khác. Không hiểu viện IBST sao không ra tiêu chuẩn mới thay thế nhỉ???
Arthumters
kukuca Tại các bạn không chịu theo dõi kỹ thôi. Cái dòng tiêu chuẩn rất chi tiết kiểu như thế thì không làm tiếp nữa bởi nó chẳng bao giờ bắt kịp với thực tế SX cả. Vì không làm tiếp nữa nên sẽ không có loại tiêu chuẩn thay thế. Bây giờ, ai muốn làm thì tự bỏ tiền ra mà làm. Muốn được phê duyệt thì phải bỏ tiền ra để được phê duyệt. Nhà nước không chi tiền thêm cho các tiêu chuẩn như thế nữa đâu. Để áp dụng trong thực tế thì các bạn có thể tìm các tiêu chuẩn nước ngoài tương đương như BS, ASTM hoặc EUROCODE đều OK tất cả. Thậm chí, thích làm theo của Nga cũng được nhưng phải dùng cái đang hiệu lực (cái mới) chứ đừng có móc cái cũ kỹ ở mãi tít dưới sâu lên mà dùng. Chịu khó đi uống bia với mấy thằng chuyên làm TC thì sẽ hiểu được nhiều hơn nếu như lười không chịu tự đọc.
kukuca
AlbertgeK
Em thì không làm thiết kế, cũng chẳng đọc được nhiều sách, kinh nghiệm thì như KS mới ra trường nhưng tôi thấy có nhiều phương pháp thiết kế họ đâu có dùng đến trạng thái giới hạn I và II đâu. Cái phần thông kê để đưa ra các giá trị này không phải là vấn để tồn tại của thí nghiệm hay KSDC mà là vấn để của các bác thiết kế. Bác thiết kế muốn tính theo phương pháp nào thì yêu cầu bên lập báo cáo khảo sát đưa các thông số cần thiết. Còn nếu các bác không yêu cầu thì từ kết quả khảo sát các bác có thể phân tích rồi chọn ra thông số hợp lý để đưa vào thiết kế. Bên Tây, Tàu, hay Nga có thể họ tiêu chuẩn yêu cầu kết quả khảo sát phải có các số liệu thống kê giới hạn I, II đó hoặc có thể không yêu cầu (cái này tôi nói bừa chứ chẳng biết thế nào), còn VN tôi thì thích món thập cẩm nên khi có đồ nhắm là kết quả KSDC thì các bác thiết kết sẽ tự phân tích để lấy số liệu đầu vào. Tôi chỉ mơ là công tác KHDC và thí nghiệm của VN là đúng theo tiêu chuẩn hoặc yêu cầu của bên thiết kế, và kết quả trung thực là đã vui rồi, chưa thấy cần thiết phải tính toán thông kê đến mức các giới hạn đo. Em trẻ người non dạ, có gì sai các bác cứ "chém"
AlbertgeK
Vincentpype Chúng ta có thể tự hào rằng Việt nam là nơi hội tụ các kiểu Tinh văn Hoa của thế giới. hì hì.
Vincentpype
AlfomzoMl Thế mới khó, bắt học nhưng lại hầu như không áp dụng (chỉ nói riêng ngành XD thôi)? Tôi còn đang bị yêu cầu đưa phương pháp xử lý thống kê để tính toán các trạng thái giới hạn vào giao trình.
AlfomzoMl
Vincentpype Cái vấn đề bắt học những cái cũ thực ra lại vẫn rất cần thiết. Cái mục đích chính của việc học là học phương pháp luận và học cách nghĩ. Các kiến thức cụ thể thì sẽ học sau bởi các loại kiến thức này sẽ còn thay đổi nhanh theo thời gian trong khi đó phương pháp luận và cách suy nghĩ thì sẽ ít thay đổi hơn. Cái mà bạn đang làm để cho học sinh học là rất quan trọng bởi hiện nay đấy chính là tư tưởng của EUROCODE đấy. Thực tế đã từng thay đổi từ A sang miền đối của nó là A thì lại sẽ đến lúc nó chuyển trở lại miền A với mức độ tinh tế hơn. Tôi cho rằng khoảng 10 năm nữa thì người ta sẽ lại quay lại cái này và rồi lại quay lại cái kia rồi lại cái này. Giống như các bà các cô mặc hết ngắn rồi lại dài ấy mà. Chỉ có một điều cần phân biệt rõ đó là cái trong trường thì không phải đúng như cái thực tế bởi lẽ cái trong trường buộc phải là những cái được chắc chắn công nhận trong khi thực tế thì không phải lúc nào cũng được tất cả công nhận. Cái việc lấy cái này làm thước đo để đánh giá cái kia hoặc ngược lại thì lại là điều nên tránh vì ....nó buồn cười lắm.
Vincentpype
Vimcentcow Chú chém gió mà nghe cũng có lý đấy nhỉ Đúng là vấn đề ở chỗ cái thằng thiết kế nó cần cái gì nhưng cái thằng điạ chất công trình có khi lại không biết thằng thiết kế cần cái gì!!! Dẫn đến việc có khi thằng khảo sát địa chất nó làm cái thằng thiết kế không cần và nó không làm cái thằng thiết kế cần. Các dự án hạng mục tôi tham gia chủ xị thì cái việc thằng khảo sát không biết làm sao mà, thí nghiệm kiểu gì ra sao thì tôi qui định luôn cho nó đỡ nhầm lẫn. Đúng là hiện trạng chỉ cần thằng khảo sát địa chất nó đưa ra con số thực trên mẫu chuẩn mực đã là rất hạnh phúc cho thằng thiết kế rồi chứ chẳng cần phải thống kê thống kiếc gì hết, thằng thiết kế phải tự "evaluation and characterization" để có cái thông số đưa vào tính toán dựa vào cái quyển báo cáo đúng của thằng địa chất công trình
Vimcentcow
ClintomEa Nếu số lượng ít như vậy (<6 lần/mẫu) thì không phải loại trừ sai số và không cần thống kê gì cả. Bạn chỉ cần xác định giá trị tiêu chuẩn theo phương pháp bình phương bé nhất. Đơn giản nhất là thể hiện phương trình sức kháng cắt trên Excel và sử dụng 1 số hàm của phương pháp bình phương bé nhất là ra thôi (cái này chắc anh cũng đã làm). Bạn đọc trang 58-59 trong cuốn sách ở dưới là nắm được các hàm đó. Chỉ khó nhất là cấp thì 5 mẫu (không loại trừ sai số thô), cấp 7 mẫu, 6 mẫu (phải loại trừ) thì cách tính lằng nhằng hơn. Còn như tôi đã nói, TCXD 74:1987 đề cập rất rõ về xác suất tin cậy anpha: - Khi tính nền theo sức chịu tải: anpha = 0.95 - Khi tính nền theo biến dạng: anpha = 0.85 Khi đó các giá trị xử lý thống kê như KLTTTN, Lực dính, Góc ma sát theo 2 trạng thái nhỏ hơn so với giá trị tiêu chuẩn ---> An toàn hơn khi tính toán.
ClintomEa
dacbiet Chính vì vậy mà tài liệu khảo sát ĐCCT ch xây dựng hiện nay chỉ tính giá trị trung bình, không cần xử lý thống kê mà vẫn OK hết! Nhưng thử dính vào công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông mà không xử lý thống kê và đưa ra các giá trị theo trạng thái giới hạn là ăn đòn ngay!
dacbiet

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Thí nghiệm CRS?    (có 8 câu trả lời)
       Phân tích số liệu địa chất?    (có 15 câu trả lời)
       Chùy xuyên Vasilev?    (có 22 câu trả lời)
       Độ ẩm của đất trong phòng TN với độ ẩm ở trạng thái tự nhiên?    (có 59 câu trả lời)
       Thí nghiệm địa kỹ thuật?    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán móng trong báo cáo khảo sát địa chất CT?    (có 13 câu trả lời)
       CPT và c,phi của đất?    (có 38 câu trả lời)
       Khối lượng thể tích của đất cát?    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính toán môdun E từ thí nghiệm CPT và cắt cánh?    (có 7 câu trả lời)
       CK0 triaxial stress path test!    (có 18 câu trả lời)
       Ý nghĩa của các hệ số áp lực đất ???    (có 18 câu trả lời)
       Xử lý số liệu cắt cánh?    (có 39 câu trả lời)
       Giải phương trình bằng phương pháp lặp?    (có 23 câu trả lời)
       Anh em có máy khoan địa chất lưu ý    (có 20 câu trả lời)
       Cách chế độ ẩm khi đầm chặt tiêu chuẩn?    (có 13 câu trả lời)
       Áp lực cố kết và áp lực NLR thặng dư?    (có 50 câu trả lời)
       Cơ học đá?    (có 21 câu trả lời)
       Học địa chất CT chuyển sang học XDDD?    (có 41 câu trả lời)
       Hệ số cố kết Cv?    (có 17 câu trả lời)
       Đất nguyên thổ, hoàng thổ...    (có 7 câu trả lời)
       Tai nạn nghề nghiệp đây, không biết đơn vị nào?    (có 11 câu trả lời)
       công thức địa chất???    (có 9 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ công thức kinh nghiệm (hay bảng tra nội suy) xác định Cv thông qua Wl?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi nền đất?    (có 11 câu trả lời)
       Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành địa chất CT-Địa kỹ thuật!    (có 13 câu trả lời)
       Khoan khảo sát Địa Chất Công Trình?    (có 18 câu trả lời)
       Phòng Las?    (có 17 câu trả lời)
       Đơn giá khoan khảo sát!    (có 9 câu trả lời)
       Ứng dụng ngôn ngữ VBA trong Excel để giải 1 số bài toán trong ĐKT    (có 29 câu trả lời)
       Tìm hiểu "Báo cáo khảo sát địa chất"    (có 7 câu trả lời)
       Robertson Soil Classification Charts    (có 9 câu trả lời)
       Kết quả thí nghiệm trậng thái của đất khác so với hiện trường.    (có 31 câu trả lời)
       Thí nghiệm mẫu đât?    (có 37 câu trả lời)
       Đất không thuận lợi cho việc XD    (có 50 câu trả lời)
       Góc ma sát trong của đất?    (có 93 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ chuyên đề tính toán tường chắn trọng lực theo tiêu chuẩn 22TCN272-05    (có 5 câu trả lời)
       Các điều kiện địa chất công trình ?    (có 20 câu trả lời)
       Chọn kết quả thí nghiệm nào cho phù hợp khi tính ổn định    (có 26 câu trả lời)
       từ điển địa chất!    (có 30 câu trả lời)
       TK Cải tạo mở rộng móng cọc?    (có 12 câu trả lời)
       Địa kỹ thuật    (có 15 câu trả lời)
       Xác định Hệ số cố kết Cv và hệ số thấm Kv?    (có 10 câu trả lời)
       Có thể thay thế WATERSTOP bằng nhôm    (có 15 câu trả lời)
       Phương pháp lựa chọn mảnh chìa khóa trong nghiên cứu ĐCCT    (có 12 câu trả lời)
       Áp lực tiền cố kết- đất Bình Dương    (có 82 câu trả lời)
       TN Đất sai hết cả ???    (có 71 câu trả lời)
       Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT    (có 16 câu trả lời)
       Đề xuất giải pháp móng và độ sâu dừng khoan trong khảo sát XD?    (có 29 câu trả lời)
       Việc làm ngành Địa chất công trình năm 2021?    (có 55 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng?    (có 28 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top