Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
|
|
|
Tính Su trong 22TCN2727-05 - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Tính Su trong 22TCN2727-05
Xin hỏi: Tôi có các kết quả sức kháng cắt từ các thí nghiệm như sau (thí nghiệm đối với đất loại sét):
- Cuu, phi_uu từ thí nghiệm 3 trục UU
- Ccu, phi_cu từ thí nghiệm 3 trục CU
- Ccu, phi_cu từ thí nghiệm 3 trục CU
- C, phi từ thí nghiệm cắt trực tiếp
- qu từ thí nghiệm nén đơn
=> vậy công thức tính Su trong việc tính sức chịu tải của móng cọc tính như thế nào, chọn giá trị của thí nghiệm nào để tính.
Tôi tham khảo các bảng tính của một số cty thiết kế thấy tính thế này (đối với đất sét):
*cách 1: tính Su thông qua thí nghiệm cắt trực tiếp và Su=sigma*tan(phi)+c
*cách 2: tính Su thông qua qu và Su=qu/2.
Theo quan điểm của tôi, phải lấy các giá trị C, phi trong thí nghiệm 3 trục tính mới chuẩn chứ. Với đất sét nếu tính sức kháng thành bên thì dùng Cuu và phi_uu (Thí nghiệm UU) còn sức kháng mũi thì dùng Ccu và phi_cu (thí nghiệm CU) (đúng như tinh thần trong tiêu chuẩn 194-2006). Nhưng ở đây, tôi băng khoăng không rõ rằng khi dùng các giá trị trong TN 3 trục thì giá trị Su=C hay vẫn phải tính Su=sigma*tg(phi)+C.???
Tóm lại Có thể đưa ra các biểu thức tính Su sau:
1. Su =sigma*tg(phi_uu)+Cuu
2. Su =sigma*tg(phi_cu)+Ccu
3. Su =sigma*tg(phi_cu)+Ccu
4. Su =sigma*tg(phi)+C
5. Su=Cuu
6. Su=Ccu
7. Su=Ccu
8. Su=qu/2
Vậy Xin hỏi cả nhà ketcau.com các biểu thức trên biểu thức nào đúng cho việc tính Su trong việc tính sức chịu tải của cọc. Mong đc đóng góp sớm!
Có 21 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
|
|
|
Để biết việc sử dụng công thức nào là hợp lý hơn thì ta phải xem cái ứng xử của đất quanh thân cọc và mũi cọc khi chịu tải nó sẽ như thế nào.
Nếu đã xem xét kỹ về vấn đề này thì sẽ thấy chẳng có biểu thức nào phù hợp với sự làm việc của đất quanh cọc. Khi chịu tải ban đầu thì nó làm việc theo kiểu không thoát nước, sau đó thì lại thoát nước. Thế rồi đang chịu tải cấp này yên ổn thì nó lại đột nhiên vọt lên cấp khác bất kể lúc nào lúc này thì lại phải dùng cái anh không thoát nước khác ứng với trạng thái CU. Túm lại là chẳng anh nào đúng. Tuy nhiên, thiên về an toàn và có vẻ dễ chấp nhận nhất thì người ta thường dùng anh số 8, tức Su = Cu = 0,5 qu = qu /2 = 2qu/4. và cái này chỉ dùng cho anh cọc BT chứ còn anh cọc thép thì lại không được.
|
BrandonMr |
|
|
Cọc thép không dùng được do cọc thép là cọc đóng không dịch chuyển phải không Bác Ngọc?
|
tandc128 |
|
|
Để có thể dễ hiểu cái ứng xử của đất quanh cọc có thể xem cái hình dưới đây:
>
Trên hình đó cho thấy có hai loại phát triển ứng suất tiếp (cắt) quanh cọc đó là giữa cọc với đất và đất với đất. Sức kháng lớn nhất của cái hệ này được xác định bằng giá trị nhỏ nhất của hai loại ứng suất tiếp này. Với cọc BT thì cái anh tô 1 lớn hơn cái anh tô 2 vì vậy sức kháng cắt sẽ lấy theo tô 2 nghĩa là bằng chính sức kháng cắt của đất. Vì vậy Su = Cu. Khi cọc là cọc thép hoặc là cọc BT có thằng nghịch ngợm bôi mỡ quanh cọc thì cái anh tô 1 lại nhỏ hơn anh tô 2. Vì vậy không thể xác định theo công thức Su = Cu được nữa.
|
MichelPurn |
|
|
Rất chí lý, hồi trước cháu mơ hồ cái này vẫn nghĩ đó là ma sát thân cọc và đất, bây giờ phải xem lại anh lực kháng cắt nào mới là nhỏ nhất, điểm đấy ới là điểm tính toán
|
JacimtoCogy |
|
|
Chẳng phải mỗi tôi Dũng mơ hồ mà gần như cả làng cũng bị mơ hồ về cái này. Cái gốc của sự mơ hồ bắt nguồn từ tên gọi của nó là ma sát thân cọc. . Thực ra nó lại làm việc không phải theo nguyên lý của lực ma sát (Fms = lực pháp tuyến x hệ số ma sát) mà nó làm việc theo nguyên lý sức kháng nhỏ nhất. Có lẽ không nên gọi đây là sức kháng ma sát mà nên gọi nó là sức kháng thành bên của cọc. cũng vẫn có những trường hợp nó làm việc theo nguyên lý ma sát khi mà sức kháng cắt của đất xung quanh lớn hơn sức kháng ma sát. Đó là trong các trường hợp nền đất không phải là sét.
Tiện đây bàn luôn trường hợp cọc nằm trong đá (cọc khoan nhồi). Lúc này lại không thể lấy cái anh sức kháng cắt của đá để tính toán sức kháng thành bên của cọc được bởi cái sự tiếp xúc giữa cọc và đá lại rất yếu so với sức kháng cắt của đá. Nếu dùng đến bentonite để giữ thành thì có khi cái sức kháng thành bên của cọc tại những nơi nămg trong đá có khi lại phải lấy bằng không.
Như vậy, khi hiểu rõ bản chất làm việc của một sự vật, sự việc thì sẽ dễ dàng áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau. Cái này thì cac cụ chúng nó nói chữ là Dĩ nhất biến ứng vạn biến đó. Còn khi chỉ làm mà không hiểu rõ bản chất thì sẽ nhiều lúc áp dụng sai rồi lại gân cổ lên cãi là Quy phạm chúng nó bảo làm như thế.
|
BarbaraEr |
|
|
Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx. |
Luckyman
|
|
|
"Dĩ bất biến..." hay "Dĩ nhất biến..." thầy? Có khác nhau không nhỉ
|
SpencerJalf |
|
|
Em thấy ỏ bên Tây người ta có NGHỊCH thế đấy Bác Ngọc ạ - Bác kiểm tra cho tôi xem có đúng không?
|
JacimtoCogy |
|
|
Có khác nhau, thậm chí khác nhau hoàn toàn về nghĩa. Hì hì.
Nhưng ở đây tôi đã nhại theo chỉ để muốn nói một ý khác của cái việc học một hiểu nhiều. Qua điều này, tôi cũng muốn nói với các bạn rằng đừng bao giờ tin ngay lập tức cái điều mà ai đó nói dù cho người đó là như thế nào mà phải tự tôi tìm hiểu đến nơi đến chốn cái vấn đề đó. Lời người khác nói chỉ là gợi mở để tham khảo cho thấy một hướng suy nghĩ mà thôi.
Nếu lúc nào cũng tin các câu tôi nói và giải thích mà không tự tôi xem xét ngiên cứu thì sẽ có ngày hiểu cái câu của các cụ :"Hổ phụ sinh hổ tử" theo cách tôi giải thích là cái con hổ không quan trọng, không ra gì (phụ) thì sẽ sinh ra con hổ chết (tử).
|
hoangthienthu |
|
|
Chẳng cứ ở bên Tây, ngay ở ta, khối thằng nó cũng nghịch như vây và còn nghịch hơn thế.
|
Alvarogime |
|
|
Nhân đây tôi cũng xin các bác ra tay chỉ giáo tôi với. Tôi đang định làm cái hội trường (2 tầng) chứa khoảng 250 mem mà toàn ông bé như con voi con, tóm lại là hoạt tải khá lớn. Mà bên kiến trúc cũng đòi hỏi khá ác không dùng dầm phụ(bố ông ấy làm to) nền đất lại rất yếu ở miền tây mà, tôi đang tính làm 15x30 m. Kính mong các bác chỉ giáo cho em, để tôi còn giữ được cái cần câu cơm
Thân ái
Nguyễn Vũ Phương Đông
0944136879
gabrielnguyenvu6*
|
Alegowasea |
|
|
Không biết bạn định hỏi cái gì nên tôi chỉ có thể chỉ giáo cho bạn như sau:
Cố gắng lên. Có công mài sắt có ngày nên dùi đục.
|
profilmuoinam15 |
|
|
Có những công trình còn lớn hơn cái công trình của bạn đã nêu được xây dựng ở những nơi có vùng đất yếu mà vẫn an toàn nếu có các giải pháp xử lý nền hợp lý.
Để có thể có giải pháp xử lý nền hợp lý thì cần phải biết cụ thể các thông tin chi tiết về công trình (tải...kích thước), nền đất ( c, phi , bề dày, gamma...). Chứ cứ hỏi chơi chơi như bạn đã hỏi thì chỉ còn mỗi cách động viên bạn bằng tinh thần được thôi.
Bạn có thể bày cho tôi cách gì để chữa bệnh đau bụng được không khi mà chẳng biết tôi đau bụng theo kiểu gì ???
|
WeksizzySl |
|
|
Em vẫn còn lơ mơ món này, cho tôi hỏi là công thức:
Su=qu/2
Là trong sách hay trong tiêu chuẩn quy định? Tôi tìm hoài mà không thấy ?
|
MichaelKet |
|
|
qu lá cái giá trị nhận được từ thí nghiệm nén 3 trục không thoát nước không cản trở nở hông. Giá trị sức kháng cắt không thoát sước của đất Cu = qu/2 là được xác định trên biểu đồ của vòng tròn Morh. Với trường hợp đang xét thì Su = Cu. Cái này (qu) ít xuất hiện trong các sách về cơ học đất ở ta và cũng ít thấy trong tiêu chuẩn. Một số sách về thí nghiệm địa chất công trình và Cơ đất theo kiểu Mỹ thì có trình bày đến. Chỉ cần bạn nắm vững cơ học đất thì chúng nó có gọi tên theo kiểu gì thì bạn cũng sẽ hiểu ngay nó là gì.
Vì vậy, tôi có tìm nữa trong các sách cũ và tiêu chuẩn cũng khó thấy được lắm. hì hì.
Nếu vẫn muốn tìm thấy chúng trong các sách mà ta đã có thì có thể làm theo cách sau đây:
1. Mở cuốn sách đó ra đến chỗ nó có nhiều chỗ trống chưa được viết đến. Để thuận tiện cho việc tra cứu sau này nên cho nó nằm trong phần xác định sức chịu tải của đất.
2. Chép các công thức mà ta học được và chưa có trong cuốn sách đó vào cái chỗ trống mà ta đã xác định ở điều 1.
3. Sau này khi cần, mở ra đúng chỗ đó thì sẽ tìm thấy nó trong các cuốn sách và tiêu chuẩn đó.
Chỉ có điểm bất tiện là khó thuyết phục người khác khi sử dụng đến nó.
|
Williamon |
|
|
Bản chất sức kháng cắt Su được Coulomb (theo cơ học đất cổ điển) chia ra làm 2 thành phần: C và Phi. Vì vậy:
-Thí nghiệm nào bạn có cả C,Phi thì tính cả 2 thành phần này vào sức kháng cắt Su.
-Dựa vào điều kiện làm việc thực tế của cọc (kháng bên và kháng mũi) để chọn kết quả của thí nghiệm nào mô phỏng gần giống với thực tế để áp dụng tính toán. Tất nhiên, thiên về an toàn bạn có thể bỏ một trong hai thành phần.
-Đối với cọc thì thí nghiệm CPT và SPT có vẽ gần với thực tế hơn.
-Thí nghiệm nén lại cọc sau thiết kế là cần thiết (vì tất cả các thí nghiệm trong phòng không thể mô phỏng hoàn hảo thực tế làm việc của cọc).
|
DanielEi |
|
|
Bạn tìm đọc bài báo này: có trình bài cách tính sct cọc khoan nhồi của cầu Mỹ Thuận. Trong đó có chỉ cách tính Su. Trường hợp của bạn thấy giống trường hợp tính cho cầu Mỹ Thuận.
Mitchell et al. (1998). Geotechnical aspects of My Thuan bridge project in Vietnam. Geotechnical services, Rust PPK Pty. Ltd.
Sau khi thiết kế theo cách tính ở trên, GS. Randolph đã nén lại cọc như trong link bên dưới.
http://www.mediafire.com/?9suup1pgw8nrmmb
|
Freddievaw |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
Cho em hỏi về tính thép trong đài
(có 15 câu trả lời)
|
tính đoạn neo của móc cẩu vào cọc ntn?
(có 7 câu trả lời)
|
nội lực tính móng
(có 11 câu trả lời)
|
Chọn móng nông hay móng cọc???
(có 26 câu trả lời)
|
sức chịu tải của cọc
(có 22 câu trả lời)
|
Chọn sức chịu tải nhổ bằng bao nhiêu % sức chịu tải nén là hợp lý?
(có 10 câu trả lời)
|
cấu tạo cọc
(có 16 câu trả lời)
|
Các Bác tư vấn cho em về bố trí mb móng
(có 22 câu trả lời)
|
hỏi về cos của nắp bể phốt va bể nước ngầm của nhà dân
(có 10 câu trả lời)
|
Cọc ép neo !
(có 8 câu trả lời)
|
Cọc ép vào nền đá phong hóa.
(có 25 câu trả lời)
|
Mong các anh giúp đỡ bp thi công
(có 61 câu trả lời)
|
Xử lý móng cọc do thi công làm sai
(có 12 câu trả lời)
|
Liên kết thép cọc vào đài ??
(có 22 câu trả lời)
|
Thắc mắc về công thức Meyerhof
(có 10 câu trả lời)
|
Bố trí thép trong móng Cọc ép (đài thấp) + cọc Khoan nhồi
(có 15 câu trả lời)
|
nối cọc
(có 36 câu trả lời)
|
lựa chọn PA móng trên nền địa chất Đá
(có 28 câu trả lời)
|
Xử lý cọc bị vỡ như thế nào??
(có 25 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán sức chịu tải theo CPT
(có 7 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng
(có 8 câu trả lời)
|
Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá
(có 9 câu trả lời)
|
Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình
(có 10 câu trả lời)
|
Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi.
(có 8 câu trả lời)
|
BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ?
(có 6 câu trả lời)
|
được phép tăng 20% sct của cọc
(có 11 câu trả lời)
|
Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
(có 19 câu trả lời)
|
Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi?
(có 24 câu trả lời)
|
Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc
(có 11 câu trả lời)
|
Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý
(có 5 câu trả lời)
|
Cọc ly tâm?
(có 34 câu trả lời)
|
Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)!
(có 78 câu trả lời)
|
Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi?
(có 16 câu trả lời)
|
Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi?
(có 53 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng
(có 16 câu trả lời)
|
TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột?
(có 45 câu trả lời)
|
Allowable axial load or Material axial load?
(có 6 câu trả lời)
|
Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc?
(có 6 câu trả lời)
|
Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi
(có 39 câu trả lời)
|
Gia cường móng cọc
(có 9 câu trả lời)
|
Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai?
(có 11 câu trả lời)
|
Cắt cọc bê tông ly tâm UST?
(có 57 câu trả lời)
|
Ép cọc như thế nào là đúng
(có 9 câu trả lời)
|
Cho hỏi kết cấu móng này
(có 8 câu trả lời)
|
PIT cọc khi đã có đài
(có 22 câu trả lời)
|
Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh.
(có 8 câu trả lời)
|
Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu
(có 17 câu trả lời)
|
Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc !
(có 8 câu trả lời)
|
Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc?
(có 8 câu trả lời)
|
xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp
(có 9 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|