Thi công đóng cọc - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Thi công đóng cọc
Trên diễn đàn có ai biết khi thi công đóng cọc thì khoảng cách từ vị trí đóng cọc đến nhà dân tối thiểu là bao nhiêu? Và được quy định ở đâu không?
Nếu đóng cọc gần nhà dân quá mà nhà dân bị nứt thì lỗi thuộc về ai?
Có 33 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Theo tôi biết phuơng pháp đóng cọc thì không bao giờ thi công gần nhà dân cả, nếu gần nhà dân bạn nên sử dụng ép cọc sẽ an toàn hơn. Còn nếu bạn đóng cọc mà nhà dân bị nứt tất nhiên là do lỗi thi công rồi, đơn vị thi công sẽ chịu trách nhiệm theo luật
|
MaroldPl |
|
|
Câu này rộng quá, liên quan đến cả...ông hàng xóm.
Tôi chỉ trả lời được câu này thôi: khoảng cách tối thiểu đến mép nhà ông hàng xóm tuỳ vào máy của bạn. Nhưng thường thì máy ép không sát quá 500mm được. Tức là khoảng nửa mét.
Đóng mà dùng trong Thành phố thì không được đâu nhé Cấm hẳn hoi đấy, không còn là khuyến cáo đâu.
|
Donaldsor |
|
|
Bạn nhầm hả? Do chủ đầu tư chịu trách nhiệm chứ?
Điều 15 Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị quy định về việc xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận như sau:
1. Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại:
a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại toà án.
b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu thi công không thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này phải bị đình chỉ thi công xây dựng, đồng thời, áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, khoản 1, điều 12 Nghị định này cho đến khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
Điều 627 - Bộ luật Dân sự 2005 quy định việc bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra như sau: Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
|
muadem116 |
|
|
Khoảng cách an toàn ([R]) từ vị trí đóng cọc đến công trình lân cận được xác định theo mức độ gây chấn động của việc đóng cọc qua tham số vận tốc dao động nền đất (V) khi so sánh với vận tốc dao động nền đất cho phép ([V]).
Khoảng cách này có thể dự báo bằng các công thức thực nghiệm sau:
[R] = k . (E)^0.5 /[V]
trong đó:
E là năng lượng va chạm của búa = Q. H với Q là trong lượng phần động của búa và H là chiều cao rơi búa.
k là hệ số thực nghiệm, thay đổi kinh khủng tùy theo loại đất và kiểu búa có giá trị thay đổi từ 0,11 đến 2.
giá trị của [V] được quy định tùy theo loại công trình có giá trị thay đổi từ 4 mm/s đến 150 mm/s.
Cái công thức thực nghiệm nêu trên thì còn nhiều điều chưa được phù hợp với thực tế lắm. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này thì tốt nhất là nên tiến hành đo chấn động của cọc với ít nhất 3 điểm đo đồng thời có đủ cả 3 phương tại mỗi điểm.
Bạn có thể tham khảo cuốn : "Quy trình đóng cọc trong vùng xây chen"
|
viet toan 12 |
|
|
Cảm ơn ý kiến của mọi người. Tôi xin có ý kiến thêm về ý của tôi là:
Đây là công trình cầu
Và tôi muốn hỏi thêm mọi người là có quy định nào về khoảng cách tối thiểu không? (Tôi đã tìm trong 22TCN272-05 mà không thấy).
Có ai đã gặp thực tế trường hợp này chưa vậy
|
profillink10 |
|
|
Tiêu chí thiết kế nhà đẹp Hải Phòng là sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng các phòng, vẻ đẹp ngoại thất và chi phí xây nhà |
Luckyman
|
|
|
Đã viết rất rõ ở bên trên rồi vẫn còn hỏi như thế này. Chán thật. Cái vấn đề này là chuyên ngành hẹp nên không có quy định trong các tiêu chuẩn chung được đâu mà nó được nêu trong "Quy trình" mà tôi đã nói ở trên.
Túm lại không có mì ăn liền đâu.
Nếu có cái khoảng cách an toàn cụ thể nào đó thì sẽ rất vô lý.
Ví dụ bịa ra khoảng cách an toàn được ấn định sẵn là 20 m thì sẽ cấm bạn dùng cái búa tạ để đóng cái cọc tre trong khoảng cách đó à => vô lý. Phải nấu nướng một chút thì mới có mà ăn chứ không thể gặm sống nó được ngay đâu.
Búa to, búa nhỏ => chấn động khác nhau
Đất cứng đất mềm => sóng truyền khác nhau
Cọc to, cọc nhỏ => chấn động khác nhau
Nhà lân cận yếu, khỏe => khả năng chịu chấn động khác nhau.
Làm sao mà gộp được tất cả những cái này vào một con số quy định khoảng cách được mà cứ hỏi đi hỏi lại mãi sau khi đã giải thích rõ ràng rồi à ông trẻ ???:
Cái tô đỏ: Tôi đã giải quyết vấn đề này cho gần 50 công trình.
|
noithatap |
|
|
Em cũng hay copy paste lắm nhưng mà là copy paste có chỉnh sửa và chọn lọc.hi,, Nếu như bạn làm một cái rãnh sâu như rãnh thoát nước ngăn cản sự truyền lực của đóng cọc đến nhà dân thì tốt hơn,hihi
Ah, mấy lần tôi trêu bác Ngọc cho vui, bác đừng giận nhá.hihi
|
hoangphunhan |
|
|
Thế hả. Tôi không nhớ là bạn đã trêu tôi nên tôi đã không giận. Bây giờ bạn nhắc tôi mới biết nên tôi lại đang giận.
Cái rãnh là một trong các biện pháp giảm chấn để bảo vệ công trình. Vấn đề là cấu tạo của cái rãnh ấy nó ra sao để thực hiện được nhiệm vụ đề ra. Rộng hẹp, nông sâu như thế nào. Chẳng nhẽ cứ đào cái rãnh có bề rộng 2 cm sâu 1 cm thì cũng đủ để giảm chấn động hay là phải đào cái rãnh rộng 2 km sâu 1 km mới đủ để giảm chấn động ????
|
MaroldPl |
|
|
Hi, thì cứ theo ý bác đi,hehe, Cái rãnh là ý tôi đưa ra để giúp anh bạn kia thôi, chứ việc vận dụng như thế nào thì là bạn đó phải tính toán chứ?( kết hợp với mấy công thức của bác về bán kính ảnh hưởng). Chẳng lẽ nhà dân cách chỗ đóng cọc 1m cũng vẫn đóng cọc ah bác???hihi
|
nguyentrungata |
|
|
Với bài toán này thì đầu tiên người ta xác định khoảng cách an toàn trước. Khi công trình bị nằm trong vùng ảnh hưởng chấn động do đóng cọc thì người ta sẽ xét đến các biện pháp giảm chấn. Có rất nhiều biện pháp giảm chấn khác nhau được áp dụng tùy theo từng điều kiện cụ thể. Các biện pháp giảm chấn này được thiết kế và thi công dựa trên các tính toán và đo đạc tại hiện trường. Đào hào giảm chấn chỉ là một trong các biện pháp đó và phải được tính toán như người lớn.
|
ArthurGip |
|
|
Vấn đề là cách đó đơn giản nhất, rẻ nữa, Còn các biện pháp khác như ép cừ,,,nhưng phức tạp hơn, đắt hơn, Bác thì người lớn rùi, Tôi chưa có người bé nên chưa được gọi là người lớn,hihi
|
CharlesEn |
|
|
Rõ rùi. Thanks mọi người. Nhưng thấy mấy anh nói lý ghê quá! :-d
Bạn NGOC_IBST đã làm trên 50 công trình thì cho tôi hỏi thêm cái là:
- Đã trường hợp nào mà khi đóng cọc làm nhà dân bị nứt chưa >>> Xử lý thế nào nhỉ???
|
hiepsitayto |
|
|
Vì nứt nên người ta mới phải gọi tôi đến giải quyết.
Nếu nứt thì phải đền.
Của bụt mất một đền 10.
Bụt vẫn còn cười bụt chẳng nhận cho.
Gần 50 chứ không phải trên 50.
|
truongtiengka |
|
|
Em gửi cho bác thông tin về đền bù còn gj???Đền nhiều hay ít là do bạn phải thương thảo với chủ nhà như thế nào,hehe
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Tôi gặp trường hợp thế này. Khi thi công, nhà nứt trong khi số lượng cọc đóng vẫn chưa xong.
Người ta không cho tôi đóng nữa và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Rồi thi công tiếp mà nứt tiếp thì sao (Người ta không nhất trí phương án cho thi công xong rồi đền luôn)
Giải quyết thế nào là tốt nhất nhỉ. Anh tư vấn cho tôi cái!
|
profiltam |
|
|
Chắc ông này đang nghĩ cứ đóng bừa chưa chắc đã nứt.
Nứt chưa chắc đã phải đền.
Đền chưa chắc đã chết.
Chết chưa chắc đã được chôn.
|
Charlesquew |
|
|
Người ta đúng đó.
Thả gà ra thì làm sao mà đuổi được.
|
MattieHek |
|
|
Công trình của bạn ở đâu ???
Cọc đóng là cọc gì ??
Búa đóng cọc là búa gì ???
Nhà dân loại gì ???
Khoảng cách đến nhà dân ???
đã đóng bao nhiêu cọc ???
Còn bao cọc chưa đóng ???
|
suanhadthouse |
|
|
Ông bạn này mới đi thi công thì phải???Bạn phải kiểm tra xem liệu thi công tiếp nhà đó có khả năng sập chết người không??? Nếu như thế bạn dám đóng tiếp không???Nếu nhà người ta sắp sập thì bạn giải quyết như thế nào???
Bạn phải bồi thường còn gì nữa? Bạn đọc lại luật đi???Nhưng bạn thử kiểm tra lại xem là các vết nứt đó có phải do bạn đóng cọc gây lên không? Bạn chứng minh ko phải thì bạn ko phải đền??? Còn thường thì khi đền gắng viết cái biên bản yêu cầu chủ nhà ko dc kiện cáo nữa là ok???
|
Robertbura |
|
|
Đưa tiền cho họ đủ xây nhà mới là họ cho đóng tiếp thoải mái.Nhà nứt rồi thì sao sửa lại như cũ được....
|
muaxanh |
|
|
Sao ko đuổi được. Thuê mấy ông xd bợm rượu đuổi được ngay???
|
noithatchangson |
|
|
Cọc 40x40cm, búa 3,5T. Số lượng 10 cọc, L=32m, đã đóng xong 8/10 cọc. Cọc thứ 9 đang đóng, còn khoảng 7m nữa. Cọc 10 chưa đóng.
Nhà cấp 4. Khoảng cách đến nhà khoảng 20m.
Công trình thi công ở vùng đồng bằng.
Các vết nứt thì có cả mới và cũ. Nói chung người ta cũng "tát nước theo mưa nữa".
Nhưng nói chung cũng do đóng cọc nên bị nứt thêm.
|
trangyu lan |
|
|
Nếu không có biện pháp giảm chấn thì 20 m là khá gần để ảnh hưởng chấn động do đóng cọc tác động đáng kể lên công trình lân cận rồi.
Nếu bạn đi xe máy chạm phải một bà già vốn đang chống nạng do gãy chân thì bạn buộc phải chăm sóc chữa cho bà ấy tất cả khi bạn làm cho cái chân của bà ấy gãy thêm. Lẽ thường mà.
Trường hợp này thì bạn nên:
1. thỏa thuận mức độ bồi thường với dân trước khi đóng tiếp. Đưa tiền ngay cho dân có hóa đơn và chứng kiến của chính quyền địa phương để họ tự khắc phục sau khi đã đóng hết.
2. Sau đó viết cam đoan không đòi thêm nếu mức độ hư hỏng không tăng thêm
3. Lập biên bản chụp ảnh toàn bộ các vết nứt trên công trình.
4. Đóng tiếp cọc
5. Tìm xem có hư hỏng bổ sung không. Nếu có thì xét mức độ thiệt hại có phải tăng thêm tiền đền bù không.
6. Làm bữa rượu chia tay vui vẻ.
|
levantrai |
|
|
Ơ thế vẫn không cần làm biện pháp giảm chấn hả bác???hehe, Dân thi công là toàn làm đại ko có khoa học gì cả?20m là khoảng cách quá gần. lỡ nhà dân bị sập do đóng cọc cuối cùng thì sao???hehehe,
|
dutrieu |
|
|
Nó còn có mỗi một cọc chưa đóng nên chắc là sẽ không sập nếu đóng tiếp. Cái tiền làm giảm chấn có khi đủ để xây cái nhà cấp 4 đang đòi bắt đền nó.
|
trytrytr tr453434 |
|
|
bác để yên tôi dọa nó cái???hehehe
|
Haroldser |
|
|
Nhớ nó vãi ra quần thì chú mày chịu trách nhiệm giải quyết đấy nhé.
|
chongthambamien.vn |
|
|
Công nhận bác thật có trí tưởng tượng ZinZin, ai bảo xây dựng là khô khan bác nhỉ???
|
hoangthienthu |
|
|
Nói chung chẳng ai muốn làm mấy cái việc này cả. Nhưng lỡ rùi thì phải khắc phục thui. Cảm ơn mọi người nha.
|
taolaai |
|
|
Dạ tôi xin chào bác ạ, tôi có một vấn đề xin được các bác tư vân giúp cho:
Hiện tại tôi đang có 1 công trình thi công ép cọc gồm 4 tim mỗi tim 15m. Tim gần nhất cách công trình văn phòng lân cận(nhà cấp 4) 2,2m, sử dụng phương pháp ép tĩnh và sử dụng đối trọng bằng sắt cho đỡ chiếm diện tích.
Công trình lân cận là văn phòng của cây xăng còn mới nên bên cửa hàng xăng dầu họ không đồng ý với phương án đã đưa ra(Cụ thể là cây xăng dầu trên đường Phạm Hồng Thái đối diện khách sạn NewWord í ).
Mạo muội nhờ các bác chỉ giúp tôi phương pháp nào kiểm tra rằng với biện pháp thi công này có ảnh hưởng tới cái nhà văn phòng đó hay không, tính toán kiểm tra theo hướng dẫn của tài liệu nào ạ.
Em gửi các bác phương án thi công ép mà tôi đề xuất để các bác dễ hình dung hơn:
https://lh5.googleusercontent.com/-A...h727-no/22.jpg
|
GeorgeEr |
|
|
Bạn có thể mở một cái tọp pịc mới để hỏi thật rõ ràng về cái bạn muốn liên quan đến chuyện ép cọc bên này mà cái nhà hàng xóm lại bị phình lên và nứt tóe loe để mọi người cùng chém cho nó ...đỡ buồn. Cái vấn đề này hay lắm đấy, đang có mấy người làm luận văn cao học.
|
noithatap |
|
|
Cháu mở 1 top pic mới mà không bít đặt nó vào đâu, đặt nhầm chỗ nên bị quản lí xóa mất tiêu
Thui thì để cháu sửa lại bài trên cho mọi người dễ hiểu hơn ạ >
|
williamcuong |
|