Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
|
|
|
Thép trên, thép dưới đặt sai có nghiêm trọng? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Thép trên, thép dưới đặt sai có nghiêm trọng?
Trong quá trình thi công nhiều khi vẫn có sự nhầm lẫn do bên thi công người thợ không đọc kỹ bản vẽ, không hiểu hết bản chất mà kỹ thuật lại không để ý. Có đến mức bắt buộc phải máy móc đặt lại toàn bộ thép trên và thép dưới? Có nguy hiểm tới mức phải như thế không? ( tất nhiên là làm theo nguyên tắc thì chuẩn hơn ) . Mời anh tôi vào mổ và xẻ...Phải chăng cũng chỉ là để cốt thép làm việc tốt hơn, và tăng chiều cao ho khi tính toán? anh tôi vào ném đá cho ra vấn đề cái ( thép đặt trên và đặt dưới không phải là miền trên và miền dưới anh tôi nhé)
Có 18 câu trả lời!!
|
|
|
Bạn tự trả lời rồi đấy hỏi làm j nữa
|
thanhtinh |
|
|
Vấn đề là nhiều người vẫn "làm tôi làm mẩy hông chịu" tưởng tượng ra đủ thứ có thể xảy ra. Có nhất thiết phải tỏ ra nguy hiểm thế không. Xinh trân trọng kính mời các anh tôi vào ném đá cho thay đổi hoặc củng cố nguyên tắc ( tôi không khẳng định là quan niệm đó là không đúng nhưng vấn đề có tỏ ra nguy hiểm thế không), thực tế đã chót rồi thì du di được không ( làm đúng nguyên tắc thì không nói rồi nhé ) vì chỉ trong những trường hợp đó sự quyết định thể hiện trình độ của kỹ sư xây dựng. ( làm lại tốn công lắm mà cái tốn đó có nhất thiết phải thế không, vấn đề liên quan đến sự tiết kiệm chống lãng phí rất hữu ích ) Vấn đề chỉ là trên và dưới trong một miền chịu lực.
|
puma12 43 |
|
|
Làm tôi làm mẩy vì có người làm sai, mà sai thì phải chịu thôi.
Bây giờ thì cứ tính toán lại xem có đạt theo độ bền không, xong rồi mang bản tính cộng với tí chút phong bì ra gặp riêng anh giám sát, nhỏ to tâm sự rằng thì là mà..... Nhớ là không nói to tiếng nhé.
Về trách nhiệm thì kỹ thuật sai lè rồi, giám sát cũng có trách nhiệm vì đễ người ta làm sai mà không chấn chỉnh kịp thời, nếu chậm tiến độ thì giám sát cũng bị vạ lây. Do vậy cùng ngồi trên thuyền cả đấy.
Theo góc độ kỹ thuật thì tôi bắt làm lại hết, khi đó kỹ thuật và thợ có một bài học đắt giá đến chết vẫn còn nhớ, lần sau đảm bảo không bao giờ vấp phải nữa. Tôi đã dỡ hết 300m2 móng băng vì thằng tôi kt đặt thép sai, công trình tiếp theo thì thằng tôi nó thuộc lòng luôn bản vẽ, tôi lại nhàn thân ngay.
|
Robertvove |
|
|
k hiểu ý bác lắm là thép dầm hay thép sàn chắc nguy hiểm nhất có thể sập cũng nên
|
GordonEt |
|
|
Chính xác là đôi lúc ta cũng nên mềm mỏng bỏ qua nếu ta bỏ qua được (đủ khả năng chịu lực, kiểm tra kỹ ) Lúc này nhắc nhở, lần sau tái phạm thì ăn đòn. thằng đệ làm việc này chắc sẽ hú hồn, và tôn trọng sếp lớn hơn nữa . Và đôi lúc nên làm như anh trungcdc. vì có như thế này thì đàn tôi nó mới sợ mà lần sau lo học bài .
|
hoang tuan |
|
|
Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003 |
Luckyman
|
|
|
Thép dầm thì nói làm gì cậu. Đây chỉ có thể là thép sàn hoặc thép bản móng mà thôi. Thường khi tính thép người ta lấy thép càng gần mép ngoài ( thép làm việc tốt hơn) càng tốt miễn sao đủ lớp bê tông bảo vệ là được. Còn khi tính toán thì lấy chiều cao sàn hoặc móng trừ đi lớp bảo vệ ra chiều cao ho để tính diện tích cốt thép Fa, nếu ho càng lớn thì Fa sẽ càng bé. Nhưng thực chất lúc chọn Fa ta toàn làm tròn rồi thì "chọn". Lấy chiều cao ho đó trừ đi một đường kính thép ( đại đa số các công trình mấy thanh thép đó toàn bé hơn d12) vậy thì ăn thua gì? trong khi thiết kế đã có hệ số an toàn và hệ số ngủ ngon của kỹ sư thiết kế rồi. Vậy thì có phải lúc nào cũng máy móc thế không?. Tôi khẳng định tính lại thì cũng mấy phép tính mà thôi mà chắc chắn là sẽ đạt. Vậy thì tại sao cứ phải máy móc nguyên tắc làm gì? Tính công làm lại sẽ rất lãng phí. Những lúc đó mới cần có kỹ sư chứ.
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
bình thường thì chắc o vấn đề gì.khi có vấn đề gì thì biết ngay.GS mà cho qua vụ này thì lần sau khỉ nói nhà thầu luôn
|
JacimtoCogy |
|
|
Nếu biết sợ thì không cho qua, nếu không biết sợ thì không kể thép sàn đặt sai mà đến thép dầm đặt sai cũng cho qua luôn.
|
MichelPurn |
|
|
Vấn đề này có hai chuyện:
1. Sai có nghiêm trọng không và
2. ứng xử với cái sai (nếu có) theo các mức độ nghiêm trọng như thế nào.
Về mặt kết cấu chịu lực thì cái việc đặt thép sai so với thiết kế như thế này là sai. Mức độ nghiêm trọng của nó là từ rất nhẹ cho đến hơi nguy hiểm. (a) Nhẹ ở các nơi mà việc đặt trên dưới không thay đổi nhiều hình thức chịu lực của kết cấu như móng, sàn. (b) Nguy hiểm khi là dầm hoặc ở một số sàn đặc biết.
Với (b) thì không bàn nữa, chắc chắn phải dỡ ra làm lại.
Với (a) thì có chuyện để bàn ở đây. Xét về mặt chịu lực thì cái loại này nằm trên hay nằm dưới đúng là chẳng ảnh hưởng mấy. Nếu chúng ta đang ở thời kỳ nhí nhố thì cũng có thể cho qua được. Với tác phong và tư duy công nghiệp hóa hoặc đang muốn phấn đâu được như thế thì có lẽ nên ứng xử theo cách mà Trungcdc đã đưa ra. Tôi thì ủng hộ cách này bởi nhiều ný nuận như sau:
- Cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế.
- Khi có sự không tuân thủ hoặc có sai phạm thì thường là người phạm lỗi có rất nhiều lý lẽ hay ho và chặt chẽ hơn nhiều so với người không phạm lỗi. Vì vậy, cần đề phòng tránh mắc vào bẫy của nguyh biện (nếu có)
- Ngay cả khi việc phạm lỗi không nghiêm trọng thì cũng nên bắt làm lại để có bài học cho lần sau. Nếu không bắt làm lại thì có thể sẽ có chuyện được voi đòi Hai Bà Trưng lắm. Lúc này, lần sau khó mà nói được họ và thậm chí mức độ sai phạm có thể còn tăng thêm. Cái việc cảnh cáo là chẳng ăn thua gì hết cả bởi loài người chẳng khác với loài bò là bao nhiêu, nó chỉ nhớ khi có roi đét vào đít. Tôi chưa thấy ai lớn lên và trưởng thành nhờ hoàn toàn vào các lời khuyên và cảnh cáo cả, toàn cứ phải ăn đòn mới tỉnh ra.
Có một đứa bé hay nghịch. Cứ thấy có cái lỗ nào là nó lại lấy que chọc vào cái lỗ đó. Trong nhà nó chẳng có que gỗ hay que tre mà toàn là que sắt và trong nhà nó có rất nhiều lỗ của phích điện. Mọi người nhắc nhở khuyên bảo nhiều lần và dọa nó sẽ bị điện giật mà chứng nào tật đấy nó vẫn không chừa, thậm chí mức độ thích chọc vào lỗ của nó ngày càng cao và nghiêm trọng. Sợ rằng có ngày nó chọc vào lỗ có điện khi không có ai ở quanh nó thì rất nguy hiểm nên bố của nó mới để yên cho nó nghịch lấy que sắt chọc vào lỗ điện. Khi nó bị điện giật thì bố nó giật cầu dao để cứu nó ngay lập tức (tất nhiên là bố nó đứng ngay cạnh cầu dao điện và tay nắm chặt cái cần cầu dao điên khi nó sắp chọc). Kết quả là từ đó, nó không nghịch như thế nữa và luôn rất rất rất cẩn thận khi nhìn thấy lỗ mà định lấy que chọc vào lỗ đó.
|
profil7 |
|
|
cần phải ngám nghía cho kĩ cái lỗ mới chọc các bác nhỉ
|
lightzar |
|
|
Kết quả là từ đó, nó không nghịch như thế nữa vì từ đợt đó nó không còn sống trên cõi đời này nữa... một câu truyện buồn quá bác ạ . hu hu hu.....
|
EfrainKl |
|
|
Ông bố chẳng làm gương cho con gì cả. Ngày nào ông bố cũng chọc chọc chọc mà vẫn cấm cậu con ngoáy
|
greent |
|
|
To langlungcu:
1. Đọc không kỹ bài viết của người khác đã trích dẫn.
2. Không phải chỗ nào cũng đùa nghịch được, làm phân tán chủ đề.
3. Sửa ngay nhé, mà tốt nhất là tự xóa đi... Tôi cũng sẽ xóa đoạn viết này ngay khi bạn xóa hoặc sửa đổi nội dung đã viết đến đủ một độ tích cực nào đó.
|
53caugiay |
|
|
Đọc bài của Bac có nhận xét:
1. Khu vực bác ở có nhiều con nít
2. Con nít xóm bác ở hoan nghịch nhiều và hay thét méc.
3. Người lớn xóm bác thích chơi với trẻ con
4. Các bài học được rút ra trong quá trình xử lý các thắc mắc hay nghịch ngợm.
Bài học lần này: thằng con nít bị điện giật tê liệt thần kinh, kể từ đó nó sợ điện và không chơi người lớn nữa . Biện pháp giáo dục này không khuyến khích áp dụng.
Trở lại vấn đề 1 và 2 nêu trên
Người kỹ sư phải có kiến thức để đánh giá vấn đề này còn hay không đảm bảo các yêu cầu quy định.
Khi đã sai thì nhận sai và chấp hành các xử lý.
Nếu vấn đề còn đảm bảo thì xin được trình bày và đề nghị cho qua với cam kết đây là sơ xuất trong thực hiện và không tái phạm.
Nếu đã sai và không đảm bảo thì tự xử, đừng xin xỏ mà mất uy tín.
|
Winmordbet |
|
|
Ở đây có một vấn đề về chuyện của cái "tai" mà tôi thấy cần bi bô một chút.
Con người ta có một đặc điểm là chỉ thích nghe và ghi nhận những cái gì mà đã được cái não cho là đúng từ trước rồi. Mặc dù đã đặt ra những câu hỏi cho có vẻ khách quan nhưng người ta thường hay chi nghe theo cái mà đã được chủ quan của người hỏi cho là đúng. Lúc này, họ sẽ chỉ thu thập và ghi nhận các ý kiến có lợi cho tôi để từ đó làm vũ khí chiến đấu và an ủi bản thân rằng tôi giỏi, luôn đúng. Cái bệnh này có ở tất cả mọi người và nó là cái cản trở rất lớn trong việc học tập và nhận thức tự nhiên và xã hội. Khi ý thức có bệnh thì đã bắt đầu có chữa bệnh được rồi. Cách chữa thì rất đơn giản đó là khi xem xét các câu trả lời thì phải gạt đi, quên đi nhận định chủ quan ban đầu của chính tôi. Coi cái chuyện tôi đang hỏi không phải là chuyện của chính tôi mà là chuyện của cái thằng người yêu cũ của người yêu tôi hiện nay. Cái này là khó đấy. Ai làm được thì sẽ lớn lên và lớn nhanh rất nhiều.
Để ý thấy rằng, bạn nangmoi2010 sau khi đặt câu hỏi thì bạn cám ơn câu trả lờ mà bạn ấy thấy có lợi cho bạn ấy và lờ đi các câu trả lời dù cho rất có giá trị (ví dụ ý kiến của Trungcdc) hoặc giải trình lại theo hướng ủng hộ cho nhận định chủ quan ban đầu của bạn ấy. Thực ra, có khi những ý kiến khác hoặc ngược lại với các ý kiến chủ quan đã có từ ban đâu có khi lại sẽ có lợi rất nhiều trong tương lai của tôi. Còn khi bạn chỉ nhặt nhạnh những ý kiến phù hợp với nhận định ban đầu của bạn thì bản chất là bạn chẳng thu hoạch được gì về mặt kiến thức cả. Còn nếu như mục đích của câu hỏi của bạn đề ra là chỉ chấp nhận những ý kiến phù hợp với nhận định của bạn thì cái bạn đặt ra đã không còn là câu hỏi đơn thuần nữa mà nó thuộc dạng câu hỏi: "Ai đồng ý thì giơ tay" và tiếp theo là sẽ không thèm hỏi câu ngược lại.
|
Danielpr |
|
|
To nangmoi2010:
Theo như tôi hiểu thì bạn đúng là đang cố biện bạch điều gì đó, hơn là có một tinh thần "cầu tiến" thực sự. Bác NGOC_IBST đã có một bài viết đầy đủ để phân tích vấn đề của bạn rồi. Ở đây xin tham gia vài điều.
1. Có nhiều việc không thể nghĩ cái lợi trước mắt (ví dụ ở đây là "sự được việc"), nếu tôi thực sự muốn làm việc một cách chuyên nghiệp và hạn chế những sai sót lần sau. Khi mà trong đầu lúc nào cũng "di du" thì sẽ chuyện này sẽ vẫn còn tiếp diễn.
2. Để đánh giá được chất lượng công trình có đảm bảo yêu cầu tối thiểu nhất là chịu lực được hay không, thì hình như cũng phải biết nhiều thứ lắm. Có thể bên thiết kế tính đã không đủ, vì không lường trước được mọi trường hợp bất lợi chẳng hạn, thì cho dù cái lỗi "tý tẹo tèo teo" về thi công cũng có thể là một lý do rất tốt cho sự giải thích khi công trình gặp sự cố.
3. Trong công tác kỹ thuật, thì nhất nhất cần phải tuân theo các qui định, tiêu chuẩn kỹ thuật, bởi đơn giản nó là kỹ thuật, không phải là cái gì mà có thể "đàm phán" được. Nếu phá bỏ các nguyên tắc "cứng nhắc" này, thì sẽ có thể không gọi là kỹ thuật nữa.
|
Philipboxy |
|
|
Em ný nuận chẳng qua là vì tôi có ný nẽ của em, tôi đang còn trẻ còn nhiều vấn đề chưa biết, và thắc mắc...Tất nhiên là làm đúng thì không có gì để nói rồi. Nhưng tôi đang tính trường hợp nỡ nàng ở đây là đặt nhầm thép trên dưới ( sàn, móng công trình bé đến nỡ cỡ), thì có thể du di được không hay nhất nhất máy móc phải bắt đi làm lại, dù biết kỹ thuật là không có trăng sao, anh anh tôi em gì hết ( khô khan mà) nhưng chẳng lẽ lúc nào cũng máy móc như thế. Biết là đòn đau sẽ nhớ và câu chuyện đứa bé chọc vào cái lỗ thì cũng nên xem xét cái lỗ đó là lỗ gì chứ ạ và có thể cho nó ăn vài cái bạt tai hay là chỉ mắng mỏ "lần sau đừng có mà làm như thế". Chứ nếu ngồi hình dung ra thì đúng là đứa bé chết thật. Bây giờ tôi rút ra một điều và cũng chân thành cảm ơn các anh em, bác Ngoc IBST đã chỉ dẫn tận tình...
@bác Ngoc IBST: Hung.kta 2006 có cùng quan điểm với tôi đâu cậu ấy đang tính công trình bị sập kia kìa...bác nói thế tôi mang tiếng chết. ( Hung.kta2006 trước kia trả lời cho tôi một thắc mắc rồi nên tôi cảm ơn thay cho lời chào, sự yêu mến )
|
tungch46 |
|
|
CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
|
sức chịu tải nền
(có 16 câu trả lời)
|
thiết kế móng đệm cát
(có 9 câu trả lời)
|
Cọc tím để làm gì ???
(có 49 câu trả lời)
|
Giúp giúp giúp với!!!!
(có 6 câu trả lời)
|
hệ số nền móng băng
(có 6 câu trả lời)
|
"heo mi" móng nông chịu mô men lớn
(có 11 câu trả lời)
|
cach bo tri thep cho mong nong
(có 15 câu trả lời)
|
Công thức tính hệ số nền
(có 10 câu trả lời)
|
Quả đắng ngắt.
(có 111 câu trả lời)
|
Thắc mắc về thống kê số liệu địa chất
(có 25 câu trả lời)
|
trọng lượng riêng đẩy nổi
(có 5 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán móng đơn và móng băng?
(có 6 câu trả lời)
|
Các anh biết nhiều vê địa chất ở Vĩnh Long giúp em với!!!
(có 6 câu trả lời)
|
[PA]Xem xét phương án móng
(có 33 câu trả lời)
|
Về địa chất nền móng
(có 6 câu trả lời)
|
Lót lá cho em nằm
(có 12 câu trả lời)
|
Làm ơn cho tớ phương án gia cố nền móng
(có 12 câu trả lời)
|
excel đường cong nén lún
(có 10 câu trả lời)
|
Bề rộng móng băng?????
(có 11 câu trả lời)
|
HỎI VỀ MÓNG GẠCH (gạch đất nung)
(có 11 câu trả lời)
|
Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?
(có 42 câu trả lời)
|
Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s
(có 24 câu trả lời)
|
Thí nghiệm sức chịu tải của nền?
(có 16 câu trả lời)
|
Móng băng hay móng bè?
(có 46 câu trả lời)
|
Móng đá hộc?
(có 14 câu trả lời)
|
Móng gạch cho nhà dân?
(có 52 câu trả lời)
|
Bản vẽ móng băng nhà phố?
(có 67 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán móng bè?
(có 102 câu trả lời)
|
Nội suy trên đường cong e - p?
(có 18 câu trả lời)
|
tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch
(có 13 câu trả lời)
|
Bố trí thép cho móng?
(có 15 câu trả lời)
|
Thi công khoan cấy thép.
(có 15 câu trả lời)
|
Phương pháp giảm lún cho móng nông ?
(có 68 câu trả lời)
|
ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát
(có 15 câu trả lời)
|
Bố trí thép móng băng
(có 33 câu trả lời)
|
Cách tính toán móng bè cho cột điện?
(có 27 câu trả lời)
|
Cách tính toán toán móng băng?
(có 95 câu trả lời)
|
Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?
(có 52 câu trả lời)
|
Cho hỏi cách TK móng đơn?
(có 98 câu trả lời)
|
Móng nhà trên nền cát
(có 11 câu trả lời)
|
Móng máy dây chuyền sản xuất?
(có 8 câu trả lời)
|
Giá trị của góc ma sát trong của đất ?
(có 8 câu trả lời)
|
Áp lực tiêu chuẩn nền đất?
(có 8 câu trả lời)
|
Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?
(có 8 câu trả lời)
|
Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng
(có 8 câu trả lời)
|
Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc
(có 8 câu trả lời)
|
Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm
(có 11 câu trả lời)
|
Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?
(có 33 câu trả lời)
|
tinh lun co y nghia gi?
(có 14 câu trả lời)
|
thắc mắc hệ số nền
(có 15 câu trả lời)
|
... Xem thêm
|