Tăng độ cứng EI của móng băng - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Tăng độ cứng EI của móng băng
Trong nhiều trường hợp, nhà dân phân lô xây tại vùng đất tương đối yếu cho phép lún lớn khoảng 20 cm nhưng không cho nứt hỏng (tất nhiên). Lúc này, một trong các giải pháp cần nghĩ đến là làm tăng độ cứng chống uốn của công trình trong đó có móng. Cái ý tưởng này có liên hệ đến hình ảnh các con thuyền có độ cứng lớn bị lún lên lún xuống nhưng vẫn không bị "nứt" và bị phá hủy. Tính toán cho thấy, nếu móng băng có chiều cao phần dầm móng đến khoảng 1,5 m thì có thể đủ độ cứng để công trình bị lún mà không nứt. Thế nhưng cách này tốn quá mà cũng ngại sợ bị chụp ảnh đưa lên kết cấu.com
Ngoài cách tăng độ cao dầm móng như trên, còn có giải pháp nào để có thể tăng độ cứng EI của móng băng mà ít tốn vật liệu hơn không ??? Mời các bạn xáp vô để chém.
Có 84 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
theo tôi thì có thể làm móng hình bán nguyệt(bề cong hướng xuống) để tiết kiên vật liệu đc ko thầy??? vì nó cũng giống như chiếc thyền mà hì tôi còn mù mờ lắm mong thầy chỉ bảo thêm
em cảm ơn thầy!!!
|
Donaldsor |
|
|
May là chiếc thuyền có hình bán nguyệt võng xuống thì độ phức tạp của nó chưa khó chứ cái thuyền mà có hình quái dị rồi đồng chí Trần Chuồng này bắt người ta thi công móng theo cái hình đó thì bỏ mẹ.
|
thatgia |
|
|
vì tôi thấy trong lý thuyêt nền móng cũng có dạng hình cong thì phải nếu tôi nhớ ko nhầm hì, nó có thể vồng lên cũng đc mà thầy hihi
|
KennethOt |
|
|
Bác Ngọc ơi cho cháu hỏi có thể ứng dụng sàn ô cờ trong kết cấu này không ạh?
|
traiyo1 |
|
|
Sàn ô cờ là một trong những giải pháp tốt để tăng độ cứng của móng nhưng chắc chỉ áp dụng ở những nhà địa chủ có đất rộng làm nhà. Với nhà dân chia lô, bề ngang khoảng từ 3 đến 6 m mà làm sàn ô cờ thì bể nước ngầm và bể phốt chắc phải đưa lên trên mái.
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ |
Luckyman
|
|
|
Để có diện tích đặt bể nước bể phốt thì có thể làm móng kiểu sàn ô cờ lật úp xuống mà bác ( kiểu móng bè, có dầm giao thoa, và lật úp ấy bác, phía trên cho bác đặt cả bể bơi vẫn đủ diện tích) hihi
|
ao anh xa |
|
|
kiểu này phải chơi M600 - M800 các bác nhỉ
|
arthomeviet |
|
|
Đưa thép hình vô thì sao thầy? không biết tiền mua thép hình có hơn tiền tiết kiệm bê tông không nữa hihi.
không thì làm làm móng băng rỗng bên trong (cốp pha phía trong xây gạch) con tường tượng không ra hihi, không biết thầy tưởng tượng ra không nữa.
mong nhận dc ý kiến của thầy
Ái, thân.
|
EduardoMn |
|
|
Khi sử dụng cái sàn ô cờ này thì đúng là độ cứng chống uốn của móng nói chung là có tăng lên. Cái độ cứng chống uốn cần để cho nhà cứ lún mà không nứt là phải làm so cho lún lệch giữa các cột nhà và tường không bị lún gây mô men uốn (lệch nhưng lêch đều). cái sàn ô cờ này không làm được chuyện đó. Tiếc nhỉ.
|
MrAn12345 |
|
|
Gần được, hướng suy nghĩ đúng.
|
moaza12vs |
|
|
hay là làm giống móng vỏ nhỉ????
|
sieunhangiambeo |
|
|
hay là kiểu móng hộp bác nhỉ ?
Tức là đào đất đi nhằm làm giảm pá lực lên nền, và thay vào khu đất đào đi đó bằng cái móng hộp ? đựoc không bác nhỉ
Còn cái phương án chống lún lệch gây momen trong cái phương án móng trên thì có thể gia cường thêm cột gia cường vào chân vịt
|
BarbaraEr |
|
|
tôi đuc sẵn rùi lắp ghép hì
|
traiyo1 |
|
|
Gợi ý:
Với cùng một lượng vật liệu, để làm tăng độ cứng chống uốn EI thì người ta thường làm cách nào ??
|
profilmuoibay17 |
|
|
làm móng vỏ lắp ghép có thể tận dụng phần rỗng làm bể nc, bể phốt,thi công lại nhanh chỉ tội nếu nhà ở hẻm thì vận chuyển thế nào nhỉ???
|
duong tang |
|
|
tăng chiều cao
|
ClintomEa |
|
|
Phương án của tôi là làm móng sàn ô cờ, không được thì làm móng hộp, vẫn có dầm nhưng khi này hộp được tăng độ cứng bằng các khối tường chèn hoặc tường bê tông ( tùy hoàn cảnh gia chủ ) chèn tường tính toán đủ để móng trỏ nên cứng trong kết cấu ( và như cái thuyền mà bác Ngọc nói )
|
williamcuong |
|
|
Móng hộp là móng như thế nào mà sao tôi chưa biết nhỉ. Mô tả sơ bộ hộ một cái. Biết đâu lại được.
|
profilmuoisau16 |
|
|
em vừa phác qua đây bác ạh , gửi bác kiểm tra và góp ý giúp em
day là mặt cắt ngang cái móng hộp mà tôi cho là phù hợp với yêu cầu. Hậu sinh chưa có kinh nghiệm và học vấn còn non kém, rất mong được Thầy chỉ dạy và hướng dẫn tận tình
|
traiyo1 |
|
|
ta có thể làm như cái cống rỗng ỏ giữa có đươc ko thầy hì tôi thây nó cũng giống giống cai móng vỏ mà giáo trình đánh giá là kinh tế và chịu lưc tốt hì
|
deptrainhatnha |
|
|
Phương án này rất tốt. Chắc là thừa đủ đẻ giải quyết vấn đề. Thế nhưng hình như nó còn tốn BT và thép hơn so với cái móng mà tôi dự định làm ban đầu (xem bài 1). Với cái móng tôi đang dự định làm mà không dám vì sợ mấy thằng kết cấu chấm cơm nó đến chụp ảnh rồi đưa lên Diễn đàn thì chết. E rằng nếu làm cái móng này cho nhà 3 tầng 1 tum trên đất phân lô thị cả lũ kết cấu chấm cơm nó ào đến thì chết. Cứ mỗi đứa làm một hớp nước chè thôi là cũng đủ phá sản hết tiền xây nhà .
|
profilmuoibay17 |
|
|
Gần được, đúng hướng rồi đó, tiếp tục đi.
|
thanhvu |
|
|
|
taolaai |
|
|
Vật liệu thì không tốn hơn đâu bác
Cái móng của tôi đơn thuần chỉ là cái cống rỗng bên trong với gạch xây chen thôi mà bác ?
. hihi với lại nếu thay cái sàn mặt trên bằng hệ dàm thôi, nghĩa là tạo ra hệ khung đựoc tăng độ cứng bởi tường xây chen và trụ thì vật liệu lại được giảm rất nhiều, độ cứng vẫn không giảm đi bao nhiêu bác nhỉ
|
phuonganh12 |
|
|
Thử chém nào.
1. Phân tích "mồm" về kết cấu
- Cái móng băng như tôi hiểu là dùng các dầm có bề rộng chạy dọc ngang cái mặt bằng nền nhà, sao cho cái phần tiếp xúc với nền đất đủ rộng để phân bố tải trọng tiêu chí thiết kế nào đó (ví dụ lún giới hạn). Nếu đổ bê tông tràn cả diện tích móng thì sẽ là cái móng bè. Vậy móng băng có thể xem là khung của móng bè. Các dầm trong móng băng chắc có dạng dầm chữ T ngược, trong đó phần cánh T ở phía dưới và tiếp xúc với nền (em chỉ nghĩ đến dầm cầu, nên mô tả thế, nếu không đúng nhờ các bác sửa giúp).
- Chuyện nứt ít hay nứt nhiều trong trường hợp này là do uốn. Thế thì sẽ có 2 vị trí cần quan tâm với mỗi dầm móng. Đó là ở vị trí chân cột (mô men âm) và vị trí giữa nhịp (mô men có thể âm hay dương, nhưng thường là dương).
Mô men ở giữa nhịp do phản lực của nền tác dụng lên và do tải trọng của dầm + tường từ trên tác dụng xuống. (Ở đây giả định tường xây trực tiếp lên dầm móng, chứ không phải là còn một tầng khung nào đó khác).
2. Về độ cứng kháng uốn của móng.
- Vì móng đươc cấu tạo từ các dầm móng nên để tăng hay giảm độ cứng kháng uốn của móng theo phương dọc hay ngang thì ngoài việc bố trí tối ưu vị trí cột còn có mặt cắt dầm quyết định. Ở đây chỉ xét khía cạnh mặt cắt dầm.
- Theo đó, lẽ logíc thì cứ dầm có chiều cao càng lớn thì độ cứng kháng uốn càng lớn (theo hàm lũy thừa bậc 3).
3. Giải pháp:
3.1. Tăng chỉ độ cứng kháng uốn của dầm và không cần quan tâm tới các thứ còn lại, trực tiếp là tăng chiều cao mặt cắt. Cách này bác NGOC_IBST đã nói. Cách này ai cũng có thể nghĩ được ngay lập tức trong đầu. Nguyên tắc cơ bản là cho vật liệu càng xa trục trung hòa càng tốt, (có thể biến thành dạng khung, dàn - tăng phần rỗng giữa "dầm"..).
3.2. Giảm mô men phân bố trên dầm.
Cách này phải có tý nghệ thuật về phân tích kết cấu cũng như cấu tạo của cấu kiện. (đoạn này đang bốc phét).
Theo nhà em, thì định làm cách này là thế này. Vì dầm có mô men chỉ khi dầm bị uốn (bị cong võng), do đó ta không biết làm sao mà để hạn chế độ cong của dầm là ngon. Với điều kiện cho trước nào đó, về nguyên tắc có thể tính toán để độ cong bằng không, hoặc gần bằng không. Nghĩa là mô men trên dầm là nhỏ, hoặc rất nhỏ. (Đoạn này bốc phét quá, hê hê).
Ở đây, cần chú ý là dầm móng có các tải trọng tác dụng theo 2 hướng ngược chiều. Tải trọng do trọng lượng của dầm và tường (nói chung những thứ từ trên đè xuống), và tải trọng do phản lực nền tác dụng ngược lên. Nếu ta tính toán sao cho phản lực của nền tác dụng ngược lên và tải trọng từ trên truyền xuống xấp xỉ ngang nhau (tương đối cân bằng) thì sẽ đạt được cái mô men nhỏ hay rất nhỏ kia như mong muốn.
Vì tổng phản lực nền tác dụng ngược lên hệ dầm móng là hằng số (bằng với tổng tải trọng từ trên truyền xuống), do đó để trong phần nhịp của dầm có tải trọng trên dưới cân bằng thì có thể san cái phản lực của nền đến những vị trí thích hợp bằng cách tăng giảm tiết diện tiếp xúc với nền (cái bề rộng bản cánh của dầm móng).
Ví dụ, nếu móng băng thông thường có mô men dương tương đối lớn trong phần nhịp (nghĩa là do phản lực nền quyết định), thì cái dầm này có thể "chặt" bớt diện tích bản cánh lại, có khi chỉ còn mỗi sườn dầm, khi đó diện tích tiếp xúc với nền được giảm đáng kể. Ở vị trí chân cột có thể mở rộng chút phần chân để nhận được phản lực nền lớn hơn (do phần giữa nhịp dầm nhường lại cho).
Cụ thể chuyện bản cánh nên rộng thế nào thì phải tính toán trên cơ sở tải trọng từ trên xuống tác dụng lên mỗi dầm móng. Điều tương tự cũng áp dụng cho các vị trí chân cột, nên mở rộng chừng nào phụ thuộc vào cái cột đó có bao nhiêu phần tải trọng bên trên truyền xuống.
4. Kết luận,
với cách điều chỉnh bề rộng bản cánh (phần bê tông bản cánh có thể được dùng cho việc tăng chiều cao của dầm, nếu cần thiết) thì có thể làm cho nhà bị lún nhiều hay ít đi. Ví dụ như theo tính toán nếu sử dụng dầm móng có bản cánh hẹp (hoặc không có) có thể làm cho nền bị lún nhiều hơn so với thiết kế truyền thống, nhưng chuyện tối ưu sự phân bố nội lực là có thể thực hiện được, và nó có thể có ích lợi nào đó với chủ nhà. (lượng cốt thép và bê tông bé nhất có thể, vì nếu đạt được lực cân bằng không có uốn). Ở đây xin lưu ý là nếu trạng thái cân bằng hoặc gần cân bằng giữa tải trọng từ trên xuống và phản lực nền từ dưới lên có thể tìm được, thì chiều cao của dầm cũng có thể giảm được (cho đến mức đủ chịu mô men uốn chênh lệch - cái mô men mà mong muốn là nhỏ nhất có thể).
Mời các bác chém cho phát.
|
Freddievaw |
|
|
Sắp được, vẽ phác ra thử xem nào. Mai tôi sẽ trả lời. Bây giờ đến giờ tập thở rồi. CUA.
|
hoangphunhan |
|
|
chúc thầy ngủ ngon! tôi cũng khò đây mai tôi phải đi thi sớm hix
|
Danielpr |
|
|
trăm nghe ko bằng 1 thấy bác cho tôi thưởng thưc tác phẩm của bác đi hì cảm ơn bác nhiều
|
viet toan 12 |
|
|
Rất mong nhận được đáp án từ Bác Ngọc, anh tnlinh, hai bạn trẻ Quốc Ái, Trần Chương và các kĩ sư, bá sỹ....khi ghe qua thăm topic này tôi thì phải vào 24h xem hôm nay có vụ chém nhau hay bắn súng nào không đã
Chúc cả nhà ngủ ngon !
|
ao anh xa |
|
|
Chà, bác NGOC_IBST nghĩ theo hướng cải thiện độ cứng chống uốn của hệ (về mặt sức kháng), tôi nghĩ thiên về hướng cải thiện tải trọng tác động lên hệ (về tải trọng tác động). Hê hê, cứ theo 2 hướng mà phát triển, chắc chắn cán đích. (chém)
|
profilmuoibay17 |
|
|
Tôi chẳng biết gì đâu, nên chẳng có tác phẩm nào đâu, nói thế để bản đỡ phải đợi. Đã luôn miệng bảo là đang "chém" mà.
|
GordonEt |
|
|
Bổ sung thêm một giải pháp nữa, theo hướng vừa giảm mô men uốn của dầm móng, vừa cải tạo kích thước của dầm.
Đó là, có thể thay dầm đặc thành dạng khung, nghĩa là phần lòng giữa của dầm trống. Để giảm mô men cho dầm thành phần phía dưới (lúc này có chiều cao thấp, vì đã tách thành 2 phần như vừa trình bày) thì có thể thực hiện bằng cách giảm chiều dài nhịp chịu uốn. Theo đó, điều này có thể thực hiện được bằng cách xây gạch lấp trong các khoang dầm khung nhưng dưới dạng vòm. Chân vòm gạch tiếp xúc với dầm phía dưới, phần vòm sẽ tiếp xúc với dầm bên trên.
Theo cách này, vừa tiết kiệm vật liệu bê tông, (tạo rỗng và thay 1 phần rỗng bằng gạch cuốn dạng vòm), vừa tăng được khả năng chịu lực của hệ thống móng.
"Chiêu thức" này là thay đổi đường lực do tải trọng tác dụng và theo đó cấu kiện ban đầu sẽ được thay bằng hệ kết cấu mới phù hợp với sự phân bố mới của tải trọng. Ở đây ta có thể thấy hình ảnh dầm chịu uốn nguyên thuỷ đã thay bằng dầm chịu uốn với nhịp ngắn hơn và chiều cao chịu lực nhỏ hơn, đồng thời sự truyền lực thông qua sự chịu nén của vòm gạch. Dầm bên trên do có sự đỡ của vòm gạch nên không chịu nhiều tải trọng gây uốn (hạn chế độ võng). Tổng hợp lại có thể được một giải pháp kinh tế.
Lại nhờ các bác chém nốt.
|
trannguyen1602 |
|
|
Giải pháp dầm mở nách có được không ạ. Tác dụng của dầm mở nách làm tăng độ cứng, moment kháng uốn, tăng khả năng chống cắt, giảm chiều dài nhịp tính toán làm giảm moment nhịp cho dầm và tăng diện tích truyền tải từ cột xuống dầm móng.
>
|
DanielEi |
|
|
Sao không làm móng cọc ? Công trình có độ lún đến 20cm thì không ổn lắm đâu!
|
phuonganh12 |
|
|
Ngu đệ thấy các bậc sư phụ, sư huynh bàn bạc nên cũng nói leo vào tí: Đối với nhà dân thì như các bạn đã đưa ra phương án móng hộp hay móng I cũng được(về độ cứng thì xem lại sách sức bền vật liệu 1) nhưng phải lưu ý là cần thiết bố trí hệ sường gia cường, về phương án tăng độ cứng và tiết kiệm vật liệu thì "hình tròn là hình cứng nhất" và tiết kiệm vật liệu nhất(nhưng ko ai làm móng hình tròn cả nhỉ?). Móng hộp chỉ áp dụng cho cống thoát nước trong ngành giao thông, chưa thấy ai làm cho nhà dân, dầm hộp(dầm đúc hẫng) cũng chỉ áp dụng trong xây dựng cầu, chưa thấy làm cho nhà dân. Đối với nhà dân thường chiều sâu móng là 1,2m - 1,5m nếu làm dầm chữ I thì ứng suất tiếp tại bụng dầm không phải nhỏ đâu nhé tại chiều cao bụng dầm cớ 1,1m-1,4m cũng ghớm đấy ạ(tha hồ mà gia cường nhé) nên tự nhiên lại làm khó cho mấy anh công nhân khi thi công. Dầm hộp nếu có gia cường thì lúc thi công cũng khó làm: bố trí sườn bên ngoài ko ổn, làm sườn bên trong thì rất mất công.
Không biết tiết kiệm được bao nhiu xiền nhưng đã thật sự làm đau đầu các nhà thiết kế và thi công rồi đấy ạ. Quay về làm móng truyền thống đi các bác.
|
dudung |
|
|
em nghĩ làm vòm để rỗng bên trong ko có j là khó thi công, các cống nhỏ người ta vẫn làm đó thôi chỉ cần 1 ít tre uốn rồi sêp gạch lên tôi đoán vậy hì
|
Robertgomo |
|
|
Bạn cứ thử làm móng nhà bạn kiểu đó xem, thử biết ngay mà xem mấy chú công nhân 9X có chửi đổng lên không. Tre uốn xếp gạch lên làm cống nhỏ vì tải nhỏ và là tải di động, móng uốn cong lên thì chỗ cổ móng xây tường trên đó thế nào cho hợp lý nhỉ???
|
Arshes |
|
|
Phương châm tăng EI có khi phải chua thêm " đẹp bền tốt rẻ dễ làm"!
|
bachtuu |
|
|
|
Cũng được đấy. Nhưng phức tạp thêm bài toán móng vì phải giải vòm, thi công chắc cũng ko sướng bằng cái truyền thống. Nhìn đường cong cũng gợi cảm đấy nhưng vẫn ko khoái. Thế mới oái oăm chứ lỵ
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Theo tôi có thể chốt ở 3 điểm:
1/Tăng độ cứng chống uốn của móng: Thay đổi vật liệu, tiết diện kết cấu (dầm, bản móng nếu là móng bè)
2/Có biện pháp chia đều tải trọng phần thân xuống dầm móng: Tăng lưới cột biên, tường cứng chịu lực ở tầng trệt.
3/Không sử dụng tiết diện dầm móng bình thường: sử dụng kiểu dầm mỏng spandrel như ở vách kết hợp với dầm sườn chia nhỏ ô bản móng (trong móng bè), ưu điểm là giải phóng không gian cho các hệ thống ngầm như bể nước sạch, bể tự hoại, nhược là phải tính toán xem độ mảnh có đạt yêu cầu không,câus tạo chổ liên kết với cổ cột phức tạp, tính chọc thủng.
|
levantrai |
|
|
thầy NGOC bảo hôm nay giai đáp mà vẫn chưa thấy nhỉ hì lam tôi nghĩ mãi xem có phương án nào khả thi ko....hì thầy chốt lại 1 câu để cho tôi thỏa lòng đi thầy
em cảm ơn thầy!!!!
|
GeraldKr |
|
|
Khó đến mấy, nếu nhiều tiền thì đều có thể thi công được. Chỉ có điều là không kiếm được cái chữ nếu ấy.
Hướng suy nghĩ của cái phương án này là đã đúng nhưng thử tính kỹ xem cái này hình như vẫn tốn nhiều BT và thép hơn cái phương án đã nêu ở bài 1 mà lại khó thi công.
Đúng như Quý hợi đã nói, cái móng này có đường cong gợi cảm nhưng có nhìn được quái đâu mà khoái vì sẽ bị lấp đất.
|
kiwisoda |
|
|
"Thầy"(Cởi Trần Cởi Chuồng đi làm xây dựng vẫn gọi thế, nhà tôi thì ko biết thầy dzây dzô trường nào nên gọi "bác" cho nó "đại tiện" vừa là tiền bối vừa là thầy, mong thầy thông cảm) vẫn kêu là tốn bê tông với cả tốn thép thì có một phương án chả phải cần móng, chả phải cần tính móng, chả phải cần đào móng. Đó là:
Làm nhà "tổ chim" bằng gỗ rồi tìm cái cột điện hoặc cái cây đại cổ thụ nào đó treo nó lên thành cái nhà ngay ạ, dùng thang dây làm bậc lên xuống. chẹp chẹp
Cái này gọi là nhà "di động hình tổ chim", mọi chỗ mọi nơi đều có em. hê hê. Thế là mấy anh ketcau.com đỡ phải vắt óc tính vòm, tính khung, mấy bác công nhân đỡ phải đào đào bới bới. hé he hè hẹ
|
terrydoa |
|
|
Bác bỏ sót một điều rồi. Khi đó, tính cho cái tổ chim với các thứ như dây chằng dây treo, cầu thang thế nào, cái cây đại thụ hay cột thế nào,... nếu xét chi li thì còn khó hơn rất nhiều so với tính mấy cái vòm cái khung. Hê hê.
|
Alvarogime |
|
|
Có khó gì bác, bài toán đưa về có một ẩn à: Khối lượng của cái nhà và số người trong đó(em nghĩ chỉ có hai thôi một túp lều tranh hai trái tim vàng mà bác, nhưng bất tiện là không được hoạt động mạnh gây rung rung lắc lắc vì không được thiết kế có móng máy) gọi chung là M, tìm một cái dây treo được cái khối lượng M này dễ hơn là đi tính cái vòm bác ạ, rồi tính cái ứng suất đáy móng, rồi đào, rồi bới, rồi nứt, rồi vân vân và vân vân........Ha ha hô hô hé he hè hẹ. "Nhí nha nhí nhố" bác nhỉ?.
Chỗ để treo cái nhà hình "tổ chim" này không thiếu đâu ạ, nhiều nhà cao tầng lắm, lên trên sân thượng làm một cái dầm đua ra rồi treo lên đó thế là nhà ta đã ở chỗ cao nhất rùi bác nhỉ, đỡ phải làm móng, đỡ phải xây phần thân cực tiết kiệm tiền theo đúng mong mỏi của nhà bác Ngoc_IBST, mà lại được lên tầng PenHouse ở? hê hê hê hê
|
duancuacuon |
|
|
|
Làm thế này có khác gì móng băng truyền thống là mấy đâu. Chỉ khác mỗi cái tên gọi hoàng tá tràng hơn là "móng hộp", cái này to vì thường làm trong ngành Giao thông. Bản chất chịu lực và làm việc thì vẫn vậy, mà trông cái đó cũng không tiết kiệm được vật liệu là mấy đâu, có khi lại còn đắt hơn ấy chứ, vì lúc gọi thợ vào thi công chả thằng cu nào làm móng nhà kiểu ý đâu, hôm nào về gọi thử mấy thằng cu phu hồ bảo nó làm móng nhà kiểu ý xem nó bảo sao nhé. Tôi cũng sẽ thử cùng cậu xem sao.
|
chongthambamien.vn |
|
|
ý tôi là ko đổ toàn bộ từ dưới lên và thay bằng cái dầm
ngoài cai y tưởng điên rồ đó ra tôi chẳng có thêm cái nào khác
ko nhẽ minh dốt đên vậy co ak chán thật đấy suốt từ đêm qua đến h mà ko có cai ý tưởng nào khả thi>>>>>>>
|
thanhtinh |
|
|
Làm một cuộc cách mạng tổng tấn công vào người ra đề bài đi, người ra đề bài là người có sẵn đáp án đấy, hoặc dình mò bịt mắt cướp bài giải. Đánh....đánh....Các vị bô lão họp hội nghị Diên Hồng vẫn dzô dzậy mà.
|
tieu sao |
|
|
Không ổn,
1. Cái đám râu ria chúng ta chưa phải là bô lão. Ở đây, cái người có thể gọi là bô lão lại chính là cái ông ra đề bài. Các "chíp hôi" lại định hội đồng "bô lão". Cái chuyện này không ổn. Hê hê.
2. Có nhiều cái đầu còn non nớt như chúng ta, cộng lại cũng không thể đấu lại với cái đầu vững chãi như bác ra đề bài đâu. Ở đây có thể phép cộng không hoàn toàn chính xác.
3. Chúng ta nên dùng chiêu thức khác để dụ lời giải ra. "Khích tướng" là 1 chiêu, bảo rằng người ra đề cũng còn đang nghĩ lời giải để cho trọn vẹn... Chiêu thức khác, viết thật buồn cười vào. Bác chủ xị sẽ bức xúc quá và tuồn luôn lời giải ra. Hê hê.
4. Chiêu cuối cùng: cùng nghĩ và đợi. Giống như trong tình yêu, có mong mỏi, có nóng "nòng" mới có cơ hội cho tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc, không thể nào quên...
|
duancuacuon |
|
|
"Chí ní chí ní" thành ra lí bí, hảo xu cù lăng tủng xẻo, ngộ...chờ.. ngộ.. .chờ lời dzải g..i...ả...i của "lão lão". Hay là dùng chiêu dụ hổ ra khỏi hang, hoặc đút củi đáy nồi cho cháy mông chạy te te xuất ra lời giải nhỉ bác" tnlinh". Xin bác chỉ giáo thêm, à đừng nói to nhé, thì thầm mùa xuân thôi kẻo "lão lão" đọc được "nại nộ" hết kế hoạch thì toi cơm.
|
Alvarogime |
|
|
Có mấy điều muốn nói trước khi đưa ra một giải pháp làm tăng độ cứng của móng băng.
1. Có thể coi các giải pháp, kết quả cần tìm như là nghiệm của bài toán. Mỗi một loại bài toán luôn có các đặc tính khác nhau đòi hỏi người giải bài toán đó có những quan niệm và ứng xử phù hợp với các đặc tính đó.
Khi giải các bài toán về mặt toán học, người ta thường có các tham số và các công thức, cách giải chặt chẽ và cho ra cac nghiệm đúng với các điều kiện của bài toán. Cái việc tìm nghiệm này giống như đi câu ở chỗ nghiệm của nó là "một điểm", tức là bắt được 1 con cá tại một tọa độ x,y,z xác định.
Khi giải các bài toán kỹ thuật, cái con cá (nghiệm) khó xác định được ở một tọa độ xác định mà nó chạy loăng quăng trong một miền nào đó. Việc giải bài toán loại này là cần xác định được cái miền này dựa trên các tham số cho trước. Lúc này việc giải bài toán kỹ thuật không còn là đi câu nữa mà có lẽ giống như đi quăng lưới để bắt 1 con cá. Nếu đủ dữ kiện để xác định được miền đủ nhỏ bao hết được cái vùng mà con cá chạy loăng quăng thì cái lưới không cần lớn dẫn đến tiết kiệm. Cái việc này giống như nhiều bài toán kết cấu bên trên đã được tiến hành nghiên cứu kỹ và các dữ kiện tham số đầu vào đã được xác định tương đối rõ. Với nền móng thì lại khác. Các tham số đầu vào cũng như quy luật ứng xử của đất có vẻ mờ hơn các bài toán kết cấu bên trên. Lúc này, người giải bài toán tìm nghiệm cần có cái lưới rộng hơn, năng động hơn. Các quan niệm ấn định hoặc ép nền móng theo một sơ đồ cố định nào đó là sẽ rất khó bao hết cái vùng mà con cá nó chạy loăng quăng.
Nói lên các điều này là để nói rằng các giải pháp nhằm tìm ra cấu tạo của móng sao cho phản lực nền tạo nên cái mô men trong móng nhỏ như bạn tnlinh đề xuất là rất khó phù hợp. Lý do là cái phản lực nền này nó không cố định như khi giải các bài toán kết cấu bên trên. Cái hệ số nền của đất dứoi đáy móng nó lại thay đổi theo thời gian dẫn đến, lúc thì chỗ này lớn, lúc khác thì chỗ khác lại lớn hơn. Nếu có kết cấu móng phù hợp cho giai đoạn này thì nó sẽ lại không phù hợp ở giai đoạn khác. Nếu có cái móng có khả năng thay đổi kết cấu theo thời gian cho phù hợp với sự thay đổi của phản lực nền thì có thể làm theo các giải pháp này. Đây là ý tưởng hay nhưng chắc là chưa thực hiện được trong thời gian tới.
2. Khi gặp một vấn đề khó, có vẻ hơi bế tắc thì người ta có một mẹo là tạm thời gạt nó ra một bên và quay trở lại từ điểm xuất phát. Điểm xuất phát trong bài toán này là tăng độ cứng EI của một thứ với một lượng vật liệu nhỏ. Cái này có một số bạn như tnlinh, Ái và một số bạn khác đã kiến nghi nhưng chưa đi đến đích cuối cùng.
Tạm bỏ quên cái anh móng một chút mà ta hãy quay về với sức bền vật liệu. Bài toán lúc này sẽ là có một hình chữ nhật với A = bh và I = bh^3/12. Làm thế nào tăng cái anh I mà cái anh diện tích A không thay đổi hoặc thay đổi ít. Lúc này, để tăng cái anh I thì chia cái anh diện tích làm hai phần và đẩy xa nó ra. Tất nhiên, trong cấu tạo thì càn có cái gì đó để liên kết hai anh này với nhau nhằm ép hai anh này cùng chịu lực. Đây chính là gải pháp tăng độ cứng EI của móng băng được trình bày dưới đây.
Tất nhiên, để tăng cái anh độ cứng EI thì ngoài cách tăng I người ta còn có thể tăng E bằng cách dùng BT mác cao. Hiện nay, với nhà dân thông thường thì người ta ít nghĩ đến cách này. Không rõ giá thành có rẻ hơn so với cách tăng I không. Chắc là cần phải lập bản so sánh về giá giữa hai cách này.
3. Và đây là giải pháp móng băng nhằm tăng độ cứng EI của nó. Trong giải pháp này, trình tự thi công là rất quan trọng. Giải pháp này đã được áp dụng ở nhiều công trình ở Hà nội và nhiều nơi khác.
Bước 1: Thi công phần móng băng bên dưới như bình thường. Có đặt thêm các thép chờ trụ giống như để chờ thép cột. Các thép chờ trụ này không cần lớn mà chỉ cần đủ để chịu lực cắt của dầm tương đương mà ở trong hệ này nó là lực kéo.
>
Bước 2: xây các tường gạch có liên kết râu thép vào các cột và trụ.
>
Bước 3: Sau khi bức tường gạch đã đủ khô chịu lực và ít biến dạng (khoảng 7 ngày) tiến hành đổ BT toàn bộ trụ, chân cột và dầm trên.
>
Lưu ý: Với nhà cho phép lún lớn, nhằm tránh xuất hiện các vết nứt trên tường do lún lệch, cần tiến hành thi công hệ khung của trước. Khi đã thi công xong hệ khung nhà, rồi đến tiến hành xây các bức tường sau và tránh liên kết quá chặt giữa đỉnh tường với đáy các dầm.
Mọi thứ đều rất đơn giản. Cái đúng thường ít phức tạp như người ta hay thích nghĩ. khà khà khà.
|
Roberter |
|
|
Vậy là tôi thấy quan điểm móng của tôi cũng giống của bác rồi, hihi nhưng tôi làm đáy là móng bè, rồi đổ trụ và xây gạch chèn, phía trên tôi có một lớp sàn ( nếu không có sàn này thì không tăng được độ cứng cho móng, vả lại đất nền sẽ ấp xuống)
|
Robertol |
|
|
Theo như nhà tôi hiểu cách này là để liên lết tất cả các bộ phận của công trình này lại thành một khối để cùng làm việc đồng thời, kể cả móng, tường và các cấu kiện khác. Cái này tôi cũng đã từng được xem đó là cái nhà hội trường G3 ở trường Đại học Xây Dựng cũng làm như thế này, loanh quanh tìm đâu xa hoá ra ở ngay cạnh tôi. Cám ơn "lão lão" "bà bà".
have a nice day!
|
xac suat |
|
|
Cảm ơn bác đã chỉnh cho tôi về điều này. .
|
Freddievaw |
|
|
Em thích nhất câu này vì ngẫm thấy đúng. Hơn nữa nó cũng đơn giản và dễ hiểu (tưởng vậy thôi) hơn phần trên. khà khà khà
Cảm ơn bác vì tôi vốn thích sưu tầm ý tưởng hay. Hôm nay đã tóm được câu này làm dày dặn thêm bộ sưu tập. May thế!
|
controlledpills |
|
|
sưu tầm phải đề tên tác giả đó
|
nongdan |
|
|
Tô đỏ: Cái này cũng đúng cho cả hạnh phúc và niềm vui đấy.
|
delta deus |
|
|
Bác ngọc ơi, tiện đây cho tôi hỏi, sau khi động đất, thì người ta có khảo sát lại địa chất những công trình quan trọng không ạh ? liệu nó có biến đổi không ạh ?
|
trytrytr tr453434 |
|
|
Cái này thì tôi không biết chắc. Nhưng chắc là có khảo sát lại một số công trình quan trọng hoặc là để nghiên cứu. Nếu cứ mỗi lần có động đất mà người ta tiến hành khảo sát lại địa chất của tất cả các công trình thì mấy thằng khoan sẽ rất thích có động đất.
|
Alegowasea |
|
|
có lẽ chỉ lý thuyêt xuông thôi thì chẳng làm ăn j đc, tôi lục hết trí nhớ về nền móng ra mang vẫn ko có giải pháp nào khả thi..... cảm ơn thầy đã ra đề... mong thầy tiếp tục ra đề để tôi có thể học hỏi nhiều hơn
E cảm ơn thầy!!!!
|
240315 |
|
|
Chàng sinh viên nhỏ lại xin thỉnh giáo các bác một vấn đề nữa đó là :
Sự khác nhau trong tính toán móng bè khi dầm móng nổi và chìm ?
Em có nhận thấy sự khác biệt nhưng không biết đúng không
Chưa có kinh nghiệm, kiến thức lại hạn hẹp nên rất mong các bác chỉ dạy thêm để tôi mở rộng tầm mắt !
|
SpencerJalf |
|
|
theo tôi thì móng bè dầm nổi hay chìm thì cách tính cũng chẳng khác nhau nhiều, nhưng xét về độ cứng thì khi đó tính hệ dầm móng theo tiết diện chữ nhật hay tiết diện chữ T...cho có lợi hơn thôi.???
|
rtgreter vret ẻ |
|
|
Bác chỉ giùm e tài liệu hướng dẫn tính toán móng này nhé, xin đa tạ bác trước!
|
Charlesquew |
|
|
Bác Ngọc cho Nhóc hỏi tý, nếu phương án này có thể tận dụng để làm cái tầng hầm luôn thì sao bác nhỉ? (xét về yếu tố kinh tế lẫn kỷ thuật).
Cảm ơn bác.
|
Happyspringla2007 |
|
|
Thì tôi vẫn làm tầng hầm cho một số nhà ở HN và TP HCM đấy. Tốt. Chẳng chết ai cả.
|
deptrainhatnha |
|
|
Khakha bác NGỌC vui tính nhỉ
|
EduardoMn |
|
|
Hì hì. Buồn quá nên cái tính nết nó phải vui cho đỡ buồn.
|
test0032 |
|
|
Nếu không nhầm thì bài toán tính kết cấu này chưa có một cách cụ thể, nếu muốn thì bạn phải tự đặt giả thiết để tính toán ( tính ổn định, tính lún , tính SCT..) Còn tài liệu nhắc đến nó thì có một bài báo của viên IBST đã nhắc đến qua. Cụ thể hơn nếu bạn cần file tài liệu thì tốt nhất là bạn tìm đến bác Ngọc ( NGOC_IBST) chắc là bác ấy nhiệt tình giúp đỡ
|
DanielEi |
|
|
Khà khà, bác phải khẳng định "đến giờ này chưa chết ai" chứ nhỉ
|
GordonEt |
|
|
dạ thầyb ơi! mấy cái ảnh nó bị hỏng hết rùi, thầy sửa lại cho tôi xin vợi ạ!!em cảm ơn thầy ạ!!
|
MattieHek |
|
|
Tôi cũng ko lưu mấy cái ảnh đó. Bây giờ thì chịu chẳng nhớ trước đây đã vẽ cái gì để vẽ lại. Xó rì.
|
MaroldPl |
|
|
vâng tôi cảm ơn thầy ạ!
|
Roberter |
|
|
Chào các Bác, tôi là mem mới đang đi tìm giải pháp để xây cái bếp rộng chừng 5mx5m trên nền cái ao mới lấp( khá nhiều bùn, không vét bùn khi lấp). Tôi đọc hết 4 trang của các Bác mà không hiểu lắm vì không phải dân xây dựng. Các Bác cho tôi hỏi giải pháp tối ưu về chi phí khi xây cái bếp 5mx5m đổ trần như vậy thì làm móng và tường kiểu gì cho chắc. Tôi chấp nhận lún chỉ cần không nứt tường là ok. Tôi xin cảm ơn và hậu tạ các Bác 1 chầu bia nếu các bác ở HN.
|
thuymo |
|
|
Móng băng. móng bè thì nghe rồi.còn móng hộp nghe lạ lạ.chắc là móng băng hình vuông chăng
|
ArthurGip |
|
|
Nếu chiều cao dầm móng là 1.5m thì sao anh không thử làm 2 dầm móng song song, cách nhau 1.5m sẽ đơn giản và tiết kiệm hơn.
|
trangyu lan |
|
|
mấy cái hình minh họa bị hỏng hết làm e đọc cũng không hiểu được rõ cuối cùng phương án giải quyết là như thế nào? mọi người ai có thể vẽ lại up lên cho e hiểu được không ạ thanks nhiều
|
williamcuong |
|
|
mấy cái hình minh họa bị hỏng hết làm e đọc cũng không hiểu được rõ cuối cùng phương án giải quyết là như thế nào? mọi người ai có thể vẽ lại up lên cho e hiểu được không ạ thanks nhiều
|
deptrainhatnha |
|
|
Bác buồn thì cho cháu xin caiis bản vẽ của móng nhà trên nền đất yếu như đã thảo luận ở trên đi bac. Cảm ơn bac nhiều
|
StephenDAK |
|
|
Góp vui với Bác Ngọc,
Có bao giờ Bác nghĩ tới dùng post tensioned slab on grade hoặc post tensioned mat foundation chưa?
|
trannguyen1602 |
|
|
Hôm nay mới đọc đúng là càng học càng thấy kiến thức còn hạn hẹp quá..mong các bác có nhiều bài viết như thế này. Mong bác NGỌC bớt chút thời gian vẽ lại mấy cái hình. cảm ơn bác nhiều nhiều!
|
profilmuoibon14 |
|