**
Sức chịu tải ngang của cọc? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Sức chịu tải ngang của cọc?
Xác định sức chịu tải ngang của cọc để làm gì?
Các bác cho tôi ý kiến nha!
Có 85 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng
|
|
|
Sức chịu tải trọng đứng để kiểm tra cho cọc chịu lực đứng còn sức chịu tải trọng ngang là để kiểm tra khi cọc chịu lực ngang.
Không biết có sức chịu tải trọng xiên không nhỉ.
|
BrandonMr |
|
|
Thầy NGỌC cứ đùa tôi hoài!
Thầy có thể giải thích cụ thể cho tụi tôi hiểu đi nha!
Cám Ơn Thầy Nhiều!
|
opera |
|
|
Trả lời rõ ràng rồi còn gì.
Khi cọc phải chịu lực ngang thì sẽ phải kiểm tra xem cái lực ngang đó có nhỏ hơn sức chịu tải trong ngang không. Còn có gì chưa rõ nhỉ ?.
|
StephenDAK |
|
|
Thầy ơi! ví dụ có một cái móng cọc nhồi, Cốt thép thì cứ bố trí, vậy mà khi kiểm tra SCTN có cái biểu đồ Moment uốn? không biết bố trí thép như thế nào cho đủ thầy nhỉ! Tôi bị bí chổ nớ đó!
Cám ơn Thầy!
|
Robertbura |
|
|
Cái này thì cũng có lúc có!
|
CharlesEn |
|
|
|
Móng cọc nhồi bao gồm đài và cọc. Những cái bạn đang nói là cho đài hay cho cọc? Vẽ hình lên xem nào.
|
chongthambamien.vn |
|
|
[QUOTE=NGOC_IBST;153295]Trả lời rõ ràng rồi còn gì.
Khi cọc phải chịu lực ngang thì sẽ phải kiểm tra xem cái lực ngang đó có nhỏ hơn sức chịu tải trong ngang không. Còn có gì chưa rõ nhỉ ?.[/QUOTE]
em xin hỏi thầy là khi nào thì tôi cần kiểm tra với tải trọng ngang,vì thấy gần như là thiết kế hầu hết đều bỏ qua k xét đến.nhiều khi thấy lực cắt rất lớn,nhất là nhà cao tầng.
|
Bernardmt |
|
|
Dạ tính cho phần cọc thầy ạ!
Em thấy trong TCXD 205-1998 có cái phần kiểm tra Mz, Qz, T . trong phần Cọc chịu tải trọng ngang có cái đó! (pp SNIP II-17-77)
|
AlfomzoMl |
|
|
Khi các trường hợp có tải ngang lớn, khi đó tải ngang tại móng cũng thường lớn: TK mố cầu, trụ cầu, nhà chịu tải ngang lớn: Nhà có tải động đất, gió động, nhà CN BTCT có cẩu ngang...
|
phuonganh12 |
|
|
Rất đơn giản: Khi nào cọc phải chịu tải trọng ngang thì sẽ phải kiểm tra với sức chịu tải trọng ngang.
Với các nhà dân dụng thông thường, cái tải trọng ngang thường được bỏ qua không tính cho cọc là bởi vì hệ thống tường hầm hoặc đài cọc đã đủ chịu tải trọng ngang. Cái này là phải tính toán kiểm tra chứ không thể cứ thích là bỏ qua đâu nhé. Khi đài cọc không đủ chịu tải trọng ngang thì phải cho cọc chịu, lúc này thì lại phải kiểm tra.
Với trường hợp các cọc mố cầu, cảng (đài cao), đài cọc chơ vơ ở trên cao không nằm trong đất nên không chịu tải trọng ngang được. Lúc này thì cọc lại phải chịu cái anh tải trọng ngang này.
|
thanhvu |
|
|
Còn vấn đề gì chưa rõ thì hỏi đi để tôi đi tắm đây.
|
tieu sao |
|
|
tính tải trọng ngang cọc giống như tính một cái dầm console một đầu ngàm một đầu tự do chịu tải trong Môment và lực cắt thôi chứ có gì thêm gì nữa nhỉ ?
|
Alewohabee |
|
|
Cái cách tính tải trọng ngang này thì bạn phải đọc lại sách. Không đơn giản vậy đâu.
Vả lại, ở đây không bàn đến cách tính tải trọng ngang mà lại đang bàn đến sức chịu tải trọng ngang. Hai cái này là hoàn toàn khác nhau đấy. Đang yêu hay sao mà cứ lơ mơ thế.
|
hyutars |
|
|
Dạ thưa Bác có ạ! Vì khi cọc chịu đồng thời tải ngang và và tải đứng thì cũng đồng nghĩa với việc nó đang chịu tải xiên hì hì
|
tandc128 |
|
|
Khi thiết kế nhà cao tầng thường bỏ qua tác dụng của tải ngang lên cọc là vì quan niệm rằng đài cọc và đất xung quanh đài tiếp nhận toàn bộ tải ngang đó. Chứ đâu có phải bỏ qua là hoàn toàn ko tính đến hihi
|
tieu sao |
|
|
Chịu tải xiên khác với sức chịu tải trọng xiên.
Dạo này chúng nó đang yêu hay sao mà có nhiều đứa hay nhầm nhọt sang trồng trọt thế nhỉ.
|
test1212 |
|
|
Haha vâng ạ! Vì chúng cháu học Bác mà
|
profil7 |
|
|
dạ Bác, cháu vẫn nghĩ là có sức chịu tải xiên! Bác có thể nói rõ hơn về nó không ạ. Cái này cháu chưa nghe nói đến bao giờ hì hì
|
arthomeviet |
|
|
Hì hì.
Cái này chưa có nhưng mà lại đã có.
Chưa có là vì chẳng ai xác định nó để là gì.
Khi có lực xiên tác động vò cọc thẳng đứng, người ta sẽ phân ra thành lực đứng và lực ngang. Xem xét bài toán cường độ của cọc, người ta sẽ kiểm tra tải trọng đứng và ngang của cái anh tải trọng xiên tương ứng với sức chịu tải đứng và sức chịu tải ngang. Vì vậy, khi đã có sức chịu tải trọng đứng và sức chịu tải trọng ngang rồi thì cũng có thể coi như đã có sức chịu tải trọng xiên.
|
michaelyork |
|
|
Hihi, dạ Bác, lúc đầu cháu cũng nghĩ vậy, SCT xiên giống như tải xiên, sẽ được phân ra thành 2 thành phần để tính toán...nhưng không dám chắc >
|
bachtuu |
|
|
Mây bác xem cuốn "MÓNG CỌC TRONG THỰC TẾ XÂY DỰNG" có đầy đủ cả đấy.Phải tìm sách mà đọc chứ.TCVN205 nói chưa rõ đâu.
Có ai nghiên cứu về sự phân phối tải trọng ngang lên cọc chưa vậy?Hệ số nhóm cọc khi chịu tải trọng ngang nữa.
|
kiwisoda |
|
|
Dear các bác
Các bác cho tôi hỏi trong hình dưới, có thể tiến hành thí nghiệm gì (theo tiêu chuẩn nào) để kiểm tra sức chịu tải của các cọc xiên vậy ạ? Tôi chưa hiểu tiến hành thí nghiệm kiểu gì để kiểm tra sct của các cọc này.
Mong các bác chỉ điểm
Thanks
|
MrAn12345 |
|
|
Nếu công trình dùng cọc xiên, cọc chùm thì chắc là cũng phải tính đến tải trọng xiên thầy ạ.
|
levantrai |
|
|
Dear bác Ngọc, cọc của tôi chịu lực kéo ngang do tường chắn neo vào. Lực kéo ngang này được phân về thành lực kéo và nén dọc trục cọc xiên. Vậy giờ thí nghiệm thế nào để kiểm tra xem cọc có thỏa mãn không được ạ?
|
bachtuu |
|
|
Người ta xác định sức chịu tải của cọc theo một phương nào đấy không phải là để chơi mà chỉ xác định khi cọc nó phải chịu tác động của tải trọng theo phương đó.
Nếu như công trình dùng cọc xiên, cọc chùm chỉ để chịu tải trọng ngang thì xác định cái anh sức chịu tải xiên để làm cái quái gì. Khi này, người ta chỉ cần cái anh sức chịu tải trọng của các cọc theo phương ngang. Trong tính toán thì người ta có xét đến cái anh sức chịu tải dọc trục cọc (theo phương xiên) để từ đó chiếu lên phương ngang lấy được sức chịu tải trọng ngang. Nếu như có cách nào đó có được cái anh sức chịu tải trong theo phương ngang thì người ta cóc cần đến cái anh xiên nữa. Các thí thí nghiệm nén tĩnh theo phương ngang chính là áp dụng cho cái kiểu này.
|
profil7 |
|
|
Đừng phân nó ra, ngại lắm.
Để xác định sức chịu tải ngang của các cọc đứng, cọc nằm và cả cọc xiên thì người ta làm thí nghiệm nén tĩnh phương ngang. Thế thôi. Đơn giản như con gián.
|
thanhtinh |
|
|
Trong điều kiện khó khăn, cọc ở bờ biển chịu tác dụng lên xuống của chế độ thủy triều hoặc các lý do khác mà không tiến hành thí nghiệm nén tĩnh thì có thể tiến hành thí nghiệm nào khác thay thế được ạ? (Trường hợp trong cái hình của tôi chẳng hạn)
|
cameralenguyen |
|
|
Nén tĩnh theo phương ngang rất dễ, ngay cả trong các điều kiện khó khăn nhất. Để nén tĩnh theo phương ngang thì không cần cục tải để làm đối trọng mà chỉ cần đóng hai cọc gần nhau và kích vào giữa chúng.
|
MaroldPl |
|
|
Với kết cấu như thế thì cái cọc xiên sẽ chịu nén và chịu nhổ khi chịu tải tàu cập bến hoặc neo tàu. Do đó với cọc xiên tôi thường thấy người ta dùng luôn kết quả thử tĩnh cho cọc đứng hoặc dùng PDA để thử tải (tất nhiên đã có correlation giữa thử tĩnh và PDA để có hệ số tương quan). Sẽ thấy rằng nội lực trong cọc chủ yếu là nén vào kéo (có trường hợp không kéo)
|
StephenDAK |
|
|
Các này nghe có vẻ hay và đơn giản, nhưng thực hiện không biết thế nào nhỉ? Để cái cọc đóng xuống bên cạnh có thể làm điểm tựa cho kích thì sức chịu tải ngang của nó cũng phải lớn, chuyển vị ngang của nó nhỏ. Có cái nào nói hay có hình ảnh về cái này không bác?
|
jinchan |
|
|
Trong bài toán trên của e tải ngang sinh ra do ald tác dụng vào tường cừ gây ra lực kéo ngang qua thanh neo truyền vào cọc.
Công trình không có cọc đứng chỉ có các cọc xiên, vậy đóng cọc đứng để thử tải? Bác có nói rõ hơn về sử dụng cái PDA khi không có và có thử tĩnh (correlation) không ạ.
Thanks
|
terrydoa |
|
|
Tôi thấy họ làm thế này.
Đóng cái cọc thử (đo set lúc vừa đóng xong và sau thời gian nghỉ).
Thử PDA vào lúc vừa đóng xong và sau thời gian nghỉ
Thử tĩnh cọc sau thời gian nghỉ.
Từ mấy bước trên thì có được quan hệ giữa Qu theo thử tĩnh, và PDA đồng thời với set đo được, để đóng cọc đại trà.
Nếu làm PDA mà không có thử tĩnh trong điều kiện VN thì chắc phải dùng FS cao chút là được thôi mà.
P/S: Khá nhiều công trình người ta có thử gì đâu mà cũng đứng phà phà đấy thôi>
|
puma12 43 |
|
|
Bài toán của bạn nên kiểm tra ổn định trượt, có thể cái neo đó không làm việc như thiết kế đâu nhé? Nếu dùng thép thì các turn-buckle khó mà căng được như bản vẽ cái neo.> Đặc biệt trong giai đoạn rapid drawn down, dẫn đến mực nước dư lớn mới là giai đaọn nguy hiểm nhất
|
BarbaraEr |
|
|
Bác cho tôi hỏi thêm câu nữa, Cọc thử này là cọc đứng hay xiên ạ? (công trình không có cọc đứng)
Trong trường hợp xiên thì PDA chắc chỉ dùng búa đóng TN luôn?
|
240315 |
|
|
Nếu có cả thử tĩnh đương nhiên phải làm với cọc đứng rồi. Trường hợp PDA thì dùng chính cái búa đóng đó thí nghiệm. Nếu là búa diesel thì năng lượng búa sẽ thay đổi theo sức kháng của nền, do đó dùng búa hiện tại có thể khó mà huy động hết sức chịu tải của nền. Nếu dùng búa thủy lực thì năng lượng có thể được điều chỉnh bằng chiều cao rơi búa (có số)
|
dutrieu |
|
|
Một điểm bàn thêm nữa là: Trong 205-1998, tính sức chịu tải ngang nó lại dựa vào yo = 10mm, nhưng tùy từng công trình cụ thể mà giới hạn yo này khác nhau, do đó biểu thức này không phải áp dụng chung được!
|
Alewohabee |
|
|
bác cuocsongma cho tôi link mấy quyển sách mà bác post lên sau khi đã hỏi tác giả rồi được ko ạ?
|
tungch46 |
|
|
Nói chung thì cái thí nghiệm nén ngang này rất đơn giản và đã được trình bày trong tiêu chuẩn Thí nghiệm nén tĩnh cọc rồi. Nén ngang hay kéo ngang đều được cả.
Cái hay của phương pháp này là luôn thỏa mãn được các quy định khác nhau về giá trị chuyển dịch ngang cho phép của cọc tùy theo đối tượng công trình.
Với cùng một cọc, khi áp dụng cho các đối tượng khác nhau sẽ có các quy định khác nhau về giá trị chuyển dịch ngang cho phép dẫn đến sẽ có các sức chịu tải ngang khác nhau. Khi giá trị chuyển dịch ngang cho phép càng lớn thì sức chịu tải ngang của cọc cũng sẽ lớn sẽ càng lớn.
Mặc dù là dễ và đơn giản nhưng không dễ đột nhiên làm được ngay được đâu. Tốt nhất là thuê tôi làm ít nhất một thí nghiệm để xem và chuyển giao công nghệ luôn.
Không biết năm nay hên xui ra sao đây.
|
BrandonMr |
|
|
Đâu có link nào đâu bác, bác cố nhờ bác google xem sao.
|
thietkelogo |
|
|
Với sơ đồ kết cấu như thế này mà chỉ làm thử nghiệm tải ngang cho 1 cọc thì e rằng không ổn lắm. Tốt nhất là làm đài xong và thử luôn cái bệ không 2 cọc xiên đó, trường hợp này chắc dùng đối trọng sẽ ổn, vả lại với thanh neo thì thì tải thử chắc không lớn lắm nhỉ
|
jinchan |
|
|
Bác hên vì Bác có niềm vui được sẻ chia. Tôi làm tư vấn TK thuộc dạng nghèo nhất nhì quả đất rồi, không biết cái này gọi là hên hay xui bác ạ
Em không dám hỏi nhiều, phải tìm đọc thêm đã
|
GeraldKr |
|
|
Tải thanh neo khoảng 14T bác ạ. Lực kéo nén trong cọc khoảng hơn 40T.
Đang có ý kiến muốn bỏ TN hoặc bỏ TN nén tĩnh đi để đảm bảo tiến độ. Nếu cái PDA test được cả kéo và nén thì hi vọng có thể giải quyết được
|
michaelyork |
|
|
Cọc chịu tải trọng ngang, Trong tính toán thông thường hiện nay, ta đang tính móng cọc đài thấp với giả thiết cọc không chịu uốn. Sở dĩ có thể chấp nhận giả thiết này vì lí do áp lực đất lên cọc và đài có khả năng cân bằng được với lực cắt Q do công trình phần thân truyền xuống. Để Q gần cân bằng nhất với áp lực đất dựa trên tính toán dựa giả thuyết tải trọng ngang do đất nền phía trên đáy móng "hấp thu" hết. mong các bác giải thích hộ. tôi cảm ơn
|
AnthonyGape |
|
|
Rõ chưa ??? Vì thế mới có điều kiện xác định chiều cao đài cọc theo Lực cắt Q. Nếu không thì phải tính cọc chịu lực cắt Q.
>
|
trannguyen1602 |
|
|
Dạ rõ rùi ạ.
|
BrandonMr |
|
|
Ebxhm/3 > Q thì bỏ qua Q.
Theo tôi khối đất xung quanh móng truyền vào đài theo hình tam giác. Áp lực ngang sẽ tăng dần theo chiều sâu, lúc này tôi sẽ tính được tổng áp lực ngang của đất truyền vào đài móng: Eb= (lamda x gama x hm bình phương)/2. Với công trình quy mô nhỏ, lực cắt tại đái đài không lớn thì phần áp lực ngang của đất sẽ triệt tiêu lực cắt Q
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
Thật ra thì nó là áp lực bị động = kp. ximaVO có dạng hình tam giác từ trên mặt đất chứ không phải từ mặt đài.. Tính từ mặt đài cũng được và rằng thì là thiên về an toàn.
|
Stephenon |
|
|
Mới trong nháy mắt đã thấy bác Ngọc có hình vẽ minh họa cho câu trả lời rồi. Tay bác nhanh thật, thế hệ con cháu theo sao kịp đc
Đang định bật autoket lên để vẽ cái hình thì bác đã phang xong từ bao giờ
|
nongdan |
|
|
Chắc cái nỳ có sẵn.Thời công nghệ copy paste mà.
Sr ngoài lề tí.
|
ngoctrinh |
|
|
À.Tôi vừa mua cái phần mềm, tôi cứ nghĩ ra trong đầu cái gì thì nó tự động vẽ cái đó cho nên rất nhanh. Lắm khi cũng rất bất tiện nhất là khi có nhiều người ngồi xung quanh bởi cái phần mềm đó nó hay vẽ những thứ bậy bạ lắm.
|
con voi con |
|
|
Tôi hơi thắc mắc một chút, nếu áp lực ngang tăng dần theo chiều sâu thì chuyển vị cũng phải tăng dần tương ứng--> phải chăng là mâu thuẩn, hay là còn phải xét đến tính cơ lý của đất nền nữa??? Có phải tách riêng áp lực chủ động và bị động không???
|
StevenKl |
|
|
Các bác cho hỏi :
sức chịu tải trọng ngang của cọc theo đất nền lấy bằng bao nhiêu phần trăm sức chịu tải trọng đứng của cọc theo đất nền ?
chẳng hạn lấy bằng Qn=20%Qa có được không ?
Qa: Sức chịu tải cọc phương đứng theo đất nền
|
viet toan 12 |
|
|
Bác này mới đúng là đang yêu thật nè!
|
StevenKl |
|
|
Nghe đến tính chất cơ lý của đất nền làm tôi mụ mị hết cả đầu óc , tôi có biết đoạn kinh này trong quyển Kinh "Nền và Móng" của TS. Phan Hồng Quân :
"...Về nguyên lý, khi đài cọc bị dịch chuyển ngang, áp lực đất chủ động xuất hiện ở mặt trước đài trong khi mặt đối diện xuất hiện áp lực đất bị động, các mặt bên xuất hiện phản lực ma sát cùng đồng thời cản trở chuyển vị của đài. Nếu tải trọng ngang Qo đủ lớn hoặc độ sâu đài Hđ đủ bé, các giá trị phản lực đất lên đài theo hướng tải trọng Qo đạt giá trị cực trị có thể xác định theo các phương pháp đã biết trong Cơ học đất. Chiếu lên phương ngang các lực tác dụng vào đài cọc ta viết được phương trình sau mô tả các quan hệ cân bằng :
Qo = E(h) + sigma(H)
Trong đó :
- E(h) : Tổng phản lực đất lên đài ứng với độ sâu chôn đài h
- sigma(H) : Tổng phản lực ngang của cọc ứng với chuyển vị ngang tương ứng."...
Giải phương trình trên theo h với điều kiện bỏ qua sigma(H) ta có công thức tính chiều sâu tối thiểu của đài cọc phụ thuộc vào lực cắt như các bạn đã biết !
|
Charlesquew |
|
|
Hic, e vừa Pót bài, chả hiểu e có vi phạm gì ko mà các bác xóa ko thương tiếc, có gì các bác có thể nhắn riêng cho e nhá để e biết đường mà tránh ạ! >
Giờ e xin viết lại vì thắc mắc của e có thể cũng sẽ là thắc mắc của nhiều bạn còn non như e ạ! >
E có xem trong tiêu chuẩn 205 - 1998, về phần tính toán tải trọng ngang lên cọc, có nhiều cách tính, một trong các cách tính đó là theo phương pháp của Snip II - 17-77 (hay phương pháp Zavriev). E có thắc mắc về cái hệ số A, B, C, D tra theo độ sâu Ze, trong bảng tra chỉ cho đến độ sâu 4m, nhưng đa số các cọc của tôi thường dùng đều dài hơn con số này, vậy tại sao tác giả không đưa ra 1 công thức tổng quát để tính A, B, C, D hoặc đưa ra vùng tra độ sâu Ze sâu hơn nữa ạ, e đang băn khoăn không biết có phải vì thông thường ở độ sâu dưới 4m thì giá trị các nội lực M và Q dọc thân cọc nhỏ không đáng kể và xấp xỉ = 0 hay không ạ ?
Mong các bác giải thích giúp e với ạ
E xin chân thành cảm ơn !
P/S : Nếu bài viết của e vi phạm nội quy thì mong các bác nói cho e biết để e tránh nhá ! >
|
Vincentpype |
|
|
Ối quảng cáo của bác "bkprodos75" che hết thắc mắc của e rùi
|
trannguyen1602 |
|
|
Ôi đúng là mong đợi ngậm ngùi rùi, có mọi người ai có cùng mối quan tậm với e thì giúp e với ạ, hic ... >
Với lại có bác nào biết quy định cụ thể về chuyển vị giới hạn (hoặc cho phép) của đầu cọc không ạ để e biết đường mà tránh với, e xem trong TC 205 thấy nói chung chung quá, e có Post kèm theo ảnh ở dưới, các bác cùng xem nhé !
|
arthomeviet |
|
|
Chào các bạn,
Tôi tạo chủ đề này để mọi người cùng trao đổi đối với tính toán móng cọc sâu, cụ thể bài toán móng cọc chịu tải trọng ngang về khả năng chịu tải, cần giải quyết 2 vấn đề sau:
- Khả năng chịu tải của vật liệu.
- Khả năng chịu tải của đất nền.
+ Theo phương ngang
+ Theo phương đứng
=> Để đảm bảo bài toán được thiết kế một cách kinh tế, thì khả năng chịu lực theo đất nền và vật liệu cần xấp xỉ bằng nhau.
Tuy nhiên: "KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA ĐẤT NỀN THEO PHƯƠNG NGANG" hiện nay không có nhiều, nếu các bạn nào có tài liệu liên quan đến vấn đề này thì share cho mọi người tham khảo nhé, hoặc cùng trao đổi phương pháp tính toán nhé!
|
53caugiay |
|
|
Hic, các bác cho e hỏi thăm chút ạ, phần tính cọc chịu tải trọng ngang theo Zavriev, theo tiêu chuẩn 205 với theo giáo trình "Nền và Móng" của thầy Phan Hồng Quân thì bề rộng tính toán của cọc có chút khác biệt, e Post ảnh lên, mong các bác chỉ giáo !
|
ClintomEa |
|
|
vấn đề quan trọng nữa là khi tính lực ngang cho cọc có xét phản lực Mz không nhỉ ??? Thiên hạ vẫn bỏ qua phản lực Mz khi xét lực ngang cho cọc
|
arthomeviet |
|
|
Theo e là có chứ bác, phải có đủ lực ngang và Momen, Momen ở đây bao gồm cả momen do chuyển lực cắt từ chân cột xuống đáy đài = Q*H(dai)
Mong các bác cho thêm ý kiến !
|
Robertbura |
|
|
Hãy tư duy nhiều hơn thì tôi sẽ hiểu . Ở đây là Mz , Không phải Mx, và My vì 2 mô men sẽ bàn sau . ( với Mx, My thường đài 1 cọc mới dùng đến thì phải hay là mố trụ cầu ---)
|
sieunhangiambeo |
|
|
Vâng, e hiểu ý a rùi, theo e, cái Mz chỉ gây xoắn dọc thân cọc chứ không gây chuyển vị theo phương ngang (gồm chuyển vị ngang và góc quay), có lẽ vậy nên trong tiêu chuẩn 205 không đề cập đến Mz, trước tiên chúng ta nên tập trung vào các vấn đề như e đề cập ở bài #60, với bài #63 đã a nhé!
|
muaxanh |
|
|
nếu bỏ qua Mz từ cột truyền xuống thì có khi lại là mối hiểm họa . Vì lực ngang do Mz sinh ra tác dụng vào cọc cũng không nhỏ đâu . Chưa bàn đến góc quay.
|
thatgia |
|
|
À đúng, a nói cũng có lý, xét với các cọc xa chân cột, khi đó Mz chân cột sẽ gây ra 1 momen kiểu như momen ly tâm, các cọc càng xa cột thì ảnh hưởng càng nhiều, theo e để giải quyết vấn đề này, xét với 1 cọc ở cách tim cột 1 khoảng r, khi đó ta sẽ tính được ảnh hưởng của Momen Mz tới cọc bằng lực ngang T = Mz/r, và ta cộng dồn lực T này vào thành phần lực ngang Q mà trước đó cọc dĩ nhiên phải chịu, nghĩa là hợp lực ngang lúc này sẽ là Q + T >
Anh thấy sao ạ !
|
GordonEt |
|
|
có lý . Nhưng khi tính cụ thể nó phức tạp lắp . Nên kết hợp môn học Kết cấu thép sẽ hiểu rõ hơn.
|
quyetthang122 |
|
|
Để lý giải rõ hơn, thông thường khi tính chuyển vị của cọc theo tiêu chuẩn 205, ta tính chuyển vị theo 2 phương chính, ở đây e Post một tấm hình minh họa lý giải cách phân tích ảnh hưởng của Mz chân cột lên đầu cọc, mong anh chỉ giáo thêm ạ !
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
hãy tính đồng thời lực ngang Q và lực T do Mz lên cùng cả nhóm cọc thì sẻ ra . Tôi nên đọc thêm kết cấu thép sẽ ok ngay . Nó còn phụ thuộc vào các vị trí cọc và cả nhóm cọc . Mz ko chỉ tác dụng vào 1 cọc đơn .
|
JacimtoCogy |
|
|
Vâng, may có anh nhắc nhở, từ Mz phải có sự phân phối lên các đầu cọc nữa chứ, hihi, one thank for you !
|
duong tang |
|
|
quan trọng là sự phân phối này dễ sai lắm .... Rườm rà quá bỏ quách Mz cho khỏe . Nhưng building 40-50 tầng thì bỏ qua hơi run 1 chút ....
|
Charlesquew |
|
|
Bạn không hiểu ý tôi, với kết cấu xa bờ như cọc dàn khoan chẳng hạn, thì bạn kiểm toán điều kiện khả năng chịu lực ngang của nền kiểu gì, sức chịu tải trọng ngang của nền đấy???
|
Danielpr |
|
|
Cái hình trên sao ko thấy áp lực đất chủ động nhỉ.
Em không rõ là xác định chiều cao đài cọc theo lực cắt Q, vậy thì, Q là tải trọng ngang của công trình thôi hay cộng thêm cái áp lực đất chủ động và lực ngang do mômen của công trình gây ra nữa.
|
MrAn12345 |
|
|
các anh cho tôi hỏi: trong tiêu chuẩn 205-1998 kiểm tra tải ngang ta chỉ kiểm tra được cho khoảng 10m đầu tiên . Nhưng cọc nhồi tôi cấm vào đất rất sâu! theo tôi được biết có 1 số tài liệu có thể kiểm tra moment suốt thân cọc! Nhưng tôi tìm mãi không ra! Mong các anh giúp đỡ! đồng thời cho tôi hỏi tại sao tôi không kiểm tra cọc ép chịu tải ngang mà cứ kiểm tra cọc nhồi chịu tải ngang thôi! Tôi cám ơn rất nhiều!!!!
|
hoibmtose005 |
|
|
Do sơ đồ bài toán, công trình chỉ chịu tải trọng đứng thì vẽ ra làm gì.
Các công trình chịu tải trọng ngang lớn thì vẫn bố trí cọc xiên để chịu tải trọng nằm ngang.
Tùy thuộc bài toán mà có thiết kế và thí nghiệm cho phù hợp.
|
hyutars |
|
|
dạ! do công trình chịu động đất nên tải ngang lớn! nên tôi thực hiện kiểm tra! và tiêu chuẩn thì chỉ áp dụng cho phần cọc bên trên thôi! trong khi đó có thể moment phần bên dưới có thể lớn hơn! gây nguy hiểm hơn cho cọc!
|
profil7 |
|
|
Động đất thì không phải lúc nào cũng xảy ra, việc làm xuất hiện cái mô men lớn bên dưới để thí nghiệm thì nói chung là không thể .
Thường thì những cái này người ta làm thí nghiệm mô phỏng. Thí nghiệm mô phỏng cũng rất phức tạp và đắt đỏ, nên người ta chỉ làm 1 số lần để lấy các thông số tính toán, công thức thực nghiệm, rồi đầu vào để mô phỏng trên máy tính.
P/s: mà cái cọc nó là đồng nhất về vật liệu, việc xuất hiện mô men lớn ở trên và dưới thì có ảnh hưởng gì khác nhau tới sự phá hoại của cọc không > ?
Khi động đất thì đất dịch chuyển- kết cấu đất bị phá hủy, có thể cọc không bị phá hủy về mặt kết cấu mà công trình sụp đổ do biến dạng lớn. Nên việc làm cái thí nghiệm mô men bên dưới lớn chẳng có tác dụng gì.
|
plantandzombi |
|
|
lực đất đất gây ra từ bên dưới và truyền dao động sang bên trên! đúng là động đất không xảy ra thường xuyên! vấn đề là động đất có thể ảnh hưởng đến móng trước khi ảnh hưởng đến kết cấu bên trên chứ anh! vì chuyển vị của động đất có nhiều dạng có thể gây đứt gãy cọc, nên vị trí nào cũng cần phải quan tâm
|
profilmuoibay17 |
|
|
Thí nghiệm cái mô men ở bên trên cũng đúng cho vị trí nó nằm bên dưới .
Chỉ có điều tùy thuộc bài toán vị trí phá hoại nó khác nhau.
Có giá trị giới hạn của cọc rồi thì vẽ cái bài toán ra mà tính.
Chú ý, vị trí mô men lớn nhất, có thể tính riêng cho lực động đất thì mô men lớn nhất là ở dưới nhưng còn tải trọng công trình bên trên, thử tổ hợp 2 cái xem nó nằm ở đâu . Có khi nào vừa có bão- gió lớn, vừa có động đất 1 lúc không nhỉ ?
|
DanielEi |
|
|
Tương tác kết cấu, cọc và đất nền khí xảy ra động đất gồm tương tác quán tính (do lực quán tính công trình truyền xuống cọc) và tương tác động học (đất và cọc dịch chuyển khác nhau nên cọc bị đất uốn). Chúng ta thường chỉ tính tương tác quán tính và lực quán tính truyền xuống đầu cọc khá nhỏ (lực ngang). Do vậy với hàm lượng cốt thép cho cọc khoan nhồi 0.4%-0.65% thường đảm bảo. Tuy nhiên nếu kể đến tương tác động học, hàm lượng thép dọc có thể lên đến 1.0%-1.2% mới đủ.
|
thanhvu |
|
|
bạn kiểm tra xem công trình có bị trượt khi chưa xử lý nền không.nếu trượt thì phải kiểm tra sức chịu tải của cọc do lực ngang gây ra.
|
GeraldKr |
|