Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
Sức chịu tải của nền dưới đáy bể chứa - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Sức chịu tải của nền dưới đáy bể chứa

     Tôi có bể chứa nước đặt nổi hoàn toàn trên mặt đất, kích thước 7,6 x 12,8m, cao 6.3m Vậy tính toán SCT và độ lún của nền như thế nào nhỉ. Có thể coi như đó là 1 móng nông kích thước 7.6 x 12.8m chịu tải phân bố đều với tải trọng gây ra là Trọng lượng bản thân bể và trọng lượng nước trong bể được không?
Có 33 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
MattieHek
Theo tôi nghĩ bạn có thể xem nó là một móng bè có sườn cứng.
MattieHek
moaza12vs
Móng bè có sườn cứng thì ok, nhưng tính sức chịu tải của nền thế nào mới quan trọng, coi như móng đơn và tính theo Terzaghi được ko nhỉ! Hi
moaza12vs
inetryconydot chưa phân tích đc kỹ càng thì dùng lý thuyết dầm ngược mà phỏng đoán đã, coi như tính tay, sau rồi tính cụ thể hơn có phải là đỡ phải đoán mò không?
inetryconydot
suanhadthouse
Tôi nói lại là , tôi cần tính sức chịu tải của nền chứ không cần tính thép hay nội lực của móng gì cả, với cái bể như thế này thì tính sức chịu tải của nền có thể coi như móng đơn được không, tải là phân bố đều do TLBN và nước gây ra được không ? Xin các cao thủ chỉ giúp tận tình với nào!
suanhadthouse
suanhadthouse Hiện tại thì được. Phương pháp này về thực chất mà nói chính là thí nghiệm bàn nén hiện trường PBT rất thực. số liệu từ thí nghiệm PBT này dùng trong thiết kế thường xuyên đó thôi
suanhadthouse
inetryconydot Đơn giá thiết kế nhà tại Hải Phòng là 80-90k/m2 xây dựng. Với nhà diện tích quá nhỏ thì đơn giá sàn là 10 triệu.
Luckyman
inetryconydot Anh nói rõ hơn về phương pháp thí nghiệm bàn nén hiện trường này được không ạ! Theo cái cơ chế truyền tải trọng bản thân của bản nắp, dầm nắp qua bản thành (nếu không có cột ở 4 góc ) xuống dầm đáy và từ bản đáy vào dầm đáy thì sao mà tải là phân bố đều do TLBT và nước lên toàn bản đấy được ạ! Trheo tôi như thế sẽ không đúng vì vùng biên của bản đáy chịu tải lớn hơn nhiều so với những vùng khác trên toàn bản đáy chứ! Xin được các anh chỉ thêm To hoangbaoce: cái bể của anh kể cả thảy TLBT bể và nước đầy trong bể thì vị chi cũng 1000T. Không rõ địa chất thế nào cả thì sao biết nó phải là móng nông hay móng gì ạ!
inetryconydot
quyetthang122 quan niệm như vậy là được.
quyetthang122
nongdan
Cảm ơn mọi người đã góp ý, còn móng nông hay không thì tất nhiên là tôi phải căn cứ vào địa chất rồi! Thực ra muốn biết ý kiến của thầy Ngọc xem thế nào mà chẳng thấy, chắc giờ này thầy lại lang thang dọc các con phố và nhà hàng rồi! Hi!
nongdan
EfrainKl VỀ VIỆC TÍNH TOÁN KIỂM TRA CƯỜNG ĐỘ NỀN VÀ LÚN CỦA MÓNG NÔNG CHO BỂ NƯỚC CÓ KÍCH THƯỚC LỚN. Thực ra, để tính được các bài toán này thì không đơn giản. Thực tế, người ta đã có những cách tính gần đúng với các mô hình cùng với các giả thiết nhằm làm cho bài toán trở nên đơn giản. Các phương pháp này là chấp nhận được khi mà kích thước bể nước không lớn. Khi kích thước bể nước lớn thì các phương pháp tính đơn giản trở nên không còn thích hợp nữa. Và vì vậy, người ta sẽ bố trí và cấu tạo kết cấu bể nước tăng lên thiên về an toàn cho đến rất an toàn. Vấn đề xét đến ở đây là phương pháp tính toán hợp lý theo các kiến thức Cơ học đất hiện nay. 1. Tải trọng tác động . Với các bể có kích thước nhỏ, độ cứng tương đối (EI/L) của móng bể là tương đối lớn thì có thể coi toàn bộ tải trọng tác động lên nên đất là đều. Nhưng khi bể có kích thước lớn thì thường là cái độ cứng tương đối này khó lớn theo nên móng thường thuộc dạng móng mềm. Do vậy, tải trọng tác động lên đáy móng sẽ không thể coi là đều được. Trên hình 1. trình bày sơ đồ tải trọng tác dụng lên móng của bể nước. > Đặc điểm của cái tải này là: - Thay đổi tùy theo yêu cầu sử dụng. Giá trị của q2 lớn nhất khi bể đầy và nhỏ nhất khi tháo hết nước hoặc khi chưa bơm nước vào. - Không phân bố đều lên móng mà khác nhau lớn. Thông thường thì cái anh Q1 là lớn hơn nhiều so với q2. Q1 được xác định bằng trọng lượng của tường bể và tải trọng của nắp bể. q2 được xác định bằng tải trọng của nước trong bể. Tải chênh lệch lớn nhất là khi chưa có nước hoặc khi tháo hết nước. 2. Kiểm tra điều kiện cường độ. Các công thức mỳ ăn liền của Tẹc sa ghi, May ê hóp và Véc sịc dùng để tính toán kiểm tra cường độ nền đất dưới móng nông đã được thiết lập dựa trên một số giả thiết trong đó có giả thiết móng là tuyệt đối cứng và tải phân bố đều trên móng. Các mô hình mà các ông ấy đã tính tính toán toán chính là bài toán trượt của nền đất dưới đáy móng mà thôi. Trong trường hợp ở đây, việc áp dụng các công thức mỳ ăn liền này là không còn thích hợp nữa bởi móng là mềm và tải không phải là phân bố đều mà lại khác nhau rất lớn (trường hợp khác nhau lớn nhất là khi q2 =0). Do vậy, nếu thích sử dụng công thức nào đó thì chỉ còn có cách là tự lập các công thức đó cho các trường hợp cụ thể khác nhau của từng bài toán. Mệt nhỉ. . Còn có một cách khác đỡ mệt hơn đó là tự tính bài toán trượt đáy móng với các thông số cụ thể của từng loại bể và loại đất. Lúc này khó có thể tính tay được mà cần có phần mềm để tính toán. Nếu không tự lập được phần mềm thì có thể dùng cái anh Geo xờ lốp để tính cũng được. Thực chất bài toán cường độ của móng cũng có cùng nguyên lý với cac bài toan mặt trượt mái dốc mà thôi. Sau khi khảo cứu nhiều bài toán thì nhận thấy, khi đặt bể chôn sâu vào lòng đất với chiều cao bể lớn nhất là bằng 1,5 lần độ sâu chôn bể thì kết quả cường độ nhận được khi tính trượt hầu như lớn hơn cái anh tính toán theo cách mỳ ăn liền. Vì vậy, trong các trường hợp này, nếu lười thì vẫn có thể sử dụng các công thức mỳ ăn liền mà tính. Chắc cũng chẳng xảy ra chuyện gì. Tuy nhiên, khi Chiều cao của bể lớn hơn 1,5 lần chiều sâu chôn bể thì không phải lúc nào cường độ của nó cũng lớn hơn cái cường độ xác định theo các công thứuc mỳ ăn liền. Đặc biệt là khi bể đặt ngay trên mặt đất như trường hợp bạn nêu ra mà lại cao những 6,3 m gần bằng nhà 2 tầng thì chắc là cường độ của nền đất tính theo mặt trượt sẽ thấp hơn nhiều so với cái cách xác định theo các công thức mỳ ăn liền. Kinh lắm. Lúc này, để kiểm tra thì nên tính theo bài toán ổn định cường độ mặt trượt mà thôi. Khi tính theo mặt trượt thì nên nhớ rằng, hệ số an toàn khi tính cho móng là khác và lớn hơn nhiều so với khi tính toán ổn định mái dốc đấy. Khi nền đất là sét bão hòa nước thì ngoài cái cách tính như trình bày ở trên còn cần phải kiểm tra cường độ trong điều kiện không thoát nước. qu = 5,14 Cu + xima VO. 3. Tính lún. Độ lún tổng S cho công trình được xác định bằng tổng độ lún tức thời Si và độ lún cố kết Sc. S = Si + Sc Với các công trình dân dụng thông thường, độ lún tức thời Si xảy ra ngay trong giai đoạn thi công ít gây ứng suất phụ thêm trong kết cấu bên trên nên người ta thường bỏ qua mà chỉ xét mỗi anh độ lún cố kết Sc. Với cái anh bể nứoc thì không thể tính như vậy được. Độ lún tức thời Si của anh bể nước sẽ bao gồm độ lún tức thời gây ra bởi tải trọng của kết cấu bể nước Sit và độ lún tức thời gây bởi tải trọng của bản thân nước Siw : Si = Sit + Siw Cái anh Sit sẽ xảy ra hầu hết ngay trong quá trình xây dựng bể nước vì vậy sẽ bỏ quả không xét đến. Còn cái anh độ lún tức thời gây bởi nước Siw thì lại xảy ra trong quá trình sử dụng và có khả năng gây thêm ứng suất phụ trong kết cấu. Vì vậy cần phải kể đến cái độ lún này khi xét đến bài toán lún. Như vậy, công thức kiểm tra lún khi tính cho bể nước sẽ là: Siw + Sc = < [S] Sau thời gian cho nứoc vào bể để dùng, bể sẽ lún xuống. Đến một ngày nào đó người ta phải vệ sinh bể thì người ta thường phải tháo hết nước đi. Với cac bể có kích thước lớn, nền đất tại bên trong đáy bể sẽ trồi lên theo cái đường Cs trong biểu đồ nén lún của đất. Do đáy bể cản lại nên sẽ xuất hiện lực đạp ngược lên dưới đáy bể. Cái thành bể bên ngoài thì cứng nên cái lực đạp lên này sẽ gây nguy hiểm cho đáy bể. Để chống cái lực đạp ngược lên này thì người ta có nhiều cách, trong đó có cách cho thêm thép vào mặt trên của đáy bể (chú ý: thép vẫn nằm trong BT chứ không phải nằm hẳn trên mặt của BT đáy bể nhé). Cái lực dùng để tính cái thép này có thể tính gần đúng bằng cách cho nó tác dụng phân bố đều dưới đáy bể với giá trị bằng đúng (chắc chắn là nhỏ hơn) cái tải trọng phân bố đều của nước p = gamma w . hw. Cái kiểu này có ngừoi gọi là lật đít bể lên. 4. Thắc mắc: Người ta làm cái bể này để làm gì mà sao không chôn nó xuống đất. Chôn xuống thì lợi nhiều chuyện hơn. Hay là phải để trên mặt đất để cho hàng xóm nó biết nhà tôi có cái bể cực to ???? Nếu bạn làm cái móng của bể nước này dày khoảng 2, 3 m gì đó thì sẽ không phải mệt khi tính toán. Lúc này, bạn cứ coi nó như là móng nông bình thường mà tính. Nhàn. Bố khỉ, cứ lâu lại có thằng nó hỏi những câu như thế này. Trả lời quấy quá thì không được. Không trả lời thì nó réo tôi lên nó chửi. Mà trả lời thật nghiêm túc thì mệt quá. Liệu nó có cho tôi được cốc bia nào không đây. . Dài thật và Phệt quá.
EfrainKl
ArthurGip
Em cảm ơn thầy! Bể này gọi là bể xử lý sinh học của 1 trạm xử lý nước thải. Thực ra cái bể nổi này không cao như vậy nhưng tôi cố tình đẩy sai chiều cao thực tế của nó lên để có bài toán đáng bàn ( Thực sự nó chỉ cao 3.5m và cao độ của mặt nước là 3m mà thôi, đồng thời tôi đã chôn sâu bể xuống -1m rồi ). Cách thành bể này 2m còn có 1 bể khác kích thước 5m x 10m chôn sâu hoàn toàn 7m dưới mặt đất gọi là bể điều hòa (bể này thì kích thước thật luôn, ).Việc tính toán sức chịu tải nền đất dưới đáy bể tôi đã tính toán kĩ, còn thành bể tôi cũng tính với tải trọng là: áp lực đất, áp lực của nước ngầm, tải trọng ngoài do bể sinh học tác dụng vào....Nhưng việc tính toán đáy bể trong trường hợp đẩy nổi thì ý kiến của tôi là: Tính toán được lực đẩy nổi tác dụng vào bể (theo kiểu Acsimet tác dụng vào vật chiếm chỗ trong chất lỏng ), rồi lấy lực đẩy nổi P đó chia cho diện tích xung quanh của bể được tải trọng phân bố Pi, lấy Pi đó làm tải phân bố đẻ tính toán đẩy nổi cho đáy bể ( Bố trí thép ở mặt phía trên đáy ). Còn nếu tính toán p = gamma w . hw, tôi thấy tải lớn quá thẩy ạ (dù tôi bik là áp lực nước ở độ sâu hw phân bố theo mọi phương là như nhau ) Cách tính của tôi sai ở điểm nào xin thầy chỉ giúp! Nhất định khi có cơ hội gặp thầy tôi sẽ mời thầy uống bia!
ArthurGip
profillink10
Bố trí thép ở phía trên đáy bể cần thỏa được áp lực đất nền và áp lực nước ngầm khi bể chứa chưa có nước.
profillink10
trangyu lan Khi bể được chôn sâu trong đất có nước ngầm thì có thể tính áp lực đáy bể theo cái áp lực đẩt nổi của nước ngầm. Nhưng khi bể đặt trên mặt đất hoặc khi đặt tại vùng không có nứoc ngầm thì không thể tính theo áp lực nước ngầm được. Lúc này, khi tháo hết nước thì sẽ có lực đẩy lên theo tính chất đàn hồi của mọi loại vật liệu. Thiên về an toàn, có thể tính lực đẩy lên này bằng đúng cái trọng lượng nước đã có trong bể nhưng bổ sung thêm điều kiện là cái lực đẩy lên không vượt quá cường độ của đất dưới đáy bể. Nếu muốn tính chính xác thì mệt lắm. Lúc này phải tính bài toán kết cấu cùng nền làm việc đồng thời. Khi không xét đến cái anh đẩy lên này, nhiều trường hợp bể nước đã nổ đánh rầm, bục đáy không phải khi trời mưa có mực nước ngầm cao mà lại khi rút hết nước ra khỏi bể ở cả những nơi không có mực nước ngầm.
trangyu lan
duong tang Bác Ngọc có thể giải thích rõ hơn cái chỗ màu đỏ được ko ạ? Tại sao lại phải bổ sung thêm điều kiện lực đẩy ngược lên không được vượt quá cường độ đất nền dưới đáy bể?
duong tang
CharlesEn Hai cách tính đều đúng và cho kết quả như nhau mà bạn: - Theo cách tính thứ nhất: pi = P/F Trong đó: P là lực đẩy nổi acsimet, F là diện tích đáy bể P = F.hw.gama w => pi = hw.gama w - Theo cách tính thứ hai: p = hw.gama w => pi = p
CharlesEn
sieunhangiambeo Lực đẩy ngược lên mà vượt quá cường độ đất nền thì nền đất đã bị phá hoại rồi.
sieunhangiambeo
Edwandhext Thực ra thì bạn pvegeo đã trả lời đúng và đủ rồi. Ở đây tôi chỉ bổ sung giải thích thêm theo kiểu xe ôm cho nó rỗ ràng hơn mà thôi. Cho rằng có lực đẩy lên các dụng vào đáy móng bể nước rất lớn. Theo nguyên tắc Phản động của Liu tơn thì sẽ có lực tac động ngược lại vào nền đất ngay dưới đáy móng. Khi cái lực này lớn sẽ làm cho đất dưới đáy móng chảy dẻo ra và trườn tránh và vì thế lực của nó sẽ không thể vượt quá cái giới hạn chảy dẻo, đó là cường độ của đất nền. Vì cái phản lực không vượt quá cường độ nền đất thì cái anh lực tác dụng vào đáy móng bể nước cũng không thể vượt quá cái lực đó.
Edwandhext
thietkelogo Nguyên tắc phản lực học cơ bản quá, rất chí lý . Bây giờ thì tôi đã hiểu... thuốc fugacar... À, thế còn cái quan niệm tính lực đẩy lên bằng trọng lượng nước ở trong bể thì sao ạ? Mong bác chỉ giáo >
thietkelogo
traiyo1 Khi bể đã được xử dụng sau một thời gian dài thì bể đó đã được lún xuống với tải trọng tổng cộng của bể + nước. Khi tháo hết nước và khi lại cho nước đầy lại vào trong bể thì nền đất dưới đáy bể sẽ có xu hướng trồi lên (khi tháo nước) và lún trở lại (khi lại cho nước vào bể). Khi độ cứng đáy của bể bằng không thì cái đường lún lặp đi lặp lại này sẽ tuân theo quy luật giông giống với đàn hồi. Trong Cơ học đất, cái quy luật này được thể hiện qua cái tham số Cs, hình như là hệ số hồi phục (Xờ eo ling và Ri bau đờ, xem sách đi). Tải trọng để gây ra cái độ lún lặp này chính làbằng cái trọng lượng nước ở trong bể. Khi kể đến độ cứng của đáy bể cản trở cái độ lún lặp này (có nó thì mới có phản lực tác dụng vào đáy bể vì khi không có cản trở chuyển dịch thì không phát sinh lực, các cụ chúng nó bảo thế) thì cái độ lún lặp hồi phục này sẽ nhỏ đi. Mức độ lún nhỏ đi nhiều hay ít là phụ thuộc vào cái độ cứng tương đối của đáy bể. Bể càng cứng thì phản lựuc càng lớn và khi bể mềm thì ngược lại. nếu đáy bể là một tờ giấy thì phản lực lên đáy bể sẽ gần bằng không. Cái việc tính toán cái áp lực lên đáy bể là phức tạp, ít cần thiết so với một cái bể nước. Vì vậy thiên về rất rất rất an toàn có thể lấy gần đúng như là tải trọng của nước. Nếu muốn tính toán chính xác thì phải tính bài toán kết cấu bể làm việc đồng thời với nền. Lúc này, giá trị của áp lực đáy bể sẽ nhỏ hơn cái áp lực tính theo trọng lượng nước và thay đổi tùy theo độ cứng tương đối của bể và đặc tính nén lún của nền đất. Tuy rằng biết nó là nhỏ hơn nhưng tôi chẳng biết nó sẽ nhỏ hơn là bao nhiêu nên tôi cứ xui tính theo áp lực nước trong bể cho thằng chủ đầu tư chết.
traiyo1
Stephenon
Bác xúi thế thật là ....!!! Bể đặt trên đất mà cứ như ngồi trên quả bóng cao su í, nặng thì bóng bẹp nhẹ thì bóng lại phình lên đè lại cái thằng nào dẫm lên trên nó. Xin hỏi thêm bác NGọc 1 tí : đất nền sau khi chịu tải và có độ lún. Độ lún đó ổn định rồi tắt dần về không. Vậy, nếu dỡ tải bớt ra, đất nền đó có đẩy ngược lại ko và lực nào là tác nhân, nhà tôi xin đặt ông nước trong đất ra ngoài với trường hợp này. Bể nổ đáy theo tôi đa số là do lún lệch dẫn đến bị vặn xoắn, hoặc do bị đẩy nổi dưới áp lực đẩy nổi đáy bể hay gặp ở đất nhiều nước hoặc dễ ngậm nước.
Stephenon
Alvarogime Chú mày đọc chưa hết sách. Ngoài cái độ lún mà chú mày đã biết là nó sẽ ổn định về không nó còn nhiều độ lún khác nữa. Ở Băc ninh có nhiều bể để trên mặt đất, đáy bị nổ khi người ta tháo hết nước để làm vệ sinh. Lúc này tự nhiên nó nổ đáy thì là do cái gì. Ngoài chuyện chưa chịu đọc hết sách lại còn không chịu đọc kỹ lưỡng topic từ đầu, đột nhiên nhảy vào ngang chừng thì thắc mắc thế này là phải rồi. (có khi đọc hết rồi nhưng không hiểu nên mới thắc mắc như thế này). Ngoài cái độ lún mà bọn kết cấu bên trên hay dùng để tính lún công trình được người ta gọi là độ lún cố kết sơ cấp Cc, nền đất còn có độ lún tức thời Ci, độ lún cố kết thứ cấp (do từ biến là chính), độ trồi Cs, độ lún lặp lại Cs và nhiều thứ khác. Với các công trình thông thường, các loại lún này không gây ảnh hưởng nhiều đến kết cấu bên trên nên người ta thường không xét đến. Do tính toán nhiều lần như vậy nên những thằng kết cấu bên trên cứ tưởng lún nền đất chỉ có mỗi cái độ lún cố kết mà thôi. Thằng nào càng tính toán nhiều, càng có kinh nghiệm thì lại càng hay tưởng nhầm như thế. Khi gặp phải các trường hợp đặ biệt khác với các trường hợp đã làm thì cái lối mòn đang đi không thể áp dụng được nữa. Bể nước có kích thước lớn là một ví dụ cho trường hợp đó. Nếu quả thực là giỏi kết cấu và sức bền vật liệu thì chắc sẽ phải thấy sự vô lý khi cho rằng: sau khi nền đã lún ổn định, tải trọng tác động lên nền đất thay đổi theo kiểu dỡ tải rồi lại tăng tải mà độ lún của nền đó không thay đổi. Nếu quả thực có cái nền đất nào đó không thay đổi độ lún, biến dạng khi tăng dỡ tải thì mô đun đàn hồi của cái nền đó là cứng tuyệt đối. Và nếu có vật liệu đó ở dứoi đáy bể thì tốt nhất là nên phá cái bể ấy đi để lấy chỗ đất ấy cho các nhà sản xuất máy bay và tàu vũ trụ con thoi vì vật liệu đó là quá tốt và quá cứng. Điều này có nghĩa là không tồn tại vật liệu như thế, kiểu gì nó cũng có biến dạng đàn hồi. Vấn đề là cái giá trị biến dạng của nó có đủ nhỏ để bỏ qua nó không. Theo các nghiên cứu về Cơ học đất về cái Xờ eo Linh này thì cái biến dạng và lún này là đáng kể cho các trường hợp dỡ tải lớn mà cái bể nước ở đây cao khoảng 6 m là nằm trong các trường hợp đó. Không tin thì đi mà tính. Tất nhiên muốn tính thì phải đọc nó đã chứ không thể dùng cái kiến thức đã dùng để thắc mắc mà tính được đâu. Vẫn còn có nhiều thứ chưa biết nhỉ. Về cái chuyện đất trồi lên này thì mấy ông đào đất hố móng sâu kích thước lớn ở SG chưa qua đào tạo ĐH có khi lại biết hơn khối thằng GS TS đấy. Tôi đã từng thấy, khi đào đất đến độ sâu khoảng 3 m tại hố móng có kích thước khoảng 200 m x 300 m, buổi chiều đã đo đạc cao độ nghiệm thu khối lượng, sáng hôm sau thì thấy cao độ nó lại cao lên cỡ 20 đến 30 cm ngay cả ở nơi ở giữa hố đào nơi mà ảnh hưởng trượt thành hố móng đến nó là ít. Hôm sau, cẩn thận hơn, sau khi đào đến độ sâu 4 m cho đo đạc cẩn thận thì thấy sự việc xảy ra đúng như vậy. Độ trồi khoảng 10 cm cho 1 mét đất đào sâu thêm. Từ cái quan sát được ở đây và ở nhiều hiện trường khác sau đó, tôi đi đến kết luận là : Các cụ chúng nó giỏi thật vì đã lập ra được cái lý thuyết tính toán đượ cái độ trồi lên này.
Alvarogime
Vimcentcow
Hờ hờ...em chả có gì phải dấu diếm về anh đất cát, tôi chưa có cày sâu cuốc bẫm sách vở để đủ mà hiểu hết mấy vụ trồi sụt này. Tuy nhiên, hiện tượng thì chả cần đọc thì ko riêng gì tôi mà nhiều người cũng biết như bác mô tả cái sự " đất trồi" ở trên. Vấn đề, ta tư duy phải có tính lôgic hay " khoa học" mới là thỏa mãn ! Em hình dung đất có đặc tính của quả bóng có sức căng, nhưng câu hỏi đặt ra chưa tự trả lời được là " cái lực cụ thể nào nó gây nên hiện tượng đó? " , nhờ bác giảng thêm ! Hay chăng có 1 tương quan mô tả được bằng hệ thức giữa diện tích mặt bằng hố đào, các chỉ tiêu cơ lí đất nền và sự trồi lên của đất khi đào hạ xuống một độ sâu h?
Vimcentcow
Williamon Khi bạn nén vật liệu nào đó rồi sau đó lại giảm tải thì sẽ làm cho cái vật đó trồi trở lại vị trí cũ. Cái lực mà làm cho nó trở lại vị trí cũ trong sức bền vật liệu người ta gọi đó là lực gì thì ở đây cũng có thể gọi nó là lực đó. Trong cơ học đất người ta gọi đó là hiện tượng phục hồi và nén lại (Xờ eo Linh và Ri Bau đờ). Do đất là vật liệu đàn dẻo nghĩa là có cả đàn hồi và dẻo nên thành phần dẻo không hồi lại được chỉ có thành phần được coi là đàn hồi là có khả năng hồi lại được thôi. Đấy chính là lý do mà thành phần hồi lại là ít hơn so với tổng độ lún nhưng không có nghĩa là không có. Trong một số trường hợp, cái thành phần hồi lại của đất này là đáng kể. Cái này thể hiện rất rõ trong các trang 193 và 195 của quyển Cơ học đất tập 2 (Whitlow). Và đây là cái biểu đồ quan hệ đó đây: > hình này tôi vừa chụp hơi xấu. bạn có thể tìm đọc quyển sách đó thì sẽ có hình đẹp hơn và lại có cả những hình khác cũng rất đẹp.
Williamon
ao anh xa
Hì..đẹp xấu với tôi chỉ có nghĩa khi hiểu nó thôi. Cám ơn bác, 1 ví dụ về tính đàn hồi của đất mà gần như rất ít khi gặp. Chả ai lại tưởng tượng ra được tôi đất có khi như "dây thun" . Nếu xét về quan điểm biến dạng, khi chất đầy tải P1 đủ lâu để làm tắt lún sẽ có độ lún S1 ( cái này tôi ko thao về TN, tư duy manh dạn), dỡ bớt tải còn lại P2
ao anh xa
sieunhangiambeo Tôi đang chờ đợi bạn đưa ra một cái thí nghiệm gì đó mà có kemvới sữa rồi ngoáy vậy mà không thấy. Để tính cái này thì không thể lấy cái Ebd như bọn KS nó cấp được đâu. cái Ebd mà bọn nó cấp là bao gồm cả Eđh và E dẻo. Chúng nó lại còn chơi khăm không tách ra cho tôi thành phần đàn hồi là bao nhiêu và dẻo là bao nhiêu. Thực ra, nếu muốn thì vẫn có thể làm được nhưng có cái khó như sau: Cái Eđh của đất là đại lượng khác với Eđh của BT, thép, đá sỏi và nồi cơm điện. Nó có thay đổi tùy theo cái ứng suất hữu hiệu của đất tại trạng thái mà nó đã chất tải. Nếu nền đất đã chất tải lớn sẽ gây nên ứng suất hữu hiệu lớn và thường cho mô đun đàn hồi lớn lên (trừ khi chất tải lớn quá làm đất bị phá hoại thì không xác định được vì nó đã bị rầm rồi thì chẳng cần xác định để làm gì). Như vậy cái Eđh này là hàm của ứng suất hữu hiệu. Mà cái anh ứng suất hữu hiệu này lại phụ thuộc vào một đống tham số của đât và tải trọng tác động lên đất. Túm lại, nếu định xác định theo Eđh là rất phức tạp khó thực hiện. Hình như cái bọn Cơ học đất chúng nó cũng biết cái điều này và chúng nó lẩn tránh bằng cách tính biến dạng nở trồi và nén lại theo cách khác. Công thức tính lún của chúng nó trong trường hợp này lại chẳng thấy Eđh đâu cả mà chúng nó tính bằng công thức sau: S = Sum[Cs. log {xima +/-delta P)/xima}] Cs = Cs/(1+e0) Cs là hệ số nở trồi (Xờ eo LINH) xima = ứng suất hữu hiệu tại trạng thái đang xét. delta P là gai số tải trọng lặp. Đến đây mà chú mày hiểu được ngay thì tôi sẽ đi ăn kem quấy với socôla. Túm lại, người ta không giải quyết vấn đề này theo cái cách Eđh mà giải quyết theo cách khác . Chắc tại vì bọn Cơ học đất nó dốt về kết cấu và không biết Eđh là cái gì nên nó mới làm như vậy.
sieunhangiambeo
thietkelogo đoạn 1 : 100% đồng ý ! đoạn còn lại : với kiến thức toán tôi còn nhớ trong đầu, tôi nghĩ, đây là phương trình suy ra từ cách xây dựng lại đồ thị theo phương pháp xác định gần đúng dưới dạng 1 hàm số y =a^x chẳng hạn, hix, đoạn này tôi xin khất để lục lại 1 chút kiến thức toán. Bác chia sẻ thêm, cái hình bác post có đúng là từ làm rất nhiều TN thực tế mà ra ko ah?
thietkelogo
Marcunst Cái hình tôi đã đưa lên là đặc trưng cho tất cả các loại đất sét được rút ra từ thực tế thí nghiệm đất. Tất cả các loại đất sét đều có tính chất đúng như vậy. Với cát thì nó còn ác hơn. Nó không có cái anh tiền cố kết Pc nhưng thành phần "đàn hồi" thì lại còn kinh hơn cả đất sét. Đây là các kiến thức tối cơ bản của Cơ học đất.
Marcunst
Arthumters
Phù, nếu tôi biến mấy đường thẳng- cong quan hệ của bác thành dạng phương trình giải tích, tự khắc sẽ tính ra được. Lí giải từng thành phần trong công thức ko còn là chuyện khó miễn bác khẳng định cái hình đó là kết quả chung rút ra từ việc xử lí kq TN là ok. Hậu quả của việc chạy kiếm cơm chụp giật, hix, toán học với cả chữ nghĩa ko dùi mài rơi nhiều quá! Em xin dừng tại đây, đi sâu vào mớ này phải "tĩnh tâm thoát xác " may ra gặm đc, ngâm kíu tí hay thật nhưng.....tầm này chịu bác ah! ( tâm trạng chả biết nói sao, chán cái cuộc đời)
Arthumters
MichelPurn Hì hì. Chán nhỉ. Dạng của cái hình đó là kết quả chung rút ra từ thí nghiệm thực tế. Tuy nhiên nó không phải là hoàn toàn như nhau mà khác nhau về cái độ nghiêng, điểm bắt đầu, điểm kết thúc tùy theo từng loại đất. Bạn chẳng cần mất công lập cái phương trình giải tích nữa bởi người ta đã làm sẵn cho rồi và tôi đã trình bày nó ở bài trên. Việc lý giải các thành phần của nó cũng đã được người ta làm xong lâu lắm rồi. Chính nhờ cái đó, tôi mới có thể dùng để luận bàn nó trong bài toán ở đây. Dừng ở đây là tốt đấy. Dân kết cấu thuần túy không biết nhiều về Cơ học đất mà đi sâu thêm về cái này là dễ ra đường vừa đi vừa nhìn trời mây vừa cười lắm đấy. Chúc ngày mai đi đường vẫn nhìn xuống đất nhé.
MichelPurn
michaelyork Thực ra cái vấn đề này bạn cũng đừng có quá đau đớn bởi vì cái này các bạn đâu có được học kỹ ở trong trường. Cái vấn đề chính ở đây tôi muốn nói với bạn là, kiến thức của ta còn ít lắm nên chớ vội phủ định cái gì gì khi mà ta chưa hiểu gì nhiều về cái đó. Thế thôi.
michaelyork
hoangphunhan
Tôi có cái hồ nước sinh thái đã thi công: kè dốc xây đá hộc, chiều cao cột nước thiết kế 2,0m. chủ đầu tư muốn xử lý đáy hồ lát đá cho sạch. Nền đất khá tốt (sét cứng), không có nước ngầm. Xin hỏi các bác nếu làm đáy hồ đổ BT cốt thép dày 20cm, tách khe lún, nhiệt, hệ thống dầm giằng, móng đơn đỡ bản đáy liệu có ổn không? (kết cấu đáy tách độc lập phần kè đá đã thi công rồi). pm: kích thước hồ 26mx80m. thanks!
hoangphunhan
dacbiet em đồng ý!hix..em thấy ở trường nên bỏ bớt mấy cái mà sinh viên gọi là "học để cho có" đi,thay vào đó là những kiến thức thực tế,cho sinh viên đi công trường nhiều nhiều tí,nếu ko đủ điều kiện thì nên cho thí nghiệm nhiều nhiều để cho sinh viên hiểu các vấn đề một cách sâu sắc mà ko phức tạp,cao siêu mà rất đơn giản! ví như bài toán mà các anh đưa ra ấy.trước hết ta cứ phải hiểu là đất là vật liệu đàn hồi dẻo,mà đã đàn hồi thì khi bỏ tải đi sẽ về lại trạng thái ban đầu,hiểu như thế sau đó ta lại thấy,nó về trạng thái ban đầu thì sẽ xuất hiện cái lực đàn hồi tác dụng lại công trình..cứ hiểu 1 cách đơn giản mà chuẩn xác như thế rồi dần sẽ tìm xem nó như thế nào,nó bằng bao nhiêu.... em.. kiến thức còn yếu cả lý thuyết lẫn thực tế..có mấy lời phát biểu,mong các bác chỉ bảo!
dacbiet
MattieHek Thầy cho e hỏi là lực đẩy lên này có phải tính thêm cái phản lực đất nền dưới đáy p không ạ? Theo e hiểu thì lực đẩy q = p + g(nước)*h (Điều kiện là q <= Rđn) + h: chiều cao nước trong bể. + p = G/(a*b) với G là trọng lượng của bể nước, a*b: kích thước đáy bể. Ngoài ra còn có trọng lượng cả đáy bể tác dụng ngược chiều với q nhưng để an toàn thì có thể bỏ qua. Sau đó thì tính nội lực bản đáy và cốt thép như bản sàn. Mong các thầy, các a chỉ giúp cho e ạ.
MattieHek

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Về sức chịu tải R của nền đất    (có 36 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng đơn?    (có 45 câu trả lời)
       Công thức tính sức chịu tải của nền móng    (có 20 câu trả lời)
       Độ mở rộng của lớp lót bê tông lót móng    (có 11 câu trả lời)
       Móng chân vịt trong nhà xây chen    (có 78 câu trả lời)
       Cách tính toán móng băng giao thoa?    (có 26 câu trả lời)
       Móng đơn, băng và bè thì cái nào lún nhiều hơn?    (có 68 câu trả lời)
       Đồ án mẫu Nền Móng?    (có 47 câu trả lời)
       Nội lực tính móng?    (có 48 câu trả lời)
       Thuyết minh tính toán móng bè?    (có 20 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn cho nhà 3.5 tầng    (có 13 câu trả lời)
       giằng móng    (có 12 câu trả lời)
       Cách tính toán lún móng đơn?    (có 10 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng cho hàng rào?    (có 56 câu trả lời)
       Vấn đề về móng băng khi giải SAFE????    (có 41 câu trả lời)
       Sức chịu tải của nền?    (có 24 câu trả lời)
       PA khả thi móng và biện pháp thi công móng    (có 9 câu trả lời)
       Sự cố khi thi công móng đơn?    (có 17 câu trả lời)
       Độ sâu chôn móng?    (có 30 câu trả lời)
       Chống rung cho nhà gần xưởng máy    (có 15 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng băng?    (có 95 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK móng đơn?    (có 98 câu trả lời)
       Cách tính toán toán móng bè?    (có 102 câu trả lời)
       Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles?    (có 42 câu trả lời)
       Bản vẽ móng băng nhà phố?    (có 67 câu trả lời)
       Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s    (có 24 câu trả lời)
       Thi công khoan cấy thép.    (có 15 câu trả lời)
       Bố trí thép cho móng?    (có 15 câu trả lời)
       Nội suy trên đường cong e - p?    (có 18 câu trả lời)
       ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát    (có 15 câu trả lời)
       tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch    (có 13 câu trả lời)
       Bố trí thép móng băng    (có 33 câu trả lời)
       Móng đá hộc?    (có 14 câu trả lời)
       Thí nghiệm sức chịu tải của nền?    (có 16 câu trả lời)
       Phương pháp giảm lún cho móng nông ?    (có 68 câu trả lời)
       Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn?    (có 52 câu trả lời)
       Cách tính toán móng bè cho cột điện?    (có 27 câu trả lời)
       Móng gạch cho nhà dân?    (có 52 câu trả lời)
       Móng băng hay móng bè?    (có 46 câu trả lời)
       Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền    (có 90 câu trả lời)
       Móng máy dây chuyền sản xuất?    (có 8 câu trả lời)
       Giá trị của góc ma sát trong của đất ?    (có 8 câu trả lời)
       Áp lực tiêu chuẩn nền đất?    (có 8 câu trả lời)
       Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ?    (có 8 câu trả lời)
       Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng    (có 8 câu trả lời)
       Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc    (có 8 câu trả lời)
       Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm    (có 11 câu trả lời)
       Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng?    (có 33 câu trả lời)
       tinh lun co y nghia gi?    (có 14 câu trả lời)
       thắc mắc hệ số nền    (có 15 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top