Hỏi đáp / Công trình cầu, hầm
Sử dụng Xi măng PC40 và PCB40 - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  Sử dụng Xi măng PC40 và PCB40

     Xin chào các bạn. Hiện nay tôi đang thắc mác một vấn đề sau. Hiện nay tôi đang thi công dầm I, L=33m BTCT dự úng lực căng sau, mác bê tông là 40Mpa. Tôi dùng xi măng PCB40 để đổ bê tông nhưng tôi đem mầu đi nén R3ngay để căng kéo thi cường độ bê tông không đạt 90%. Trước khi thi công tôi đã thiết kế thành phần cấp phối bê tông và nén đạt được cường độ như trong thiết kế vào mùa hè 7/2012 nhưng hiện nay tôi đang thi công là mùa đông thì liệu bê tông có đạt được cường độ như mừa hè không các ban. Theo các bạn thì tôi có nên thay đổi xi măng PCB40 thành xi măng PC40 không. Mong sự giúp đỡ của các bạn. Xin chân thành cảm ơn.
Có 15 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Phần lớn các shop đều thuê kiến trúc sư thiết kế và thi công shop mỹ phẩm . Không nên mua đồ chắp vá sẽ khiến khách hàng thiếu tin tưởng!!
Robertplus
Tôi nghĩ là không cần phải thay đổi loại XM đâu. Mà giá PC40 cao hơn PCB40, Bạn có thể tăng ham lượng XM lên 1 chút. Mùa đông phát triển cường độ chậm hơn mùa hè là chuyện bình thường vì bạn không duong mẫu bê tông trong phòng tiêu chuẩn đúng k. Bạn cũng cung cấp thông tin về cấp phối, loại phụ gia để mọi nguoi cùng gop ý
Robertplus
plantandzombi
Nói chung cường độ cuối cùng của bê tông không phụ thuộc vào thời tiết, nhưng sự phát triển cường độ của bê tông phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường bên ngoài. Đối với việc sản xuất dầm thì yêu cầu R3 là rất quan trọng, tôi có khuyến cáo là thay đổi xi măng hoặc phụ gia để đảm bảo yếu tố này ( Tuy nhiên sẽ phải thiết kế lại cấp phối, mất thời gian đấy). Tôi đã thí nghiệm và thấy sự khác biệt rất lớn về cường độ bê tông giữa xi măng PC40 và PCB40 của cùng một nhà sản xuất. Còn nguyên nhân tại sao thì phải tự tìm hiểu về cách thức sản xuất của từng loại xi măng. Nhưng có một điểm lưu ý thêm là khả năng chống thấm của bê tông sử dụng xi măng PCB thì lại tốt hơn bê tông sử dụng xi măng PC - đây là điều cần quan tâm đối với công trình có yêu cầu về chống xâm thực.
plantandzombi
GeorgeEr
Xi măng PCB là xi măng PC thông thường được bổ sung phụ gia khoáng(tạo hiệu ứng ổ bi) giúp cho hạt xi măng trở nên linh động hơn trong phản ứng thủy hóa hồ xi măng. Tuy nhiên do tính chất hóa học trong thành phần phụ gia khoáng nên bê tông sử dụng xi măng PCB thường chậm hơn bê tông sử dụng xi măng PC. nhưng về lâu dài bê tông sử dụng PCB có cường độ và độ bền cao hơn bê tông sử dụng xi măng PC. Vì vậy vào mùa đông nhiệt độ thấp (làm giảm độ linh động của hỗn hợp) cần tăng cường thêm phụ gia siêu dẻo, ko nên chuyển đổi loại xi măng.
GeorgeEr
opera
Xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ. Nhưng tôi vẫn đang băn khoăn một điều là, theo quy định của dự án là 3 ngày (72 giờ) là phải căng kéo rồi, nếu trong thời gian đó mà mẫu bê tông vẫn không đạt được thi tôi phải chờ sang ngày thứ 4 để căng kéo thì độ vồng của dầm có đạt được theo thiết kế và có ánh hưởng gì đến chất lượng của dầm sau này không. Thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông như sau. Xi măng PCB40 bút sơn 483 kg, Cát 638 kg, đá 1166 kg, nước sạch 187 lít, phụ gia loại (Bifi-hv297) 4,83 lít, độ sụt của bê tông là 16+2 và 16-2 Xin chân thành cảm ơn.
opera
trangyu lan
Việc căng kéo với ngày thứ mấy theo tôi không ảnh hưởng lắm đến chất lượng bê tông dầm đâu. Tuy nhiên sử dụng xi măng Bút Sơn PCB40 để đúc dầm thì tương đối có vấn đề, phụ gia Bifi nữa nghe cũng rất lạ.
trangyu lan
BrandonMr Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ
Luckyman
BrandonMr
Xin chào anh nguyenleminh74, theo như anh nói là sử dụng PCB40 bút sơn là có vấn đề, anh có thể nói rõ ra vấn đề đó là gì được không để tôi biết còn khắc phục. Xin cảm ơn anh.
BrandonMr
thanhthanh
Độ vồng của dầm phụ thuộc vào EJ của dầm, tải trọng bản thân, tải trọng dự ứng lực. Ở đây chỉ có đại lượng mô đun đàn hồi E là biến thiên theo sự phát triển cường độ của dầm. Càng để lâu thì dầm càng tăng cường độ dẫn đến E tăng theo. Độ vồng của dầm đề ra theo thiết kế là độ vồng được tính tại thời điểm cường độ của bê tông là 0.9f’c tương ứng với giá trị mo đun đàn hồi Ei, theo thời gian cường độ tăng lên ví dụ ở ngày thứ 4 cường bê tông đạt khoảng 0.95’fc thì mô đàn hồi là Eii, khi đó giá trị độ vồng sẽ khác so với thời điểm 3 ngày. Vì vậy ở thời điểm 4 ngày bác phải tính lại độ vồng cho phù hợp. Còn về để lâu mới căng kéo theo tôi nghĩ sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng dầm. Vì tải trọng căng kéo vẫn vậy, cường độ bê tông lại càng ngày tăng lên thì sẽ không vấn đề gì. Ở đây tôi thấy bác dùng độ sụt cho dầm khoảng 18 là hơi lớn, độ sụt như vậy dễ làm chất lượng dầm giảm xuống, ép mẫu sẽ khó đạt hơn. Thông thường phải dùng thêm một phụ gia siêu dẻo nữa để hạn chế nước, tăng hiệu quả phán ứng thủy hóa(Hiện nay hay dùng phụ gia sika visconcrete 3000). Tôi nghĩ độ sụt hợp lý của dầm nên là 12±2.
thanhthanh
JacimtoCogy Sản phẩm truyền thống của Bút Sơn là PCB30 và PC40 theo ngu ý của tôi thì cường độ của nhà này không được cao lắm vì nếu cao thì ông ấy đã sản xuất PCB40 ngay từ đầu ( theo tôi các hạt khoáng cho vào xi măng chẳng qua là chất độn chỉ làm giảm cường độ đi chứ không thể nào làm tăng cường độ lên được - cái này là suy nghĩ của tôi, không phải là kết luận). Vì vậy cường độ của PCB40 Bút Sơn chắc là chỉ vừa đạt yêu cầu chứ không có dư được. Từ trước đến nay nếu dùng xi măng Bút Sơn để đổ dầm thì chỉ dùng PC40. Như tôi đã nói ở trên, khoảng cách về cường độ giữa PC40 và PCB40 của cùng một nhà sản xuất là tương đối rõ ràng ( tôi đã đúc nhiều mẫu thí nghiệm cho dầm Super T nên chắc chắn về vụ này). Cho nên tôi kiến nghị là thay đổi chủng loại xi măng ( nếu được thì thay NSX là tốt nhất), khu vực miền Bắc có rất nhiều loại xi măng tốt nên nếu không phải vấn đề thị trường hay tài chính thì nên cân nhắc. Về phụ gia thì nên sử dụng các loại đáng tin cậy một chút vì thực ra chi phí cho phụ gia không nhiều lắm nhưng ảnh hưởng của phụ gia đến chất lượng bê tông rất lớn. Cuối cùng để đổ dầm I thì độ sụt như của bạn là rất cao, nếu có thể thì nên giảm xuống để giảm tỷ lệ nước/xi măng.
JacimtoCogy
muadem116
+ Xi măng PC là xi măng Pooclăng được nghiền từ clinker với một lượng thạch cao nhất định (chiếm từ 4-5%). Chất lượng xi măng Pooclăng được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 2682 : 1999-dùng cho cấu kiện ở môi trường khô ráo + Xi măng PCB là xi măng Pooclăng hỗn hợp được sản xuất từ việc nghiền hỗn hợp clinker, thạch cao và phụ gia (lượng phụ gia kể cả thạch cao không quá 40% trong đó phụ gia đầy không quá 20%). Chất lượng xi măng Pooclăng hỗn hợp được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6260 : 1997-dùng cho cấu kiện ở môi trường ẩm ướt
muadem116
DanielEi ok Nhất trí quan điểm
DanielEi
muadem116 Cần xem lại phần tô đỏ - PCB có cường độ và độ bền cao hơn PC? - Mùa đông tăng phụ gia siêu dẻo?
muadem116
AnthonyGape [QUOTE=nguyenleminh74;285997]Sản phẩm truyền thống của Bút Sơn là PCB30 và PC40 theo ngu ý của tôi thì cường độ của nhà này không được cao lắm vì nếu cao thì ông ấy đã sản xuất PCB40 ngay từ đầu ( theo tôi các hạt khoáng cho vào xi măng chẳng qua là chất độn chỉ làm giảm cường độ đi chứ không thể nào làm tăng cường độ lên được - cái này là suy nghĩ của tôi, không phải là kết luận). Vì vậy cường độ của PCB40 Bút Sơn chắc là chỉ vừa đạt yêu cầu chứ không có dư được. Việc thêm chủng loại xi măng PCB40 của Bút Sơn nói riêng và các nhà máy khác nói chung là do chiến lược kinh doanh của họ, nhu cầu thì trường, khoanh vùng từng sản phẩm cho từng thị trường do Tổng cty xi măng chỉ đạo Việc cường độ PCB40 cao hay thấp phụ thuộc vào: - Sử dụng hàm lượng phụ gia nhiều hay ít - Độ mịn như nào - Cường độ clinker (hàm lượng C3S, C2S) - Có sử dụng phụ gia trợ nghiền hay không
AnthonyGape
xac suat Trong tiêu chuẩn không quy định dùng xi măng nào cho môi trường nào. PCB40 dùng được ở cả môi trường khô và ẩm. Ở môi trường ẩm như gia cố nền đất yếu bằng cọc xi măng đất thì nên dùng PCB40 hơn vì nó có độ mịn lớn hơn PC40, dễ thủy hóa hơn trong môi trường đất-nước-tạp chất. Nếu dùng PC40 (giá đắt hơn khoảng 200k/tấn) thì sẽ có 1 lượng lớn xi măng không được thủy hóa dẫn đến công trình không đảm bảo
xac suat
mucangchai
Tôi chỉ có ý kiến nhỏ: - Phụ gia Bifi có vẻ ít quen thuộc, nên thận trọng - Luơng nước đến 187 lít thì cao đấy
mucangchai

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       Cách tính toán toán dao động tự do cầu dây văng trên Midas    (có 17 câu trả lời)
       Midas cầu dây văng?    (có 11 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ hỏi về Dầm DƯL căng trước và căng sau    (có 6 câu trả lời)
       Cắt khấc dầm super T?    (có 19 câu trả lời)
       Các tải trọng đặc biệt    (có 5 câu trả lời)
       Tiếng kêu lạ trên cầu vượt bằng thép    (có 11 câu trả lời)
       Cần sự giúp đỡ về tính ổn định của cầu    (có 11 câu trả lời)
       tính toán khả năng chịu lực cầu tre    (có 7 câu trả lời)
       So sánh các phương án cầu?    (có 17 câu trả lời)
       Sử dụng bê tông cường độ cao trong xây dựng cầu!    (có 6 câu trả lời)
       Tường chắn đất có cốt - Mechanically stabilized earth walls (MSE)    (có 10 câu trả lời)
       Cách tính toán toán xoắn của cầu dầm hộp thép liên hợp    (có 6 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi ĐCNL Cầu Dây Văng?    (có 6 câu trả lời)
       So sánh 2 phương án cầu dây văng không có nhịp dẫn và cầu dây văng có nhịp dẫn    (có 7 câu trả lời)
       Phần mềm cho kỹ sư cầu đường    (có 5 câu trả lời)
       Cầu cạn vành đai 3?    (có 5 câu trả lời)
       tính toán thanh chống khi thi công ván khuôn đáy bệ móng trụ cầu    (có 6 câu trả lời)
       Cách tính toán toán cầu dầm bản rổng    (có 9 câu trả lời)
       Cầu bê tông cốt thép?    (có 8 câu trả lời)
       Trình bày một số phương pháp thi công cầu bê tông cốt thép nhịp lớn!    (có 29 câu trả lời)
       Cách tính toán cọc KN theo AASHTO LRFD 2007    (có 7 câu trả lời)
       Gối cầu của cầu dầm thép?    (có 9 câu trả lời)
       Đà giáo - trụ tạm?    (có 11 câu trả lời)
       Bản bê tông trên bản mặt cầu    (có 6 câu trả lời)
       Phần mềm Midas 2011    (có 21 câu trả lời)
       Cầu giàn thép Warren    (có 5 câu trả lời)
       Khe co giãn ray?    (có 25 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi tĩnh không thông thuyền    (có 6 câu trả lời)
       Cho hỏi cách TK bản mặt cầu?    (có 12 câu trả lời)
       Cột tròn chịu nén lệch tâm.    (có 12 câu trả lời)
       Tài liệu cầu Hàm Rồng?    (có 9 câu trả lời)
       Mọi người làm ơn cho hỏi trình tự thi công chân khay ạ!    (có 5 câu trả lời)
       Việc phân chia các đốt đúc của dầm Đúc hẫng.    (có 7 câu trả lời)
       Khống chế cao độ bản mặt cầu ?    (có 5 câu trả lời)
       Tài liệu thiết kế về dầm bản lỗ kiểu rỗng?    (có 22 câu trả lời)
       Chiều dài căng cáp 2 đầu cho kết cấu    (có 18 câu trả lời)
       Tài liệu về cầu bính?    (có 23 câu trả lời)
       Cầu vượt Nút Giao thông Cầu Giấy    (có 6 câu trả lời)
       Bảng tính dầm Super T sd bê tông cường độ cao!    (có 5 câu trả lời)
       Nứt bề mặt (mặt trên xà mũ trụ)    (có 6 câu trả lời)
       Mô hình tháp xiên trong RM?    (có 12 câu trả lời)
       Cầu dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép    (có 10 câu trả lời)
       Kiểm định cầu cũ    (có 14 câu trả lời)
       Đất đắp sau mố cầu?    (có 20 câu trả lời)
       Cách tính toán Momen quán tính?    (có 52 câu trả lời)
       Tài liệu biện pháp tổ chức thi công trụ cầu?    (có 13 câu trả lời)
       Lập dự án xây dựng cầu bê tông cốt thép giản đơn    (có 8 câu trả lời)
       Hệ số phân bố ngang cầu bản mố nhẹ đúc liền khối    (có 8 câu trả lời)
       Bố trí cọc vuông cho mố cầu chéo    (có 8 câu trả lời)
       Cầu đúc hẫng ?    (có 29 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top