Sử dụng SAFE v12 tính Móng cọc khoan nhồi và Barrette? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Sử dụng SAFE v12 tính Móng cọc khoan nhồi và Barrette?
Chào các bác trên diễn đàn!
Bác nào có tài liệu hướng dẫn cụ thể cách sử dụng Safe v12 để tính toán móng cọc khoan nhồi và barrette thì có thể share cho tôi với!
Thanks to all!
Có 40 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
Sao không thấy bác nào vô giúp tôi cái! >
Huhu tôi sắp toi rồi các à, cứu vớt tôi với!
Thanks to all! >>>
|
Williamon |
|
|
Trời ơi, sao lại dùng SAFE để đi tính cọc khoan nhồi và cọc barret.
1. Để tính sức chịu tải của cọc khoan nhồi hay cọc barret theo vật liệu (cấu kiện nén uốn), ta cần có mô hình đàn hồi phi tuyến của sự làm việc chung giữa cọc và đất nền xung quanh. Hợp lý hơn cả và ko có gì bằng là dung FB-Pier
2. Để tính sức chịu tải theo đất nền dùng excel là đủ, nhưng nếu vân thích dùng phần mềm thì có thể dùng FB-Deep.
3. Safe dùng để tính sàn dự ứng lực hoặc cùng lắm là cái sàn tầng hầm trên nền đàn hồi thui vì tuy có thể có lò xo nhưng lò xo ấy ko thích hợp mô hình hóa môi trường đất.
|
controlledpills |
|
|
thực ra thì safe 12 để tính toán kết cấu đài móng và phản lực đầu cọc thôi . Không thể tính toán SCT hay những vẫn đề phân tích nền đất như lún ---
@viet: mục phân tích móng từ safe tôi đã có post rất kỹ . TÌm đọc .
Quan trọng thí nghiệm nén thử tĩnh để tìm ra Kcoc . Còn đồ án thì dùng pp Vòng lặp thử dần để tính gần đúng . Quan trong là tổng phản lực đầu cọc phải cân bằng với tải trọng xuống móng .
|
ArthurGip |
|
|
Chú minh e hỏi thông thường Kcoc ng ta lấy 8-10mm?Có tin cậy không và nhờ chú nói giải thích dùm pp vòng a. Tôi cảm ơn nhiều ạ, ah cũng chúc mừng chú đc thả, thật ra ngoài đất kết cấu là chú không còn đất dụng võ đâu ạ.
Cọc thì plaxis và Geo5 tính toán dc lún và biến dạng cọc trong đất, cái này geo5 làm dc, plaxis thì nghe nói fong fanh là plaxis 3D làm rất tốt công việc này.
|
trangyu lan |
|
|
vấn đề được thả hay vẫn bị baned thì diễn đàn vẫn hoạt động . và tôi vẫn hoạt động . Đất dụng võ thì không chỉ diễn đàn và ở ngoài XH cũng không thiếu . Quan trọng cái đầu có đủ đáp ứng cho công việc hay không ? Chú đang nằm ở 1 góc nào đó thì có thể chỉ thấy 1 góc đó thôi .
Vấn đề Kcoc và vòng lặp thì chú cần phải biết trước khi hiểu GEO5 hay plaxis . Chú nói ra được 2 phần mềm này ứng dụng thế nào thì chuyện Kcoc và vòng lặp không là gì đổi với chú .
kcoc thường lấy 8->10 mm là ngu suẩn và duy ý chí . Hãy thực tế lên đi
|
StevenKl |
|
|
|
Nếu có thời gian,mong bác Minh hãy làm 1 ví dụ thật cụ thể cho anh tôi học hỏi thêm.Cảm ơn bác nhiều!!!!Năm mới chúc bác mạnh khoẻ và công tác tốt!
|
noithatchangson |
|
|
rất tiết là tôi hơi bận nên cũng không thể cho 1 ví dụ cụ thể .
Thực tế về Kcoc thì người ta thí nghiệm nén tĩnh tại hiện trường và áp đặt cho tất cả các cọc với hệ số Kcoc cho toàn bộ cọc đại trà . Nó thì gần đúng hay càng đúng nếu địa chất mọi nơi trên khu xây dựng là như nhau .
Còn đồ án thì bạn cứ vòng lặp đến khi nào tìm Kcoc hợp lý cho ra độ lún tương ứng với phản lực đầu cọc . Tìm đọc tài liệu thêm sẽ rõ . Tôi không nói cụ thể ở đây vì rất nhiều thứ liên quan .
Nhưng việc phân tích SCT của cọc thì áp dụng theo TCVN chỉ có excel sẽ làm nhanh chóng . Thường cuối cùng SCT của cọc đánh giá chủ yếu qua thí nghiệm nén thử tĩnh .
|
williamcuong |
|
|
@ksminh: Đương nhiên trên dd tôi chỉ nói khía cạnh của nó thôi. Chú minh có nhầm giữa Kcoc và (plaxis, Geo5) hay không. bài toán kcoc thực tế đem thử mới biết nhưng vẫn có công thức tính nó. Tôi cũng đang tự hỏi Kcoc đem vào plaxis với Geo 5? một sáng tạo chăng?
|
Alvarogime |
|
|
Thanks anh Minh!
Ở đây tôi chỉ muốn dùng thằng Safe này để tính kết cấu đài cọc như anh nói đó nên tôi mới hỏi thôi.
Nếu dùng thằng Safe này để tính kết cấu đài cọc thôi thì không biết làm sao mà hả các bác, các ac? Giúp tôi với!
Thanks to all! >
|
dacbiet |
|
|
@mackiemsau:bạn đọc kỹ bài rồi post . Tôi không nói nhiều . Kcoc cũng có thể tìm trong plaxis .
|
williamcuong |
|
|
ủa . Sắp nộp bài rồi còn hỏi cái này . 1 Tài liệu nào đó trên diễn đàn đã post cách tính Kcoc từ lý thuyết gần đúng . Thường khai báo Kcoc ban đầu . sau đó lặp đi lặp lại đến khi phản lực đầu cọc ~= SCT và có độ lún gần bằng nhau trong những lần lặp với phản lực đầu cọc ít thay đổi ( cái này kinh nghiệm thôi . Thực tế thì không ai dám công nhận cái này . thí nghiệm là ok nhất).
à quên Kcoc có thể giả thuyết lấy theo kinh nghiệm =0.1->0.2 [s] => Kcoc =Ptk/(0.1~0.2[s])
|
EfrainKl |
|
|
Thanks anh!
Vì tôi muốn tính cài đài cọc dưới lõi thang máy ấy! Nếu là đài cọc dưới cột thì có thể tính tay được rồi! Đài dưới lõi thang mới rắc rối chứ! >
Các bác giúp tôi với!
Thanks to all! >
|
chongthambamien.vn |
|
|
ủa . Thì giúp rồi còn hỏi gì nữa . Chuyện tính đài thì safe nó cho nội lực trong đài rồi tính thép . Quá dễ
|
Enriquecem |
|
|
Nếu làm đồ án . Có thể tính tay đài móng bằng cách Cắt từng dãy 1 mét tính như dầm liên tục với các gối là các vách hay thành lõi thang . Nếu nội lực của các vách đơn ( lực dọc) thì phải chú ý hiệu chỉnh mô men . Nhưng với đồ án thì không cần thiết .
|
kiwisoda |
|
|
@viet2010: Lý thuyết tính toán có nhiều, nhiều khi lại hay mâu thuẫn quan trọng ta bảo vệ được thôi. Kcoc một số sách nước ngoài(astm) lẫn trong nước có nói đến( lê anh hoàng- nền và móng), cách làm giống như móng băng, còn cái này là móng bè trên nền cọc (pile raft foundation, mà cái này sách ngoài tìm rất khó, tiếng việt càng không) :d.
|
nguyentrungata |
|
|
Khi đã có lực chân cột và nội lực đầu cọc thì lấy giấy nháp ra, tính đài theo mô hình chống-giằng, dùng safe để làm j. Mà dùng safe còn sai ý chứ. Đài cọc là cấu kiện dầm cao (deep beam), ko thể coi nó là một bản (slab) rồi dùng ứng xử dầm thông thường để tính được.
|
RobertDum |
|
|
Mà sao lại phải mất công tính tay gần đúng Kcoc nhỉ. Mô hình cả hệ cọc làm việc chung với đất nền ra, đặt lực đơn vị lên hệ móng ấy, đo chuyển vị là có Kcoc ngay. Vừa chính xác, vừa hợp thời trang.
|
kukuca |
|
|
Khà khà, anh Hiệp cũng biết đến cái thằng Strut-and-Tie Modals này nữa à.
Vấn đề của tôi gặp phải là đài cọc dưới lõi thang máy, trên đó có rất nhiều vách tùm lum. Nếu đài dưới cột thì có thể dùng STM được, đằng này dưới nhiều vách thì dùng STM sao tính nổi hả anh! >
Thanks anh nhiều! >>>
|
kiwisoda |
|
|
@nqhepxd: sai rồi . Khi xem nó là deep beam ( theo ACI) thì phải coi nó là tuyệt đối cứng . Thực tế là đài mềm và phải phân tích như 1 slabs có kể đến ảnh hưởng độ cứng ( thinness ) Nếu có thể dùng sap để dựng phần tử SOLID thì chính xác hơn . Nhưng phân tích ứng suất rất dễ bị nhầm lẫn.
|
PrikoliSsSSdda |
|
|
@Nghepxd: Cái này bên plaxis chú lạc đề rùi chăng :d , mà nghe chú nói vậy thật hấp dẫn tôi sẽ thử. CHú minh nói đúng rồi nếu đài móng dưới móng cọc xem tuyệt đối cứng còn móng bè thì coi là móng mềm. Mà tôi có nhớ công thức thằng AStm: Kcoc=N/s,N: lực nén đầu cọc, S: lún cọc.
Mà theo kinh nghiệm của e thì lấy Kcoc=N/(8-10mm), gần đúng với tính toán lý thuyết.
|
EduardoMn |
|
|
@ksminh: Sai rôi. Chả có cái khái niệm nào bảo deep beam thì phải là tuyệt đối cứng cả. Một cấu kiện bê tông ứng xử theo hai vùng. Bê tông vùng D (discontinuous) là vùng cách lực tập trung một khoảng bằng 2 lần chiều cao cấu kiện. Trong vùng này, phải thiết kế theo mô hình chống giằng. Bê tông vùng B (bernully region) là vùng ngoài vùng D, ở vùng này tính như slab được. Nhưng tôi chả thấy cái đài cọc nào dài ngoẵng ra để đủ vùng B cho bạn tính như bản cả, thông thường đài là những cấu kiện ngắn và cao. Do đó phải tính theo strut-and-tie mới là đúng ứng xử của bê tông nhất. Việc dùng phần tử khối là một công đoạn quan trọng trong việc xây dựng mô hình chống giằng một cách chính xác. Tuy nhiên với cấu kiện đơn giản như đài cọc thì nhìn cũng mô hình được chống giằng rồi, khỏi cần mất công mô hình.
|
Arshes |
|
|
he he . Nói chung là bác chưa hiểu cái mô hình tính theo Dàn Ảo . hãy đọc kỹ lý thuyết về nó nhé rồi bàn tiếp .
Đây là đài móng . Không phải là dầm .
dàn ảo phân tích và cho ra sơ đồ dàn ảo khi có thể phán đoán vết nức khi lực tác dụng . Điều kiện deep beam không phải lúc nào cũng áp dụng cho đài được bác ợ . Khi áp dụng được thì đài nó làm việc gần như tuyệt đối cứng . Thực tế bác áp dụng dàn ảo cho đài móng lõi thì tôi nghĩ là bác là Tề Thiên rồi >
|
dutrieu |
|
|
@mackiemsau: Cái lún 8-10mm đấy phải đưa vào trường hợp tải trọng lún gối để tính chứ. Chú có đảm bảo là cọc nhồi của chú cả mấy chục cái ứng xử như nhau, ấn cho nó 1 cái, nó lún 8-10mm, nhả ra, nó nhảy tưng lên như cái lò xo ko mà lại dùng độ lún ấy để tính độ cứng lò xo đứng. Hơn nữa N=100T cũng lun 8-10mm, N=500T cũng lún 8-10mm à. Xem xét nhé!
|
Freddievaw |
|
|
@nghepxd: tính toán lý thuyết vẫn hoàn toàn mang tính lý thuyết, có lẽ nếu chính xác chất cả bọn vào fem là oke nhất.
|
MrAn12345 |
|
|
xin lỗi nhé . có lẽ hơi ngu vì nghĩ hoài chẳng hiểu thuật ngữ "lún gối " nghĩa là gì , chưa nghe bao giờ . mong Bác giải thích giúp ?
|
profilmuoibon14 |
|
|
@ksminh: Sách gốc đấy nhé. ko lại bảo tôi hay lý luận
|
Enriquecem |
|
|
bác không hiểu ah ?? lý thuyết dàn ảo là nói chung . Áp dụng phải biết mục đích của nó . Không phải post mấy cái hình đó để chứng minh điều tôi nói là OK . Hãy chứng minh bằng trí tuệ và dẫn chứng tài liệu nói về tính đài móng Lõi thang máy bằng Deep beam đi !
|
StephenDAK |
|
|
Thôi các bác đừng tranh cải lún, Kcoc, deep beam hay STM nữa! Các bác bỏ tý thời gian giúp tôi đi nè! >
Em import file từ ETABS sang tại tầng BASE vào SAFE! Bây giờ chúng ta mô hình cái đài, cọc dưới đài như thế nào cho đúng hả các bác, lấy nội lực tính thép trong đài như thế nào cho đúng vậy các bác!
Sao trong SAFE v12 không có Column Support nhỉ, mà trong v8 thì lại có hay là nó nằm ở đâu tìm chưa ra nhỉ? Bây giở làm sao hả các bác!
Thanks to all!
|
thanhtinh |
|
|
Cuốn sách này "họ tên" đầy đủ của nó là gì vậy anh Hiệp? Nếu anh có file hoặc link down thì share cho tôi với!
Thanks anh nhiều!
|
dacbiet |
|
|
@ksminh: tiếp nhé, xem ảnh đi đã,giải thích lún gối sau
|
dolkihote |
|
|
vậy anh ksminh thường tính cách như thế nào, có thể chỉ giáo cho bọn tôi biết được ko ạ
|
MattieHek |
|
|
@ksminh: từ từ để người ta post nốt đã nào. Giải thích trí tuệ bác ko nghe thì phải tôi họa chứ sao
|
ao anh xa |
|
|
làm theo deep beam đi cho nó oách . hê hê
|
Enriquecem |
|
|
Không biết v8, hồi sài trực tiếp V12 . Coi cái mong cọc là cái gối lò xo gán độ cứng với chiều dày cái đài móng, rồi chọn chiều rộng dải càng nhỏ càng chính xác(tính càng mệt). Rồi Run, có nội lực là ra thép.
|
Robertgomo |
|
|
bác không hiểu mấy cái hình bác post hả . 1 ví dụ phức tạp là lõi thang máy . Bác tự vẽ cho đúng cái tháp giằng đi chứ . Đừng lấy đài tuyệt đối cứng ra mà nói đài mềm
|
Enriquecem |
|
|
@ksminh: Còn 1 hình nữa hay lắm nhưng lâu ngày ko đụng tới, quên mất để ở đâu rùi. Bi giờ là trí tuệ này.
1. Theo Appendix A của ACI-318/02, cấu kiện bê ông ứng xử theo hai vùng rõ ràng B và D như đã giải thích. Một cách tổng quát, Deep Beam chỉ là một trường hợp riêng hay một cái tên riêng của bê tông vùng D. Nôm na là, cứ có lực tập trung thì xung quanh nó một khoảng 2H phải tính theo chống giằng.
2. Việc áp dụng mô hình chống giằng là tuơng đối mới, đài cọc cũng vậy. Chỉ đến những năm gần đây, khi các nghiên cứu được tiến hành bởi ACI - cụ thể là nghiên cứu số 93-S41 được tiến hành bởi 2 kỹ sư Perry Adebar và Luke Zhou - đã cho thấy rằng, giữa cách tính slab và cách tính strut-and-tie thì quả đúng là đài cọc cư xử theo strut-and-tie và cách tính cũ có phần unconservative. Do đó ACI đã kiến nghị tính đài cọc theo strut-and-tie (tất nhiên là nếu nó có vùng D bao trùm tương đối to). Bạn minh đúng ở chỗ, áp dụng mô hình chống giằng đòi hỏi kinh nghiệm, chính vì vậy ACI ko viết vào tiêu chuẩn ngay là chỉ đích danh thằng đài cọc tính theo strut-and-tie mà đã tiến hành các nghiên cứu rất cẩn thận.
Tôi sẽ cố tìm thêm cái ảnh kia
|
RobbertooWig |
|