Phân phối nội lực dầm - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Phân phối nội lực dầm
Ai thường xuyên thiết kế nhà cao tầng thì sẽ thấy một số dầm có nội lực tại gối rất lớn , điều này sẽ dẫn đến khó khăn cho việc bố trí thép cũng như ảnh hưởng đến thi công . Có thể xử lý việc này bằng cách phân phối lại moment cho dầm ấy . Nhưng ko phải lúc nào cũng phân phối được , muốn phân phối thế nào là phân phối ^^ Mọi người cho ý kiến thảo luận cho vui .
Có 36 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết:
|
|
|
phương pháp phân phối thế nào bác //cho phép võng hay nứt ah
|
ngoctrinh |
|
|
Cái đó còn tùy thuộc vào bạn tính theo sơ đồ nào nữa chứ. Còn nếu sử dụng bằng các chương trình máy tính thì nó đã tự phân phối theo độ cứng của từng phần tử cấu tạo nên khung nhà rồi. thông thường nếu sử dụng theo sơ đồ biến dạng dẻo sự phân phối mômen thể hiện rỏ hơn tuy là có mệt hơn sơ đồ đàn hồi 1 ít. he he
|
ngoduong89 |
|
|
Chương trình máy tính nó thông minh thế sao ?
|
levantrai |
|
|
Hì hì, tôi chỉ nhớ phân phối mômen theo phương pháp Kani-Cross thui, chắc phải đọc lại cái cơ kết cấu 2 mới nhớ rõ cách làm bằng tay nầy.hì hì hà hà.>>>>>>>>>
"Ca này thì xin bỏ quần chạy lấy người", hì hì hà hà.
Mong cao thủ chỉ giáo cho thiên hạ bít với
|
profilmuoibay17 |
|
|
cái này thì e po tay, a Hiệp chỉ giáo thêm tý cho đàn e với. hay a có tài liệu j nói về cái náy ko? xin đa tạ!!!
|
EduardoMn |
|
|
Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ |
Luckyman
|
|
|
Tôi hay thấy các dầm như Hiệp nói là các dầm liên kết với vách, mômen âm nhiều lúc cực kì lớn. Tôi hay giải phóng liên kết của dầm vào vách chuyển thành khớp, ko biết như thế có ổn ko các bác?
|
Alewohabee |
|
|
Kani-Cross đúng là phương pháp phân phối moment , nhưng mà dùng để tính toán nội lực trong hệ siêu tĩnh (thay vì dùng phương pháp lực , chuyển vị ...) chớ hok phải phân phối nội lực trong trường hợp này >
|
Arthumters |
|
|
Không phải thì................................... "làm như Lào"? hử bác nhở.
Chỉ giáo chỉ giáo?????>>>>>>>>>>
|
traiyo1 |
|
|
Nếu giải phóng liên kết thì momen âm chỗ dầm liên kết với vách sẽ giảm. nội lực này sẽ phân phối xuống bụng và trên toàn dầm. Liên kết đó sẽ có kiểu nửa khớp nửa ngàm phải ko ạ >>>
|
MichaelKet |
|
|
Cách này tôi đã áp dụng cho 2 công trình . Không chỉ dầm nhà mà cả dầm móng . Cách làm đơn giản , gọn nhẹ . Nhưng phải chấp nhận hiện tượng nứt tại vị trí bỏ cốt thép.
Vấn đề này áp dụng rất nhiều cho cấu kiện và các công trình thép . Thay liên kết hàn bằng liên kết bu lông hay ngược lại . Nhưng đối với công trình bê tông cốt thép toàn khối áp dụng rất khó khăn . Chủ yếu là áp dụngc ho các công trình bê tông dạng lắp ghép hay công trình kết cấu có dạng liên hợp .
Có những cái áp dụng rất nhiều nhưng nhiều khi ít hoặc không quan tâm như :
Cột bê tông , bên tren vì kèo thép .
Panen sàn lắp ghép
Cột các công trình khung thép tiền chế.
Các liên kết tại các trụ cầu ( gối hoặc trượt )
....................................
|
muadem116 |
|
|
Trong SAP hay ETAB thì bỏ một phần liên kết đi là được mà .
|
Winmordbet |
|
|
ối dồi ôi !! mấy bác thảo luận làm tôi choáng .
vài quan niệm như sau ai thích làm theo thì làm sập ráng chịu hehe :
+ khi phân tích tính toán . Vách cứng chịu 100% tải trọng ngang . Lúc này chuyển vị ngang của vách gần như rất bé . Lúc đó dầm liên kết vào vách thường cho mômen nhỏ . Nhưng nếu khống chế biến dạng dọc trục của vách thì mô men tại gối của dầm liên kết vào vách không lớn .
+ Khi xem khung tổ hợp dầm , sàn cột và vách ( KIỂu thiết kế VN hay dùng) thì mô men tại gối cho các dầm liên kết vào vách lớn sẽ cho trị giá cực lớn và thường hàm lượng thép khu vực này rất dữ dội . Vấn đề để phản ánh thực tế hơn phải giải 2 bài toán . Bài toán kết cấu chịu tải đứng là cắt 1 dầm sàn 1 tầng ra giải để biết mômen tại gối và bụng của dầm không ảnh hưởng biến dạng dọc trục cũng như tải ngang . Kết hợp tổ hợp nội lực với kết cấu khi chịu chỉ riêng tải ngang . Bạn sẽ có biểu đồ mô men cho dầm khá hợp lý . Nhưng rất mất công và thường không nên làm thế vì biến dạng dọc trục trong ETABS thường lớn sai với thực tế . Nhưng theo tôi thì sai thì kệ nó . Có bao nhiêu mô men bố trí hết .
THực tế nếu cho ra mô men tại gối là a bạn có thể bớt còn lại là a < a thì nó cũng không bao giờ nứt . QUan trong bớt bao nhiêu là vừa thì phải phân tích . Bạn thử cho 1 cái vách 200x2000 liên kết với dầm và tiếp theo là 1 cái vách liên kết vào nữa là 500x7000 thì biến dạng dọc trục của vách lớn sẽ ít hơn biến dạng dọc trục của vách nhỏ ( biến dạng tương đối ) => dầm lúc này làm việc giống như kiểu là giằng móng bị 2 móng lún lệch . CHỉ cần biến dạng lệch nhau có chút xíu thì mô men ở gối lên dữ dội . Cách khắc phục đã nói ở trên .
Trong thực tế khi thi công cột xong rồi đến dầm . Giả thuyết móng không lún lệch thì chuyển vị dọc trục các cột vách là nhỏ và nếu có chuyển vị thì nó đã chuyển vị xòng rồi mới thi công dầm . Và 1 điều nữa mác bê tông 400 kgf/cm 2 là rất lớn . TRong khi tính toán bạn chỉ tính tới con số 170 kgf/cm 2 mà thôi . THực tế thì để nó nén tới 400 thì rất không thể chưa kể đến thép => Biến dạng dọc trục là không lớn . Trong khi ETABS nó không hiểu như thế mà nó tính toán đàn hồi kết cấu phân tích theo FEM thì chuyển vị nó cho ra rất lớn .
|
michaelyork |
|
|
Etab bó tay thì bác Hiệp chuyển qua ANSYS đi, đảm bảo giải đáp được tất cả các thắc mắc của bác. Học trong trường lớp với lại tài liệu việt nam, toàn là giả thiết. Sao cho no de tinh nhất chứ có chính xác đâu. Còn " thiếu " và " thừa " nhiều lắm.
|
Winmordbet |
|
|
đơn giản là 1 tổ hợp phương trình ma trận điên loạn . Vì thế đọc bài phải ngẩm nghĩ 1 chút . Tính a phải dựa vào phần mềm . Có thể etabs hay sáp . Dùng analysis chỉ mang tính nguyên cứu chẳng ứng dụng thực tiến thông thường khi đại đa số thiết kế dự án nhà cao tầng là ETABS
|
nguyentrungata |
|
|
Cái này tôi vừa gặp và làm năm trước. Tôi gặp dầm dài cỡ 10m mà hoạt tải lớn (phòng đọc sinh viên) nên moment ở gối dầm lớn. Xử lý như sau:
Đầu dầm là nút có quy tụ đầu cột. Theo CHKC, với hệ siêu tĩnh vì moment tại nút phân bố theo độ cứng các cấu kiện quy tụ vào nút nên nếu thay đổi độ cứng của cột thì moment tại đầu cột thay đổi theo. Nhờ vậy mà moment tại đầu dầm là điều chỉnh được bằng cách thay đổi tiết diện cột.
|
Philipboxy |
|
|
cách xử lý không hay chút nào .:
+ Kiến trúc nó đánh thằng kết cấu liền nếu như cái gì cũng bắt tăng tiết diện .
+ Tăng tiết diện cột ( vách) thì mô men dầm tại nút nó cũng bự lên thôi .
|
tontai |
|
|
Để phân phối lại momen cho dầm thì tăng kích thước cột, ttawng độ liên kết cho kết cấu , còn theo đúng nguyên lí tính toán thì hiện tượng phân phối lại mô men luôn tồn tại trong kết cấu trong qua trình sử dụng
|
53caugiay |
|
|
câu trả lời này giống như kiểu " ăn nhiều kẹo sẽ xún răng , để hạn chế xún răng thì đừng ăn kẹo " để hạn chế mô men thì đừng làm dầm
|
trannguyen1602 |
|
|
đơn giản là hiểu kết cấu thực tế làm việc thế nào và hãy tìm cách tính nó dựa vào phân tích bằng cái đầu của bạn . Những gì tôi nói ở trên thực ra là cách tôi đã làm . Nhưng tôi không yên tâm nên đã kết hợp 2 pp để quyết định . Thép nhiều nhưng không đến nỗi quá nhiều mà suy nghĩ cho mệt>
|
Robertplus |
|
|
đúng ???? đúng chổ nào . Bạn nói tăng liên kết lên là ok àh . Liên kết là dầm ngàm vào cột là hết tay rồi còn tăng lên kiểu gì nữa .
|
noithatchangson |
|
|
Ta vẫn làm dầm nhưng kết cấu lúc này cột sẽ to hơn, làm cho nút khung cứng hơn anh bạn trẻ ạh
|
SpencerJalf |
|
|
Hay hay dở về kiến trúc thì không nói. Ở đây ta đang bàn cách để giảm moment tại đầu dầm thôi. Cách của tôi là có hiệu quả về kết cấu. Bạn xem hình ảnh dưới đây thử:
Dễ dàng nhận thấy moment tại đầu dầm đã giảm gần hết khi mà giảm tiết diện cột từ 500 xuống 200.
|
profillinkmuoihai12 |
|
|
HÌnh ảnh của bác không phản ánh lên điều gì cho dự án cao tầng . Khi cột của bác to so với dầm . THì cột khó bị uốn . Tất yếu mô men tại gối của dầm sẽ tăng lên vì nút giao có góc xoai ít hơn thi hiễn nhiên rồi . Bác thử lấy cái vách to vật vả kết hợp dầm và 1 cái cột thử xem . Tăng kích thước cột lên dữ dội sẽ cho mô men tại vách khá lớn tại cột khá bé .
Mà hình như cái ví dụ của bác ngược với lời bác nói rồi . BÁc giảm kích thước cột thì KT nó khoái nữa chứ .
|
tontai |
|
|
Bạn ạ, tôi không có chữ nào nói về nhà cao tầng cả. Tôi chỉ đưa ra một cách để giảm moment đầu dầm thôi. Tất nhiên đôi khi tôi cũng nhầm lẫn chút ít chứ. Nhưng bạn thử đọc lại comment của tôi xem.
|
arthomeviet |
|
|
ấy chết . Tôi đâu nói a là không có cơ sở tính mà bác chử đủ hiểu thế nào để tính nó thôi . Bác đọc kỹ bài của tôi từ đầu rồi trao đổi . Tôi không có time để chỉ ra chi tiết không biết làm sao mà . Ngẫm nghĩ và đọc cho kỹ sẽ có a đấy . a là tính toán tách tầng kết hợp cộng tác dụng của tải đứng và tải ngang . a là kết hợp 1 lèo . a < a là tất yếu vì không ảnh hưởng biến dạng dọc trục của cột vách . Bác chú ý từ " biến dạng dọc trục " để mà tìm a và a>
|
BrandonMr |
|
|
"thay đổi nội dung bởi: tuanlt, cách đây 9 phút lúc 03:07 PM" sao mà sửa lẹ quá vậy bác .
Nói chung cái quan trọng của topic này là làm sao giảm mô men khi dầm liên kết vào vách cứng thường cho mô men tại dầm ( gối ) là bự như cái trống> cái vd của bác chẳng toát lên được điều gì . Nhở may thằng nào nó áp dụng về nó giảm vách hết biến thành cột và bé tí mõng lét gió nó quật 1 phát nhà bay như tàu bay giấy thì chít>
|
Winmordbet |
|
|
Nhầm thì sửa có sao đâu bạn. Sửa được càng nhanh thì càng tốt chứ sao. Quan trọng nhất là cuối cùng thì nó vẫn đúng và đủ sức thuyết phục cho luận điểm của tôi.
P/S: Mà bạn cứ nhắm vào sơ hở của tôi làm gì cho mệt, làm tôi cũng mất cả hứng. Tốt nhất bạn nên giải thích cho anh tôi thì tốt hơn.
|
AlbertDOB |
|
|
"ok man" Giải thích thì đã nói rõ rồi . Bác chịu khó liếc lại bài của tôi 1 tý thôi .
CÁi này cách đây 3 năm tôi cứ phải hỏi tại sao mô men tại gối của dầm cắm vào lõi cứng to quá trời . TÌm và mày mò mãi mới té ra là thằng " Biến DẠng Dọc Trục " nó phá đám . DẦm nào dầm nấy cắm vào vách lõi đầu kia là vách bé hơn so với vách nó cắm thì biến thành kiểu console . Thí nghiệm của bác chỉ đúng khi cả 2 cột đều có biến dạng như nhau . Chứ mà 1 bên vách 1 bên cột thì mô men nó tào lao ra phết> Khi nào rãnh tôi sẽ post 1 dự án bị như thế ( khoảng 25 tầng ) lên bà con xem
|
Arshes |
|
|
Bác thử lấy cái vách to vật vả kết hợp dầm và 1 cái cột thử xem . Tăng kích thước cột lên dữ dội sẽ cho mô men tại vách khá lớn tại cột khá bé.
Câu này phải xem lại
|
profillink10 |
|
|
Tôi hiểu ý anh eng-hiep là khi phân tích đàn hồi, dẻo bằng phần mềm tính toán, chúng ta sẽ có 1 moment âm tại gối biên. Trên thực tế, nội lực này đc tính toán với 1 tiết diện không có vết nứt . Tuy nhiên trong thực tế, thì khi moment âm tại gối quá lớn thì phần trên của bê tông sẽ xuất hiện vết nứt làm cho độ cứng EI của dầm tại vị trí này giảm xuống. Khi độ cứng giảm xuốn thì moment tại chỗ này cũng giảm xuống (trong hệ siêu tĩnh, thằng nào càng khỏe thì gánh tải càng lớn, thằng nào yếu thì làm việc ít thôi).
Do đó, trong phân tích kết cấu người ta có thể cho phép giảm moment tại những chỗ này(khoảng 15% ) và sự phân phối lại moment phải đc thực hiện trên toàn bộ dầm (sao cho độ võng moment của nó luôn là pl²/8 nếu dầm chịu tải phân bố p ). Tuy nhiên ko phải trường hợp nào cũng được phép giảm thế này. Sự phân phối này đc chỉ đc thực hiện khi dầm có 1 số độ dẻo nhất định -> Nếu e hiểu ko nhầm thì khoảng cách từ vùng nén đến trục trung hòa càng lớn càng tốt.
|
truongtiengka |
|
|
anh cho tôi hỏi như vậy thì khi 1 coi liên kết dầm- cột là khớp thì ta phải giảm tiết diện cột, nhưng tôi đọc sách tôi thấy chỉ cần đặt thép theo kiểu chéo nhau là dc , như vậy nút đó sẽ bị nứt thì coi dc là khớp.
Em chưa rõ chỗ này lắm ạ
|
Roberter |
|
|
em làm đồ án Tn thầy bảo coi liên kết dầm- vách là khớp như thế có đúng ko ạ, và có phải kiểm tra nứt, võng của dầm không các anh
|
lightzar |
|
|
Thầy nào dạy bạn vớ vẩn vậy?
|
hyutars |
|