Hỏi đáp / Gia cố nền đất
  • Nếu không có thời gian trông coi giám sát thì Xây nhà trọn gói là lựa chọn có vẻ ổn nhất. Công ty nào xây nhà uy tín ở Hải Phòng nhỉ?
PP Vacum trên mặt trăng ??? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng

  PP Vacum trên mặt trăng ???

     Hôm vừa rồi tôi có mua được 200 ha đất trên mặt trăng. Định xây nhà máy cán vàng và đập kim cương làm cát và đá phục vụ xây dựng ở đó nhưng chán nỗi chỗ đó toàn bùn. Nghe nói có phương pháp xử lý nền bằng bấc thấm và hút chân không làm tăng tốc độ lún. Đang định áp dụng. Không biết liệu hiệu quả của nó sẽ như thế nào nhỉ. Hiệu quả của va cum có đạt được 75% đến 80% không. Có chuyên gia nào đánh giá dự báo trước hộ cái được không ??
Có 145 câu trả lời!!
Có thể bạn chưa biết: Phần lớn các shop đều thuê kiến trúc sư thiết kế và thi công shop mỹ phẩm . Không nên mua đồ chắp vá sẽ khiến khách hàng thiếu tin tưởng!!
noithatap Chắc hiệu quả chỉ được zero vì mặt trăng không có không khí dẫn đến việc áp suất khí quyển ở mặt trăng là 0. Do đó việc bơm vacuum ở mặt trăng chẳng có ý nghĩa gì hết vì nó đâu có tạo ra cái áp suất chân không ở môi trường chân không!
noithatap
DonaldMi Không cần xử lý nền ở nơi này! Trọng trường chỉ bằng 1.63m/s2 ~ 16.7%g nên không xử lý nền thì sẽ có sức chịu tải gấp hơn 5 lần so với trái đất. Cứ vô tư đi bác.
DonaldMi
noithatap
Như vậy, liệu có phải bản chất thật của phương pháp hút chân không lại không nằm trong cái việc hút mà lại nằm ở cái áp suất của khí quyển ??? Có lẽ vì như vây nên họ hay áp dụng phương pháp này ở gần biển mà ít thấy áp dụng ở trên núi cao nơi áp suất khí quyển thấp. Không biết có phải vậy không nhỉ.
noithatap
hoibmtose005 Do đó người ta còn gọi phương pháp này là gia tải bằng áp suất khí quyển (atmospheric preloading). Giống như việc bác mua túi đậu chân có rút chân không đấy.
hoibmtose005
ngoctrinh Heheheheee, nhà tôi mà mang bơm, mang vải xuống đáy biển thì ở đó có luôn cả "áp không" và "áp nước", chỉ cần chọc lỗ xuống là các thứ "hỗn mang" nó cứ trào lên, khỏi phải hút các bác à. Cái thứ hỗn mang đó tôi chở ra Dung Quất, bán lỗ thu hồi vốn, heheheheeee.
ngoctrinh
MattieHek Bác nào có biết công ty xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ tại Hải Phòng!? Em sắp xây nhà, cần gấp 1 đơn vị ngon, bổ, rẻ
Luckyman
MattieHek
Trên ấy nên dùng neo để giữ nhà ổn định trên mặt đất, nhà nó bay như diều giấy mỗi khi có gió.
MattieHek
hyutars Bác ơi, mặt trăng được coi như không có khí quyển, vì thế bác chẳng cần quan tâm đến gió. Bác N.C.O còn bùn vì không có không khí để mà hút chận không nữa đấy, hehehehe.
hyutars
sukem13579
Làm gì thì làm, cũng phải xin được giấy phép xây dựng và trình báo cáo đánh giá tác động môi trường đã.
sukem13579
deptrainhatnha Ai nói bác trên mặt trăng không có không khí???
deptrainhatnha
EduardoMn Quá ít xem như không có. Bác có thể tự tìm hiểu lấy nhé
EduardoMn
SpencerJalf Cái đó tôi biết rồi không cần phải tìm hiểu, có ít với không có là 2 từ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau không thể đồng nhất 2 từ này là một được. Bác mở từ điển tiếng việt ra tìm hiểu nhé
SpencerJalf
test1212 Nguyễn Thị Bó Tay, chắc bác này đi làm software hay chuyên vì những chuyện lý tưởng mà không làm ở những ngành kỹ thuật, luôn cần những tiên đề và những giả thuyết và ngành xây dựng là một ngành trong số đó.
test1212
trangyu lan Đúng là hai từ này, có ít với không có là hoàn toàn khác nhau mà chẳng cần mở từ điển ra để tra cứu lại làm gì. Tuy nhiên sự tác động của hai cái này nhiều khi lại giống nhau. Ví dụ đi mua một cái ô tô mà trong túi lại chỉ có 1 triệu VND thì cũng được coi như không có tiền chỉ đến để ngó. Ở đây, chúng ta đang bàn đến hiệu quả của vacum trên mặt trăng. Ngay ở trên mặt đất nơi mà có rất nhiều không khí vậy mà hiệu quả của vacum còn có lúc phải đáng nghi ngờ huống hồ là trên mặt trăng nơi mà không khí có khi còn hiếm hơn cả vàng và kim cương. Cái việc luôn chính xác là rất tốt nhưng có khi lại dễ bị người khác nhìn với ánh mắt ngài ngại. Ví dụ, bạn mà ra hiện trường xây dựng có mang theo cái thước kẹp trên đó có cái con ốc để giúp đo được đến 1/100 mm dùng để đo kích thước của các khối bê tông móng để làm thủ tục kiểm tra nghiệm thu thì tôi đảm bảo chủ nhiệm công trình sẽ bố trí 2 ông bảo vệ đi theo bạn nhằm giám sát các hành động của bạn để có thể kịp thời ngăn chặn các hành động bất thường mà bạn có thể gây ra tại hiện trường. Bạn nghĩ thế nào với thằng cha mà hễ cứ ai hỏi giờ là lại giơ đồng hồ lên thông báo đầy đủ cả ngày, giờ, phút và giây, thỉnh thoảng hứng lên lại còn bổ sung thêm đến tận phần trăm của giây??
trangyu lan
Freddievaw Theo thiển ý của em, ban đầu bản chất của PP Vaccum Preloading là bơm hút nước và không khí ở trong đất ra ngoài thông qua hệ thống giếng dẫn là PBD để tạo chân không trong lõi bấc. Song song đó, khi nước "tự do" trong lòng bấc cạn dần thì xuất hiện sự chênh lệch áp lực nước lỗ rỗng (âm) từ khu vực tiếp giáp bấc ra khu vực xung quanh, tạo ra hiện tượng thấm cố kết ngang và nước thoát về lõi bấc. Khi đó, nước trong lõi bấc sẽ tiếp tục bị bơm hút cưỡng bức lên trên theo phương thẳng đứng. Nhưng "chân không" trong lõi bấc được tạo ra tối đa đến khoảng độ sâu nào? Chắc trong khoảng 7m - 8m vì các máy bơm hút chân không hiện nay chỉ tạo áp lực bơm hút làm giảm tối đa áp suất trong lòng bơm không vượt quá 100 kPa, nếu giảm đến 100kPa thì sẽ thu được môi trường chân không tuyệt đối??? Điều này là không tưởng vì do bơm được chế tạo cơ khí nên có dung sai nhất định về kích thước piston, có khe "hở" nên cũng chỉ đạt được 70-80% hiệu suất là cao (suy đoán thế ). (Ngoài ra, do không khí cũng có thể lọt qua màng chân không do mối nối, do độ kín của vật liệu màng, do nước lỗ rỗng và nước mao dẫn luôn bị thấm ra bù lại 1 phần thể tích bị hút). Như vậy, môi trường bên trong lòng bấc áp suất môi trường "chân không" không tuyệt đối còn khoảng 20 - 30 kPa. Nên trong khoảng 7-8m, áp lực chân không được tạo ra sẽ cân bằng với trọng lượng bản thân của nước bên dưới nên nước được "giữ" lại nên phía dưới độ sâu trên không thể có chân không trong lòng bấc thấm. Do đó, nếu chiều dày đất yếu lớn hơn 7-8m thì người ta cần phải sử dụng hút chân không kết hợp gia tải truyền thống???? Do đó, bản chất phương pháp hút chân không vẫn là hút và tạo chênh áp lực nước lỗ rỗng ?? Nhờ mọi người cho ý kiến.
Freddievaw
Alegowasea Nếu ở mặt trăng đã có chân không sẵn ở mọi nơi rồi thì có bơm hút được nước không ?? Tại saotacs dụng của việc hút chân không chỉ đạt đến độ sâu khoảng 7 đến 8 m mà không sâu hơn hay nông hơn ?? Trên mặt trăng thì nó đạt đến độ sâu là bao nhiêu. Nếu trả lời được các câu hỏi này thì bản chất của vacum sẽ không phải như bạn đã trình bày. . Và khi bản chất đã không phải là như thế thì rất nhiều suy đoán về tác dụng của phương pháp hút chân không sẽ lòi ra là sai mà nó phải tuân theo bản chất thật của nó cơ. Khi hiểu rõ những cái này thì sẽ chỉ ra rất nhiều tác dụng của phương pháp hút chân không mà các đồng chí Mao đã quảng cáo là bốc phét. Thế mà có rất nhiều người cả tin hoặc thấy rằng tin thì có lợi hơn.
Alegowasea
StephenDAK
Bác NGOC_IBST có thể mô tả sơ sơ về cái máy đó được không? Thưa các bạn, tôi muốn tham gia "chém bừa" một chút nhưng lại không hiểu ngay đầu tiên cái đó là cái gì? Em không biết về vấn đề cắm rồi bơm, nạo, hút gì đó của các bác nên ngu ngơ lắm, mong các bác bổ sung thêm thông tin.
StephenDAK
RobbertooWig Cái màu đỏ: đề nghị bác làm rõ "chân không sẵn có ở mọi nơi" nghĩa là ngay cả trong lòng bùn? nếu đúng thế thì làm gì có nước để hút chân không. Cái màu xanh: tôi đã giải thích sơ sơ ở trên, tôi chỉ hiểu thế chứ để chứng minh công thức thì... chưa biết. Trên mặt trăng, giả sử gia tốc trọng trường trên mặt trăng = 1/10 gia tốc trọng trường trên mặt đất thì chiều sâu tác dụng của bơm chân không (nếu có) gấp 10 lần chiều sâu tương ứng trên mặt đất.. Tôi đoán thế
RobbertooWig
test1212 Cái việc hút nước không chỉ liên quan đến mỗi gia tốc trọng trường mà nó còn liên quan đến áp suất khí quyển. Cái việc nói sẵn có ở mọi nơi không có nghĩa là nó chiếm hết mọi nơi. Cái kiểu này giống như người ta nói Cave ở Sài gòn rất có sẵn, gọi là có ngay không có nghĩa là nó có ở tất cả mọi nơi. Hình như ở Sài gòn vẫn có nước uống.
test1212
Enriquecem À, tôi đoán cái máy đó rồi. Chỉ để hút nước lên và làm cho đất lún xuống gọi là làm chặt đất đấy à. Nếu thế thì rõ ràng, cứ theo áp suất khí quyển mà tính. Chiều cao của cột nước trong máy hút (chênh so với mực nước ngầm) ở trạng thái cân bằng (tối đa) sẽ có áp suất tại mực nước vị trí hút tương đương với áp suất khí quyển. Các bác có máy tốt hơn, công suất khỏe hơn cũng sẽ chẳng làm được gì nhiều hơn vì bị khí quyển quyết định. Nhưng nếu muốn bơm nước cao lên nhiều hơn, thì cũng theo nguyên lý cân bằng áp lực này ta có thể làm theo cách... bơm thêm áp lực xuống dưới đất. Cách này mà ở quê bà con nông dân hay dùng để lấy nước. Nghĩa là, có một bình nén khí và thổi vào trong lòng đất (ở một vùng nào đó, nước theo đó lại chui ngược lên trên. Định luật Becnuli muôn năm!
Enriquecem
Stephenon Tôi thấy đồng chí TNLInh có kiến thức cơ bản tốt hơn khối thằng GSTS Địa kỹ thuật. Lưu ý, ở đây còn có ảnh hưởng của gia tốc trọng trường khi xét đến cái chất lỏng mà ta cần bơm hút. Với g = 9,876543214567 m/s2 của trái đất thì nước hút được là 9,8 m và thủy ngân là 760 mm (theo lý thuyết). Nếu đột nhiên cái gia tốc trọng trường thay đổi chỉ còn bằng 1/10 hiện nay (cầu mong cho nó đừng xảy ra) thì nó sẽ còn phọt lên cao hơn 10 lần. Lúc này tha hồ mà áp dụng PP bơm hút chân không.
Stephenon
thanhtinh Cái màu đỏ: tôi nghĩ nước trong lòng bấc thấm khi bị hút không chịu ảnh hưởng bởi áp suất khí quyển vì rằng nó không trực tiếp tiếp xúc với khí quyển tại vùng đang xét (qua lớp màng, qua bơm). Khi bị hút lên, thì nước chịu tác dụng của áp suất bơm hút chân không thôi ạ. Còn nước mặt thông thường chịu tác dụng áp suất khí quyển là đúng rồi, nó cân bằng bởi sức căng bề mặt của nước.
thanhtinh
Vincentpype Chán. Tôi thấy là không nên nghĩ nữa bởi càng nghĩ thì càng tỏ ra rất nguy hiểm mà nên tìm sách về lý thuyết của PP hut chân không mà đọc.
Vincentpype
AnthonyGape
Bản chất của phương pháp này là tạo ra cái chênh áp suất, chứ có gì là phức tạp ghê gớm nhỉ. 1. Ở trái đất, áp suất không khí là 1bar, do đó khi hút (giống như cái việc làm cho cái túi đậu ấy) thì sẽ đo được rằng cái lực ép vào là 1bar. 2. Ở mặt trăng, moi nơi đều là 0 bar thì hút kiểu gì, để được cái chênh áp suất đó. Trừ khi có thằng VN nào đó nó sáng tác ra cái bơm nào đấy hút được cái áp suất <0 bar thì may ra áp dụng được pp này ở mặt trăng. 3. Bản chất của pp này chẳng phải là hút nước như có bác nào đó nghĩ ở bên trên. Nó chẳng qua là dùng không khí thay vì dùng cát làm công tác gia tải này. Thế mới cần có cái màng (giống cái túi đậu ấy). Việc hút nước chẳng qua là một nhiệm vụ nữa của cái bơm thôi. Mục đích chính là tạo môi trường chân không ở phía dưới cái màng, để có cái vụ chênh áp kia. Việc không đạt 100% là do tính hiệu quả của pp, do rất nhiều nguyên nhân như bấc thấm, kinking, bio-chemical membrance, sandwitch sand layers.... 4. Nếu tạo chân không mà bịt lại không cho nước thoát ra thì có lún được không nhỉ. Giống trường hợp gia tải không cần hệ thống giếng thu nước ấy>
AnthonyGape
noithatap Heheheheee, các bác nói chuyện với nhau thế này, chắc cũng đến lúc bác N.C.O nhảy vào thôi. Theo tôi thì có các vấn đề rạch ròi nhau thế này: 1) Áp lực khí quyển 10T/m2, tương đương với 5m đất đắp (coi 1m=2tấn). 2) Việc hút nước và khí sâu đến 10m, 20m, 40m, 50m hay 1000m là tùy thuộc áp lực bơm (mượn mấy cái bơm của bên dầu khí mà hút cho khỏe, hehehee). 3) Dù nước và khí hút được 10m, 20m, 40m, 50m hay 1000m, thì áp lực gia tải tối đa cũng chỉ tương đương 5m đất đắp. Và với 5m đất đắp thì "công lực" đầm nén của nó cũng sẽ nhỏ dần khi độ sâu tăng dần, khoảng đến mức 20m - 30m (tùy tính chất của lớp đất yếu). Em đang thấy cái một hiện trường đang làm so sánh 2 phương pháp hút chân không, một anh có áp lực đến 9,5T/m2 còn một anh chỉ 5,5T/m2. Hiệu quả là ở chỗ 5m đất và quan trọng hơn là nhờ hút nước và khí bằng bơm, nên thời gian mất nước và khí nhanh hơn việc đổ 5m đất đơn thuần.
noithatap
nongdan Có thể tóm tắt cái nguyên lý của phương pháp này như sau: Người ta cắm các bấc thấm vào lớp bùn sét để thoát nước và phủ một màng mỏng trên bề mặt lớp đất bùn sét đó. Sau đó người ta tiến hành hút hết khí và nước nằm dứoi cái lớp màng mỏng đó. Lúc này áp suất bên trong của nó sẽ giảm xuống còn khoảng 0,2 đến 0,3 at mốt phe làm cho cái anh áp suất khí quyển 1 atmotphe có cơ hội tạo nên như áp lực để đẩy nước từ đất phọt lên đến nơi có áp suất thấp hơn. Cái này gần giống với bơm hút nước. Ở đây có điều cần bàn là nhiều người đã coi cái áp lực hút này là áp lực âm. Có nghĩa là coi cái áp lực của khí quyển là bằng không. Cái này lại quay về cái vấn đề mà tôi đã nhiều lần bàn đến trên diễn đàn này là cái việc coi đâu là điểm không rất quan trọng. Chính cái quan niệm cho lực hút là âm đã gây ra rất nhiều ngộ nhận quái dị dẫn đến nhiều giải thích cũng quái dị luôn mà có lợi nhiều cho cái việc quảng cáo láo cái lợi ích của phương pháp hút chân không này. Có rất nhiều thứ sẵn có ở quanh ta mà nó rất đỗi quen thuộc đến nỗi ta chẳng hiểu quái gì về nó cả. Để có thể hiểu được các cái rất đỗi quen thuộc đó, người ta có một phương pháp thứ 23 trong số 40 phương pháp sáng tạo, đó là thay đổi môi trường của cái đó hoặc làm cho mất nó đi. Cái việc mà tôi đưa cái phương pháp hút chân không lên mặt trăng để xem xét chính là đã áp dụng cái phương thứ 23 này. Nhờ cái việc đưa lên mặt trăng này, nơi mà áp suất khí quyển nơi đó gần bằng không và gia tốc trọng trường chỉ bằng 1/6 với gia tốc tái đất, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn bản chất của phương pháp hút chân không lại chính là do tác động cái áp suất khí quyển và gia tốc trọng trường. Cái việc hút chỉ là làm mất đi cái thế cân bằng của áp suất khí quyển để dẫn đến sự chuyển dich của vật chất từ nơi có thế năng cao về nơi có thế năng thấp hơn mà thôi. Các bạn có thể áp dụng cái phương pháp thứ 23 này cho nhiều thứ quanh ta để có thể hiểu rõ hơn mọi thứ quanh ta. Một trong những cách suy nghĩ sáng tạo để hiểu rõ tác dụng của một cái gì nó ảnh hưởng đến mức như thế nào thì thử xem khi không có nó thì sẽ có chuyện gì xảy ra. Cứ thử bắt đầu với mọi thứ ngay trên cơ thể của chính tôi sẽ thấy khối thứ ngay trong tôi, cứ tưởng là tôi đã hiểu nó hóa ra cúng chẳng hiểu được là bao. Viết cái vấn đề tranh luận này với mục đích chính chỉ là chia sẻ với các bạn một phương pháp suy nghĩ để lao động sáng tạo, còn cái anh hút hít chân không kia chỉ là cái cớ.
nongdan
Alegowasea Để hút được nước sâu hơn 10 mét thì cần có công nghệ hút không thông thường mà nếu áp dụng thì mấy thằng xử lý nền bằng phương pháp hút chân không sẽ lắc đầu vì giá thành sẽ cao quá. Ấy vậy mà, chúng nó vân cứ lải nhải nói là chúng nó hút được đến tận 30 40 m khi mà nó chỉ làm có mỗi việc là hút thông thường đấy, Thế mới tài.
Alegowasea
Vimcentcow Em thấy bác có chỗ nhầm lẫn ở đoạn trên nên bác mới cho là chỉ hút nước được 10m. Việt hút nước là áp lực cơ học của bơm, chớ nước không phải bị tống lên khỏi mặt đất nhờ áp suất khí quyển (nếu đúng là khí quyển thì đúng chỉ 10m). Bơm hút chân không cũng là loại bơm phình phường thôi, thường là loại bơm chân không kiểu vòng nước. Bác cũng có thể dùng cái bơm giếng khoan để đưa nước lên được mà, nhưng vì không đưa được khí ra ngoài nên hiệu quả chân không không cao mà thôi. Bác muốn hút nước sâu hay đẩy nước lên bao nhiêu là do áp lực cơ học của bơm quyết định. Cái hiện trường mà tôi chứng kiến có độ sâu đóng bấc thấm 22m và hút chân không bằng hai phương pháp (có màng và không có màng) chỉ sau 3 tháng mà khu vực có màng lún cả mét đất đấy bác ạh). Chỗ này thì việc quan trắc là do một đơn vị thứ ba thực hiện, chứ không phải do hai đơn vị thi công tự làm, nên số liệu thu thập được là đáng tin.
Vimcentcow
profil7 Nếu cái tô đỏ của bạn ở trên mà đúng thì tại sao cái thằng cha Oanh lại dám nói là không hút được nước ở trên mặt trăng. Hay là thằng cha ấy nó chém gió. . Hắn đã lên đến mặt trăngbao giờ đâu nhỉ trong khi bạn đã đến tận hiện trường xem người ta hút chân không lún đến tận vài mét. Sự khác nhau giữa nhìn và thấy trong tiếng Việt cũng tương tự như sự khác nhau giữa look và see trong tiếng Anh đấy. Vì thế, cái này thì bạn cần xem lại. Bơm hút khác với bơm đẩy. Chưa có ai có thể hút được nước bằng nguyên tắc hút chân không từ dưới giếng có độ sâu hơn 10 m cả. Để hút sâu hơn, người ta phải dùng nguyên lý bơm chiết áp tại đầu mũi để tăng áp đấy nước lên. Qua điều này có thể thấy: 1. Bạn không ở vùng phải khoan giếng sâu phải mua loại bơm có đầu chiết áp. 2. Bạn không ở các nhà cao tầng thiếu nước mỗi nhà phải dùng máy bơm hút để hút nước máy dặt tại tầng của tôi cho trộm khỏi lấy. Các nhà ở tầng 4 và tầng 5 luôn phải đặt máy bơm ở tầng dưói và làm khóa bảo vệ máy bơm nhưng vẫn mất. 3. Kiến thức cơ bản về lĩnh vực này chưa đầy đủ. Nhưng mà cũng chẳng sao. Tôi thấy khối GS TS của ngành Cơ học đất cũng chẳng hiểu gì về cái chuyện này (Ít nhất là 5 ông mà toàn là các ông rất nổi tiếng). Thế mà mấy thằng cha đi khoan giếng cho dân ở các vùng quanh Hà nội xưa khi nước máy chưa đủ để dùng lại rất hiểu về chuyện này đấy. Thử tìm lại sách đọc lại xem.
profil7
ArthurGip Heheheheee, bác phê tôi đúng rùi. Đúng là chiều sâu hút tính từ mặt thoáng đến vị trí đặt trục máy bơm tối đa <10m, dưng mà ở đây bác chưa tính đến áp lực đất, nó cùng với áp lực không khí, cả hai cùng đè ép làm cho nước nó lòi ra, hehehehee. Cộng cả hai thằng này thì ắt là hơn 10m bác ạh, chắc là được 22m đấy, heheheheee. Khi chưa cần bơm gì, mới cắm bấc thì nước nó đã đùn ra rồi (giống như trong cái bấc thấm+gia tải+cát thoát ngang). Không biết tôi nói thế đã đúng chưa???.
ArthurGip
tontai Vẫn chỉ là suy diễn và "ní nuận". Các kết quả đo tác dụng của việc hút chân không trong phương pháp xử lý nền bằng hút chân không cho thấy nó không vượt quá độ sâu 8 m. Xin xem các bài viết về phương pháp này do Menard thực hiện ở Hàn quốc và trong nhiều tài liệu khác. Khi có đắp thêm đất thì cái tác dụng của anh đất này lại rất khác, nó có khả năng tác động ép nước đến độ sâu mà ở đó số gia ứng suất lớn hơn 10% của áp lực hữu hiệu của bản thân nền đất trước khi đắp. Nếu đắp thêm đất khoảng 5 m thì có thể tác động đến độ sâu 25 m mà không thèm quan tâm đến vai trò của anh hút chân không. Việc có kể thêm ảnh hưởng của hút chân không cũng không thay đổi nhiều đến độ sâu ảnh hưởng. Có hay không có hút chân không thì vùng ép nước thoát lên vẫn thế hay chính xác hơn là thay đổi không đáng kể. Chính vì vậy, trong tính toán người ta thường chỉ cho ảnh hưởng của việc hút chân không đến độ sâu khoảng 7 m. Một số ông mơ tưởng lấy đến độ sâu sâu hơn là hay bị ngắc ngứ cãi chầy cãi cối khi bị xoắn vào điểm này. Như đã nói ở trên, từ các kết quả đo áp lực nước lỗ rỗng tại hiện trường, người ta thấy tác dụng của việc hút chân không chỉ thấy ảnh hưởng đến độ sâu không quá 8 m. Còn các ông ngồi xổm lên các kết quả quan trắc và chỉ dựa trên các "ní nuận" thì vẫn lấy đến độ sâu lớn hơn theo ý kiến chỉ đạo của cấp trên cho nó tiết kiệm.(???) Còn cái việc mới cắm bấc mà đã phòi nước thì quá dễ hiểu, đó là do áp lực tác động bởi sự chiếm chỗ của bản thân các bấc thấm tạo nên. Chẳng cứ mỗi việc này. Khối thứ chẳng có tí gì áp lực của bản thân đất đâu cả mà cứ cắm vào là nước nó lại phòi ra.
tontai
Robertplus Cám ơn bác NGOC_IBST đã mô tả cái công nghệ này. Vậy là cái màng mỏng đó ở trên mặt đất, đúng không ạ. Nếu thế thì cái mà bác XUAN THUY nói về áp lực nước do đất đè chẳng có nghĩa lý gì ở đây cả. Vấn đề ở đây là hút, từ hút chân không là phản ánh đầy đủ hết rồi, có lẽ chẳng cần giải thích gì thêm. Do đó, chuyện đất và nước chúng nó có đè lên nhau không có liên quan ở đoạn này.
Robertplus
nongdan Thông thường thì người ta vẫn có phủ thêm một ít đất lên bề mặt của cái lớp màng mỏng này với mục đích bảo vệ màng hoặc phủ dày để gia thêm tải. Trọng lượng của các lớp đất phủ này cũng có tác dụng ép nước nhưng gần như độc lập với cái việc hút chân không trong tính toán. Các kết quả đo áp lực nước lỗ rỗng cho thấy chúng nó có cộng tác dụng và ít ảnh hưởng lấn nhau khi xét đến tác dụng đẩy nước lên.
nongdan
nguyentrungata
Em không có biết về cái kỹ thuật này lằm nhưng mà như bác Ngọc miêu tả thì áp suất ở ngoài la 1 bar, ở trong là 0.2bar, thế thì đọ cao cái cột nước dâng lên được nó đúng là 8m. Kết quả đo đạc được cũng là 8m (độ thấm không của đất không ảnh hương gì đến cái độ sâu này ạ?), thế thì không biết còn lý luận như thế nào nữa ạ? Bác XUANTHUY tính ăn gian quá ngay cả khi có 1 lớp đất bên trên cũng không thể lấy nguyên cái trọng lượng của nó mà táng vào nước trong lỗ rỗng được ạ. Bác phải để cho các bạn đất (ứng suất hiệu quả) chịu bớt với chứ ntlinh: cái sự "nước biết trèo" thì không phải là do tính do tinh mao dẫn chứ không phải là do tính thấm của vât liệu. Btw, cái bọn NASA mất đến 40 năm để săm soi ra được là trên mặt trăng có tí nước (hình như mới năm ngoái), thế mà bác Ngọc lại còn định lên hút mất của chúng nó
nguyentrungata
noithatchangson Đúng thế, cám ơn bác. Tôi biết không chuẩn ngay khi lúc viết nhưng nghĩ mãi không nhớ được nổi cái từ mao dẫn. Xin sửa ngay. Cảm ơn bác nhiều!
noithatchangson
taolaai
Và đây là một số hình ảnh thi công bằng phương pháp hút chân không. Đưa ra để các bạn đỡ mệt óc tưởng tượng. Cái này áp dụng trên trái đất còn cái việc áp dụng trên mặt trăng đang trong giai đoạn sắp nghiên cứu. Các hình ảnh ở đây sẽ không giống với những nơi khác đã có rất nhiều sáng kiến cải tiến nhằm "tiết kiệm". Phát thứ nhất là cắm bấc thấm. Nhờ cái anh này mà đường thấm đất ngắn đi rất nhiều (trả lời luôn cho câu hỏi của Ông PHú HỘ về ảnh hưởng của độ thấm của đất) > Phát thứ hai là trải ống hút khí lên bề mặt, đấu nối các ống dẫn khí > > > Phát thứ ba là Trải màng làm rãnh ngăn lọt khí. > Phát thứ tư là bơm hút. Lưu ý là vị trí máy bơm họ đã để ở chỗ thấp nhất có thể (đào hố sâu xuống để tăng hiệu quả của việc bơm. > Đây là máy bơm hút chưa được cải tiến cho tiết kiệm: >
taolaai
StevenKl Em hiểu thế này đúng không nhé. Đất đắp sẽ là tải trọng tác dụng lên đất vốn có. Nó sẽ làm ép chặt phần đất này với nhau (lún là một biểu hiện chẳng hạn). Khi các hạt đất sít lại gần nhau hơn thì nước thiếu chỗ (đứng, ngồi, nằm) nên phải ngoi lên. Khi nước ngoi lên thì ở bất kỳ vị trí nào, sẽ có áp lực nước lớn hơn so với trước khi có đất đè (bởi cột nước giờ nó phải chịu là cao hơn, hay mặt thoáng giờ ở trên cao hơn lúc đầu. Như vậy, đất đắp chỉ có tác dụng nâng mực nước ngầm lên cao hơn chút trong việc hút nước. Và nhiệm vụ của nó trong việc hút nước có lẽ chỉ có thế, không liên quan đến cái "chân không".
StevenKl
thanhthanh Đúng rồi, gần như thế. hì hì .Xem các hình tôi vừa đưa lên ở trang trước thì đỡ phải tưởng tượng. Trong các hình này có tôi đấy. Tôi là cái thằng chăn trâu ở phía xa đó.
thanhthanh
ngoctrinh Cái tô màu đỏ. ở đây người ta có in sờ tồn lờ các bấc thấm vào đất làm cho đường thấm của đất có ngắn đi rất nhiều. Vì vậy cái sự giảm do tính thấm của đất là ít đi dủ để có thể nói ang áng cho nó nhanh và dễ hiểu. Dân Cơ học đất của chúng tôi ít khi đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành lắm. Sai số của bọn tôi theo thời gian cỡ triệu năm cơ. Còn sai số kích thước thì cỡ vài m , thỉnh thoảng ở trong rừng thì lên đến km. Còn sai số về góc thì thỉnh thoảng đạt đến 180 cho nên mới có cái nhà ở Nhà máy xi măng Bỉm sơn, thằng giác móng đã làm cho mặt tiền của nhà úp mặt vào núi.
ngoctrinh
greent Chán. Chẳng nhẽ cái áp suất ở ngoài không gian vũ trụ lại coi là áp suất âm à. Đọc lại sách chưa. Nói đến thế vẫn chưa hiểu thì thôi tôi chịu thua rồi. Chắc ở gần với mấy đồng chí anh tôi liền môi với răng lâu ngày quá nên khó hiểu những cái này chăng ??
greent
profillinkmuoihai12 "Lúc này áp suất bên trong của nó sẽ giảm xuống còn khoảng 0,2 đến 0,3 at mốt phe làm cho cái anh áp suất khí quyển 1 atmotphe có cơ hội tạo nên như áp lực để đẩy nước từ đất phọt lên đến nơi có áp suất thấp hơn". Cái từ cơ hội nghĩa là có thể thực hiện được và có thể có đấy nhưng không thực hiện được, bác làm rõ giúp tôi cái này nhé, tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm. Đồng ý rằng nước sẽ "chảy" sang nơi có áp suất thấp hơn, nhưng bác cho tôi hỏi tại sao nước lại chảy từ môi trường 0,2 - 0,3 at sang môi trường khí quyển 1 at như thực tế quan sát được ạ, có cái đó gì mâu thuẫn? Bác làm rõ giúp em
profillinkmuoihai12
xac suat Đọc kỹ lại đi. Nó đẩy từ nơi có áp 1 át sang nơi có áp 0,2 at cơ. Áp suất ngoài không gian vũ trụ là chân không gần tuyệt đối đấy. Nếu không quan sát được thì phải đọc sách. Không phải lúc nào có dương thì đều có âm đâu. Bạn đã bao giờ nghe thấy nhiệt độ không có giá trị âm chưa. Cái nhiệt độ tuyệt đối ấy. Nhiệt độ thấp nhất là 0 đô Kenvin theo lý thuyết còn chưa bao giờ thấy được huống hồ là nhiệt độ âm. Cái áp suất cũng tương tự như vậy. Cái thuyết cân bằng âm dương đó là con người tự bịa ra để dễ hiểu tự nhiên thôi chứ bản thân tự nhiên thì có có cái ấy quái đâu. Ông Lão tử bảo thế đấy. Người ta dựa vào cường độ ánh sáng để coi ngày là dương còn đêm là âm trong khi đó thực chất ban ngày là có ánh sáng mạnh còn ban đêm có ánh sáng yếu chứ không phải là không có ánh sáng. Cái nơi là điểm không là nơi không có tí ánh sáng nào còn cái nơi là âm ánh sáng thì người ta chưa thấy. Cái này phải đọc nhiều hơn nữa mới hiểu được. Cái áp suất âm ấy chắc là do đọc đồng hồ ở hiện trường. Để thuận tiện người ta coi cái áp suất khí quyển là bằng không khi chế tạo đồng hồ. Đã bao giờ bạn nghe nói áp suất khí quyển là 1 atmotphe chưa. Cái giá trị một át mốt phe ấy là so với cái gì vậy. Cái mà bạn đọc trên đồng hồ không phải là áp suất đo được thật mà gọi là áp suất biểu kiến thôi. Bạn phải cộng thêm với 1 at nữa mới ra áp suất thật của nó. Cái này có thể mô tả vì sao nước bị phọt lên do hút chân không >
xac suat
Robertol Thực tình thì tôi còn một cái deadline rất căng, dưng mà câu chuyện hay quá, nên tôi dành chút thời gia post lên cái ý kiến của em, theo các hình đính kèm. Ý tôi là cái đất nằm phía dưới màng, nó là đất yếu, nó cũng có tác dụng ép lên đất ở bên dưới nó. Qua đó mà gia tăng chiều cao chân không. Nhờ thế mà độ cao hút (không kể tới mao dẫn, vv) có thể lớn hơn 10m. Các bác cho ý kiến. Dù sao xét về ĐKT tôi cũng là ngoại đạo nên cần học hỏi thêm, heheheheheee. Cái hình mặt cắt là độ sâu cắm bấc thiết kế, cái hình chụp là tại hiện trường của cái thiết kế đó tại VN.
Robertol
xac suat Cái đất bên dưới cái màng là đất đắp thêm thì chắc chắn có tác dụng ép nước rồi. Độ sâu tác dụng của nó sẽ đạt đến nơi mà áp lực hữu hiệu bản thân trước đó của đất bằng 10 lần nó chứ nó không chơi theo kiểu nối dài độ sâu tác dụng của việc hút chân không. Nếu bề dày của lớp đất đắp thêm này khoảng 0,5 m thì nó chẳng tăng thêm qiái gì cả. Trong nhiều trường hợp lớp đất yếu cần xử lý có bề dày lớn hơn 8 m, người ta thường phải đắp thêm đất khoảng vài mét. Độ sâu tác động ép phọt nước sẽ đwocj quyết định bởi anh này chứ chẳng quyết định bởi anh hút. Tuy vậy, do có hút chân không nên trong vùng độ sâu 8 mét, tác dụng của cả hai sẽ được cộng tác dụng lại dẫn đến thời gian cố kết của đất trong khoảng độ sâu 8 mét sẽ nhanh hơn.
xac suat
test1212 Cái mầu đỏ là không đúng. Bản chất của nó không hoàn toàn như nhau mà chỉ gần giống nhau thôi. Đừng đi sâu hơn nữa. Tập trung vào cái dead line đi. Muốn hiểu cái này phải đọc sách cơ. Bao giừo rỗi tôi chỉ cho mà đọc. Bạn giỏi tiếng Anh thì dễ lắm chứ mấy chú không giỏi tiếng Anh thì hơi khó.
test1212
noithatap Hehehee, sự thật tôi vẫn lăn tăn về cái này, Ta có 3 bài toán sau đây: 1) Một móng nông chịu tải 1kG/cm2 (cũng là 10mH20), vùng ảnh hưởng của tải trọng dưới đáy móng giảm dần đến một độ sâu nhất định (trong bài toán tính lún bằng cách phân tầng cộng lún). Trong khoảng độ sâu này, áp lực từ móng luôn có khuynh hướng ép nước và khí thoát ra hai bên, làm cho đất nền lún. Độ sâu tác động của áp lực này dĩ nhiên chẳng liên quan gì đến áp suất khí quyển. Bài toán này đã được thừa nhận rộng rãi. Để "tắt lún" cho trường hợp này có khi phải mất 1000 năm. 2) Gia cố nền đất bằng phương pháp gia tải+bấc thấm+lớp đệm cát (hoặc bấc thấm ngang): nguyên tắc cũng tương tự như cái móng ở trên. Độ sâu tác động của áp lực này cũng chẳng liên quan gì đến áp suất khí quyển. Lực ép là do lớp đất gia tải, bấc thấm hỗ trợ cho việc thoát nước được nhanh hơn. Để "tắt lún" cho trường hợp này thì phải mất 2-3 năm. 3) Giá cố nền đất bằng phương pháp hút chân không+bấc thấm đứng+bấc thấm ngang: Chân không thay cho gia tải, nguyên tắc cũng tương tự. Áp lực từ khí quyển (max=10mH2O) luôn có khuynh hưởng ép chặt các hạt đất, đẩy nước và không khí thoát đứng rồi thoát ngang. Độ sâu tác động của áp lực này cũng không phụ thuộc vào áp lực chân không, có thể đạt 25m. Đất càng yếu thì càng dễ ép và ép càng sâu. Việc bơm nước và khí ra ngoài chỉ là hỗ trợ để nhanh chóng tắt lún. Thời gian "tắt lún" khoảng 4 tháng. Tất nhiên thường là có sự kết hợp giữa hút chân không và gia tải, vì đằng nào thì vùng đấy yếu thấp hơn cao độ hoàn thiện, vì thế đằng nào cũng phải đắp, hehehehee. Chừng nào áp suất bên dưới lớp màng kín khí (hoặc dưới lớp đất mặt được coi là "kín khí" - trong phương pháp dùng cút nhựa) còn chưa là zerô, thì vẫn có sự chênh áp suất giữa vùng cần hút khí/nước và cánh bơm, khi đó các máy bơm chân không/ly tâm (thông thường) vẫn còn có thể hút nước/khí ra ngoài. Em thấy trong hình mấy bác ấy đặt bơm thấp hơn cao độ đặt bấc thấm ngang, theo tôi thì chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ cần đặt ngang bằng cao độ bấc thấm ngang là được. Cái chỗ tôi chứng kiến, người ta đặt bơm trên bờ cao để tránh ngập nước làm hư bơm.
noithatap
Roberter Những cái này bạn chưa hiểu được đâu bởi áp suất khí quyển lẽ ra phải cộng vào ở cả hai vế nhưng để cho đơn giản người ta đã loại nó đi từ đầu làm cho bạn không thấy tác dụng của nó. Cho đến 1 ngày có thằng dở hơi nó nghĩ ra cái phương pháp hút chân không này thì những cái vốn được đơn giản hóa trước đây sẽ không còn đúng nữa mà phải xét lại từ bài toán gốc. Chính vì vậy, cái việc lấy những cách giải không gốc đã được đơn giản hóa để cố hiểu cái gốc là không làm được. cái này giống như nhìn ngọn suy ra gốc ấy. Đừng có mệt đầu "ní nuận" nữa mà hãy đọc tài liệu về cái lý thuyết vacum này đi. Nhưng mà tốt nhất thì không nên đọc nếu như đã bận rộn với chuyên ngành khác mất rồi. Nếu vẫn cứ muốn đọc để hiểu cái này thì trước hết pahỉ đọc lại kỹ các giáo trình Cơ học đất trước đa nếu không thì dễ bị tẩu hỏa nhập ma lắm đấy. Đọc kỹ cái phần ứng suất hữu hiệu và áp lực nước lỗ rỗng ấy. Đọc mà hiểu ngay đựoc thì rất là xuất sắc đấy. Hì hì. Nếu hiểu ngay được thì sẽ không có mấy cái thắc mắc như đã trình bày nữa đâu. Ở đây tôi chỉ phổ biến cái kiến thức chung chung thôi. Muốn hiểu kỹ hơn, nâng cáo thì trước hết phải đọc sách đã. Ví dụ như thằng cha Oanh, cái tôi nói nó OK liền thậm chí nó còn ngạc nhiên là có gì phức tạp đâu nhỉ. Với người khác thì tôi biết là rất phức tạp đấy. Hì hì. Khổ quá, tự nhiên đồng chí XUANTHUY bị nhức đầu nghiên cứu nhưng nghiên cứu lại bắt đầu từ ngọn.
Roberter
delta deus
Em vừa chộp được cái này, nó có cả công thức bác ạ. Ở cái case-study của nó (Kimhae STP), thì tầng đất yếu nằm từ 20-35m và nó làm lún 3,14-5,48m (9 tháng). Trong mấy cái công thức ở phần đầu, tôi cũng chẳng thấy cái ứng suất hiệu dụng của nó phụ thuộc vào Pa, hay nó có nhắc đến bất kỳ sự phụ thuộc nào giữa độ sâu xử lý và Pa cả bác ạ. Thôi, tôi theo cái deadline của tôi đây, heheheheheheee.
delta deus
BrandonMr Hì hì. Xem cái hình 4, hình 5 hình 6 và hình 7 mà không thấy miền tác dụng của việc hút chân không thì đúng là : Look but not see Các công thức trình bày ở đây là các công thức cơ bản để tính toán ra các kết quả để vẽ lên cái hình này. Trong kết cấu bên trên, người ta không thể biết ngay số lượng thép khi chỉ nhìn vào các công thức mà phải dùng các công thức đó để tính toán. Tác giả của bài báo này là một ông người Pháp gốc Nga đã đến Hà nội nhậu ít nhất 3 lần. Ông ta tên là Varasin đã nghỉ hưu. Trong bài báo này có một chỗ tôi đã phát hiện ra có sự nhầm lẫn về kết luận đánh giá kiểm tra ở hình 21 và đã nói cho ông ấy biết. Nhưng mà cái này không liên quan nhiều đến vấn đề đang trang luận ở đây.
BrandonMr
hiepsitayto Em thay van de don gian ma bac... Nhung xin bac goi cho tôi ho so dia chat de tôi nghien cuu cho chinh xac...kekek @ anh Oanh: Cai hut chan khong trong dieu kien chan khong tôi dong y voi su huynh...hhehe
hiepsitayto
MrAn12345 HEheh, lau lau moi vao. Lai co cho de tôi chem bac.. Du bac co gai bay hay khong..hehe Ban chat thi theo tôi phai la ca hai chu: vua hut, vua khi quyen..hehe. Phai hut moi co cho cho ap suat khi quyen hoat dong chu bac. Con tren nui thi bac phai noi nui cao the nao moi duoc chu bac...bac phai cu the tôi moi tim hiu duoc cai chenh lech ap suat khi quyen cua dat lien voi cai cho bac dinh lam....Ma bac dinh lam tren nui cho nao co dat yeu de the...>
MrAn12345
sieunhangiambeo
Các bác ở trên nói nhiều đến áp suất khí quyển. Mọi người cũng biết áp suất khí quyển của trái đất biến đổi theo độ cao, mật độ không khí,...ở phía bên ngoài (bầu khí quyển). Áp suất khí quyển không chỉ gây tác dụng ngay trong môi trường khí quyển và lên vỏ trái đất. Vậy áp suất khí quyển gây ra trong lòng đất, dưới mặt nước biển biến đổi như thế nào ạ, giống như ở mực nước biển chuẩn lá 1 bar? . Bản chất thật sự của áp suất khí quyển là gì? Áp suất khí quyển thực sự có phải do trường trọng lực gây ra (theo định luật hấp dẫn)?. To bác Ngoc_IBST: cái áp suất 0,9at trong lòng đất có là bất biến ở bất cứ độ sâu nào của đất yếu hay đất nói chung không ạ, bác làm rõ cho tôi với?
sieunhangiambeo
arthomeviet Heheheheee, tôi phục bác, bác là người học rộng, biết sâu, biết nhiều, bít bao giờ tôi có được nhiều tay bạn lớn như bác, hehehehe. Đúng là trong các hình vẽ không bàn về độ sâu tác dụng, nhưng ở trong cái Bảng 4, nó kê ra các công trình nó đã làm. Bác cứ tôi cái Kimhae hay cái Yangyoo chẳng hạn, độ lún đạt được từ 3-4m, cứ theo lẽ thường tình mà suy ra, nếu hút chân không chỉ tác dụng trong khoảng 8-10m, thì làm sao đạt đến độ lún cỡ 50%, đất rỗng cỡ nào. Hình 19 thì có mặt cắt hố khoan Kimhae, đất yếu 30m. To dxhoa-hcm: những cái bạn hỏi là rất cơ bản, bạn chịu khó tìm sách hay goole mà xem đi, đừng có mà làm phiền bác Ngọc nhé. Mỗi tôi tui làm phiền là đủ rồi.......heheheheheee
arthomeviet
controlledpills Các giá trị ghi ở trong hình chỉ là mô phỏng để hiểu cơ chế vì sao nước phọt lên thôi. Thay vì để hiểu hình ảnh nguyên lý chung lại đi căn vặn chi li cái nhỏ là bệnh của những người đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành đấy. Cứ nhìn vào cái nhỏ làm sao hiểu được bản chất của cái lớn được. Còn muốn biết nó là bao nhiêu thì người ta phải tiến hành đo đạc cẩn thận nhằm đánh giá chất lượng của phương pháp xủa lý chứ không nên vì tiết kiệm theo chỉ đạo của mấy thằng chóp bu bỏ đi các thí nghiệm quan trắc kiểm tra để rồi suốt ngày băn khoăn giá trị thực của nó là bao nhiêu. Bạn đã làm công trình thực tế rồi mà vẫn không biết được giá trị thật của những tham số này thì không phải lỗi của bạn mà là bởi chúng nó đã ăn bớt đi rất nhiều các thí nghiệm quan trắc cần thiết trong quá trình xử lý nền. Nếu chúng nó làm quan trắc đầy đủ thì chúng nó phải chi thêm nhiều tiền và có khi các giá trị đo quan trắc sẽ chứng minh sự làm ăn bố láo của chúng nó. Khi không có các số liệu quan trắc thì sẽ không có các số liệu bất lợi cho nhà thầu dẫn đến tất cả các bên dễ đi đến kết luận là tốt. Hì hì. Cũng cái hiện trường đang được kết luận là đã sử lý nền rất tốt ấy mà cho thằng Nguyễn Công Oanh hoặc thằng Tạ Thành Công Vinh nó vào nó đánh giá thì chắc chắn sẽ tòi ra nhiều cái vui lắm đấy. Đã có nhứng ý kiến về kết quả đo tại công trình đó nhưng chắc là bí mật cuốc da nên không được tiết lộ. Chắc là đang làm theo lời khuyên: cái gì xấu xa thì đậy nó lại.
controlledpills
ngoctrinh Cả ở hai hiện trường này chúng nó không chỉ dùng PP hút chân không mà còn dùng thêm cả đất đắp. Miền chịu lún do đất đắp sâu hơn rất nhiều. Để biết vùng ảnh hưởng của PP hút chân không, bạn copy cái hình số 5 bên trái, phóng to lên, càng to càng tốt rồi treo lên tường rồi pha 1 cốc caphê, châm một điếu thuốc mà nghĩ. Sau khi nghĩ đwocj 1 lúc thì lại nhìn vào hình số 4 ấy thì sẽ ra độ sâu ảnh hưởng là 10 m. Rồi tiếp đó nhìn vào hình số 5 bên phải và hình số 6 sẽ thấy độ sau ảnh hưởng phải nhỏ hơn 10 m. Nếu có thêm các kết quả đo áp lực nước lỗ rỗng thì sẽ thấy cái giá trị nhỏ hơn này trong một số công trình là 8 m.
ngoctrinh
profilmuoibon14 Heheheheee, bác nói thế thì để tôi làm theo lời bác đã, chắc sau vài tháng nữa tôi mới hiểu ra điều gì đó để thuận theo bác hoặc có một "phản bác luận" ăn theo nào đó. Tôi đi cafe đây, tạm để dứt khỏi cái vụ này đã, tập trung vào việc kiếm tiền mua gạo cái đã, heheheee.
profilmuoibon14
GordonEt Cám ơn Xuan Thuy đã góp ý. Tôi cũng có tìm hiểu lại những cái này nhưng có thể chưa đầy đủ nên phải hỏi lại, nhưng câu hỏi của tôi có mục đích nhất định đấy bạn ạ. Có những câu hỏi ở trên còn bỏ ngỏ, có ai trả lời giúp đâu. Ví dụ như bản chất thật sự của áp suất khí quyển là gì, có phải do trường trong lực quyết định, nó biến đổi thế nào theo độ sâu vào phía trong tâm của trái đất hay hành tinh nào đó. Còn tôi nghĩ cái quan điểm cho rằng nước lỗ rỗng bị ép ra ngoài do áp suất khí quyển (trong phương pháp hút chân không) chỉ đúng 1 phần ở giai đoạn đầu xử lý bơm hút, sang giai đoạn sau (lớp trên cùng đất yếu đã ở trạng thái có áp suất 0,2 bar chẳng hạn) mô hình bác Ngọc đưa ra chưa chắc còn đúng nữa. Cứ nhìn vào lớp cát đệm và lớp đất yếu thì thấy rõ có sự chênh áp đáng kể, lẽ ra nước cũng phải thoát theo phương thẳng đứng chứ? Cái chính của vấn đề của việc lún cố kết vẫn là do chênh lệch áp lực nước lỗ rỗng giữa các phân tố đất liền nhau gây ra sự thấm cố kết và gây lún làm đất chặt lại. Còn cái gì quyết định đến áp lực nước lỗ rỗng là gì thực sự tôi còn mông lung, hình như nó bao gồm rất nhiều thứ trong đó đấy ạ, cái này chắc chắn phải nhờ Bác Ngọc chỉ giáo. Thế nên, xử lý nền trên mặt trăng có áp suất khí quyển gần bằng rezo ở mọi nơi đi chăng nữa thì cái quan trọng vẫn phải tìm sự chênh lệch áp suất nước lỗ rỗng và áp suất chân không, nếu nó bằng nhau và gần bằng 0 thì tất nhiên chẳng thể nào có nước thoát ra được hiện tượng do thấm cố kết thì làm sao xử lý nền hiệu quả.
GordonEt
jinchan
bác XUANTHUY: theo cách hiểu đơn giản của tôi thì muốn tăng vận tốc thoát nước thì có 2 cách: hoặc là tăng chênh lệch áp suất, hoặc là tăng độ thấm (cụ Darcy bảo thế ) Muốn thay đổi chênh lệch áp suất thì người ta hoặc là hút không khí hoặc là đắp đất. Cái sự chênh lệch áp suất do hút không khí thì chỉ có tác dụng đến được đọ sâu để cho chiều cao cột nước nó cân bằng với độ chênh áp suất ở trên với ở dưới thì thôi. Độ sâu ảnh hưởng của đất đắp thì chỉ phụ thuộc vào kích thước bề mặt của khối đất đắp nên có thể sâu hơn nhiều. Muốn tăng độ thấm thì nhờ bác Ngọc tôi mới biết là người ta đặt bấc thấm. Theo tôi nghĩ thì chỉ riêng cái việc đặt bấc thấm (không cần phải hút chân không) thì đã làm cho vận tốc thoát nước thay đổi tương đối rồi. Tất nhiện không hút chân không thì phải đắp đất, vì nếu không có chênh lệch áp suất thì có thay đổi độ thấm bằng thế nào thì nước cũng không chảy được. Thế nên cái vùng sâu 15-20m mà bác kể là nó thoát nước nhanh thì có lẽ là do có thay đổi độ thấm thôi ạ. Em hiểu đại loại thế có được không ạ bác Ngọc?
jinchan
lightzar Quá giỏi. May mà đồng chí không làm Địa kỹ thuật, nếu đồng chí làm chắc miếng ăn của tôi lại phải giảm đi mất một ít. Bổ sung thêm: Để thoát nước nhanh đúng là cần làm ngắn đường thấm bằng cách đặt bấc thấm và tạo nên sự chênh lệch áp lực. Có 2 cách làm chênh áp lực là nâng đầu cao (đặt tải đắp) hoặc hạ đầu thấp (hút chân không). Cái việc hạ đầu thấp chỉ hạ được cùng lắm là 1 át (theo lý thuyết) vì áp suất khí quyển chỉ có 1 at. Thực tế chỉ có thể hạ đến 0,2 at mà thôi. Vì thế độ sâu ảnh hưởng nhiều lắm là khoảng 8 m. Với trường hợp nâng đầu cao bằng đắp đất thì vùng ảnh hưởng phụ thuộc vào không chỉ bề rộng đất đắp mà còn phụ thuộc vào chính bản thân trọng lượng đất đắp. Bề rộng đất đắp càng lớn, tải đắp càng cao thì độ sâu vùng ảnh hưởng càng lớn. Tại cái độ sâu, nơi mà độ chênh của tải trọng ép bằng khoảng 10% của ứng suất hữu hiệu ban đầu của đất thì được coi là lực ép đó không đủ để đẩy nước ra. Đó chính là giới hạn của vùng ảnh hưởng cố kết do tải trọng đắp gây nên.
lightzar
Happyspringla2007
Vừa đọc lại thì thấy ở trên tôi gõ nhầm, muốn tăng vận tốc thoát nước thì phải tăng độ thấm chứ không phải là giảm. Đã sửa lại
Happyspringla2007
ClintomEa đúng vậy nhưng ai cũng hiểu là bạn chỉ gõ nhầm thôi chứ bạn vẫn hiểu đúng mà.
ClintomEa
thuymo Tình hình là tôi vừa xong cái deadline của em, tôi xem cái hình 5 mà bác chỉ, rồi tôi ngẫm cái đoạn bác phu ho nói ở trên mà bác bảo là OK, thì tôi vẫn không tìm thấy bất kỳ sự liên hệ nào giữa áp suất khí quyển 10m nước với chiều sâu hiệu quả của việc hút chân không cả. 1) Tôi đồng ý với bác là tối đa bác chỉ ép (gia tải) được 10m nước hay 5m đất từ việc hút chân không, do áp suất khí quyển chỉ có thế thôi và đây là áp lực tác dụng phía lên trên màng kín khí. [Ở dưới màng kín khí, có người Nhật đã hút đến 0.1at, tôi không trực tiếp tham gia nên không hiểu rõ, nhưng họ nói họ có một số cải tiến về vật liệu màng và bấc thấm do đúc rút kinh nghiệm mà ra)]. 2) Khi chiều sâu tăng dần, áp suất cũng sẽ mất dần, nhưng việc mất áp là do nước ngầm và không khí từ "miền lân cận tràn" vào "chỗ trũng" do tác động việc bơm hút nước và khí ra ngoài. Lúc đầu thì độ chênh áp sẽ không nhiều do nước và khí bên dưới dồi dào, nhưng độ chênh này sẽ tăng lên khi nước và khí đã dần cạn kiệt. Bao lâu và độ sâu bao nhiêu (10m hay 25m) là vùng khô nước và cạn khí thì phụ thuộc vào đặc tính thấm của đất và bấc thấm, tốc độ hút của bơm. Về mặt kỹ thuật thì chừng nào vùng dưới màng còn còn áp suất dương (>0at), thì đủ điều kiện để các loại bơm làm việc theo nguyên tắc chân không hút được nước và khí. Cũng có thể thực nghiệm cho thấy miền hiệu quả của hút chân không chưa tới 10m(*), nhưng cũng có thể là do hạn chế về kỹ thuật bơm, màng không kín khí hay bấc thấm tồi, "công nghệ" của ông này không tốt bằng của ông kia mà thôi, chứ giới hạn 1at thì chỉ là ở phía trên, tôi thấy không có liên hệ với phía dưới về mặt vật lý, giới hạn của nó là ở cái màng. Vùng này nó như bên trong của cái túi bột trắng, túi trà hay cái gối xốp bị hút chân không thôi. Hehehehee, vùng "âm phủ" nho nhỏ nằm dưới màng kín khí này có áp suất không khí rất loãng (0.1-0.2at). Tôi mà đem nồi trứng gà xuống đó luộc thì nó không chín đâu đấy. Vấn đề tôi không cho là cái thằng "âm phủ" này nó lại sợ cái thằng "ngọc hoàng" 1at ở bên trên, mà nó chỉ sợ mấy thằng "thổ địa" hàng xóm (đất, bấc) quanh nó "ghen ăn tức ở", thổi "gió mưa" vào nó mà thôi. Hehehe, khi có "gió mưa" vào thì nó lại điện thoại "điều" cho mấy thằng bơm còng lưng ra mà hút đi.
thuymo
thuymo
To XUANTHUY: Hì hì. Trên hình 5 bạn thấy những cái gì? Chắc chúng nó vẽ chơi à. Hình đó mô tả điều gì ?? Cái mục 2 mà bạn viết là lại suy đoán và "ní nuận" rồi. Hì hì. Cái hình 4, 5 6 và 7 là thuộc về lý thuyết cơ bản của phương pháp hút "chân không nhưng tay thì có" đấy.
thuymo
profilmuoibay17 Hình như tôi và Xuan Thuy có cái gì đó giống nhau, đều làm khó bác Ngọc (vì hay hỏi linh tinh) và chưa hiểu hết về cái phương pháp này, mặc dù tôi mới tham gia thực tế mới có 1 dự án mà ở góc độ con gà tây Cái áp suất dưới màng và trong lớp đệm cát 0,2 bar tỏ ra rất hiệu quả trong giai đoạn đầu đấy ạ, quan trắc cho thấy giai đoạn này nền lún rất nhanh. Lý do, nước không chỉ thoát theo phương ngang mà thoát đáng kể theo phương đứng do diện tích tiếp xúc, trao đổi mặt bằng lớn hơn rất nhiều lần so với phương đứng tiếp xúc với bấc thấm. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau thì khác, nước nó thích thoát theo đường bấc hơn đấy mặc dù có 1 phần thoát theo đường thấm đứng. Tuy nhiên, quan điểm của bạn về áp lực khí quyển tác dụng lên màng và truyền vào đất, gây áp lực lún đúng bằng 10m nước thì thực sự tôi cũng chưa thông lắm, hình như nó chỉ đúng 1 phần thôi ạ. Bạn cứ thử thay màng bằng vật liệu siêu kín và cũng siêu cứng, nói chung là nó không bị biến dạng bởi cái sự chênh áp suất khí quyển - chân không đến 1 bar kia xem điều gì xảy ra bên trong trong quá trình hút chân không, thử suy diễn xem ạ.
profilmuoibay17
53caugiay Heheheheee, cái quan điểm đúng 10m này là của bác Ngọc chứ, tôi đang lăn tăn là nó không phải vậy mà. Có thể 5m, 10, 25m tùy vào đặc tính rỗng, thấm của đất, của bấc thấm và của màng kín khí thôi, chứ không phụ thuộc vào áp suất khí quyển hay vì bơm không hút được. Ở dưới bề mặt lớp màng kín khí là một hệ riêng biệt, độc lập với phía trên màng khi xét đến khả năng "leo cao" của nước ở trong đó. Mặc dù quá trình hút chân không thì áp lực gia tải có tính thụ động, không như trường hợp đắp đất, nhưng tôi không tìm sự khác biệt nào về cơ chế gây áp lực lên nước và khí ở bên dưới màng kín khí so với trường hợp đắp đất cả.
53caugiay
Winmordbet Tôi cũng đồng quan điểm với bạn hiệu quả hút chân không trong khoảng 10m không hoàn toàn phụ thuộc vào áp suất khí quyển, vì tôi cũng đồng ý với bạn dưới màng kín khí nó là 1 hệ riêng, nhưng thực sự nó không hoàn toàn độc lập như bạn nghĩ đâu ạ. Nghĩa là cái áp lực khí quyển khi có khi không, chỗ có chỗ không còn tuỳ theo điều kiện cụ thể. Cái tôi nghĩ hiệu quả của hút chân không bị hạn chế bởi: hiệu suất của máy bơm chân không (không thể làm giảm áp đến 100kPa) vì nếu thế nó đã tạo môi trường chân không tuyệt đối, ngoài ra còn do độ kín của màng, luôn tồn tại một lượng nước và khí vào vùng bị bơm hút (cân bằng động), và một lý do là 1 lượng khí và nước do áp suất khí quyển đẩy vào qua cái chỗ biên chôn màng đó, cái đó công nhận do áp suất khí quyển gây ra như đúng hình bác Ngọc mô tả cho tôi (Thế nên tôi mới hỏi Bác Ngọc 0,9bar đó có bất biến không) Thế nên, nếu bạn chôn màng đủ sâu đến hết chiều dày lớp đất yếu và chôn vào đất kín khí thì mới có "hệ tương đối kín và độc lập" thôi, còn thực tế người ta chôn màng được mấy mét? Vậy cứ thử suy nghĩ tiếp xem sao.
Winmordbet
opera
Nói gọn thế này cho nó nhanh 1. Gia tải bằng không khí chỉ được tối đa là 100kPa. Nhưng hầu như và là 100% không đạt được giá trị này do phương pháp, do hiệu quả bơm, do lớp xen kẹp có hệ số thấm lớn làm tổn thất áp lực. Điều này gần giống với việc đắp 5.xxm cát. Tuy nhiên lộ trình US của thằng đắp và thằng hút này có khác nhau. 2. Độ sâu hiệu quả của thằng này không phụ thuộc vào cái việc nó chỉ bơm được đến 100kPa mà nó phụ thuộc vào lịch sử chịu tải của địa tầng (người ta hay gọi nó theo tiếng Tây là stress history), và thông số chi phối cái này còn gọi là OCR (over consolidation ratio) hay POP (Pre-overburdened pressusre). Do đó nếu thằng gia tải bằng không khí này nó thược hiện trên đất rất yếu (có người nói là slurry) thì chắc là nó sẽ hiệu quả sâu hơn 10m. 3. Việc cái hiệu quả này có xuống sâu không thì nó phụ thuộc rất nhiều đến tính thấm của đất, hệ PVD và hệ thoát nước ngang cũng như cái hệ bơm chân không ấy. Rất nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cái thằng áp suất chân không này cho phân bố theo qui luật tam giác giảm dần theo chiều sâu. Dẫn đến việc thằng 100kPa hoàn toàn không thể được thực hiện theo chiều sâu. Do đó trong nền sẽ phân thành 2 vùng, 1 vùng sẽ chịu cái gọi là nén đẳng hướng (đúng theo kiểu của chân không) chắc là đến khi kết thúc vết nứt mặt và một vùng chịu cái gọi là nén 1 chiều (dạng K0-consolidation). 4. Có người kết luận rằng thằng này rẻ và nhanh hơn PVD+Surcharge truyền thống thì chẳng qua là đánh bóng phương pháp này thôi. 5. Về làm vacuum trên mặt trăng thì ông Menard đã bảo không được rồi mà. Trừ khi ông này chế ra cái bơm nào là được cái áp suất >100kPa ở trái đất, thì may ra. @dxhoa_hcm: Nếu cái màng đó không phải là mềm thì vẫn được nốt, nếu mà bác làm cho nó kín khí 100%. Dùng cái màng chẳng qua để cho nó rẻ tiền thôi. Có người dùng màng đến 2mm nhưng cũng có người dùng màng chỉ dày có 0.2mm thôi. @Ta Cong Thanh Vinh: Đề nghị đồng chí báo cáo về kết quả xử lý nền chân không cho CMIT. Ở đây cắm bấc đến 35-40m đấy, nếu mà kết quả OK thì còn gì bằng nữa nhỉ. Cà mau thành công thì có gì phải mừng (mà chắc do tôi chưa tiếp cận được số liệu thôi đấy nhé) vả lại chiều dày đất yếu ở đây tương đối nông hình nhưng tầm <12m thì phải.
opera
con voi con Cám ơn bác Oanh đã góp ý và đưa ra những nhận định rất hay vì bác chắc làm nhiều cái này và có nhiều kinh nghiệm, mong bác tiếp tục có ý kiến để nhà tôi hiểu thêm cái vụ này. Tôi vẫn lăn tăn cái vụ nước lỗ rỗng bị ép phọt ra ngoài do áp suất khí quyển gần 1 at cơ. Tôi thì nghĩ chẳng thèm quan tâm đến cái 1 át của khí quyển, mà nước lỗ rỗng ở chỗ đang xét chịu áp lực bao nhiêu và chênh lệch với cái áp suất bên cạnh nó (chân không) như thế nào thì đã có hiện tượng chảy thấm. Bác cho tôi rõ cái này với. Cái màu xanh: Tôi thấy có vẻ gì đó mâu thuẫn và cũng chưa hiểu lắm. Nếu gia tải đắp thông thường thì cũng không có ý kiến thêm. Nhưng ở đây, một đằng nó thể hiện cái lịch sử đất từng chịu nén cố kết như thế nào (OCR),đằng kia (hút chân không) có đặc tính không hẳn như đất cố kết do chịu nén (hút chân không), liệu có liên quan đến nhau không nhỉ?
con voi con
sukem13579 Hehehehehee, tôi xem mấy cái hình đó rồi: 1) Hình 4: Độ sâu ảnh hưởng của áp suất không khí (Pa) giảm dần theo độ sâu theo đường 45o từ mặt đất đến hết tầng đất sét. Độ sâu z tăng dần thì Pa giảm về tới zerô. Ở đây không có sự liên hệ giữa Pa và z, đường 45o không phải là đường biểu diễn quan hệ giữa Pa với độ sâu z. 2) Hình 5: Độ sâu ảnh hưởng của Pa vẫn là hết vùng đấy sét, trong phạm vi có bấc thấm (drains) thì Pa có hiệu quả 100%, còn phần dưới bấc thấm thì Pa giảm nhanh về zerô. Cứ theo hình 5 mà suy, thì độ sâu ảnh hưởng z sẽ bằng độ sâu bấc thấm cộng thêm một đoạn nào đó nữa (chắc khoảng bằng bước cắm bấc thấm). Vậy theo "ní nuận" của tôi thì độ sâu ảnh hưởng của Pa là vô cùng, khi ta có những dây bấc thấm lý tưởng, tầng đất yếu xuyên tới địa ngục. Hehehehehee, anyway, tôi thấy bác N.C.O ra tay rùi. Đoạn 2 và đoạn 3 của bác N.C.O trùng với với "ní nuận" của tôi ở trên.
sukem13579
profillinkmuoihai12 Chẳng có gì lăn tăn nếu bác hiểu thế này. Khi bác tạo chân không tức là bác tạo cái áp suất không khí ép lên phân tố nền là 100kPa (trường hợp hiệu quả 100%). Tải trọng ngoài tác dụng lên phân tố 100kPa, ngay tức khắc sẽ truyền lên cái gọi là nước lỗ rỗng ----->cái áp lực nước lỗ rỗng thặng dư (EPWP) tăng lên-------> Áp lực nước mà nó tăng lên thì nước sẽ di chuyển từ nơi có áp cao (trong lòng đất) sang nơi có áp thấp hơn (chính là biên thoát nước có thể là giếng, đệm cát...). Chênh áp ở đây tác động lên nước lỗ rỗng------->dòng thấm darcy------>cố kết. Nôm na nó thế ạ. Hút chân không như đã nói là dùng không khí gia tải (người ta còn gọi là atmospheric preloading) do đó nó cũng có các đặc tính như gia tải thông thường. Chỉ khác ở điểm này thôi 1. Hút chân không thì có 2 vùng: 1 vùng đi theo lộ trình gần giống cố kết đẳng hướng (isotropic consolidation) và một vùng là cố kết một chiều (K0-Consolidation). Do đó với lộ trình này khi tăng tải đến 100kPa thì không có hiện tượng người ta vẫn gọi là trượt vì lộ trình này đi tách xa khỏi đường phá hủy. 2. Gia tải thông thường thì không như thế, đến chiều cao đắp nào đó thì lộ trình US sẽ đạt trạng thái phá hủy---->không tăng tải nhanh được----:staged construction. 3. US của đất phụ thuộc mạnh vào lịch sử chịu tải stress history P/S: Cái đồng hồ đo áp suất chân không nhà tôi không tin lắm. Tôi chỉ khoái dùng cái Earth Pressure Cell (EPC) để đo cái áp suất dưới cái màng xem thử có phải áp suất khí quyển nó ép đến 100kPa không. Ngoài ra dùng observation well cũng là phương pháp đo đáng tin cậy thế nên vừa rồi tôi mới phát hiện ra cái thằng làm chân không nó làm vui phết. Không biết bên các đồng chí Menard là thế nào nhỉ. Trình ra cho các chuyên gia đầu ngành thì có ai bảo là tôi không hiểu đâu. Mọi cái đều phải hiểu chứ nhỉ
profillinkmuoihai12
levantrai Tôi thay bác N.C.O trả lời cái này một tí. Nước không thể tự chảy từ dưới màng, nơi có áp suất 0,2at lên trên mặt đất, nơi có áp suất 1at được, mà phải dùng bơm đấy chứ. Có thể bạn vào các tài liệu nói về bơm mà đọc, nhưng nôm na thế này. Nước từ đầu miệng hút (lupe) lên được đến chỗ đặt cánh quạt của bơm là nhờ sự chênh lệch áp suất giữa miệng hút và cánh quạt. Cánh quạt quay thổi hết không khí ra ngoài, khi đó áp suất ở đầu cánh quạt cũng là zero, vì thế nước/khí ở trong màng, nơi có áp suất dương, vẫn ngoi lên đây được. Máy bơm cánh quạt luôn có độ sâu hút nước <10m, còn độ cao đẩy nước thì tùy thuộc bán kính, vòng quay của cánh quạt, có thể đến 25m như các bơm PCCC.
levantrai
hoahuongduong
Đề nghị đồng chí TaCongThanhVinh xác nhận xem cái vacuum gages chỗ nhà Menard đặt ở đâu nhỉ. Chỉ trên mặt, hay đặt theo độ sâu theo bấc thấm
hoahuongduong
kiwisoda Hiểu thế này gần đúng, có 3 điểm thế này muốn làm rõ với các bác. 1. Việc đóng bấc thấm là giảm chiều dài đường thấm chứ không phải tăng vận tốc thấm. Cái này có khi nó còn chậm hơn khi chưa đóng do smear effect, do well resistance.... 2. Vận tốc thấm có thể tăng lên là do nền đất cấu tạo có vẻ giống với laminate nên hệ số thấm ngang luôn lớn hơn hệ số thấm đứng khá nhiều lần (theo các kết quả nghiên cứu nó bảo thế). Tuy nhiên khi hạ bấc thấm thì cái hệ số cố kết (có liên quan đến hệ số thấm) ngang chỉ bằng từ 2-5 lần hệ số cố kết đứng (theo các nghiên cứu của đồng chí Bergado), còn theo các kinh nghiệm của tôi thì thằng hệ số này từ 1-3 tức là có trường hợp nó sẽ không tăng nếu áp dụng bấc thấm quá gần. 3. Dòng thấm chỉ xuất hiện khi có sự chênh áp là hoàn toàn chính xác. Việc này chẳng liên quan đến việc độ sâu hiệu quả của vacuum. Cái liên quan đến chiều sâu hiệu quả của vacuum vẫn phải là cái thằng OCR. Nhân tiện gửi cái hình so sánh cho một trường hợp cụ thể. Dễ thấy rằng với 70% hiệu quả thì 70kPa có thể đạt đến độ sâu 20m, mặc dù thấy rằng ở độ sâu 8m đầu tiên đất trạng thái NC, từ 8-12 OC, và từ 12-20 lại là NC. Do đó cái vacuum này sẽ có thể đạt đến 20m trong trường hợp màng được phủ rộng khắp. Trường hợp màng phủ ở một khu vực giới hạn thì chiều sâu hiệu quả cũng giảm theo chiều sâu. Việc này chính là phụ thuộc vào diện phủ cũng giống như diện gia tải ở trường hợp gia tải thông thường. Đây là một hình ví dụ. >
kiwisoda
StephenDAK
Và đây là trường hợp xét đến áp suất tắt dần theo chiều sâu nhé. >
StephenDAK
KennethOt Ở Cà mau chúng nó đặt ở độ sâu 0,5 m phân bố đều bên trong mặt bằng. Ban đầu chúng nó định đặt ở ngoài biên gia tải nhưng có một thằng điên không đồng ý bởi đặt ở đó thì không cần vì chỉ cần xem đồng hồ cũng được. Ở các công trình khác thì tôi không biết. Cái này còn tùy thuộc chủ đầu tư.
KennethOt
Edwandhext
To Oanh: Xem kỹ lại mọi thứ 1 tí xem. Hì hì. Cái tai nó có một đặc điểm rất hay là chỉ thích nghe cái gì hợp với cái não (lãnh đạo) thích.
Edwandhext
dolkihote Khà khà. Lãnh đạo thích không có nghĩa là người khác thích bác nhỉ> Nói chung thì ý chí của lãnh đạo lúc nào cũng vui và đơn giản như đang giỡn vậy bác à. Mà vừa rồi tôi reject cái vụ chân không cho một dự án, và chọn gia tải thông thường!!! Chú nào mà gặp tôi bảo vacuum nhanh là chít với tôi đấy nhé. @Bác NGOC_IBST: tôi cũng biết người ta đặt thế nhưng hỏi cho vui thế thôi. Mà bác có thấy nó nói cái vacuum gages đó vào trực tiếp ống bơm không nhỉ
dolkihote
phuonganh12 Ở Cà mau thì không, nhưng ở chỗ khác thì chắc chắn có vì tôi thấy kết quả của nó cao một cách rất đáng ngờ. Nếu nó được đặt trên đất bên trong, không đặt ở ống bơm mà có kết quả để cả làng cùng vỗ tay vui vẻ như là khi đặt trong ống bơm thì có lẽ chẳng cần ống bơm nữa bởi cát ở đó nó thông thoáng y như ống bơm rồi.
phuonganh12
moaza12vs Có 1 dự án ở HCM bơm chân không dùng EPC (earth pressure cell) thay vì dùng cái vacuum gages bên trên kia. Kết quả cao đáng ngờ nhưng càng đáng ngờ hơn nữa khi mực nước ở observation well nó không có hạ. Hì hì. Ơ thế ngày nó bơm đêm nó nghỉ thì làm sao kiểm tra được bác nhỉ
moaza12vs
MichaelKl Thế này còn tốt hơn là ngày thì thỉnh thoảng bơm còn đêm thì chắc chắn nghỉ. Ai cho kiểm tra mà đòi vào kiểm tra ?? ..............................................
MichaelKl
profil7 Cho tôi review cái nghiên cứu với nhỉ
profil7
Robertvove Nói thật là tôi vẫn lăn tăn cái vụ áp không khí 1 bả này . Nhân cái ví dụ hút chân không của túi đậu của bác mô hình, tôi xin phép mô tả ở một khía cạnh khác xem có phải do áp lực không khí gia tăng không nhé. Mà cái mô tả bên dưới của tôi thì hình như nó gần giống như tôi hút chân không xử lý nền (trong trường hợp dùng màng chân không siêu cứng đấy ạ), tôi hiểu thế. Em có 1 cái bình kín chứa nước bên trong, phần bên trên của bình này rỗng và đã hút hết không khí, tức đạt áp suất gần chân không (0,2 bar chẳng hạn, giống như cái lớp đệm cát hạt thô bác Ngọc đã vẽ hình). Tôi lại đặt bên trong bình đó cái túi đậu tương đối kín hoặc có độ thấm bằng độ thấm của đất yếu và túi được nối với bơm hút chân không giống như cái túi đậu của bác. Cái túi này giả sử đặt sao cho 1 phần nằm trên mặt nước, phần kia nằm hoàn toàn trong nước. Và tôi bắt đầu cho vận hành bơm hút chân không. Vậy, bác cho tôi hỏi cái áp lực ép vào cái màng túi đó do áp lực không khí hay do áp lực nước ạ. Các bác làm rõ cho tôi chứ tôi còn mù mờ lắm.
Robertvove
hoangphunhan Các máy bơm hút chân không mà làm theo nguyên lý hút bằng cánh quạt thì có mà bơm vào mắt. Loại bơm cánh quạt chỉ bơm được khi có mồi nước. Khi không có nước mồi, nó chỉ có thể quạt gió để làm nóng máy lên thôi. Chết thật, nhiều cái ngạc nhiên quá đấy các ông KS ạ. Nếu chỗ hiện trường của các bạn là bơm có cánh quạt thì đúng là lừa bịp. Đấy không phải là bơm hút chân không mà là bơm hút nước mà người ta thường rêu rao là đã được cải tiến (đểu).
hoangphunhan
checkerso1 Sẽ có 2 trường hợp thế này 1. Nếu cái hệ bơm đó bác đặt trong cái bình chân không luôn, và hút thì chẳng có cái áp suất nào tác động lên cái túi đậu ngoài cái áp lực nước. 2. Nếu cái bơm đó đặt ở môi trường không khí bên ngoài thì chắc chắn cái túi đó sẽ chịu áp lực đúng bằng áp lực hút khí (100kPa) cộng với áp lực nước nếu có. P/S: Nói thế này cho nó nhanh. Bạn lấy cái ống hút ấy, bỏ đậu vào túi rồi hút, xem xem cái túi nó phản ứng thế nào. Rồi sau đó chui vào cái bồn chân không và cũng làm cái việc tương tự xem nó thế nào nhé.>
checkerso1
MichaelKl Hì hì, thế này thì hình như đã rõ rồi bác nhỉ. Nghĩa là cái áp lực 1 at kia (nếu có) chỉ tham gia 1 phần trong quá trình tạo chênh áp thôi, cái còn lại là áp lực của chính bản thân nước lỗ rỗng chẳng thấy ai đề cập làm tôi cứ lăn tăn. Bây giờ, tôi đem toàn bộ cái bộ thí nghiệm nêu trên của tôi lên mặt trăng, xem có xử lý nền được không nhỉ, nghĩa là nước có thoát ra được không? Các bác cho tôi rõ cái này kẻo kết luận của mọi người rằng xử lý nền trên mặt trăng không hiệu quả là do chính áp suất khí quyển quanh nó.: chưa chắc còn đúng nữa???? Nhưng thực sự câu trả lời của bác ở trên tôi vẫn còn lăn tăn đấy, để tôi nghĩ tiếp rồi hỏi bác sau
MichaelKl
Robertvove Cái trường hợp bác chui vào bồn chân không rồi hút thì tương đương với việc lên cung trăng mà hút thì làm gì cải tạo được nhỉ. Kết quả là làm gì có hiệu quả khi làm vacuum trên cung trăng>
Robertvove
daohiepukb To Oanh: . Cho chú mày chết. hì hì hì Có khi thằng cha Oanh toàn chém gió. Đã bao giờ được nhìn thấy người ta thi công bao giờ đâu mà cứ làm như là thấy rồi ấy.
daohiepukb
Philipboxy Em nghĩ khác nhau khá nhiều đấy bác ạ, bác cứ thử nghĩ xem >
Philipboxy
thatgia Bác Ngọc, tôi hỏi mấy câu mà bác chưa trả lời hết làm tôi lại phải đi hỏi anh Oanh đấy .
thatgia
thanhtinh Nghĩ ít thôi bác. Làm đi. Nếu bác ở HCM mà học ở BK nữa thì đến gặp thằng bạn tôi ở bộ môn địa cơ mà hỏi nó. Thầy nói chắc bác tin hơn. Chú Trần Tuấn Anh (Đệ tử của đồng chí Toshiyuki Mitachi ở Hokkaido Univ. ấy. Chú này cũng học về vacuum đó.
thanhtinh
Rolandpr Thực ra tôi có biết quái gì về vacum đâu. Chắc thằng cha Oanh cũng như tôi thôi.
Rolandpr
ClintomEa Em thì không phải dân địa kỹ thuật cũng chẳng cơ học đất, tôi thì gà mờ những thứ này và những thứ khác nữa . Thấy chủ đề của Bác Ngọc quen quen nên chém đại thôi, chủ yếu học hỏi. Mà cái đề tài của Bác Ngọc rất hay đấy ạ, thực ra chỉ để trao đổi cái phương pháp tư duy như cái bài bác ấy viết ở trên. Em cũng tập tành áp dụng thử thế nào, thấy ra có nhiều vấn đề rất hay và dần dần ngộ ra cái gì đó. Em rất hâm mộ bác và bác Ngọc đấy, mà hình như bác làm ở Vinamekong? Bữa nào mời bác đi cà fe hoặc làm vài chai được không?
ClintomEa
profilmuoinam15 Sao mấy thằng Mao gặp bác nó chạy mất dép, giáo sư L. gì đó (15 year old prô féc sờ), Mà bác thường nói sắc sắc không không, nói thế chưa hẳn đã phải thế.
profilmuoinam15
GeorgeEr Vinamekong làm quái gì có đủ tầm và đủ tiền để thuê tôi bác Nổ chút mong các bác đùng chém tôi nhé>
GeorgeEr
WeksizzySl Cứ chém đại bác ạ trúng không trúng thì trật vậy>
WeksizzySl
deptrainhatnha Hì, chắc muốn gặp bác cũng khó đây, thôi chẳng sao, tuỳ duyên
deptrainhatnha
thanhthuonghm
To Bác Ngọc_IBST: Qua trao đổi cơ bản như trên, đề nghị nhà bác kết luận cho cả nhà cái nội dung về ảnh hưởng của áp suất khí quyển đối với phương pháp hút chân không được không ạ., Còn nội dung nữa đang bỏ ngỏ bàn về chiều sâu hiệu quả của phương pháp này, bác Oanh trên đây cũng đưa ra cái nhận định và bác cũng thế, trong khi tôi tin cả nhà vẫn còn chưa hiểu hết, đề nghị bác cho ý kiến để mọi người chém tiếp
thanhthuonghm
MaroldPl Về cái này thì tôi thấy có kết luận như sau: Tùy theo ý kiến chỉ đạo của các kiẻu cấp trên thì sẽ cho cái áp suất khí quyển có ảnh hưởng hay không đến phương pháp hút chân không. Cả cái độ sâu ảnh hưởng của nó cũng thế. Tôi sẽ theo cái ý kiến có lợi cho dự án, đảm bảo đẩy nhanh tiến độ. Còn chất lượng nó như thế nào thì kệ nó. Có gì sẽ khắc phục sau. Dự án thiếu gì tiền khắc phục. Có khi càng có khắc phục thì càng tốt ấy chứ.
MaroldPl
anhtuannguyen0904 Bác ơi, thế trong trường hợp sếp chẳng biết và cũng chẳng chỉ đạo gì thì không biết làm sao mà ạ. Chắc lại phải đi hỏi chuyên gia để tư vấn, nhưng tư vấn thì cũng có nhiều loại lắm. Trong khi bác lại bảo chất lượng nó như thế nào thì kệ nó, có gì khắc phục sau. Nhưng tôi nghĩ nếu may mắn chất lượng ok thì "úi giời , tôi tài quá đi mất". Nhưng nếu chất lượng tồi thì phải khắc phục, đương nhiên mất tiền, thời gian và uy tín,... và các bác có cơ hội thêm việc làm. Nhưng có trường hợp không thể khắc phục được hay không có cơ hội khắc phục thì không biết làm sao mà ạ. Nhập kho thì có thể nhưng cả tài sản bên trên, bên trong nó thì... eo ơi, kinh khủng. Mà tôi có ý thế này, điều kiện của bài toán bác đặt ra ở đây nên thêm điều không bị ảnh hưởng chỉ đạo của ai đó, kỹ thuật 100% để anh tôi hiểu
anhtuannguyen0904
profilmuoibon14 Heheheheee, ấy là tôi nói theo kiểu "nông dân" cho dễ hiểu về nguyên tắc bơm thôi mà, vì thực chất tôi cũng chẳng bít dùng từ gì cho chuẩn. Theo tôi hiểu thì cái bơm chân không kiểu vòng nước thì cũng là bơm ly tâm thôi mà, nó cũng có cánh quạt đấy chứ. Còn kiểu bơm piston (bơm định lượng) có sử dụng được không thì tôi chịu, bác có thâm sâu về vấn đề này thì cho tôi bít với. Heheheheeeuuu.
profilmuoibon14
MichaelKet Em vote cho bác quả này. Dưng, chính xác ra thì mặt trăng cũng có chút khí lẻ, kiểu như bác Ngọc nói, muốn mua con xe 1 tỷ mà trong túi chỉ có 500K, thế nên về vi lý thuyết là có thể hút chân không được đấy, hehehehehe. Dưng mà trên đó (coi như) cũng không có nước, vậy cái gì làm nên "đất yếu" ở trên đó để nhà ta đưa bác Ngọc lên đó làm ăn nhể. Hahahahaha (!!!)
MichaelKet
Haroldser Chú khoa này, bác Ngọc làm ở IBST, chú mà muốn mời bác ý ly cafe thì phải muan lun 2 vé máy bay và một đêm khách sạn phục vu a tới z, thì mới được nhé. IBST là ai thì chú dùng google, hehehehe.
Haroldser
con voi con Ơ, vậy à, giờ tôi mới biết (Bác Ngọc _IBST thông cảm tôi nhé) ; Tôi không chỉ muốn gặp bác Ngọc_IBST. Tôi còn muốn gặp Bác Oanh cơ vì bác ấy ở HCM gần chỗ tôi, tôi muốn làm phiền bác ấy tí nhưng có vẻ khó khăn vì điều kiện công tác của bác ấy nên đành chịu và chờ ; May ra khi nào Bác Ngọc vào thì có lẽ có cơ hội gặp bác Oanh
con voi con
AlbertDOB Không phải vậy đâu, bác cứ xem kỹ cái mô hình thí nghiệm của tôi cái đã. Còn đất yếu có tồn tại trên mặt trăng hay không thì xin miễn bàn, tôi phải bám theo cái giả thiết ban đầu mà "ní nuận" nhé
AlbertDOB
RobbertooWig Em không hỉu về cái này lắm, bác giải thích giúp em, sao cấu tạo đất lại theo phiến ngang nhỉ, đối với đất trầm tích (đa phần là đất yếu) có lẽ điều này đúng. Có thể nào lý giải việc nước nó thích chạy ngang là vì nó "lười" hay không nhỉ. Dù sao chạy đứng thì phải leo cầu thang, nó sợ mệt nên nó chạy theo hành lang (gravity) cho khỏe hehehehee. Hay là túi nước nó cũng như quả bóng ý, lúc đầu nó hình tròn, sau đó nó bị áp lực chân không ép dzô đẳng hướng, rùi nó bị hạt đất từ phía trên ép xuống (gravity), tức nhiên là mạnh hơn thằng đất xung quanh ép vào, kết quả là nước nó thích "nở hông" không nhỉ.
RobbertooWig
GeraldKr Không phải vậy đâu, bác cứ xem kỹ cái mô hình thí nghiệm của tôi cái đã. Em còn tính thêm bớt nhiều thứ vào đó để cho phần xôm tụ cho cái việc lýt luận. Còn đất yếu có tồn tại trên mặt trăng hay không thì xin miễn bàn, tôi phải bám theo cái giả thiết ban đầu mà "ní nuận" nhé . Cái này chẳng thấy tacongthanhvinh đâu nhỉ, chắc ngại trả lời vì sợ không đúng ý Sếp?
GeraldKr
hoangphunhan Bầu cử là quyền tự do của mỗi người mà chú, sao chú lại ngăn cản quyền tự do của tui thế. Hehehehehe, spam tí.
hoangphunhan
dacbiet "tui" thích thế nào cứ vote thế ấy có ai cấm đâu. "Chú" have no comment
dacbiet
Winmordbet Có lẽ chưa bít nhau nên bạn mới hơi "dội" khi tôi gọi bạn như thế, anyway, sorry. Hãy cùng tập trung vào chủ đề hấp dẫn này. Heheheehee
Winmordbet
WeksizzySl Tôi thì chẳng dội gì, trên diễn đàn nếu chưa biết nhau thì hãy tôn trọng nhau, tôi biết Bác Ngọc nên đôi khi gọi anh, khi gọi Bác nhưng vẫn tôn trọng. Tôi chưa biết bác Oanh (có thể rất nhiều kinh nhiệm nhưng tuổi đời chưa chăn hơn tôi hoặc cũng có thể hơn tôi) thì vẫn gọi Bác cho nó "phải phép" tôn trọng nhau. Còn nếu thực sự chưa biết, đúng mực chỉ gọi là bạn, hoặc gọi đúng tên nickname, nhỡ đâu tôi hay ai đó cùng thời với bác Ngọc thì sao? Có gì không phải xin lượng thứ.. Tôi thực sự không biết bạn là ai, nên gọi bạn hoặc bác cho phải phép. Hãy tập trung cái chủ đề này, thanks
WeksizzySl
levantrai Màu xanh: Đất cấu tạo thế nào thì nó là thế ấy. Bây giờ còn lăn tăn cấu tạo thì bác làm thế này nhé: mẫu đất thí nghiệm bác cứ xoay ngang 90 độ so với phương năm thực tế của nó xem cái hệ số thấm có thay đổi không . Vậy cái hệ số thấm nó còn ảnh hưởng bởi cái gì nữa nữa thì chắc bác đã biết rồi
levantrai
MaroldPl bác nói đúng, thường chỉ đất trầm tích nó mới vậy, chứ đất phong hóa thì chả có quy luật nào cả. Một phần vì chu kỳ trầm đọng, phần nữa vì bản thân các hạt khoáng vật sét có dạng tấm, vảy nên khi lắng đọng chúng sắp xếp mới sinh ra dạng cấu tạo này. Đa phần đất yếu cần xử lý là đất trầm tích nhưng cũng có trường hợp đất tàn tích yếu -- rất yếu, lúc này áp dụng những kinh nghiệm của Bergado (199?) hay nguyencongoanh (2011) là ko phù hợp với cái đất sét cao lanh chế bị của bác tranvantuan567 nói ở một topic nào đó thì chắc cũng khó có được đặc điểm này hơn.
MaroldPl
controlledpills Với câu hỏi này bạn chưa hiểu ý tui, ý tui nó nằm ở phần dưới ấy. Và bác wasabi đã trả lời rùi một phần rùi. Tui còn chờ bác Oanh trích ra được vài cái thesis hay cái evidence thì đó cho nó có độ nặng nhiều ký lô nữa. P/S: Nếu bạn vào diễn đàn lâu lâu thêm nữa thì có thể sẽ bít tôi, tôi cũng offline mấy lần rùi. Về tuổi tác, thì tôi nằm quảng giữa bác Ngọc và "bác" Oanh. Mà bác Oanh thì năm nay qua vừa cái tuổi con "dê cụ" được 1 năm, hehehehehehee. Spam tí, sorry bác Oanh nhé.
controlledpills
Robertvove Hì hì, cái độ thấm trong phương pháp hút chân không này tôi cũng đang lăn tăn suy nghĩ, có 1 bạn đã nêu ở 1 thread khác đấy, đang chờ các đại ca vô chém P/S:Thì từ từ anh tôi tôi hiểu nhau, tôi mới ra trường và cũng mới tham gia diễn đàn, có gì ông anh chỉ giáo . Bữa nào sẽ ọp lai nữa hả bác?
Robertvove
hoangphunhan Màu đỏ: Nếu bác có nhu cầu thì trưa hôm nay nhé! Tôi đây đang ở HCM họp phát nên có thể xắp sếp được
hoangphunhan
DanielEi Sao biết nhà tôi chuẩn bị có cái paper nhỉ? Nằm trong hội đồng xét duyệt à? @Mù tạt: Thì nhà tôi đang làm vào cái mảng đa phần ấy. Còn cái nào không đa phần thì khi nào gặp sẽ biết tiếp là vừa nhỉ>
DanielEi
ngoctrinh Bác nhận lời rồi đó nha nhưng tiếc quá vì tôi phải sorry bác trưa nay thì không được bác ạ. Vì rằng nhà tôi thì ở TPHCM mà hằng ngày tôi lại làm ở tận Đồng Nai cơ. Cuối tuần được không bác?
ngoctrinh
Robertplus Không phải làm gói Long Thành - Dầu giây chứ?>
Robertplus
GordonEt Em công nhận bác chém rất hay và dự báo (lún) rất tốt, nhưng quả đoán này không đúng rồi cũng như cái việc tôi đoán bác làm cho VMEC ấy Em không làm bên giao thông cả mấy năm nay rồi . Cả mấy năm nay tôi chỉ toàn chấm bài (chém bừa) chứ chẳng biết cách làm bài bác ạ. , thế nên giờ mới thấy hổng nhiều quá
GordonEt
truongtiengka ko phải xét duyệt mà là xoi, tài liệu xuất bản rồi, reference của tôi nó đây: Oanh, N.C., : Tỷ số giữa tính thấm ngang và thấm đứng của đất yếu. Tạp chí diễn đàn chém gió ketcau.com, chuyên mục gia cố nền đất yếu và mặt trăng học, trang 6, thread 110 (2011) theo số liệu view cho thấy, tạp chí này mới ra nhưng uy tín phết
truongtiengka
nongdan
Một thông tin vỉa hè mới lụm được : Mấy bác Mao chủ xí làm công nghệ này "thuổng" từ mấy bác Đức Zech-man, hay úp mở linh tinh lắm!
nongdan
taolaai
Đề nghị các bác cho ý kiến về cái kết luận của bác Ngoc_ISBT ở trên về: 1. Tác dụng của áp suất khí quyển đối với hiệu quả phương pháp xử lý nền bằng công nghệ hút chân không. 2. Chiều sâu hiệu quả của phương pháp hút chân không trong xử lý nền. để mọi người có thể tiếp tục tranh luận về chủ đề này hay không.
taolaai
test1212 Ứng xử của đất không tuân theo mọi ý muốn của con người kể cả của rất nhiều ngưởi mà con người phải hiểu nó theo đúng cái quy luật của tự nhiên. Cái việc yêu cầu biểu quyết này là có vấn đề về mặt tư duy. Cái hội người mù ở Băng La đét đã từng biểu quyết và đi đến kết luận là: Mặt trời không tồn tại.
test1212
Winmordbet Ví dụ rất hay. Thêm một minh họa về mặt trời đây: Galileo Galilei là một nhà toán học, vật lý, thiên văn Ý, người đầu tiên sử dụng kính viễn vọng trong việc quan sát bầu trời đêm. Ông đã tự làm cho tôi một chiếc kính viễn vọng và một bản đồ sao để ghi lại những gì ông thấy được. Một trong những khám phá quan trọng đó là việc tìm ra Mặt trời chứ không phải Trái đất như người thời ấy nghĩ là trung tâm của hệ Mặt trời. Tuy vậy, nhà thờ Đạo Roman đã buộc ông phải thừa nhận thuyết Địa tâm, song khi bước ra khỏi nhà thờ, Galilei đã dũng cảm nói to "Dù sao thì Trái đất vẫn quay quanh Mặt trời". Chua câu 1: những phát minh hay phát hiện thường là mới và ít người hiểu thì nếu dùng luật bỏ phiếu, các nhà phát minh chết chắc rồi. Mấy ông toán học hay nghĩ ra các thứ lý thuyết oái oăm, chết đầu nước trong chuyện bỏ phiếu này. Chua câu 2: cái nội dung thảo luận về phương pháp Vacum giờ có lẽ không còn là mức phát hiện mới tinh, nhưng cũng có thể tham khảo câu 1 để có thể thông được điều đơn giản là: chân lý thì không có chuyện bỏ phiếu.
Winmordbet
thanhvu hì hì. Tôi đồng ý với bác nó thực sự có vấn đề về tư duy nếu nói đúng sai của kết luận trên về mặt kỹ thuật. Ý của tôi là có nên tiếp tục "chém" về cái chủ đề này nữa hay không để mọi người có thể hiểu rõ hơn những thứ khác nữa chứ không có mục đích biểu quyết về cái kết luận của bác . Tôi xin lỗi bác cái này nhé.em xin phép sử lại cho đúng ý tưởng của tôi bác nhé Cái kết luận của bác về ứng xử thực tế thì đúng rồi, tôi có bàn nữa đâu, mà thực tế có thể có ai đó đã làm như thế
thanhvu
phuonganh12 Câu chuyện rất hay, cám ơn ntlinh. Tôi đã sửa lại bài vì ý tưởng của tôi không phải bỏ phiếu cho nhận định về mặt kỹ thuật và đã xin lỗi bác Ngọc vì đã làm cho mọi người hiểu nhầm
phuonganh12
Robertol
Sao chú Ngọc cứ tính chuyện hút nước ở chỗ không có nước nhỉ?!
Robertol
levantrai Trong phần STRESS INFLUENCE AT DEPTH, bác Varaksin viết thế này: "Fig. 6 illustrated the fact that the effect of MVC remains constant with depth. Practically, MVC is only limited by the maximum depth to which vertical drains can be installed at a reasonable price - typically 150 feet."
levantrai
ClintomEa Này thì là mà tạp chí chém gió đã đăng, presentation accepted. http://www.megaupload.com/?d=S9U5G7NO Session 1: First paper
ClintomEa
plantandzombi Câu này đi ngược lại với các nghiên cứu gần đây về vacuum phân bố dọc theo bấc thấm. Ngay cả trong điều kiện trong phòng thí nghiệm cũng không được như thế.
plantandzombi
Cái này thì chính bản thân ông Varaksin (Người Pháp gốc Nga) đã phải thay đổi ý kiến bằng cách trình bày cách xác định độ sâu ảnh hưởng của Vacum khác với cái này trong một bài báo khác tại một hội nghị khác sau đó.
hoangphunhan Trong phần STRESS INFLUENCE AT DEPTH, bác Varaksin viết thế này: "Fig. 6 illustrated the fact that the effect of MVC remains constant with depth. Practically, MVC is only limited by the maximum depth to which vertical drains can be installed at a reasonable price - typically 150 feet."
hoangphunhan

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:


       tính áp lực thẳng đứng do tải trọng nền đắp trên đất yếu?    (có 17 câu trả lời)
       Cách tính toán độ cố kết U tại thời điểm t3 sau khi đắp xong giai đoạn thứ 3 của nền đất yêu?    (có 12 câu trả lời)
       Qui định hệ số đầm chặt k ?    (có 10 câu trả lời)
       Địa chỉ bán thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng    (có 10 câu trả lời)
       Cho em hỏi về cường độ của đất san nền?    (có 20 câu trả lời)
       Chuyên Đề Nền Móng    (có 7 câu trả lời)
       Xu ly dat yeu cho san cong trinh    (có 9 câu trả lời)
       Chiều cao cột nước dâng cao tối đa bao nhiêu khi hút chân không?    (có 18 câu trả lời)
       Các bác tư vấn giúp em phương án móng    (có 14 câu trả lời)
       Xử lý nền đất yếu của miền tây yêu dấu    (có 22 câu trả lời)
       Bơm hút chân không    (có 35 câu trả lời)
       [Help] Độ cứng của một số loại đất    (có 7 câu trả lời)
       Bấc thấm ngang    (có 27 câu trả lời)
       xin 1 công trình cụ thể về xử lí nền móng ạ !    (có 6 câu trả lời)
       Cọc đệm?    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính hệ số nền sau khi đã gia cố bằng cọc bê tông cốt thép?    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý đất yếu?    (có 42 câu trả lời)
       Đất bão hòa?    (có 13 câu trả lời)
       Ko hiểu vì sao thường san lấp bằng cát?    (có 5 câu trả lời)
       Cách tính toán lún cho móng băng?    (có 10 câu trả lời)
       Mối quan hệ giữa Modun đàn hồi E và sức kháng cắt C của cọc ximăng đất    (có 9 câu trả lời)
       Cát ở đệm cát bị xói ngầm    (có 5 câu trả lời)
       Cọc giảm lún?    (có 12 câu trả lời)
       Cọc Xi Măng đất Dsmc?    (có 20 câu trả lời)
       Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm?    (có 6 câu trả lời)
       [Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát.    (có 16 câu trả lời)
       Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút!    (có 10 câu trả lời)
       Xử lý nền bằng bao đất    (có 24 câu trả lời)
       Khi nào dùng giếng cát, cọc cát    (có 11 câu trả lời)
       Biểu đồ đường cong thành phần hạt.    (có 21 câu trả lời)
       Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp    (có 24 câu trả lời)
       Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre?    (có 29 câu trả lời)
       lún từ biến nền đất yếu    (có 91 câu trả lời)
       Ý nghĩa phân tích drain và undrained?    (có 129 câu trả lời)
       Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis    (có 5 câu trả lời)
       Làm móng thủy đình    (có 7 câu trả lời)
       Móng bếp trên mặt ao lấp    (có 10 câu trả lời)
       xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún    (có 6 câu trả lời)
       Đánh giá độ bền của nền đất yếu?    (có 9 câu trả lời)
       Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ".    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi để đảm bảo cảnh quan thiên nhiên    (có 10 câu trả lời)
       Làm ơn cho tớ Phần Mềm SASPRO Gấp    (có 5 câu trả lời)
       Gia cố móng trên đất đắp    (có 17 câu trả lời)
       SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang    (có 22 câu trả lời)
       giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên    (có 5 câu trả lời)
       Khái niệm peak angle of friction    (có 9 câu trả lời)
       độ cố kết    (có 6 câu trả lời)
       Đắp nền đất yếu theo giai đoạn    (có 27 câu trả lời)
       Cọc xiên?    (có 8 câu trả lời)
       Kết cấu của đất    (có 13 câu trả lời)
        ... Xem thêm



     "Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng
Hotline:
       KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666
       KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88
       KTS. Mr.Thành 0912.308.118
Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/



back to top